WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao tôi sẽ bỏ phiếu cho Obama năm 2012?

Chính phủ Obama  đã thay đổi đường lối ngoại giao từ 40 năm nay của Hoa Kỳ cho phù hợp với tình hình và nhu cầu an ninh mới ở Đông Á cũng như tại Việt Nam.

Bắt đầu với công tác bí mật của Tiến Sĩ Henry Kissinger và sau đó là chuyến công du của Tổng Thống Richard Nixon sang Bắc Kinh vào năm 1972 Hoa Kỳ đã chọn lựa bắt tay với Trung Quốc để rút lui khỏi vùng Đông Nam Á trong gần nửa thế kỷ. Nhìn trên chiến lược toàn cầu quyết định này đã giúp Mỹ tập trung vào Âu Châu, Trung Đông và chiến trường Trung Á (Afghanistan 1980) góp phần cho sự tan rã của khối Đông Âu để Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Đây là những thành quả vô cùng lớn lao, nhưng tình hình quốc tế nay đã thay đổi, Hoa Lục hiện trở thành lớn mạnh đủ tranh đua với Hoa Kỳ về mọi mặt kèm theo nguy cơ làm xáo trộn trật tự của một vùng kinh tế tăng trưởng hàng đầu ở Thái Bình Dương. Cho nên quyết định trở lại Á Châu của chính quyền Obama được toàn thể các nước trong khu vực – ngoại trừ Hoa Lục – đón tiếp một cách tích cực.

Việc khởi xướng Khối Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP, hay là Trans-Pacific Pact) phản ảnh quan điểm của chính quyền Obama rằng thế giới nay đã trở thành một cộng đồng chung: Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Tây Thái Bình Dương đều là những khu vực quốc tế liên hệ đến quyền lợi hỗ t ương của mọi nước và không còn là sân nhà của riêng một cường quốc nào. Phương thức duy nhất giúp duy trì hoà bình và thịnh vượng là các quốc gia phải hợp tác trao đổi mậu dịch và văn hoá đặt trên những nguyên tắc chung để cán cân thương mại được quân bình, cạnh tranh bình đẳng và không có tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nỗ lực này đầy tham vọng và cho dù sẽ gặp rất nhiều khó khăn do quyền lợi và thực tế giữa các nước còn khác nhau quá xa, nhưng đã đưa Hoa Lục vào một sự chọn lựa khó khăn là liệu có nên hợp tác hay không với các quốc gia trong vùng.

Nhưng chính sách của Hoa Kỳ không chỉ giới hạn nơi những tính toán chiến lược và kinh tế. Lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại Hawaii và chuyến viếng thăm sắp tới của bà sang Miến Điện cho thấy dân chủ và nhân quyền vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Hoa Kỳ sẵn sàng tiến bước đầu tiên nhưng cần được các quốc gia khác đáp ứng. Bài học quá khứ cho thấy Mỹ đã nhiều lần thay đổi chính sách và bỏ rơi nước bạn, nhưng đối với các đồng minh cùng chia sẻ những giá trị dân chủ và nền tảng luật pháp như Tây Âu, Nhật, Do Thái, Úc thì cho dù có nhiều bất đồng nghiêm trọng Hoa Kỳ vẫn luôn luôn tôn trọng và duy trì bảo vệ an ninh cho họ. Như vậy sự chọn lựa tuỳ thuộc nơi mỗi quốc gia là liệu họ có sẵn sàng thay đổi để trở thành một đối tác chiến lược lâu dài với Mỹ hay không.

***

Nếu so sánh với nhiệm kỳ của Tổng Thống George W. Bush trong 8 năm dài Hoa Kỳ đã làm ngơ với Trung Quốc để hoàn toàn chú tâm vào Trung Đông – một mặt vì các quan ngại chính đáng với khủng bố Hồi Giáo, nhưng đồng thời do những quyền lợi phe phái muốn thừa cơ hội “dứt điểm” tại Trung Đông để phục vụ cho lợi ích của Do Thái. Chính sách này khiến Mỹ hao tốn nhân mạng (gần 5.000 binh lính thiệt mạng) tài sản (hai chiến trường Iraq và Afghanistan tốn 1.5 ngàn tỷ USD) và uy tín quốc tế. Để giảm bớt sự chống đối trong nước chính quyền Bush đã thúc đẩy tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế bằng cách mượn tiền nước ngoài dùng trang trải cho lạm chi, giảm thuế và giữ tiền lời ngân hàng ở giá rẻ mạt. Quyết định này đã bơm vào bong bóng địa ốc và tạo công ăn việc làm trong hai ngành tài chánh và xây dựng. Trong khi đó sản xuất lại để chạy ra nước ngoài nhằm giúp tăng lợi nhuận và giá trị cổ phiếu cho các công ty, đồng thời hàng hoá nhập cảng vào giá thấp để kềm chế lạm phát. Hoa Lục vừa bán rẻ lại cho mượn tiền tiêu xài khiến chính quyền Bush mất cảnh giác, bị Bắc Kinh che mắt dụ dỗ mới mang tiếng là “China doll” (búp bê Trung Quốc)  – mãi cho đến ngày nay Hoa Lục hùng cường trở nên một đối thủ chiến lược nay mới thấy chính phủ Obama thay đổi chính sách.

***

Kinh tế trì trệ là điểm yếu của chính quyền Obama vì không tạo thêm công ăn việc làm, nhưng một phần do ông phải thừa hưởng di sản vô cùng tai hại từ đảng Cộng Hoà vừa tăng chi, trang trải cho chiến tranh mà lại giảm thuế. Sai lầm của Obama là sau khi thông qua khối tiền khổng lồ tổng cộng 1.500 tỷ USD để cứu vãn hệ thống ngân hàng ông đã không tập trung vào việc tạo công ăn việc làm mà lại chuyển sang cải cách hệ thống bảo hiểm sức khoẻ. Kết quả là ông bị mang tiếng tăng chi trong hoàn cảnh ngân sách thâm thủng và thất nghiệp nằm lì ở mức độ 9% rất cao.

Nhưng đồng thời các đối thủ của đảng Cộng Hoà cũng không đưa ra được giải pháp nào ngoài một luận điệu duy nhất: kinh tế trì trệ -> giảm thuế; thất nghiệp cao -> giảm thuế. Nếu đảng Cộng Hoà đắc cử mà Trung Quốc vẫn tiếp tục cho vay mượn để bơm vào nền kinh tế thì họ sẽ giảm thuế và vẫn tập trung vào Trung Đông cho dù các quyền lợi lâu dài của Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại.

Nhận xét này của người viết nơi trong tuần rồi tin tức ngoại giao quan trọng nhất phải là cuộc họp thượng đỉnh tại Nam Dương và lời loan báo Hoa Kỳ sẽ trở lại Á Châu của tổng thống Obama. Vậy mà trong cuộc tranh luận nội bộ của đảng Cộng Hoà không hề có một lời bình luận nào về Đông Á, thay vào đó các ứng cử viên chỉ chú trọng vào Trung Đông (Iran-Syria-Iraq-Aghanistan). Bên ngoài cuộc tranh luận lần đầu tiên trong suốt 40 năm nay một ứng cử viên của đảng Cộng Hoà là Mitch Rooney đã chỉ trích gay gắt Trung Quốc nhưng không có bằng chứng lâu dài nào cho thấy có sự thay đổi lập trường của đảng hay phát biểu nói trên chỉ vì nhu cầu tranh cử ngắn hạn.

Với những nhận xét kể trên người viết chọn sẽ bỏ phiếu cho tổng thống Obama trong năm 2012 vì chính sách của ông phù hợp với quyền lợi lâu dài của của Hoa Kỳ và Đông Á, trong đó có Việt Nam

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Tại sao tôi sẽ bỏ phiếu cho Obama năm 2012?”

  1. Minh Bình says:

    Cho em xin đi các bác ạ.
    Đừng ngồi mơ nhờ ông này ông nọ bố thí tự do cơm áo cho Việt Nam.
    Đừng ngồi há miệng chờ sung rụng.
    Muốn có ăn thì phải tự đi cày cấy.
    Muốn có tự do thì phải tự tay cởi bỏ xiềng xích.

  2. David Nguyen says:

    Tôi vẩn thích cách hành văn, bố cục, và nội dung ngắn gọn dể hiểu của ông Nguyễn Hưng Quốc. Khi nói tới tình hình về ĐNA và cách đối phó với Trung Quốc, tôi tự hỏi ông NHQ có tự làm cho ý nghỉa bài viết của ông ta nhẹ về chiều sâu?
    Nước Mỹ không làm việc tùy hứng. Khi họ đưa vị tổng thống nào lên cũng chỉ để người đó làm tròn đề án của rất nhiều người Mỹ đóng góp vào. Nếu nhờ vào tài riêng của từng vị tổng thống thì nước Mỹ không phải là một cường quốc số 1 trên thế giới hiện nay. Trong thập niên 1970s, người Mỹ vội vả rút khỏi các nơi trên thế giới để cho Liên Xô phải lún sâu vào kiệt quệ về kinh tế đưa đến kiệt quệ về quân sự rồi sụp đổ luôn vào thập niên 1980s. Ai bảo họ làm lầm lổi rút khỏi VN?
    Khi rút lui khỏi miển Nam VN, người Mỹ đã để cho T.C. bước vào cái bẩy Hoàng Sa. 10 năm đánh nhau với miền Bắc VN không bằng một ngày để cho T.C. chiếm HS. Đây là khởi đầu sự đẩy cả miền Nam và miền Bắc VN vào tay của mình mà không tốn một binh một chốt! Theo Binh Pháp Tôn Tử của người Trung Hoa, đây là “THƯỢNG SÁCH“. Ai bảo đánh nhau luôn luôn cần vủ khí?
    Tổng thống Obama làm lầm lổi về kinh tế cũng là một lợi ích về chiến lược. Khi người Mỹ và người Âu Châu nghèo thì lầy đâu tiền mua vật dụng rẻ mạc của T.C. ? Có thế thì T.C. mới không đủ tiền để nuôi quân và đoàn chiến hạm và chiến đấu cơ về sau. Và khi không còn sung sướng thì dân T.C. mới nổi loạn? Muốn ủng hộ vị tổng thống nào của Mỹ, bạn hảy nhìn vào chiến lược của người Mỹ và sẻ đoán người không sai người.

  3. Chán says:

    Hỏi ông Obama vì sao hai ngày nay tôi không vào được website VOA và BBC. Chắc 2 web này bị hacker rồi.

  4. Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

    Xin cám ơn tác giả Đoàn Hưng Quốc, tôi hoàn toàn đông ý với những nhận xét của ông. Gia đình tôi, bạn bè tôi, và tôi xin các bạn VN đồng huơng, chúng ta hãy cùng nhau dồn phiếu bầu cho TT Obama một nhiệm kỳ nữa vì những thành tích ông đã đạt được trong nhiệm kỳ này. Không phải chỉ vì riêng tình hình biển Đông mà tôi dám nói thế, nhìn kỹ chúng ta thấy ông Obama không có đầu tư lợi lạc gì nơi các tập đoàn tư bản như gia đình ông Bush, Clinton, Nixon, Kennedy, cho nên những quyết định của ông Obama khách quan hơn những ông TT khác, nhất là của đảng CH. Vì làm chính trị trong một nước Dân Chủ, nên Obama phải compromise với CH, du di chấp nhận không tăng thuế người giàu, tài trợ cứu bọn tư bản Wall Street, hợp tác với Do Thái, tuy trong thâm tâm ông không thích và đôi khi tỏ rõ sự bực bội. Nhưng nhìn chung, sau khi tạm ổn việc Trung Đông, Obama trước đó đã dàn xếp sắp đặt khá ổn thỏa về Á Châu thì vừa kịp hội nghị thuợng đỉnh. Phải nói là chuyến đi Á Châu vừa qua của Obama thành công rực rỡ và biển Đông có thể vì thế sẽ có khả năng tránh được chiến tranh. Bọn Tàu luôn theo đuổi chiến thuật hò hét hung hăng, nhưng khi gặp đối thủ cương quyết cứng cựa, thì chúng sẽ phải ngồi xuống đàm phán. Ăn hiếp bắt nạt được, thì lấn tới, nếu không thì sẽ đàm phán. Obama đã tỏ rõ tài đối ngoại và đối nội. Ông đã hoạt động vì lợi ích của quốc gia Hoa Kỳ, mà biển Đông và Tàu là vấn đề cần phải giải quyết ngay, không thể chần chờ!!! Thật đáng buồn khi tôi tình cờ nghe được một ông Bác Sĩ người VN ở Santa Ana(chuyên trị bịnh phụ nữ khá nổi tiếng và cũng có tai tiếng) phê phán ông Obama đã không ở nhà lo giải quyết công ăn chuyện làm cho người Mỹ mà lại phí tiền và thời gian đi “du hí” Á Châu mà chẳng làm được việc gì cả??? Ông cho rằng muống trị được Tàu, thì Mỹ cần phải mạnh trước đã, nếu không thì nói Tàu sẽ chẳng nghe theo. Nghe xong tôi không hiểu ông BS đó là người Việt hay người Tàu?? Ông có thực sự có chút ít đầu óc hay không? Nếu không thì làm bệnh nhân của ông cũng sẽ cảm thấy bất an. Chờ khi nước Mỹ mạnh hẳn lên, theo ý của ông là sẽ không còn nạn thất nghiệp, kinh tế tăng trưởng, tài chính bội thu….thì sẽ phải mất bao lâu? Đất nước Mỹ từ ngày lập quốc có bao giờ hết vấn đề phải lo toan đối đầu chưa? Làm việc thì phải có thứ tự ưu tiên để giải quyết, nhưng không có nghĩa là phải xong việc này mới được làm qua chuyện khác. Ông BS này mà làm chính trị thì sẽ bỏ lỡ bao nhiêu là cơ hội. Thí dụ ngày xưa Khổng Tử dạy: tu thân, Tề gia, Trị Quốc, bình thiên hạ, vậy Tần thủy Hoàng cứ ngồi chờ tu thân cho xong, thì còn lâu mới bình thiên hạ được.

    Tóm lại, bản thân theo dõi hoạt động của Obama ngay từ khi còn tranh cử sôi nổi với bà Hillary cho đến nay, tôi thực sự đặt niềm tin vào ông như một người TT xuất sắc nhất của Hoa Kỳ đã làm việc tận tụy cho nước Mỹ chứ không phải một nhóm riêng lợi ích nào như các vị TT trước. Chúng ta sẽ dồn phiếu cho Obama thêm một nhiệm kỳ nữa để ông có cơ hội hoàn thành những công việc đang dở dang.

Phản hồi