WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đích danh thủ phạm [2]

Bài trước đã nêu lên vấn đề các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) kiểu Việt Nam là nguồn cơn gốc gác của mọi điều bất công, nhũng lạm, phi lý và bế tắc hiện nay trong nền kinh tế và xã hội nước ta.

Chính các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty DNNN được lãnh đạo của đảng CS cưng chiều ưu đãi vì lợi ích trước hết của phe nhóm cầm quyền, nghĩa là của chính họ, đã lũng đoạn nền chính trị – kinh tế – tài chính của đất nước mấy chục năm, dẫn đến tình hình khó khăn, suy thoái gay gắt hiện nay, với triển vọng khủng hoảng, đổ vỡ, phá sản về kinh tế – tài chính trong thời gian không xa.

Vài năm trước, khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giới cầm quyền lạc quan bàn đến chuyện đất nước mọc cánh, sắp sửa bay cao, bay xa, đất nước căng buồm lộng gió sắp sửa ra khơi với tốc độ cao đến những bến bờ thịnh vượng… Tất cả nay chỉ còn là ảo tưởng xa vời, mỉa mai.

Các thức giả, các chuyên viên am hiểu thời cuộc đều lên tiếng, đồng loạt nêu ý kiến là phải chữa bệnh tận gốc, phải đổi mới cả hệ thống, phải cơ cấu hản lại nền kinh tế, phải chịu một cuộc mổ xẻ đau đớn để thật sự đổi mới từ mô hình, quan niệm, tư duy, từ đường lối chiến lược đến biện pháp chiến thuật, về kinh tế tài chính đồng thời về chính trị và văn hóa, không thể yên lòng với kiểu đổi mới bộ phận, hình thức, mới mà rất cũ, thật ra là ôm chặt cái cũ ngày càng cũ thêm, tệ hại thêm.

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo từ 2 năm nay về cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính quy mô lớn, về nguy cơ nợ quốc gia không trả nổi, về lạm phát tích tụ, về vụ chìm tàu Vinashin tiêu biểu cho sự đắm chìm dây chuyền về kinh tế tài chính.

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ, luôn nặng lòng vì dân vì nước, viết những luận văn rất công phu, tuy lập luận chưa có sức thuyết phục về khả năng của đảng CS có thể đưa đất nước thoát hiểm, đã báo động nghiêm túc về một cuộc suy thoái toàn diện, một sự đổ vỡ chính trị và xã hội kinh hoàng nếu lãnh đạo đảng không tỉnh ngộ, thay đổi đường lối và nhân sự, đưa nhân tài thứ thiệt chứ không phải những tay chân bất tài lên cầm lái cỗ xe kinh tế.

Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) Nguyễn Quang A vẫn kiên trì cuộc đấu tranh cho tự do, kiến thức và luật pháp, cũng chỉ rõ nguy cơ của các DNNN kiểu Việt Nam, những tổ chức kinh tế khổng lồ có sức và quyền không giới hạn, lũng đoạn cũng không giới hạn khi kinh doanh trái ngành một cách tùy tiện – ngành điện kinh doanh nhà đất và khách sạn, ngành đóng tầu kinh doanh chứng khoán và xuất nhập khẩu, ngành khai khoáng kinh doanh du lịch, nhà nghỉ, ngân hàng, phung phí vô hạn tài nguyên quốc gia.
Gần đây vang lên một tiếng nói có trọng lượng, của ông Phan Diễn, nguyên là thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng, qua một bài báo trên Tuần Việt Nam, nêu lên một sự thật ở Nam Triều Tiên là kinh tế phát triển không dựa vào kinh tế quốc doanh mà dựa chính vào lực lượng tư nhân. Các DNNN ở Việt Nam làm ngược lại đã lộng hành, chèn ép, bóp chết kinh tế tư nhân, tiêu diệt nền tảng kinh tế của đất nước, tự làm hại mình.
Cũng cùng một nhận thức như thế, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng sẽ chẳng có chuyện cấu trúc lại nền kinh tế đâu, nhà nước vẫn đổ đầu tư vào những khu vực mà tư nhân làm được. Đó là sự bao biện, ôm đồm tệ hại về mọi mặt, chèn lấn, bóp chết kinh doanh tư nhân, triệt tiêu cạnh tranh, làm tê liệt động lực phát triển, làm kinh tế tiêu điều, đi xuống, tự làm cho các DNNN sinh hư, đổ đốn, đi đến thua lỗ triền miên, phá sản.

Giữa lúc nợ quốc gia trở thành tai họa cho toàn dân các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland…ở châu Âu, các món nợ của nhà nước Việt Nam thật đáng sợ. Chuyện công ty Vinashin bị kiện cùng với 20 công ty vệ tinh của Vinashin về món nợ 600 triệu đôla quá hạn trả, cùng gần 4 tỷ đôla tiếp theo phải trả, tuy bộ trưởng tài chính nói liều «ai vay người ấy trả», nhưng rồi các quan chức Vinashin bị mất chức ngồi trong tù, lấy của đâu ra để thanh toán. Cuối cùng là ngân sách, là tiền của dân, khi cạn kiệt rồi thì nhà nước có thể vỡ nợ, phá sản luôn! Đây là một triển vọng hãi hùng, khó tránh…

Hãy ghi những còn số từ cơ quan thống kê Việt Nam, Vinashin thâm thủng gần 100 ngàn tỷ đồng – bằng hơn 4 tỷ đôla; EVN năm 2010 lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, bằng nửa tỷ đôla; Tổng công ty Bưu chính VN lỗ 1.026 tỷ đồng. Các DNNN hiện sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, được cấp 50% vốn đầu tư của xã hội, nhưng do không ăn nên làm ra, do quan liêu, lãng phí và tham nhũng, hiện mang nợ lên đến 54,2 % của GDP – giá trị sản xuất toàn quốc năm 2010, nghĩa là chừng 60 tỷ đôla. Khả năng trả nợ rất thấp, dự trữ ngoại tệ lại quá mỏng, chưa đạt 12 tỷ đôla. Nhà Nước lấy gì để trả nợ. Khi tiền của đã tiêu tán hết vào túi các quan chức và phe nhóm.
Bốn năm năm trước đây, các DNNN được coi là những quả «đấm thép» của nền kinh tế, những «mũi nhọn» đầu tư quy mô lớn, là «đầu tàu» hùng mạnh, là «xương sống» vững chãi của nền kinh tế.
Điều này chỉ có thể thành hiện thực khi các DNNN dựa trên nền tảng của vô vàn doanh nghiệp nhỏ và vừa trải ra khắp nơi, của triệu triệu sáng kiến làm ăn năng động của ngàn vạn doanh nhân, cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở luật pháp nghiêm minh, làm cho bộ máy kinh tế chuyển động đều đặn hài hòa.

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quanh các tập đoàn kinh tế NN, các tổng công ty NN cũng có nhiều công ty vệ tinh của tư nhân, nhưng toàn là của các phe nhóm có quyền thế, của bọn con ông cháu cha, của bọn 7 c “con cái cháu chắt các cụ cả” theo tinh thần độc quyền lợi nhuận, không chia sẻ cho ai khác. Chính cái đuôi XHCN quái đản này mang mầm tai họa cho nền kinh tế vì nó loại bỏ mọi tài ba và năng khiếu kinh doanh chân chính, nhường chỗ cho vô vàn manh múng, thủ đoạn mưu mô kiểu mafia Cộng sản thời rã đám, với tệ nạn hối lộ, cửa sau, thư riêng, có đi có lại, thậm chí cả những vụ sát nhân, thủ tiêu đầu mối trong các vụ tham nhũng lớn.

Do mô hình sai, đường lối sai, chỉ đạo lại manh mún, lòng tham lại không hạn, nên những quả «đấm thép» quay lại giáng vào chính sức mạnh kinh tế chưa kịp phát triển, «xương sống» kinh tế chưa vững đã mềm nhũn, chiếc tàu kinh tế chưa kịp ra khơi đã mắc cạn có nguy cơ chìm, nền kinh tế mới mọc cánh đã có nguy cơ lao xuống vực.

Quốc hội qua 2 khóa của một năm nghị trường nhưng không giải quyết được gì khi phải cúi đầu tuân theo nghị quyết đại hội đảng XI là kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên trì CNXH Mác-xít, kiên trì độc đảng, kiên trì quốc doanh là chủ đạo nền kinh tế. Bốn vòng kim cô.

Khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), một khối kinh tế hùng mạnh dựa trên cơ sở tự do mậu dịch quốc tế đang hình thành. Việc gia nhập của Việt Nam vào khối này đang gặp trắc trở không nhỏ chính là do các DNNN kiểu Việt Nam mang bản chất độc quyền bất bình đẳng xa lạ với các nước tham gia.

Các chuyên gia Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu phía Việt Nam phải đề ra những quy tắc mới cho các DNNN của mình, trong cuộc họp trù bị về TPP ở Lima, Péru, gần đây. Đây chính cũng là vấn đề tái cơ cấu cần thiết nhưng phiên họp Quốc hội hiện tại vẫn cố tình làm ngơ, để mặc đất nước gánh chịu mọi hậu quả tất yếu.

Blog Bùi Tín (VOA)

5 Phản hồi cho “Đích danh thủ phạm [2]”

  1. Hoàng Hựu says:

    Không cần phải có kiến thức uyên bác về kinh tế học cũng dễ dàng nhận thấy rằng khi các tập đoàn kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế, điều này dẫn đến hàng loạt hệ quả xấu cho sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế quốc doanh thu hút phần lớn nguồn vốn đầu tư của đất nước nhưng tạo ra giá trị sản phẩm không tương xứng. Khi kinh tế quốc doanh được hưởng các ưu tiên về vốn, lãnh vực hoạt động, khuôn khổ pháp lý, nó áp đảo hoặc tiêu diệt sự cạnh tranh bình đẳng vốn cần thiết trong một nền kinh tế thị trường.

    Tự do và bình đẳng trong cạnh tranh là nền tảng tạo nên một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.

    Mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp là tạo ra lãi ở mức cao nhất có thể đồng thời mở rộng thị trường, phát triển công nghệ, gia tăng khả năng cạnh tranh trong ngành hoặc các ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Đối với DNNN, làm ăn có lãi không phải là một mục tiêu hoặc động lực ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Các DNNN báo cáo trực tiếp với Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng làm sao có thể hiểu rõ quyết định nào là phù hợp cho mỗi DNNN trong mỗi trường hợp? Hơn nữa vai trò của thủ tướng không phải là chỉ đạo sự hoạt động của các doanh nghiệp.

    Có hai vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô mà VN gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm qua. Đó là nhập siêu và lạm phát. Với một nền kinh tế đang phát triển “dựa trên cơ bắp”, lẽ ra nền kinh tế VN phải duy trì mức xuất siêu hay tối thiểu là ở mức không thâm thủng mậu dịch. Lý do hàng đầu khiến nhập siêu cao là vì nền kinh tế nội địa không thể sản xuất đủ nguyên/vật liệu cần thiết cho các mặt hàng xuất khẩu.

    VN sẽ tiếp tục duy trì mức lạm phát cao trong nhiều năm tới. Đây không phải là vấn đề thuộc về chính sách tiền tệ (monetary policy) mà do cấu trúc hiện tại của nền kinh tế. Lạm phát cao là biểu hiện của một nền kinh tế với nền sản xuất yếu kém, không cung ứng hàng hóa ở mức tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế. Để đẩy lùy lạm phát VN cần phải giảm nhập siêu. Muốn giảm nhập siêu cần gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế về số lượng lẫn chất lượng. Để đạt được điều này cần có một nền kinh tế tự do cạnh tranh nhằm loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn lỗ lã.

    Sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế nhà nước “của đảng, do đảng, và vì đảng” là tai họa về mặt kinh tế cho VN. Mô hình này luôn là tại họa cho đất nước, nhưng nó là các “con bò vắt sữa” cho đảng cộng sản. Những người CS biết điều này hơn ai hết. Nhưng vốn là những kẻ “tham ăn và thối nát”, họ chọn mô hình này có chủ ý.

  2. Tuyen says:

    Bài viết “Đích danh thủ phạm” với cái hình minh họa là những bó tiền với hình ông Hồ in trên những tờ
    giấy bạc. Như vậy đích danh thủ phạm là “ông Hồ”?

  3. Kan says:

    Người ta nói từ ăn cắp cái trứng rồi sẽ tới ăn cắp con bò. Lúc trước cha mẹ đám này cuối đầu phục vụ cho lũ ngu đần hung ác vô sản để được thêm miếng vải, lạng thịt, cân gạo. Bây giờ con cái đám đó trộm cắp resource, công ty.. cả đất nước… Quả là vượt bực quá!

    Loại người sẵn sàng ăn thịt đồng loại để làm giàu là loại người bẩn thiểu nhất trong một xã hội văn minh; loại gene hạ cấp.

  4. Phan BA says:

    Bác Tín! ai cũng biết thủ phạm rồi, nhưng không ai làm việc nói cho HỌ biết là họ chính là thủ phạm, và họ phải cút đi.

    Người trong nước đa số mù tịt, họ không biết gì vì bị che mắt (fierwall), có biết thì cũng không làm gì vì họ biết có nói chỉ bị hoạ.

    Bác nên liên lạc với các đồng chí cũ, rồi các đồng chí này nói thẳng với mấy ỔNG coi sao. mấy ổng cứ nghĩ là không ai có bị phiền gì, mấy ổng cứ từ từ học rồi sửa đổi ý mà. Mới chỉ có 70 năm hà.

    Phải đợi cho gene của con cháu của mấy ổng thay đổi chớ. Phải vài trăm năm gene mới biến hoá lựng.

    Bác Tín biết không, tôi khinh các đồng chí của bác lắm.. Khi mới giải phóng, nghe giọng điệu khoát lát, dù còn con nhỏ tôi biết tỏng ngay.

    Còn bác thì tôi kính, người thức thời và dám vứt bỏ gánh nặng, cục bứu ung thư của lũ ác ôn, côn đồ. Hy vọng các đồng chí của bác có đủ can đảm tỏ cái tâm của mình, còn không thì lịch sử coi họ chỉ là một đám hung ác, ngu đần và hèn nhát: Phanh thây uống máu anh em mình, giết anh em mình bàn tay không ngừng nghỉ. Còn với giặc thì câm như hến, đến nỗi không dám chỉ mặt chúng mà phải gọi là kẻ LẠ!!! Thật đáng khinh bỉ!!! Cả ông Võ Nguyên Giáp, nằm trên giường như còn rùa bị lật ngửa, miệng ú ớ Bu xít, chớ nào dám nói Hoàng Sa!

  5. Minh Đức says:

    Trích: ông Phan Diễn, nguyên là thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng, qua một bài báo trên Tuần Việt Nam, nêu lên một sự thật ở Nam Triều Tiên là kinh tế phát triển không dựa vào kinh tế quốc doanh mà dựa chính vào lực lượng tư nhân.

    Khi để cho kinh tế tự do, ai muốn làm ăn thì ra làm ăn thì những người có năng khiếu, có khả năng kinh doanh, làm ăn sẽ thành công, những người tuy cũng muốn làm giàu, muốn kinh doanh, có cơ hội thử thời vận rồi thất bại, nhận ra mình không có khả năng kinh doanh sẽ rút lui.

    Kinh tế quốc doanh là chọn một số người trung thành với đảng cầm quyền rồi bố trí họ vào các vị trí lãnh đạo và ra lệnh cho họ làm cho xí nghiệp hoạt động. Nhiều người trong số này thiếu sự say mê kiếm tiền, say mê hoạt động của doanh gia tư nhân, thiếu đức tính biết sử dụng tiền bạc hữu hiệu. Kẻ muốn kiếm tiền làm giàu thì lại thấy làm cho xí nghiệp quốc doanh giàu thêm thì mình cũng chẳng có lợi gì, chi bằng lươn lẹo lấy của xí nghiệp làm của riêng, còn xí nghiệp lỗ thì đã có nhà nước lo.

    Nhà nước cũng có thể làm cho xí nghiệp quốc doanh phát triển giàu có bằng cách dùng những kẻ có khả năng, loại bỏ những kẻ gian tham, bất tài. Nhưng làm như thế thì trong xí nghiệp quốc doanh lại đầy những kẻ tuy có tài nhưng lại không tuyệt đối nghe lời người cầm quyền mà đòi hỏi phải được hoạt động trong một số điều kiện nào đó để họ sử dụng hết kiến thức và khả năng của họ, đòi hỏi những người cầm quyền cũng phải trong sạch, lương thiện, gương mầu như họ.

Phản hồi