Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống
Năm nay, 2011, Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại có nhiều nơi tổ chức lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Các năm trước, ở Âu châu , chỉ có Paris tổ chức lễ tưởng niệm vì nhờ có Cựu Bộ trưởngTrương Công Cừu (người có thành tích từ giã TT Diệm, đi thụt lùi làm bể chậu kiểng – nhiều người biết chuyện kể lại ), và tiếp theo, Cựu Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa, (người duy nhứt thân cận Cố vần Ngô Đình Nhu nhờ tài tiêm thuốc phiện cho ông Cố vấn – chính ông khoe một cách hãnh diện với nhiều người quen biết, nhứt là ông NVT, người giúp chở ông đi khám bịnh). Những người này đã lần lượt ra đi nên ở Paris, từ mấy năm nay, không còn người thân cận với gia đình Ngô Đình đứng ra tổ chức lễ. Tuy nhiên, ở giáo xứ Paris, tới ngày 1-11, vẫn có lễ cầu hồn cho người quá cố.
Đặc biệt năm nay, Giáo sư Hồ Nam Trân, quê Quảng Bình (dạy Hóa học tại Đại Học Thụy sĩ) dựng tượng Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trong vườn nhà ở Thụy sĩ, cạnh Hòn non bộ, và tổ chức lễ tưởng niệm với lối ba bốn mươi người từ nhiều nơi tới tham dự vào buổi trưa.
Hằng năm, trước và sau tháng 11, nhiều phát biểu về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dưới những cái nhìn khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau gay gắt tuy sự việc đã xảy ra từ nửa thế kỷ qua.
Hôm nay, nhơn dịp cuối năm, rảnh rang để nhắc lại chuyện xưa, chúng tôi nhắc lại vài chuyện về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm với ý chí làm Tổng thống, chín năm cai trị Miền nam, không với lòng riêng tư thương ghét. Và cũng không nhằm phản bác những ý kiến suy tôn vì trong những người suy tôn, có khá nhiều những bạn vong niên mà chúng tôi hằng kính trọng.
Ai bao năm từng lê gót …
Việc trao quyền cai trị Việt nam từ Cựu Hoàng Bảo Đại qua ông Ngô Đình Diệm là điều dễ dàng vì áp lực chánh trị của Huê kỳ ở Sài Gòn lúc bấy giờ khá mạnh . Cưụ Hoàng Bảo Đại đã thấy quyền lực quốc gia ngày càng rời khỏi tay ông theo đà Pháp bị mất ảnh hưởng. Nhiều lần, Cựu Hoàng muốn về Sài Gòn nhưng mỗi lần như thế, ông đều bị ngăn cản, có khi ông bị ngăn cản ngay tại phi trường Orly của Paris.
Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt nam để giữ Việt nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà. Vatican lo sợ mất Việt Nam vào tay cộng sản là mất đi bao nhiêu công lao truyền giáo từ thời Alexandre de Rhode.
Ông Ngô Đình Diệm được Hồng Y Spellman chọn cầm quyền ở Việt Nam còn vì một lý do tình cảm sâu xa. Năm 1948, nhân dịp ghé qua Sài gòn trên đường về Mỹ, Hồng Y Spellman được Giám mục người Pháp Cassaigne cùng với Giám mục Ngô Đình Thục đón tiếp niềm nở Năm 1951, đang ở New York, Lm Trần Văn Kiệm, được điện tín từ Âu châu ra đón Tổng giám mục Ngô Đình Thục và em là Ngô ĐìnhDiệm taị phi trường Idlewild (phi trường Kennedy bây giờ). Sau đó Hồng Y Spellman gởi ông Diệm ngụ taị nhà dòng các linh mục Maryknoll, New Jersey. Tuy đuợc Hồng Y Spellman bảo trợ, ông Diệm chỉ được Lm Trần văn Kiệm thăm viếng, đài thọ mọi chi phí cá nhơn, từ việc di chuyển, kể cả thuê khách sạn cho ông tiếp khách vì biết ông rất thanh bạch.
Cho đến tháng 6/1953, ông từ giã Hoa Kỳ qua Pháp gặp Cựu Hoàng Bảo Đại nhận lãnh chức vụ Thủ tướng và về Việt Nam lập Chánh phủ thay thế Chánh phủ Bữu Lộc. Ngoài ra, ông Diệm còn là con nuôi của Hồng Y Spellman cùng với hai Lm Trần văn Kiệm và Nguyễn Đức Quý.
Lúc bấy giờ, nhiều người Mỹ cho rằng nếu không có Hồng Y Spellman nhiệt tình ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thì đã không có chánh phủ Miền nam Việt Nam (John Cooney, The American Pope; The Life ang Francis Spellman).
Về phía Pháp, Tướng Paul Ély, có tiếng là thân Mỹ, sau khi ông Diệm về Sài Gòn, hợp tác với Tướng Lawton Collins của Mỹ yểm trợ ông Diệm tại chức và cả về vật chất. Sự yểm trợ quân sự của Pháp chấm dứt tháng 6/1955. Vậy mà dư luận ở Việt Nam lúc bấy giờ không ngớt công kích “thực dân cấu kết với cộng sản ” chống lại Chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Sự công kích này kéo dài dẫn tới cắt đứt bang giao giữa Sài gòn và Paris (Bernard Fall, Les Deux Vietnam, Payot, Paris, 1967, tg.295).
Riêng Cựu Hoàng Bảo Đại chẳng những đề cử ông Diệm làm Thủ tướng với toàn quyền, tức cả về quân sự, điều mà xưa nay Cựu Hoàng chưa từng làm, ông còn chấp thuận yêu cầu của ông Diệm được quyền sử dụng ba Tiểu đoàn ưu tú của NgựLâm Quân để thanh toán lực lượng võ trang của “Giáo phái”. Báo chí cũng không ngớt công kích Cựu Hoàng dung túng Giáo phái để có tiền bạc tiêu xài hoang phí và dựa vào đó giữ chiếc ghế Quốc trưởng. Ông chấp thuận lời yêu cầu của ông Diệm bị các công sự viên của ông phản đối, ông giải thích bằng mấy dòng ngắn tự tay viết gởi cho một vị phụ tá: “Tôi không muốn sau này người ta nói Bảo Đại đã chọn quyền lợi riêng tư trước quyền lợi đất nước” (Bernard Fall, sđd, tg 294) .
Tổng thống bằng suy tôn
Các lực lượng võ trang của Giáo phái Miền nam chống Tây và cộng sản từ 1945, giữ được Miền Đông và Miền Tây yên ổn, nay bị ông Diệm thanh toán bằng giải pháp quân sự thay vì hòa giải như đã thỏa thuận (Cụ Trần văn Ân kể). Ông Ngô Đình Diệm bắt đầu chuẩn bị thế cầm quyền tương lai, tổ chức như một phong trào quần chúng chống Cựu Hoàng Bảo Đại. Ngày 30 – 04 – 1955, một “Ủy Ban Cách mạng” được thành lập tập họp đông đảo Đại biểu của 18 đảng phái và nhiều phe nhóm nhỏ họp Đại hội. Trong số Đại biểu, nổi bật hai TướngCao Đài, Nguyễn Thàng Phương và Trình Minh Thế, đưọc chuộc với giá khá đắt, hai cựu cán bộ cộng sản của Mặt trận Việt minh, hai nguời thuộc phe Đệ tam và Đệ tứ và hai người Bắc Quốc gia cực đoan (Le Monde, 4/5/1955, Bernard Fall trich dẫn, sđd, tg 295 – trong 2 ngươi Bắc quốc gia cực đoan, có lẽ 1 người là ông Nguyễn Bảo Toàn, chú thích riêng của NVT). Nhiệm vụ của Ủy Ban rất rõ ràng chỉ nhằm thuyết phục Đại hội truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, đưa ông Ngô Đình Diệm lên thay thế và đuổi Tây rút hết về xứ.
Năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Bảo Đại thoái vị với nghi lễ để chấm dứt thật sự chế độ Nhà Nguyễn. Nayông Ngô Đình Diệm cũng muốn Cựu Hoàng bị truất phế với đầy đủ tính chánh thống, nên ở Huế ông Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm, triệu tập cánh Hoàng thân tuyên bố bất tín nhiệm Cựu hoàng trong vai trò Quốc trưởng ngày 15/06/1955 và đồng thời tuyên bố ông Ngô Đình Diệm mới là người “Thề tranh đấu cho tự do”. Giờ chót có nhắc lại lời hứa giử ngôi Hoàng tử Bảo Long để duy trì nguyên tắc quân chủ nhưng bị bác bỏ mặc dầu đó là lời hứa của Ông Diệm trước Thánh giá (G. NguyễnCao Đức, JJRS 65,Impératrice Nam Phương, I,ternet).
Con đường dẫn Việt Nam tới một Chánh thể Cộng Hòa như vậy đã được vạch rõ.
Ngày 7 – 7/1955 kỷ niệm một năm ông Ngô Đình Diệm chấp chánh, Chánh phủ loan báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 – 10 để toàn dân quyết định số phận Việt nam theo chế độ Quân chủ hay chế độ Cộng hòa.
Trong lúc động viên dân chúng Miền nam tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý, Cựu Hoàng chẳng những không được có tiếng nói với cử tri mà còn bị bộ máy thông tin tuyên truyền của Chánh phủ cực lực “đấu tố”. Ông Donald Lancaster, Cố vấn Chánh trị của Tòa Đại sứ Anh ở Sài Gòn, phải lên tiếng phê phán “Cuộc vận động trưng cầu dân ý diển ra quá coi thường những nguyên tắc lương thiện và dân chủ đến nỗi Việt minh còn phải lấy làm khó chịu khi theo dõi ” (Donald Lancaster, Giải phóng Đông Dương Pháp, Oxford University Press, 1961, tg 398). Việt minh thấy bị “khó chịu” phải chăng vì ông Diệm đã áp dụng rập khuôn phương pháp tuyên truyền áp đảo đối phương của họ để đạt được kết quả như họ?
Kết quả trưng cầu dân ý dĩ nhiên đã biết trước :ông Ngô Đình Diệm nhận được gần như trọn vẹn số phiếu của cử tri, 98,2 %, Cựu Hoàng chỉ có 1, 1 % số phiếu. Miền nam Việt Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1946, Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh tổ chức bầu cử Quốc Hội đầu tiên và ông Hồ chí Minh thắng cử Dân biểu với 98 % số phiếu. Cố vần Mỹ, trước khi bỏ phiếu, nghĩ ông Diệm có được 60 % số phiếu bầu đã quá đủ để chánh thức xác định tư cách cai trị Miền nam nhưng ông Diệm không đồng ý, mà muốn phải được 98 %. Trong các cuộc bầu cử, kết quả trên 90 % thường chỉ có ở chế độ độc tài mà thôi.
Một Chánh phủ được 60 % dân chúng tín nhiệm là Chánh phủ bình thường, Dân chủ vì được bầu hợp pháp, lương thiện. Còn Chánh phủ được bầu với 90 % cử tri phải là Chánh phủ “Cách mạng”!
Nhưng trong quan hệ quốc tế, Chánh phủ có đắc cử với 100 % số phiếu cũng không phải là một trở ngại và bị LHQ tẩy chay vì ngay trong tổ chức quốc tế này, có không ít chánh phủ thành viên đắc cử nhờ gian lận không thua Chánh phủ Ngô Đình Diệm. Chỉ có điều, khi nhận lãnh trách nhiệm, ông Ngô ĐìnhDiệm luôn luôn hô hào là người giữ “tiết trực tâm hư” và lấy quốc hiệu là cây trúc! Cái khó là mình phản bội chính con tim của mình. Thế mà con người ta vẫn làm được!
Hoàn thành nhiệm vụ công cụ, “Ủy Ban Cách mạng” được giải tán ngày 15 – 01 – 56. Một số lớn thành viên lần lượt bị “vắng mặt”. Một số ít thoát ra được ngoại quốc và tố cáo những bí ẩn của biến cố trong năm 55-56 (Le Monde, 17 – 01 – 56 ).
Chánh phủ tổ chức Quốc Hội Lập hiến với 123 vị Dân biểu của 5 “đảng phái” và vài người độc lập. Dĩ nhiên không thể có Dân biểu thật sự đối lập. Ở những đơn vị di cư, các linh mục hướng dẫn cử tri đi bầu và giới thiệu ứng cử viên với cử tri. Sau 75, ở Việt Nam, Việt cộng bắt chước cách hướng dẫn bầu cử này áp dụng thành chánh sách “đảng cử, dân bầu” rất thành công. Bà Ngô Đình Nhu đắc cử trong trường hợp này.
Nhắc lại để nhớ một số ứng cử viên Đại Việt, đắc cử, nhưng sau đó bị loại với lý do “gian lận bầu cử”. Năm 1959, Bs Phan Quang Đán đắc cử tại Sài Gòn với 35 000 phiều hơn ứng cử viên của Chánh phủ, bị an ninh võ trang kè theo sát ngăn cản không cho ông tới Quốc Hội tham dự lễ khai mạc. Sau đó, ông bị loại và bị truy tố về tội “gian lận bầu cử”.
Giáo sư Nguyễn văn Tương, nguyên Tổng Thư ký Quốc Hội, có nhận xét về Quốc Hội thời Đệ I Cộng Hòa “Ra phiên họp khoáng đại, Dân biểu ta chia làm hai khối: khối đa số và khối thiểu số, như tiêu biểu cho chế độ lưỡng đảng của Anh quốc. Nhưng đó chỉ là trò ảo thuật của cấp lãnh đạo, vì ở cấp cao còn có vai trò của Đảng Cần lao nhân vị hoạt động trong vòng bí mật. Người ngoại cuộc nói Quốc Hội lúc ấy là một cửa sổ giả, nghĩa là khi xây nhà, thì cũng phải có cửa cái, cửa sổ cho đủ bộ dễ coi, mặc dầu có những cái không cần thiết. Thay vì chú tâm trang bị cho nước nhà những bộ luật mới thống nhứt và tiến bộ, Quốc Hội chuyên ra các Quyết nghị ủng hộ Ngô Tổng thống …” ( Nguyễn văn Tương, Nước Non Xa, Huê kỳ, 2000,tg 113) .
Nếu so sánh cách bầu Quốc Hội các khóa 1946, 1960 và 1965 của Miền Bắc với cách bầu Quốc Hội của Chánh phủ Ngô Đình Diệm ở Miền nam các năm 1956, 1959 và 1963, chúng ta sẽ thấy hiện rõ đặc tính đồng dạng và thuần nhứt.
Về truờng hợp ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì cũng không gì khác hơn ý nghĩa của đảng cộng sản dựng lên để cầm quyền “đảng cộng sản nắm quyền vì có vai trò lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tây, chống Mỹ”, còn ông Ngô Đình Diệm có “công kết thúc chế độ quân chủ lâu đời, khai sanh ra nền Cộng Hòa”. Nên sau Hiến Ước Tạm thời 26-10-1955 truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, lẽ ra Chánh phủ đã phải tổ chức tổng tuyển cử chọn vị lãnh đạo nền Cộng Hòa mới, Hiến Pháp 26 – 10 – 1956 lại ngang nhiên suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Ngày 15 – 10 – 1961, TT Ngô Đình Diệm bằng Sắc luật 209TP, tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ, điều này đã không tránh khỏi dẫn Việt Nam Cộng Hòa trở thành một thứ chế độ “độc tài hiến định”.
Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
Tới tháng 12 năm 1960, Chánh phủ Sài gòn giữ được 216, 4 triêu mỹ kim. Người Mỹ cho rằng viện trợ Mỹ quá thặng dư và về phía Chánh phủ Sài gòn không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ vì các Kế hoặch phát triển, từ Kế hoặch ngũ niên đầu tiên, không có kế hoặch nào hoàn tất. Khối lượng trữ kim lớn như vậy là điều bất thường cho một nước còn kém mở mang, chỉ thuận lợi cho tham nhũng và âm mưu chánh trị đen tối. Tờ Observer ở Luân-đôn có một bài chỉ trích Huê kỳ tại sao để cho Chánh phủ Sài gòn dành một trữ kim lớn như vậy bằng viện trợ phát triển mà không chịu dùng tiền đó xây trường học, bịnh viện đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và sức khỏe khẩn trương của dân chúng? Đại sứ Ngô Đình Luyện, em út của TT Diệm, trả lời ngay trên cùng tờ báo ấy “Chánh phủ của tôi dành ngoại tệ thay vì dùng để mở thêm trường học và bịnh viện. Phải chăng chánh sách của bất kỳ Chánh phủ nào cũng đều lo bảo vệ nền độc lập tiền tệ bằng chính những phương tiện của mình?” (Observer, 8 và 22 – 62, Bernard Fall, trích dẫn, sđd,tg 351) .
Theo Giáo sư Nguyễn Hữu Châu, Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống cho tới năm 1958, trong những buổi nói chuyện nhắc lại chuyện xưa tại nhà riêng ở đường Faisanderie, Paris XVI, Chánh phủ Ngô Đình Diệm giữ tiền riêng là do ý của ông Ngô Đình Nhuđể làm quĩ đen nuôi và phát triển lực lượng an ninh nhằm củng cố chế độ. Vì nhiều lần phản đối việc này mà ông phải bỏ trốn qua Miên, rồi Paris tỵ nạn chánh trị.
Về mặt kinh tế xã hội, tuy không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ cho các Kế hoặch Phát triển, Chánh phủ Ngô Đình Diệm cũng đạt được nhiều thành quả khả quan hơn so với Hà Nội về mặt xây dựng vật chất hạ tầng. Theo những số liệu do Phái bộ Viện trợ Mỹ ở Sài Gòn công bố, vào những năm đầu khi ông Ngô Đình Diệm mới về, tình hình ở Miền nam hoàn toàn an ninh vì Miền Bắc chưa đứng dậy được sau những nỗ lực chiến tranh kéo dài và nhứt là đất nước tang hoang do hậu quả cải cách ruộng đất, cán bộ gày lại bám trụ trong Nam tìm lại được đời sống an bình, chưa nghĩ tới cầm súng lại. Trong số bám trụ, có nhiều người đi đánh Tây chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Nay đất nước thanh bình, họ an phận hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là những năm từ 57 tới 60. Trong thời gian này, Chánh phủ xây đưọc 47 000 m2 Rạp Chiếu bóng và vũ trường, 6500 m2 Bịnh viện, 3500 m2 Nhà máy xay lúa, 56 000 m2 Nhà thờ và Chùa, 86 000 m2Trường học, nhưng cũng được thêm 425 000 m2 Biệt thự và nhà ở đắt tiền (USOM, số 4, tg 105, do B.Fall trích dẫn, sđd, tg 361)
Những cái chết dưới thời TT. Ngô Đình Diệm
Theo Lm Trần văn Kiệm ở Nữu-ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về nước, ở Miền nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:
“ …với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) .
Nhưng những người tranh đấu, đảng phái trongNam, đã nhiệt tình đón tiếp ông Diệm và hợp tác với ông tổ chức Chánh quyền mới. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, những người từng hợp tác, giúp đỡ ông đều lần lượt bị biến mất, đi ra nước ngoài, vào tù hoặc bị ám sát, … như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang, Hồ Hán Sơn, Trần Văn Ân, Nguyễn Long, NguyễnPhan Châu, Vũ Tam Anh… và 18 vị của nhóm Caravelle, …chỉ vì phê phán hoặc đề nghị cải thiện đường lối cai trị một cách hoàn toàn ôn hòa .
Đặc biệt ông Nguyễn Bảo Toàn là một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh đấu thời thực dân Pháp, tuy ông không phải là người địa phương (ông là người Bắc), cũng không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng đã được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm làm Tổng Bí Thơ đầu tiên của Dân Xã Đảng.
Khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện ngày 28-4 và 30-4-1955 để triệu hồi “Ngô Đình Diệm, ông Diệm không tuân hành nhờ sự ủng hộ của Hội nghị các Chánh đảng và Nhân sĩ miền Nam ngày 30-4-1955 do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa, đưa đến Quyết định truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, giải tán Chánh phủ do Cựu Hoàng bổ nhiệm, ủy nhiệm ông Ngô Đình Diệm thành lập Chánh phủ Cách mạng, tổ chức bầu cử Quốc Hội, …Chế độ Cộng Hòa ra đời,ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, phần lớn là do Hội nghị này ủng hộ ông Diệm và do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa. Nhưng sau đó chẳng bao lâu, Mật vụ của ông Ngô Đình Nhubắt cóc ông Nguyễn Bảo Toàn, bỏ vào bao bố cột với trụ xi-măng, liệng xuống sông Nhà Bè thủ tiêu.
Cùng bị thủ tiêu bằng cách này, có ông NguyễnPhan Châu, tức Tạ Chí Diệp, người từng ủng hộ ông Diệm trong những ngày đầu tiên về nước lập Chánh phủ. Cònông Vũ Tam Anh, người lúc bấy giờ chỉ có những hoạt động với một nhóm bạn tại tư gia ở đường Cao Thắng, gần Chùa Tam Tông Miếu, trao đổi quan điểm, phê phán đường lối Chánh phủ, hoàn toàn không có hành động bạo động, cũng bị Mật vụ bắt cóc và thủ tiêu mất tích.
Cũng tại khúc sông Nhà Bè này, vào khoảng tháng 10 năm 1962, các thủ hạ thân tín của ông Ngô Đình Nhu như Đại tá Đào Quang Hiển (bị mù, còn sống tại vùng Hoa-thạnh-đốn?), cũng đã lập lại việc thủ tiêu tàn ác tương tự. Bốn tín đồ chức sắc cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo được phái lên Sài Gòn để tham dự một phiên họp. Phái đoàn cùng đi chung trong một xe Ford Vedette số NBI-010 của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và đã bị mất tích. Bà dân biểu Hòa Hảo Long Xuyên lúc bấy giờ là Nguyễn Kim Anh đã đến gặp Ngô Đình Nhu để nhờ điều tra tông tích các cán bộ Hòa Hảo mất tích, không đến Sài Gòn họp. Ông Ngô Đình Nhu đã ỡm ờ hứa sẽ chỉ thị cho điều tra sự việc. Bà Kim Anh sau đó đã đến gặp cấp Chỉ huy Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng cho biết là việc điều tra chưa đưa đến kết quả nào. Khi ra về, đứng chờ xe trước cửa Tổng Nha, tình cờ bà chợt nhận dạng ra chiếc xe Vedette của phái đoàn Hòa Hảo đã dùng, đang chở nhân viên cảnh sát ra cổng, có lẽ là để đi ăn trưa! Việc phát giác này về sau đã đưa đến phiên xử trước tòa án Đại hình Sài Gòn các tay sát nhân, sau khi chế độ Đệ I Công Hòa sụp đổ. Các thủ phạm này thú nhận đã thi hành chỉ thị của ông Ngô Đình Nhu. Khưu Văn Hai và các bị can đã khai là Đào Quang Hiển đã ra lịnh cho họ thủ tiêu các cán bộ Hòa Hảo. Họ đã siết cổ, cột xác vào trụ xi măng và quăng giữa sông Nhà Bè. Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát Nguyễn Văn Y đã vào tù trong vụ án này (Bs Trần Nguơn Phiêu thuật theo nhơn chứng, Bà Nguyễn Kim Anh trong Lê QuangVinh, loạn Tướng hay Anh hùng, trên Net).
Mục tiêu kế tiếp là TướngLê QuangVinh, tự Ba Cụt của Lực lượng võtrang Phật Giáo Hòa Hảo. Ông Diệm phải triêu hồi ông Nguyễn Ngọc Thơ đang làm Đại sứ ở Nhựt về nhờ ông Huỳnh Kim Hoành là cậu của Tướng Ba Cụt chiêu dụ Tướng Ba Cụt ra về với Chánh phủ Quốc gia. Nhưng khi ra về, Tướng ba Cụt bị bắt và đưa ra Tòa Đại hình ở Cần thơ xét xử về tội tống tiền và giết người mà chính ông không hề nhúng tay vào. Thủ phạm không có, nhưng Tướng Ba Cụt vẫn bị kết án tối đa ở phiên Tòa ngày 11-06-1956 tại Cần thơ.
Tướng Ba Cụt chống án. Ngày 16-06-1956, Chánh phủ cho triêu tập phiên Tòa Đại Hình để xử Tướng Ba Cụt. Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Dụ số 33 ngày 14-06-1956 đê Tòa được tổ chức ngoài Sài Gòn. Bản văn chưa kịp đăng lên Công Báo, ông Tổng trưởng Tư Pháp đã sửa đổi thành phần Tòa án nên bị Ls Vương Quang Nhường tuyên bố phiên Tòa bất hợp pháp. Nhưng phiên Tòa vẫn tiến hành và xử y án tử hình cho Tướng Ba Cụt.
Bảy ngày sau, ngày 03-07-1956, Tòa án Quân sự Đặc biệt họp xử tiếp Ba Cụt với tư cách Trung tá trừ bị. Bản án tử hình của Tòa án Quân sự sẽ được thi hành ngay.
Ba phiên Tòa liên tiếp nhóm trong vòng chỉ có 23 ngày, dồn dập, gấp rút tuyên hai án tử hình cho một tội nhân, bất chấp những lời phản kháng của các luật sư, đã nói lên chủ tâm của chánh quyền Ngô Đình Diệm muốn giết Ba Cụt càng nhanh càng tốt. Giết thiếu l ương thiện.
Tổng thống là người sau cùng có thẩm quyền khoan hồng tha chết cho người bị kết án tử hình.
Nhưng đơn xin của Tướng Ba Cụt bị Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bằng sắc lịnh số 98 –Tp ngày 08-07-1956.
Tướng Ba Cụt là Trung tá trừ bị nên xin được xử bắn nhưng cũng bị ông Tổng thống Diệm từ chối.
Sau khi bị chặt đầu, thi thể của Tướng ba Cụt không được trao trả cho thân nhơn chôn cất, mà hình như còn bị chặt ra làm nhiều khúc và đem vứt đi ở nhiều nơi để dân Miền Tây gốc Phật Giáo Hòa Hảo không thể làm lễ tưởng niệm Tướng Ba Cụt. Một việc làm trái với Đạo lý Việt Nam.
Chí sĩ
Lúc làm Tổng thống, ông Diệm có nói một câu rất thời danh để phát tâm cương quyết chết sống trong sứ mạng “Thề tranh đấu cho tự do” là “Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lui, giết tôi. Ai giết tôi, hãy trả thù cho tôi”.
Sau khi ông Diêm bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963, không thấy những người thân cận với chế độ, có ai có phản ứng để bênh vực chủ và chánh nghĩa của chế độ. Chúng tôi không có ý muốn họ trả thù cho chủ như lời của ông Diệm trong câu nói kia. Trái lại, lần lượt, họ về theo với những người đã đảo chánh làm thiệt mạng chủ của họ.
Ngày nay, những người này đều sanh sống ở các nước Âu Mỹ, tức các nước Dân chủ Tự do. Hơn nữa, trước kia, họ cũng đã từng du học ở các nước này hay theo học chương trình khai phóng nhân bản tại Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu tại quốc gia nơi họ đang sanh sống, chánh phủ lên nắm chánh quyền và cai trị như ông Ngô Đình Diệm đã làm ở Việt Nam không biết họ sẽ phản ứng như thế nào? Họ phản đối hay thỏa thuận như đã làm trước kia? Điều thấy rõ là họ đang chống cộng sản Hà Nội quyết liệt vì cộng sản độc tài, cai trị bằng công an chớ không bằng luật pháp, Quốc Hội bù nhìn đảng cử, dân bầu, bắt bỏ tù, tra tấn dã man những người biểu tình ôn hòa vì lòng yêu nước chân chánh, …
Họ nhận thấy vai trò của ông Ngô Đình Nhu có ổn không? Cố vấn của Tổng thống mà hành xử đủ các quyền sanh sát. Ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn Miền Trung, có riêng lực lượng an ninh võ trang với rộng quyền hành pháp và tư pháp. Còn Bà Ngô Đình Nhu, chỉ là Dân biểu, có quyền tham dự Hội đồng Quốc gia và có tiếng nói đầy trọng lượng. Ba hiện tượng này, liệu họ có thể chấp nhận xảy ra ở nước nơi họ đang cư ngụ được không?
Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có vị nào nói lên tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật tội nghiệp.
Tưởng niệm là Đạo nghĩa truyền thống Việt Nam. Những người được ơn sủng của Chế độ Tổng thống Diệm có bổn phận tri ơn. Không tưởng niệm, không tri ơn mới là người xấu. Nhưng nếu chọn cách tri ơn, tưởng niệm như trong phạm vi riêng tư, tới ngày 01-11, cùng nhau hát “Ngô Tổng thống muôn năm, Ngô Tổng thống muôn năm” thì chắc chắn quí vị đó sẽ được nhiều người tỏ lòng kính trọng.
Cái chết bi thảm của hai ông Tổng thống và Cố vấn – dù sao vẫn còn có phước hơn Tướng Ba Cụt, ông Nguyễn Bảo Toàn, ông Nguyễn Phan Châu, và nhiều nạn nhơn khác nữa, vì còn xác chết để chôn cất, có mồ mả – do thủ hạ gây ra có đáng lấy làm bài học về lòng Bác ái thiên chúa giáo và thuyết nhơn quả của Phật giáo không?
Paris, cuối tháng 11 – 2011
© Nguyễn văn Trần
© Đàn Chim Việt
Nhân ngày giỗ thứ 50
TƯỞNG NHỚ VỀ CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Lê Duy San
Mùa hè năm 1954, Hoàng Đế Bảo Đại lúc đó là Quốc Trưởng, mời cụ Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Vì biết trước nếu không được tòan quyền thì nội các của cụ cũng không thể đứng vững được quá 1 năm, nên cụ đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự. Hòang Đế bảo Đại đồng ý nên cụ đã nhận lời. Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền. Từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc dưới quyền quản trị của chính quyền Cộng Sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo hay nói cho đúng hơn là do đảng Lao Động Việt Nam tức đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên, lãnh đạo. Từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc miền Nam dưới quyền quản trị của chính quyền Quốc Gia do cụ Ngô Đình Diệm với chức vụ Thủ Tướng lãnh đạo.
Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp. Các chính trị gia thì mỗi người một chính kiền. Cụ Ngô Đình Diệm lại chẳng ở trong một đảng phái nào. Vậy mà cụ Ngô Đình Diệm cũng đã lo được cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản, ổn định được miền Nam và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng cũng đủ để đem lại cho người dân một cuộc sống tự do dân chủ và an tòan.
Sau đây là những thành qủa mà cụ đã thực hiện:
I/ Trưng Cầu Dân Ý để tiến tới thể chế Cộng Hòa.
Có người cho rằng cụ Diệm là bầy tôi bất trung, được Hòang Đế Bảo Đại tín nhiệm mời làm Thủ Tướng sau lại phản lại ngài và tìm cách lật đổ ngài bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế ngài. Đây là một sự lầm lẫn. Luật Sư Lâm Lễ Trinh (1) cho biết:
“Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21/7/1954 chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17. (Chưa đầy một năm sau) Bảo Đại đã gây khó khăn cho ông Diệm bằng cách từ Cannes gửi ngày 28/4/55 và 30/4/55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh…Ý đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an và kiểm sóat sòng bài Đại Thế Giới để cung cấp tiền bạc cho Quốc Trưởng Bảo Đại.
“Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lập để cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không ?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam. Đặc biệt, ba tổ chức nổi bật vì có thực lực: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
“Nhị Lang, tác giả cuốn sách “Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết: Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…
…
“Lúc 5 giờ chiều, sau phiên họp kéo dài 7 tiếng, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời TT Diệm xuống phòng họp nghe kết qủa (2). Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này.”
Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại đâu có phải do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam.
Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 26/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và cụ Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thấng Diệm ban hành ngày 26/10/1956. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 khẳng định việc phân chia quyền lực của chế độ là tam quyền phân lập và có mục tiêu để hai ngành lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau. So sánh với các quốc gia khác thì Hiến pháp 1956 chưa được hòan hảo vì đã dành cho Tổng Thống hơi nhiều quyền hạn. Điều này cũng không thể trách được vì đất nước đang ở trong thời kỳ chiến tranh do Việt Cộng miền Bắc gây ra. Dù sao về mặt tinh thần thì Hiến pháp 1956 đã công nhận “chủ quyền thuộc về toàn dân” (Điều 2). Điều đáng ghi nhận là nền tảng của bản hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: “văn minh Việt Nam”, “duy linh”, và “giá trị con người” như ghi rõ trong lời mở đầu.
II/ Xây dựng đất nước.
Sau khi trở thành Tổng Thống, cụ Diệm đã thực hiện được những cải cách sau:
1/ Cải biến Trương Quốc Gia Hành Chánh và nâng cao trình độ thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (3).
Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là ba năm.
2/ Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và nâng cao trình độ thành Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (4)
Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba quân chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan chọn binh nghiệp làm chính. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.
Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như đã hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II).
Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.
3/ Việt Hóa các trường Trung Học và Đại Học.
Trước khi cụ Ngô Đình Diệm về nước, hầu hết các trường Đại Học và một số các trường Trung Học ở miền Nam vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy ở cấp Tiểu Học và Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên đã được Việt hóa dân dần.
4/ Hữu Sản Hóa Nông Dân.
Khác với phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc của Cộng Sản dùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiến cả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Chương trình Cải Cách Điền Địa ở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Không những thế, chính phủ còn bồi thường đầy đủ cho họ. Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu. Sau đó chính phủ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán lại cho các nông dân chưa có ruộng Nếu không có tiền, người nông dân được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn sáu năm để mua (5).
Ngòai những thành qủa trên, cụ Diệm còn phát động Phong Trào Tố Cộng khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ. Ngày 5/9/1960, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ 3 trong 5 ngày liên tiếp để tìm biện pháp đối phó và tiến tới quyết định thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào ngày 20/12/1960 để lừa gạt thế giới, quyết chiếm miền Nam sau khi cuộc đảo chánh của một nhóm sĩ quan VNCH vô kỷ luật bị xúi dục bởi các chính trị gia bất mãn (nhóm Caravelle), đặt quyền lợi của phe nhóm trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc vào ngày 1/11/1960 thất bại.
Có thể nói suốt thời gian từ 1954, lúc cụ Diệm về nước cho tới 1963 là lúc cụ Diệm và bào đệ của cụ là ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát và ông Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình bởi một số tướng lãnh vô ý thức, những bậc cha anh của chúng ta đã được sống một cuộc sống thanh bình và no ấm. Còn những người cở tuổi chúng ta, nghĩa là sinh vào khỏang giữa thập niên 1930 và 1940 đã được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Nhờ đó mà chúng ta đã có đủ khả năng và kiến thức để phục vụ trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Đừng nói là nhờ có Mỹ viện trợ. Miền Bắc cũng được Nga Tầu viện trợ, miền Bắc lại không bị chia năm xẻ bẩy như miền Nam. Vậy mà có ai ở miền Bắc được sống một cuộc sống no ấm như mọi người dân ở miền Nam và có ai được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng như những người dân miền ở Nam không ?
Dĩ nhiên một quốc gia lạc hậu, chậm tiến và bị đô hộ vừa mới thu hồi được độc lập với mọi hạ tầng cơ sở như cầu cống, đường sá bị tàn phá bởi chiến tranh và phá họai bởi Cộng Sản, thành một chế độ Tự Do và Dân Chủ thì không thể nào được toàn hảo. Hơn nữa cũng không thể nào toàn hảo được khi mà trình độ dân trí vẫn còn quá thấp, khi mà ông Hồ Chí Minh ngay ngày 22/7/1954, tức sau ngày hiệp định Jenève được ký kết 2 ngày, đã vội vã kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất…”.
Thử hỏi trong 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, xã hội miền Bắc thế nào? xã hội miền Nam thế nào? Đã có nước nào trong vùng Đông Nam Á tốt đẹp hơn miền Nam Việt Nam không ? Vậy mà một số trí thức miền Nam cũng như một số đảng phái quốc gia vì bất mãn cá nhân, vì quyên lợi riêng của đảng, đã lợi dụng quyền tự do báo chí và ngôn luận, chỉ trích và chống đối chính quyền của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam nói chung và chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng, khiến không những một số người miền Nam lầm tưởng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác, tham nhũng, thối nát và kỳ thị tôn giáo, mà ngay cả người Mỹ cũng nghĩ như vậy.
Trong thập niên 1960, Nam Hàn đã có gì hơn Việt Nam? Vậy mà bây giờ Nam Hàn đã làm được cả máy bay chiến đấu và chiến hạm. Xe hơi và đồ điện tử thì Nam Hàn xuất cảng khắp thế giới. Đừng nói là tại chiến tranh. Đất nước đã hòa bình gần 40 năm, Việt Cộng đã làm được gì cho đất nước ngọai trừ những cao ốc nhiều tầng do ngọai quốc bỏ tiền đầu tư và một vài cây cầu, vài đọan xa lộ do ngọai quốc viện trợ ? Dân chúng thì đa số vẫn nghèo nàn, một số phải đi làm lao nô, đĩ điếm cho ngọai quốc để kiếm ăn.
Đừng đổ lỗi cho người Mỹ đã bỏ Việt Nam mà phải hỏi tại sao người Mỹ bỏ Việt Nam ? Chính những chính trị gia họat đầu, chính bọn trí thức miền Nam thân Cộng, chính bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm cho người Mỹ lầm tưởng rằng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác và tham nhũng nên đã tìm cách lật đổ và đưa tới sự xụp đổ của miền Nam. Thử hỏi, sau khi nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam xụp đổ, những chính trị gia miền Nam, những trí thức miền Nam thân Cộng cũng như bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm được gì cho nhân dân miền Nam hay đã đưa miền Nam sớm lọt vào tay Cộng Sản ?
Tóm lại, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một Tổng Thống, một Quốc Trưởng hay một Chủ Tịch nước nào đạo đức và liêm khiết bằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ? Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp như chính phủ Ngô Đình Diệm ?
Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng cụ Diệm mà nhiều người ngọai quốc cũng phải cộng nhận cụ là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở (6)
Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, một phần vì những người lãnh đạo đều là những người, không ít thì nhiều, cũng đã nhúng tay vào việc lật đổ Tổng Thống Diệm, một phần vì đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì thế không ai dám nghĩ tới việc làm lễ tưởng niệm và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diện. Nhưng kể từ ngày miền Nam xụp đổ, số người Việt tỵ nạn Cộng Sản di tản và vượt biên ra hải ngọai mổi ngày một đông thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào tuần lễ đầu của tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cụ Diệm. Có thể nói, chỉ có bọn Việt Cộng, bọn thân Cộng và bọn Việt gian Cộng sản mới không nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mới có những lời lẽ xúc phạm tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người Việt Quốc Gia chân chính, nếu không nhớ ơn thì cũng không bao giờ có lời lẽ bất kính đối với cố Tổng Thống đã hy sinh vì chính nghĩa của dân tộc là TT Ngô Đình Diệm.
chào qúy vịXXin kính chào qúy vị
Chú thích
(1) Lâm Lễ Trinh: Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ I Cộng Hòa – Ký ức 50 năm.
(2) Kết qủa của Hội nghị này là Hội nghị đã đưa ra một quyết nghị gồm 3 điểm:
* Truất phế Bảo Đại.
* Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính nhủ Cách mạng Lâm thời.
* Tổ chức tổng tuyển cử, tiến tới chế độ cộng hòa.
(3) Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được Bộ Nội Vụ cử đi làm việc tại các Quận, Tỉnh tùy nhu cầu. Sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng (tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành Chánh Tỉnh) hoặc Chủ sự, Chánh Sự Vụ, Giám Đốc tại các Bộ. Tới thời đệ nhị Cộng Hòa thì Học Viện Quốc Gia Hành Chánh có thêm ban Cao Học. Chương trình học là là hai năm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội.
(4) Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại học, tương đương với các trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy. Năm 1970 Trường cho tốt nghiệp 241 khóa sinh.
(5) Chương trình này bị gián đọan vì biến cố 1/11/1963 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973.
(6) Giáo Sư Sử Gia Edward Miller viết: “Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão. Với tư cách là người lãnh đạo Miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đang theo đuổi” (2003).
(7) Và Sử Gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử nầy bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau: “Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai … Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới nầy đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đuổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng với người nầy là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”
Lê Duy San
Ca tụng + và hạ bệ từ…..: đầu môi ! chót lưởi ! cuả NGƯỜI đời …không hợp ý chung lòng…! ai,ai củng thực hành được , không khó chi ! . Khó nhất là : ” lương tâm và trí tuệ ” phải…..? sic .
Gia đình họ Ngô (Đình Diệm) và ân tình đất nước.
Ba anh em họ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đồng sanh đồng tử, họ là những nguời thế nào đối với dân tộc Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Minh viết rằng: Mặc dù ông Ngô Đình Cẩn không chết cùng một lúc và cùng một cách như hai ông anh của ông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nhưng không thể tách cái chết của ông ra là một trường hợp riêng biệt. Vì cả ba người cùng đã phải chết vì một nguyên nhân như tôi sẽ trình bày trong Chương nói về Đảng Cần Lao. Theo hiểu biết của tôi, sự kết hợp không thể tách rời giữa ba ông Diệm, Nhu, Cẩn, là do sự sắp xếp của gia đình để thực hiện lời trăn trối của thân phụ.
Xin được nhắc lại, tất cả các con Cụ Ngô Đình Khả đã thề hứa với Cụ trước khi Cụ trút hơi thở cuối cùng, sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước vọng của Cụ:
Tranh đấu dành lại một nền độc lập hoàn toàn và thực hiện cuộc cải tạo xã hội xóa bỏ bất công.
Vì vậy, sau khi Cụ Khả qua đời, ông Ngô Đình Khôi trong trách nhiệm quyền huynh thế phụ, quyền này được tôn trọng một cách tuyệt đối trong gia đình họ Ngô, không bỏ lỡ dịp sum họp gia đình nào mà không nhắc nhở các em: ‘’Chúng ta phải sống cho ước vọng của cha’’, đặc biệt với các ông Diệm, Nhu, Cẩn là ba người con trai còn ở lại trong gia đình.
Vào đây đọc tiếp: Cái chết của ông Ngô Đình Cẩn!
Thôi cho xin hai chữ bình an đi cô Công Tằng Tôn Nữ.
Giám chắc là cô sinh sau 1975 nên không biết gì hết vì bị tập đoàn Cộng Sản và bác Hồ yêu dấu của cô che mắt. Tội nghiệp cho bác Hồ của cô là có nhiều vợ và con nhưng lại chối là không có. Hay còn tội nghiệp hơn là không vợ không con nối giòng vì ăn ở thất đức do giết người nhiều quá. Đúng là quả báo nhãn tiền nên bác Hồ của cô BỊ TUYỆT TỰ TUYỆT TÔNG”.
Còn nữa: Cô nên lên website tìm hiểu xem bộ đội bác Hồ của cô giết nhiều người Việt Nam mình ở huế năm Mậu Thân (1969) như thế nào? Cô là người miền trung mà không biết thí quê lắm lắm. THẬT TỘI NGHIỆP CHO CÔ.
Chỉ còn vài ngày nữa là 2.11. ngày giỗ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tôi xin thắm nén hương để tuởng nhớ người anh hùng vị quốc vong thân. xin post lên đây bài viết của bác sĩ Sĩ NGUYỄN TUẤN ANH như một: VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ!
” Những người muôn năm cũ ,
Hồn ở đâu bây giờ ”
Bốn mươi năm trước,chỉ trong thời gian quá ngắn ngủi mà gia đình họ Ngô nhận lãnh nhiều tai họa,tang tóc kinh tâm vượt xa trí tưởng tượng của quần chúng.Họ Ngô đứt ruột mất ba người con.Những kẻ nhận mình là người Quốc Gia được thúc đẩy bởi khát vọng quyền lực rất bệnh hoạn đã sát hại anh em Tổng Thống Diệm cực kỳ man rợ,mờ ám. Ba người anh em ấy phạm tội ác ghê gớm gì để phải chịu chết thảm ?Phản quốc ư ?Thủ tiêu người khác chính kiến ư ?Tham nhũng của công ư ?Hay kỳ thị địa phương Tôn Giáo ??…
Người ta cứ mãi gán tội cho Tổng Thống Diệm rất tàn ác,đối xử rất nặng tay với những người khác chính kiến…Tôi không bị thuyết phục.Nói đâu xa ,lãnh tụ Đại Việt Cách Mạng đảng Hà Thúc Ký,với chiến khu Ba Lòng võ trang chống lại chính quyền năm xưa,chỉ bị bắt giữ và được đối xử nhân đạo .Tôi làm chứng .Dù có ai dọa giết tôi cũng không nói khác .Cụ Hà Thúc Ký là người tôi rất quí trọng .Nhà cách mạng lão thành này hiện ở Maryland,dù đã ngoại bát tuần vẫn còn theo đuổi lý tưởng và hoài bão một đời .Đọc thêm cuốn “Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm “của Vĩnh Phúc sẽ rõ thêm về cụ Ký ngâm thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ. Nhóm nhân sĩ Caravelle ,với tuyên cáo nảy lửa năm nào có ai bị tra tấn ,đánh đập,thủ tiêu? Xin liên lạc Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên hiện cũng ở Hoa Kỳ,tôi tin ông sẽ kể cho nghe sự thật .Một vài trường hợp đó có lẽ đã đủ rồi.
Bấm vào đọc tiếp
Mô Phật, ông Ngô Đình Diệm theo Kitô giáo, không thích nhang đèn nhà Phật.
Nhân đây, bần đạo giới thiệu loạt bài viết về thân thế, sự nghiệp của gia đình họ Ngô Đình đăng tải trên báo lề phải đề hiểu rõ dòng họ Ngô Đình với đất nước.
“Bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn: Chân tướng của kẻ tàn độc
11:35, 05/02/2013
Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến. Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ…
>> Ngày tháng vật vã chờ thời của anh em họ Ngô
Con đường chạy ngang từ bờ sông An Cựu dẫn lối lên nhà thờ chánh tòa của họ đạo Phủ Cam đã rất nhiều năm lặng lẽ, náu mình trong tiếng chuông rung và lời cầu kinh của những con chiên ngoan của Chúa. Bỗng một ngày trở nên nhộn nhịp đến lạ thường, ngay cả những giáo dân đi lễ nhà thờ lệ thường vẫn khép nép, nay khuôn mặt nào cũng trở nên rạng rỡ, họ nhanh chóng truyền tai nhau cái tin Hoàng đế Bảo Đại đã ban hành quyết định thuận tình đưa Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam để làm Thủ tướng. Người ta nhìn thấy lối vào nhà của “mệ cố” Anna Phạm Thị Thân và đứa con trai mê cờ bạc, đá gà, câu cá… trở nên tấp nập người ra, kẻ vào.
Những kẻ thức thời đó không ai khác là các nhân vật tham gia đảng phái chính trị, những sĩ quan quân đội, cảnh sát quốc gia và cả những kẻ từng có quá khứ theo Việt Minh để tham gia kháng chiến nay vì không vượt qua được những cám dỗ đời thường nên “dinh tê” về thành để đầu hàng theo địch… tất cả những con người “xôi thịt” ấy đều khúm núm đến gõ cửa căn nhà rường cổ để vái chào Út Cẩn.
Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến. Ngày ngày, Cẩn vận áo bà ba lụa trắng, chân đi guốc mộc, miệng bỏm bẻm nhai trầu, luôn mồm ra lệnh để sai khiến người hầu, kẻ hạ… Cứ mỗi lúc cần đến ai đó là ngay lập tức, Cẩn cầm chiếc chuông nhỏ trên tay để rung rung làm hiệu. Rủi cho gia nô nào mà không đáp ứng kịp yêu cầu của Cẩn là cầm chắc bị nhiếc mắng thậm tệ hoặc là đánh đập đến khi nào thấy máu chảy mới chịu buông tay…
Nhiều bậc cao niên am tường về gia đình họ Ngô Đình ở Huế đã nói rằng: Sở dĩ sau khi nắm quyền hành trong tay, ông Cẩn thường có lối sống ngạo mạn, khinh khi với mọi người là vì những tháng năm trước đó, ở Huế không mấy ai thiện cảm với gia đình ông. Những người sống xung quanh nhà thờ chánh tòa Phủ Cam vẫn kể với nhau rằng: Khi ông Ngô Đình Khả bị triều đình An Nam bãi chức. Ông Khả thường mặc đồ màu nâu, quần ống cao, ống thấp, chân đi guốc gỗ và thường đến ngồi trước sân nhà thờ Phủ Cam, miệng lẩm bẩm chửi bới đích danh các vị quan lớn đương triều… Và họ cho rằng, cách hành xử của ông Khả là “thái độ hằn học một cách sống sượng với các vị đại thần, việc làm này biểu thị thái độ căm thù vì quyền lợi bị mất mát, con đường hoạn lộ bị bế tắc…”.
Người con trai cả của gia đình ông Khả là Ngô Đình Khôi, khi đương chức Tổng đốc tỉnh Quảng Nam – một tỉnh lớn thứ hai của triều đình An Nam và của xứ Trung Kỳ cũng là một ông quan ô lại và có tác phong bê bối. Nhiều câu chuyện ông Khôi tằng tịu với vợ con của thuộc cấp và ăn hối lộ kể cả những đồng tiền rất nhỏ, cho đến bây giờ vẫn còn nhiều người nhắc đến…
Thời bấy giờ, những dòng họ có người làm quan to ở Huế như họ Phạm, họ Võ, họ Thân Trọng, Hồ Đắc, Trương Như, Nguyễn Khoa, Tôn Thất… đều coi anh em nhà họ Ngô Đình như người xa lạ, nếu không muốn nói là như kẻ thù. Sở dĩ có tình trạng đó là vì dòng họ Ngô Đình vừa theo đạo Thiên Chúa vừa không xuất thân từ hàng khoa giáp, không có trình độ học vấn cao mà chỉ dựa vào thế lực của các cố đạo và các quan cai trị Pháp để được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ…
Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân.
Vậy là chỉ sau một đêm ngủ dậy, từ một cậu ấm con của ông quan đại thần bị bãi chức, ngày ngày chỉ biết câu cá, đá gà, gái trai, cờ bạc, cây cảnh, chim muông… đã trở thành “ông cậu” – một nhân vật quan trọng bậc nhất trong dòng họ Ngô Đình có mặt ở miền Trung mà hầu hết những người đang sinh sống, làm việc, kinh doanh… trên miền đất ấy đều phải nể sợ. Núp bóng dưới uy quyền của ông anh làm thủ tướng, Cẩn là một kẻ xu thời nên thay đổi khá nhanh, kiểu hống hách của một kẻ có người nhà đứng đầu thiên hạ. Tuy nhiên, cũng không dễ một sớm một chiều mà có thể lột xác được hoàn toàn cung cách và bản chất của một kẻ quê mùa, bặm trợn ấy.
Sau khi ông Diệm nắm quyền, ngôi nhà ở dốc Phủ Cam, nơi Ngô Đình Cẩn đang phụng dưỡng mẹ già được nhà cầm quyền biệt phái đến một tiểu đội lính bảo vệ do đại úy Tôn Thất Độ, người ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà làm chỉ huy. Những sĩ quan và hạ sĩ quan trong tiểu đội này có nhiệm vụ phục dịch trong nhà, làm công tác vệ sinh, chăm lo cây cảnh, chim chóc, đặc biệt là còn phụ trách luôn công việc đồng áng, mùa màng cho mấy mẫu ruộng ở vùng An Cựu và vùng ven của các lăng vua Nguyễn.
Sau này, có một người từng là lính trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình Ngô Đình Cẩn kể lại: Mặc dù trong nhà ông Cẩn, tiền bạc châu báu chất chồng nhưng ông Cẩn vẫn lưu cữu cái tính keo kiệt, bủn xỉn như thuở hàn vi. Vì lẽ đó mà những quân nhân trong tiểu đội biệt phái bảo vệ gia đình ông Cẩn hàng tháng phải chung tiền nhau lại để mua chổi, bóng đèn, vòi nước, gạch đá, dụng cụ làm vườn và rất nhiều thứ gia dụng linh tinh khác… vì đã có lần họ xin ông Cẩn cấp ngân khoản để bảo trì hàng tháng, nhưng đã bị ông ta mắng chửi rất thậm tệ và còn dọa đuổi khỏi đơn vị tác chiến…
Bên cạnh những quân nhân bị đối xử chẳng khác nào những gia nô khác, ông Cẩn còn có một văn phòng quân chính (quân sự và chính trị) do đại úy Minh (một người Công giáo di cư) làm chánh văn phòng để lo việc giấy tờ, thư tín và liên lạc với những người ở bên ngoài.
Giai đoạn này, hàng ngày Cẩn chỉ việc ngồi ở nhà ăn trầu, uống rượu, nhận quà đút lót và tiếp chuyện bọn xu nịnh, bọn đến nhỏ to hiến kế cơ hội để hoạt động, bọn chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước… những cuộc tiếp xúc, giao kèo ấy cũng giúp Cẩn kiếm được tiền, tuy rằng nó vẫn mang tính chất người ta đến với thế lực hậu trường của ông anh thủ tướng. Thông qua sự ngọt nhạt của đám chầu rìa xu nịnh, dần dần Cẩn cũng cảm thấy thích thú và cần thiết phải có thực quyền riêng. Cẩn biết, để khuynh đảo được mọi chuyện ở miền Trung, chẳng còn cách nào khác hơn là Cẩn phải có một vị trí quyền lực chính danh trong bộ máy cai trị của ông anh Ngô Đình Diệm.
Từ đó, Cẩn mới tạo dựng vây cánh xung quanh mình, để làm việc cho mình. Nghĩ là làm, Cẩn lập ngay một dự án tổ chức hoạt động của phe nhóm chính trị, mà thực chất là tổ chức mật vụ trá hình dưới một chức danh do Cẩn đứng đầu “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong và ngoài nước: “để đệ trình lên hai ông anh trai mình là Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Khi hồ sơ, dự án này được gửi vào Sài Gòn để chờ đợi sự đồng ý của hai ông anh trai, thì tại Huế, Cẩn ráo riết thiết lập bộ máy hoạt động riêng không dính líu đến các tổ chức định chế của chính quyền Sài Gòn ở Thừa Thiên và Trung phần.
Bộ máy mật vụ của Cẩn gồm những tên giang hồ, dao búa, những tên sĩ quan khét tiếng gian ác, những phần tử “dinh tê” phản bội cách mạng kháng chiến và cả những kẻ môi giới chính trị… tất thảy kết thành một lực lượng vũ trang trá hình đặc biệt, liên tục tiến hành các hoạt động bắt bớ, thủ tiêu những người Cộng sản, những nhà yêu nước và bất cứ ai dám đối đầu với Ngô Đình Cẩn.
Một mặt, Cẩn cho đám tay chân thân tín rêu rao, tuyên truyền: “Ông cậu có mệnh đế vương. Triển vọng không làm được quốc trưởng thì cũng làm tổng thống sau khi ông Diệm hết nhiệm kỳ”. Cẩn rất khao khát được ông anh thủ tướng thuận tình bổ nhiệm cho cái chức “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước”. Vì chỉ có địa vị của tổ chức ấy mới tạo cho Cẩn một hậu thuẫn vững vàng.
Quyền hành ấy cho phép Cẩn được ban ơn cho bọn tay chân, để chúng hoạt động một cách đắc lực và trung thành, gây ảnh hưởng thanh thế cho Cẩn. Hơn thế, Cẩn cũng nắm được một lực lượng hậu thuẫn đủ mạnh để đối mặt với những khó khăn có thể xảy ra, và một khi Diệm không còn nữa, thì Cẩn sẽ đủ thế lực để ra tranh cử chức vị tổng thống.
Vì Cẩn có công chăm nuôi mẹ già, hương khói cho cha và giữ nhà thờ hương hỏa nên từ giám mục Ngô Đình Thục, tổng thống Diệm, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân cũng đều phải “nể mặt” cưng chiều đôi chút như hồi Út Cẩn còn hàn vi. Chính vì sự cưng chiều đó mà cả Diệm và Nhu đều phải giả câm, giả điếc, mặc cho đứa em ngỗ ngược của mình làm mưa, làm gió, thao túng, đọa đày dân chúng ở miền Trung…
Cẩn cậy thế nuôi mẹ và được bà Anna Phạm Thị Thân hết mực thương yêu. Sau khi ông Diệm ngồi vào ghế tổng thống VNCH… thì Phủ tổng thống nhận ngay được một bức điện tín khẩn được gửi đi từ Huế. Bức điện có nội dung: “Mợ đau thập tử nhất sinh, e không thể qua khỏi mấy ngày nữa…”.
Tin điện khẩn cấp ấy đã khiến ông Diệm phải bỏ dở công việc ở Sài Gòn để bay về Huế thăm mẹ. Khi Diệm đi chuyến phi cơ đặc biệt đến sân bay Phú Bài, thằng em ma mãnh không chịu ra đón như bọn tay chân, việc này làm Diệm trên đường từ sân bay về nhà ở dốc Phủ Cam rất lo lắng. Khi xe về đến cổng nhà, Diệm lại càng lo hơn khi không thấy ai ra đón, cánh cổng chính vẫn đóng im lìm.
Trong khi Diệm chưa biết xử trí thế nào thì Cẩn đã cho người ra nói với Diệm: “Ông cậu cho hỏi, cụ về đây với tư cách tổng thống đi kinh lý, hay là con trai về thăm mẹ, nếu là con về thăm mẹ thì đừng bắt phải mở cửa chính ra đón tiếp”. Nghe xong, Diệm tức đến trào nước mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại, ông ta vẫn theo người nhà đi đường cửa phụ để vào bên trong, đến bên giường bà Thân đang nằm để vấn an. Lúc đó, bà Thân đã nói với Diệm bằng những lời trách móc nhẹ nhàng: “Bấy lâu anh bôn ba, chỉ có thằng út ở nhà với mợ. Khổ sở lắm. Mợ thương thằng út thiệt thòi, mà con không nâng đỡ nó làm mợ tủi buồn”. Diệm ngớ người nói với mẹ: “Thưa mợ! con có mần chi hắn mô?”.
Bà Thân lại thở dài: “Con bây chừ quyền cao tột bực, con cần phải lo cho các em, mà nhất là thằng Cẩn. Nó ít học nhưng có hiếu với mợ lắm. Mợ chỉ mong con đừng làm chi cho em phải buồn phiền”. Nghe mẹ trách móc những chuyện liên quan đến Cẩn. Diệm chợt nhớ đến bức thư cùng dự án hoạt động của “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước” nên thở dài thưa với bà Thân: “Con xin vâng lời mợ, con xin để Út Cẩn làm “cố vấn chỉ đạo miền Trung”. Nói xong, Diệm cúi đầu chào mẹ rồi trở lại Sài Gòn ngay trong hôm ấy.
Lúc còn lép vế, suốt ngày thui thủi bên mẹ già, Cẩn hay bị người đời khinh miệt, nên găm lòng căm giận thề sẽ trả thù, thậm chí Cẩn từng tuyên bố “mai sau nếu có quyền sẽ “thịt” ngay bất cứ ai dám coi thường Cẩn”. Vì lẽ đó mà chỉ một thời gian ngắn sau khi được dựa thế cầm quyền của anh trai Ngô Đình Diệm. Ở Trung phần, Cẩn đã nổi tiếng tàn bạo với các cuộc thanh trừng những người vốn trước đây có hiềm khích với Cẩn.
Khi Cẩn ra tay, tất nhiên những con người xấu số đó một là phải chết, hai là phải sụp lạy dưới chân Cẩn để quy hàng, ví như dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, người Quảng Trị, Giám đốc Hãng thuốc O.P.V. Với lý do trước đó, Thăng là bạn thân của kẻ thù Ngô Đình Cẩn, đồng thời khi Cẩn còn lận đận, Thăng từng chê bai Cẩn là “hạng nhai trầu, dựa thế tên tuổi cha anh mà làm tàng, hàng chánh tổng cày ruộng làm sao đòi lên làm lãnh tụ…”.
Thâm thù như thế, nên khi có quyền trong tay, Cẩn quyết phải trừng trị Thăng bằng mọi giá. Cẩn ra lệnh cho đám thuộc hạ gồm Lê Quang Tung, Trần Thái (Thái Đen) ném lựu đạn vào tiệm thuốc Trường Tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Huế của dược sĩ Thăng. Bị khủng bố, Thăng quá lo sợ, đành phải nhờ người có thế lực môi giới để đến yết kiến với “cậu Cẩn” nhằm mục đích xin tạ tội và quy hàng. Lễ ra mắt là 200.000 đồng bạc, đồng thời Thăng tình nguyện lo việc kinh tài cho Ngô Đình Cẩn để chuộc lại cái tội “nhỡ hỗn láo với ông cậu trước đây”. Sau buổi ra mắt ấy, nhà thuốc Trường Tiền của dược sĩ Thăng được chuyển giao cho người của Cẩn quản lý, còn Thăng thì vào Sài Gòn để tiếp xúc với vợ chồng Ngô Đình Nhu theo sự giới thiệu của Cẩn.
Sau chuyến Nam du ấy, Thăng được chỉ huy ngành xuất nhập cảng thuốc Tây để lo chuyện kinh tài cho anh em họ Ngô. Ít lâu sau, Thăng trở thành một dân biểu tích cực của chế độ Diệm. Sau này, khi gia đình trị họ Ngô bị trừng phạt, Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn, Thăng vẫn được trọng dụng làm cố vấn kinh tài và tích cực xây dựng một quốc hội bù nhìn cho Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, trong lúc ông Thăng đang hăng hái hoạt động thì bị mắc chứng bệnh ung thư mà chết.
Có thể nói rằng, Cẩn là một con người có máu lạnh của một tên đồ tể, vì khi đã trừng phạt thì không bao giờ khoan nhượng một ai. Cũng vì vậy mà cái hỗn danh “bạo chúa miền Trung” trong một thời gian ngắn đã vang xa đến tận nhiều nơi ở vùng Trung phần nghèo khó
Phan Bùi Bảo Thy
@ Thầy Chùa (Phan Bùi Bảo Thy)
Bấy lâu nay ko có giờ để lang thang trên mạng, nên ko vào ĐCV. Hôm nay vào thì thấy ngay comment của ông làm tôi cũng hơi ngứa mấy ngón tay, nên vội vả đánh vài dòng để hầu ông.
Thưa ông “Thầy Chùa (Phan Bùi Bảo Thy)”,
Ông viết về ông Cẩn hay ông viết về ĐCSVN vậy? Đọc comment của ông, nếu đổi chữ “Cẩn” thành chữ “ĐCSVN” thì tôi thấy comment của ông ko sai chút nào. Tôi ko biết ông là ai? Trong comment của ông, ông làm như ông là người sống trong nhà của gia đình họ Ngô vậy? Chuyện lớn nhỏ gì ông cũng biết??????
Theo thiễn nghỉ của tôi, có lẽ ông trong nhóm của Trí Quang/đám loạn tướng/CAM. Ông biết được bao nhiêu về DS Nguyễn Cao Thăng mà ông đề cập ông ta vào đây?!. Nhóm Trí Quang & đám loạn tướng đã tiếp tay 1 phần lớn đưa đất nước VN rơi vào tình trạng “bi đát” như ngày hôm nay.
Xin ông, nếu biết rõ thì hãy viết comment vào đây, còn ko biết thì đừng viết “bậy” làm bẩn mắt người đọc. Thành thật cám ơn ông!
Bần-Nông
@ Thầy Chùa (Phan Bùi Bảo Thy)
Chú thích: Tuy biết rằng ông posted bài viết của Phan Bùi Bảo Thy, nhưng ông posted lên đây mặc nhiên là ông đã cho bài viết của tác giả là đúng, cho nên tôi mới viết phản hồi ông.
Bần-Nông
Bịa đặt là nghề của CSVN.
Những bài như thế này đã lỗi thời, chẳng đánh lừa được ai nữa.
Chỉ những kẻ có đầu không não mới tin Phan Bùi Bảo Thy!
Miệng thì nam mô, bụng thì chứa toàn dao găm!. Sao lại đưa một bài báo của mấy thằng bút nô lề đảng vào đây. Lạ gì mấy thằng bồi bút nầy ” miệng thì rắn độc , bụng thì gươm đao” . Đúng là thầy chùa “lửa”…tởm
Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây
Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.
Cuộc đời cách mạng Bác Hồ
Nâng bi cụ Mác bưng bô cụ Mao
Bác Hồ sống rất thanh đàm
Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!
Thằng Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Người tỉnh thì đã vượt biên
Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng
“Đêm qua mơ thấy Bác Hồ”
Đàn ông mất hứng, đàn bà sẩy thai.
Trẻ con khóc thét phải sài,
Mèo kêu, gà nhảy, lợn nhoài, chó điên.
(Trích)
Thày Chùa hùa với kẻ ác gian
Bịa đặt nói láo nói càn họ Phan
Bảo Thy, Bùi Bảo Thy gì?
Giọng điệu VC vô nghì bất nhân
Thầy Chùa Bảo-Thi. Đã ăn thứ chi mà nói sản vậy. Thờ kỳ Ngô-đình-Khôi làm Tổng-đốc lưỡng-quảng (Nam-Ngãi). Cố Tổng-Thống Ngô-đình-Diệm từ nước ngoài về ẫn-dật sống đạm-bạc trong ngôi nhà (nghỉ mát) của anh (Ngô-đình-Khôi) toạ-lạc trên bờ sông phía bắc cạnh cầu Vĩnh-Điện, quận Điện-Bàn, tỉnh Quảng-Nam. Một thời gian khá lâu. Dân-tình ở xứ Lưỡng quảng rất ái mô gia-đình họ Ngô. Nhất là Ngô-đình-Diệm. Cũng từ nơi đây có câu “Đày Vua Không Khả. Đào mã Không Bài. Hại Dân không Diệm”. Lúc bấy giờ không có sư cạnh-tranh tín-ngưỡng (Chúa-Phật) và Việt cọng nằm vùng lũng-đọan. Dân xứ Quảng chất-phát, ăn cục nói hòn, không cúi lòn nịnh bợ. Thấy bất công, ngang-ngược là lên tiếng tranh-luận, cho nên có tiếng “Quảng-Nam hay cải “
Thế à ? Đã mưu trí sáng tạo, thì tớ sáng tạo luôn.
Ấ a, thuở ấy, nhằm lấy lòng đồng minh, dẫn đường
về Hà lội cướp chánh quờn,
lính bảo vệ chính mắt trông thấy Boác Hù đang lom
khom chùn chụt con chim xanh của lão OSS. Gớm!
À mà sau đó, Kụ Gồ đem dâng cô gái nhio nhiỏ từng
có mặt trong tấm hình Việt Mỹ…cho OSS nó dầy vò…
Ngộ hén…ngoài miền Bắc Chủ Tịch nước …trong miền Nam Tổng Thống cả Hai Vị đứng đầu 2 miền Bắc Nam …mổi Vị theo một Lý Tưởng riêng….mà 2 Vị không khi nào chỉ trích,nói xấu nhau… . Ngược lại loại NGƯỜI có đầu óc nhỏ mọn thì bịa đặc đủ thứ chuyện xấu chụp lên đầu của Hai Vị…!!! . Ghen gét ! ganh tị ! v…v… là : PHƯỜNG gì….???? .
Thì ra mấy con đưa đó sông Hương này ngay nay nhờ bác đảngchúng nó nên đổi đời nên củng học vỏ vẻ năm ba chử lên đây “sủa” theo bầy đàn nửa ư?
Nhưng dù cho có lấy nước củng rửa không sạch cái phường làm …mà nay nhờ đảng đổi đời ,đổi tên .”ttừ nay em sẻ sạch trong như ngoài ” đễ củng ch3 là cách chào hàng ,không nhửng trong nước m2 rộng ra quốc tề như nguyểnminhtriết đả từng đi “tiếp th5 ” quảng cáo…
,,,nhưng dù “con gái vn đẹplắm” thì củng chỉ lớn cái (gì nhỉ?) chớ òn đầu óc thì tỉ lệ NGƯỢC,chỉ bằng óc con “meo meo” thôi.
Không biết viết đơ giản như vây mà “tôn nử thị…” có hiều khong há !
Nhân dịp này , chúng hãy cùng đọc lại những trang Tư Liệu và các sách viết về ô. Diệm , của các nhà sử học Mỹ kỳ cựu James S. Olson & Randy Roberts ,… để biết : Vì sao TT Kennedy lại chửi : Bọn Chó Đẻ …- Sons of Bitches …!
Không biết TT Kennedy có chửi (mà chửi ai) ‘Bọn Chó Đẻ …- Sons of Bitches …!” hay không?
Nhưng tôi rất thương hại cho ‘Trang Nhung – Viện Lưu Trữ Washington’, vì chó đẻ 10 ngày thì mở được mắt, còn ‘Trang Nhung’ đến nay đã mấy chục năm rồi mà mắt vẫn chưa mở được, vì thế mụ không học hỏi được những điều hay, mà chỉ nhớ được chữ ‘chó đẻ’!
Vậy mà cỡ khoảng 50 năm rồi , đám ăn theo cái thây ma chết thảm của gia đình Diệm Nhu , vẫn chưa mở mắt ra được , nên cứ Chí Phèo với thiên hạ đấy !
Đồ khốn kiếp!
Lấy níck Công Tằng Tôn Nữ Nhu M mà viết lách nhảm nhí như ở trên chỉ làm nhơ danh giòng họ “Công Tằng Tôn Nữ”!
Vô tri bất mộ
Vô não bất suy
Bất học vô nghì
Vô tâm bất hảo
Ờ nhị, Mệ Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mỳ họi cụng cỏ lỷ đỏ hỷ, sao thượng để tức chủa chời cụa Trung Kiển ợ nơi mô mà răng đến cửu anh nhem nhà Ngổ, tề? Đệ Tôn Thất Trực Ngôn chạ lời cho hỷ : Thượng Để mắc bận Dzài Dze Dzồi Dzề Dzui Dzẻ Dzới Dzợ Dzợt Dzui !
Tôi thì thấy gia đình họ Ngô có phúc .
Không ai phải đầu thai lại cõi trần khổ ải này nữa.
Đời là bể khổ mà lại cứ muốn con cháu đông đúc cho nó khổ.
Ông Chưng Sơn nói Lổi thời đúng phóc
Đức Hồng Y Carlo Martini nói Công giáo Roma đả “200 out of date ”
CGVN + Tổng Thống Diêm +54 tới 63 …. quá xá lổi thời