WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bức công hàm ngày 14-9-1958

Những năm gần đây một cái công hàm lịch sử gây dư luận xôn xao đang để lại hậu quả của nó làm nhói đau lòng dân tộc Việt vì đã được “nước bạn Trung quốc” ân cần nhắc lại nhưng chính quyền CSVN thì lờ đi như không biết. Lịch sử của tổ tiên ta đã chứng minh chủ quyền của dân tộc mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ấy thế mà chính quyền CSVN đã lên tiếng nói rằng nó là “một phần của Trung quốc theo lịch sử”. Xin hỏi đó là lịch sử nào? Phóng viên Lê Dân đài RFA tìm hiểu qua tra cứu một số văn kiện và báo chí quốc tế trình bày như sau:

“Theo tư liệu của Bộ Ngoại giao Trung quốc thì văn kiện mang tên “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:

“Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung quốc tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels, Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. (?)

“Đến ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung quốc, “trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa…” (RFA online ngày 12-12-2007)

Sau đây xin trích nguyên văn lời công bố của chính quyền Bắc kinh về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền biển đảo của họ vào ngày 4 tháng 9 năm 1958:

“Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung quốc”. (X-cafevn online ngày 5-9-2009)

Mười ngày sau, tức là ngày 14 tháng 9 năm 1958 thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chu Ân Lai một bức công hàm có nội dung:

“Chúng tôi trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.

“Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt bể.

“Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Nguyên bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm đã giải thích bức công hàm này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 và được Thông tấn Xã Việt Nam loan tin ngày 3-12-1992, xin trích như sau:

“Ông nói: “các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thỏ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là thuộc về chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.

“Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt- Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.

“Trong tinh thần đấy thì do tính cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

“Đặc biệt việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng sa cả”. (RFA online ngày 12-12-2007)

Qua sự giải thích và biện minh của ông Nguyễn Mạnh Cầm có câu: “trong tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)” cho thấy rằng chính quyền VNDCCH, mà trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh là chính đã phải cúi đầu công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó 2 năm chính thứ trưởng Ung Văn Khiêm cũng đã công nhận hai quần đảo nói trên thuộc về Trung cộng “theo lịch sử” rồi, làm sao chối cãi?

Trong chuyến đi Bắc Kinh của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc đặc trách đối ngoại và ông ta đã cố tình nhắc lại:

“Tối 28-6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy

vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là đồng thuận.

“Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung quốc tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với thủ tướng Trung quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai”. (RFA online ngày 1-7-2011)

Theo tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội thì chắc chắn rằng theo “đồng thuận” ngầm, Việt Nam đã “bán” hẵn quần đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Có phải đây là sự “đồng thuận” theo như lời của Zheng Zhenhua, phó Giám độc Cơ quan Hoạch định Chính sách thuộc Ban Quan hệ Á châu bộ Ngoại giao Trung quốc đã nói rõ về số phận của quần đảo Hoàng Sa nên đảng CSVN không thể công bố?

“Zheng lưu ý rằng Trung quốc đã chính thức tuyên bố ranh giới khu vực chủ quyền 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi họ tin rằng chủ quyền của họ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn theo Zheng, Trung quốc không làm điều này với khu vực quần đảo Trường Sa, vì Bắc kinh thừa nhận rằng những tuyên bố như vậy tại đây là phức tạp hơn”. (Bí mật VN qua hồ sơ Wikileaks – trang 184)

Sau chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn và công bố “đồng thuận” của Tân Hoa Xã, chính quyền Việt Nam bắt đầu thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung cộng để bảo vệ HS-TS khiến cho những người Việt Nam nghi ngờ một sự “đồng thuận” khuất tất gì đó nên họ đã kiến nghị chính quyền công bố công khai cho toàn dân biết, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn lặng câm. Luật sư Trần Vũ Hải đã nêu lên thắc mắc chung, ông nói:

“Trách nhiệm của Bộ ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung quốc có đúng như quan điểm của Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó…

“Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ: Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng….

“Theo VNExpress bản tin trên mạng ngày 30-6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông Tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương”. (RFA online ngày 1-7-2011)

Nhà ngoại kỳ cựu, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng giải thích về bức công hàm này qua bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, trang 40) với tựa đề “Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung quốc ngày 14-9-1958” được ông Bùi Văn Phú ghi lại như sau:

“Chính phủ Trung quốc tuyên truyền đây là một “bằng chứng” Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung quốc.

“Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ

có một nội dung là ủng hộ Trung quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý. Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung quốc?” (Talawas online ngày 9-14-2009)

Bộ Ngoại giao vẫn im lặng không nói gì đến bức công hàm mà chỉ để Mặt trận Tổ quốc lên tiếng qua báo Đại Đoàn Kết và ở đó thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cũng giải thích một cách lấp liếm như ông Lưu Văn Lợi trong khi ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thừa nhận: “quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết..” còn ông thứ trưởng Ung Văn Khiêm thì nói rằng:“Theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. Có một điều đáng nói là “ lãnh đạo ta” đã vô liêm sĩ và thiếu tinh thần trách nhiệm khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không phải thưộc quyền của mình nên họ đã trơ trẻn nhận vơ là của “đồng chí vĩ đại”. Cả hai ông cớm ngoại giao đã tuyên bố rõ như thế mà còn giải thích quanh co chỉ nhận có hải phận 12 hải lý? Chính vì công nhận 12 hải lý nầy mà Trung cộng đã ngang ngược hoành hành trên vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa mấy năm nay, vậy mà ông thạc sĩ Hoàng Việt viết:

Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH-Trung quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”

“Trung quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung quốc trong tình thế đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối XHCN bấy giờ là cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan…

“Trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữtrong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định đã thừa nhận chủ quyền của Trung quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”….

“Trong công hàm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo HS và TS nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”…(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Luật gia Trần Đình Thu cũng lập luận cùng một giọng điệu với thạc sĩ Hoàng Việt trong Đại Dân Tộc, ông còn cho rằng cái công hàm “nói nôm na giống như một tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối”, thưa ông Thu, ở đây tôi nghĩ không phải vậy, mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng không lường khi mà “nước bạn Trung quốc” đã cố tình chiếm đảo của ta thì chúng ta không thể coi nhẹ cái công hàm ấy được. Qua việc phân trần của luật gia Thu cho chúng ta thấy được cái cảnh bị lệ thuộc thiên triều của Việt Nam DCCH lúc bấy giờ bi thảm như thế nào.

“Theo luật quốc tế, gía trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na như là tiếng vổ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung quốc nói rõ những vùng biển đảo nào thuộc Trung quốc thì khi đó mới có gía trị.

“Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam DCCH đang quan hệ với Trung quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?…

“Tuy nhiên, công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi…

“Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung quốc. Việc nước bạn Trung quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ”. (Đàn Chim Việt online ngày 12-12-2011)

Từ lâu rồi Trung quốc hoành hành trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, ông Thu có thấy được hậu quả tai hại của cái công hàm đó như thế nào không? đối với người vô trách nhiệm thì cái công hàm đó như “một tiếng vỗ tay”, nhưng với ông “bạn Trung quốc” có chủ tâm chiếm đảo của ta thì nó lại khác, nó là một bằng chứng có gía trị vô cùng. Để biện minh cho việc làm ngang ngược của mình trên Biển Đông, Trung cộng đã nhắc lại cái công hàm năm 1958 theo như bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gửi về bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà Wikileaks vừa tiết lộ được nhà báo Ngô Nhân Dụng viết nên bài “Một di sản của Phạm Văn Đồng” lược trích:

“Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc kinh phải giải thích với nước có những hang dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Đồng làm bằng cứ. Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hảng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên Ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Đ/N), phó chủ nhiệm phòng Kế hoạch thuộc Vụ Á châu, bộ Ngoại giao Bắc kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958”. (Người Việt online ngày 13-9-2011)

Trung cộng đã tung hoành như cướp trên vùng biển đảo của ta với biết bao vụ đâm chìm tàu và bắn giết ngư phủ và cái ngang ngược nhất là đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của ta. Trung quốc đã điều biết bao tàu lớn nhỏ uy hiếp, đe dọa nhân dân ta cũng như đưa tàu khai thác dầu khí lớn nhất của chúng vào Biển Đông thì chuyện giải quyết sẽ ra sao?

Mới vừa rồi, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:

“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”. (VNExpress online ngày 25-11-2011)

Với tham vọng bành trướng với quân đông, tàu lớn, súng to của “nước bạn” chúng ta sẽ “dùng biện pháp hòa bình” để lấy lại Hoàng Sa như thủ tướng Dũng vừa tuyên bố, trong khi chúng chiếm của ta bằng máu thì liệu có tin được không?

Đừng nghe những gì ông Dũng nói, ông ta chỉ hô hào suôn để lừa phỉnh và trấn an dư luận, thương lượng bí mật song phương có tính cách “câu giờ” thì chắc chắn rằng Hoàng Sa sau 50 năm Trung cộng chiếm cứ mà không có thưa kiện ra quốc tế theo như lời cảnh giác của luật sư Trần Lâm thì xem như “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Đứng trước hiểm họa vĩnh viễn mất Hoàng Sa và cả Trường Sa nhân dân Việt Nam đã biểu tình phản đối và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã long trọng tuyên bố:

“Được biết tình hình này, một số cựu chiến binh lão thành phẫn nộ: Họ dựa vào công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chứ gì, nếu cần dân Việt nam sẽ xé toạc công hàm đó, gạch chéo lên công hàm đó: quyết định về lãnh thổ mà không có chuẩn y của quốc hội, không trưng cầu dân ý thì chẳng có gía trị gì, dân xé lúc nào cũng được. Dân chúng tôi không bị ràng buộc bởi công hàm đó!”

(Đối Thoại online ngày 13-12-2007)

Thay mặt lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thượng tọa Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Tăng thống ra tuyên cáo về cái công hàm ngày 14-9-1958 xin trích như sau:

“Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội VNDCCH, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại quốc hội này y hệt như quốc hội hiện nay…

“Xem như thế công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng vô gía trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung”. (Thời Luận ngày 17-9-2008)

Theo đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQVN tại Tp Sài Gòn và cũng là nguyện vọng của nhân dânViệt Nam yêu cầu:

“Nhà nước nên tổ chức đối thoại một cách công khai về Biển Đông, trên tinh thần xây dựng, chứ đồng thuận mà không có phản biện chỉ tạo một sự đồng thuận gỉa tạo…Một dân tộc có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất là hiển hách như Việt Nam thì không nên quỵ luỵ trước Trung quốc”. (Bauxite Việt Nam online ngày 19-9-2011)

Đại Nghĩa (Sưu tầm)

© Đàn Chim Việt

 

52 Phản hồi cho “Bức công hàm ngày 14-9-1958”

  1. Đệ Tam says:

    Thực ra chiến tranh VN đã chấm dứt không còn tiếng bom rơi đạn nổ gần 37 năm rồi sao hệ lụy và hậu quã của nó còn tác động tới bây giờ nhửng chuyện có thể nói đơn giản và soàn xỉnh có thể bùng phát bất cứ khi nào ! Nòng súng khói đạn cho dù nguội lạnh từ lâu rồi nhưng lòng người vẩn luôn luôn âm ỉ , nó không có phân biệt giữa VNCH và CSBV mà bao gồm luôn tất cả mọi thành phần có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cuộc chiến !

    Cuộc chiến VN kết thúc có giống như tất cả mọi bên tham gia mong muốn nó xảy ra như vậy không ?
    Chắc chắn là không có ai hài lòng cả ngoại trừ Hà Nội ! Trong cơn men chiến thắng VC có bao giờ nghỉ và quan tâm tới nhửng suy nghỉ cãm xúc của các bên tham gia cuộc chiến không ? Không bao giờ . Vậy những gì đả xảy ra cho VN sau khi chiến tranh chấm dứt . Các bên liên quan họ đả làm gì và đối xử VN thế nào , dạy cho VN 1 bài học 1979 , 1984 , biên giới . 1988 trường sa . Cấm vận trong suốt 20 năm 1975-1995 . Dân Việt rủ nhau chạy trốn khỏi đất nước !

    Đệ nhất thế chiến chấm dứt củng để lại nhiều vết thương cho nước Đức , cảm thấy bị chà đạp xúc phạm đối xử bất công , đó củng là nguyên nhân để thế chiến thứ hai tiếp nối xảy ra. Họ củng tìm cách liên minh liên kết với các nước cùng ý tưởng để làm xoay chuyển trật tự thế giới !

    Rất may ý tưởng này nhanh chóng đã bị dập tan và sau khi tàn cuộc chiến . Đức và Nhật nhận được sự trợ giúp tận tình của Mỹ và đồng minh tái thiết Quốc Gia và đối xử công bằng nên bao nhiêu năm sau chiến tranh không có sự thù hằn và hiềm khích giữa 3 quốc gia này , mọi người đều vui vẻ phát triển đất nước tới tột bật :) everybody happy :)

    Nó khác xa cuộc chiến VN ! Còn tiềm tàng nhiều bất ổn rất khó nắm bắt , bởi vì mọi phía không có ai cảm thấy thoải mái an tâm với nhửng gì mình được và mất !

  2. Viet says:

    Gửi bạn Đại Nghĩa!

    Bạn nói:”Trong khi nhà nước bưng bít thông tinn vì đã “đồng thuận” theo như Tân Hoa xã đã nói cũng như trong công điện của Đại sứ Mỹ mà Wikileaks đã nói đến.”

    Xin trả lời bạn là tại thời điểm này, ông Đại sứ Mỹ nhận định như vậy nhưng sau đó và cho đến nay, ông ta đã nhận định thay đỏi rồi (tôi xin khất bạn bằng chứng này vì đang tìm).

    Trước hết xin hỏi VN đã đồng thuận những gì có hại, bạn có thể dẫn chứng cụ thể được không?

    Tôi nghĩ rằng gần đấy có nhiều ý kiến cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trong vừa mới kí với Hồ Cẩm Đào bản thỏa thuận 6 điểm là bán nước, là có hại cho VN? Tôi thì không cho là như vậy, xin đưa ra phân tích cụ thể như sau:

    6 nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc
    1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
    2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
    3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
    Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
    4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
    5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
    6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển./.

    Lời Bình:

    Tai diều 2 có câu: “..Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,”
    và tại điều3 có câu: “…Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

    Như thế là TQ đã công nhận “luật biển QT 1982″ và chấp nhận “đàm phán đa phương” rồi còn gì. Từ trước đến này, TQ vẫn khăng khăng phản đối 2 vấn đề này đấy thôi, nay đã công nhận thì đây là thắng lợi tuyệt vời cho VN nói riêng và cho cả khu vực và thế giới nói chung, đúng không ban?

    Ngoài ra những thỏa thuận khác nói tuy dài dòng nhưng chỉ là xã giao và “vô hại” mà thôi. Sao lại cho là “đồng thuận bán nước” được?./.

    • Trúc Bach says:

      viet says :

      “Tai diều 2 có câu: “..Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,…..Như thế là TQ đã công nhận luật biển QT 1982..″

      - Không có cái dại nào bằng cái dại này ! Đúng là thằng Tầu nó bảo nó sẽ dựa vào luật biển 1982, nhưng lại áp dụng cho cả những phần đảo HS-TS mà VNDCCH năm 1958 đã thừa nhận là “của Trung Quốc”, vì vậy dù có áp dụng luật biển 1982 thì vùng lãnh hải đặc quyền của TQ nếu tính cả HS-TS thì vẫn chính là cái “lưỡi bò” hay còn gọi là “đường 9 đoạn đấy” , ông viet ạ !

      Trích :”và tại điều3 có câu: “…Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị” .

      -Có đui mới không thấy câu “hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”

      Đã ghi rõ là “hai bên giải quyết” thì làm sao gọi là “chấp nhận đàm phán đa phương” ? Đúng là trí tuệ có vần đề rồi !

      Chỉ có những anh thiểu năng hoặc “lú như Trọng” thì mới không thấy cách chơi chữ trắng trợn này của hai thằng lưu manh mà thôi !

      Nhiêù khi thấy ông viet, ông tan…. viết lách tràng giang, vừa dài lại vừa dở…muốn góp ý, mở mang cho các ông, nhưng lại ngại rằng : Không biết các ông có hiểu gì không ?! Nên thôi .

      • Tan says:

        Trúc Bach says:

        -Có đui mới không thấy câu “hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”

        Đã ghi rõ là “hai bên giải quyết” thì làm sao gọi là “chấp nhận đàm phán đa phương” ? Đúng là trí tuệ có vần đề rồi !

        Thưa ông Trúc Bạch, ông Trúc Bạch đúng là ” vừa mù lại vừa ngu, cái câu của người ta đầy đủ là :”“…Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

        Để tôi giảng cho ông nghe câu này nghĩa là gì nhé! Nó nghĩa là : Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị” tức là áp dụng với Hoàng Sa, vì ở đây chỉ có 2 nước VN và TQ tranh chấp mà thôi, không liên quan đến nước nào khác thì đàm phán song phuơng.
        Vế thứ 2 là “Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.” tức là áp dung đối với Trường Sa cần phải bàn với các nước có liên quan khác vì còn có các nước khác cũng đòi chủ quyền ở đây (gồm Đài Loan, Philipine, Brunei, Malaysia) thì phải bàn với những nước này.
        Ngoài ra vùng biển còn liên quan đến vấn đề đường vận chuyển đi lại trên biển quốc tế nên còn phải bàn với các nước khác nữa như Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, ….

        Như thể không là “đa phương” thì là cái gì? Chưa biết ại là “thiểu năng ” đâu thưa ông ?

        Còn vấn đề luật biển 1982 là để công nhận vùng đác quyền KT 200 hải lý của Ta và cũng là đánh dấu chấm hết cho cái gọi là “đường lưỡi bò” ông hiểu không?, giải thích như ông ở đây có thể nói người có óc bằng “bã đậu” người ta cũng không ngu như ông đậu?

      • Trung Kiên says:

        Tôi phản đối bạn Tân khi viết rằng…

        …ông Trúc Bạch đúng là ” vừa mù lại vừa ngu, cái câu của người ta đầy đủ là :“…Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

        Viết lách như thế là miệt thị và xúc phạm bạn đọc nặng nề, trong khi chính bạn Tân đã không lý giải được những câu viết trên, do vậy theo tôi, bạn Tân đang miệt thị và sỉ nhục chính mình, vì các lý do sau đây:

        1) câu: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị

        Ý tưởng trên của TQ không hề mới mẻ gì, nó đã được lập đi lập lại cả hàng chục năm nay! Đấy là “chủ trương” của TQ, họ cố tình “tách riêng” để ăn hiếp VN, mà lãnh đạo csvn thì đã quá tin vào “16 chữ vàng và 4 tốt” (tôi thường nói “vàng dẻo” và “tốt đểu” của TQ) nên đã bị TQ lừa gạt và uy hiếp!

        Đàm phán riêng giữa VN và TQ đã làm cho VN bị mất khá nhiều đất (qua hiệp định biên giới năm 1999) và mất hàng chục ngàn km2 biển (qua hiệp định lãnh hải năm 2000)…

        2) Đa phần Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc Biển Đông) là của VN, TQ đã dùng vũ lực đánh chiếm, họ chỉ muốn đàm phán riêng rẽ với VN để cướp được nhiều chừng nào hay chừng nấy, hoặc là đã cướp được 10, chỉ cần trả lại 1 sẽ làm hài lòng nhà nước VN. Điều làm cho nhiều người Việt bức xúc là nhà nước csvn cho đến nay vẫn che dấu như mèo dấu kít. Những thông tin được tiết lộ ở trên chỉ là chung chung, không có chi tiết!

        3) Cũng chính vì thế mà TQ không muốn quốc tế hoá để giải quyết Biển Đông, vì quyền lợi VN là chính (mà TQ chỉ muốn giải quyết riêng rẽ) phần còn lại ít hơn và liên hệ với các nước nên TQ sẽ đàm phán cách khác…

        Nếu giải quyết theo cách “quốc tế hoá” thì VN chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhiều nước, điều mà TQ không hề muốn!

        4) Nếu thực sự TQ tôn trọng “Luật Biển 1982″ thì họ đã không;

        Đánh chiếm Trường Sa ngày 14/3/1988!

        Bạn Việt và Tân nên suy nghĩ kỹ để nhận ra điều này, tất cả những thông tin mà các Bạn trích dẫn (ở trên) chỉ là để che mắt và đánh lừa những người nhẹ dạ, cả tin mà thôi!

        Thiết nghĩ, những ai quan tâm đến TỔ QUỐC và DÂN TỘC thì phải biết tôn trọng sự thật, cùng nhau góp ý thảo luận nghiêm túc, góp phần bảo vệ đất nước, không nên vì chính kiến, đảng phái, quyền lợi cá nhân mà chối bỏ sự thật,… miệt thị người khác để bênh vực cho tập đoàn lãnh đạo csvn, vừa hèn nhát, vừa bán nước hại dân!

        Tôi đồng tình với góp ý của tác giả Đại Nghĩa với bạn Việt ở trên!
        (Đại Nghĩa says: 03/01/2012 at 01:07)

      • Bannong says:

        Tôi thấy ban TK lập luận giống hệt ông Trúc bạch. Bạn TK cứ cắt xen câu chứ lung tung, lí luận rắm rối chẳng đâu vào đâu cả. Nói để bạn tự suy nghĩ thôi chứ tôi không hề muốn tranh cãi với bạn vì xem cách lập luận lung tung của bạn thì ‘vô phương cứu chữa” rồi. Tranh cãi làm gì vô ích.

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn Bannong

        Quan điểm giống nhau là chuyện bình thường. “Đối Thoại Dân Chủ” mà có nhiều người cùng quan điểm thì càng dễ đi đến “đồng thuận”, không phải tranh luận nhiều, Bạn đồng ý chứ?

        TK chỉ trích dẫn “những đoạn, hay câu chữ” cần bàn luận, nếu Bạn không đồng quan điểm thì xin phản biện, tôi rất mong điều này để học hỏi thêm, vì chỉ có thế chúng ta mới làm sáng tỏ sự việc và giúp nhau nâng cao tri thức, nhận định chuẩn xác hơn….

        Còn nếu Bạn viết khơi khơi như trên thì “vu vơ” quá, rối rắm ở điểm nào?

      • Trúc Bach says:

        Đành phại hạ mình mà nói chuyện với anh tan thêm một lần :

        Tan viết :
        “:Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”

        – Hỏi anh tan rằng : cái ” biển giữa VN và TQ” đang tranh chấp đó là biển nào ? Có phải là Biển Đông của VN không ?

        Nếu anh trả lời là “không!” thì xin miễn bàn vì xin lỗi – tôi trả lại cầu “vừa mù lại vừa ngu” cho anh và các đồng chí của anh .

        Nếu anh trả lời là cái vùng biển đang đề cập đó là Biển Đông của VN thì – xin lỗi – các anh lại càng mù vàng càng ngu – vì tại sao Biển của VN mà lại “hai bên đàm phán hiệp thương và hữu nghị” ?

        Câu văn rõ ràng ngụ ý là vấn đề biển Đông của VN là vấn đề giữa VN và TQ, chỉ bàn thảo “song phương” (hai bên) và sẽ không cho bất cứ một quốc gia nào khác (không liên can – ý nói Mỹ và quốc tế) “nhúng mũi vào” (cách nói của bọn đại Hán).

        Trong khi các nhà tranh đấu trong nước và những người VN yêu nước đang cố gắng “thuyết phục” (hay kiến nghị) đảng csVN kéo Mỹ (và quốc tế) (*) vào vấn đề Biển Đông để tạo thế mạnh cho VN thì đám cẩu nô tài (các anh) và bọn “vừa mù lại vừa ngu” đi cổ võ cho một cuộc “đàm phàn hai bên giữa VN và TQ”.

        Còn câu :”Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác” ý nói là các vùng biển chung quanh những hòn đảo nhỏ do các nước khác là Phi, mã hay Brunei đang giữ, và cũng hàm ý rằng sẽ chỉ “đàm phán song phương” với từng nước mà thôi

        (*) Mỹ đang “gài” vần để Biển Đng của VN vào cái “quyền tự do thông thương trên biển của Mỹ” để có cớ can thiệp hầu giúp các quốc gia trong vùng thoát khỏi sự đàn áp, bắt nạt của Tầu, và câu “Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.” cũng với dụng ý nhắc khéo Mỹ rằng “nếu Mỹ cũng có liên can vì “quyền lợi trên biển của Mỹ” thì cũng sẽ có “đàm phán song phương” .

        Đã bảo là hai thằng lưu manh Việt cộng và Trung cộng dang chơi chữ mà !

        Than ôi ! đất nước còn những người như tan, viêt, cuulong, bds….thì VN bị Hán Hóa là cái chắc !

      • Trúc bach says:

        Không biết các anh tan và anh Bannong hiểu thế về câu “…Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

        - Các anh cho đó là hàm ý “đa phương” ư ?

        -Các anh lầm rồi, nó hàm ý rằng: nếu có tranh chấp với các nước nào khác thì cũng sẽ “hiệp thương” (tay đôi) với từng nước đó thôi.

        Tóm lại, câu văn trên phải được diễn dịch thế nay :

        - Vấn để Biển Đông (tầu gọi là Biển Nam Trung Hoa) sẽ đàm phán song phương (hai bên) giữa VN và TQ, còn nếu có các tranh chấp với các nước khác thì sẽ hiệp thương với (từng) các nước đo.

        Nếu anh tan không tin thì anh có thể đem câu văn mà anh hí hưng trích dẫn ở trên đi hỏi các nhà ngôn ngữ học, văn học xem họ giải thích thề nào nhá !

        Rõ khổ, tranh luận với các anh sao mà đau cái đầu…gối quá !

  3. Viet says:

    Gửi bạn Đại Nghĩa!

    Bạn nói:”Trong khi nhà nước bưng bít thông tinn vì đã “đồng thuận” theo như Tân Hoa xã đã nói cũng như trong công điện của Đại sứ Mỹ mà Wikileaks đã nói đến.”

    Xin trả lời bạn là tại thời điểm này, ông Đại sứ Mỹ nhận định như vậy nhưng sau đó và cho đến nay, ông ta đã nhận định thay đỏi rồi (tôi xin khất bạn bằng chứng này vì đang tìm). Trước tiên bạn hãy xem chính người TQ đánh giá về VN ra sao nhé:

    ‘Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc’
    BBC – Cập nhật: 05:19 GMT – thứ ba, 16 tháng 8, 2011
    Truyền hình Trung Quốc vừa có một số chương trình phân tích các hoạt động nâng cấp năng lực hải quân của Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng mua tàu ngầm từ Nga.
    Kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc mới đây trong chuyên mục ‘Trọng tâm Hôm nay’ dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia: Chuẩn đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam.
    Chương trình bắt đầu bằng đoạn video ngắn giới thiệu việc Hà Nội bỏ 3,2 tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30 MK2V của Nga.
    Theo Chuẩn đô đốc Doãn Trác, các hợp đồng mua bán vũ khí này bắt nguồn từ ba lý do chính. Lý do đầu tiên là các nước trong khu vực Biển Đông hiện đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, và Việt Nam nay có khả năng tài chính để tăng chi tiêu quốc phòng.
    Lý do thứ hai, theo ông Doãn, là Việt Nam dè chừng hiện diện của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong khu vực.
    Lý do thứ ba, quan trọng hơn cả, là Việt Nam tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong các tranh chấp về lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chuyên gia Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam luôn áp dụng cách tiếp cận một mặt mong muốn hòa bình để duy trì quyền lợi nhưng mặt khác lại tăng cường năng lực quân sự để mở rộng quyền lợi khi có dịp.
    Ông Dương nói trên CCTV: “Việt Nam có thể ngăn cản được các quốc gia lân cận khác ở Biển Đông nhưng đã quá tự phụ nếu cho rằng có thể cản bước Trung Quốc”.
    Đe dọa ở Biển Đông
    Câu hỏi mà chương trình truyền hình Trung Quốc đặt ra là việc Việt Nam trong tương lai có trong tay các tàu ngầm và chiến đấu cơ sẽ thay đổi cục diện ở Biển Đông như thế nào.
    Chuẩn đô đốc Doãn nhận định rằng tàu ngầm tấn công lớp 636 có thể là “đe dọa nghiêm trọng” (cho Trung Quốc) tại Biển Đông.
    Ông Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam đã chọn một khu vực tấn công tàu ngầm ở eo biển Malacca để tập luyện chiến lược.
    Ông nói: “Eo biển Malacca là đường thủy tối quan trọng đối với các nước, như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
    “Tấn công tàu ngầm tại đây sẽ gây tác hại vô cùng nghiêm trọng cho tất cả các nước.”
    Các chuyên gia cũng đề cập tới khả năng tham gia tranh chấp Biển Đông của các quốc gia bên ngoài như Nga và Hoa Kỳ.
    Chuyên gia Dương Hy Vũ Lu nhận định rằng chính sách của Việt Nam luôn luôn là lôi kéo Nga và Mỹ vào tranh chấp Biển Đông; và không chỉ hai nước này mà càng nhiều nước lớn càng tốt nhằm kiềm chế Trung Quốc.
    Ông Phùng Quang Thanh nói sáu năm nữa Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm
    “Đây là chủ ý của Việt Nam, nhưng làm như vậy không khác nào đùa với lửa.”
    Ông Dương nói: “Chính sách này không chỉ làm căng thẳng thêm tình hình khu vực, mà còn có hại cho chính Việt Nam”.
    Chuyên gia này phân tích rằng cả Hoa Kỳ và Nga đều muốn đặt căn cứ tại Việt Nam, nhưng quyền lợi của hai nước này lại mâu thuẫn nhau và do vậy, Việt Nam khó có thể dung hòa quan hệ với cả hai cùng một lúc.
    ‘Lôi kéo Ấn Độ’
    Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Việt Nam cũng đang tích cực lôi kéo Ấn Độ tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
    Chương trình của CCTV nói Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, từng mời Ấn Độ lập cơ sở thường xuyên tại Nha Trang.
    Chuẩn đô đốc Doãn nhận xét Việt Nam chọn Ấn Độ vì hai lẽ: trong khi Mỹ đang khủng hoảng kinh tế, Ấn Độ là quốc gia đang lên và có thể có điều kiện đầu tư quân sự vào Việt Nam. Lẽ thứ hai, Việt Nam vẫn còn dè chừng Mỹ, quốc gia cựu thù, vốn có thể hậu thuẫn một cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền Hà Nội. Ấn Độ thì không gây quan ngại này.
    Không chỉ CCTV-4, môt số kênh truyền hình khác của Trung Quốc cũng làm chương trình về kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam, cho thấy đây là chủ đề quan tâm lớn của dư luận trong nước Trung Quốc.

    Lời Bình: Liệu như thế này có phải VN “đồng thuận” với TQ hay không?

  4. Cho em đi says:

    Chính sách và chiến lược của Hà Nội hiện tại để đối phó với TQ nhìn bề ngoài có vẻ lên gân lắm với anh hàng xóm phương Bắc bên trong nước củng ráo riết chuẩn bị tập trận bắn đạn thật không chỉ ở dưới nước mà còn trên bờ nửa sắm vũ khí hiện đại rồi máy bay tàu chiến tàu ngầm loạn xí ngầu cã lên

    Ngoại giao thì liên kết hết nước này đến nước kia nào là hợp tác chiến lược , hỗ trợ lẩn nhau , liên minh tổ chức quốc phòng Á Châu , và còn nhiều thứ nửa !

    Không biết VN có nghỉ rằng hợp tác như thể là rất tốt đấy và là con đường chọn đúng theo tình hình đang xảy ra hiện nay . Nhưng có một điều rất quan trọng mà VN không để ý , hay tại vì quá mãi mê tìm kiếm đối tác để xây dựng nên quên hết mình là ai ?

    Dù sao gì VN cũng còn là một nước Cộng sản đó là sự thật , nhửng nước VN làm đối tác không có nước nào là CS cả , vậy có bao nhiêu phần trăm khi có sự cố xảy ra nhửng nước đó nhảy vào can thiệp hay họ để cho TC tự quyền xâm chiếm . Đến lúc đó họ liên kết lại với nhau để tuyên chiến với TQ
    Như vậy chẳng khác nào VN đã tự mình chui đầu vào nhửng chuyện đả bị người ta bố trí hết rồi , làm sao mà tránh khỏi thảm họa chiến tranh , có phải vậy không ?

    Tình hình nhìn qua có vẻ thấy sáng làm tốt công việc lắm , nhưng cái đuôi VN vẩn là CS nguyên chất
    Mà Mỹ thì cầm đầu các nước hợp tác chiến lược với VN ! Đừng có quên rằng lịch sử luôn tái diển đấy nhé , có thể xoay qua trạng thái khác từng nhân vật diển viên hoán đổi không ngừng trong trái đất xoay tròn này !!!! :•(

    • viet says:

      Bạn nói rất đúng, đương nhiên là CSVN sẽ không hoàn toàn theo Mỹ để chống CSTQ 100%, họ chỉ hợp tác với Mỹ vừa đủ để TQ không thể làm gì được họ mà thôi. VN vẫn hợp tác với TQ ở nhiều lĩnh vực khác nhau còn chỗ nào mâu thuẫn thì vẫn cương quyết tranh đấu. Với một thằng hàng xóm không lồ ngay sát vách, không thể nào tránh được, vẫn phải “sống chung với lũ” mà thôi. Ngay như Ấn Độ, cũng từng đánh nhau với TQ, cũng bị TQ cướp đất, đến này tuy vẫn “hằm hè” nhau nhưng vẫn “hợp tác” với nhau nhiều lĩnh vực. Thế giới ngày nay là như vậy. Cùng chung sống, cùng đấu tranh và cùng hợp tác…không còn cái “chiến tuyến” như thời “chiến tranh lạnh” xưa nữa. Công sản và Tư bản vẫn cùng tồn tại. CS chỉ mất đi khi chính nó tự tiêu diệt nó mà thôi. Mỹ và phương tây chỉ có thể tác đông vào nó chứ không thể tiêu diệt được nó đâu. Có câu nói nổi tiếng :’”Không ai có thể tiêu diệt được CS trừ phi chính nó!”

      • Trung Kiên says:

        Đồng ý với câu này của bạn Việt;

        CS chỉ mất đi khi chính nó tự tiêu diệt nó mà thôi. Mỹ và phương tây chỉ có thể tác đông vào nó chứ không thể tiêu diệt được nó đâu. Có câu nói nổi tiếng :’”Không ai có thể tiêu diệt được CS trừ phi chính nó!

        Đúng vậy, vì thế người Việt Nam cần phải nâng cao tri thức và nhận thức để biết rằng;

        Công Sản chính là TỘI ÁC, GIAN DỐI, LỪA PHỈNH và VÔ NHÂN như:

        Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu

        …đã khẳng định;

        2. Các chế độ cộng sản toàn trị từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ trước, và hiện vẫn còn cầm quyền trong nhiều quốc gia trên thế giới, hết thảy đều có đặc điểm là vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền. Những vi phạm này khác nhau tùy theo văn hóa, quốc gia, giai đoạn lịch sử và bao gồm các vụ ám sát và xử tử cá nhân lẫn tập thể, chết trong các trại tập trung, bỏ đói, lưu đầy, tra tấn, lao công nô dịch và các hình thức khác như khủng bố thể lý hằng loạt, bách hại dựa trên chủng tộc hoặc tôn giáo, vi phạm tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí, cũng như thiếu đa nguyên chính trị….

        Càng nhiều người Việt Nam mở mang tri thức, hiểu biết những điều trên đây thì càng thêm sức ép, tác động…và thức tỉnh những người Cộng Sản, những người “thưc tâm” thương nước thương nòi…đứng lên tiêu diệt những kẻ bán nước hại dân…

        …đúng với câu : “chính nó tự tiêu diệt nó”, và từ đó VN sẽ có DÂN CHỦ – TỰ DO!

      • Bannong says:

        Trung Kiên nói : “…chính nó tự tiêu diệt nó”, và từ đó VN sẽ có DÂN CHỦ – TỰ DO!”

        Vấn đề là đến bao giờ “chính nó sẽ tiêu diệt nó? Nếu xã hội VN mà còn nhiều cái kiểu người chống CS mù quáng, không hiểu cái yếu, cái mạnh của CS mà cứ nhắm mắt cho rằng CS xấú và yếu toàn diện như ông Trung Kiên, ông Trúc bạch thì còn lâu, lâu lắm CS, nó mới “tự tiêu diệt” mình. Có thể nói là “đến mùa quít”?. Người ta nói “biết địch biết ta – trăm trận, trăm thắng” Nhưng với loại người như TK, TB… thì “địch cái gì cũng xấu, ta cái gì cũng tốt” và tất yếu sẽ chỉ nhận được những cái “thất vọng” mà thôi. Đáng buồn thay cho cái “dân trí ngắn!” ./.

      • Trung Kiên says:

        Đừng nóng ông bạn ơi!

        Cái gì đến chắc chắn nó sẽ đến “chính nó tự tiêu diệt nó” sớm hay muộn còn tùy vào sức ép của nhân dân nữa, ép mạnh thì nó sẽ mau chóng, mà ép nhẹ thì nó sẽ kéo dài thời gian!

        Đâu ai có thể ngờ rằng Liên-Xô và khối CS-Đông Âu sụp đổ?

        Thế mà nó đã đổ cái rụp trong một thời gian ngắn đấy, Bạn không thấy sao???

      • Austin Pham says:

        Chống cộng là sáng suốt chứ mù quáng gì? Mù và quáng thì đâu có Cam giả mù sa mưa giựt dây, đóng tuồng chèo, khai man lý lịch đến vài trăm bận, tự tung tự hứng trên mọi diễn đàn. Không c6àn phải sợ hải, cái gì phải tới sẽ tới, tới rất đẹp. Lo chuyên tu khóa xe ôm đi để lở mất việc thì khổ. Ờ, nhớ học tiếng Anh nghen để chở…..Mỹ.

  5. Trúc Bach says:

    - Ông Thiệu có một câu thật hay :

    “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm !”

    - Vậy để xem “người cs chân chính” Hồ Chí Minh nói gì ?:

    “Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một ; Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi !”

    - Và để xem những gì mà “người cs chân chính” Hồ Chí Minh đã làm ? :

    - Đó là mang một phần đất nước VN mà ông ta nói “là một” kia dâng cho Tầu để đổi lấy súng đạn “giải phóng” miền Nam. hoàn thành tốt nghĩa vụ mà “Quốc tế cộng sản” đã giao phó cho ông trong bước đầu của tiến trình “Dắt Năm Châu Đến Đại Đồng” .

    Việc Hồ Chí Minh chỉ thị Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và 85% Biển Đông là “của Trung Quốc” , Đối với Hồ Chí Minh và đồng đảng chỉ có thể mang một trong hai ý nghĩa (hoặc cả hai):

    - 1/ Đúng HS-TS -Biển Đông và Việt Nam “Là Một”, thế nhưng trong thế giới CS thì VN và TQ, hay bất cứ một “tổ quốc XHCN” nào khác trong khối cs lại cũng “Là Một” mà cái “là một” này lại “vĩ đại” hơn; nên việc HS-TS-Biển Đông “dưới sự quản lý của ta hay của bạn” cũng không có gì khác biệt (vì cũng “là một”)

    - 2/ “Nước VN Là Một”, nhưng những gì trong “vùng địch tạm chiến” thì không còn phải là của VN nữa, cho nên thà để cho TQ “chiếm” còn hơn là để “Ngụy quyền Sàigon” chiếm . (đây là câu nói của đám lãnh đạo csVN khi Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa)

    Nếu thế thì câu nói “chân lý” của Hồ Chí Minh chỉ là để mỵ dân theo phong cách “Nhổ ra rồi lại liếm vào như…chơi” của “Người” mà thôi (có khi chưa kịp nhổ thì “người” đã vội vàng nuốt lại ngay)

    Có câu “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, cho nên cho dù có một nghìn cái miệng của các “trí thức xhcn” và đám lâu la cũng không lấp liếm nổi cái tội bán nước của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và đám họ Lê noi gương Lê Chiêu Thống là : Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu., Lê Hồng Anh….. và bầy đàn hậu duệ của chúng sau này .

  6. Đại Nghĩa says:

    Tội rất mừng là đã gặp được một người bạn đã giải bày tâm sự. Tôi xin phép tuần tự trình bày 3 vấn đề mà bạn đề cập tới:
    1- ” TQ không thể dùng cái công văn của ông Đồng để làm bằng chứng cho TQ công nhận chủ quyền HS được”.
    Chắc hẳn bạn Viet đã biết rằng TC muốn lấy HS-TS và chúng đã lấy bằng máu, tham vọng của chúng toàn thế giới ngày nay ai cũng biết. Chúng ta không thể thương lượng để lấy lại một cách hòa bình được đâu nhất là TC không chịu đưa ra toà án quốc tế, chúng chỉ chỉ dùng pháp lý của kẻ mạnh, chúng ta dù có trăm ngàn tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền cũng không bằng tàu to súng lớn của kẻ xâm lược. Bức công hàm ấy không có gía trị với kẻ điêu ngoa chớ có gía trị với kẻ cường quyền.
    2- “Nếu như ông Đồng không viết công văn này mà viết công văn phản đối lúc đó thì TQ còn làm cho ta tệ hại hơn nhiều, có khi mất nước từ lâu rồi như trên tôi đã nói. Đã bảo là hoàn cảnh bắt bưộc, ta đành chịu cái “thiệt hại nhỏ nhất” mà thôi”.
    Cho đến ngày hôm nay tôi mới thấy được cái khổ nhục của đảng CSVN phải gánh chịu sức ép nặng nề của đồng chí vĩ đại. Bao nhiêu năm liên kết với đồng chí để giải phóng dân tộc khỏi ách Tây để mang ách Tàu nặng đến thế. Không biết đến ngày nay thật tình đảng CSVN có nhận ra được cái sai lầm là đã cam tâm làm chư hầu cho đế quốc mà hơn một ngàn năm đô hộ nước mình, CSVN có biết chăng truyền thống Việt-Tàu là truyền thống xâm lăng chứ không phải là truyền thống hữu nghị như đã từng nguỵ ngôn. Đọc đoạn này của bạn Viet, tôi rất thông cảm cái tình cảnh “nô lệ” của “lãnh đạo ta lúc bấy giờ”. Tôi còn nhớ trước đây có một câu chuyện đấu lý giữa hai anh lính của hai miền Nam – Bắc qua vô tuyến ở Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa(1972). Câu chuyện được kể là anh bộ đội miền Bắc nói anh lính miền Nam là đánh giặc thuê tay sai của đế quốc Mỹ, còn quân cách mạng thì là đồng chí anh em với Trung quốc vĩ đại. Anh lính VNCH nói rằng bây giờ tôi nói: Đả đảo đế quốc Mỹ anh có dám nói Đả đảo đế quốc Trung cộng không? Thế thì anh bộ đội im lặng vô tuyến!
    2- “Bạn bảo VN chưa có phương cách cứu chữa là chứng tỏ bạn không theo giỏi sát tình hình thời sự Quốc tế”.
    Thưa bạn Viet, tôi có theo giỏi tình hình quốc tế không thì không cần lắm, điều quan trọng là những gì liên quan tới Việt Nam là tôi cố gắng tìm biết, vì “VIỆT NAM TRONG TRÁI TIM TÔI”. Tôi đã từng viết nhiều bài về tình hình đất nước của chúng ta hiện nay như thế nào. Tôi đã từng theo giỏi những cuộc biểu tình chống Trung cộng để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của những nhà trí thức, thanh niên sinh viên bị đánh đập như thế nào. Họ đi biểu tình chống Trung quốc là họ hổ trợ cho chính phủ trong những cuộc thương lượng trên bàn hội nghị với Trung cộng, đó là hành động chính trị mà bất cứ ở cuộc thương lượng nào cũng cần đến. Chắc bạn Viet còn nhớ trước đây CSVN đã khai thác việc biểu tình của nhân dân để hổ trợ cho cuộc hội đàm ở Paris. Ngay nay tại sao CSVN lại đàn áp, bắt người biểu tình chống Trung cộng được công nhận là yêu nước? Điển hình mới đây CSVN đã bắt giam và đưa đi cải tạo một công dân yêu nước là bà Bùi thị Minh Hằng (xin hảy đọc bức thư “Gửi chủ tích nước Trương Tấn Sang” về trường hợp của bà Bùi thị Minh Hằng ở trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 1-1-2011 và nên nghe lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi trên đài BBC cũng ngày nầy. Trong khi nhà nước bưng bít thông tinn vì đã “đồng thuận” theo như Tân Hoa xã đã nói cũng như trong công điện của Đại sứ Mỹ mà Wikileaks đã nói đến. Nhân dân ủng hộ nhà nước thì bị nhà nước bắt vậy mà trên báo Tuổi Trẻ online lại đưa bài “Giải pháp đòi lại Hoàng Sa” có câu: “Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rọng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới”. (Tuổi Trẻ online ngày 28-11-2011). Đảng CSVN đang áp dụng phương pháp “Bà con đừng có NO, để nhà nước NO”.

    • viet says:

      Thưa bạn Đại Nghĩa: Về các ý kién của bạn, tôi xin có đôi lời như sau:

      1/ Ý bạn nói việc đòi HS và T/S (chỉ có 6 bãi đá ngầm mà thôi) không thể thương lượng hòa bình được đâu. Theo tôi nói như vậy là “hết đường” rồi. Tôi thì cho rằng việc này là vô cùng khó khăn và lâu dài, cần kiên trì chờ đợi thời cơ. Trong quá trình chờ đợi thì “tùy cơ úng biến” nhưng phải trên nguyên tẵc “quyết không nhận nhượng về chủ quyền” vì tình hình ngày nay khác với thời kì trước đây rồi.
      2/ Bạn dùng danh từ “khổ nhục kế” nghe nó ghê quá tuy nhiên nói như vậy cũng không có gì là quá sai vì khi địch mạnh ta yếu mà “cương” thì chỉ là “tự sát”. Nếu biết “nhịn” một tý để có thời gian củng cố sức mạnh và tao thời cơ, đến lúc đủ điều kiện mới ra mặt, mới ngẩng cao đầu. Cái chiến thuật này luôn luôn đúng và các cụ chúng ta vẫn áp dụng từ xưa cho đến nay cơ mà.
      3/ Vấn đề đàn áp biểu tình, vấn đê mất dân chủ , tham nhũng là những cái tồn tại cực kì xấu mà chúng ta cần tranh đấu quyết liệt. Việc này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nếu CSVN mà cứ tiếp diễn thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên có một điều rằng TQ càng lộ những cái xấu chơi thì VN sẽ càng phải liên kết với Mỹ và các nước khác, mà làm vậy thì VN cũng sẽ phải nới rông dân chủ cho dù có hơi chậm. Tôi tin là như vậy.

      4/ Điều cuối cùng là tôi sẽ copy một vài bài của 2 ban hongha và cuulong dưa tin trên một trang khác của báo Đàn chim việt này để bạn tham khảo.

  7. Đại nghĩa says:

    Bạn Viet thân mến, lời giải thích của bạn thì cũng y như các ” đồng chí” trước đây, nhưng thưa bạn tôi vẫn còn thắc mắc. Tại sao CS phải hy sinh hai quần đảo của Tổ quốc để đổi lấy súng đạn “giải phóng miền Nam” trong khi nhân dân dân miền Bắc mới cần giải phóng hơn. Nhân dân miền Nam đâu có bị Mỹ đô hộ bằng chứng là ngày nay chính CSVN trải thảm đỏ đón “đế quốc Mỹ” vào, bằng chứng là ngày nay CSVN nhờ Mỹ can thiệp trên biển đảo chống lại đồng chí thiên triều mà họ từng quỵ luỵ. Trước đây ở miền Nam có tự do dân chủ hơn miền Bắc, thí dụ như dưới thời Nguyễn Văn Thiệu có tự do biểu tình hơn cả nước CHXHCN Việt Nam ngày nay, nếu không tin thì hỏi cựu đại tá QĐND Phạm Quế Dương xem. Nền kinh tế của miền Nam phồn thịnh hơn miền Bắc nhiều, nhân dân miền Nam đâu có ăn cơm bằng gáo dừa, không tin thì hỏi nhà văn nữ bộ đội Dương Thu Hương thì biết ngày tiến quân vào Sài Gòn bà ấy khóc hay cười. Chế độ của miền Bắc đã huy diệt nhân tài, phá hoại và cướp tài sản của nhân dân miền Nam. Những quốc gia bị chia hai như Đông-Tây Đức, Trung Hoa lục địa-Đài Loan, Nam-Bắc Triều Tiên tại sao họ không phải đổ máu, tàn sát lẫn nhau, hy sinh biển đảo để thống nhất. Tại sao nước Đức biết thống nhất trong hòa bình và chính người anh em quốc gia phía Tây phải bảo bọc người anh em cộng sản phía Đông? Trung Hoa và Triều Tiên biết duy trì tình trạng chia cắt để hai bên cùng phát triển. Trong khi đó Việt Nam phải tàn sát lẫn nhau để rồi 36 năm sau đất nước bị nghèo nàn lạc hậu, lòng người vẫn còn hận thù nhau, nền kinh tế nghèo nàn thua cả Thái Lan, thua cả Nam Hàn trong khi trước đây họ không bằng VNCH. Ở các nước chia cắt có nước nào dân của vùng quốc gia chạy sang vùng cộng sản không hay ngược lại. Hai mươi năm chống Mỹ, nhưng Mỹ đi rồi Mỹ lại về, Mỹ còn đây mà đảo có còn không? Luận điệu nói rằng chỉ nhìn nhận chủ quyền của Trung cộng tạm thời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, công hàm không có gía trị về pháp lý, nhưng với lý lẻ của kẻ mạnh thì CSVN khó chối cãi, CSVN tưởng “qua mặt” được bọn cộng sản Tàu ư? Tưởng lừa gạt được cộng sàn Tàu ư? Quen thói lừa dối, đi đêm nhiều phải có lần gặp ma, vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn. Ngày nay chính vì cái công hàm mắc dịch đó mà Trung cộng có cớ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa cũng như hành động cướp cạn trên Biển Đông mà CSVN chưa có phương chống đỡ. Xin đừng nguỵ biện nữa, hãy lấy lại hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa trả về cho dân tộc tôi mới tin.

    • viet says:

      Thưa bạn Đai Nghĩa!

      Ban nói: “Tại sao CS phải hy sinh hai quần đảo của Tổ quốc để đổi lấy súng đạn “giải phóng miền Nam” trong khi nhân dân dân miền Bắc mới cần giải phóng hơn.”

      Xin trả lời rằng ở đây không bàn việc mục tiêu của CSVN là đúng hay sai, ta chỉ bàn đến việc một số người cho rằng đây là “công văn bán nước cho TQ” và phải hiểu rõ ý của ông Đồng hoàn toàn không phải như vậy, ông ta vẫn chống TQ đấy chứ? Đơn giản thế thôi. Việc đánh giá mục tiêu GPMN là sai hay đúng chúng ta sẽ bàn ở chủ đề khác.

      Ban còn nói: “Ngày nay chính vì cái công hàm mắc dịch đó mà Trung cộng có cớ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa cũng như hành động cướp cạn trên Biển Đông mà CSVN chưa có phương chống đỡ. Xin đừng nguỵ biện nữa, hãy lấy lại hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa trả về cho dân tộc tôi mới tin.”

      Xin thưa với ban, chính vì sự khéo léo và sáng suốt của ông Đồng mà ngày nay TQ chỉ có thể chửi VN là đồ lật lọng, đồ ăn cháo đá bát mà thôi. TQ không thể dùng cái công văn của ông Đồng để làm bằng chứng cho QT công nhận chủ quyền HS được.

      Còn việc TQ gây bao tác hại không phải vì cái công văn của ông Đồng. Nếu như ông Đồng không viết công văn này mà viết công văn phản đối lúc đó thì TQ còn làm cho ta tệ hại hơn nhiều, có khi mất nước từ lâu rồi như trên tôi đã nói. Đã bảo là hoàn cảnh bắt buộc, ta đành chịu cái “thiệt hại nhỏ nhất” mà thôi. Hiên này, Nhật Bản cũng còn “cay cú” về việc Nga đang chiếm mấy hòn đảo gọi là lãnh thổ phương bắc của họ, vậy mà họ vấn ráng nhịn để chờ thời cơ đấy mà thôi. Đùng vì thế mà bảo chính phủ họ là hèn, là bán nước.

      Việc bao giờ lấy lại được H S không thể trả lời rõ ràng được. Đây là việc lâu dài, chờ thời cũng như mấy đảo phương Bắc của người Nhật. Ở Biển Đông bây giờ, mục tiêu lớn nhất phải giữ được là:
      - Bảo vệ bằng được hơn 20 đảo hiên ta đang chiếm giữ tai Trường Sa.
      - Bảo vệ cho được vùng biển 200 hải lí đặc quyền để dân yên ồn đánh cá, để mà khai thác dầu khí lấy đô la, thế thôi.

      Với 2 mục tiêu trên VN hiên đang làm tốt, những thời gian trước đây TQ nó quậy phá ta vì lúc đó ta yếu, nó mạnh nhưng từ nay trở đi, sẽ không còn như vậy nữa. Riêng HS và các đảo khác của TS thì tùy cơ ứng biến và chờ thời cơ, cũng là đơn giản thế mà thôi.

      Bạn bảo VN chưa có phương cứu chữa là chứng tỏ bạn không theo giõi sát tình hình thời sự QT rồi. Tình hình Biển Đông rất sáng sủa. VN đã và đang tao dựng thế liên kết với Mỹ, Nga, Ấn, Nhật Úc, A sean…thành thế bao vây TQ, không để cho TQ muốn làm gì thì làm như trước nữa được đâu, TQ đã xuống thang rồi. Không tin bạn cứ chờ xem, đừng lôi chuyện trước đây ra nữa!

    • Tan says:

      Riêng quần đảo TS thì có lẽ bạn hiểu hơi lầm hay sao? VN ta vẫn chiếm giứ với sô lượng lớn nhất là hơn 20 đảo và bãi đá. TQ chiếm 6 bãi đá ngầm (thực ra không thể gọi là đảo được) còn lai hơn chục đảo và bãi đá ngầm do các nước khác chiếm giữ?

  8. viet says:

    Về công văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có thể giải thích ngắn gọn như sau:

    Trong hoàn cảnh năm 1958, mục tiêu lớn nhất của Bắc Việt là giành lại cả Miền Nam, Rõ ràng mục tiêu này to hơn rất nhiều so với Hoàng Sa. Thế là vì cái lớn mà tạm hy sinh cái nhỏ (chỉ là “tạm” thôi nhé). Lúc đó ông Đồng chỉ hở ra cái ý phản đối TQ là TQ cắt ngay viện trợ, cắt đường tiếp tế của LX qua đất TQ, và có thể còn chiếm luôn cả miền Bắc nữa chứ đừng nói chi đến “giành lại cả miền Nam”? Vậy giữa HS và hoàn cảnh của cả nước như vậy, cái nào đáng “tạm” hy sinh?

    Thế nào là “tạm hy sinh”?
    Trong hoàn cảnh như vậy ông Đồng phải viết sao cho TQ hiểu là VN công nhận HS là của TQ, Tuy nhiên, về pháp lý thì cái công văn đó vô giá trị. Công văn ấy chỉ thể hiện quan điểm của chính phủ, chưa phải là hiệp định giữa 2 quốc gia ( phải có được QH 2 nước thông qua). Điểm nữa là lúc đó HS do VNCH quản lý, ý kiến của VNDCCH cũng là vô giá tri theo luật QT. Toàn bộ như thế được gọi là “tam hy sinh” đấy, thưa các vị. Ông Đông viết như vậy là hoàn toàn có chủ ý tốt và là vô cùng khéo léo./.

    • tan says:

      Rất đúng! Chính vì thế mà ngày nay, TQ chỉ có thể chửi VN là kẻ lật long, là kẻ ăn cháo đá bát mà thôi!

      - Lật lọng ư? lật long với kẻ cướp thì có gì là xấu.
      - Ăn cháo đá bát ư? Cho người ta tí cháo để thực hiện động cơ đen tối thì “đá bát” một tý có gì là sai đâu?

  9. Trúc Bạch says:

    Mọi tranh cãi về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa và Biển Đông nếu thiếu yếu tố VNCH – là chủ nhân ông đích thực , là chủ quyền pháp lý – đều đi đến bế tắc và hoàn toàn bất lợi cho VN về mặt quốc tế .

    . Các nhà “ní nuận” (XHCN), từ lâu đã nhận thức được vấn đề này, nhưng vì há miệng mắc quai nên lại chỉ đi vòng vòng ở mép ngoài nhằm chữa đám cháy…rừng bằng ly nước vối, chứ không thể “há miệng” với đối phương, bởi vì vừa há miệng thì đã bị đối phương (Trung cộng) lấy ngay cái Công Hàm bán nước 1958 tọng ngay vào họng rồi – hết cãi !

    Gần đây, có lẽ đã hết đường “ní nuận” kiểu “cãi chày, cãi cối (*), cho nên ngay cả Nguyễn Tấn Dũng cũng đã (buộc lòng) phải lôi ông VNCH dậy, nhưng, cho dù Dũng có tuyên bố gì đi nữa thì cũng chỉ là tuyên bố để nhằm gỡ ghẻ, chỉ là mon men mép ngoài thôi . Vô ích !

    HÁ MIỆNG MÁC QUAI HÀM À quên, xin lỗi là “Há Miệng Mắc Công Hàm” rồi.

    Muốn vô hiệu hóa cái văn tự bán “đồ cầm nhầm” kia, thì trước hết phải lôi tên thủ phạm đã “cầm nhầm” ra trước pháp luật đã !

    (*) Cãi chày cãi cối vốn là bản chất của cs, nhưng csVN đứng trước csTầu cha thì khác nào chuột đứng trước mèo ?!

  10. Nhìn đọc tấm giấy này liên tưởng tới những tấm giấy khi cuộc sống khó khăn thiếu thốn đầy nhửng lo âu và toan tính cho cuộc sống ( áo cơm gạo tiền ) mà mỗi người phải trải qua lo toan cho đời sống và gia đình ! Nên trong nhà có vật dụng gì ( quí giá ) thì đều đi tới “tiệm cầm đồ” vay tiền cho cuộc sống hằng ngày trứơc đã ! Cuộc sống thời đó nhiều bấp bênh và vô định nên nhửng vật dụng quí giá của gia đình dòng họ để lại đem đi cầm mà không biết bao giờ mới chuộc lại được ! Nếu không thì làm sao nói chuyện với gia đình dòng họ đây ! Khổ lắm các bác ơi !

    • tuan ngoc says:

      EM ngồi xem à :
      Tôi thấy EM đang so sánh miễn cưỡng “đồ riêng trong nhà , đồ nằm trong quần em” với “đất đai, biển đảo của chung của một dân tộc” . Cả hai tuy cùng khổ khi bị cướp , nhưng khác nhau về cách hành xử .
      Khi thấy đồ của chung bị cướp thì người tự trọng sẽ ngậm miệng, không ủng hộ cho bọn cướp lớn cùng cướp bé .
      Bọn Cộng Sản Việt Nam đã bán đứng đất đai Việt Nam cho bọn Tàu Cộng nhằm đổi lấy vũ khí cho mưu đồ “cướp trọn miền Nam Việt Nam ” .
      Đó là lý do tại sao bọn Việt Cộng dấu nhẹm bản văn “công hàm” này không dám công bố cho toàn dân Việt Nam .
      Nay thì “nước lạ” đồng chí của Bác Hồ “đồ” công bố tờ Công Hàm này nhă`m “blackmail, vạch mặt bán nước” tên Thủ Tướng Việt Cộng xảo trá Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn “đồng chấy, đồng giòi bọ” ngu xuẩn Việt Cộng
      Mong Em Ngồi Xem biết đứng lên không thèm ngồi nửa thì “đời dân Việt Nam sẽ bớt khổ” vì cái tiệm “cầm đồ, cầm nhầm, cầm đại, cầm cu cho chệt” của bọn Việt Cộng .

Leave a Reply to viet