WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bệnh “viết tắt” của bạn trẻ thời @

“T.s a lại đx vs e nt, a có biết là hn e buồn lắm k? Có lẽ chúng ta sắp ct thật r`. P/S: Mai m` k đh đâu nha m.n” – Nhìn vào dòng status này trên Facebook bạn M.Q (lớp 12 trường THPT Phạm Ngũ Lão), không phải ai cũng “dịch” được…


Đã qua rồi trào lưu “viết chữ càng cách điệu càng phong cách”. Teen thời nay chọn cách viết giản lược tối thiểu và người đọc muốn hiểu sao cũng được…

Một đống từ viết tắt – Thắc mắc chẳng biết hỏi ai

“T.s a lại đx vs e nt, a có biết là hn e buồn lắm k? Có lẽ chúng ta sắp ct thật r`. P/S: Mai m` k đh đâu nha m.n” – Nhìn vào dòng status này trên Facebook bạn M.Q (lớp 12 trường THPT Phạm Ngũ Lão), không phải ai cũng “dịch” được dòng ấy có nghĩa là: “Tại sao anh lại đối xử với em như thế, anh có biết là hôm nay em buồn lắm không? Có lẽ chúng ta sắp chia tay thật rồi. P/S: Mai mình không đi học đâu nha mọi người”.

Kiểu viết tắt này hiện nay không hiếm trong giới trẻ và nó ngày càng lây lan, tạo thành một quy ước ngầm khiến cho teen dễ đọc, dễ hiểu và dễ…mắc phải thói quen này

“Mình là sinh viên, qua thời teen rồi. Hồi đó mình mà nhắn tin nhiều khi cũng chẳng ai đọc ra đâu, nhưng bây giờ thì biết nhắn tin lại nghiêm túc hơn, vì người ta đánh giá mình qua cách mình gửi đoạn tin nhắn nữa.

Dạo gần đây lại thấy tin nhắn của mọi người chỉn chu hơn hẳn nhưng có nhiều chữ viết tắt làm mình cứ nhầm lẫn mãi. Lâu lâu có người nhắn tin hỏi “Đang l` gì đ’?”, mình hết hồn, phải mất một lúc sau mới dịch ra được. Chẳng lẽ viết tắt đang là “mốt”?”, Nhân Trọng (sinh viên năm 1 trường CĐ Kinh Tế) bày tỏ.

“Bạn bè mình viết tắt kiểu này là chuyện thường xuyên. Ban đầu mình còn hỏi để họ giải thích, về sau tự hiểu được kha khá và quen luôn. Có những từ thường được viết tắt nhiều nhất là “cs” (cuộc sống), “ntn” (như thế nào, như thế này), “nv” (như vậy), “ks” (không sao), “sn” (suy nghĩ)… Nhưng mình cũng đồng ý là khi viết tắt, người ngoài nhìn vào dễ hiểu lầm.

Chẳng hạn như “cs” sẽ bị hiểu là “cảnh sát”, “sn” là sinh nhật, “ks” là “khách sạn”, “nv” là “nhân viên”, “nhân vật”… Đọc một câu mà toàn mấy từ viết tắt dễ hiểu lầm thì thông tin sai lệch hẳn còn gì”, Minh Thuận (lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo) chia sẻ.

Teen tự “bào chữa”

Sau đây là những lý do để họ viết tắt:

Giảm bớt sự nặng nề trong câu chữ: Chẳng hạn như “Mệt mỏi với cs này q’ r`” thì sẽ cảm thấy đỡ mất cảm tình hơn là câu nói có một chút gay gắt “Mệt mỏi với cuộc sống này quá rồi!”

Bắt người đọc phải đoán, ai đọc hết mới thật sự quan tâm: Đây là suy nghĩ của rất nhiều bạn. Họ cho rằng, viết tắt sẽ tránh được sự chú ý của những người không liên quan, vì họ không rảnh để ngồi “đoán”, còn ai thật sự muốn biết thì sẽ “vận dụng tư duy” để “dịch”

Đỡ mất thời gian: Những từ viết tắt thường là những từ rất phổ biến và lặp lại nhiều lần, nên việc viết tắt sẽ tiết kiệm được một khoản thời gian kha khá

Tạo phong cách riêng: Nhiều bạn thường viết chữ “rồi” bằng “r`”, hoặc “mệt mỏi” là “mm”, và thường thì chỉ viết tắt những chữ đó. Không cần nhìn số điện thoại, chỉ cần đọc tin nhắn, thấy viết tắt như thế, bạn bè nhận ra ngay đó là họ.

Chơi chữ: Nhiều từ có kiểu viết tắt trùng với những từ ngữ khác nên teen cố tình viết tắt để “khơi gợi trí tưởng tượng của mọi người”. Tuy nhiên lý do này hiếm khi được sử dụng.

Thế nào gọi là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”?

Không phải bạn viết câu chữ nghiêm túc, không uốn éo, thêm dấu bừa bãi, là bạn biết tôn trọng người đọc. Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở chỗ từng câu chữ phải đúng ngữ pháp, chính tả và quan trọng hơn hết là rõ nghĩa.

Một đoạn chữ, một tin nhắn…luôn cần thông điệp rõ ràng và khúc chiết. Nếu viết tắt cho “phong cách” và “tiết kiệm” thì cũng rất có thể bạn sẽ mất thời gian “dịch” lại, hoặc khiến cho người đọc hiểu lầm.

Sự cẩu thả dần sẽ trở thành thói quen, sẽ ra sao khi bài thi của bạn toàn những từ viết tắt? Không phải ai cũng hiểu được quy ước của teen và không phải teen nào cũng đọc hết được các từ viết tắt.

Thời của “ngôn ngữ khó hiểu” đã qua, và thời hiện đại đang bắt đầu khiến con người hoạt động nhanh hơn, vội hơn, đó là lý do để nhiều bạn teen mắc bệnh “viết tắt”, nhưng nếu truyền đi một thông tin mà thông tin đó không ai hiểu được thì có phải là phí công vô ích?

Cuộc sống càng hiện đại, càng tiện nghi, các giá trị truyền thống, cũng như sự bảo tồn và nâng niu các giá trị đó, cần được gìn giữ và phát huy hơn lúc nào hết. Và bạn, hãy bắt đầu từ việc “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” bằng cách tôn trọng cấu trúc ngữ pháp đơn thuần của nó, đừng lạm dụng viết tắt quá nhiều, bạn nhé!

Sẽ không mất thời gian lắm nếu như viết rõ một vài từ, nhưng sẽ mất thời gian gấp đôi để giải thích lại cho người khác từ viết tắt đó

Theo Mực Tím

2 Phản hồi cho “Bệnh “viết tắt” của bạn trẻ thời @”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Theo tôi đó là XU HƯỚNG THỜI ĐẠI, còn cho ý nghĩ tiêu cực gọi là THỜI THƯỢNG !

    Thời này bọn trẻ xừ dụng sản phẩm công nghệ thông tin hiện đại để thông tin liên lạc, cho nên chúng cần phải “sáng tạo” để rút ngắn thời gian và đơn giản hóa sự gửi các thông tin (message). Đó là ngôn ngữ của thế giới ảo hiện nay phổ biến trong giới trẻ lứa tuổi học trò, đang còn sôi nổi “yêu cuồng sống vội” !
    Một khi tuổi đời lớn hơn, kinh nghiệm sống tích lũy nhiều hơn, có trách nhiệm nặng hơn … chúng sẽ trỏ lại dòng chính (mainstream)

    Bọn trẻ phương Tây cũng rứa và không mấy người thắc mắc quá đáng. Chẳng hạn To được ký hiệu hành 2 và You = U chẳng hạn.

    Chưa kể trò viết kiểu đùa cợt con nít, như wên thay cho quên; bùn thay cho buồn …

    Phương Tây như Pháp họ quan niệm ngôn ngữ (langue; language) cứ như cái lưỡi (langue) của con người vậy. Nó rất SỐNG ĐỘNG (vivant), uốn éo đủ cách. Nghĩ xấu thì gọi là lươn lẹo (dân Bắc ngày xưa bảo là ăn nói thiên thẹo mẹo dậu), còn nghĩ tích cực thì bảo là uyển chuyển (flexible), không giáo điều cứng nhắc đến duy ý chí (theo cách nói của người CS) !

    Ngoài ra ta còn thấy trong ngôn ngữ có những kiểu nói lóng, nói kiểu ba rọi (nửa tây nửa ta ;rất thường gặp ở thế hệ già ,xưng hô moa toa lúi ẻn …; hay trong thế giới trường thuốc trước 1975 ở trong Nam); hoặc du nhập vay mượn từ ngoại ngữ như TV, radio, computer, chip … Nhìn chung phải thừa nhận là muôn màu và đa dạng !

    Nói tóm lại, ngôn ngữ từ nói đến viết phải là một SINH NGỮ (langue vivante). Nếu không sẽ trở thành một tử ngữ (langue morte)

    Kết luận, trong ngôn ngữ bao giờ cũng có phần chính thống và phần không chính thống. Hãy để chúng sống chung hòa bình với nhau cho tiện việc nhà nước nhé.

    Lão Ngoan Đồng

    TB:
    Bên trên tôi còn chưa kể những từ ngữ, cụm từ ngữ, thành ngữ …. mới được sáng tạo qua từng thời kỳ. Chẳng hạn gọi bố mẹ là ông bô bà bô; rồi sức mấy mà buồn, bỏ qua đi Tám ….
    Gần đây thì lu bù cách ăn nói bình dân rất phổ biến trong dân gian. Chẳng hạn hơi bị đẹp, hơi bị ngon … với nghĩa trái ngược hẳn lại là rất đẹp, rất ngon ! Rồi ngon bá chấy luôn ! Buôn dưa lê …

    Giờ đây, đứng trước những than phiền hay cổ võ bên trên tôi bắt chước người trong nước mà rằng: Ối “chuyện nhỏ như con thỏ” !?

  2. peter the Great says:

    Bọn trẻ thời bao cấp cũng đâu hiền, thua gì
    m k n h u ơ,
    n k m h m r q n

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng