Căn bệnh khó chữa
Mấy ngày nay báo chí trong nước lại đồng loạt đưa tin về việc Gs Ngô Bảo Châu được cử làm viện trưởng toán học, và hình ảnh các trường đại học băng rôn khẩu hiệu rầm rộ chào mừng Gs Châu đến giao lưu.. tọa đàm. Trí thức được chào đón nâng niu ai mà chả mát lòng mát ruột. Nhưng dường như hiện tượng Gs Châu, chúng ta đang đi quá đà.
Tôi có anh bạn cũng là cựu học sinh chuyên toán, học trước Ngô Bảo Châu trên chục năm. Sau đó anh sang Nga du học, lấy vợ Nga ở lại, hiện đang làm nghề kinh doanh, hôm rồi sang Đức chơi, anh bảo:
- Với tôi, việc nghiên cứu toán học của Ngô Bảo Châu sẽ kém hiệu quả, sau khi nhận giải Fields.
Tôi lấy làm ngạc nhiên, hỏi lại anh:
- Tại sao ông lại nhận định như vậy, có bi quan không đấy?
- Hoàn toàn không bi quan, ông thấy nước nào có người nhận được giải Fields mà làm rùm beng như chúng ta không? Báo chí, rồi có ông Giáo sư lại còn viết thành sách hô biến giải Fields thành giải Nobel toán học nữa chứ. Thành thật mà nói giải Fields rất quí, là đỉnh cao của toán học, nhưng không thể so sánh với giải Nobel về cả vật chất lẫn tiếng tăm, tinh thần. Nên chúng ta cứ ghép chữ Nobel vào để tự ru nhau thôi. Hơn nữa Châu chỉ giỏi,chuyên sâu vào môn rất nhỏ trong ngành toán học mênh mông rộng lớn. Bây giờ Châu lại làm viện trưởng, rồi suốt ngày đón đưa hội thảo, giao lưu, báo chí… ngất ngây, thời gian, sức lực đâu mà nghiên cứu? Đây là bản tính của người Việt mình khó ai thoát khỏi cái ải này. Hơn nữa nghiên cứu, lãnh đạo quản lý là hai ngành hoàn toàn khác nhau.
Có một điều kỳ lạ nữa, một người bình thường không sao, nhưng cứ có chút chức tước, tiếng tăm, câu nói rất bình thường cũng trở thành châm ngôn, bình luận. Cách nay ít lâu trên trang trannhuong.com, có ông nhà văn, nhà báo còn đưa dẫn chứng câu nói đại ý ( ề trái, lề phải là việc của con cừu) của Gs Châu, ông còn cho đó là câu nói bất hủ. Xin lỗi bác nhà văn nhé, câu nói này tôi được nghe hàng ngày từ miệng của mấy ông khách người Đức say rượu trong quán nơi tôi làm việc. Công việc của tôi thường dìu mấy ông say ra khỏi quán. Trước quán có cái đèn xanh đỏ, cho người đi bộ sang đường. Ra khỏi quán ông khách nào cũng dúi dụi, đi lao về phía trước như chực ngã, ấy vậy mà khi nhìn thấy đèn đường đỏ, đứng khựng lại như chào cờ, mặc dù trên đường không có chiếc xe nào qua lại, chẳng có bóng dáng ông cảnh sát nào cả. Tôi đùa:
- Ông còn nhận ra đèn đỏ sao?
- Chỉ có con cừu mới không nhận ra trái, phải, đúng sai mà thôi.
Không biết câu nói này có phải là ngạn ngữ, hay thành ngữ của người Đức không? Nhưng sao tôi thấy nó giông giống câu nói của Gs Châu, khác chăng ông chỉ đổi ý đi mà thôi. Ông nhà văn, nhà báo này cho là bất hủ, quả thật chẳng còn gì để nói nữa.
Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ngày tôi chưa sang Đức, có anh Nguyễn đình C, Tiến sĩ địa chất làm việc cùng cơ quan với ông anh tôi, nên hay tụ tập ở nhà anh tôi. Không rõ anh có phải là đảng viên không, nhưng anh chỉ là nhân viên của ông anh tôi, mặc dù anh tôi chỉ là phó tiến sĩ, nhưng là đảng viên. Tôi rất quí anh vì tính ngang ngang, nhưng nói chuyện rất hay. Anh người miền Trung, hình như là học sinh trường miền Nam. Anh học rất giỏi, sau đó anh sang Nga học, trở thành tiến sĩ. Anh về nước giữa thập niên bảy mươi, ngày đó Tiến sĩ, hoặc nghiên cứu sinh còn ít lắm. Theo anh kể anh hay được gặp các vị lãnh đạo cấp cao nhất của nhà nước từ ngày còn là học sinh, sau này đi du học và về nước cũng vậy. Nhưng hình như anh cũng không lợi dụng việc này cho con đường công danh của mình. Vào những năm 1995, 1996… tôi thấy anh thường viết bài cho các báo Dân trí, hay khoa học gì đó. Có lần tôi đọc anh viết về anh, đại ý như thế này, nhờ có bác… (tên một vị lãnh đạo nhà nước) hướng dẫn, chỉ bảo anh mới hoàn thành được luận văn tiến sĩ của mình.
Thật sự đọc xong tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa. Được biết bác lãnh tụ đó trình độ trung học thời Pháp, qua năm tháng hoạt động, tự học, trau dồi lý luận có thể bác giỏi về chính trị, nhưng bác không phải là giáo sư địa chất học. Sau này về phép, tôi thắc mắc, sao anh Nguyễn Đình C lại viết như vậy, anh tôi trả lời úp mở:
- Có thể viết do yêu cầu của người đặt bài… hoặc lý do gì đó.
Thì ra vậy, cái gì cũng có nguyên nhân của nó.
Tôi có quen anh Đ, trung tá an ninh bảo vệ cho ông bác họ, họ hàng bên mẹ tôi. Vợ anh ốm đau ở quê, con còn nhỏ không có người chăm sóc. Anh muốn chuyển vợ con ra Hà Nội, nhưng về nguyên tắc vợ con anh không đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu ở Hà nội. Ngày đó còn bao cấp, hộ khẩu gắn liền với tem phiếu, sổ gạo nên vô cùng khó khăn. Nếu như anh dùng sức ép từ trên xuống phòng hộ khẩu, có thể được việc nhưng chắc chắn rất lâu, và phiền hà. Biết bên nội tôi có ông chú làm phó phòng hành chính, trật tự, chuyên phụ trách hộ khẩu, nên anh đến nhờ, sau đó thỉnh thoảng đến chơi. Có hôm anh kể về ông bác họ tôi đang là lãnh đạo cấp cao, tuổi đã trên bảy nhăm:
- Có hôm mình thấy bác vào nhà vệ sinh lâu lắm không thấy ra, mình liền cậy cửa vào , thấy bác vẫn còn ngồi đó, hình như mải suy nghĩ điều gì sâu lắm.
Lúc đó tôi cũng buột miệng:
- Có lẽ bác lẫn, tưởng đang ngồi trong phòng làm việc.
Nghe tôi nói có lẽ anh buồn, bắt tay tôi, anh đứng dậy ra về. Một người học cao, được đào tạo cơ bản về y, và võ thuật nghiệp vụ như anh lẽ nào không hiểu về sinh học của con người?
Những sự việc trên, quả thật tôi không biết đặt tên là gì, tôi thì chỉ biết gọi đó là những căn bệnh khó chữa mà thôi. Ai hiểu thế nào thì tùy.
Ai cũng biết sau năm 1975 Sài Gòn đã đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Về nguyên tắc hành chánh thành phố Sài Gòn không còn nữa, hay nó cách khác khó nghe một chút, tên Sài Gòn đã theo ông sáu tấm. Gần đây đài truyền hình Việt Nam có chương trình Sài Gòn tôi yêu, Sài Gòn và tôi. Tôi thấy hình như hơi bị kỳ cục. Như vậy vô tình hay hữu ý nhà đài cho rằng thành phố Hồ Chí Minh không đáng yêu hay sao? Không như Hà nội, các cụ nhà ta lấy địa danh, hoặc một hiện tương, sự kiện lịch sử đặt tên, nên các bác có thể dùng Hà nội, hay Thăng Long, Đông Đô, nhưng Sài Gòn đã lấy tên danh nhân đổi (đặt tên). Làm như vậy nhà đài xúc phạm đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã được học từ tiểu học bài thơ của nhà thơ Miền Nam Bảo Định Giang trong đó có câu “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Cho nên nhà đài không thể vịn lý do lấy tên Sài Gòn sẽ hoài niệm, hay và nên thơ hơn để biện hộ cho việc làm có dụng ý của mình.
Truyền hình là bộ mặt, tiếng nói của nhà nước và nhân dân Viêt Nam, nên muốn sử dụng tên Sài Gòn trên truyền thông phải được phép đồng ý đổi lại tên của quốc hội và nhà nước. Tất nhiên một số cá nhân họ vẫn có thể viết, nói Sài Gòn thay cho thành phố Hồ chí Minh (nhất là bác nhà thơ Trần Mạnh Hảo luôn luôn sử dụng Sài Gòn trong bài viết của mình) vì họ chẳng thay mặt cho ai cả, đó là ý thích cá nhân.
Anh bạn gần nhà, nguyên là giáo viên trường đảng, còn dọa, nếu như đài truyền hình còn tiếp tục sử dụng danh từ Sài Gòn thay cho thành phố Hồ Chí Minh anh sẽ về Việt Nam thuê luật sư kiện. Nếu không có luật sư nào nhận, anh sẽ chờ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra tù, thuê công ty luật của anh. Anh bạn tôi tin rằng ban văn hóa tư tưởng sẽ ủng hộ anh.
Đức quốc 9-3- 2011
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt
.
Ôi! bác Nhật Lệ- Bác có giở người không đấy. Ví dụ như bác người Quảng Bình sao bác không nói tiếng Sài Gòn hay Hà Nội, mà bác bắt ông Đỗ Trường phải học và viết như ô.Trần Mạnh Hảo vậy. Khuôn mặt một mẹ sinh ra cũng còn khác nhau mà. Bài viết mỗi người hiểu một ý khác nhau cũng là do cảm nhận khác nhau thôi.
Xin lỗi mà nói thẳng thừng như thế này :
Có viết thì học cách viết sắc và vang như Trần Mạnh Hảo,chứ viết chẳng có gì gọi là châm biếm hay trào phúng mà cứ to mồm đổ tội cho người đọc theo kiểu “đánh phủ đầu”.Giả thử người ta đọc sai
đi nữa thì điều đó chứng tỏ khả năng viết còn kém qúa,phải rèn luyện nhiều mới khá lên được !
Đồng hương ơi là đồng hương,
“Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười!”
Đồng hương (đh) yêu thích văn Hảo thì bảo thế, chứ tôi thích Nguyễn Huy Thiệp hay ai đó, sẽ khen ầm lên và chê Hảo dở … có phải mích lòng nhau vô lý và cãi nhau vô bổ nơi đây.
Các cụ ta bảo rõ: Bá nhân bá tánh bá bao tử đó sao !
đh có thể nói, tôi thích Hảo hơn. Ko thể vơ đũa cả nắm kiểu phán quan văn nghệ mà rằng, phải như Hảo mới gọi là viết! Nói thế rất trịch thượng và chứng tỏ khiếu thẩm mỹ bị hạn chế tối đa đến mức cần báo động !
Như góp ý bên dưới, tôi đưa ra một số ví dụ cho thấy, đủ loại văn thơ từ bình dân đến bác học về mục hài hước, châm biếm. Châm chích nhắm vào đủ mọi loại hạng người trong xã hội thời CS, đến cái thói rởm đời tâng bốc quá đáng phụ nữ thời CS, tụng ca lãnh tụ Hồ Chí Minh, thậm chí đến cả chính phủ kháng chiến Việt Minh nữa.
Cái tôi thích nhất là, KHÔNG ĐỒNG PHỤC TRONG TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG. Và thể hiện rõ TINH THẦN ĐA NGUYÊN .
Đó là lý tưởng chúng ta đang theo đuổi và cố tiếp cận càng gần chừng nào tốt chừng đó.
Đàn Chim Việt chấm còm đã cố gắng trong chiều hướng trên đh ạ.
Kính,
Lão Ngoan
Các ông đọc cũng hời hợt nên không hiểu tác nói gì trong đó. Cứ phải chửi rống lên là mới đúng sao? Cái thâm của mấy chả Bắc kỳ khi viết đấy- (Xin lỗi các bác bắc kỳ nhé). Kiện cáo, ca ngợi ông Hồ là cái chửi xéo, bắc kỳ gọi là xỏ lá đó. Kiểu hỏi đểu – vô tình hay hữu ý nhà đài cho rằng tp hồ không đáng yêu hay sao?- Các bác đọc kỹ đã.
Tác giả Đỗ Trường cũng đang mắc căn bệnh trầm kha khó chữa, đó là còn tin vào “tư tưởng Mác Lê Nin và bác Hồ”. Cái bệnh này tuy khó chữa nhưng không phải là hết cách. Cứ đem “bác Hồ” với “tư tưởng Mác Lê” cho vào cầu tiêu, giật nước chừng 2, 3 lần thì xong ngay. Chúc tác giả mau khỏi bệnh để còn tiến lên với thế giới loài người.
bác nhật lệ đọc mà không hiểu gì ý ông ĐT cả. Dân bắc kỳ viết thâm thúy lắm. Tất cả đều ngược đấy. các bác hãy đọc kỹ lại, sự đe dọa kiện của ông ĐT
Không biết cái nhà ông Đỗ Tường có phải là bạn của ông Ls NHL không,tư tưởng nhớn gặp nhău.Tôi đề nghị ông lôi tất cả những ai chối bỏ cái tên HCM city ra tòa.Nhớ nhờ Ls NHL làm cố vấn luật pháp cho ông, Chúc ông thành công.
theky
Cái mà giáo sư NBC.cần làm ưu tiên bây giờ là tìm ra BỔ ĐỀ cho việc VN.được ĐỘC LẬP với Tàu và DÂN CHỦ.Đó mới là cái đáng quý nhất,khẩn cấp nhất và thực tế nhất hiện nay.
Nếu tác giả ĐT.đúng với ý kiến cho rằng nhà nước làm hại NBC.nhiều hơn lợi (dụng) thì qúa sai khi
chê bai câu phát biểu của họ Ngô,giả sử là ông có lặp lại đi nữa.Còn vớ vẩn nữa là một ông qúa… rảnh rang doạ kiện nhà đài,dù là đúng luật (áp đặt).Ông ta có gan thì kiện từng người dân SG.xem sao ? Chuyện hệ trọng thì không thèm đếm xỉa lại “lập công” bằng chuyện…ruồi bu ! Ôi trí…ngủ !
Trời đất qủi thần ơi,
Viết hay dữ dzậy đó nhe bà con ui !
Bội phục, bội phục , bội bội phục !
Toàn đưa ra bằng chứng cụ thể mà luận mà bàn,
íu có chút nào là hoang dại, wên hoang tưởng hết !
Bài này ngang cơ với bài HIỆN THỰC GIẢ HƯ CẤU THẬT của Phạm Thị Hoài dạo xưa đó nhe,
Lão Ngoan Đồng