WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc chinh phục và thuộc địa hóa châu Phi

Tác giả: Robert Stefanicki, Nhật báo Wyborcza 14/1/2012

Lời người dịch: Sau vài thập niên, các nước châu Phi mới ngã ngửa ra khi họ bị biến thành một thứ thuộc địa của thực dân da vàng Trung Quốc. Họ đem máu thịt của tổ quốc mình, nào kim cương, quặng Nikel, đồng, dầu hỏa… để đối lấy mớ hàng hóa vớ vẩn, lấy những công trình xây dựng kém chất lượng, những con đường chưa mưa đã sạt lở.

Chính quyền Trung Quốc nói, hợp tác của họ với châu Phi “hai bên cùng có lợi”. Nhưng lợi hay không với các nước châu Phi- như tác giả viết- còn phụ thuộc vào trình độ đàm phán và các điều khoản mà đôi bên ký kết.

Ở Việt Nam mình, lợi đâu chưa biết, nhưng rõ ràng ta mất đất, mất biển và trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa rẻ tiền, độc hại của Trung Quốc. Và, có ai trong số chúng ta biết, chính phủ đã ký kết những gì với Trung Quốc hay không?

Một số nước châu Phi đã bắt đầu tỉnh ngộ, Việt Nam thì sao?

—————————————–

Ảnh minh họa. Nguồn: Mail Online

Trả lương thấp, đánh đập và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh bản địa đã khiến cho người Trung Quốc mới cách đây không lâu được coi như vị cứu tinh của châu Phi trở nên ngày càng bị ghẻ lạnh.

“Trong 10 năm trở lại đây, người Trung Quốc tới châu Phi nhiều hơn số người châu Âu tới lục địa này trong 400 năm” – Sanou Mbaye, một cựu quan chức thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Phi, cho tờ tuần báo “The Economist” biết như vậy.

Tuyên bố này làm gia tăng tình cảm chống Trung Quốc, vốn đã là một phần của lục địa Đen. Trên báo chí xuất hiện sự so sánh Trung Quốc với chủ nghĩa Thực dân. Dân chúng xì xào về sự biến mất của những con chó trong các bếp ăn Trung Quốc. Còn lực lượng đối lập đòi hỏi sự cứng rắn hơn trong việc đàm phán với các thương gia mắt xếch.

Giao thương giữa châu lục nghèo nhất và nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới trong thập kỷ qua đã tăng từ 10 tỷ lên 120 tỷ USD. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất ở châu Phi.

Trong hai năm cuối, Bắc Kinh đã bỏ tiền giúp các nước đang phát triển (chủ yếu là ở châu Phi) nhiều hơn so với Ngân hàng Thế giới. Người Trung Quốc xây dựng đường sắt, đường cao tốc và các tòa nhà chọc trời. Đầu tư của họ đã giúp giảm thiểu nạn thất nghiệp, việc nhập khẩu hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc làm cho giá cả hàng hóa chung giảm xuống.

Mặc dù vậy, khó có thể tìm thấy ở đây những người yêu mến Trung Quốc.

- Không hiểu sao chính quyền có thể cho phép những người Trung Quốc tới đây, họ cướp công việc của chúng tôi, rồi thuyết phục rằng, điều này có lợi cho đầu tư của đất nước chúng tôi – Alec Marembo, một nhà sản xuất gạch từ Zimbabwe nói, trong lúc hướng mắt về phía nhà máy Trung Quốc, thủ phạm dẫn đến sự sụp đổ của công ty ông.

Marembo là nạn nhân của khối những người Trung Quốc, được tạo ra từ chính những chính sách của Tổng thống Robert Mugabe. Khi phương Tây xử phạt Zimbabwe vì những vi phạm nhân quyền, Mugabe đã rước các nhà đầu tư từ Trung Quốc vào. Nhà độc tài đã chào đón họ với vòng tay rộng mở và một điều kiện duy nhất: Lợi nhuận.

Đối với Bắc Kinh, đầu tư vào Châu Phi không chỉ là chuyện kinh doanh mà còn là một bước quan trọng trong cuộc trường chinh vào thị trường thế giới. Do đó, Bắc Kinh hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp cho các công ty Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, nhằm giúp các công ty này giảm thiểu được chi phí khi thâm nhập thị trường địa phương.

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi chủ yếu không dùng tiền mặt. Châu Phi trả các khoản nợ cho Trung Quốc bằng nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng của các công ty Trung Quốc. Do đó, kết quả của sự hợp tác này không phải là rẻ nhất hay tốt nhất mà theo thỏa thuận. Trung Quốc đã xây những cao ốc với giá đắt và những con đường giao thông với chất lượng kém. Đường cao tốc từ thủ đô Zambia đến Chirund đã bị phá hủy ngay sau trận mưa đầu tiên. Bệnh viện ở Lusaka vừa khai trương hoành tráng đã phải đóng cửa sau vài tháng khi xuất hiện các vết nứt trên tường.

Những nhà sản xuất ở châu Phi không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ Trung Quốc. Tại Nigeria, hàng trăm nhà máy may mặc nhỏ đã bị phá sản.

- Làm sao mà cạnh tranh nổi? Người Trung Quốc sử dụng lao động giá rẻ và sản xuất trên quy mô lớn, trong khi chúng tôi nửa ngày không có điện và nước – Bà Mara Hativagone, cựu chủ tịch Phòng Thương mại Zimbabwe buông tay bất lực.

Hận thù cũng bắt nguồn một phần từ sự khác biệt văn hóa. Quen lối sống thoải mái, người châu Phi nhìn những người Trung Quốc làm việc mười mấy giờ/ngày một cách đầy ngờ vực. Giao lưu văn hoá hầu như không có.

Người châu Phi cáo buộc Trung Quốc sử dụng người của mình vào cả những vị trí thấp nhất. Ở những nơi, khi họ phải thuê người bản xứ thì họ không quan tâm tới những lao động này. Tháng Mười hai vừa qua, 600 công nhân Zimbabwe trong công ty Trung Quốc AFECC đã đình công phản đối đồng lương rẻ mạt và bị đánh đập bởi các giám sát viên. Công ty này đang xây dựng một học viện quân sự với với giá 98 triệu đô-la và Zimbabwe phải thanh toán  lại bằng kim cương.

Năm 2010, trong một cuộc biểu tình tại mỏ Collum, quản lý Trung Quốc đã nổ súng vào hơn một chục công nhân. Những công nhân bản địa phàn nàn rằng, người Trung Quốc không muốn đổi cho họ những bộ quần áo bảo hộ lao động đã hết hạn sử dụng và hệ thống thông gió dưới lòng mỏ không đủ tiêu chuẩn, khiến cho tai nạn thường xuyên xảy ra.

Các ông chủ Trung Quốc thường giả ngọng khi gặp sự kiểm tra. Họ đuổi việc hoặc dọa dẫm những người chỉ đạo đình công. Lãnh đạo các hội đoàn bị mua chuộc bằng các chuyến du lịch mát-xa tới Hoa lục.

- Chúng tôi phải đối phó với sự toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc – Giáo sư Deborah Brautigam của trường Đại học Tổng hợp Washington nói với báo chí. – Tình hình càng trở nên phức tạp do những tiêu chuẩn lao động của Trung Quốc rất thấp. Hơn nữa, người châu Phi không thích chuyện người Trung Quốc bán gà, giày dép, quần áo… – lĩnh vực này trước kia thường chỉ diễn ra sự cạnh tranh giữa những người dân ở các quốc gia châu Phi với nhau.

Sự có mặt của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề chính trị. Lãnh đạo đối lập Michael Sata đã thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Zambia hồi năm ngoái, khi chiến dịch vận động tranh cử của ông chỉ trích điều kiện lao động tồi tệ trong các công ty Trung Quốc và hứa hẹn thay đổi cách thức ký kết các hợp đồng.

Trung Quốc lợi dụng sự yếu kém về thể chế ở các nước châu Phi. Trong trường hợp ở những nơi có chính phủ mạnh hơn, xung đột thường ít xảy ra hơn.

Tại thủ đô của nước Tanzania, người Trung Quốc không được phép bán hàng tại chợ. Tương tự như vậy, chính phủ Ethiopia cũng cho rằng, người Trung Quốc được chào đón như các nhà đầu tư, chứ không phải như những người ‘buôn thúng bán mẹt’ hay đánh giầy. Tổng thống Angola đã nói thẳng với Chủ tịch Trung Quốc: “Các ông không phải người bạn duy nhất của chúng tôi” – Angola được cho là đã ứng xử khéo léo trong cuộc chơi giữa Trung Quốc và các nhà công nghiệp từ Bồ Đào Nha và Brazil.

Christopher Alden từ Trường Kinh tế London cho biết: Trung Quốc thường nói rằng, sự hiện diện của họ ở châu Phi là có lợi cho cả hai bên. Việc có lợi hay không phụ thuộc vào ý chí và năng lực của các chính phủ châu Phi trong việc đàm phán các điều khoản hợp đồng với chính quyền Trung Quốc. Ở nơi mà các nhà lãnh đạo chủ yếu quan tâm đến lợi ích cá nhân, thì người dân phải hứng chịu sự thiệt thòi.

© Đàn Chim Việt

 

Đọc bài liên quan: Trung Quốc đã mua đứt châu Phi

 

2 Phản hồi cho “Trung Quốc chinh phục và thuộc địa hóa châu Phi”

  1. Chán Quá says:

    Không một dân tộc nào, không một người dân lao động bình thường nào muốn rời quê cha đất tổ, lang bạt kỳ hồ để kiếm miếng ăn.

    Ngày nay trên >90 nước của Trái đất này có # 4 triệu người Việt sống và người Việt hàng năm vẫn còn tiếp tục ra đi bằng nhiều con đường khác nhau: xuất cảnh lao động, hôn nhân với Hàn quốc, Đài loan, Mỹ, Anh, Nga…, xâm nhập trái phép vào nước ngoài để trồng cần sa, buôn lậu….
    Tại sao họ phải rời bỏ quê hương ?

    Người lao động Trung quốc cũng vậy, bao đời vì phận nghèo phải “Tay bị Tay gậy khắp nơi tung hoành”, họ là người đáng được thông cảm chứ không phải để “một số người thiếu lòng nhân ái chửi bới họ” coi họ là thứ siêu vi trùng? Tại sao lại thóa mạ họ một cách vô lương tâm, thiếu công bằng như vậy?
    Họ không có lỗi, lỗi chính là bọn cầm quyền của chính phủ nước đó.

    Nhà thơ Lạc Tri Chương đời nhà Tống đã từng vỉết:
    Thiếu tiểu, li gia, lão đạo hồi
    Hướng âm vô cải, mấn mao tồi
    Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

    Xa quê từ thở còn thơ
    Khi về tóc đã bạc phơ mái đầu
    Trẻ con cười hỏi theo sau
    Ong là ai đó, xứ nào tới đây?
    (Chán Qúa tạm dịch)

    Vậy những “phản hồi (loạn) gia” có nên chửi người di cư bất đắc dĩ, bất kể người đó là Việt nam, Trung quốc, Ba Lan, Tiệp, Da đen…bỏ xứ sở đi kiếm miếng ăn không?

    Lỗi của họ hay của chính phủ? Nếu tại chính phủ cứ Vạch rõ tên như Hồ Cẩm Đào, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang mà chửi rủa..

    Đôi lời giãi bày

  2. NguyenHoang says:

    Tụi tàu hán là một loại virus độc hại, nguy hiểm đến sự tồn vong của tất cả các sắc tộc khác trên thế giới, trong ngắn hoặc dài hạn. Chúng đang lan nhanh, mạnh không những chỉ ở VN, mà còn ở nhiều nước khác trên khắp thế giới.

Leave a Reply to Chán Quá