WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện đạo văn sáng mùng một Tết

Đạo văn

Sáng mùng một tết, đầu còn ong ong trận rượu đêm qua, nhưng tôi vẫn không bỏ được thói quen tạt ngang tạt ngửa trên các trang báo mạng. Có bài, đọc cái tựa đề hay đáo để – ĐÊM GIAO THỪA VÀ MẸ- của tác giả Nguyễn Văn Mạc, trên – thoibao.de-  Đọc xong, tôi giật mình kinh hãi ông Nguyễn Văn Mạc đã thó gần hết bài – Đêm Giao Thừa Nhớ Mẹ của Trần Mạnh Hảo vào bài của mình. Bài Đêm Giao Thừa Nhớ Mẹ của TMH viết cách nay đã mấy năm, là bài tùy bút rất hay về mẹ.

Trong đêm giao thừa đọc lên, không riêng gì tôi bạn bè đêm đó đều khóc. Bài này năm trước cũng đã đăng trên trang của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Đàn Chim Việt….

Trong bài – TRẦN TRUNG ĐẠO TIẾNG VỌNG BÊN KIA ĐẠI DƯƠNG, tôi cũng đã nói cảm xúc của mình về bày này. Tết năm nay có nhiều báo xuân đăng bài ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ  của TMH.

Nếu tôi không lầm, ông Nguyễn Văn Mạc hiện là Giám đốc công ty ASIA MARKT ở thành phố Magdeburg Đức quốc. Tôi gửi kèm bài của nhà thơ TMH và bài thó của ông Nguyễn Văn Mạc để độc giả đánh giá, nhận xét.

Mùng một tết-

Đỗ Trường

BBT: Bài viết của Trần Mạnh Hảo đã được đăng tải vài năm trước trên trang web Đàn Chim Việt và năm nay tác giả gửi lại, chúng tôi cũng đã cho đăng thêm lần nữa. Độc giả có thể bấm vào đây để so sánh.

——————————————

Tùy bút – Đêm giao thừa và Mẹ – Nguyễn Văn Mạc – Magdeburg

Thứ Hai, ngày 23/01/2012

 

Đêm giao thừa thương Mẹ ! để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời.

Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi ! những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi được ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ con chạy.

Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Ngày ấy bố tôi là bộ đội ngoài mặt trận xa nhà. Tôi dẫn những đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra bờ sông Đồng khởi đầu làng, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn. Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ.

Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.

Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực nhiều tục lệ phong kiến nho giáo của miền quê Lương Tài, Bắc Ninh. Mẹ bị mọi người  sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc.

Có những đêm khuya cả nhà ngủ cả, đoạn mẹ ôm lấy mấy đứa con còn bé dại hỏi : chúng mày có nhớ Bố thương mẹ không ? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to: chúng con nhớ Bố thương Mẹ lắm ạ… mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.

Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như mộng du. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.

Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi ra trận, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng, ngoài kia tiếng súng nổ chát chúa đâu đó gần lắm.Tôi ngoái đầu nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi gạt nước mắt ra đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…

Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn xa quê nhớ mẹ núc phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.

Mẹ ơi!  Mẹ hiền Việt Nam ơi! mùa xuân nào con được trở về bên Mẹ …

 

Nguyễn Văn Mạc

Magdeburg , CHLB Đức

Mobil :+ 49/ 01623346421

Xuân 2012

 

14 Phản hồi cho “Chuyện đạo văn sáng mùng một Tết”

  1. Mat Day says:

    Lão Mạc này đúng là mất dậy không còn tí liêm sỉ gì nữa.

  2. thùy says:

    1/Đạo văn hay đạo cốt truyện,đạo phim ….đủ thứ Đạo…
    Xuất phát tử Hồ chủ tịt khi đạo văn của các thanh niên yêu nước ,ở Pháp,cùng viết báo,cùng ký tên naq.”Bác” thấy Hay bác cuổm luôn thành tên Bác…Bác vào tù Tưởng,cuổm cuốn thơ của một lảo Tàu nào đó bi bắt,ký tên luôn là hcm cho tiện. Bác làm văn bóc thơm mình…và suýt nửa Bác được phong làm danh nhân văn hoá của thế kỷ…Mặc dầu chỉ là ăn cắp, vì bác tựthú nhân đâu có tư tưởng gì (bác sít-mao nói hết cho Bác rồi…).Vây đạo văn thơ như Bác là sô 1.
    Bác ĐUÔI còn vậy thì trách chi con cháu Đạo,không chỉ Đạo văn mà còn đạo đủ thứ hầm bà lăng như cướp đất trắng trợn nhà cưụ bộ đội vươn va “khoắng “hết tài sản nuôi trồng của anh ta .Đạo như vậy mới là Đạo.Như trươc đây cả chục năm ,có cô chép thơ người làm thơ mình ủng được gỉải thưởng quốc gia. Nhạccủng ăn cắpcủa nhạc sỉ Nhật, casỉ Mỷ (hát iếng Việt0 Dalena củng tỉnh như saó,văn thì anh bộ đội miền Bắc tả cảnh sông nước miền Nam ,lạ lắm,thì ra ăn cắp của văn nử ntntư,phim ảnh củng ăn cắp ý phim của Đại Hàn ….Nói chung giả hiệu,ăn cắp là cái tật,phát triển mạnh ở thời đại hcm,người ăn cắp đủ thứ va hơn hết là ăn cắp niềm tin của một dân tộc.
    Còn ăn cắp như ông zăn xỉ ở Đức đây không gọi là ăn cắp nghiêm trọng đến thế. Chỉ là tư tưởng trùng hợp Ai không có mẹ? Nhà nghèo nào thiếu mở cả năm,3 ngày tết chẳng ăn tópmở ?(tópmởăn với đương ngon lắm!! Hình như chợ VN,VN có xuất lhậu qua đây tóp mở và cơm cháy ngào đường đó !(quảng caó không công)… Mẹ nàokhông thương con.Con nào khong ôm mẹ ,quấn quít bên me. Và ai,trong đêm giao thừa,bên nối bánh chưng ,bên bếp lửa canh thức dúoi trời đêm yên vắng ,không trở về quá khứ ,nhớ tới mẹ.Không như ong ttđạo đòi đổi cả thiên thulấuy tiếng mẹ cười…Thiên thu? Con người giới hạn có trăm năm mà đòi ngàn năm thì xạo quá .Cần gì vậy .Gởi băng cassette thu tiếng mẹ cười là được rồi ! Bây giờ càng dể,cứ về thăm mẹ là “chu”.
    2/Trong mộtlớp học thầy giáo cầm bài 2 hoc sinh và hỏi : “sao 2 em tả con mèo gióng nhau thế này ? Ai “cốp’ ai,nói mau ?.”một em đứng lên “thưa thầy,tai vì chúng em lở gần nhu,,chỉ có một con mèo chơi chung nên chúng em tả giong nhau thôi ..!!!!” ?.

Leave a Reply to Mat Day