WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

29000 tiến sĩ đến 2020?

Trước đây, có chỉ tiêu đào tạo 20,000 tiến sĩ trong thời gian 2010-2020. Nay lại có thêm chỉ tiêu 29,000 tiến sĩ cho các đại học đến năm 2020. Giáo dục Việt Nam ta lúc nào cũng chạy theo những con số! Nhưng đằng sau những con số đó là những giả định quá lạc quan. Giả định quá lạc quan cũng có nghĩa là những chỉ tiêu đó có thể lại là một giấc mơ đầy lãng mạn.

Lượng: khó

Ngày 17/6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này có tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10,000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở nước ngoài, 3000 đào tạo trong nước. Tôi đã từng phát biểu rằng chỉ tiêu này rất khó thực hiện, vì cơ sở vật chất, vì số nghiên cứu sinh, và thậm chí kinh phí còn quá thấp.

Tháng 12/2011 vừa qua, Bộ GD&ĐT trình bày kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên đại học. Theo kế hoạch này, VN sẽ đào tạo đủ 29,000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học vào năm 2020. Tôi nghĩ chỉ tiêu này càng khó thực hiện.

Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập”, tôi có trình bày thống kê cho thấy hiện nay con số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ còn thấp. Theo số liệu 2008, trong số 38,217 giảng viên đại học ở Việt Nam, 44% có bằng cử nhân, 40% thạc sĩ, và 15% (tức 5643 người) có bằng tiến sĩ. Để có 29,000 tiến sĩ đến năm 2020, các đại học VN phải có thêm 23,000 ngàn tiến sĩ.

Hai mươi ba ngàn tiến sĩ trong vòng 8 năm. Tức là mỗi năm phải đào tạo hay tuyển mộ gần 3000 tiến sĩ! Rất hiếm có nước đang phát triển nào có thể làm một bước nhảy vọt như thế. Ngay cả Thái Lan, hiện nay cũng chỉ có 14,000 tiến sĩ trong các đại học. Nếu như theo những gì Bộ GD&ĐT tin tưởng, thì 8 năm nữa, các đại học VN sẽ có nhiều giảng viên với trình độ tiến sĩ hơn Thái Lan!

Phẩm: càng khó hơn

Những nhận xét trên là về phần lượng, còn phần phẩm lại càng có nhiều điều đáng bàn hơn. Chắc chắn một số lớn tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước. Nhưng với tình trạng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập và hạn chế hiện nay, vấn đề chất lượng là điều rất đáng quan tâm. Theo tôi, có 3 vấn đề lớn trong việc đào tạo tiến sĩ (hay nghiên cứu sinh nói chung) ở trong nước: đó là thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm, đề tài thiếu cái mới, thiếu chuẩn mực cho một luận án tiến sĩ. Vì những vấn đề như thế, các luận án tiến sĩ từ VN không được đánh giá cao. Trong cuốn “Việt Nam từ năm 2011” (Nxb Tri Thức 2011) Gs Trần Văn Thọ viết và tôi rất đồng ý: “Những vấn đề lớn của Việt Nam là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng này.” (Trang 286).

Đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm chỉnh rất khó. Ngoài vấn đề ý tưởng nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, đến thầy cô đều phải rất sẵn sàng. Tôi cũng có dịp đọc nhiều đề cương và luận án tiến sĩ y khoa trong nước, và cảm nhận chung là chưa thấy một đề cương hay luận án nào thật sự xứng đáng với 8 tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Những nghiên cứu (mà thực chất là làm kiểm kê lâm sàng – clinical audit, hoặc cao hơn chút là làm thống kê đếm số) vừa đơn giản, vừa tủn mủn, và “me too”. Vậy mà những dữ liệu như thế cũng biến thành luận án tiến sĩ! Khi tôi cho vài nghiên cứu sinh xem một luận án tiến sĩ y khoa ở viện Garvan, thì ngay cả các em ấy cũng thấy luận án của họ có nhiều vấn đề.

Xin trích một nhận xét khác của anh Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (trang 287). Thật là đáng buồn cho nền học thuật nước nhà.

Nhưng tại sao cứ chạy theo chỉ tiêu? Tôi thật không hiểu nổi. Tại sao chúng ta không dần dần tạo ra một thực lực (critical mass) khoa học trước, tạo ra những điều kiện cần và đủ để đào tạo tiến sĩ, mà cứ mãi mê chạy theo những chỉ tiêu và con số? Trong khoa học, không có con đường nào để “đi tắt đón đầu” cả. Cứ nhìn sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay gần hơn là Thái Lan thì sẽ dễ thấy rằng họ phải tiêu ra một thời gian dài để có được một thực lực khoa học như ngày hôm nay. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải (2006), trong đó ông viết: “Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào.”

Câu đó vẫn còn tính thời sự, và rất đáng để chúng ta suy nghĩ về định hướng giáo dục theo chỉ tiêu và con số. Tôi vẫn nghĩ giấc mơ 29 ngàn tiến sĩ vẫn là một giấc mơ đầy lãng mạn.

Blog Nguyễn Văn Tuấn

 

20 Phản hồi cho “29000 tiến sĩ đến 2020?”

  1. Bần-Nông says:

    Ối giời ơi… Thế nầy thì Bần-Nông phải đi ăn mài mất (đã là Bần-Nông mà ko có học vị cũng khổ). Ai cũng có học vị TS cả, thì mình là cái gì đây? Xét xem trong tổ chức chính phủ ĐCSVN là có 26 tên, mà có 13 tên có học vị TS rồi, nhưng họ đã làm gì ích nước lợi dân? Có lẽ “bán nước” để kiếm tiền thì hay. Trong khi đó tổ chức chính phủ ở Úc & Mỹ thì có le que vài tên TS mà người dân cũng cơm no áo mặt đàng hoàng, nếu họ có nhiều TS như VN thì có lẽ người dân của họ thuộc về người cỏi trên rồi. Hihihi…

  2. Sergei says:

    Hồi trước 75, thỉnh thoảng vào ban đêm ba tôi hay nghe đài Hà nội; có lần ông tỏ ra kinh ngạc và khâm phục khi nghe tin rằng, ở Miền Bắc mỗi năm đào tạo vài chục ngàn giáo viên sư phạm.

    Ở Miền Nam lúc ấy các trường sư phạm nỗ lực hết mình mà cũng không đủ cung ứng giáo viên cho các tỉnh, thế mà Mền Bắc làm được như vậy thì phải khâm phục là đúng rồi.

    Sau 75, lúc tôi đang học cấp 3, trong số các giáo viên của trường có một số từ Miền Bắc vào và được gọi là “giaó viên chi viện”. Ngày đầu tiên một “giáo viên chi viện” đứng trên bục giảng và môt tiết học bắt đầu, cả lớp chúng tôi ,mặt mày đứa nào cũng tỏ ra kinh hoàng, muốn té xỉu luôn. Không nói về tác phong, tư cách, chỉ về kiến thức thôi đã thấy trời ơi rồi!

    Dù sao những thầy cô ấy về mặt nào đó cũng là những ân sư trong quá khứ nên tôi không dám có lời lẽ xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói đến cái chế độ đã đào tạo nên các giáo viên ấy mà thôi. Có lẽ phải nói là, những nhà lãnh đạo XHCN là những người có đầu óc rất giống mấy con robot , họ máy móc khi xem việc đào tạo con người cũng như sản xuất mấy món hàng hóa mà thôi !

    • NGÀN KHƠI says:

      TRỌNG NGƯỜI

      Trọng người mới trọng tới thầy
      Khinh người đâu tạo ra thầy làm chi
      Chỉ cần tạo hòn bi muôn loại
      Giống hệt nhau quá xá quà xa
      Thế là yên chí cho ta
      Khỏi ai lén phén mình ta an lành !

      NON NGÀN

  3. Hang nga says:

    Trước đây đánh Mỹ thì VN ra ngõ gặp anh hùng, nay ra ngõ gặp tiến sĩ…

    • ĐẠI HẢI says:

      ÔNG ĐỒNG

      Ông Đồng nói thế mà hay
      Mỗi khi ra ngõ gặp ngay anh hùng
      Bây giờ chinh chiến tàn rồi
      Chỉ còn Tiến sĩ đứng ngồi muôn nơi !

      TRÙNG KHƠI

      • cải chính says:

        Bác này nói sai rồi, bây giờ người ta nói ở VN ra đường dẫm một cái chết hàng chục tiến sỹ.

      • NGÀN KHƠI says:

        BÁC ƠI !

        Bác ơi tiêu cực làm gì
        Cứ ra đường ấy mỗi khi lại buồn
        Loạn xà ngầu chạy luông tuông
        Nhìn dân trí vậy có buồn mà chi !

        NON NGÀN

  4. Tien Pham says:

    Cả nước CHXHCNVN (và người Việt nói chung) có cái bệnh (hay nổ và) ham bằng cấp! Để khoe mẽ, hù người khác. Bằng cấp chả là gì, chỉ là 1 văn bằng chứng nhận rằng người sở hữu nó có khả năng học hỏi, đánh giá, nghiên cứu 1 lãnh vực nào đó. Kinh nghiệm, tư duy, và cái lối suy nghĩ của 1 người nào đó mới đúng là 1 vài giá trị để đánh giá đúng đắn người đó. Chẳng phải là bằng cấp. Nhiều khi 1 người sở hữu bằng cấp cao, nhưng lề lối suy xét như hạch, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

    Đào tạo các vị PhD 1 cách có bài bản đúng tiêu chuẩn, thường mất rất nhiều thời gian:

    1. Theo học PhD đòi hỏi đương sự, bây giờ, là ít nhất 5-10 năm hậu đại học. Trong 5-10 năm đó, ít nhất là phải có 3-4 năm làm research. Còn khoảng 2 năm đầu là để lấy lớp, khuếch trương cái breath knowledge. Và cũng để học ôn để vượt vũ môn qua các kì thi, để làm PhD candidate. Nếu mọi việc xuông sẻ, sau thời gian đầu, mỗi năm sau đó cho ra 1 người. Mà kô phải các công việc nghiên cứu đều xuông sẻ. Có khi làm research được 2-3 năm, thì bị tịt (dead end). Hay kô hợp tính với ông (bà) advisor, nên đổi. Thường thì đổi advisor là phải đổi luôn đề tài làm research. Phải làm lại từ đầu (ngoại trừ khoảng lấy lớp, thi cử.) Kô hợp tính với ông (bà) advisor thì ổng (bả) ngó lơ, kô hướng dẫn mình làm research. Research mà kô thành là kô có ra trường. Hay là kô chịu kí (tên) để mình ra trường! Vì vậy người hay ta nói grad students (graduate students) là slaves!

    2. Đề tài ra trường của 1 PhD phải là 1 đề tài mới và nguyên thuỷ (original), chưa có ai làm. Nó có thể insignificant, nhưng phải là original. Nếu có người làm rồi, hay công bố (trên những tạp chí kĩ thuật) rồi, thì coi như là cái research để làm luận án ra trường đó đi bán muối! Thầy mình là người cực lực (rigorously) kiểm tra xem cái đề tài đó có phải là đề tài chết kô? Tại sao vậy? Tại vì ổng (bả) cũng muốn peers biết đến. Ông ta (bà ta) cũng muốn đăng và phổ biến đề tài đó. Và sau hết, ổng (bả) kô muốn đào tạo 1 người học trò chẳng ra gì. Cần phải biết là ở phương Tây hay Mĩ, người tìm kiếm hay nghĩ ra 1 cái gì mới rất được coi trọng. Chẳng hạn như nhắc đến cái assembly line là tự động người ta nhớ đến Henry Ford, chẳng cần biết ông Honda hay Toyoda là ai cả. Kô cần biết sau này đề tài đó có hay hoặc phát triển cỡ nào, người đầu tiên nghĩ ra đề tài đó xứng đáng được credit, vì nghĩ ra, hay tìm ra, 1 cái gi mới rất trần ai khoai củ. Những bổ túc, hoàn chỉnh, hay phát triển đề tài đó chỉ là 1 sự học lại (từ cái ý đầu tiên) của người khác.

    CHXHCNVN ra tiêu chí đào tạo nhiều tiến sĩ như vậy, tiến sĩ gì vậy? Vậy, “bia tiến sĩ” bao nhiêu mới đủ?

    • NON NGÀN says:

      THẬT VÀ DỎM

      Thật thì chắc nịch như cua
      Dỏm thì chẳng khác con rùa bò chơi
      Tiến sĩ thật học thời tóe khói
      Đặt yêu cầu sáng tạo lên trên
      Góp phần khoa học xây nên
      Mỗi đề tài mới làm nên mai sau
      Tiến sĩ dỏm lau hau láu háu
      Cốt tìm ra đề dễ để làm
      Chỉ cần kết quả lam nham
      Miếng bằng bỏ túi càm ràm là hay
      Quả học thuật bầy nhầy có khác
      Chỉ giống như bạng nhạng bàng nhàng
      Lênh khênh đầu ngỏ cuối làng
      Chỉ cần bằng cấp để càng nên danh
      Mặc thế cuộc gập gành lây lất
      Mặc non sông lất phất mưa phùn
      Chỉ cần danh lợi đầy vun
      Dân nghèo dân thiếu chẳng buồn đoái trông
      Tiến sĩ dỏm nói không phải tệ
      Chỉ xênh xang áo mũ bề ngoài
      Cóc cần khoa học sâu cao
      Cóc cần học thuật dồi dào để chi !

      NGÀN KHƠI

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Con người sống ở đời đâu chỉ dựa vào chuyên môn,
    mà còn phải có TƯ CÁCH cho ra con người nữa chứ !

    Cứ xem như ở ta đầy rẫy những đảng viên CS,
    nhưng miệng lưỡi họ nói xin lỗi, như trôn con trẻ !

    Thày thuốc cực giỏi ngành nghề,
    mà đạo đức là con số không to tướng,
    thì chỉ thành ÁC MẪU, ko bao giờ là TỪ MẪU.

    Thày giáo cũng thế,
    Chính trị gia cũng vậy.

    Nhưng thày thuốc xấu chỉ giết một vài (chục) bệnh nhân.
    Thày giáo xấu giết chết cả một thế hệ vài triệu con người,
    Chính trị gia xấu giết cả một dân tộc, như dân Việt gần trăm triệu !

    Lão Ngoan

  6. truc tam says:

    Cháu ngoan Bác Hù nê học theo gương Bác Hồ : “gian manh, thủ đoạn, chơi gái, cho đàn em giết gái phi tang , trộm thơ văn của người khác , cướp của dân lành, chôn, giết, hù dọa, cưỡng chế … ” thì sẽ thành tiến sĩ quỹ đỏ Việt cộng ngay .

  7. Võ Hưng Thanh says:

    TIẾN SĨ CUỘI

    Này xưa tiến sĩ thi Đình
    Ngày nay tiến sĩ tự mình thi chơi
    Thi Đình phải vấn với vua
    An bang tế thế có thừa mới nên
    Bây giờ tiến sĩ lềnh khênh
    Giống ra tới ngõ gặp thiên anh hùng
    Đời nay đánh trống thùng thùng
    Mời anh lên kiệu để cùng diễu chơi
    Xác xơ kệ mặc đất trời
    Ta cần tiến sĩ cho đời lên hương
    Tiến sĩ ấy giống đường cuội rắc
    Bước lên đi chổng chễnh chồng chềnh
    Ở đời mưu sự cái danh
    Đem tiền đút lót học hành mà chi
    Nhưng dù học thường khi cóp chép
    Có cần chi nghiên cứu tìm tòi
    Chỉ cần bảo đảm theo khuôn
    Viết như loài vẹt có bằng cấp ngay
    Ấy chính thế nhân tài là thế
    Đều phải nên những bản cóp bi
    Điều cần đường lối chủ trương
    Đâu cần khoa học vạn đường nhiêu khê
    Có bằng cấp vinh thê ấm tử
    Có cần chi lử nhử lừ nhừ
    Thế gian vạn sự ầm ừ
    Mũ ni che mắt danh từ che tai
    Nhưng trong nước rồi ra chẳng đủ
    Phải bắt ngay điệu nhịp bên ngoài
    Phải cần hoạch định chỉ tiêu
    Tuyển ra ngoại quốc đại trà cho xôm
    Phải chừng ấy quay vòng năm tháng
    Hai chín ngàn tiến sĩ cần thêm
    Hóa ra cuội chẳng nhiều bằng
    Long nhong lóc nhóc chị Hằng coi khinh
    Ôi quả thật giật mình kinh sợ
    Tiền chi ra ngân sách đổ vào
    Nhân dân còm cõi ra sao
    Cho ông tiến sĩ mũ cao áo dài
    Thưa Nguyễn Khuyến người tài quá xá
    Trăm năm xưa người đã phán rằng
    Mảnh giấy quả thành khoa giáp bảng
    Nét son điểm xuyết mặt văn khôi
    Tấm thân xiêm áo ôi sao nhẹ
    Cái giá khoa danh quả mới hời
    Giấy nhẹ bốc lên miền cực phẩm
    Nặng thì hòn cuội rãi đường chơi !

    ĐẠI NGÀN
    (31/01/12)

  8. nguyenha says:

    “Thật dáng buồn cho nền học-thuật”nước nhà.Dúng vậy không buồn sao dược,khi bản thân “ông Hồ”mà dã dẽ ra hàng trăm “tiến-sĩ”với các dề-tài:Bác Hồ : Di,Ngũ,Ngáy,Chơi(gái),Ho,Nói….cả Bác Hồ “ỉa”…Các bạn dừng cho tôi quá lời,tất cả là Sự-Thật 100%.Mổi dộng tác của Bác là mổi dề-tài Nghiên-cưú “khoa học”.Dầu
    năm 1990,tôi có dịp về Huế,tình cờ gặp dược Bạn,ông bạn cho biết :tao vừa tham dự buổi “trình luận án Tiến-Sĩ ở Dại-Học Huế”,một dề tài về Chủ-Tịch HCM .Ông Bạn tôi có dưa ra nhận xét với người trình bày Luận án:” Tôi thấy những diều anh trình bày dều không có sự khám phá và không mang tính Khoa-học như chủ-dề dã giới thiệu,tất cả dã có sẳn trong những Tuyển-tập HCM…” Than ôi,ngay cả “tuyển-tập HCM”cũng chỉ là “vàng-mã”,thế nhưng vàng-mã lại dẽ ra “tiến-Sĩ”!! Còn Bác là còn”Tiến-sĩ-giấy”! Một số trí thức Miền Nam,có học-vị dàng hoàng,nhà nứớc VN(dưới thời Vỏ văn Kiệt) mời “công tác”,nhưng cuối cùng phải ra di “bỏ của chạy lấy người”!
    Không còn gì “dí dỏm’cho bằng,khi có vị dặt chân dến xứ người,thiên hạ hỏi sao GS không ở lại,Ông
    cười,trã lời “thà làm học trò thằng thông,còn hơn làm thầy thằng Dốt”! Còn gì khổ-dau cho bằng,trước
    dây,miền Nam ,Dại-Học SaiGòn dã từng cung cấp GS thính=giảng cho các nước lân bang: Phi-luật tân,Thái-lan,Singapor…Nhưng nay,con em nước Việt lại xin học-bổng mấy nước dó dể sang học!!”Bác Hồ” ơi,
    sao Bác dưa Dất-nước dến hồi mạt vận như thế!! Các Bạn trẻ ơi! Làm con cháu Tiên Rồng hay làm
    con cháu “Bác-Hồ”Tương lai Dất-nước ở Các Bạn,hãy chọn lấy,/

  9. Cúc says:

    Giáo viên còn nhiều người không biết chữ vậy mà đòi chỉ tiêu 29.000 tiến sĩ. Ngành GD miệng lúc nào cũng nói chống bệnh thành tích trong giáo dục thế nhưng tuy nội dung SGK của Bộ Giáo dục ràng ràng ra đó mà nhiều giáo viên còn diễn giải sai, ai góp ý thì từ phòng giáo dục đến ban giám hiệu đều chụp mũ người góp ý là phá hoại để bảo vệ danh giá cho trường. Ngành Giáo dục nên thẳng thắng nhìn lại mình xem giàn cán bộ giáo dục và giáo viên màng lưới từ tỉnh đến thành phố có đủ trình độ hay chưa, đừng để họ truyền cái sai của họ cho nhiều thế hệ học sinh.

  10. Mike says:

    Họ đã từng làm được một lần rồi đó, gs Tuấn quên rồi sao? Dễ mà, ngủ dậy sáng ra ta có vài ngàn tiến sĩ, anh tiến sĩ, tôi tiến sĩ, chúng ta cùng tiến sĩ. Chỉ cần bỏ chữ “phó” là xong ngay ! Nay chuyện 20 ngàn hay 29 ngàn tiến sĩ rồi cũng có cách giải quyết thôi. Chẳng hạng như nhờ trường đảng đào tạo, tỉnh nào mà chẳng có trường đảng, nếu không kịp thì nhờ trường đảng huyện/quận. Chất lượng là chuyện nhỏ, ta sẽ cho chuyên tu tại chức từ từ là được. Đừng lo, có đảng lo rồi.

Phản hồi