WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí thức và phản biện xã hội

Nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa phát biểu về trí thức và vấn đề phản biện xã hội. Có một câu rất lạ, lẽ ra không thể từ mồm anh, vì trái hẳn với những điều anh từng nói và từng làm. Anh khẳng định: ”Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội”.

Vậy thì tại sao anh lại phản biện khi ký chung văn kiện chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên? Tại sao anh phản biện xã hội hay, sâu sắc, có sức thuyết phục cao đến thế về vụ xử án phi lý luật sư Cù Huy Hà Vũ?

Anh đã làm theo điều mà anh nói là người trí thức phải dũng cảm, sống có trách nhiệm với xã hội.

Xin hỏi anh nếu cứ mũ ni che tai, chỉ làm theo nghề mình – như anh, nhà toán học Ngô Bảo Châu chỉ nên nghiên cứu về toán – bỏ qua mọi điều ngang trái, bất công, phi lý trong xã hội, cũng vẫn có thể được coi là trí thức thật sự ư? Người trí thức phải có ý thức trước hết về trách nhiệm công dân kia mà. Nhất là khi đất nước lâm nguy, xã hội băng hoại, người trí thức-công dân phải dũng cảm dấn thân hết mình, bền bỉ và thông minh đấu tranh cho kỳ đạt mục đích cứu dân cứu nước.

Vấn đề thứ hai là khi anh nói rằng ”bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Nhưng khi anh hạ bút ký tên vào kiến nghị đòi đình chỉ khai thác bauxite, chính anh đã chọn lề trái, nghĩa là trái với cơ quan ngôn luận chính thống bên lề phải. Ngay cả khi anh tự lập ra mạng Nghiên cứu toán học Ngô Bảo Châu hay khi anh gửi bài viết cho mạng Dân làm báo, anh đã có sự lựa chọn rõ ràng bên lề trái, không theo lề phải, nghĩa là anh đã chọn quyền tự do, không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước. Anh đâu có như con cừu, buộc mình phải theo ai.

Chỉ trong hai vấn đề trên, anh Ngô Bảo Châu trước sau hình như chưa thật nhất quán với chính mình, có lúc tự mâu thuẫn, lập luận chưa thật lô-gích, thiếu chặt chẽ. Do thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán như thế nên rất có lợi cho phía quan phương, phía lề phải quan liêu giáo điều, thường xa rời nhân dân và lẽ phải, chuyên lừa dối và ngụy biện; họ sẽ ra sức tận dụng sơ hở của anh.

Hay là trong suy luận của anh có chỗ nào người khác chưa thể thông hiểu được rõ ràng, mong anh lý giải cho ra lẽ.

Tôi không tin những phỏng đoán cho rằng anh mập mờ vì bị bả danh lợi quá lớn, là ngôi nhà sang trọng và Viện toán với ngân khoản to đùng không cần dự chi trước. Tôi không nghĩ đến chuyện đáng buồn như thế. Anh từng tuyên bố luôn luôn cảnh giác với mặt tiêu cực tệ haị của tiền bạc vật chất.

Là nhà khoa học lớn, anh thừa hiểu rằng khoa học phát triển là do không ngừng phủ định những định đề tương đối đúng để thay thế bằng những định đề gần với chân lý hơn. Khoa học là gì nếu không phải là một chuỗi dài vô tận của những phản biện liên miên không bao giờ chấm dứt, làm cho khoa học cả tự nhiên và xã hội phát triển vô cùng tận, vai trò của trí thức do đó ngày càng có ích lớn lao cho cộng đồng nhân loại văn minh.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

31 Phản hồi cho “Trí thức và phản biện xã hội”

  1. Xóm Cũ says:

    Mình thì chắc chắn 100% không phải là trí thức. Nhưng bàn đại thế này.

    Mình thấy đứa nào cướp của giết người ác độc quá thì mình nói nó là thú chứ không phải là người. Nhưng nó vẫn là người. Vậy cái chữ trí thức cũng thế thôi. Anh có xứng đáng như người ta nghĩ không mới là vấn đề. Còn nếu anh bảo anh chỉ làm việc bằng óc thì có lẽ anh cũng chẳng hay ho gì cho lắm. “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.”

    Nói thì các bác trong nước buồn. Các bác cãi nhau cái vụ này… vẩn quá! Mình nghĩ phản biện nó là cái gì cần kiến thức, lập luận ghê gớm lắm cơ. Ở Việt Nam thì toàn là ba cái chuyện quan chức ăn cắp, ăn cướp, bán nước, hại dân… Những cái chuyện đó nó rõ như ban ngày ấy – dốt nát như mình cũng còn biết – thì cần quái gì phải biện với chả phản bẹo. Không sợ thì nói, sợ thì thôi. Cứ nói phản biện nghe cho nó… trí thức mà làm gì.

    Còn các bác trí thức ở bên ngoài thì… Nói các bác cũng lại mắng, chứ vào cái cảnh cá chậu chim lồng (nói thế cho các bác trong nước đỡ buồn một tí – nói thật là… thú trong chuồng!) thì chắc là phần lớn các bác cũng thế thôi. Ba cái củ khoai mì nó cũng từng vĩ đại lắm chứ chơi đâu.

  2. ngo nhat nam says:

    Xem năm nay bác Bùi Tín có gì mới không nào? Chúc bác một năm mới như ý….

  3. VôViNhiVôBấtVi says:

    Làm gì cũng chẳng được gì!?,
    Không làm chi cả, mà chẳng có chi là không làm!!!

    TB.

    Bên ni, bên nớ, bên tê,..
    Bên mô rùi cũng bên lề thờigian…

  4. Nông Dân Nghèo says:

    Ở đời người ta bảo là “ăn xôi chùa..nghẹn họng” Làm sao chờ đợi ở NBC một cử chỉ, thái độ hay là một câu trực ngôn. NBC cũng là người cũng biết sợ và cũng biết tính toán dại khôn.

    Sau lần “lở dại” với những câu tuyên bố về sự vụ Cù Huy và bị các tay báo chí đảng “dập” cho tơi bời thì chúng ta thấy NBC đã “cửa đóng then cài”.

    Trước kia NBC được tặng nhà tặng cửa. Bây giờ NBC lại được đảng tỏ thái độ trọng vọng (thí dụ giao cho quản lí một ban ngành với số tiền khổng lồ). Nếu bây giờ chúng ta chờ đợi NBC “lở dại” lần nữa thì chúng ta mới là những người quá lãng mạng và không thực tế. NBC dù có tài giỏi trong chuyên môn đến thế nào…thì cũng chỉ là người…khó mà thoát ra được…” cái vòng danh lợi cong cong…

    NBC giờ có lên tiếng thì cũng chỉ là neutral, chung chung đại loại vô thưởng vô phạt….Được thế đã là mừng….

    • NON NGÀN says:

      RUỘT VÀ VỎ

      Con người cũng giống như trái cây. Có hai phần ruột và vỏ. Hai phần này có khi tương ứng nhau, có khi không tương ứng nhau. Có trái vỏ sù sì nhưng ruột thì ngon. Có trái vỏ hấp dẫn, chưa chắc ruột đã ngon. Nên nói chung lại, ý thức, ý chí, nhận thức của con người như ruột bên trong. Ngôn ngữ, hành vi, thái độ, biểu lộ mọi loại bên ngoài, thông thường thực chất đó cũng chỉ là vỏ. Người trí thức quý là cái ruột bên trong, không phải cái vỏ. Ông “Nông dân nghèo” này nhận xét thấy đúng nên tôi cũng xin “bổ đề” thêm như vậy. Cái ruột của nhà toán học tài năng Ngô Bảo Châu có lẽ tự ông Châu biết hơn ai cả. Còn cái vỏ của ông Châu đã có lúc người ta hi vọng, rồi có lúc người ta thất vọng nó là như thế. Ấy nên :

      Ruột rà là cái bên trong
      Vỏ ngoài là cái long nhong bề ngoài
      Đã làm trí thức trên đời
      Ruột rà là chính vỏ ngoài mà chi !

      ĐẠI NGÀN
      (03/02/12)

  5. cokhihoa hung says:

    Trong xhvn đương đại sư dối trá và tráo trở đả thành đại dịch không có loại kháng sinh nào chũa được .Thằng đầu têu đáng lẽ phải từ chức ,nhưng nó vẫn tại vị ,mà còn đưa con cái nó vàoTW dể thực hiện chế độ cai trị kiệu Bắc Hàn .Cho nên NBC có cái phat biểu …thì cũng nằm trong miền xác định cua f(đại dịch).

  6. Le Nguyen says:

    Mây Mù Tri Thức.
    Le Nguyen.
    Những ngày đầu năm Tết Nguyên Đáng “đám mây mù tri thức” bất ngờ chợt kéo đến che khuất những biến động xã hội do bất công của chế độ gian tham, bạo ngược, độc ác công sản gây ra cho dân tộc đất nước này. Ngoài ra cũng không có cơ sở để phủ nhận “đám mây mù tri thức” là không do chủ ý của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản nhằm đánh lạc hướng mối quan tâm, bức xúc những sự kiện cực kỳ man rợ của đám quan chức ngang nhiên đứng trên luật pháp cướp của, giết người, tống tù những người dân lương thiện và “đám mây mù tri thức” đã làm che khuất những mảng tối sa đọa biến chất, suy đồi đạo đức đáng xấu hổ của tầng lớp cán bộ, đảng viên độc tài toàn trị cộng sản Việt nam.
    Sự kiện được gọi là “đám mây mù tri thức”, là câu chuyện thời sự dưới dạng trả lời phỏng vấn của giáo sư Ngô Bảo Châu được đăng tải trên tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Thật ra, những ý tưởng trong bài trả lời phỏng vấn của Ngô Bảo Châu cũng không có gì đặc biệt quan trọng lẫn nghiêm trọng nhưng nó đã thu hút một số lượng không nhỏ người đọc cũng như người viết quan tâm đến thời sự Việt Nam, chỉ thua kém biến cố nông dân Đoàn Văn Vươn vùng dậy ở Tiên Lãng, Hải phòng. Về sự kiện Ngô Bảo Châu có một số người biểu lộ bất bình lên tiếng phản bác, bình luận, chỉ trích chừng mực vừa phải mang tính nhân văn cao, cũng có người không dằn được cảm tính nên chửi bới không tiếc lời theo ngôn ngữ đường phố, và không ai có thể phủ nhận tên Ngô Bảo Châu có sức hút nhất định của đông đảo lớp trẻ hiện nay, có thể nói là trên cả “thần tượng” Hồ Chí Minh!?
    Nội dung trả lời phỏng vấn của Ngô Bảo Châu có lời lẽ vừa đủ hơi kín kẽ, không chuyên chở tư tưởng cao siêu, bí hiểm khó hiểu của tri thức vượt tầm, cũng như lời lẽ không tầm thường thô tục như cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam. Châu có một thái độ tỉnh táo, một phong cách đỉnh đạc đối mặt thử thách đầy tự tin khi đề cập đến công việc “tổ chức” thật ngổn ngang trong nhà nước xã hội chủ nghĩa… Châu phải xây dựng viện toán học cao cấp từ con số không tức mọi thứ tồn tại trong nhà nước này đều phải vất đi. Châu cũng không ngần ngại bàn sơ lược, thoáng qua bản lãnh lãnh đạo của đảng cộng sản, tuy nói ít, nhè nhẹ về phong cách lãnh đạo nhưng có chiều sâu. Cuối cùng, nội dung cốt lõi của bài phỏng vấn là bàn về vai trò cũng như định lại nghĩa trí thức với phản biện xã hội và chính nội dung trí thức với phản biện xã hội của bài phỏng vấn đã bùng nổ nhiều tranh cãi đi quá xa đến độ không cần thiết, thậm chí cắt rời mạch văn, tấn công cá nhân hơn là phê phán, phản biện ý tưởng của Ngô Bảo Châu! Tất cả ý tưởng trong bài phỏng vấn đều không mới, nếu không nói là đã cũ được Ngô bảo Châu đúc kết, tóm lược lại sau nhiều năm tháng sống, học tập và làm việc trong các nước dân chủ văn minh tiến tiến hàng đầu của nhân loại theo ngôn ngữ mang sắc thái độc đáo của Ngô bảo Châu.
    Câu chuyện thời sự nóng bỏng của “đám mây mù tri thức”Ngô Bảo Châu trong thời gian ngắn đã có nhiều bài phê bình máu lửa, phê phán gay gắt ý kiến, quan điểm bàn về trí thức và phản biện xã hội của Ngô bảo Châu theo hướng xấu dở, tiêu cực qua đoạn trích dẫn ý tưởng bị cắt rời vốn được Ngô bảo Châu cân nhắc, cô đọng rất ít chữ không thể ít chữ hơn cho một đề tài rộng lớn, bao la dễ gây tranh cãi nhất. Dưới đây là đoạn văn của Ngô Bảo Châu bị cắt đuôi trích dẫn, phản bác nhiều nhất.
    “ Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?
    Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
    Có lẽ, người nổ phát súng đầu tiên vào phát ngôn của Ngô Bảo Châu còn rất nhiều bí ẩn? Họ đã cố tình tách rời, diễn giải cho mọi người hiểu “giá trị của trí thức là gía trị của sản phẩm anh ta làm ra” theo hướng “sản phẩm” là những công trình nghiên cứu chuyên ngành có giá trị hoặc vô giá tri của mỗi trí thức chứ trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội rồi dẫn dắt, định hướng những cá nhân dễ tính vào những việc như căn hộ vài triệu đô, vài trăm tỷ đồng cho viện toán học do nhà nước cộng sản cấp và việc tiền đô, tiền đồng đều không liên quan gì đến nội dung, quan điểm của Ngô Bảo Châu bàn về vai trò trí thức và phản biện xã hội?
    Thật ra, bài phỏng vấn có hai khả năng xảy ra: một là người thực hiện phỏng vấn không nắm bắt được ý nghĩ của Ngô Bảo Châu; hai là cố tình viết cho độc giả hiểu theo ý “trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”nhằm cung cấp “đạn” cho những cá nhân dễ tính bắn Ngô Bảo Châu. Nếu tỉnh táo, công bằng, trung thực hoặc có tấm lòng rộng mở tích cực sẽ không bị dẫn dắt vào mê hồn trận của vũng lầy lý luận không lối thoát và đọc ý kiến, quan điểm của Ngô Bảo Châu với tâm thế thoải mái, bao dung hơn sẽ đọc ra ý tưởng tích cực của Ngô Bảo Châu. Có thể đọc với ý tưởng đẹp, với tình người, không sân hận sẽ nhận ra trọn vẹn ý nghĩ vai trò trí thức và phản biện xã hội của Ngô Bảo Châu. Giả dụ đọc tròn mạch văn, không cắt đuôi theo như cách dưới đây:
    “ Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?
    Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra. Ở đây, sản phẩm có nghĩa là ý kiến, tư tưởng phản biện của anh ta chứ “hàm” trí thức không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
    Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.”
    Nếu không cắn chữ, bẻ chữ, bóp chữ có chủ ý và đọc ý tưởng Ngô Bảo Châu như đoạn văn trên sẽ không khó để nhận ra ý kiến tích cực về tư duy nhận thức liên quan đến vai trò trí thức và phản biện xã hội của Ngô Bảo Châu. Không những thế Ngô Bảo Châu còn đề cao vai trò của phản biện, vai trò tối quan trọng của động lực phát triển xã hội, qua ý tưởng “không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”và ngoài việc đề cao vai trò phản biện xã hội, Châu còn mở rộng, kêu gọi mọi người trí thức hoặc không trí thức cùng tham gia công tác phản biện xã hội. Tất cả thiện chí đều tập trung vào mục đích tốt đẹp cho xã hội, tuy có khác ý với một số người đấu tranh không khoan nhượng với độc tài cộng sản!
    Đọc đến đây chắc có một số bạn đọc cho rằng “tên này láo” ngụy biện bênh vực, bao biện cho Ngô Bảo Châu, xin khẳng định với các bạn, người viết không có nhu cầu bênh vực hay bao biện cho hành động của Ngô Bảo Châu hay cho bất cứ ai. Nhưng theo thói quen quan sát sự việc từ xa trên diện rộng và thường phân tích sự việc đa chiều dưới nhãn quan khác, không phê phán theo số đông, không “đọc tin tức” theo bản tin mà “đọc ý đồ” phía sau các thông tin. Do đó, với sự kiện vai trò trí thức và phản biện xã hội đã có nhiều, thậm chí thừa thãi phê phán gay gắt những mặt tiêu cực của Ngô Bảo Châu, cho dù người viết có phản biện theo hướng tiêu cực cũng không giúp cho vai trò của trí thức với phản biện xã hội tốt hơn hoặc xấu hơn.
    Thế cho nên, người viết không bàn thêm theo hướng xấu, hướng tiêu cực mà cố gắng nói về những mặt tích cực của Ngô Bảo Châu. Có lẽ, mọi người đều biết Ngô Bảo Châu sống, học tập, làm việc ở các nước dân chủ tiên tiến nhiều năm, có thể nói là cả thời tuổi trẻ, tuổi năng động mạo hiểm thích phiêu lưu khám phá và Châu có quốc tịch “nước ngoài” (không phải quốc tịch nước ngoài Trung Cộng, Triều Tiên, Cuba) là giáo sư đại học Chicago của “đế quốc Mỹ”, trước khi về nước nhận căn nhà nhiều triệu đô ( ai tung tin căn hộ của Châu có giá nhiều triệu đô là không đúng) được cấp 650 tỷ đồng để xây dựng viện nghiên cứu toán học cao cấp.
    Có thể, Ngô Bảo Châu biết trở về hợp tác với cộng sản là một việc phiêu lưu nên đã xin nhập tịch nước ngoài để bảo đảm có đường lùi khi cần, như thế trong tư tưởng của Ngô Bảo Châu cộng sản không phải là đối tượng đáng tin cậy nhưng Châu vẫn cứ về với động lực khác thôi thúc mãnh liệt hơn: một là từ kiến thức tổ chức học được ở các nước văn minh, qua góc hẹp của viện toán học cao cấp, Châu sẽ vực dậy những ngành khao học khác để lần lượt tháo gỡ chỗ nghẽn của giáo dục; hai là viện toán học không nghiên cứu theo đơn đặt hàng nghĩa là hoạt động độc lập sẽ sản sinh nhiều tài năng thật sự, biết suy nghĩ bằng cái đầu và đi trên chính đội chân của họ, những tố chất cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa lẫn xây dựng đất nước thời hậu cộng sản; ba là viện toán học còn là nơi tiếp nhận “thông điệp” từ ngoài vào cũng như là cửa ngõ cho “chuẩn” nhân tài bên trong Việt Nam tiếp cận với thế giới văn minh .
    Về việc nhận căn hộ cao cấp với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để tránh nghẽn mạch trong việc tiếp nhận, chuyển tải thông tin qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại là cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, tổ chức và làm việc của Ngô Bảo Châu. Nên biết đàng sau Ngô Bảo Châu là đại học Chicago và các đại học hoa Kỳ là nơi hình thành chiến lược, sách lược vượt tầm của Hoa Kỳ. Tại sao Ngô bảo Châu không trở về với các đại học, học viện quân sự, chính trị , kinh tế…lẫy lừng của Hoa Kỳ như West Point, Harvard, Princeton… còn là nghi vấn cho các lãnh đạo cộng sản Việt Nam?
    Những điều trình bày ở trên không có gì bí mật, không phải đảng cộng sản Việt Nam không biết, không những biết mà chúng còn lo xa nên tuyên giáo cộng sản chỉ đạo bồi bút cò mồi bóp méo phát biểu, tấn công cá nhân Ngô Bảo Châu trên các diễn chính thống lẫn không chính thống nhằm giảm sức hút của giới trẻ đối với Ngô Bảo Châu vì chúng biết giới trẻ là chủ lực của mọi cuộc cách mạng. Mặt khác, chúng giả dạng tiếng nói đối lập sử dụng ngôn ngữ “chợ”chữi bới thô tục gây thù hằn, hiềm khích nhằm tạo ra lằn ranh giữa ngô Bảo Châu với những người đấu tranh cho dân chủ. Thủ đoạn này không mới, thủ đoạn gây nghi kỵ, tạo hiềm khích thậm chí đẩy cấp thừa hành nhúng tay vào tội ác để không còn đường lùi về với nhân dân, thủ đoạn này đã từng được cộng sản sử dụng trong quá khứ, điển hình là trường hợp của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường…bị đẩy vào trách nhiệm vấy máu đồng bào trong năm Mậu Thân 1968 ở Huế, để chặn đường lùi về với dân.
    Trường hợp của Ngô Bảo Châu có vài khác biệt, chúng không đẩy Ngô bảo Châu nhúng tay vào tội ác vì không thể nhưng chúng sử dụng thủ đoạn lá mặt lá trái, ngoài mặt ve vuốt nhưng bên trong tìm cách cô lập, vô hiệu hóa khả năng thu hút, tập họp giới trẻ cũng như phá thế liên kết giữa Ngô Bảo Châu với các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhằm ngăn ngừa hậu hoạn. Có thể, đảng cộng sản Việt Nam và Ngô Bảo Châu, cả hai phía đều biết con bài tẩy của nhau. Vậy, ai sẽ thắng trong cuộc đấu cân não này, cuộc chiến còn dài xin đừng nôn nóng cứ chờ xem ai thắng ai trong cuộc đấu trí này?

    • Builan says:

      Có dai, có DÀI .. nhưng mà hay đáo để!
      Đáng đồng tiền bát gạo nhất là câu nầy :,(-Doc hon vit Xiem)

      …”… và không ai có thể phủ nhận tên Ngô Bảo Châu có sức hút nhất định của đông đảo lớp trẻ hiện nay, có thể nói là trên cả “thần tượng” Hồ Chí Minh!?
      TRAN TRONG !

  7. TRÙNG KHƠI says:

    TRỞ LẠI SỰ KHÁC BIỆT HIỆN NAY TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG BÙI TÍN VÀ ANH NGÔ BẢO CHÂU

    Trong bài viết “Trí thức và sự phản biện” trên đây, ông Bùi Tín có vẻ rất “hậm hực” nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu ở ba điểm. Thứ nhất trước kia anh Châu đã tích cực phản bác “nỗi sợ hãi”. Nhưng bây giờ anh Châu lại minh định hai điều rõ rệt : ý nghĩa của trí thức là tác phẩm của anh ta, không phải ở sự phản biện xã hội. Thứ nữa, con người có sự tự do, không phải buộc bám theo “lề” nào như con cừu. Có nghĩa nhà toán học Châu hiện giờ xác định mình là trí thức, mình có tự do, mình có sản phẩm, mình không phải con cừu, tức cũng không có sự sợ hãi nữa. Ông Bùi Tín thì không cho như vậy. Ông có ý nói trước anh Châu không sợ vì anh không có gì để mất, còn bây giờ anh Châu “sợ” vì anh đã có quá nhiều. Tất cả các điều trên nhiều commenter đã tán nhuyễn đầy đủ cả rồi, ở đây chỉ nên phân tích thêm khái niệm “sợ” mà thôi. Sợ tức không có tự do vì có sự khống chế, sự bức hại nào đó. Nhiều nhà trí thức XHCN từng hồ hỡi xác nhận sự dân chủ cả triệu lần, thế thì ý niệm “sợ” trong xã hội hiện nay là vô lý, là giả tạo, là hư ảo. Thế nhưng trước đây anh Châu từng hô hào mọi người phải biết “vượt qua” nỗi sợ, chính anh cũng phải làm như thế. Tức anh Châu thật sự đã nêu lên một tiền đề, xác nhận sự sợ hãi trong xã hội là tồn tại, là có thật. Nhưng bây giờ hình như anh phớt lờ, coi như không thành vấn đề, hay coi nó không quan trọng. Nên quan trọng hiện nay của nhà toán học Châu là thành quả toán học, không phải sự phản biện xã hội. Việc anh có “sợ” hay không để không dám tiếp tục “phản biên” như trước đây nữa lại là chuyện khác. Có nghĩa nhu cầu đó là nhu cầu của mọi người khác nếu có, không phải của nhà toán học đã nổi danh Ngô Bảo Châu. Còn chuyện anh chọn lề nào là chuyện của anh, không dính dáng gì đến xã hội, đến mọi người. Anh không phải con cừu nên việc đi lề nào là của con cừu. Người tự do như anh Châu coi vấn đề “lề” như không tồn tại trong thực tế. Bởi vì anh là người “siêu lề”, phủ nhận lề, người tự do tuyệt đối, vượt lên mọi lề. Ở đây rõ ràng quan niệm của anh Châu ngược lại với quan niệm của một viên chức cao cấp nhà nước trước đây từng phân biệt rõ ràng “lề trái và lề phải”. Cần phải đi bên lề phải, vì đi lề trái là chống nhà nước, là phản động, là trái pháp luật. Có nghĩa anh Châu đang tự mâu thuẫn hay đã trở nên một nhân vật siêu thực tế, siêu pháp lý. Nhưng ý nghĩa riêng của anh Châu không thành vấn đề, ý nghĩa chung của xã hội hay bất kỳ nhà nước nào mới thành vấn đề. Một nhà nước lý tưởng, một nhà nước đúng yêu cầu khách quan, là một nhà nước không được làm dân “sợ”. Một nhà nước mà làm dân “sợ” là nhà nước không đạt yêu cầu cần thiết. Nhiều người cho rằng cần phải khiến dân “sợ” thì mới “cai trị” được, mới “ổn định” được. Nhưng nói như thế thì cái “cai trị”, cái “ổn định” đó nhằm có lợi cho ai. Nếu có lợi cho dân mà dân không muốn thì thật sự đó là điều nghịch lý mà anh Châu chắc hiểu rõ nhất. Ngược lại có lợi cho nhà nước có nghĩa là nhà nước siêu nhân dân, nhà nước “phụ mẫu chi dân”, nhà nước tiên tiến nhất trong thời đại, lý tưởng nhất trong thời đại hay trong mọi thời đại. Đó là ý nghĩa của sự độc đoán “chính đáng” nhất, “cần thiết” nhất mà chắc nhà toán học Ngô Bảo Châu đang tâm đắc nên hoàn toàn yên lòng chẳng có gì phải thắc mắc. Thế nhưng ông Bùi Tín cho anh Châu không “théc méc” gì nữa là anh Châu đã bắt đầu thấy sợ. Cái gì trước đây anh không sợ thì bây giờ anh lại sợ. Nhưng thật sự anh Châu là nhà toán học thì không bao giờ anh Châu chấp nhận bất kỳ sự nghich lý nào đó, dù nó ở đâu cũng vậy. Có nghĩa một là ông Bùi Tín sai, hai là anh Châu sai. Nhưng một người được giải thưởng quốc tế toán Fields thì không thể lý luận toán học sai hay lý luận phi lô-gíc trong mọi phán đoán. Như vậy chỉ có nghĩa anh Châu là nhà trí thức “lý tưởng” nhất hiện nay mà mọi người đang mong đợi.

    ĐẠI NGÀN
    (02/02/12)

    • Duong Pham says:

      Nếu anh không phải là trí thức trùm chăn, nếu anh không phải là trí thức lưu manh thì anh phải biết rằng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”…. Đất nước tiêu vong thì còn gì để nghiên cứu, còn gì gọi là thành quả lao động.
      Nói chung, chỉ có người Việt mới thương người Việt; Tây thì hẳn nó thương Tây (hoặc Mỹ) hoặc thương tiền.

  8. D.Nhật Lệ says:

    Cha ông ta có kinh nghiệm phong phú về nhân tình thế thái đã từng nói “há miệng mắc quai” hay “ăn xôi
    chùa ngọng miệng” để dạy rằng khi đã nhận ơn huệ của ai là người nhận đương nhiên sẽ bị ú ớ,ngay cả
    bị cấm khẩu,không thể nói gì được nữa ! Trướng hợp NBC.là điển hình.Trước khi chưa từng nhận vinh
    quang,tiện nghi vật chất gì từ VC.thì anh ta từng ký vào kiến nghị chống khai thác Bauxit và ca ngợi CHHV.
    bị tù bất công nhưng sau khi được nịnh bợ lên chín tầng mây,được ưu đãi qúa mức cần thiết (trong khi
    các tài năng khác bị bạc đãi) thì anh ta quay ngược 180 độ !
    Nếu thực sự là trí thức đúng nghĩa thì phải là “phú qúy bất năng dâm,bần tiện bất năng di và uy vũ bất năng
    khuất”.Tiếc là số trí thức này ở VN.ta chưa được nhiều nhưng hy vọng sẽ ngày càng nhiều hơn đủ để có
    một tầng lớp trí thức VN.đúng nghĩa,chứ không phải là thứ “trí thức XHCN.” qùy lạy lãnh tụ !

  9. Trương thúc Cổn says:

    Trong bộ óc con người, Thượng đế tạo nên nhiều vùng khác nhau, và mỗi vùng như thế được”designed”
    chứa đựng những dử liệu ( data base) kiến thức chuyên biệt khác nhau: toán học, triết học, âm nhạc và v.v. Cho nên người có năng khiếu toán học, chưa hẳn là người đó có luôn năng khiếu triết học, hay những năng khiếu khác, nếu như Thượng Đế không “designed” trước cho họ phát triển thêm những năng khiếu khác đó, như tuệ giác về tâm linh chẳng hạn. Ngoài ra trình độ cá nhân đó còn tùy thuộc vào sự tiến hóa của cá nhân đó trong nhiều kiếp sống trong quá khứ đến hiện tại và cả trong tương lai , sau mỗi lần bỏ xác. Hiểu được như thế, ta mới thấy rằng , trước vũ trụ bao la, CON NGƯỜI vẫn NGU, trước cái kho tàng vĩ đại chân lý mà trí óc con người chưa phát triển để với tới hiểu biết sâu sắc hơn, bao quát hơn. Vì thế, kiến thức mà nhà toán học Bảo Châu có chỉ được “formatted” trong phạm vi toán học mà thôi; và dĩ nhiên chưa thể đạt, nắm bắt được cùng đích chân lý, ngay cả trong lãnh vực chuyên biệt của Bảo Châu. Hiểu được như thế, chúng ta có thể kết luận rằng trình độ “phản biện” của Bảo Châu cũng rất còn giới hạn, chứ không phải là một mẫu mực” standard model” cho người ta noi theo rồi kết luận đó là chân lý. Ví dụ Bão Châu luận bàn qua lãnh vực triết học hay tâm linh, Bảo Châu có xuất sắc không. Tôi tin chắc Bảo Châu cũng khiêm tốn nhận ra điều này để biết hạ mình học hỏi thêm. Tôi nghĩ rằng ông Bùi Tín không nên thất vọng khi thấy tài phản biện của Bảo Châu còn yếu kém giới hạn. Có thể trong những lãnh vực khác, sự phản biện để nhận ra chân lý, hay tiếp cận gần với chân lý ông Bùi Tín còn hơn Bảo Châu. Theo tôi, muốn đạt được một phản biện đạt được chân lý, thì phải đạt được Lục Thông mới thấy được “Sự Thật” bao quát, toàn diện, nghĩa là các tất cả các vùng trong bộ não đều được khai mở và phát triển mà cá nhân đó đạt được. Nhưng muốn đạt được trình độ nầy, thì phải tu Thiền Định dài lâu mới đạt được. Và dĩ nhiên điều này còn phù thuộc vào căn cơ, trình độ tâm linh của cá nhân đó cũng như khả năng tu trì của cá nhân đó. Đây cũng là lý do cắt nghĩa tại sao ông Phật, hay các Minh Sư ( Guru, Master of Wisdom) những bậc hiền triết có được trình độ cao siêu vuợt lên tất cả người thường, kể cả các nhà bác học ở thế gian.

    • ĐẠI NGÀN says:

      TƯƠNG ĐỐI

      Mọi điều tương đối ở đời
      Mình hay lại cũng có người hay hơn
      Mình giỏi một người ta giỏi nữa
      Mình khôn lanh lắm kẻ khôn lanh
      Chuyện xưa vỏ quít móng dày
      Chuyện nay phản biện để đời hay ra
      Chứ như kiểu lâu la một bọn
      Đất nước rồi sẽ được tới đâu
      Cho nên quả tiếc Bảo Châu
      Bổng dưng dừng lại ngỏ hầu để chi !

      TRÙNG DƯƠNG

    • NọcĐượng says:

      Phải chăng ‘thượngđế’ ”designed”
      Muôn loài dâmdục là để ”ngài” ăn theo?!,
      Suốt ngày ngồi ngắm chó, mèo,
      Trâu, bò, heo, ngựa,.. ”lộnlèo” đã he???!!!

  10. Thanh Lam says:

    Trí thức và ý thức là hai đường thẳng song song cùng đi về một điểm.
    Nếu ý thức mà không có trí thức thì ý thức trở thành vô dụng.
    Nếu trí thức mà không có ý thức thì trí thức cũng sẽ trở thành người vô dụng.

Phản hồi