WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thử trả lời Trương Duy Nhất về 4 cái “giá như”

Mấy tuần nay trên các mạng xã hội trong nước rộ lên nhiều bài viết xung quanh việc Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, mà đoạn ’’nặng kí’’ nhất khi anh nói về vai trò của Trí Thức VN trong Phản Biện xã hội!

Phải nói rằng NBC đã điểm đúng huyệt ’’Tức (giận)’’ của một số trí thức– văn nghệ sĩ đang đau đáu nỗi niềm trước hiện tình đất nước… Ngay sau khi nhận giải thuởng cao quý phát minh ’’Bổ đề cơ bản’’ – trở về nước, anh đã mang kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được từ những cường quốc Khoa học cơ bản (Mĩ, Pháp, Anh…), hăng hái bắt tay vào việc xây dựng cho đất nước một cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản hàng đầu – Viện toán cao cấp (VTCC).

Ở một đất nước như VN ta, khi Kinh tế, Quản lí còn ngổn ngang trăm mối, Khoa hoc – Kĩ thuật còn tản mạn, tách riêng, xa rời giữa thực tế và lí thuyết… và nhất là tổng thu nhập quốc dân còn thấp, đời sống của đa số nhân dân còn nghèo, có nơi còn đói. Đề xuất ý tưởng này với chính phủ rồi lí giải, thuyết phục được cả một bộ máy tư vấn KHKT – của chính phủ là công việc không dễ. Chắc chắn VTCC kia có ý nghĩa quan trọng như thế nào trưóc sự phát triển toàn diện, bền vững đối với Kinh tế – An ninh – Quốc phòng, mà mũi nhọn là xây dựng – vận hành những cơ sở kĩ thuật cao (…), tham gia chế tạo – sử dụng vũ khí hiện đại nhằm bảo vệ hữu hiệu đất nước. Trong khi mục đích chính này ẩn nấp sau những lời nói công khai của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Từ hành động đến phát ngôn của GS NBC đã có một số ý kiến’’bàn’’, trong đó cụ thể: Nhà báo Trương Duy Nhất (TDN) Phản biện với 4 ’’Gía như’’ trong bài viết đăng trên truongduynhat.vn ngày 27.1.2012:

Thứ nhất:

TDN viết – ’’Giá như Ngô Bảo Châu không ngửa tay nhận 650 tỷ từ nguồn ngân sách chính phủ để… làm gì tùy thích mà “không bị yêu cầu phải nghiên cứu cái gì”. Nếu muốn làm gì thì làm, “không bị yêu cầu phải nghiên cứu cái gì” thì lập ra cái Viện nghiên cứu toán kia để làm gì? Vả lại, số tiền đó nếu có, với tình hình hiện tại, nên dồn cho việc khác. Tôi không nói là việc nghiên cứu toán cao cấp với “bổ đề” bổ điếc kia không cần tiền, nhưng trong lúc này, hoàn cảnh này, nhiều thứ khác cần tiền hơn, thiết thực, cấp thiết và “bổ” hơn những bài toán “bổ đề” nhiều – hết trích (1).

Chúng ta tự hỏi: Ông TDN đã được đọc luận chứng Kinh tế Kĩ thuật công trình xây dựng VTCC chưa , có kiến thức về Toán học – ngành khoa học cơ bản nền tảng của mọi khoa học, không? Có thông tin gì xác thực hơn về quyết định xây dựng cơ sở nghiên cứu Toán học kinh phí hơn 30 triệu USD, hay, chỉ nghe (tin lan truyền ) ông phó TT Nguyễn Thiện Nhân nói rồi nhấn mạnh (in ngiêng) mà ’’hăng máu – Phản biện’’ – vậy? TDN chỉ là nhà báo ngồi ở ’’đáy’’ Bờ lốc của mình? Chẳng lẽ ông chỉ có một cái đầu, một bộ óc – lại nghĩ thay cho cả bộ máy tư vấn Khoa học khổng lồ của chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng?

Tổ tiên ta có câu nói răn dậy hậu thế ’’Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe’’. Chúng ta nếu chưa biết rõ vấn đề thì… đừng bàn!

Cái GIÁ NHƯ tiếp theo – TDN ’’Khuyên’’ GS NBC: Đừng nhận món qùa của chính phủ tặng: Một căn hộ cao cấp trị giá hơn 10 tỉ VNĐ.

Tại sao lại không nhận món qùa cao qúy này?

Dù muốn hay không, ông Nguyễn Tấn Dũng đương nhiên vẫn là người đứng đầu nhà nước VN, đại diện cho Nhân dân VN, thay mặt nhân dân tặng quà cho người đã được cả thế giới ngưỡng mộ, khen tặng. Lẽ nào, cả dân tộc VN không tự hào đáp lại cử chỉ đó? NBC chỉ là hạt cát trong biển cát, anh không thể – (không được) – tách ra khỏi biển cát đó. Tách ra, hạt cát sẽ bị gió bão thổi bay, chìm xuống đáy nước, bị rác rưởi trùm lấp…

NBC thực ra rơi vào hoàn cảnh ’’Thân bất vô kỉ’’!

Anh đã hành xử với tư thế của người trí thức nhìn xa trông rộng: Vì nghiệp lớn, không chấp nhặt điều nhỏ, như người Trung hoa có câu nói rất hay ’’Tiểu bất nhẫn – Tất loạn đại mưu’’. NBC hành động thông minh, khôn ngoan làm chúng ta nhớ lại câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ Bánh Vẽ:

’’Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt?…’
Còn cái GIÁ NHƯ thứ 3: ’’Chúa đảo’’ Đào Hồng Tuyển’’ rút ruột’’ tặng Viện Toán Cao Cấp một biệt thự ở khu du lịch Tuần Châu (nghe nói trị gía mấy triệu USD) – lại càng cần phải nhận. Dù chúa đảo là ai, dù với mục đích gì… đây là món qùa dành cho tập thể VTCC, GS NBC không thể vì cái sĩ diện cá nhân mình từ chối món qùa lớn phục vụ cho tập thể do anh lãnh đạo.

Người xưa nói: Nước qúa trong sẽ không có cá. Nước qúa trong chỉ có ở trong phòng thí nghiệm (nước cất) chứ trong đời sống không có. Nghĩa đen của quan điểm này, là: Trong cuộc sống thường nhật (ao hồ, biển cả…) – không thể có ’’nước qúa trong’’. Muốn sống cùng dòng nước không có sinh vật (tạp chất ) – chỉ có …Chết!

Nhà thơ Khuất Nguyên – người sống thời Sở Hoài Vương nước Trung Hoa cổ đại, thời Đông chu liệt quốc cách nay hơn 2000 năm – đã chọn cách hành xử này: Cuộc đời’’Đục’’ – mình ta ’’Trong’’, để giữ trọn danh tiết, ông ta đã ôm tảng đá, nhẩy xuống sông Mịch La kết liễu đời mình!(1) Thời đại của Ngô Bảo Châu khác xa thời đại Khuất Nguyên!

Anh còn cần phải sống, sống kiên cường, sống vui vẻ hết mình, để phục vụ dân tộc đã cho anh làm người Việt, giành vinh quang cao qúy… Nhận món qùa của chính phủ và nhân dân , khiến anh phải có trách nhiệm với cuộc đời này. Đây là hai tín vật để GS Ngô Bảo Châu luôn nhớ mình là ai và phải làm gì để khỏi phụ lòng Nhân dân Việt Nam. GS NBC không nhận qùa mới đáng tiếc, đáng ngại, đáng suy nghĩ!…

Cái GIÁ NHƯ thứ 4, sau cùng – cần phải nói:

Trương Duy Nhất sau cùng mới bật ra: ’’Giá như Ngô Bảo Châu không trả lời Tuổi Trẻ bằng một câu…(2) phũ phàng đến thế. Không phải báo chí người ta không nhìn ra, không biết viết. Nhưng trong tình thế hiện tại (tôi không tin là Ngô Bảo Châu không hiểu), khi báo chí đã cài một câu hỏi như vậy là họ muốn mượn nhờ câu trả lời của anh, chỉ có anh, với tên tuổi và vị thế của anh nói ra mới có thể đứng được trên mặt báo. Điều đó là cực kỳ lợi hại, hữu ích. Cái tên Ngô Bảo Châu cần cho những thời khắc đó. Tôi không tin là Ngô Bảo Châu lại không hiểu, không nhìn ra vị thế của trí thức và vai trò phản biện, đặc biệt trong bối cảnh này.
Giá như…(hết trích (3) .

Câu trả lời báo Tuổi Trẻ, có thể khai triển như sau:

- Định nghĩa về Trí Thức. Không nên coi Trí thức phải phản biện. Mọi người đều có thể phản biện (…), không phản biện, xã hội coi như ’’chết lâm sàng’’.

- Khi phản biện cần tỉnh táo- Không phải người có học hàm, học vị – trí thúc – ’’Phản biện’’ đều đúng… Cái phản biện đưa ra cần phải vững chắc, thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh (nlđtmcbl) – sẽ biết lắng nghe… Nhà Trí thức gây sức ép lên người lãnh đạo, cũng như lãnh đạo – nhà Phản Biện không độc quyền chân lí!

Đây mới là thông điệp quan trọng mà GS Ngô Bảo Châu đã gửi tới cả hai phía‚’ Người lãnh đạo thông minh có bản lĩnh’’ và ’’nhà Trí thức – những người Phản biện’’!

Vấn đề mấu chốt ở đây là: Khi lập luận của phản biện đã vững chắc, có sức thuyết phục mà’’Nlđtmcbl’’ vẫn – vì lí do này hay khác – không tiếp thu… thì nhà Trí Thức chân chính – phải làm gì? Bó tay, im lặng, buông xuôi, hay tiếp tục phản biện, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân đều lên tiếng, cùng Phản Biện… đến chừng nào đó – nhà lãnh đạo ’’Không thông minh’’ – (hay giả vờ không thông minh), không có bản lĩnh (vì bị thế lực nào đó ngăn cản) – quyết đoán, sẽ không thể ù lì được nữa mà phải lắng nghe , biện giải cho hành động của họ hoặc thực hiện theo phản biện của nhũng người phản biện!

Tóm lại: Ý kiến của NBC hoàn toàn khúc triết, mạch lạc, mang tầm vóc của một chính khách – trí thức đẳng cấp cao. Hành xử – phát biểu của GS NBC làm tôi nhớ đến câu nói của một vĩ nhân (Hình như của nhà bác học M.Lô mô lô xốp), đại ý được diễn tả bằng một công thức Toán học mà bất cứ cậu học sinh tiểu học nào cũng hiểu – biết:

Tài năng thực của con người ví như TỬ SỐ
Tài năng mà anh ta tưởng tượng ra là MẪU SỐ
MẪU SỐ càng lớn – PHÂN SỐ càng nhỏ!

Câu nói của nhà bác học ngắn gọn nhưng sâu sắc, thuyết phục hàng trăm triệu người. Ngay cả những thư viện sách, chưa chắc đã thuyết phục, bằng!

Cũng từ bài trả lời PV báo Tuổi trẻ, tôi nhớ lại: Có lần (mới gần đây thôi), GS NBC còn nói một câu nổi tiếng khác, đại ý: ’’Đi theo Lề (phải, trái) là cách đi của bầy Cừu! (Chứ không phải cách đi của con người)!

Đọc, nghe lời Vĩ nhân nói, viết cần nghiêm túc, suy nghĩ bằng tư duy sâu lắng. Một người thông minh khác, nói – tôi đã quên tên, chỉ nhớ nội dung lời khuyên: Đọc, hiểu tác giả là tự nâng mình lên ngang tầm với tác gỉa!

Berlin 1.2.2012

© L.X.Q

© Đàn Chim Việt

(Tiêu đề bài viết do Đàn Chim Việt đặt lại. Tiêu đề nguyên bản của tác giả là: “THỬ PHẢN BIỆN : Sự Phản biện về 4 cái cái phản biện ’’Gía như…’’ !

————————————————

(1) Theo Wikipedia: Khuất Nguyên (chữ Hán: 屈原; bính âm: qū yúan), tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN – 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.
Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời).v.v.
Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á

(2) – Giáo sư Ngô Bảo Châu:
Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai

(3) – Giá như Ngô Bảo Châu…

19 Phản hồi cho “Thử trả lời Trương Duy Nhất về 4 cái “giá như””

  1. haile says:

    “Dụng Nhân như dung Mộc” Việt cọng dùng Người “Ba đời Bần-cố-nông” giống tự trồng 100 năm. Ngô-Bảo-Châu không thuộc giống tự trồng, tuy đắc giá, nhưng Việt cọng thấy có lợi nên (thuê) mua về làm “Cây kiễn” che đường “Hướng theo xã-hội chủ-nghĩa”. Cây kiễn Ngô-Bảo-Châu đắc giá nầy, sống được bao lâu trong môi-trường đầy ô-huế do Người quản-lý dốt toán gây ra ?

  2. Vitosa says:

    Một bài viết, ngoài cái thông tin cho bạn đọc là ý muốn của tác giả gữi vào trong đó. Tôi thì toán dốt, văn ngu, nên khi đọc bài của tác giả Lê Xuân Quang thì nghĩ rằng ông đang chuẩn bị ứng cử vào vị trí “Ngôi nhà Việt” ở Berlin., đứa con cưng chiều, đang lêu lổng của chính phủ VN.

  3. NAM says:

    Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Trương Duy Nhất .Nghèo như VN để tiền làm vào việc khác cần hơn .Hơn nữa ,sử dụng đồng tiền phải có trách nhiệm và lương tâm chứ không thể …”không bị yêu cầu nghiên cứu gì ..” .Tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân không phải tiền túi của ai .

  4. Chu Thien An says:

    Chỉ một ngôi nhà và 650 triệu là xong đời của nhà toán học Ngô Bảo Châu.

  5. Bạn đọc ở Đức says:

    Người duy nhất bênh vực theo kiểu người ta cho thì mình lấy. Miếng ăn là miếng nhục, các cụ nhà mình đã dậy thế. NBC giờ há miệng mắc quai, làm sao nói năng được như trước kia nữa

  6. Phủ Cũ says:

    Hay quá, tiếp nối Phạm Thị Hoài, nay lại có Lê Xuân Quang. Người trí thức Việt nam ở Berlin cũng không phải hổ thẹn, chứ toàn là các vị chủ chợ, trung tâm, thì chán chết.

  7. maison says:

    Các nhận định của ông Ngô Bảo Châu nói về trí thức đã mất giá trị sau khi nhận tiền của nhà nước. Cái sự việc này được tiếng Mỹ gọi là Conflict of Interest

  8. nguyenha says:

    Tôi không biết Ô Lê xuân Quang là ai?Nhưng chắc chắn 100% là người sinh trưởng và lớn lên dưới sư Giáo
    dục CNXH.Vì sao thế?? Qua những” ngôn từ”mà Ông dùng dể Phản-biện lại những ý-kiến của Ông Trương-duy-Nhất,ngõ hầu”bênh-vực”GS NBC.Ông LXQ dùng từ nào là :trí thức dẳng cấp-ngồi ở dáy “bờ-lốc”-bộ
    máy tư vấn khoa học khổng lồ của chính-phủ NTD–…Tòan là những “danh xưng”ghê-gớm! Lại thêm một người bị “ngộp”trước biển cả ! Về phần lý-luận thì “hết chổ nói”!! Không biết tại sao Ô LXQ lại dưa bài thơ “bánh-vẽ” của Chế-lan Viên vào dây dể làm gì?chẳng lẽ kinh-phí 650 tỷ cho Viện TH và ngôi nhà mấy triệu dô là “tặng phẩm”cho NBC lại là Bánh-vẻ! Ông lại còn dưa ý-kiến’ Tóan học là ngành cơ bản trong mọi khoa học”vào trong hạng mục kinh-phí xây cất Viện Tóan-Học?? Dâu phải’nhà cao cửa lớn” mới thể hiện
    “dẳng cấp”,bụt thiêng dâu cần Chùa to,mảnh áo không bao giờ làm nên Ông Thầy tu,chứ dừng nói về khoa
    học,nhất là Tóan-học.Có người học Tóan,giấy nháp(brouillon)còn nhiều hơn sách,nhưng có người học
    Tóan “dếch cần” giấy nháp,thế mà vẩn nhất nước CHXHCNVN! Dó là bà con của tôi,riêng kẻ hèn nầy “thuở
    trước”học tóan cũng chẳng cần “giấy nháp’,ấy thế mà vẩn dính”bảng vàng”trường Kỷ-sư Công chánh chế
    dộ “nguỵ”,dúng là Nguỵ thật!!Nói thế dể Ông biết rằng không phải Tóan là quan trọng mà phải cần “kinh-phí” lớn. Ông LXQ ở miền Bắc,chắc biết GS Hòang hửu Dường,nhà nước CS xem ông như “hủi”,ông làm tóan chui và gởi di qua Liên-XÔ(củ),viện hàn lâm LX phong hàm cho ông cũng “chui”trong một chuyến di “du-
    lịch” của GS Dường,mà nhà cầm quyền CS không hay biết,kẻ hèn nầy dã nghe ông tâm
    sự: “chúng ta phải lấy trí tuệ dể bù-dắp cho Lý-lịch” Vâng dúng như vậy,con em miền Nam cho dù có giỏi
    dến dường nào,dối với CS thì mới dược “một vế’”,còn NBC dược cả 2 vế: vừa Tài-năng lẩn Lý-lịch!!Bởi
    thế nnên Ông LXQ tha hồ mà ca “bài ca Concá”.Nhưng có một diều,tôi nhắn gởi với Ông LXQ: chừng nào
    khoa học còn bị giới hạn bởi lãnh-thổ quốc-gia,thì khoa-học chưa thật sự phục vụ cho tha-nhân” cũng giống
    như “Science sans Conscience”vậy! Cuối cùng tôi xin Ông hãy khuyên Ô NBC hãy ở mãi trong Lãnh vực Tóan-Học,dừng bước ra ngòai,và dừng “dây với hủi”,không biết hủi ở dây Ông hay là Tôi??

  9. tuan ngoc says:

    Bác Quang này viết hay quá . Ngô bảo châu tưởng được Bác Quang bênh vực ai ngờ khi “nhà Toán giả đại tài tháo vát đại gia” kia mới vở lẻ .
    Câu thơ này:
    Tài năng thực của con người ví như TỬ SỐ
    Tài năng mà anh ta tưởng tượng ra là MẪU SỐ
    MẪU SỐ càng lớn – PHÂN SỐ càng nhỏ!

    khiến chàng Toán học bổ đề “bể đồ”, bể đầu rơi vào đống “trí thức” của Bác Mao .

  10. Ngàn Khơi says:

    PHẢN BIỆN CỦA PHẢN BIỆN

    Tôi thấy bài của ông Lê Xuân Quang viết từ Berlin chạy tít “Trà lời Trương Duy Nhất về bốn cái “giá như” “, và thấy hình của GS Ngô Bảo Châu nên quan tâm đọc thử. Thú thật tôi phải đọc đến vài lần mới hiều ông Quang nói gì, chắc tại tôi không thông minh lắm. Đại để, vỡ lẽ ra 4 cái “giá như” đó theo ông Trương Duy Nhất mà ông Quang thuật lại là : 1/ Giá như ông Châu từ chối nguồn ngân sách 650 tỷ của chính phủ, vì thấy có vẻ hậu hĩnh quá mà chưa thật sự có vạch ra các trách nhiệm gì cụ thể. 2/ Giá như ông Châu đừng nhận căn hộ được nhà nước cấp trị giá 30 tỷ đồng cho bản thân mình. 3/ Giá như ông Châu cứ nhận căn biệt thự cao cấp giá vài triệu đô của tư nhân Đào Hồng Tuyển thật lòng và chí tính tặng Viện toán học. 4/ Giá như ông Châu không trả lời báo Tuổi trẻ nhằm phủ nhận ý nghĩa và nhiệm vụ phản biện của trí thức đối với xã hội. Qua bốn phân tích trên, đại khái ông Quang đả kích ông Trương Duy Nhất hơi thậm tệ, và khen ông Ngô Bảo Châu là hoàn toàn sáng suốt và xứng đáng trong mọi cách cư xử trên. Đúng ra, người ta có thể suy nghĩ theo cách khác. Đó là 1/ Ông Châu không nên nhận vô điều kiện món tiền hời 650 tỷ đồng cho sự ưu ái về mình như vậy từ ngân sách nhà nước mà chưa thấy có đặt ra một hợp đồng ràng cuộc hai chiều, hay trách nhiệm thật sự chi tiết và cụ thể để mình được yên tâm và khỏi áy náy cả. Bởi tiền nhà nước là do việc đóng thuế của toàn dân và sự góp phần của toàn xã hội. 2/ Nhận căn hộ 30 tỷ đồng của nhà nước trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn chung, xã hội còn nghèo chung cho riêng mình chỉ vì mình đã được một giải thưởng quốc tế quan trọng, đó không phải là nhu cầu của nhà khoa học thực sự đúng nghĩa mà chỉ là nhu cầu của mọi người bình thường hay thường tình. 3/ Tài sản lớn của tư nhân thiện chí tặng Viện toán học, qua uy tín của mình, mình không nhận nhằm có ích chung, nhằm khỏi phụ lòng ân nhân, chỉ vì mình ngại bởi những lý do nào đó, lại đi tạo sự gánh nặng riêng cho ngân sách, không hoàn toàn là sự nhìn xa thấy rộng lắm. 4/ Trong khi toàn xã hội đang cần nhiều yêu cầu phản biện của trí thức cho nhiều vấn đề nóng bỏng, ông Châu lại gần như phủi sạch ý nghĩa của phản biện, như vậy làm mọi người tức giận hay thất vọng là đúng. Thế nên không biết toán học trong nhiệm vụ của ông Châu được giao nó quan trọng như thế nào, nhưng hình như ông muốn coi nó là ý nghĩa duy nhất đúng, duy nhất cần thiết, còn phản biện xã hội chưa chắc đúng, chưa chắc cần thiết, thì mọi sự phàn nàn của ông Trương Duy Nhất không phải không có cơ sở hoặc không có lý. Có nghĩa ông Châu đã có hơi bị cây che rừng, đó là điều người ta hơi bất ngờ và trước kia cũng không nghĩ ông sẽ phát triển theo quỹ đạo như vậy. Người trí thức thì phải nắm rất rõ ý nghĩa của trí thức. Nhưng ông Châu ở đây hơi giản lược trí thức theo nghĩa rộng, nghĩa thực tế thành ra nghĩa hẹp, nghĩa trừu tượng hay tháp ngà của nhà chuyên môn đóng kín, mà cụ thể ở đây là nhà toán học như ông châu say mê và mong đợi. Đây ông Quang đã phản biện ông Trương Duy Nhất có hơi nặng, nên tiện thể ở đây tôi cũng xin “phản biện” lại cái “phản biện” của ông Lê Xuân Quang đối với ông Trương Duy Nhất một cách nhẹ nhàng như thế. Phản biện ở đây chỉ là sự “quật” lại theo nghĩa hẹp, nó không làm ảnh hưởng gì đến ai, ngay cả đến hòa bình thế giới. Trong khi đó xã hội đang chờ phản biên của ông GS Ngô Bảo Châu theo nghĩa lớn, nghĩa rộng, nghĩa quan trọng, đó là những ý nghĩa chiến lược cần thiết hiện tại cho đất nước, cho xã hội, cho sự phát triển nói chung của toàn dân tộc. Quan trọng như thế mà ông Châu vì lý do này lý do khác đã vô tình hay cố ý dường như đã tỏ ra như “pha” nên mọi dự luận phản đối, phản biện kịch liệt và gay gắt với ông Châu không phải chỉ hoàn toàn oan cho ông hay hoàn toàn vô lý.

    Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
    (02/01/11)

Leave a Reply to tuan ngoc