WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sửa sai lầm hệ thống gốc: đặt đảng trên dân

Một kỳ Đ.H Đảng CS VN

Trong cuộc thảo luận về người trí thức vừa qua, đã có một số ý kiến yêu cầu chuyển đổi công thức điều hành đất nước từ “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” sang “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo“. Đây không phải chỉ là sự chuyển đổi chữ nghĩa kiểu chơi chữ. Đây là đặt lại cho đúng vị trí và đúng với mối quan hệ giữa đảng và nhân dân. Cũng như từng có ý kiến đổi khẩu hiệu “trung với đảng, hiếu với dân thành “trung với nước, hiếu với dân“. Khẩu hiệu Tết “mừng đảng mừng Xuân” – không thấy nhân dân đâu cả – cũng cần phải sửa lại thành “mừng đất nước vào Xuân”, trong đó có hàm chứa nhân dân.
Đây là sự biểu thị của quan niệm về vai trò, vị trí, chức năng, mối quan hệ của các thành viên tổ chức trong cộng đồng, có trên, có dưới, có trước, có sau, không thể lẫn lộn nhập nhằng hay đồng nhất được.

Vấn đề nổi lên hiện nay là giữa nhân dân và đảng, quan hệ phải ra sao? Ai trên ai dưới, ai là gốc? ai phải được coi trọng hơn ai? Có thể nào đồng nhất nhân dân với đảng CS được không? Mọi sự cần công khai, rõ ràng minh bạch, có chính danh.

Có một thời cả nước theo nhau nói theo một công thức: “ơn đảng, ơn bác”. Gia đình an bình, làm ăn phát đạt là nhờ ”ơn đảng, ơn bác”; sinh con khỏe mạnh cũng “ơn đảng, ơn bác”. “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta”. Sùng bái đảng, bác như một tôn giáo, như sùng bái Chúa, Phật, Thượng Đế, có phép lạ, ban phát công đức cho chúng sinh.

Cần nhớ lại lịch sử. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào tháng 9/1945, những tưởng vị trí của nhân dân làm chủ đất nước đã được xác định vững chãi một lần cho mãi mãi. Đã “cộng hòa”, lại “dân chủ”, nên vị trí của nhân dân thật rõ ràng, vững chắc. Thế là vĩnh viễn thoát khỏi cái kiếp ngựa trâu, nô lệ cho thực dân và cho vua quan phong kiến, toàn dân mở mặt mở mày sánh vai cùng mọi dân tộc năm châu bốn biển, mở ra một kỷ nguyên dân chủ chưa từng có cho nước ta và cho các thế hệ mai sau.

Thế mà lúc này, sau 67 năm Tuyên Ngôn Độc lập, cay đắng và tủi nhục tận cùng, nhân dân ta vẫn chưa được nếm mùi vị của một nền dân chủ có thực chất. Ai đó mỉa mai rằng chế độ 67 năm nay là một kiểu tiêu biểu cho “chế độ đảng chủ”. Đảng CS thật sự làm chủ đất nứơc. Bộ Chính trị cư xử như nhà Vua, đến mức nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, phải kêu trời lên rằng đây là “14 ông vua tập thể”!

Đầu năm Nhâm Thìn, tổ chức  Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Paris, Pháp, vừa công bố thống kê mới về tự do báo chí, cho thấy nước Việt Nam bị tụt 7 hạng, từ thứ 165 năm ngoái xuống thứ 172 năm nay, trong tổng số 179 nước, nghĩa là chỉ khá hơn 7 nước châu Phi, như Sudan, Somalia, Zimbabwe.
Ai cũng biết tự do báo chí là chỉ dấu cơ bản nhất của nền dân chủ. Tự do ngôn luận là dưỡng khí, là sức sống của nền dân chủ. Cho nên không có gì mỉa mai hơn là khẩu hiệu được trưng khắp nơi là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, cái quyền tự do chỉ là bánh vẽ, được đưa ra nhử suốt gần 70 năm, vẫn còn ở đâu xa vời vợi.

Thế là phú quý giật lùi. Lẽ ra năm ngoái khi Việt Nam bị xếp vào thứ hạng 165, Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo trung ương phải biết giật mình, cố đưa thứ hạng được cải thiện không nhiều thì ít, nhưng họ vẫn vô cảm, còn cấm phản biện công khai, để cho tình hình xấu thêm, tụt xuống sau Lào và Campuchia, đến nay sau cả Miến Điện, bị Tunisia ở Bắc Phi bỏ rất xa về tự do báo chí.

Nhố nhăng và trâng tráo hơn nữa, trong khi họ bịt mồm nhân dân, họ lại lấy nhãn hiệu “Nhân dân” dán lên tiếng nói của đảng, lấy tên “Nhân dân” đặt cho cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, một kiểu ăn gian, lấy cắp quả tang, không xin phép nhân dân, vi phạm luật về quyền sở hữu danh xưng, có thể bị truy tố trước pháp luật. Sao họ lại không đủ dũng khí để lấy tên mình đặt. Báo Cộng sản của đảng CS thì có sao đâu, sao phải giở trò khuất tất?
Trong nghị quyết của đảng CS và phát biểu của những người lãnh đạo CS, không biết bao nhiêu lần chữ dân chủ được viết ra và nói đến. Đã độc đảng, đã độc quyền đảng trị thì không còn chút đất sống nào cho dân chủ. Dân chủ và độc quyền đảng trị kỵ nhau như nước với lửa. Không bao giờ có thể có dân chủ dưới chế độ toàn trị độc đảng, huống gì là toàn trị theo kiểu Mác-Lênin tức là theo học thuyết chuyên chính vô sản. Cần nói rõ thêm chuyên chính vô sản không phải chỉ là kỵ với dân chủ, không có dân chủ, mà là chống dân chủ, thù địch với dân chủ, thủ tiêu dân chủ, tận diệt dân chủ.

Đầu năm 2012 Nhâm Thìn, vấn đề yêu cầu đảng CS trả lại sòng phẳng quyền làm chủ thật sự cho nhân dân đã trở thành cấp bách. Dư luận đã hoàn toàn chín muồi cho đòi hỏi này.
Tháng 10/2010, hơn 20 trí thức tiêu biểu toàn là đảng viên cấp cao, từng là ủy viên Trung ương đảng, phó thủ tướng, bộ trưởng, viện trưởng, giáo sư đại học…hoàn toàn nhất trí bác bỏ dứt khoát tất cả các quan điểm cơ bản của các văn kiện Đại hội XI, họ chính là tiếng nói ngay thật của nhân dân có hiểu biết sâu rộng. Vậy mà tất cả mọi ý kiến ấy đều bị bác bỏ một cách lạnh lùng, được lặng lẽ vứt vào sọt rác. Đây là thái độ ngạo mạn với nhân dân, người chủ của đất nước, vi phạm nguyên tắc cao nhất của chính quyền nhân dân. Với thái độ chính trị ngang ngược miệt thị người dân như thế, họ đã mất tư cách cầm quyền.

Điều cực kỳ phi lý là chính Bộ Chính trị kêu gọi đảng viên góp ý, đến khi góp ý tận tình công phu như thế thì họ bịt chặt tai, vẫn lải nhải: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Điều gì xảy ra nếu như một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức rộng rãi để lựa chọn một trong hai văn kiện là các văn kiện dự thảo cho Đại hội XI và tập biên bản ghi chính kiến của hơn 20 trí thức nói trên? Chắc chắn là tập biên bản của các nhà trí thức sẽ thắng, và thắng to. Toàn đảng, toàn dân sẽ mừng vô cùng vì thoát khỏi bốn tai họa cực lớn, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản, học thuyết chuyên chính vô sản chống nhân dân, chủ nghĩa xã hội mờ mịt và mô thức tệ hại kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.

Chính vì thái độ xa rời nhân dân, nuôi dưỡng tham nhũng, bịt tai không chịu nghe những ý kiến xây dựng tâm huyết của nhân dân mà đảng CS đã mất uy tín một cách nghiêm trọng, thậm chí chuốc lấy sự khinh thị và căm giận của dân chúng, của nông dân, của công nhân – lao động, một bộ phận tinh hoa của trí thức, đông đảo viên chức lương thiện. Từ chỗ bênh che cho nhóm quan chức đầu tỉnh Hà Giang đồi trụy, xử án nặng các nhà trí thức tâm huyết với đất nước như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, hàng loạt nhà văn nhà báo yêu nước như Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, rồi hành hạ những phụ nữ kiên trung như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Minh Hằng, Bộ Chính trị đã coi thường luật pháp, coi khinh nhân dân đến mức tột cùng, vượt qua mọi sức tưởng tượng.

Chính vì thái độ coi thường hiến pháp, luật pháp, khinh bạc nhân dân như thế nên lãnh đạo đảng được người dân đáp lễ tương đương. Trước kia không ít nhân dân quen mồm gọi lãnh đạo là “đồng chí”, gọi đảng CS là “đảng ta”. Nay hầu như đã hết tình hết nghĩa, không ai còn gọi như thế. Nay phổ biến dân gọi họ là: các ông ấy, các ổng, bọn họ, thậm chí khinh ra mặt: chúng nó, tư sản đỏ, đại gia đỏ, maphia đỏ, bọn ăn đất, bọn cướp ngày, bọn hèn với giặc, ác với dân. Cũng không phải ngẫu nhiên gần 2 năm nay, người dân kháo nhau: đi ra gặp cường hào, đi vào gặp tham nhũng.

Rõ ràng đất nước đang trong tình thế bế tắc nặng nề. Tình hình không thể cứ thế này mà kéo dài được. Chỉ có một lối thoát là đảng phải trả lại quyền làm chủ cho nhân dân. Nhân dân thừa sức lập tổ chức chính trị mới để ganh đua bình đẳng với đảng CS. Nhân dân có quyền lập hội theo quy định của hiến pháp. Đó có thể là Hội Công dân Việt Nam, là đảng Dân chủ Việt Nam chẳng hạn, do vài trăm trí thức dấn thân đầu tiên sáng lập. Đảng này có thể gồm một số đảng viên CS cũ, đã hay vừa mới ra khỏi đảng, nay gia nhập đảng mới, theo quyền tự do của công dân được hiến pháp bảo vệ. Có một đảng mới xuất hiện, đảng CS sẽ có đối tượng ganh đua để tự xây dựng vững mạnh, gột rửa tệ lãng phí tham nhũng, bệnh quan liêu xa rời quần chúng, thói xấu tham danh lợi. Đời sống chính trị của đất nước sẽ sôi động, hoạt bát, khác hẳn trước. Báo chí tự do sẽ có tác dụng sâu sắc, chỉ phục vụ cho công luận, hướng dẫn công luận một cách khách quan công bằng, theo đúng luật.

Lúc ấy người công dân mới thật sự tự do, định kỳ dùng lá phiếu của mình để đắn đo lựa chọn người cầm quyền thay mặt cho mìmh, chấm dứt hẳn cái trò vô duyên “đảng chọn dân bầu“, cứ như đảng phải cầm tay mỗi công dân để chỉ bảo bỏ phiếu cho ai, một trò hề dai dẳng hơn nửa thế kỷ, làm trò cười cho báo chí thế giới. Lúc ấy cũng sẽ chấm dứt hẳn chuyện ù lỳ kỳ quặc là đảng CS sau khi trúng cử lần đầu năm 1946, vội lu loa là sẽ vĩnh viễn tại vị, không nhường ghế cho ai khác, phủ nhận một nguyên tắc cốt lõi của nền dân chủ là định kỳ tranh cử, cứ ba hay bốn năm phải bầu lại một lần, vì đảng này tốt thời gian này, hai ba năm sau rất có thể không còn tốt như trước nữa, cần thay thế bằng một đảng khác đáng tin cậy hơn. Tính ưu việt của nền dân chủ nằm ở đó. Nó kích thích cho mọi đảng phải luôn tiến bộ, tự vượt lên và ganh đua quyết liệt, có lợi cho đất nước. Thay phiên nhau là quy luật, là hơi thở của nền dân chủ.

Không có gì vô duyên hơn, khi nhân dân đã chán ngấy đảng, thậm chí không còn tin gì ở lãnh đạo, coi thường các quan chức đảng từ trên cao nhất, vậy mà bộ máy tuyên huấn vẫn nói lấy được là nhân dân vẫn tin yêu, quý trọng đảng mãi mãi. Cho đến khi tình hình đảng sa sút, bệ rạc quá rõ, cả trung ương mới phải họp bàn nhằm đối phó thì chậm quá rồi, không có biện pháp nào có hiệu quả. Con đường duy nhất cứu nước cứu đảng khỏi tan rã chỉ có thể là trả lại cho nhân dân quyền làm chủ, trưng cầu ý dân về một mô hình dân chủ có thực chất, ban bố luật về chính đảng, chuyển sang chế độ đa đảng trong trật tự và luật pháp, giữa niềm hân hoan của toàn dân. Cả thế giới tiến bộ sẽ chào đón tin này.

Những người lãnh đạo cộng sản có tâm và có tầm có thể tự hào khi tự nguyện từ bỏ tệ độc đoán sai lầm quá lâu để trở về với dân tộc, ganh đua với một vài đảng bạn bè khác trong sự bình đẳng tương kính, sát cánh với nhân dân xây dựng nền dân chủ đích thực. Lịch sử sẽ ghi đậm nghĩa cử cao đẹp ấy. Làm được như thế, toàn dân ta cũng đồng thời thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc trong hòa bình và dân chủ, hòa nhập trọn vẹn với cộng đồng thế giới văn minh.

Được vậy, toàn dân ta cùng nhau thắng to. Đảng CS vẫn tồn tại, lột xác thành một đảng dân chủ, tiến bộ.

Một viễn cảnh trong tầm tay, không phải là ảo tưởng viễn vông. Miễn là ai cũng tự đánh thức lòng yêu nước đến mức cao nhất luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam ta.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

 

6 Phản hồi cho “Sửa sai lầm hệ thống gốc: đặt đảng trên dân”

  1. Ngô Văn Chiến says:

    Đa đảng chưa chắc đã tốt hơn, xin các bác hãy giành thời gian bàn kế để cùng nhau xây dựng đất nước ngày một thịnh vượng hơn.

  2. Biển mặn says:

    “Đảng CS vẫn tồn tại, lột xác thành một đảng dân chủ, tiến bộ.”

    Lột xác (đổi tên) nhưng cái tâm (bản chất) không đổi được, hóa ra ông Bùi Tín bảo con cáo khoác bộ lông con cừu. Ông chưa đành tâm giết chết con cáo ?
    Thế mới ông vẫn yêu đảng của ông hơn 84 triệu người dân lầm than cơ cực, ông muốn người dân nhìn đảng của ông dưới hình hài con cừu, như vậy con cáo được an toàn hơn, tránh bị người dân truy giết.
    Ngày xưa, trong chiến tranh, Đảng Lao Động Việt Nam đâu phải là cộng sản, điều này đã đánh lừa được người dân miền nam, một vỏ bọc gian manh của việt cộng tự phanh trần sau 1975 thành đảng CSVN. Đúng không thưa ông ?
    Ngày nay, trong cái job mà đảng đã giao cho ông ở hải ngoại, hình như ông không được thành công lắm, nhưng “con tằm đến chết vẫn còn nhả tơ” cho nên ông vẫn phải “phản biện trung thành”.

  3. Cu Tý says:

    SAO ĐẶT ĐẢNG.

    1.
    Sao đặt đảng trên đầu dân chúng,
    Quan chuyên quyền tham nhũng rút bòn.
    Cột kèo mối mọt ăn mòn,
    Tình dân nghiã nước thon von nhạt dần.
    Rừng biên cảnh chia phân cầm cố,
    Đất Tây Nguyên xây ổ cọp beo.
    Hoàng Trường thấp thoáng cheo leo,
    Quan tham dân oán hiểm nghèo bên lưng.

    2.
    Sao đặt đảng bao từng độc trị,
    Khủng bố dân chẳng nghĩ nghiã tình.
    Non mòn biển lấn thân vinh,
    Tưạ đào chỉ mận rập rình bướm hoa.
    Giương lê mác tan nhà nát cưả,
    Vun buá liềm tưà tưạ hồ tinh.
    Vinh sang an hưởng riêng mình.
    Phụ tình Tông Tổ hồ binh lấn tràn.

    3.
    Sao đặt đảng trước dân trên nước,
    Quyền độc tôn ngang ngược lộng hành.
    Bao thời vấy máu hôi tanh,
    Thủ tiêu chôn sống đấu tranh cướp quyền.
    Trung với đảng độc chuyên cường trị,
    Lưà gạt người hồ mị gian hùng.
    Lạc Hồng tan tác tứ tung,
    Rồng Tiên xơ xác chập chùng nhện tơ.

    4.
    Sao đặt đảng thế cơ mạt vận,
    Mất niềm tin mãi vẫn cưỡng cầu.
    Từ Nam chí Bắc RUỘNG SÂU,
    Trên thò dưới thụt gieo sầu cho dân.
    Hương Hoa Lài xa gần lan toả,
    Cờ DÂN QUYỀN rực choá năm châu.
    Toàn cầu chuyển hoá nhiệm mầu,
    Độc tài đảng trị khó hầu cao bay.

    Truy hồn tử lệnh chuông lay !!!

  4. Phan BA says:

    Bác Tín ôi! Đảng là cái gì! mà mọi người coi nó quan trọng quá đáng!

    Một tổ chức của một đám thất học, so với toàn dân Việt, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, đám này là một tổ chức thiểu số! tàn ác, hung dữ, gian xảo.

    Lỗi là dân Việt ngu và hèn! lũ này mà sửa đổi cái gì. Chúng nó thối, hư từ trong ruột.

    Trong 3 triệu đảng viên của họ, bác thử nêu ra một số người có khả năng, có tài ra cho mọi người coi thử! 1 thằng cũng tìm không ra!

    Sự giáo dục của chúng tạo ra những con người bệnh hoạn, méo mó.. ông giáo sư Châu, dù học giỏi, nhưng trong đầu của ông ta, chỉ là một gả thợ toán. Không liêm sỉ, không cao thượng.

    Bây giờ người Việt phải được giáo dục về nhân cách, danh dự, sự cao thượng, liêm sỉ.. chỉ có loại người hèn hạ mới đặt giá trị của cái nhà, cái ghế cao hơn cái đầu, như lũ xưng là cộng sản ở Việt nam.

    Hãy đặt SĨ trước cái PHÚ, THƯƠNG. Là người ta từ chức khi biết mình kém. Chúng bệnh từ cha, truyền sang con, bây giờ tới cháu! Dân Việt chịu khổ với chúng tới khi nào?

  5. ĐÚNG RỒI says:

    ĐCSVN cướp hết quyền lực, khư khư giữ mãi một cách trơ trẽn, không cần lý lẽ. Miệng thì hô hào “phê bình” nhưng thâm tâm rất ngược lại. Cho nên chúng nó dễ gì cho đa đảng, dù là một “đảng CS khác”. Lời Bác Tín nói lên rất chân tình theo kiểu “đồng chí”, nhưng tụi man rợ đó chẳng để vào tai đâu! Đây chỉ mơ mộng của những người con đất Việt. Con về lý trí mà nói thì chỉ còn có cách duy nhất là toàn dân đồng loạt đứng lên lật đổ bọn độc tài đó đi.

  6. NON NGÀN says:

    BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA CON NGƯỜI

    Bài này của ông Bùi Tín viết hay, nhưng xin không có ý kiến nhận xét, bởi mỗi người đọc đều đã nhận xét chân xác rồi. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến ý nghĩa của con người, vì tựu trung bài của ông Bùi Tín cũng không đi ra ngoài chính ý nghĩa cơ bản nhất này. Thế thì hỏi con người quản lý xã hội là ai. Tất nhiên mọi người đều mong muốn đó là những con người tốt, có tâm, xứng tầm, tức có tài, có đức. Mọi lý thuyết chính trị xã hội từ trước đến nay cũng đều không ra khỏi ý thức này. Đó là mục đích cần thiết, đúng đắn, có ý nghĩa nhất mà mọi người đều mong đợi. Bởi vì trong xã hội, guồng máy quản lý giống như cái bị, mọi cái cuối cùng đều rơi vào trong đó, kể cả người có chức có quyền nhưng khi hết chức hết quyền cũng phải rơi vào trong đó. Toàn bộ cái chung đó cứ gọi là xã hội hay nhân dân đi. Thế thì guồng máy xã hội tốt, hay xã hội tốt, hay chính quyền tốt, hay chế độ tốt, hay thể chế tốt, dùng từ gì thì dùng nhưng đều không đi ra chính ý nghĩa con người này. Nhưng người tốt là gì, là người có ý thức tốt, lành mạnh. Bởi nếu không cũng không thể gọi là người tốt. Tất nhiên không có gì lại không khuyết điểm, không có gì hoàn hảo trên đời, nhưng ý nghĩa ở đây chính là đa số. Đa số người tốt, thành phần tốt, sẽ tạo nên thực thể tốt nếu không thì hoàn toàn ngược lại. Cho nên, người tốt trước hết phải là người trung thực, tức không dối gạt người khác. Người trung thực thì nhận thức mọi sự trung thức, và không nói dối, không lừa gạt người khác, đó là ý nghĩa trước hết và thiết yếu nhất. Một học thuyết nào đó đã sai thì không thể nói nó là đúng. Nếu ai cũng không bị tuyên truyền mà chỉ được mọi thông tin tốt từ người khác, tất nhiên cũng không ai lầm lãn điều gì trong xã hội. Nhưng tại sao có sự tuyên truyền không tốt nào đó. Đó là do ý thức dối gạt đã phát sinh và làm dây chuyền trong xã hội con người. Chính điều này mà tạo các ý thức ngược trong xã hội. Chẳng hạn xấu có thể hiểu thành tốt, độc đoán, khắt khe, chuyên quyền, phản dân chủ có thể hiểu thành dân chủ, tự do, tốt đẹp, tối ưu, cao cả, cần thiết chẳng hạn. Cho nên mọi cái theo kiểu đó đều phát sinh từ người nắm quyền, người cầm quyền, tức người do hoàn cảnh nào đó đã thâu tóm được mọi quyền trong xã hội. Tệ trạng đó có nghĩa là không có ý thức tốt, không có đạo đức. Nhưng trong xã hội, ông nói gà bà nói vịt, biết ai đúng ai sai. Tất nhiên phải có nguyên tắc, nguyên lý làm nền, không phải phi nguyên tắc trong nhận thức hoặc hành động được. Người ta chỉ có thể dối gạt người khác vì quyền lợi hay lợi ích nào đó của mình. Nên muốn chế ngự điều đó thì mọi người phải có tự do thật sự. Bởi vì một người bị cột một người không, người bị cột có thể nghe người kia nói gì phải nghe nấy. Tính cách bình đẳng, tự do, dân chủ luôn thiết yếu, tự nhiên trong xã hội là như thế. Bởi tự do dân chủ thì mới có cơ sở kiểm soát, chế ngự lẫn nhau giữa con người, xã hội, không để ai lạm dụng sai trái điều gì, kể cả cá nhân hay toàn xã hội cũng thế, không có sự vượt quyền hay làm nền cho tất cả mọi điều tiêu cực, xấu xa hay phản con người, phản xã hội khác nhau. Cái sai lầm hàng đầu của Mác là đã lở dại chủ trương độc tài vô sản. Tưởng như thế là giải pháp tối ưu cho xã hội, vì sự tin tưởng mù quáng quy luật trừu tượng, máy móc, siêu hình, không có cơ sở thực tế, mà quên đi con người đầy bản năng, đầy tham vọng, đầy lòng ích kỷ. Chính vì thế mà khi guồng máy độc tài phi lý đã lập lên rồi, con người giống như dòng nước cứ phải chuôi qua đường ống hay đường cống, không thể bung ra, hay đi ngược lại được, ai cũng vậy, vì mọi người có chức có quyền không dễ gì từ bỏ đặc quyền đặc lợi hay sự lợi ích của việc tự bảo vệ mình. Sự không thành thật với người khác, kể cả với chính mình cứ tiếp tục phát triển, nhân lên và tiếp tục khống chế, ràng buộc không dứt trong xã hội. Ấy cái ý nghĩa con người và xã hội là như thế đấy. Cho nên phân tích hiện tượng thì vô vàn, nhưng phân tích căn cơ thì chỉ có một. Nói như vậy thì ai cũng thấy ra được lối thoát rồi. Lối thoát đó là chung cho mọi người, do mỗi người đều phải quyết định, tức lối thoát tự do dân chủ và không còn sự độc quyền của bất cứ ai, cá nhân cũng như tập thể nào đối với toàn xã hội. Đó chính là điều tốt, việc tốt mà mọi người cần phải thực hiện theo những khía cạnh, điều kiện hay yêu cầu, tính cách khác nhau. Nhưng có làm được hay không, làm có kết quả mỹ mãn hay không, đó chính là bản thân cá nhân mỗi người, hay nói chung lại nó được quyết định do cả dân tộc tính cũng như bản chất và giá trị của cả một dân tộc, một đất nước nói chung. Tính đạo đức hay tính yêu nước, yêu người, yêu xã hội của mỗi người có hay không chính là ở đây. Ngôn ngữ thực chất, ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ tuyên truyền giả đối hay không đúng sự thật chính là như thế. Và bài toán giải quyết tối hậu nhất cũng chính là như thế.

    Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
    (03/02/12)

Leave a Reply to Biển mặn