WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Blogger Mỹ chê du lịch Việt Nam

Hạ Long

Cư dân mạng xôn xao khi một blogger người Mỹ nói từng “liên tục bị quấy rầy, bị chặt chém, trả giá đắt và đối xử tệ” trong thời gian du lịch ở Việt Nam.

Bài viết “Tại sao tôi không bao giờ trở lại Việt Nam” của Matt Kepnes, một blogger hoạt động khá tích cực trên các trang mạng xã hội, được website Huffington Post đăng lại hôm 30/1/2012, phần lớn kể về những kinh nghiệm “không may mắn” sau một tháng du lịch ở Việt Nam vào năm 2007.

“Sau những kinh nghiệm của tôi có được từ năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đây trừ khi phải đến Việt Nam với mục đích kinh doanh hoặc do yêu cầu của bạn gái,” – Matt viết trong blog.

Matt Kepnes cho biết anh viết những cảm nhận này trên blog của mình từ trước đó khá lâu trên trang blog cá nhân của mình, nhưng đã không tạo nhiều dư luận đến vậy. Anh tỏ ra ngạc nhiên khi nhận được số lượng lớn những phản hồi về bài viết của mình.

Theo Huffington Post, trang mạng cá nhân của Matt đã từng đoạt giải về kinh nghiệm du lịch bụi.

Trả lời phỏng vấn BBC từ Campuchia, Matt Kepnes nói: “Tôi rất ngạc nhiên về số lượng những phản hồi này gần đây. Tôi không nghĩ lại nhiều đến như vậy.”

“Chắc có lẽ vì bài viết của tôi được đăng lên Huffington Post nên thu hút được sự chú ý nhiều như vậy.”

Tôi đã đến nhiều nơi ở Việt Nam, trong đó Hội An là nơi tôi yêu thích nhất, thậm chí tôi cũng bị quấy rầy bởi những người bán hàng.”

Tôi không muốn quay trở lại vì tôi bị đối xử quá khác biệt. Tôi chỉ không muốn đi đâu tôi cũng bị coi như một cái máy rút tiền ATM di động.

“Việt Nam là đất nước ít thân thiện nhất mà tôi từng đến.”

Tuy nhiên, anh cho rằng tiền bạc không phải là nguyên nhân chính khiến những khách du lịch không muốn trở lại Việt Nam.

“Là một người du lịch với túi tiền hạn hẹp, Việt Nam cũng như các nước trên khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, hoàn toàn thích hợp và thú vị.”

“Tôi cảm thấy mình bị đối xử quá khác biệt. Theo tôi được biết, khoảng 95% những người đã từng đến du lịch Việt Nam nói họ sẽ không quay trở lại.”

Tuy nhiên bài được đăng trên Huffington Post cũng có phần lưu ý của tác giả với bạn đọc rằng: “Trong khi tôi (Matt) trải nghiệm điều không hay tại Việt Nam thì nhiều người đã có kỷ niệm đẹp”.

“Quý vị cần tự tìm hiểu về cái hay, cái dở và cái xấu xa để trở thành người đi du lịch nắm bắt nhiều thông tin rồi tự đi trải nghiệm”,

“Tôi đâu có khuyên mọi người không nên đi Việt Nam. Tôi chỉ nói rằng tôi không mong muốn quay lại đây thôi”.

“Thích khen hơn chê”

Việt Nam có phong cảnh đẹp nhưng dịch vụ du lịch còn thua kém các nước trong vùng.
Báo Việt Nam dẫn lời Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nói, “báo chí đã đưa nhiều hình thức lừa đảo khách du lịch, do vậy bài viết ‘Tại sao tôi không trở lại Việt Nam’ của Matt Kepnes trên tờ Huffington Post (Mỹ) không phải là cá biệt”.

Những phản hồi về bài viết của Matt Kepnes rất đa dạng. Nhiều ý kiến thể hiện thái độ khác nhau.

Trang tin điện tử VTC nghi ngờ trải nghiệm về Việt Nam của Matt Kepnes.

Trang này viết: “Không ai – những ‘nhân chứng’ trong bài viết của Matt Du mục [Matt Kepnes] là xác thực, không có ảnh người phụ nữ đã bán đắt cho anh ta, không có ảnh của những người đã ‘lừa’ anh ta, không có địa điểm cụ thể về shop quần áo mà Matt đã bị chèo kéo tại Hội An, không có tên của người giáo viên tiếng Anh tại Nha Trang nói với Matt là ‘người Việt Nam được giáo dục rằng tất cả những rắc rối của họ được gây ra bởi người phương Tây’.”

Tờ VnExpress dẫn lời ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cho rằng:

“Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn. Bài viết này không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh”.

Trong khi đó, một blogger KhanhPhDMai đã phản hồi rằng: “Chúng tôi đây, những người Việt Nam không đồng tình với bạn, với tất cả những gì bạn viết. Bạn đang là một chủ đề nóng hổi nhưng chẳng có gì tốt đẹp về bạn cả.”

Còn Sallytruong13 đã trực tiếp bình luận trên bài viết của tờ Huffington Post rằng: “Người Việt Nam không chào đón những người như bạn. Cảm ơn vì không bao giờ quay trở lại.”

Blogger h2d thì viết: “Ngạc nhiên thay, bạn chỉ nói chuyện với những người Mỹ khác, những người vốn là các khách du lịch khó chiều.”

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác từ trong nước lại cho rằng những phê bình của Matt “hoàn toàn chính xác” và coi đây là “hiện tượng Matt Kepnes nói đến mình thấy hằng ngày. Qua đó mình nên xem lại mình”.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch trong nước phát triển và thu hút thêm du khách nước ngoài.

Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, lượng khách đến Việt Nam chưa nhiều, và nhất là tỷ lệ quay lại lần thứ hai rất thấp.

Nguồn BBC

 

1 Phản hồi cho “Blogger Mỹ chê du lịch Việt Nam”

  1. Dân Chửi says:

    Tụi VC chỉ khoái được ai hát khen xưng tụng, do đó nên rất dễ bị dụ ngọt. Những ai chê chúng, thì sẽ bị chửi lại thậm tệ, dân trong nước dám chê thì sẽ bị chụp mũ “phản động” hay “có âm mưu lật đổ chính quyền”. Anh khách du lịch Mỹ đã nói đúng nhưng còn chưa đủ. Hãy xem bài viết dưới đây trích từ chính truyền thông của bọn VC, vietnamnet, thì còn ghê tởm hơn. Chỉ có CHÓ mới dám về du lịch VN.
    —————-
    Chiêu chặt chém du khách hải ngoại sạch túi có một không hai

    – Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước.

    Nhức nhối nhất: Đồ ăn, khách sạn

    Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán. Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.

    Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải.
    Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế.
    Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách; 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm; 100.000 đồng tiền phục vụ; 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv… Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”.
    Du khách chật kín bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa – (Ảnh: Internet)

    Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.
    Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”.

    Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở như Hạ Long, Cát Bà, Chùa Hương, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu đến các khu vực nổi tiếng “vừa vừa” trong cả nước đều từng khiến du khách hoảng hốt vì mức độ ‘chặt chém’, nhất là vào cao điểm mùa du lịch, và đặc biệt xảy ra nhiều ở các khu du lịch miền Bắc và miền Trung.
    Một du khách từng đi Vũng Tàu khốn khổ kể lại: “Vợ chồng tôi đặt phòng trước rồi, 900.000 đồng/đêm. Cả hai hí hửng đến thì khách sạn thông báo không còn phòng vì có người gọi hủy phòng. Vợ chồng tôi cãi nhau với chủ khách sạn thì họ không những không giải thích mà đuổi ra luôn. Trời thì mưa, cả hai phải vật vờ đi tìm khách sạn, nhớ lại vẫn không thể nào chấp nhận nổi cách phục vụ như thế”.
    Chưa kể sau đó, hai vợ chồng du khách này chỉ ăn “cơm bình dân” với các món bình thường như cơm trắng, tôm nhỏ (4 con), canh rau nhưng bị “móc ví” mất 800 ngàn!

    Nhiều khách du lịch đi chơi cuối cùng mua thêm cái bực vào thân vì khách sạn quảng cáo là 3 sao, giá cũng 3 sao nhưng thực tế thì chất lượng chưa nổi 1 sao!

    Tại Đà Lạt, có không ít người mếu máo cho biết mình mất hết cả tiền bạc, nữ trang, mỹ phẩm xịn chỉ vì gửi chìa khóa cho lễ tân.
    Đến khi phát hiện thì không thể nào chứng minh được là khách sạn lấy, vì quy định của khách sạn là khách phải gửi các đồ có giá trị, mất là họ không chịu trách nhiệm!

    Những “quái chiêu” khiến khách phát hoảng

    Khốn đốn nhất là những dịch vụ ‘quái chiêu’ khiến du khách phát ốm. Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
    Đi du lịch, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác

    Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng.

    Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.
    Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?) Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn.

    Chưa hết, hiện nay ở các khu du lịch cứ ra đến cửa là có “ma cô”, “cò mồi”. Vì thế, đã có không ít bậc phụ huynh khốn đốn vì chúng toàn lừa dắt trẻ con ra chỗ kín cho ăn kẹo, trong khi đó một kẻ khác sẽ chạy ra thông báo cho bố mẹ chúng biết là lũ trẻ đang ở đâu.
    Sau đó, hai “kẻ cướp” đường hoàng “xin được bồi dưỡng”, ít nhất cũng phải 200 ngàn đồng!

    Một địa danh du lịch nổi tiếng là Đà Lạt cũng không ít lần khiến du khách xanh mặt. Một thành viên trên webtretho từng đi du lịch ở đây kể lại: “Lúc cả nhà đi thăm thắng cảnh có một thợ ảnh cứ bám theo dỗ ngọt. Mới đầu đi chơi thì bảo cứ chụp rửa ra cái nào đẹp mới lấy tiền, sau đó thì cứ theo khách suốt cả ngày chụp ảnh các nơi cho tới khi khách về khách sạn.
    Rồi hắn bảo cái nào đẹp sẽ phóng to cỡ của tờ giấy A4, tôi không đồng ý nhưng cứ làm. Tối đến khách sạn thông báo tiền chụp ảnh gần 4 triệu cho cả ngày đi chơi bao gồm cả ảnh nhỏ và ảnh to. Thật quá đáng hết mức”.
    Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị ‘chặt chém’ không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ. Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị ‘chém’ gì.
    Để ‘tổng kết’ thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng.
    Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này ‘mặt lạnh như tiền’ tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!

    N.Anh

Phản hồi