WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ Đoàn Văn Vươn và 5 chữ “bất”

Sự kiện Đoàn Văn Vươn đã tròn một tháng kể từ sáng 5/1/2012 khi chùm đạn hoa cải nổ thẳng vào đám công an và quân đội bao vây chiếm đất tại Tiên Lãng. Đến nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục quan chức lên tiếng, người dân trong và ngoài nước xôn xao về một hiện tượng mới: Hiện tượng Đoàn Văn Vươn.

Vụ việc trở thành đề tài thời sự nóng bỏng trong cái tết vừa qua, khi rượu sớm, khi trà trưa, sau những lời chúc mừng năm mới là câu chuyện Đoàn Văn Vươn nổ thay pháo tết từ Nam đến Bắc.

Thế nhưng, một tháng trôi qua, ta thấy gì?

Cho đến nay, hầu như chỉ là việc bắt giam các bị can Đoàn Văn Vươn và anh em, ngoài ra chỉ là lời qua tiếng lại giữa quan chức Tiên Lãng, sự biện hộ thô thiển của quan chức Hải Phòng, sự lên án mạnh mẽ của công luận và sự phản ứng ngược chiều lỳ lợm và lẻ loi của tờ báo Hải Phòng, vài bài viết làm trò hề trên tờ Công an Nhân dân và mỉa mai thay lại cả tờ báo mang tên “Công Lý”… Ngoài ra, chưa có tiến triển gì hơn.

Thậm chí đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được ai đã phá nhà ông Vươn?

Vì sao có trình trạng này?

Quan chức bất nhân, bất nhất

Trước hết là sự bất nhân. Những người đã theo dõi vụ án hoặc đã đối diện với biển với nước không ai không biết rõ công sức mồ hôi xương máu của anh em nhà Đoàn Văn Vươn cũng như những người dân nuôi trồng hải sản ở đây đã đổ ra biết bao nhiêu để làm nên cơ nghiệp này. Họ đã không chỉ hi sinh công sức, tiền của mà cả máu, cả tính mạng con cháu mấy chục năm trời… Bỗng dưng bằng một mảnh giấy, tất cả mọi công sức bị cướp trắng trái pháp luật. Thậm chí trước đó, các cơ quan công quyền đã cùng hùa nhau để đưa những nạn nhân này vào vòng vây mê hồn trận của mớ pháp lý, tòa án và những lời hứa hẹn.

Không rõ ông Chủ tịch huyện Lên Văn Hiền có luôn em trai làm chủ tịch xã cũng như các quan chức Hải Phòng và những kẻ manh tâm đi bao che cho những hành động đó có thấy việc làm của mình là bất nhân?

Ngay sau khi những phát đạn hoa cải hạ gục mấy chiến sĩ công an và bộ đội, báo chí nhanh chóng đưa tin thì ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND Huyện Tiên Lãng lên tiếng khẳng định rằng đã phá nhà ông Vươn vì đó là nơi trú ẩn của những người chống lại lực lượng cưỡng chế.

Câu nói này ngay lập tức bị công luận lên án mạnh mẽ vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Khi đó một quan chức đàn anh khác là Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Đỗ Trung Thoại lại nói việc phá ngôi nhà của ông Quý là do “nhân dân bất bình”?

Câu nói này cũng lập tức nhận được sự phản ứng dữ dội của công luận và nhân dân Tiên Lãng, người ta nói rõ rằng chẳng có nhân dân nào bất bình, người dân chỉ bất bình với chính nhà cầm quyền Tiên Lãng vô đạo đức khi muốn cướp không công sức người dân mấy chục năm bỏ ra khai hoang, lấn biển và việc quan chức Hải Phòng cố tình vu vạ cho dân là điều không thể chấp nhận được.

Ngay sau khi bị dư luận chỉ rõ sự bất nhân và vô luật pháp trong các phát biểu này, cả UBND Huyện Tiên Lãng và Đỗ Trung Thoại đều leo lẻo nói ngược lại là không phá, không ra lệnh, không ai tham gia phá nhà ông Vươn và cuối cùng là “Chưa rõ ai phá nhà ông Vươn” (Sic).

Quả thật cha ông ta đã có quá nhiều kinh nghiệm khi đúc kết câu nói “Miệng quan, trôn trẻ”. Nếu như trôn một đứa trẻ nhiều khi làm nhọc lòng, xấu hổ đến bố mẹ và người thân, thì miệng quan chức này đã làm chán nản và nhận lấy sự khinh bỉ từ chính người dân.

Người nắm sức mạnh bạo lực lớn nhất Hải Phòng lúc bấy giờ là ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng – người mà cư dân mạng gọi là “Đại Ca” – có mặt tại chỗ chỉ đạo lực lượng Công an Hải Phòng vây bắt. Khi Công an, Quân đội nã súng với “phương án tiêu diệt” không thể thiếu vai trò ông Đỗ Hữu Ca. Để rồi sau đó ông chém gió rằng: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này”.

 

Ai cầm loa tay chỉ đạo bên cạnh ngôi nhà này?

Thế nhưng, khi được hỏi ai đã phá nhà ông Vươn, “Đại Ca” này cũng khẳng định không biết ai.

Chính từ sự bất nhân, không hợp lòng người, trái đạo lý đã đẩy đưa chính họ vào chỗ bất nhất theo đúng nguyên lý “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”.

Và họ đã thi nhau dẫm đạp lên vết trượt này không cách nào khác.

Khi đã có những lời bất nhất như vậy, liệu ai có thể tin được những lời nói tốt đẹp khác của các quan chức này như “Bản chất của chế độ ta không cho phép nhục hình bức cung. Nếu ai vi phạm điều này sẽ bị cách chức, ai không thực hiện đúng chính sách với phạm nhân thì chúng tôi xử lý nghiêm minh”?.

Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng người đeo kính đứng phía ngoài

Chính quyền bất minh, luật pháp bất ổn

Nói đến chuyện luật lệ liên quan đến đất đai, chuyện nhà nước quản lý, sử dụng, chuyển đổi, bán chác, thu hồi… là một mê hồn trận đã từng gây nên bao nhức nhối giai đoạn vừa qua. Luật pháp bất ổn, bất nhất đã đặt người dân không phải một nơi mà cả nước, không chỉ thành thị mà khắp thôn quê, không chỉ miền xuôi mà cả miền ngược đảo lộn cuộc sống, đảo lộn mọi giá trị truyền thống về đạo đức, về nhân cách qua những luật lệ này.

Từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay, quyền hạn về đất đai cứ như một trò mèo vờn chuột. Đầu tiên là người cày có ruộng, cướp đoạt của chủ đất chia cho dân cày, rồi nhóm lại vào một lò chung là Hợp tác xã, rồi chia ruộng đất khoán sản, khoán nông. Rồi các đại gia lập dự án, rồi nhà nước dùng súng đạn cưỡng chế cướp của dân với giá rẻ mạt bán với giá trên trời bỏ túi chia nhau… đủ cả mọi cách cứ tít mù vòng quanh. Mấy chục năm qua, chuyện đất đai vẫn như mớ bòng bong càng gỡ càng rối. Khắp nơi người dân khiếu kiện, từng đoàn, từng lượt đổ về đầu não chính trị để kêu oan. Và như thế công an lại có việc để làm, để bắt bớ, để đàn áp… cứ như những cuộc chiến không hứa hẹn ngày ký kết thỏa ước ngừng bắn chừng nào còn đất.

Tựu trung lại cái luật lệ không giống ai cố tình không công nhận quyền tư hữu về ruộng đất với định nghĩa rất khác người là “Đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý…” đã tạo ra mớ bòng bong đó. Điều này đi ngược lại với nguyên lý cơ bản, quyền tư hữu về đất đai của người dân đã ngang nhiên bị tước bỏ, và có như vậy thì nhà nước mới dễ dàng thu hồi cái không phải của mình, lấy đi cái trong tay người khác.

Việc dùng công an, quân đội cưỡng chế đất đai, tài sản của nhà ông Vươn không có bồi thường là việc làm bất nhân. Như trên đã phân tích, để làm được những việc đó thì điều cần thiết là sự bất minh. Ngay sau khi xảy ra sự việc, báo chí đã trực tiếp hỏi quan chức chính quyền địa phương việc thu hồi nhằm mục đích gì? Câu trả lời là “không thể trả lời”, rồi sau đó là “để cho ông Vươn thuê lại” sau khi đã bị báo chí và dư luận vạch rõ việc làm không minh bạch của chính quyền Tiên Lãng. Cũng trước đó, báo chí đã đưa tin rằng UBND Tiên Lãng thu hồi nhằm phục vụ “dự án sân bay Quốc tế Hải Phòng”. Nhưng khi người ta vạch rõ việc thu hồi này có quyết định trước cả dự án, thì cái dự án đó không cánh mà bay trong lời nói quan chức Hải Phòng mà không được ai nhắc đến nữa.

Không chỉ là việc thu hồi để làm gì, mà ngay cả Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng đã có những động tác mà qua đó, người dân thừa lòng tin đã tưởng rằng được luật pháp bảo hộ nên gia đình Đoàn Văn Vươn mới nên cơ sự này. Cuộc dàn xếp giữa UBND Huyện và gia đình người có đất được Tòa án ND Tỉnh tổ chức, đâu có ai nghĩ là sự lừa bịp hoặc đưa người ta vào một âm mưu. Nhưng điều đó đã xảy ra, chứng tỏ sự bất minh càng rõ ràng để phục vụ những mưu đồ đã có sẵn.

Không chỉ việc dùng công an, quân đội, chó, súng đạn… cưỡng chế phá nhà ông Vươn, bắt bớ đánh đập phụ nữ, con trẻ trước công chúng đã thể hiện bản chất sự việc, mà ngay cả việc để toàn bộ tài sản của gia đình ông Vươn trong Đầm bị cướp sạch, lấy sạch sau đó cũng đã nói lên sự bất minh của việc làm này.

Nhà nước bất lực

Đã một tháng tròn, từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ hơn 100 km, nếu đi xe bình thườnghết 2 giờ ô tô, nếu đi xe có còi hụ dẫn đường như quan chức Việt Nam vẫn dùng hàng ngày ở Hà Nội thì chắc không đến chừng đó thời gian. Nhà nước Việt Nam “của dân, do dân, vì dân” có đội ngũ công an “vững mạnh, trong sạch và bách chiến bách thắng”. Vụ việc Đoàn Văn Vươn chỉ là một việc nhỏ trong muôn vàn vụ việc khác nhau, chỉ là một vụ “cưỡng chế” trong trăm ngàn vụ cưỡng chế đã và đang xảy ra trên đất nước này. Việc huy động một lực lượng mấy trung đội cảnh sát, các cơ quan đoàn thể, quân đội để tiến hành vụ việc, đập phá hai ngôi nhà giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng ngàn người dân… rõ ràng đến mức hỏi một nông dân mù chữ cũng có thể thuật lại được.

Vậy mà đến nay ba chục ngày trôi qua, vẫn cứ lùng nhùng trong những cuộc cãi vã, phân tích của báo chí về việc làm vô luân, vô pháp của nhà cầm quyền Tiên Lãng và Hải Phòng, vẫn lằng nhằng trong những phát biểu ngược dòng của các quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng như cố tình thách thức và trêu ngươi dư luận.

Trước hết, dù cho ông Đỗ Hữu Ca có “chém gió” rằng: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này” thì khách quan mà nói, vẫn phải công nhận sự bất lực của hệ thống công an và quân đội hiện nay. Lý do để kết luận điều này là với lực lượng mà ông Ca đã tiết lộ bao gồm: “Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ…” lại còn “có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng…” nhưng chỉ có vài người trong căn nhà bị cô lập và thậm chí còn sử dụng cả “phương án tiêu diệt” mà không bắt được ai, đối tượng vẫn ra khỏi đó như chỗ không người thì quả là sự bất lực rõ ràng của lực lượng vũ trang không thể nói gì hơn.

Nếu đây không phải là anh em Đoàn Văn Quý chỉ là mấy nông dân, mà là một lực lượng vũ trang nào đó chính quy chẳng hạn, thì thử hỏi sự “bách chiến bách thắng” được bao nhiêu phần trăm?

Thứ hai, là dù ở đó có cả Giám đốc Công an TP, có cả các sĩ quan, chiến sĩ biên phòng, chính quyền cấp xã, huyện, Thành phố… nhưng đến nay vẫn chưa biết ai đã phá nhà ông Vươn, không biết việc mất mát tài sản trong đầm ông Vươn ra sao? vẫn loanh quanh lấp lửng thì rõ ràng đây là sự yếu kém, bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng ở Hải Phòng mà trước hết là đám công an của ông Đỗ Hữu Ca.

Thứ ba, cơ quan Thành ủy Hải Phòng là cơ quan quyền lực nhất ở Hải Phòng theo thể chế chính trị hiện nay, lẽ ra là nơi người dân có thể đặt lòng tin vì đảng đã tự cho mình là cha mẹ của dân, “Dân tin đảng, đảng thương dân, tình đảng tình dân như tình mẫu tử” – Lời bài hát – nhưng qua cơ quan ngôn luận mình là báo Hải Phòng, cũng như bài phát biểu của Trưởng ban Tuyên giáo Huyện Tiên Lãng với 300 đảng viên, họ đang cố tình thể hiện rằng “ý đảng” ở đây đang đi ngược lòng dân Tiên Lãng và khắp nơi.

Thứ tư, các cơ quan Quốc hội, Chính phủ mà ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ cũng là Đại biểu Quốc hội tại Hải Phòng, ngay sau vụ việc đã có công điện số 57 yêu cầu “Xử lý nghiêm trường hợp chống đối người thi hành công vụ”. Nhưng liên quan đến vụ việc quyền lợi công dân này, thì đến nay vẫn chỉ là chỉ thị và lời hứa làm rõ vụ việc sau tròn một tháng với tư cách Thủ tướng, còn lại các cơ quan khác của Hải Phòng chỉ nhằm bao che, giải thích loanh quanh hoặc lẩn tránh.

Giải thích việc chậm trễ này, ông Vũ Đức Đam cho là “Tất cả cơ quan Nhà nước cấp tỉnh hay, bộ, ngành đều làm việc theo quy định và trình tự”.

Điều này càng khẳng định sự cồng kềnh, của một bộ máy đồ sộ khổng lồ của nhà nước hiện nay nhưng kém hiệu quả.

Rõ ràng, trong khi các quan chức và cựu quan chức cũng đã phải thốt lên rằng việc này không giải quyết rõ ràng, nhanh chóng thì có hại lớn cho hệ thống chính trị hiện nay. Nhưng cách xử sự đến nay đã chứng tỏ sự bất lực của nhà nước. Đó là sự bất lực trong khả năng giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến đời sống chính trị xã hội và tính mạng người dân.

Người dân bất an

Chính một thứ luật pháp bất ổn kết hợp với chính quyền bất minh gồm những quan chức bất nhân và bất nhất thì việcngười dân sống luôn thấy bất an là điều không có gì phải lạ.

Không người dân nào (trừ các quan chức có thế lực) có thể chắc chắn rằng ngôi nhà mình đang ở, mảnh đất mình đã chắt chiu bao đời nay mà có, ngôi nhà thờ, đình chùa miếu mạo đang thờ tự có thể ổn định và yên chí làm ăn. Khi mà sẵn sàng có một dự án nào đó của những kẻ lắm tiền nhằm vào chỗ của họ đang sống, thì có thể sau đó là công an, là chó, là súng đạn đến “cưỡng chế” họ ra khỏi nhà để giao đất cho người khác. Nếu họ không đồng ý, thì sau đó là nhà tù hoặc cùng quẫn lắm thì là súng đạn, hoặc tự thiêu.

Trong một xã hội công bằng, văn minh và luật pháp rõ ràng, thì người dân Cồn Dầu không bao giờ nghĩ là họ sẽ phải vất vưởng ngay trên mảnh đất tổ tiên của họ xây dựng lên bao đời. Giáo dân Thái Hà không bao giờ nghĩ rằng Tu viện của họ sẽ bị biến thành nơi chứa bệnh tật truyền nhiễm và nhục mạ nơi linh thánh. Những người như Đoàn Văn Vươn sẽ yên tâm mà khai hoang lấn biển nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho gia đình.

Nhưng, khi tất cả những điều nói trên không đảm bảo, thì điều gì cũng có thể xảy ra, số phận những người dân và tài sản của họ luôn trong tư thế cá nằm trên thớt, vì các dự án bất thần đổ xuống, các quyết định bất thần tung ra, cảnh sát, quân đội bất thần kéo đến… hỏi tìm đâu ra sự “an cư” để mà “lạc nghiệp”?
Phải chăng, đó chính là đặc điểm của một nền kinh tế thị trường có kèm cái đuôi “Định hướng XHCN”?

Sự việc Đoàn Văn Vươn là một điểm mốc, là một tiếng bom cảnh báo một giai đoạn, một tình trạng xã hội mà nếu không có những điều chỉnh cần thiết, không có những thay đổi kịp thời thì sự bình yên giả tạo trong xã hội chỉ là sự bình lặng tạm thời của mặt biển trong mùa bão tố.

Bởi lòng dân là sóng biển.

Hà Nội, ngày 5/2/2012

Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh

———————————————–

BBT: Tiêu đề bài viết do Đàn Chim Việt đặt lại, tiêu đề nguyên bản của tác giả: Vụ Đoàn Văn Vươn: Quan chức bất nhân, bất nhất, chính quyền bất minh, luật pháp bất ổn, nhà nước bất lực nên người dân bất an

17 Phản hồi cho “Vụ Đoàn Văn Vươn và 5 chữ “bất””

  1. Kim Yên, HNội. says:

    Phải thêm toàn Dân Bất tín, Lảnh đạo VC Bất tài, Bất hảo, Bất trung, Bất hòa. Tinh thần đấu tranh của Nhân dân VN đòi Dân chủ Tự do Bất diệt.

  2. Trung Kiên says:

    Không chỉ riêng sự lên tiếng phản biện xã hội của những “người trí thức” được trân trọng…

    … mà ngay những “hành động biểu tình” của người nông dân, dân oan bị cướp đất, những “cuộc đình công” của công nhân đòi quyền sống cũng là những PHẢN BIỆN xã hội rất tích cực…

    Tiếc rằng lãnh đạo csvn đã cố tình giả điếc làm ngơ, coi thường nhân dân và dư luận! Vì vậy những “hành động phản biện” cần phải mạnh mẽ hơn để gây chú ý…

    Điển hình là anh Đỗ Xuân Cang đã khẳng khái, dù chỉ một mình, cũng đã dám đứng ra biểu tình chống những hành động kiêu căng ngạo mạn của ĐSQ-VN ở Séc…

    Và ở trong nước thì anh Đoàn Văn Vươn đã phải dùng đến ĐẠN HOA CẢI…để cảnh báo chính quyền!

    Xem ra tiếng nói “phản biện” của nhiều vị “trí thức” trong suốt mấy năm qua đã “không hiệu nghiệm” bằng viên “đạn hoa cải” của anh em ông Đoàn Văn Vươn?

    Vì nếu không có sự kiện “tự vệ” chống lại “cuộc cưỡng chế bất hợp pháp” ở Cống Rộc thì…

    Lãnh đạo Hải Phòng “ĐÃ KHÔNG” gặp dân bị đòi đất!

    …và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng “KHÔNG QUAN TÂM” đến…Vụ ông Vươn:

    … ba điều Thủ Tướng muốn biết

    Từ “phản biện bằng tiếng nói”… đã phải biến thành “PHẢN BIỆN bằng HÀNH ĐỘNG” mới đánh thức được lương tâm lãnh đạo csvn?

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    1/
    Xin vào blog này để xem tài liệu cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997

    http://tintuchangngay.info/re/ dưới tựa đề

    Tài Liệu: Cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình cách đây 15 năm (1997 – 2012)

    2/
    Cũng xin vào web BBC để xem tin tức 25 Tháng 7 2008 dưới tựa đề LAI NỔ RA BIỂU TÌNH Ở THÁI BÌNH để xem dân chúng tỉnh Thái vẫn còn sục sôi chưa nguôi về đất đai !

    3/
    Blogger Nguyễn Tường Thụy phỏng vấn Phạm Thế Duyệt về vụ việc dân Thái Bình biểu tình năm 1997 và Duyệt vốn sinh đẻ ở Thái Bình, đang làm ủy viên bộ chính trị được cử xuống trấn an dư luận. Duyệt đã khoác lác như sau:

    Hôm đó mình và anh Thủy quay phim của Hãng phim truyện Việt Nam đến nhà ông Duyệt.

    Mình nói với mấy cậu công an gác cổng, vào phỏng vấn anh Duyệt.

    Cậu gác cổng điện cho ai đó rồi mở cửa.

    Ông Duyệt bắt tay mình và anh Thủy. Mình nói, anh ạ, bọn em làm phim tài liệu về thành phố Playcu 20 năm thành lập, thành phố muốn một lãnh đạo Trung ương thật to phát biểu, em nhờ anh tí.

    Ông Duyệt hiền hậu gật đầu. Mình nói qua mấy ý, ông Duyệt lại hiền hậu gật. Ông Duyệt ngồi trước máy quay, nói phát xong, không vấp từ nào.

    Chương trình tán phét bắt đầu.

    Mình hỏi, em nghe nói, vừa rồi dân Thái Bình biểu tình to, Trung ương cử anh xuống phải không ạ.

    Ông Duyệt cười, nói đúng vậy. Hôm đó xe mình xuống, về tới đường làng thì dân vây chặt, đòi khiêng vứt xe mình xuống ruộng. Bảo vệ của mình giải thích, đây là xe của ủy viên Bộ Chính trị. Mình nghe ông cụ trợn mắt nói, Chủ tịch xã mà bọn tao còn bắt nhốt nữa là ông này. Mình thấy tình hình đúng là sôi sục. Mình mở cửa xuống xe. Đồng chí bảo vệ can ngăn, bác không được xuống với dân, nguy hiểm lắm. Mình nói, xuống với dân sao lại nguy hiểm. Mình xuống. Mình nói: Tôi là Phạm Thế Duyệt, ủy viên Bộ Chính trị. Tôi xuống với bà con, lắng nghe bà con đây. Ai đó hỏi, chắc không, ông xuống với bà con hay ông xuống hùa với tỉnh, với huyện chèn ép bà con. Mình nói, tôi xuống với bà con mà. Có ai đó nói, ông Duyệt nói vậy thì cho xe ông ấy đi.

    Ông Duyệt tư lự: Mới nghe việc nhân dân biểu tình chống chính quyền thì có gì đó rất ghê, như phản động, nhưng về tới nơi, nghe bà con kể, mới hiểu, đúng là cán bộ xã, huyện, cán bộ thôn có một số rất cường hào. Bà con liệt kê không biết bao nhiêu thứ phải đóng nộp còn nhiều hơn cả thời phong kiến, không ai chịu nổi. Dân trồng lúa, trăm thứ bám vào hạt lúa, nộp như thế còn gì để sống. Thái độ đối với dân thì như cường hào, sai không nhận, lại tỏ ra hống hách, nghe rất buồn. Bà con không tin cán bộ. Đó là điều nghiêm trọng. Mình về, nắm tình hình của anh em cán bộ, nắm tâm tư bà con, chỉ ra một số định hướng, điều quan trọng là cái gì sai với dân phải nhận, dân biểu tình thì giải thích, ai thực sự quá khích, lợi dụng thì xử lý, dần dần rồi tình hình cũng ổn. Cán bộ sai phạm thì xử lý. Người dân nào quá khích, lợi dụng cũng xử lý. Cơ bản ổn. Đây cũng là bài học lớn cho công tác dân chủ ở cơ sở. Không thể xem nhẹ.

    Mình hỏi, anh sợ không? Nghe nói anh cứ đi ào ào vào dân, lòng dân thì sôi sục lên như thế? Ông Duyệt cười, mình biết chứ, nếu mình biết chia sẻ, đồng cảm với sự sôi sục của bà con thì sợ gì. Lúc đó mà về, ra vẻ ủy viên Bộ Chính trị, sai ngành này ra tay, sai đơn vị kia ra tay, e dân vác ông Duyệt vứt xuống ruộng.

  4. Ngũ Kông Kông says:

    Thêm 1 cái bất nữa là bất ngờ ! Tại sao ? Chẳng hiểu lý do gì bỗng dưng hầu hết dư luận lại chỉa mũi dùi vào chính quyền địa phương Tiên lãng (?) kể cả báo chí, báo viết và báo mạng, lề trái hay lề phải, … mà chưa thấy ai đụng đến cái nguyên nhân sâu xa, cốt lõi của vấn đề ở đây chính là “CƠ CHẾ”, cái cơ chế được cố ý viết hoa: nó xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp bộ đảng làng xã cho chí các Vua trong bộ chính trị, các cấp chính quyền, thôn, xã, huyện, tỉnh, cho cả đến ngài “tể tướng muốn nằm” và bao trùm lên cả đất nước chứ không chỉ một Hải Phòng hay Tiên Lãng.

    Cái CƠ CHẾ ấy chính là cái chủ-nghĩa-xã-hội-hoang-tưởng được cụ thể hóa bởi nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn, và nền dân chủ “phi dân chủ” cộng với một nhà nước hoạt động theo nguyên tắc VÔ CHÍNH PHỦ.

    Thượng bất chính, hạ tắc lọan là lẽ tự nhiên. Đảng mafia thì phải bao che cho các tay trùm đàn em cũng là sự đương nhiên. Và sự đương nhiên sau hết sẽ là : ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh; chính nghĩa sẽ thắng hung tàn; người dân, chứ không phải đảng hay chính quyền, mới là mục tiêu của xã hội. Nhà cầm quyền, đảng phái hay đoàn thể phải là những thành phần cục bộ trong xã hội vì lợi ích của người dân. Không làm được những trách nhiệm người dân giao phó (hay đúng hơn là đã cướp được từ tay người dân) thì kết qủa “bị đào thải” sẽ chẳng còn xa.

  5. Trịnh Mại says:

    Nhắc đến nhân vật Đỗ Hữu Ca, đại tá giám đốc công an Hải phòng với những lời phát biểu hết sức nổ và “ấn tượng”(?) gây sốc, tôi sực nhớ trẻ em Nga khi muốn ị liền nói với người lớn: “I – a – kha – tru – ca – ca!” (tức là: “Con muốn đi ỉa!”)

  6. Trung Kiên says:

    Trích…”Khi Công an, Quân đội nã súng với “phương án tiêu diệt” không thể thiếu vai trò ông Đỗ Hữu Ca. Để rồi sau đó ông chém gió rằng: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này“.

    Theo ông Đỗ Hữu Ca…thì đây là cuộc “diễn tập” thành công và “hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay” ?

    Xin thưa với ông Ca

    Anh em ông Vươn chỉ có một tay súng với đạn hoa cải, không cố ý giết người, mà chỉ “cảnh cáo” thôi, mà đã làm cho 4 CA và 2 bộ đội bị thương…

    Nếu mấy anh em ông Vươn “cùng hiệp đồng tác chiến” và quyết tâm sống chết với “đạn thật” thì sự tổn thất về nhân mạng chắc chắn sẽ rất cao…Liệu Ông có dám thốt lên những lời vô duyên và vô trách nhiệm như trên không?

    Trong khi ấy lực lượng do Ông điều binh có tới hàng trăm cây súng, cộng với chó nghiệp vụ…thế mà không bắt được “địch”, cũng không biết ai đã phá ngôi nhà của anh em ông Vươn ngay trước mắt mình…thì đây là một “thành công” hay THẤT BẠI nặng nề?

    Đứng về mặt chỉ huy, ông Đỗ Hữu Ca phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự tổn thất, vì đã để 6 chiến sĩ bị thương mà không bắt được “kẻ địch”!

    Ông Ca cũng phải chịu trách nhiệm, vì với một lực lượng đông đảo hàng trăm người như thế mà đã không kiểm soát nổi hiện trường, để cho “kẻ gian” đưa xe cần trục đến phá nhà cửa của người dân Đoàn Văn Vươn.

    Rõ ràng ông Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc CA Hải Phòng là người bất tài, vô trách nhiệm và vô liêm sỉ!

    Đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tống cổ ông Ca về vườn, đề cử ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn) thay thế ông Ca trong chức vụ giám đốc CA Hải Phòng.

  7. vungu says:

    Và “” thế lực ngoại ban xúi giục “” gây bất ỗn xả hội ! nhân dân anh hùng , chiến thắng nhửng bất công , không còn người bốc lột người ..! . Đỉnh cao trí TỆ khắp nơi phuc vụ…??

  8. Khách says:

    PHẢI CHĂNG THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ VẠCH RA HOẶC ĐẨY NHỮNG NGƯỜI DÂN BỊ CƯỚP ĐẤT TỚI CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH DUY NHẤT ĐÓ LÀ DÙNG BẠO LỰC ĐỂ CHỐNG LẠI SỰ LẠM DỤNG CÔNG QUYỀN?

    Cuộc đấu tranh của nhân dân đối với sự bất công từ chính quyền gây ra đã trải qua những cột mốc sau đây:

    1. Sợ hãi và âm thầm chịu đựng để tồn tại: trong suốt thời kỳ từ 1953-1956 sau khi cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh diễn ra tới những năm giữa thập kỷ 60 của Thế kỷ 20.

    Sau khi bị khủng bố tinh thần và bị tàn sát với quy mô lớn trong cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, với nhu cầu sinh tồn những người dân bị chính quyền miền Bắc tước đoạt hết tài sản, chà đạp về nhân phẩm, người dân cố gắng chịu đựng để có thể sống sót.

    Sự bao sợ hãi bao trùm nên ý thức người dân khi tiếp xúc với chính quyền. Dân gọi những người trong bộ máy chính quyền bằng từ ông, bà với sự sợ hãi, tuân phục.

    2. Vươn lên để không chịu thua thiệt khi bị xã hội chèn ép: trong thời kỳ sau khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam cho tới những năm giữa thập kỷ 70 của Thế kỷ 20.

    Do nhu cầu của chiến tranh buộc phải sử dụng nhiều sinh mạng trong cuộc chiến ủy thác từ nước ngoài giữa Bắc-Nam đã tạo điều kiện cho những người bị chèn ép nhất trong xã hội vươn lên khi chính quyền miền Bắc buộc phải sử dụng đến nguồn nhân lực này. Những người thiệt thòi nhất trong các cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại miền Bắc tìm thấy cơ hội để thoát khỏi số mệnh của mình.

    Sự cố gắng tỏ ra và tỏ ra yêu kính đối với chính quyền là tâm lý của người dân khi tiếp xúc với chính quyền. Người dân gọi những người trong chính quyền với sự tôn kính nhất định là chú, bác hoặc anh, chị nếu còn quá trẻ.

    3. Bất hợp tác, chối bỏ chính quyền, châm biếm và chế nhạo chính quyền: diễn ra trong suốt thời gian từ năm 1975 khi miền Nam bị “giải phóng” cho tới đầu những năm 90 Thế kỷ 20.

    Với cuộc di cư đẫm máu và nước mắt của hơn 3 triệu thuyền nhân cả miền Nam lẫn miền Bắc đã thể hiện thái độ đấu tranh quyết liệt của người dân cả nước đối với sự bất nhân của chính quyền gây ra đối với họ như cấm con cái học hành, cấm làm ăn…. Mọi sự tù đày, bắt bớ, cấm đoán, vận động không ngăn cản được sự ra đi của người dân muốn tìm kiếm sự đối xử công bằng. Lịch sử đã gọi đây là cuộc “bỏ phiếu bằng chân” đối với sự tín nhiệm của chính quyền. Không ngăn cản được sự ra đi của người dân, chính quyền đã tổ chức những đường dây vượt biên bán công khai nhằm lợi dụng và tước đoạt tài sản của những người muốn “bỏ phiếu bằng chân”.

    Đồng thời với sự ra đi của thuyền nhân, đây là thời kỳ nở rộ của những câu truyện tiếu lâm, những bản nhạc chế theo dòng nhạc đỏ, nhưng câu ca, câu vè nhằm đả kích, châm biếm và chế nhạo chính quyền mà không thể liệt kê hết ra ở đây. Những câu châm biếm nổi bật ở thời này như “cột đèn có chân nó cũng bỏ đi”, chuyện tri hô thằng kẻ cướp là “nó tiếp thu và quản lý chiếc đồng hồ của tôi”, những bài nhạc chế như “Mùa xuân này mẹ lên thăm con. Mới biết là con là lính mới. Trên vai con binh nhất còn son. Lon ton con bước vào đời…” chế theo bài Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, những câu vè như “chung quy chỉ tại vua Hùng, sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên”… Những bài nhạc chế, những câu truyện tiếu lâm, những câu ca, câu vè đã lột bỏ lớp son phấn sự tôn kính của chính quyền mà chính quyền đã mất công tô vẽ. Điều này đa làm cho người dân nhận ra bộ mặt không có gì là tốt đẹp sau lớp son tôn kính của chính quyền.

    Người dân không còn sợ hãi chính quyền, tâm lý kinh thường chính quyền đã trở thành phổ biến. Dân bắt gọi những người trong chính quyền ở cấp thấp là thằng cha, hắn, con mẹ…

    4. Đối đầu với chính quyền bằng lý lẽ, bằng sự khiếu kiện, bằng sự phản đối tập thể: trong giai đoạn từ giữa những năm 90 Thế kỷ 20 đến giữa những năm của Thập kỷ đầu Thế kỷ 21.

    Điển hình của giai đoạn này là sự phản kháng của người dân Thái Bình năm 1997 và người dân Tây Nguyên năm 1998 và 2003, cũng như sự khiếu kiện bùng nổ của người dân đối với chính quyền.

    Người dân đã vượt qua sự sợ hãi và tôn kính đối với chính quyền để đấu lý với chính quyền. Chính quyền tỏ ra lúng túng và tìm mọi cách hạn chế quyền khiếu kiện của người dân trong thực tế.

    Ngoại trừ một số Nhóm lợi ích lợi dụng chính quyền, thái độ của người dân đối với chính quyền chuyển từ trạng thái khinh thường sang khinh miệt chính quyền từ những năm từ giữa Thập kỷ đầu Thế kỷ 21, người dân gọi những người trong chính quyền trong mọi cấp là thằng cha, hắn, con mẹ…

    5. Sự khinh miệt lên tới đỉnh điểm để chuyển sang trạng thái khinh ghét và căm ghét chính quyền và đối đầu quyết liệt với chính quyền: bắt đầu xuất hiện từ 2006 trở lại đây.

    Ngoại trừ một số Nhóm lợi ích lợi dụng chính quyền tỏ vẻ ra bên ngoài là kính trọng chính quyền và những người trong bộ máy chính quyền. Thái độ của người dân đối với chính quyền chuyển từ trạng thái khinh miệt sang khinh ghét và căm ghét chính quyền bởi tình trạng tham nhũng, lộng quyền và hèn nhát trước ngoại bang của nhiều người trong chính quyền.

    Nhiều vụ chống lại lực lượng cảnh sát xẩy ra ngày càng nhiều như vụ Bắc Giang, Đồng Nai, Nghệ An… Người dân nhiều khi đã dùng chính tính mạng của mình nhằm đánh động dư luận xã hội như các vụ tự thiêu tại Hưng Yên năm 2009, tại Đà Nẵng 2011… Nhưng chính quyền vẫn tìm mọi cách ém nhẹm và không có những bước đi thích hợp nhằm giảm bớt thái độ căm ghét và khinh ghét của người dân đối với chính quyền.

    Người dân gọi những người trong chính quyền từ những người cao nhất là thằng, là con. Nhưng phải đáng lưu tâm khi người dân đã gọi kể cả những người vốn đứng đầu chính quyền cấp cao nhất đã chết hoặc đã nghỉ hưu là thằng và con một cách khinh miệt, khinh ghét và căm ghét.

    Với tâm lý khinh ghét và căm ghét như vậy, khi gặp những sự chèn ép quá đáng mà người dân không thể tìm thấy công lý chốn công đường thì họ sẽ sử dụng bạo lực để trả thù. Đã có nhiều sự trả thù nhằm đánh đổi sự công bằng với chính quyền đã xẩy ra mà điển hình là vụ giết Phó Bí thư quận Phú Nhuận năm 2010.

    Rất đáng tiếc, những động thái trên của người dân đối với chính quyền không được quan tâm đúng mức. Hoặc chính quyền vẫn còn ỷ lại vào lực lượng bạo lực của mình là công an một cách mù quáng nên vẫn không tìm cách tháo ngòi nổ trong tâm lý người dân. Không thể tìm thấy công lý ở chính quyền, không đánh động lương tâm của chính quyền bằng những vụ tự thiêu, không làm cho chính quyền thay đổi cách ứng xử với người dân bằng việc tấn công những kẻ lợi dụng chính quyền để chèn ép dân… đó chính là nấc thang cuối cùng mà người nông dân Đoàn Văn Vươn buộc phải nổ súng chính diện vào đoàn cưỡng chế. Nếu ứng xử như người bình thường, thì việc xử lý tụi Hiền, Liêm bằng một nhát dao, một khối thuốc nổ không phải quá khó nhưng vụ việc sẽ bị chèo lái sang bản chất khác. Việc nổ súng vào đoàn cưỡng chế một người bình thường đều biết rằng sẽ không thể sát hại một ai, hoặc sát hại được kẻ cầm đầu. Nhưng tiếng súng đó chính là tiếng thét căm hờn của những người dân thấp cổ bé họng do niềm tin vào công lý bị sụp đổ trước cả hệ thống chính quyền tham nhũng và tàn nhẫn ở mọi cấp.

    Không chỉ gia đình anh Đoàn Văn Vươn, không chỉ người dân ở Vinh Quang, không chỉ người dân ở Tiên Lãng, không chỉ người dân ở Hải Phòng mà người dân của cả nước đang nhìn vào cách hành xử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tư cách Đại biểu Quốc hội được bầu từ đơn vị bầu cử Tiên Lãng và là người đứng đầu chính phủ trong việc xử lý vụ việc này. Nếu những kẻ cầm đầu như Hiền, Liêm, Thoại, Ca, Chuân… không bị xử lý hình sự thích đáng hoặc anh Đoàn Văn Vươn bị xử một cách thiếu công bằng thì đó chính là việc châm ngòi cho một hình thức tranh đấu mới của người dân trước sự bất công và tàn nhẫn của chính quyền. Đó chính là hình thức đấu tranh bạo lực đúng như bà Lê Hiền Đức đã nói đất nước này sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn khác nữa. Hình thức đấu tranh này không ai mong muốn, nhưng vẫn sẽ xẩy ra nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục tìm cách bảo vệ cho chính quyền Hải Phòng như nhiều vụ việc đã xẩy ra trước đây mà Thủ tướng không có dịp chỉ đạo xử lý trực tiếp.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      BRAVO :-) !

      Mổ xẻ có hệ thống vấn nạn DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ thời CS mới cầm quyền ở miền Bắc và sau này trong cả nước.

      Vụ Thái Bình cần được nêu rõ hơn nữa ở đây !
      Ta cần cảnh giác, CS đã cố xử chìm xuồng vụ Thái Bình,
      và hiện nay cũng muốn ếm nhẹm vụ Tiên Lãng đừng cho nổ to !

      Vụ Thái Bình đã lâu nên mọi người quên nhiều chi tiết và diễn tiến !

      Thân ái,
      Lão Ngoan Đồng

  9. butcun says:

    Vụ Đầm Vương mấy quan cướp cạn Vẹm từ Trung Ương đến điạ phương,quân đội công an,chó nghiệp vụ và bọn đầu trộm đuôi cướp,đảng thổ tả CSVN trở thành “Sát thủ đầu mưng mũ”.Ông đại tá Công Ăn Đổ hữu Ca “Hữu Ca ăn Caca”.Phó Chủ Tịch Hải Phòng “Trung Thoại loại súc vật”
    Anh em nhà họ Đoàn trở thành anh hùng thực sự cuả dân oan,cuả nhân dân cùng khổ bị đám quan đỏ cướp đất đai,mồ hôi,nước mắt và xương máu.”Đoàn Vươn thật kiên cường”
    Tất cả mọi người công dân VN hãy đứng lên theo gương anh em nhà họ ĐOÀN lật đổ bạo quyền VC gian tham,bán nước.Nguyễn Tấn Dũng đang cấu kết với bọn quan tham địa phương để bán đất bán biển cho quan thầy Chệt.
    Cách mạng HOA CẢI đang nở rộ ở Đầm Vươn ,Tiên Lảng Hải Phòng

    • vungu says:

      Chết..chết toàn là nhửng quan có..chức.. ,yêu cầu ” butcun ” phải tránh xa kẻo ngộp thở mùi …?!!! .

    • Ngũ Kông Kông says:

      HOAN HÔ KÁCH MẠNG HOA CẢI.
      KÁCH MẠNG HOA CẢI MUÔN NĂM

  10. vungu says:

    Ông dám đóc (giám đốc ) nói đúng..đúng.. diển tập quá hay ! từ Hải phòng thẳng ra Hoàng Sa Trường Sa sớm muộn gì ..NGÀI dám đóc sẻ xua : quan,quân biên phòng , dân phòng,nhân dân tự phát đánh thẳng ra HS,TS tiến chiếm lấy lại cho xem kì.. (kỳ) công chỉ huy của NGÀI.

Leave a Reply to Trung Kiên