WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ

GS. TS. Trương Nguyện Thành. Ảnh: Xaluan.com

Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.

Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.

Tiến sĩ Thành chia sẻ:

“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”

Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.

Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:

“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”

19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.

Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?

Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”

Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:

“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:

“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”

Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:

“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”

Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.

Nguồn: VOA

 

22 Phản hồi cho “Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ”

  1. Đỗ Chí Việt says:

    Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
    Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

    “Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

    Vì điều kiện môi trường mà cây quít trồng ở Giang Nam thì cho quả chua, trồng ở Giang Đông thì cho quả ngọt. Không khó để tìm ra sự khác biệt giữa môi trường (giáo dục nói riêng) ở VN và môi trường ở Âu Mỹ. Cứ ‘học tài thi lý lịch’ thì cây nào cũng cho ra quả đắng chát.

    Còn cơ hội? Theo ông Trương Nguyện Thành: “Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền….Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Ông Thành “quên” không nói đến một điều quan trọng là background của 2 người. Năm 19 tuổi, ông thi đậu vào trường Bách Khoa rồi sau đó vượt biên còn người bạn kia trước đó phải bỏ ngang việc học trung học vì lý do nào đó thì sao? Qua Mỹ, ông Thành theo học lại rất dễ hơn người bạn kia rất nhiều (chưa kể người bạn kia có thể phải đi làm để có tiền về giúp gia đình, chừng 4, 5 năm là nhuệ khí tiêu tan hết?). Đâu phải ai qua Âu qua Mỹ cũng đều trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học…

  2. Đỗ Chí Việt says:

    Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?

    Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

    “Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

    Vì điều kiện môi trường mà cây quít trồng ở Giang Nam thì cho quả chua, trồng ở Giang Đông thì cho quả ngọt. Không khó để tìm ra sự khác biệt giữa môi trường (giáo dục nói riêng) ở VN và môi trường ở Âu Mỹ làm thay đổi con người như thế nào. Cứ ‘học tài thi lý lịch’ thì cây nào cũng cho ra quả đắng chát.

    Còn cơ hội? Theo ông Trương Nguyện Thành: “Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền.. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Ông Thành “quên” không nói đến một điều quan trọng là background của 2 người khi bắt đầu cuộc sống ở Mỹ. Năm 19 tuổi, ông thi đậu vào trường Bách Khoa rồi sau đó vượt biên còn người bạn kia trước đó phải bỏ ngang việc học trung học vì lý do nào đó thì sao? Qua Mỹ, ông Thành theo học lại rất dễ hơn người bạn kia rất nhiều (chưa kể người bạn kia có thể phải đi làm để có tiền về giúp gia đình, chừng 4, 5 năm là nhuệ khí tiêu tan hết?). Đâu phải ai qua Âu qua Mỹ cũng đều trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học…

  3. Phan BA says:

    Những việc làm như những người này là con dao 2 lưỡi.

    Nếu ông dạy cho sinh viên cả trí dục lẫn đức dục; cho chúng biết lẽ phải, đào tạo chúng thành một người tốt, giúp ích cho xã hội cho đất nước; dám nói lên tiếng nói của lương tâm, đuổi lũ ngu dốt tham lam đi, thì ông làm một việc tốt.

    Còn nếu ông dạy cho chúng nghề, ra nước ngòai kiếm cơm, gởi tiền về nuôi lũ người ngu đần, gian xảo; hoặc ông dạy dỗ cho đám con cháu của chúng, để rồi lũ này tiếp tục ngồi trên đầu dân Việt, thì ông là một người ngu dại.

  4. Đạo Nhân says:

    Trân trọng cảm ơn BBT Đàn Chim Việt đã đăng bài viết rất có giá trị về một trí thức khoa bảng Mỹ gốc Việt thứ thiệt 100% vàng ròng 24.Một nhà khoa học tài danh tại Mỹ có tâm đức nhiều khiêm tốn.Đây là một tấm gương sáng ngời cho tuổi trẻ Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy tự hào và nên học tập noi theo GSTS Trương Nguyên Thành.Riêng cá nhân người viết xin được bầy tỏ lòng ngưỡng mộ & khâm phục,qua việc làm rất thiết thực của GSTS ,đã giúp đỡ những sinh viên VN giỏi thật sự,nhưng không có cơ hội & môi trường phát triển trí tuệ tài năng, qua sự bảo trợ du học sang HK đào tạo cho việc chung lớn đầy ý nghĩa …Rất hy vọng sự tài danh cùng tâm đức khiêm nhường của GSTS sẽ không bị đồng dạng như kiểu GS NBC người đoạt giải Fields với 15 ngàn dollas Mỹ .Trẻ người thường hay non dạ trong phát ngôn,thiếu sự khiêm tốn gây taii tiếng, chưa tương xứng với tài học đỉnh cao.Không biết tài học của riêng GS NBC sẽ mang lại lợi ích gì cho xứ sở và người trong nước,nhưng tiền đóng thuế từ dân nghèo đã được ĐCSVN đại diện chi cho GS NBC một số tiền quá khủng khiếp..Ngôi nhà sang trọng có giá 1/2 triệu đô + 30 triệu đô Mỹ cho viện toán được toàn quyền quyết định.Ngược lại việc GSTS TNT đã tự bỏ tiền của chính mình để bảo trợ giúp đỡ cho sinh viên giỏi tại VN qua HK đào tạo.Hai nhân tài Việt làm hai công việc cùng mục đích (hy vọng đúng) ,nhưng theo cảm nhận cá nhân, đều có một sự khác biệt vô cùng to lớn nếu không muốn nói là một nghich lý từ A-Z.Khởi đầu đã là một sự khác nhau không thể so sánh nhưng cả hai nhân tài Việt đều đã có chung một điểm son vĩ đại,đó là sự trưởng thành và thành công vượt bực không cần sự giáo dục và lãnh đạo của ĐCSVN.

  5. Dân Đen says:

    Chưa thấy ở đâu thối như cái xứ lừa thời cọng sản này.

    Trí thức, khoa học gia thì phải có gốc XHCN miền bắc thì mới đang tung hô công trạng, bốc lên tới trời. Còn lại thì đứa nào có giỏi, muốn vác tù và, làm được gì hay chăng thì mặc kệ chúng nó.

    Văn nghệ sĩ thì cũng phải có gốc bắc, gốc đảng thì mới là văn nghệ sĩ ‘nhân dân’, còn lại giỏi lắm là nghệ sĩ yêu tí ‘nhăn răng’. Nghệ sĩ ‘nhân dân’ lấy tiền bạc tỉ của nhân dân để làm phim thì chả có nhân dân nào thèm xem. Nghệ sĩ không phải ‘nhân dân’ làm phim ‘thi trường’ thì quá ‘hoành tráng’, hấp dẫn, bà con nhân dân cả nước kéo nhau xem hà rầm. Trước sự thật éo le này, các nhà phê bìn nghệ thực ‘nhân dân’ câm tịt mồm như hến.

    Ca sĩ phải là miền bắc XHCN mới gọi là có học bài bản, mới được ca tụng là di va di vo, sang trọng, mặc dù hát như réo, như tru, giọng gốc mít mà bày đặt bắt chước phong cách ‘Chat with Mozart’, nghe như hạch. Các loại ca sĩ khác hát cho bà con mấy mươi triệu nghe hoài không chán thì cho rằng chẳng qua là hát theo kiểu ‘thị trường’, nuông chiều quá đáng ‘thị hiếu quần chúng’. mặc dù đếch có biết tường tận là ‘thị trường’ thì có gì xấu tốt ở khía cạnh nghệ thuật.

    Vận động viên thì cũng phải gốc bắc thì mới là vận động viên tiu bỉu, được đảng, nhà nước iu ái, nuông chìu, bảo bọc từ trứng nước. Những đứa khác có giỏi ngất trời thì cứ ráng chơi ráng chịu, về mà bảo cha mẹ tự lo cho sự nghiệp, chừng nào đạt thành tích quá giỏi, không thể phủ nhận, thì đảng, nhà nước sẽ cấp cho cái giấy khen.

    Thủ đô HN ngàn năm vật vã thì phải to, rộng nhất, cái gì cũng phải iu tiên nhất nước, mặc dù chả làm được cái shit gì cho ra hồn, chỉ có đám sâu ăn hại lúc nhúc, đông đúc nhất cả nước.

    Bấy lâu nay cứ tưởng mình có thành kiến đối với đám cọng XHCN miền bắc. Nay thì đọc bài về anh chàng Trương này, tự nhiên bức xúc quá, viết ra một mạch những suy tư rấm rức trong lòng.

    Thế mới biết là mình đúng, không hề thành kiến chút nào !

    • jason t. says:

      Ong NBC là học sinh xhcn miền Bắc,là học sinh xuất sắc về toán,được XHCBVN cho đi học cao cấp hơn ở Pháp (vì vn không hay chưa có) do đó khi đạt được thành quảcao qua giải thưởng toán học được cả thế giới biết đến (như giải nobel)thì VC vinh danh NBC ,tặng nhà tặng tiền để nghiên cứu và đầu tư cho ngành kh Toán, và đó là chuyện bình thường ,như trước đây vinh danh đăngtháisơn,cho tiền cấp nhà và tha cho người cha anh đang bị quản chế vì dính vào vụ án nvgp…Vì họ là ngườimiền Bắc nên khi được vinh danh vì thành quả dạt được của họ thì cho là KỲ THỊ hay sao ?
      Thử nghỉ làm sao vinh danh các cá nhân trốn chạy vnxhcn vì kinh tế được ăn học trong nhửng nứớc có nhều cơ hội nay trở về làmthân khuyển mả cho tụi CSnhư gs tnt hay nhiều người khác. GS PMHoàng ở Pháp về củng vậy,nhưng được nổi nang vì viết vài bài về thực trang vn,cham nọc các anh lớn của đảng ,nên bị tù và người ta mới biết đến.(củng là điều mà 3 nhà trí thứcCStrốn chạy khỏi đất nước,muốn nbc củng phải như vậy nghỉa là chống lại cái nhà nước này. Theo thiển ý,thì cái “muốn”này thật vô duyên.Sao các ông không làm đi ?Ngay cả từ bỏ CS củng không dứt khoát,không dám từ bỏ cờ đỏ để đứng hẳn vào chiến tuyến của ngườiquốc gia;hay ít nhất củng như ntiếntrung,vè đối kháng trực diện như bao nhà đối kháng ở trong nướcCòn thua DươngthuHương,tuyên bố thẳng thừng là chị chỉ chống bọn cầm quyền bây giờ chớ không chống chủ nghỉa CS,không chống Bác Hò và không bao giờ theo quốc gia,(tay sai đế quốc Mỷ.)
      Trí thức ngoài này thì nhiều kẻ chạy theo cs vì tiền tài và vì muốn nổi tiếng ( dù nổi tiếng vì bị chưởi),chẳng ai dám dấn thân.Còn trí thứctrong nước thì đả thoả hiệp với bọn CS,dẹp biểu tình chống TQ ở Hànôi (13 lần) và hậu quả là sau đó ai đi biểu tình đều bị bắt (như chị Hẳng và nhiều người nửa).
      Còn GS tnthành có dem tiền thưởng về giúp lâp trường ĐH để giúp sv vn và giúp họ qua Mỷ thì củng có sự đồng ý của Vc (Khong biết rỏ có đem tiền về giúp VC hay đầu tư với chính phủ VC để vừa kiếm lời,vừa lấy tiếng/như vị g/s anh văn(quên tên) về mở trường có VC đầu tư,được nhiều ưu đải,nhưng cuối cùng bỏ của chạy lấy người. …
      Hảy nhìn ởmột khiá cạnh thực tiển hơn và có công tâm hơn ,rông lương hơn đối với gs nbc. So với ông tnthành,thì giửa một người của XHCN và một người từ bỏ chủ nghỉa xh ra đi ,nhất là về kinh tế,thì khi thành đạt,cùng về phục vụ dưới trướng của cs,ai la người đáng NÓI tới hơn ?

  6. tuan ngoc says:

    Giáo sư Trương Nguyện Thành (một cậu bé bán thuốc lá thời Việt Cộng phải vượt biển tìm tự do nơi đất người) về VN giúp nước dùng tiền thưởng do công lao nghiên cứu của chính mình .
    Trong khi đó thì Giáo Sư Ngô Bảo châu (cháu ngoan Bác Hồ) đoạt giải Fields và cũng về VN nhận thêm 500,000 dollar từ của bọn Mafia Việt Cộng (ăn cướp từ tiền thuế dân lành, tiền của dân oan), nhận quà từ chúa đảo Tuần Châu để mang danh là giúp đở vực dậy nền Toán học VN .
    Ôi hai thái cực trong hoàn cảnh thời Cộng Sản .

  7. jason t. says:

    Qua bài viết,Ông Trưong nguyênthành,nhà ngheò,phải lam lủkiếm sống nhưng củng cố găng học, Thấy con mình học được,người cha khuyến khích vượt biên vì kinh tế ờ vn khó sống . Ong qua Mỷ ,chịu cực khổ cố gắng học để có thành qủa như ngày hôm nay,trong lúc bạn ông lao vào kiếm tiền và có vật chất khá hơn ông.(trong 3,000,000 người qua Mỷ,bao nhiêu người có thành quả như Ông Thành ?)
    Ông NBC là một học sinh xuất sắc về toán học ,có thể nói là thiên tài,nhưng củng lao động bằng trí óc,làm việc miêt mài chăm chỉ,và được chính nhà nước XHCN cho chính thức du học tai Pháp.Củng như Ông Thành,Ông củng bỏ hết tâm tư,lao đông trí óc cật lực để có ngày hôm nay,lảnh giải toán học làm rạng danh người VN ..
    Và ông củng chọn nước Mỷ để có cơ hội thi thố tài năngmà không chọn nước Pháp là nước đào tạo ra Ông (vì không đủ lực) hay phục vụ tại VN (vì VN/KH còn yếu kém,gần như số không ). Nhưng là con người tài năng đi ra từ XHCN và coi như làm rạng danh cho đất nước (như Đặng Thái Sơn trước đây) chính phủ VN vinh danh ,mời anh về phát triển ngành KH cho nước nhà,ban thưởng bằng hiện kim,và quí trọng cha mẹ anh ( như đả làm với ĐTSơn)
    Đó là cái khác nhau giửa hai nhà trí thức.
    Nhưng điểm gióng nhau của họ là cùng về PHỤC VU CHO NƯỚC VNCS’
    Ông TNThành củng phát triển trường ĐH ở VN,chọn và đào luyện cho học sinh VN qua Mỷ học. Không được tăng tiền và tặng nhà như với NBC,vì Ông là người đi TN (TNCS hay kinh tế gì củng tỵ nạn)nhưng chắc chắn có nhiểu ưu ái..(đọc tnthành mới biết có một người trí thức như vậy.đang phục vụ cho VNCS)
    Vậy Ông NBC ,quốc tịch Mỷ,dạy ĐH Mỷ như Ông Thành và về VN dạyhọc,và làm việc (phát triển trường ĐạHọc đào tạo nhân tài cho VN) thì tại sao lại phê phán Ông NBC và đòi hỏi nơi Ông phải phản biên,đàn hặc chính phủ VN,phải đửng về dạy tại VN,đừng dính líu tới VN và phải viết tố cáo VN ?
    Sosánh 2 nhà trí thức /và nhiều người khác/ thì thấy NBC tuy nhận sự giúp đở của CS,nhận ưu đải từ nước mình từ đó ra đi và có thành qủa như hôm nay củng không đáng để CĐ mạng bỉ thử ( 3 bài viết chính “đàn hặc” NBC là của 3 ông cán bộ CS trốn chạy ra nước ngoài) Kẻ vượt biên,đạt danh hiệu trí thức ,nay trở về làm tay sai cho chúng,cúi đầu nhận miếng đỉnh chung mặc dân không có may mắn vướt biển như mình sống cực khổ oan nghiệt tại qu6 nhà,(như mình ngày xưa,lúc chưa vượt biên vì kinh tế,để có cơ hội bằng vàng trở mình thành đại trí thức như ngày nay)’
    Và đây củng là điều mà nhửng kẻ trí thức,nhận ân huệ của Mỷ,ké theo VNCH,nay đang làm tay sai cho VC như NHL,NKTA và một số đông khác nên tự xấu hỏ và nên về VN sinh sống (trần trường không bàng các trí thức này,nhưng ít nhất anh củng về VN sinh sống….)

    • Dao Cong Khai says:

      Tôi hoàn toàn đồng ý với you. Tôi không biết mấy ông cán bộ VC kia về VN giúp cho VC những gì và giúp cho người dân những gì. Tuy nhiên việc mấy ông cán bộ đó và ông Thành học xong về nước mà giúp đỡ những người nghèo bên VN có cơ hội thì là điều tốt.

      Thế nhưng, you về đó làm gì thì làm, cũng phải mang tiền ra nuôi VC trước tiên. Tôi vẫn đặt dấu hỏi vì sao ông Thành mở được một cái Viện Khoa Học Công Nghệ tính toán ở VN? Cái viện đó của ông Thành làm chủ hay của Chính Quyền VC mở và ông Thành chỉ mang tiền về giúp tụi nó thôi? Viện đó có giúp gì được cho dân nghèo VN hay chỉ toàn giúp cho con cháu của VC trong đó?

      Đâu phải khơi khơi mà VC nó cho ông ta có thể mở một cở sở khoa học hay từ thiện ở VN. Chúng ta đừng bị lạc hướng bởi cách viết tránh né của tác giả. Tôi nghĩ ông Thành chẳng có quyền gì trong cái Viện Khoa Học mà tác giả đề cập vào đó cả, ông ta chỉ là một thứ mạnh thường quân mang tiền về giúp cho bọn VC xây dựng và góp ý cho chúng điều hành cái cơ sở đó.

      Việc ông Thành, cũng như những VK khác về VN đầu tư hay làm việc từ thiện, họ có làm tay sai cho VC hay không thì chính họ biết rõ họ nhất. Tôi nghĩ tác giả cũng chẳng biết rõ về ông Thành. Cá nhân tôi thì tôi hiểu rằng muốn làm gì hay giúp đỡ ai ở VN thì trước hết phải nuôi VC trước đã. Mỗi lần gửi tiền đô la về giúp thân nhân ở VN chính là mình đã nuôi VC đó. Trước mắt là phải nộp thuế cho VC ít nhất là 1%, vì chi phí gửi tiền là 2 hoặc 3% thì tụi dịch vụ nó phải nộp cho chính quyền VC ít nhất 1%, còn 1% nó bỏ công ra giao cho khách hàng. Nhưng mà mấy dịch vụ chuyển tiền về VN đó dù sao cũng toàn là của cán bộ VC hạng gộc. Quan trọng là toàn bộ tiền đô la đó cuối cùng cũng chạy vào túi cán bộ VC hoặc ở trong nước hoặc ở ngay trên đất Mỹ. Tiền đô la chạy về VN thì bà con mình cũng phải mang ra xài trong nước và nó chạy vào mấy cái ngân hàng VC bên đó, hoặc nó chưa kịp chạy về VN thì nó đã chạy vào túi cán bộ VC hoặc con cái tụi nó gửi sang đây du học hoặc du lịch để ăn xài bên Mỹ này; và ở bên kia cán bộ tụi nó đưa tiền VN tới đổi hoặc giao cho thân nhân mình ở VN. Cuối cùng thân nhân mình bên VN cũng cầm 1 xấp giấy nộm in hình HCM, và từ từ nó cũng chạy hết vào túi cán bộ VC.

Leave a Reply to Dân Đen