WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Miến Điện khẳng định: Đổi mới để tránh đổ máu như Mùa Xuân Ả Rập

Miến Điện đã “thành thực” lựa chọn dân chủ hóa, cho phép tiến hành các thay đổi “hài hòa:, chứ không phải trong đổ máu như đã xẩy ra trong các cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập hoặc tại Irak hay Afghanistan. Đó là quan điểm của chính quyền Miến Điện, được thể hiện rõ ràng trên nhật báo chính thức New Light of Myanmar.

Trong một bài bình luận số ra ngày hôm nay, 09/02/2012, tờ báo cho rằng những ví dụ tại Irak, Afghanistan cho thấy “những sai lầm chiến lược” của những kẻ chỉ biết “chuẩn bị va-li và nói tạm biệt” với các nước bị tàn phá, đổ nát trong đống tro tàn, bỏ mặc dân chúng “khóc than và đau khổ”. Và các cuộc cách mạng trong thế giới Ả Rập thực sự cũng không khác biệt gì với tình hình ở các nước nói trên.

Do vậy, tờ báo đối ngoại của chính quyền Naypyidaw khẳng định: Điều này sẽ không xẩy ra tại Miến Điện và Miến Điện sẽ tiến hành những thay đổi “hài hòa”.

Tổng thống Miến Điện Thein Sein khẳng định dân chủ là con đường duy nhất

Vào tháng Ba năm ngoái, chính quyền độc tài quân sự đã tự giải tán và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ “dân sự”, với các thành viên chủ chốt là các cựu tướng lãnh.

Điều gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế là nhóm lãnh đạo mới này lại liên tiếp tiến hành nhiều cải tổ “ngoạn mục”, cho phép lực lượng đối lập chính là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được đăng ký hoạt động trở lại và lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, lần đầu tiên, được quyền ra tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung vào đầu tháng Tư tới.

Giới quan sát cho rằng cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập có thể so sánh với sự sụp đổ của Liên Xô cũ. Ảnh hưởng của phong trào này lan tỏa ra nhiều nơi. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định là cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập tác động đến tình hình tại ít nhất là 26 quốc gia trên bản đồ chính trị thế giới. Một số thay đổi tích cực đã được ghi nhận ở 12 quốc gia, trong số này có Cuba và Miến Điện.

Theo báo New Light of Myanmar, “lòng quyết tâm thực sự của chính phủ cũ đã giúp đất nước tiến lên trên con đường dân chủ một cách ổn định và hòa bình của chính phủ mới là rõ ràng”. Nhật báo nhận định, Miến Điện “là một nền dân chủ không trải qua những khổ đau ” như các nước Ả Rập, với bằng chứng là chính phủ mới đã tiến hành các cuộc đối thoại hòa bình với nhiều tổ chức nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số.

Năm 2003, tướng Khin Nyunt, Thủ tướng trong chính quyền độc tài quân sự dưới sự lãnh đạo của Thống soái Than Shwe, đã đưa ra một lộ trình xây dựng “một nền dân chủ có kỷ luật ” với 7 giai đoạn.

Bỏ ngoài tai những chỉ trích của phương Tây, chính quyền độc tài quân sự đã thực hiện từng giai đoạn nói trên và vào tháng 11 năm 2010, thực hiện giai đoạn 5, tức là tổ chức tổng tuyển cử, cho dù cuộc bỏ phiếu này bị phương Tây coi là “trò hề”, vì Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bị giải tán và bà Aung San Suu Kyi vẫn bị quản thúc tại gia vào thời điểm đó.

Rồi đến đầu năm 2011, giai đoạn 6 được thực hiện với việc triệu tập Quốc hội mới.

Giai đoạn cuối trong “lộ trình” cải cách chính trị Miến Điện là “xây dựng một Nhà nước hiện đại, phát triển và dân chủ”, được lãnh đạo bởi những người do các tổ chức lập pháp bầu ra. Các tổ chức này cũng sẽ thành lập chính phủ và các tổ chức trung ương khác.

Để gạt bỏ những nghi ngờ về thực tâm cải cách của chế độ Miến Điện, các nước phương Tây một mặt xem xét từng bước giảm nhẹ cấm vận, mặt khác, sẵn sàng hỗ trợ chính quyền Naypyidaw trên con đường dân chủ hóa. Vừa qua, Hoa Kỳ thông báo thực hiện quy trình trao đổi đại sứ với Miến Điện. Trong tháng Tư, Liên Hiệp Châu Âu sẽ khai trương văn phòng đại diện. Một Ủy viên châu Âu sẽ công du Miến Điện từ 12 đến 14 tháng Hai để thảo luận việc trợ giúp nước này 150 triệu euro.

Nguồn: RFI

 

9 Phản hồi cho “Miến Điện khẳng định: Đổi mới để tránh đổ máu như Mùa Xuân Ả Rập”

  1. T & T. says:

    Đất nước Việt Nam chính là xương máu của tiền nhân Tổ Tiên Ta từ hơn 4.000 năm xưa để lại, cho cháu con ngày nay một Tiền đồ Tổ Quốc bằng những chiến thắng vẽ vang chống giặc Tàu phương Bắc, một giãi gian sơn gấm vóc trãi dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Di sản nầy là của toàn Dân tộc VN hơn 85 triệu người, không phải riêng của Đảng Cọng Sản. Vì vậy chỉ có Nhân Dân mới có quyền quyết định vận mệnh của mình.

  2. tuan ngoc says:

    Nguyễn Tấn Dũng từng dạy khôn cho Miến Điện là phải sinh hoạt dân chủ .
    Nay tên thủ tướng Tấn Dũng với trò miệng lưỡi trơ tráo này nên “khôn hồn ” tìm học Tổng thống Miến Điện mà cải tổ Việt nam tận gốc rể , thiết lập dân chủ, bài trừ tham nhũng, thả người bất đồng chánh kiến .
    Nếu không thì dân chúng sẽ khó tha cho Tấn Dũng cùng 3 người con của Tấn dũng đang bò lên đỉnh quyền lực rồi cuối cùng phải tìm ống cống trốn chạy như tên độc tài ngu xuẩn Gadaffi .
    Bài học Lích sử thường hay lập lại .

  3. Bần-Nông says:

    Xin đề nghị “14 ông vua tập thể” sang Miến Điện giặt váy cho bà Aung San Suu Kyi để học cái khôn của người, ngỏ hầu cho dân Việt bớt khổ.

  4. Trung Kiên says:

    Miến Điện khẳng định: Đổi mới để tránh đổ máu như Mùa Xuân Ả Rập” là một quyết định rất khôn ngoan và sáng suốt…

    Những người lãnh đạo hiện nay của Miến Điện rồi đây cũng sẽ tìm được chỗ đứng trong lòng dân tộc của họ, cho dù thời gian dài vừa qua họ đã độc tài, lầm lỗi!

  5. Tíến trình dân chủ hóa đất nước thực sự ở Việt Nam nên từng bước đi theo mô hình của Mến Điện, dưới sự kểm soát của LHQ và cộng đồng Quốc Tế ,trong đó chính phủ cầm quyền hiện thời phải thực sự có thiện trí và nỗ lực thực tâm vì dân vì nước,từ bỏ lòng tham và lợi ích cá nhân ; “Tất Cả vì một Việt Nam tự do” ,có như vậy mới thực hiện được công bằng xã hội và để mọi người có cơ hội chung tay xây dựng đất nước ta sánh vai cùng bạn bè trong khu vực và hòa nhập vào con đường văn minh của nhân loại,
    Thời đại bùng nổ thông tin ,cánh cửa của sự thật đã mở rộng thênh thang trên sa lộ ,các cá nhân và chính đảng độc tài lừa dối không còn đất dung thân ,chính nghĩa và sự thật của lương chi con người sẽ là người chiến thắng !
    Tín hiệu cho chúng ta thấy sự hấp hối căn bệnh độc tài tòan trị đã đế lúc phải khai tử ,chủ nghĩa độc tài CS phải tự sát khộng còn lý do gì tồn tại là điều tất yếu của lịch sử .
    Ngày 10-02-2012
    Việt Nam (Âu Lạc)

  6. DÂN VIỆT says:

    Cách nay ít hôm, trên chương trình thời sự của VTV, tôi có thấy tin của Ban sọan thảo sửa đổi HP có nói “lộ trình tiến đến dân chủ ở VN được hoạch định khoảng vài chục năm mới hoàn tất” Theo bà Doan thì “VN ta đã dân chủ vạn lần các nước tư bản” còn lộ trình cái gì nữa. Đề nghị BBTcho khai thác đề tài này.

  7. Tạ Tốn" says:

    Nếu tổng thống Miến Điện thật sự quyết tâm thực hiện , cải tổ dân chủ cho đất nước mình thì đó là một cái phước cho dân Miến , tránh bất ổn và kinh tế sẽ phát triển nhanh chống . Đấy là người lảnh đạo khôn ngoan . TT Dũng (VN) nên nhìn Miền Điện mà học hỏi , đùng làm thầy đời dạy không người ta .
    Xấu hổ lắm .

  8. thanh long says:

    Tổng thống Miến Điện là một người lãnh đạo rất sáng suốt, biết nắm bắt tình thế, quy luật của nhân loại.
    Ước gì tôi được làm người dân Miến Điện!!!

  9. Trần Hữu Cách says:

    Không thấy có “trí thức” Miến Điện nào nói là “dân chủ chưa thích hợp với người dân Miến Điện”!

    Rất tiếc, ở Việt Nam vẫn còn nhiều người nói như vậy.

Phản hồi