WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm 1973, miền Nam mạnh hơn miền Bắc

Cổ thành Quảng Trị, 1972

Tổng   thống Nixon nói (No More Vietnams trang 170) sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973 miền Nam mạnh hơn miền Bắc về mặt quân sự. Đầu năm 1973, sau khi Hoa Kỳ rút quân về nước, VNCH rất mạnh về quân sự. Cuộc oanh tạc của Mỹ chấm dứt cùng với  ngưng bắn. CSBV vẫn còn đóng ở một số nơi họ chiếm được trong cuộc tấn công 1972 khiến cho việc phòng thủ của miền Nam thêm phức tạp tuy nhiên tại đó lực lượng của họ rất yếu sau khi bị thảm bại, BV không lợi dụng được cơ hội.

Cũng theo ông, tháng giêng 1973 cán quân quân sự thuận lợi cho miền Nam: trên 450 ngàn quân chính qui trong đó một nửa là tác chiến, một nửa là yểm trợ, Không quân có 54 ngàn người,  Hải quân 42 ngàn người, Địa phương quân 325 ngàn người, Nghĩa quân 200 ngàn. Bắc việt có vào khoảng từ 500 cho tới 600 ngàn quân trong đó 290 ngàn đóng ở miền Bắc, 70 ngàn ở Lào, 25 ngàn ở Miên, chỉ vào khoảng 148 ngàn ở miền Nam Việt Nam.

Hoa kỳ đã làm nghiêng cán cân về phía VNCH bằng sự cung cấp ồ ạt cuối năm 1972 qua hai chiến dịch lấy  mật danh  là Enhance (Gia tăng ) và Enhance Plus (Gia tăng Cộng) để thay thế những vũ khí, quân cụ bị mất hoặc sử dụng trong trận mùa hè đỏ lửa 1972, cũng là để cải tiến khả năng  tác chiến của miền Nam trước khi Hiệp định ngưng bắn chỉ giới hạn cho viện trợ trên căn bản một đổi một. Những hàng quân sự trao cho miền Nam gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286 chiếc trực thăng UH-1, 23 chiếc trực thăng không vận CH-47, 22  chiếc trực thăng vũ trang AC-119K, 28 chiếc máy bay chiến đấu A-1, 32 máy bay vận tải C-130A, 90 oanh tạc cơ loại nhẹ A-37, 118 phản lực cơ chiến đấu F-5A và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47. Bắc việt cũng vội chuyên chở vũ khí cho quân đội của họ ở miền Nam nhưng với số lượng thua xa Mỹ (Sách đã dẫn trang 170-171)

Quân đội VNCH chiếm ưu thế trên khắp các mặt trận, BV bị thiệt hại rất nặng trong trận thảm bại 1972. Phía dưới khu phi quân sự, dọc theo mặt trận phía Bắc VNCH, quân đội BV bị cầm chân cố bám vào những mảnh đất đã chiếm được, nhiều sư đoàn chỉ còn 50% lực lượng, khu vực quanh Sài gòn nhiều đơn vị quân đội BV chỉ còn dưới 30% lực lượng không đủ đe dọa Nam VN, tình huống của Hà Nội thê thảm, theo TT Nixon họ mất 190 ngàn quân năm 1972.

VNCH kiểm soát các khu vực sầm uất thịnh vượng, các đường giao thông, khu đông dân cư, kiểm soát 80% đất đai và 87% dân số, Hà Nội nói cho các lực lượng của họ ở miền Nam biết phải chờ ít nhất từ 3 cho tới 5 năm sau mới thực hiện được tổng tấn công: Một Tướng lãnh CSBV viết.

“Quân đội ta kiệt lực, các đơn vị tan rã. Chúng ta vẫn chưa bù đắp nổi chỗ thiếu hụt. Chúng ta thiếu nhân lực cũng như lương thực và đạn dược, rất khó đương đầu với địch”.

(No More Vietnams, p. 171)

Nói chung tinh thần và hiệu quả chiến đấu của BV rất thấp.

Con số thiệt hại 190 ngàn của BV năm 1972 do TT Nixon đưa ra như trên quá cao so với những ước lượng khác. Cuộc tổng tấn công 1972 thường gọi là trận mùa hè đỏ lửa bắt đầu cuối tháng 3 và chấm dứt cuối tháng 9 khi quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị gồm ba mặt trận chính : Quảng Trị, Kontum, An Lộc.

“Tính đến cuối tháng 9-1972, sự thiệt hại nhân mạng của  quân đội CSBV được ước lượng vào khoảng 100  ngàn  người, phía VNCH khoảng phân nửa số thiệt hại của CS. Tướng D. Kinnard đưa ra một con số khiêm nhường hơn là khoảng từ 50 tới 70 ngàn binh sĩ CS đã bị thương vong cùng với khoảng 700 chiến xa bị phá hủy. Về phía VNCH , ông ước lượng có khoảng 30 ngàn binh sĩ bị tử trận”

Nguyễn đức Phương- Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587.

Trong trận này Hà Nội dốc toàn lực vào để tạo thế mạnh tại bàn hội nghị  hoặc giải phóng miền Nam lợi dụng khi Mỹ đã rút gần hết chỉ còn chưa tới 10%. Họ đưa vào tổng cộng khoảng hơn  mười sư đoàn gồm 6 sư đoàn tại chiến trường Quảng Trị, hai sư đoàn tại Kontum và ba sư đoàn tại Bình Long, An Lộc. Tổng cộng khoảng 130 ngàn người, trong khi trận đánh diễn ra họ bổ sung thêm 50 ngàn người.

Hoa Kỳ  bắt đầu tăng cường yểm trợ cho VN tại Quảng Trị, hai hàng không mẫu hạm Constellation và Kitty Hawk được tăng cường tại Nam Hải cùng với hai hàng không đã có sẵn từ trước Corral Sea và Hancock. Ngày 5-4 chỉ có 5 tuần dương hạm Mỹ tại Cửa Việt nhưng đến ngày 17-4 đã lên tới 20 khu trục và tuần dương hạm yểm trợ hải pháo tại đây, tổng số phi cơ B-52 tại Guam và Thái lan được gia tăng lên tới 138 chiếc.

Trong ngày đầu yểm trợ của Đệ Thất hạm đội chỉ có 2 khu trục hạm, khi cuộc tấn công bắt đầu, các chiến hạm được điều động vào yểm trợ cho Sư đoàn 3. Cùng một lúc trong tháng 6 các dàn hải pháo được tăng cường, số chiến hạm đã lên tới 38 khu trục hạm và 3 tuần dương hạm, tuy nhiên Hải pháo không thể bắn xa về hướng Tây. Khi Quân đoàn bắt đầu phản công, số chiến hạm ứng chiến từ 8 lên tới 41 chiếc mỗi ngày, bắn từ 1,000 đến 7,000 quả mỗi ngày. Hoả lực VNCH và Hoa kỳ rất đầy đủ suốt thời gian CSBV tấn công. Nhờ thành lập Trung tâm phối hợp hoả lực, Quân đoàn đã sử dụng hữu hiệu khả năng yểm trợ của các nguồn hoả lực VNCH và Mỹ.

Theo Nixon BV tiến nhanh là nhờ có tiếp liệu, ông cho lệnh phong tỏa Hải Phòng tại đây hàng năm nhận 2,1 triệu tấn vật liệu cho BV gồm hơn 85% hàng quân sự và 100% xăng dầu, kết quả là cuộc tấn công của BV bị khựng lại ngay.

Tháng 9 năm 1972, khi đại quân ta tiến chiếm lại Cổ thành Quảng Trị, BV đã đưa ra tới 6 sư đoàn hòng bao vây tiêu diệt hai sư đoàn tổng trừ bị thiện chiến nhất của VNCH. Những đạo quân tập trung đông đảo của CSBV trở thành miếng mồi cho hoả lực pháo binh, không quânVNCH và nhất là pháo đài bay B-52. CSBV đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng cứ lấy số đông là đè bẹp được đối phương, ta cũng thấy nếu không có B-52 trải thảm, các đại đơn vị VNCH có thể đã bị các lực lượng đông đảo của Cộng quân bao vây tràn ngập. Theo Nixon tháng 11-1972 chiến hạm Mỹ đã bắn 16 ngàn tấn đạn lên các vị trí của Cộng quân gần khu phi quân sự và đã ném 155 ngàn tấn bom xuống BV.

TT Nixon nói (No More Vietnams, p.144, 145) nay Hà Nội  đánh theo chiến tranh qui ước bằng những đơn vị lớn, các sư đoàn, những dẫy xe tăng, hệ thống tiếp liệu trở thành mục tiêu làm mồi cho không quân ta. Ông đã lệnh cho các cấp chỉ huy sử dụng tối đa ưu thế không quân và đã thành công đè bẹp nỗ lực quân sự của BV. So với BV, miền Nam VN bị thiệt hại nhẹ hơn nhiều cả về nhân lực lẫn vũ khí, tiếp liệu nhờ yểm trợ của không lực Việt – Mỹ.

Năm 1972 BV bị thiệt hại trầm trọng về quân sự, nhân mạng cũng như hạ tầng cơ sở qua trận Tổng công kích kể trên và trận oanh tạc Giáng Sinh cuối năm 1972. Trận Giáng sinh đã gây thiệt hại trầm trọng về vật chất hạ tầng cơ sở  của BV. Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons xăng dầu bị phá hủy, 80%  điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160 ngàn tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1-1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30 ngàn tấn, vào khoảng năm lần. Các phi trường , nhà kho, các mục tiêu quân sự, kho hàng quốc phòng, nhà máy điện, nhà ga đã bị không quân Mỹ oanh tạc dữ dội.

Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon vừa buộc CSBV trở lại bàn hội nghị, vừa đánh phá tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc như đã nói ở trên: phi trường, nhà ga, kho hàng, kho tiếp liệu, dàn hỏa tiễn, nhà máy điện, kho săng dầu, cơ sở quân sự… bị oanh kích đánh phá sập tiệm.

“Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt”

No More Vietnams. Trang 158

Nixon đã đánh phá BV tan nát để sau khi Mỹ rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam.

Sau khi ký Hiệp Định Paris, miền Nam mạnh hơn miền Bắc như đã nói trên nhờ

- Bị thiệt hại nhẹ hơn BV rất nhiều trong trận tổng công kích 1972

- Được Mỹ cung cấp nhiều vũ khí, hàng quân sự khi sắp ký Hiệp định ngưng bắn

- BV bị thiệt hại trầm trọng qua các trận oanh tạc của pháo đài bay B-52 từ  tháng 5-1972 cho tới cuối năm 1972, các sư đoàn chính qui bị đánh tan nát trong trận tổng công kích này, tổn thất nhân mạng, vũ khí đạn dược rất nặng nề thêm vào đó trận oanh tạc Giáng sinh 1972 đã phá hủy nhiều hạ tầng cơ sở kinh tế, giao thông quân sự… của  BV tại Hà Hội Hải phòng.

Ngoài ra tác giả Nguyễn đức Phương có nói trong Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập trang 641.

Những trận đánh trong chiến dịch giành dân lấn đất năm 1973 cho thấy chính phủ và quân lực VNCH vẫn đang ở thế mạnh trong khi các lực lượng CS do thiệt hại của cuộc tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972 vẫn chưa đủ sức phục hồi. CS do đó đã chủ trương khai thác mặt trận chính trị đồng thời củng cố lại lực lượng quân sự”.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết miền Bắc muốn đánh chiếm miền Nam nhưng họ không thực hiện được vì còn suy nhược rất nhiều. Họ xây dựng xa lộ Đông trường Sơn song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận VNCH, mục đích chuyển quân dần dần và xin viện trợ quân sự của khối CS quốc tế ngõ hầu phục hồi sức mạnh.

Sau ngày ký Hiệp định Paris nếu miền Nam vượt qua vĩ tuyến 17 đánh ra Bắc bảo đảm sẽ giải phóng xong miền Bắc vì sau 1972 Quân đội nhân dân anh hùng đã bị kiệt sức bởi những trận oanh tạc chí tử  của pháo đài bay B-52, trong  khi Quân đội VNCH đang ở thế mạnh như  đã nói trên. Mặc dù  đủ khả năng xóa bỏ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên bản đồ thế  giới nhưng miền Nam VN không bao giờ được làm như thế, đó chỉ là điều mơ tưởng. Trước hết không bao giờ có sự đồng ý của người Mỹ, phong trào phản chiến sẽ chống đối dữ dội, sự phẫn nộ trên thế giới nhất là tại các nước Tây Phương sẽ thể hiện trong những cuộc xuống đường ầm ĩ.

Dần dần VNCH bị Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện xương tủy từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, cón số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Trong giai đoạn sau Hiệp định Paris, VNCH vẫn phải sử dụng vũ khí đạn dược để chống  trả sự vi phạm của BV, hỏa lực giảm trên 70%  từ tháng 7-1974.

Trong khi ấy CS quốc tế vẫn viện trợ quân sự đều đặn cho Hà Nội theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006 và  đã cho biết:

Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.

Nhờ viện trợ dồi dào của CS quốc tế, miền Bắc đã chuyển bại thành thắng và miền Nam sụp đổ ngày 30-4-1975 vì kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————

Tham Khảo

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985

Larry Berman:  No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001

Walter Isaacson:  Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985

Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

 

 

 

 

46 Phản hồi cho “Năm 1973, miền Nam mạnh hơn miền Bắc”

  1. NgườiHàThành says:

    Tôi đã phải bật khóc khi nghe bài hát này và mơ tưởng một Việt Nam yên bình, không còn cảnh CA, bộ đội cưỡng hiếp người dân.
    Nắng Đẹp Miền Nam

    • DânNamBộ says:

      Tặng bạn NgườiHàThành và những ai yêu thích bài hát: Nắng đẹp Miền Nam

      Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
      Ta cùng chen vai, đem tay góp sức tăng gia, cho người người vui hòa.
      Đường cày hôm qua, nay lên tràn bông lúa mới, ôi duyên dáng đồng ơi.
      Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi mình ngắm nhau cười.
      Kìa đàn chim quê, chim tung bay về đâu,
      mang tin rằng giờ đây, ta sống với bình minh.
      Tiếng ca trong lành, tiếng hát lừng trời xanh
      đẹp biết bao tâm tình.
      Tình là tình nồng thắm, buộc lòng mình vào núi sông, tình mến quê hương
      Ngàn bóng đêm phai rồi, vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời
      Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hoà bình cho Đồng Tháp Cà Mau
      Ta người nông thôn quen sương gió góp gian lao, lo được mùa mong cầu.
      Nhờ tình quân dân, gây bao niềm thương ấm cúng, non sông đón bình minh
      Gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh, rồi sống no lành.
      Đây quê hương
      thân yêu miền Nam
      nắng lên huy hoàng
      đẹp mùa vui sang

      Tôi ước mong rằng đồng bào Việt Nam ta sẽ có ngày được hưởng cuộc sống yên hàn như bài hát ‘Nắng đẹp Miền Nam’ diễn tả!

      Nhưng có lẽ nó sẽ chỉ đến khi Việt Nam có dân chủ tự do, không còn chế độ độc tài đảng trị.

  2. NGÀN KHƠI says:

    THỬ PHÂN TÍCH LẠI ĐIỀU MẠNH, ĐIỀU YẾU CỦA CÁC BÊN TRONG CHIẾN TRANH TẠI VN

    Sau năm 1945 thực sự người Pháp có quay trở lại VN. Lý do Pháp quay lại một phần là lợi ích thực dân, lợi ích của khối kinh tế chung Liên Hiệp Pháp, một phần là ý thức của khuynh hướng chỗng chủ nghĩa cộng sản. Cái yếu và cái mạnh của Pháp chính là ở chỗ đó. Yếu là thua về mặt lý do thực dân, mặt quyền lợi quốc gia riêng, mạnh là sau này trong ý thức hệ chống CNCS được Mỹ tiếp tục hậu thuẫn, ủng hộ. Nhưng Mỹ ủng hộ Pháp cũng khiến Pháp bị hất cẳng khỏi VN, cuối cùng Pháp thảm bại tại ĐBP.
    Việt Minh ban đầu là phong trào du kích chống Pháp của toàn dân VN. Cái yếu là chiến tranh du kích, không phải chiến tranh chính quy, không phải lực lượng chính quy. Nhưng cái mạnh cũng là chiến tranh du kích, vì tại chỗ, cơ động, ít tốn kém, dựa vào chiến tranh nhân dân. Pháp đã không chống lại được khát vọng độc lập tự nhiên của người Việt nói chung là như thế. Sự thất bại cuối cùng hay thế yếu thường xuyên của Pháp cũng chính là như thế. Thế nhưng VM càng ngày càng tỏ ra là phong trào cộng sản quốc tế. Thế yếu và thế mạnh của VM chính là như thế. Vì chính thế mà khiến nhiều người kháng chiến chống Pháp buộc phải quay về thành, đó là một sự thất bại của VM. Nhưng thế mạnh của VM là càng về sau càng được phong trào CS quốc tế hỗ trợ và viện trợ, tức khối Liên Xô, Trung Quốc. Khi CS càng mạnh, chính sách hay chính trị CS càng lộ ra, đó là sự đấu tranh giai cấp kinh hoàng và khủng khiếp trong xã hội VN với bao nhiêu tai hại mà ngày nay cũng chưa tổng kết hết. Đây cũng là chỗ yếu của VM khi tạo nên sự chia rẽ, sự hoang mang, sự thất vọng trong dân tộc trước yêu cầu cách mạng và phát triển, nhằm xây dựng đất nước. Đến đây thì rõ ràng cuộc chiến đã xoay chiều, VN bị chia đôi, chiến tranh Việt Pháp đã chuyển thể thành ra cuộc chiến Việt Mỹ. Có nghĩa yếu tố chính phủ mạnh đầu tiên của miền Nam là Ngô Đình Diệm đã xuất hiện, và chính phủ mạnh cuối cũng của miền Nam là Nguyễn Văn Thiệu cũng đã có mặt. Nhưng đây lại cũng là điểm mạnh và điểm yếu của cả miền Nam lẫn miền Bắc. Đó có nghĩa là chiến tranh leo thang nơi cả hai miền, và sự can dự quốc tế càng rộng rãi, quy mô, mạnh mẽ từ bên ngoài của cả hai khối Mỹ và Cộng sản quốc tế. Kết quả sự tàn phá chủ yếu là toàn thể đất nước và dân tộc VN phải chịu trong suốt hai mươi năm tiếp theo sau đó.
    Thế nhưng phân tích theo cục bộ, cái mạnh và cái yếu của miền Nam vào gần kết cục chiến tranh cũng thật sự đa đoan, phức tạp. Mặt trân dân tộc GPMNVN khi đó rõ ràng là du kích lúc ban đầu, đó là thế yếu, không phải chiến tranh chính quy. Nhưng bù lại càng ngày càng được lực lượng miền Bắc điều khiển, chi viện, đó là thế mạnh của sự viện trợ trong nước và từ nước ngoài của khối đồng minh CSQT. Cuối cùng, không kham nỗi, Mỹ phải cắt viện trợ và buông xuôi miền Nam, đó là thế yếu của miền Nam cho dù thế mạnh của miền Nam là lực lượng chiến tranh chính quy và có sự hỗ trợ nhiều mặt của khối phi CS trên thế giới. Song thế yếu vẫn là tạo cho ý nghĩa chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của miền Bắc như là một động cơ mãnh liệt, lan rộng và mạnh mẽ ở nhiều thành phần và dư luận xã hội. Đấy cái mạnh và cái yếu lúc ban đầu và lúc tàn cục của hai bên miền Nam và miền Bắc chính là như thế.
    Nhưng cuối cùng rồi cái mạnh, cái yếu của cả hai bên, sau năm 1975 cũng đều được giãi mã.
    Bởi nếu chiến tranh VN thật sự chỉ nhằm chống Mỹ, cứu nước, tất nhiên sau bảy lăm không lý gì VN phải dấn sâu vào con đường cách mạng xã hội theo hướng chủ thuyết mác xít, theo hướng CS.
    Nhưng đó lại là một thực tế không thể phủ nhận. Cái bị che giấu và lý do cũng như động cơ của chiến ngay từ lúc đầu đã hoàn toàn công bố, công khai và lộ rõ. Nên đây cuối cùng không chỉ còn là điểm mạnh hay điểm yếu của mỗi bên nữa, mà lại thành điểm mạnh và điểm yếu của toàn thể dân tộc và đất nước VN.
    Có nghĩa chủ thuyết mác xít hay chủ nghĩa mác xít lê nin nít tạo nên một hệ thống quyền lực chặt chẽ, đó là sức mạnh của quyền lực. Nhưng sự thất bại của kinh tế tập thể, kinh tế kế hoạch hóa theo kiểu bài bản giáo điều ảo tưởng lại chính là điểm yếu về mọi mặt xã hội và kinh tế nói chung. Tất cả điều đó ngày nay chỉ có những người VN nào theo quyền lợi cá nhân, chủ nghĩa cá nhân đích thực mới quay mặt đi mà không dám, không biết, hay không có khả năng nhận thức một cách khách quan về các sự việc.
    Nên tóm lại, các điều mạnh và điều yếu của chiến tranh VN ngày nay không có điều gì còn che giấu nữa. Tức là có nhận thức ra được hay không những ý nghĩa của điều ấy trong quá khứ mới xây dựng được hiện tại và tiến tới phát triển được tương lai. Ngược lại cũng chỉ ù ù cạc cạc theo kiểu gà mờ, theo kiểu tuyên truyền cả vú lấp miệng em, theo kiểu ảo tưởng hay trùm chăn, vị kỷ, cá nhân về mọi mặt, thực chất cũng chỉ có thể có lợi riêng cho từng cá nhân theo kiểu ấy mà không bao giờ có lợi chung hay mang lại được triển vọng giải quyết hiệu lực đích thực nào cho toàn thể đất nước và xã hội.

    ĐẠI NGÀN
    (05/6/12)

  3. nvtncs says:

    Gửi ông Trọng Đạt,

    Tôi thấy ông có một cách nhìn quá eo hẹp về chiến tranh VN.

    Trên phương diện quân sự thì điều ông nêu lên có thể ̣đúng, nhưng miền Nam đã thua ngay từ sau Tết Mậu Thân.

    Trên phương diện tinh thần, tình báo, tuyên truyền, tâm lý, thông tin, ngoại giao, VNCH kém CSBV quá xa.

    Sau đây là hai thí dụ:

    - Trong khi binh nhì QLVNCH, con dân đen, tranh đấu ở chiến trường thì 1600 con các ông lớn của VNCH được cấp thẻ thông hành sang Tây du học, và 400 con các ông lớn VNCH được sang Mỹ du học. Đó là thời khoảng 64-66, và còn nữa sau đó.
    Tên Trịnh Xuận Thuận, đi du học năm 1966 và nay là một tên việt kiều yêu nước, được CSVN vinh danh là một điển hình; thật là nuôi ong tay áo.

    Vậy thì tinh thần nào mà đánh giặc?

    - Tết Mậu Thân là chiến thắng của CSBV vì một mặt, CSBV để cho Mỹ tiêu diệt lực lương quân sự của MTGPMN, một mặt khác, sự tấn công vào sứ quán Mỹ làm rụng động toà Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài. Cái thắng tinh thần đó đã làm Mỹ kết luận không họ thể thắng ở VN, và tìm đường rút lui.

    Ông Đạt và QLVNCH, bắt chước Mỹ, quá để ý đến vụ đếm xác ̣địch nên quên lãng những khiá cạnh khác tối quan trọng của một cuộc chiến tranh toàn phần ( total war ).

    VNCH không hiểu nước Mỹ về phương diện ngoại giao: sức mạnh của phong trào phản chiến ở Mỹ và quyền của quốc hội Mỹ còn lớn hơn quyền hành của TT Nixon. Quốc hội Mỹ nắm ngân sách, mà sứ quán VN thì không có tiền để mua chuộc vài ông nghị viện Mỹ qua lobby.

    Tôi xin can ông Trọng Đạt, đừng nhắc đến một khiá cạnh nhỏ của chiến tranh VN nữa. Chuyện đã xong rồi. Mình đã thua lúc đó. Hãy sống trong hiện tại và sửa soạn cho tương lai. Đường diệt CSVN còn dài và đầy gian lao.

    Tôi tin rằng trên phương diện tinh thần nếu CÔCC miền Nam không ùn ùn xuất ngoại, và dân Nam biết CSVN như thế nào, ngày hôm nay, thì tinh thần họ sẽ rất cao và họ sẽ một sống một còn với tụi CSBV.

    • Trực Ngôn says:

      Con số̀ 1600 con các ông lớn của VNCH sang Tây du học, và 400 sang Mỹ, so với gần 1 triệu binh lính, cảnh sát, địa phương quân, nghĩa quân, thì chẳng nhằm nhò gì!

      Theo tôi thì miền Nam đã thua CSBV ngay từ ngày 1.11.1963 rồi!

      Chủ tướng chống cộng là Ngô Đình Diệm đã bị sát hại như rắn bị đập dập đầu rồi, thì cái thân mình kia coi như đã chết từ ngày đó, cho dù nó còn sống và giãy dụa được thêm 12 năm nữa, và ngày 30.4.1975 là lúc trái tim ngừng thở!

      • nvtncs says:

        Vấn đề không phải là con số nhỏ bé hay không.

        Con số tuy nhỏ, nhưng làm giảm sút tinh thần chống cộng và vạch rõ công khai sự bất công giữa con các ông tai to mặt lớn và con dân đen.

        Nhiều ông lớn không chia sẻ sự hy sinh của dân đen. Bà lớn này thì đi sửa mắt ở bên Nhật, bà lớn kia thì sang HK sắm hột soàn. Thế thì đánh đấm cái gì!!

        Sau khi TT Diệm bị ám sát, nếu VNCH có một nhà độc tài liêm khiết, tài ba như Park Chung Hee, VNCH vẫn có đủ điều kiện để chống cộng một cách hiệu nghiệm.

        Tiếc thay VNCH chỉ có DVMinh, NVThiệu và TTQuang.

        DVMinh nói với Bùi Tín: Chúng tôi đợi các ông để trao quyền hành; tên Bùi Tín hống hách trả lời: ông không còn có quyền hành gì mà trao.

        Thật là nhục nhã; những sự kiện trên đã được ghi vào lịch sử.

      • nvtncs says:

        Cái nhục nhã trên đây, không nói riêng về tên phản bội và ám sát TT Diệm, DVMinh, mà cũng nói đến nhân cách của tên Bùi Tín, thiếu nho giáo, cậy thắng, không tôn trọng nhân phẩm của kẻ thua trận, thiếu rộng lượng, hung hăng, hỗn xược lúc thắng, và khúm núm, xum xoe, trước sức mạnh của đồng minh Nga Tầu, hay lúc thua trận.

        Hãy so sánh lời lẽ của tên CS Bùi Tín, với cách cư xử của tướng US Grant đối với Tướng R.E. Lee:
        —————————————-
        Nguồn: Witness to History.com, Google dịch.
        ̣
        “Một chút trước 4 giờ chiều,Tướng Lee bắt tay với Tướng Grant, cúi chào các sĩ quan khác, và với đại tá Marshall rời phòng, chúng tôi theo sau, và thông qua hiên nhà. Lee làm dấu hiệu cho quan hầu của mình dẫn con ngựa của ông tới, trong khi con vật được buộc giây cương, ông đứng trên bậc thang thấp nhất và buồn bã nhìn theo hướng của thung lũng ngoài nơi quân đội của mình đã trở thành một đội quân tù nhân, vỗ hai tay với nhau một cách vắng mặt, dường như không thấy nhóm sĩ quan quân đội Bắc, trong sân đứng dậy, nghiêm chỉnh, trân trọng chào ông, trong khi đó, ông không để ý những gì quanh ông.Tất cả sĩ quan Bắc thông cảm những nỗi buồn tràn ngập ông, và ông đã được cảm tình cá nhân của mỗi người sĩ quan quân đội Bắc, ở thời điểm tối cao của thử thách lich sử. Lúc con ngựa của ông được dẫn tới ông, ông dường như thức giấc mơ màng của mình, và ông bước xuống. Tướng Grant bước xuống từ mái hiên, và đi về phía ông, chào ông bằng cách nâng cao chiếc mũ của mình. Tướng Grant, trong hành động lịch sự này, được tất cả các sĩ quan quân đội Bắc, có mặt, theo gương ông và chào tướng Lee. Tướng Lee kính cẩn nâng mũ của mình chào, và ra đi, báo tin buồn cho những quân nhân dũng cảm mà ông đã từ lâu chỉ huy “.

      • NgườiHàThành says:

        Tôi nghĩ, chế độ nào thì COCC cũng vẫn là những người được ưu tiên ra nước ngoài du học, hoặc được đào tạo thành những người kế nghiệp cha anh của họ, CSVN hiện nay cũng vậy và còn hơn thế nữa, vì vậy không nên quá khắt khe với những người thuộc chế độ cũ VNCH!

        Bùi Tín tiếp nhận dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 với cấp bậc đại tá cộng sản, ông cũng chẳng làm gì khác hơn được, vì chỉ là người thừa hành của bộ chính trị, hơn nữa, về ý thức hệ, ông được đào luyện trong môi trường căm thù và sẵn sàng tiêu diệt những người khác chiến tuyến.

        Không thể đem ông Bùi Tín ra so sánh với Tướng Lee và Tướng Grant của Mỹ, là những người không bị ý thức hệ cộng sản chi phối, họ không có hận thù ý thức hệ mà chỉ muốn thống nhất nước Mỹ.

        Chúng ta nên công bằng với những người trong cuộc, nhất là đối với những người đã dứt bỏ quá khứ để hoà mình cùng với nhân dân chống lại nhà cầm quyền CSVN, và dấn thân đấu tranh cho dân chủ.

    • Vũ duy Giang says:

      Thời chiến nào ở VN cũng vẫn có người đi du học:từ thời”Đông Du”của của 3 cụ họ Phan (Bội Châu,và Chu Trinh)qua thời HCM, và Tổng thống Ngô đình Diệm(“Ai bao năm từng lê gót nơi quê người”!),đều là những nhà lãnh đạo”yêu nước”(mỗi người một kiểu!).Nhưng tiếc thay Ngô Tổng thống đã bị các Tướng Tá(cũng du học tại các binh trường nước ngoài!)đảo chính,giết hại,mà đúng là chỉ có MỘT người”tài”như TT.Ngô đình Diệm,còn các”phản”tướng rằn ri thì không thiếu!

      Cũng như chỉ có một Trịnh xuân Thuận,nổi tiếng trên thế giới về Thiên văn học,và là rạng danh VN,với nhiều giải thưởng quốc tế mà ông đã nhận được(củng như Ngô Bảo Châu, sau này),chớ nếu ông Thuận không được đi du học(dù hội đủ điều kiện học giỏi từ VN,mà binh nhì không có,nên phải đi lính!),mà ở lại VN,thì cũng chỉ là 1 trong cả triệu”rằn ri” thời đó!

      Trái với cảnh du học”loạn”(du-loạn,hay du ngoạn!)của CSVN hiện nay,thời VNCH có Nha Kế Hoạch(sau đổi thành Bộ)để phân phối theo ngành kinh tế(ngoài Y khoa,Luật,và tất cả ngành học được ở VN,thì không cho du học) cho phép các sinh viên đi du học(vì hội đủ những điều kiện như;học giỏi,ngoại ngữ,với bằng Tú Tài ít nhất hạnh Bình thứ,hay ưu hạng,chưa đến tuổi đi quân dịch trong những năm 60,v..v..),với mục đích lập kế hoạch cho thời kỳ”Hậu chiến”.

      Cũng đúng là trong số du học sinh thời VNCH,cũng có con cháu của các”Quan”lớn(Tướng
      tá)chốn “nghiệp bố”,nhưng qua nước ngoài thì học hành dở dang(vì dốt nát),nên có can đảm trở về Saigon,vào học trường…Võ Bị, nhờ là COCC của các”Quan”lớn!!

      Nhưng cũng đừng quên rằng trong số 400 du học sinh qua Mỹ,cũng có nhiều người thành tài,trở về phục vụ VNCH,như”cậu”Hoàng đức Nhã,đã làm Tổng trưởng của TổngThống”rằn ri” Nguyễn văn Thiệu.Và trong số du học Sinh sang Tây,cũng có những người thành tài(nhưng không kiếm ra việc ở Pháp!)như Nguyễn gia Kiểng,nên đã trở về Saigon, làm
      “cầm”cán ủy viên cho một Bộ trưởng kinh tế VNCH,chớ ông Kiểng cũng không làm”lính
      kiểng”đâu,vì cũng là”trí thức mà!!

      • Lâm Vũ says:

        - Đừng quên là chiến tranh VN không giống như… “thế chiến”, có tuyên chiến đàng hoàng, mà là cuộc chiến tranh di kích… leo thang từ từ. Những năm đầu – có lẽ cho đến 1963-64 – đời sống còn rất “bình thường”. Đường phố Sài Gòn hiếm có bóng dáng tràn ngập thanh nam nữ tú, hiếm thấy một thanh niên mặc quân phục… Trong trường tôi, thỉnh thoảng có ông thầy giáo trẻ đi học quân sự vài tháng, rồi lại trở về dạy học trở lại…

        Cho đến lúc đó việc đi du học cũng “bình thường”: học sinh học hết trung học, nếu gia đình có điều kiện kinh tế thì đi dễ dàng (nhưng ít ai có điều kiện đó) – nhưng đa số vẫn là những học sinh giỏi có học bổng của nước ngoài. Số học bổng đó không nhiều, có lẽ ít hơn hẳn số đi du học tự túc. Nhưng tựu trung, chuyện du học (thuộc thẩm quyền của Nha Kế Hoạch – hình như trực thuộc bộ Kinh Tế) rất cần thiết cho đất nước. Hẳn nhiên, nếu không có du học sinh tốt nhiệp về nước phục vụ, lấy đâu ra giáo sư bậc đại học, để đào tạo ra những thầy giáo trung học? v.v.

        - Khi chiến tranh bắt đầu trở nên khốc liệt, đúng là chính quyền VNCH có kế hoạch chặt chẽ cho việc du học, nhưng không có nghĩa là “đóng cửa”, vì nhu cầu vẫn còn đó mà có khi còn lớn hơn trước, vì nhân số tăng mau, trường ốc nhiều lên, nhu cầu chuyên viên lớn hơn trước…

        - Nhưng thời đó không chỉ miền Nam mới có di học sinh, mà miền Bắc cũng có, có khi còn đông hơn. Không những thế, chính tại miền Bắc đa số du học sinh là con cái cán bộ cao cấp, trong khi miền Nam thật ra lại hoàn toàn “dân chủ tư do”, ai có điều kiện (như nói ở trên) thì đi du học thế thôi. Dĩ nhiên không thể chối cãi là COCC dĩ nhiên có nhiều điều kiện hơn – nhưng không chiếm đa số như nhiều người tưởng.

        - Sau cùng, một vài điểm về chuyện du học Mỹ thời đó. Hầu hết sinh viên đi du học Mỹ có học bổng (USAID). Học xong Bachelor là bắt buộc phải về ngay. So với các nước Âu Châu, Mỹ có rất ít du học sinh tự túc Lý do giản dị là du học sinh tự túc ít khi chọn Mỹ vì học phí quá cao. Trong khi đại đa số các đại học Âu Châu thời đó vẫn còn hoàn toàn miễn phí. Học đại học Tay Đức mỗi năm chỉ tốn có 100 đức mã (tương đương với US$20) tiền bảo hiểm sức khoẻ (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài!). Nếu ở trong cư xá SV, ăn cơm trong đại học, mỗi tháng chỉ tốn chừng 200-300 đức mã (US$50-$75). Trường nổi tiếng nhất cũng không đắt hơn. Với giá bình dân đồng hạng đó, ai chả ham đi du học Tây đức (học được hay không lại là chuyện khác)!

        Tạm kết luận. Không thể chê “chính sách” du học của VNCH. Bảo vì vài trăm đến trên 1000 sinh viên du học hàng năm mà miền Nam thua trận thì là sự phóng đại tô màu (đen) hơi nhiều! Ngược lại, nếu cuộc chiến không chấm dứt bằng việc miền Bắc nuốt trọn miền Nam, thì còn số tổng cộng hàng chục ngàn chuyên viên tốt nghiệp ở những nước tân tiến nhất thế giới là nguồn chất xám vô giá để xây dựng quê hương.

      • kbc3505 says:

        Trích
        “…tổng cộng hàng chục ngàn chuyên viên tốt nghiệp ở những nước tân tiến nhất thế giới là nguồn chất xám vô giá để xây dựng quê hương”

        Rất đồng ý!

        Tôi có biết một số bạn bè di du học bên Canada trước 1975 về kể chuyện là Canada có tất cả 21 trường đại học (?) mà sinh viên VN đứng top 17 trường, đến nỗi nhà trường phải nói noi gương sinh viên VN.

        kbc3505

      • Trực Ngôn says:

        Cám ơn hai bạn Vũ duy Giang và Lâm Vũ đã giải thích rõ hơn về việc du học thời VNCH.

        Có lẽ đây cũng là ý kiến phản biện rất thích hợp đối với comment của bạn nvtncs ở trên!

        Nếu tôi không lầm thì hai bạn Vũ duy Giang và Lâm Vũ cũng là ‘du sinh’ thời VNCH?

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn phản hồi tích cực của hai bạn.

        @ kbc3505. Tôi cũng nghe nói, thật ra là biết, s/v du học VNCH ở Canada (“học bổng Colombo”) đa số học rất xuất sắc, rồi đến Úc… Du học sinh VNCH ở Âu Châu (Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Bỉ, Hòa Lan…) đông hơn nhiều, nên cũng đủ “trình độ”. Nhưng nói chung tất cả đều có chí, có lý tưởng (một số khờ khạo bị CS năm vùng dụ dỗ theo chúng, nhưng sau 1965 đại đa số đều “sáng mắt” ra!).

        Nói chung, các du học sinh VNCH đã phải sống cuộc đời lưu vong , điều chắc chắn không một ai tính trước. Rồi 40 năm cũng qua – mới ngày nào khi Sài Gòn thất thủ đa số chỉ mới trên hai mươi, nay đã bạc trắng nửa mái đầu – ngồi tính sổ lại mới thấy 20 ngàn du học sinh VNCH thành tài và sau 30 năm làm lụng, đã tạo sản nghiệp (GDP) tổng cộng tối thiểu $30 tỉ đô-la (tiền hồi trước) cho các nưóc “tạm dung”. Nhưng số tiền đó không đáng kể so với chất xám đổ ra tạo nên những chất xám khác… một nguồn lợi không thể tính được bằng tiền.

        Tôi vẫn tiếc rẻ khi thấy những đứa bạn với vài chục bằng sáng chế, không có hứng làm việc chỉ để kiếm tiền, xin về hưu non ở nhà viết nhạc vẽ tranh… Đúng là 30 năm chiến tranh đã là phí phạm, nhưng chẳng thấm vào đâu so với sự phí phạm của 37 năm “hòa bình” dưới chế độ CS!

    • Timsuthat says:

      Các bác quên một điều: kinh tế thị trường sản xuất mạnh hơn khối CS. Nếu Mỹ chỉ cần viện trợ vũ khí cho miền Nam sau 73 để tự vệ, dù có tham nhũng, phản gián VC, sức chống cộng của QLVNCH vẫn dư sức để giữ miền Nam; chiến tranh sẽ kéo dài hơn nhưng đến Tết Công Gô mới thắng nổi!

      Miền Nam có nông nghiệp tốt hơn và miền Bắc sẽ thua vì đói — CS TQ không thể tiếp tục cung cấp thực phẩm khi chính dân TQ ăn thịt người để chống đói! Chỉ vì dân Mỹ buộc chính phủ Mỹ phải đổi chính sách mà VNCH không có cái may mắn này. Một nhà giàu ăn no mạnh khỏe cũng phải đầu hàng trước khẩu súng tồi của kẻ ăn cướp!

      • Timsuthat says:

        Xin sửa lại cho rõ: … nhưng đến Tết Công Gô CSBV mới thắng nổi!

      • kẻ miền xuôi says:

        Đúng đó tết Công Gô CSBV mới thắng nổi nếu Mỹ đừng chơi trò ngưng viện trợ.Cho dù miền Nam có con ông cháu cha du học ,làm lính kiểng nhưng chả nhằm nhò gì cả vì chúng là hạt cát trong sa mạc,đa số các tướng tá vì dân vì nước ,được huấn luyên từ đạo đức người lính cho đến chiến đấu vì dân vì nước ,không ủng hộ một đảng phái nào ,vì quá dân chủ nên quần chúng nghe lời lừa bịp của cán bộ CSBV nằm vùng mà biểu tình phá rối kể cả các sư củng bị lừa gạt,gây thêm khó ở hậu phương .Vì quyền lợi nhà nước tư bản Mỷ mà Mỷ đành bỏ VNCH,củng có một phần lổi do TT NVT rút quân ồ ạt ở Tây nguyên về sanh ra rối loạn cả miền Trung .

  4. Thaophuong says:

    Quảng trị là 1 mảnh đất thân yêu của chúng ta .. Đã chiếm lại từ tay bọn Vc ,, nhiều Anh hùng đã hy sinh cho Cổ thành thân yêu này lắm nhé … Và hơn thế nữa .. … Từ khi được “giải phóng” cho đen bây giờ thành quách trở nên tiêu điều xơ xác thêm .. Rõ ràng lả ” người buồn cảnh có vui đâu bao giờ . ” cho nên chúng ta phải ôm 1 mối sầu lịch sử ..
    Bây giờ có lẽ Quãng trị sẽ rơi vào tay giặc Tàu
    Thời Oanh liệt đã tàn phai
    Những ngôi sao thời lưa đạn nay đã ra ngươi thiên cổ
    Riêng tôi vẫn trông ngóng nhưng thông tin QUÝ BÁU của bất cứ ai biết về cha tôi : Trung tá NGUYỄN HỮU ĐỆ
    Quận trưởng quận Hương trà năm 1968
    Tiểu khu phó tiểu khu Quảng trị năm 1972
    Mất tich năm 1975
    Với tất cả chân thành xin cảm tạ những thông tin cúa quý vị, E Mail về ITALY :
    thaophuong 65 @ gmail.com

    • Hong Vu Lan Anh says:

      Thao Phương,
      Ông Hai-Paris là thằng Cam không cha mẹ dạy dỗ đó nghen, chuyên lãnh lương cụ hồ di chuyển bằng luân xa số sáu ở mọi nơi trên cỏi ta bà này. Nó không có tiền mua vé xe nhưng đóng chèo hay lắm! Nếu ba của Thảo Phương là SVSQVBQG thì có thể lên website của đặc san Đa Hiệu hỏi thăm. Chúc may mắn. Cầu mong vong linh các anh hùng tử sĩ an nghỉ ngàn thu, đời đời thương tiếc.
      http://www.dahieu.com

  5. Trực Ngôn says:

    Những con số tác giả Trọng Đạt nêu ra trên đây cho thấy, thời 1973 lực lượng VNCH mạnh hơn BV nhiều. Từ sau khi ký Hiệp Định Paris, Mỹ không cung cấp thêm vũ khí cho VNCH nữa, nhưng hứa hẹn sẽ cung ứng trên phương diện mất 1 bù 1, mất 2 thì bù 2.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải như vậy, vũ khí đạn được của VNCH bị tiêu hao thì kể như mất luôn, không những VNCH không nhận được viện trợ của Mỹ, mà ngay cả những vũ khí nặng trên tầu HQ cũng đã bị tháo gỡ, vì thế mà VNCH đã phải chịu thua thiệt trong cuộc chiến Hoàng Sa 1974 với Trung Cộng.

    Viện trợ Mỹ cho VNCH đang từ 1,3 tỉ $ mỗi năm xuống còn 300 triệu, trong khi đó BV vẫn được Nga, Trung Cộng viện trợ đều đặn (1972-1975) mỗi năm 649,246 tấn hàng vũ khí, đạn dược, kể cả những vũ khí tối tân và chiến xa hạng nặng.

    Thâm ý của Mỹ quyết bỏ rơi VNCH nên đã tìm đủ mọi cách làm suy yếu VNCH không chỉ bằng vũ khí mà cả về mặt tinh thần. Việc ông Thiệu cho rút quân bỏ vùng 1 rồi cao nguyên trung phần, gây hỗn loạn, khủng hoảng tinh thần, cũng không ngoài ý định của Mỹ.

    Tôi đồng ý với kết luận của tác giả Trọng Đạt: “Nhờ viện trợ dồi dào của CS quốc tế, miền Bắc đã chuyển bại thành thắng và miền Nam sụp đổ ngày 30-4-1975 vì kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược.

    Mỹ chịu ‘thí xe’ trên bàn cờ quốc tế, bỏ rơi VNCH 1975, để tách rời Liên-Xô với Trung Cộng và phá vỡ khối CS-Đông Âu 1989-1991.

    Mỹ rời Sàigòn 1975 để rồi hôm nay 2012 sẽ trở lại Việt Nam, Mỹ sẽ hiện diện không chỉ ở Sàigòn mà ở cả Hà Nội.

    Tình đoàn kết Việt-Mỹ có thắm thiết keo sơn và có khả năng giải hoá “16 chữ vàng và 4 tốt” (cực độc) của Trung Công không?

  6. Việt Anh says:

    Ông NGUYEN HOANG. Câu ông hỏi hình như thằng Trung Cộng nó đã trả lời từ lâu rồi : nó cho post cái CÔNG HÀM 1958 nhan nhản đầy báo của nó để bàng dân thiên hạ biết cái tài ” ăn trộm” của tên Hồ , mà cũng cho cái dân VN đang bị thong manh như ông được …sáng mắt !

  7. Thaophuong says:

    Ông Hải
    Cháu là thứ nữ của cố TT Đệ , làm ơn cháu số điện thoại hoặc email của những ai có liên hệ với ba cháu
    Chân thành ghi ơn
    thaophuong65@gmail.com

Leave a Reply to NGÀN KHƠI