WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

We the People…

Chúng tôi là người dân Hiệp Chủng quốc.

Dân quyền tại Mỹ.

Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết nên những hàng chữ lịch sử: “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp: “We the People …” chúng tôi là người dân Hiệp Chúng Quốc…

Từ ngày xa xưa đó ý nghĩa quyền của dân trở thành nền tảng của một quốc gia có dân quyền. Từ đó Hoa kỳ độc lập, kiện toàn một nền dân chủ pháp trị. Có tự do, có phân quyền, có cơ hội đồng đều và ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Để biết lòng người mà cai trị, chính quyền đưa ra những câu hỏi về dân sinh mà biết được dân ý qua các kỳ kiểm tra dân số cứ 10 năm một lần.

Bất thức nhân tâm hướng, hà năng cử đại công.”

Không biết lòng người, làm sao lo việc lớn.

Nhưng chưa đủ, báo chí và các cơ quan chuyên môn, luôn luôn có những cuộc trưng cầu dân ý đủ mọi vấn đề, mọi địa phương, mọi sắc dân và trải qua nhiều thời gian. Chức vụ nào và chính khách nào cũng lo “poll” lên hay “poll”xuống.

Ngay từ khi lập quốc các tổng thống Mỹ đều có hộp thư dân ý dưới nhiều hình thức.

Và chúng ta phải nhớ rằng, dù là quốc gia văn minh nhất, lập quốc vào năm 1776 nhưng mỉa mai thay cũng chính nước Mỹ lại là nước có chế đô nô lệ. Tuyên ngôn viết rằng con người sinh ra bình đẳng nhưng một nửa nước vẫn không công nhận da den là con người. Thời đó phần lớn dân da đen ở miền Nam vẫn còn là nô lệ. Nhưng Hoa Kỳ tiến bộ là nhờ biết thay đổi.

Cho đến nay, hơn hai trăm năm sau, bước vào thế kỷ 21 vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa kỳ, tận dụng phương tiện điện toán đã mở ra hộp thơ dân ý hết sức tân kỳ để nhận các thỉnh nguyện thư. Người dân Mỹ tự do lên tiếng.

We the People of USA.

Chúng tôi là dân Hiệp chủng quốc, chúng tôi muốn…

Thỉnh nguyện của Mỹ gốc Việt.

Ngày 7 tháng 2-2012 một người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Garden Grove CA, 47 tuổi tên là Trương Anh Hùng, tức nhạc sĩ Trúc Hồ đã đưa thỉnh nguyện cho Tổng thống Obama. Trúc Hồ, giám đốc của SBTN xin tổng thống Mỹ xem lại vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cha Lý, thầy Quảng Độ, bác sĩ Đan Quế, nhà báo Điếu Cày và đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người trẻ tuổi mà nhà soạn nhạc Trúc Hồ hết sức quý mến.

Theo thể thức hiện hành, muốn được thỉnh nguyện chính thức in trên trang We the People thì trong thời gian 24 tiếng cần có ít nhất 150 người hưởng ứng. Và để cho vấn đề thực sự được Tổng Thống và nội các quan tâm thì trong vòng 30 ngày đầu tiên cần có 25 ngàn người ghi danh tán thành thì các viên chức của tòa Bạch ốc mới cứu xét. Nhưng thật là bất ngờ, trong ngày đầu tiên đã có hơn 5000 người hưởng ứng, và chưa đầy 4 ngày thì con số đó đã vượt quá 25 ngàn chữ ký ghi danh yểm trợ, đa số là người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại khắp các thành phố dù phồn thịnh hay hẻo lánh ở Hoa Kỳ! Bây giờ con số đó đã đạt được, chuyện gì đây mà “hot” một cách mau chóng như vậy. Như bà con trên xứ “mạng” mấy tuần qua đều biết. Con số ghi tên tán thành chỉ mới chưa được nửa tháng đã quá 40,000 và vẫn chưa dừng lại. Theo đà này, trong 30 ngày     kiến nghị về nhân quyền cho Việt Nam có thể đạt được hơn con số 100,000. Đạt kỷ lục của hồ sơ We the People trong triều đại Obama.

Tìm thấy con đường:

Sự tham gia của người Việt vào cuộc đấu tranh biểu dương lực lượng, đồng lòng nhất trí trong mùa Xuân năm Nhâm Thìn tại Mỹ có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Chúng ta cùng thực tập sử dụng loại vũ khí mới mẻ và tân kỳ nhất của nhân loại. Đó là điện toán. Không cần phải đứng lên. Không cần phải họp mặt. Thậm chí không cần phải giơ tay. Chỉ bằng những bàn tay nhấp chuột. Những ngón tay bấm phiếm. Chúng ta ghi danh tán thành trực tiếp gửi vào hồ sơ của Bạch Cung.

Đi theo mê lộ vào thế giới Ảo, chúng ta gặp thẳng tổng thống Hoa Kỳ, chúng ta lên tiếng nói. Bản hợp ca của 50 ngàn hay 100 ngàn rõ ràng là đại diện rất có thẩm quyền cho một triệu 5 trăm ngàn người Việt tại Mỹ.

Thật may mắn chúng ta có một đề tài dễ dàng đồng thuận. Chúng ta có đề nghị hợp lý và hợp thời cho bài toán nhân quyền. Chúng ta có tên tuổi các nạn nhân đủ thành phần tôn giáo, báo chí, trí thức và văn nghệ.

Những nạn nhân bị giam giữ không bản án và tội duy nhất là tội bày tỏ ý kiến. Ý kiến đó không phải là lật đổ chính phủ mà chỉ xin được hưởng những quyền căn bản của con người. Để biểu lộ tâm tình yêu nước.

Bởi vì thân nhân của những người Mỹ gốc Việt chúng ta còn ở Việt Nam thì cũng là những con người.

Nhưng họ không bao giờ được nói : We the People…

Anh là ai :

Trong danh sách những người được đưa lên kiến nghị để tổng thống Hoa kỳ can thiệp lần này có tên một anh nhạc sĩ trẻ tuổi ở Việt Nam. Đó là Việt Khang. Đây là một nhạc sĩ tỉnh lẻ, tỉnh Mỹ Tho. Trước năm 2012 không ai biết đến anh.

Người nhạc sĩ chỉ làm 2 bài ca. Đó là những bài ca đơn giản. Nhạc lý đơn giản, lời ca đơn giản. Nhưng bài ca đã đưa anh vào tù. Không biết giam ở đâu. Bài ca mà tác giả đã phải trả giá đắt có thể bằng tính mạng của mình. Việt Khang suy nghĩ về chuyện Việt Nam đang bị Bắc phương uy hiếp. Anh thấy tuổi trẻ Việt Nam biểu tình chống Tàu. Tuổi trẻ Việt Nam bị đàn áp. Chính anh cũng tham dự với tuổi trẻ Việt Nam. Rồi tuổi trẻ bị công an đàn áp đánh đập. Anh bèn viết bài ca. Ca từ than thở hết sức đơn giản và có cả nét thơ ngây tội nghiệp. Hỏi anh công an. Anh là ai. Tôi có làm gì đâu mà anh lại đánh tôi. Sao mà đánh nhiều thế. Tôi chỉ bày tỏ lòng yêu nước.

Như đã nói, nhạc lý nhẹ nhàng, ca từ than van như lời trẻ thơ. Những lời ca đưa Việt Khang vào tù đã làm cho nhà soạn nhạc Trúc Hồ ở Mỹ hết sức xúc động.

Từ Hoa Kỳ, Trúc Hồ vốn là bộ nhân tỵ nạn đã từng làm nhiều bài ca đấu tranh tràn đầy Việt Nam.

Xin nhắc lại các tựa đề ca khúc của anh. Bước chân Việt Nam, Con đường Việt Nam và Một ngày Việt Nam. Đó là tâm sự Trúc Hồ. Tràn đầy Việt Nam. Mới đây là một loạt các bài Đáp lời sông núi của Trúc Hồ, rồi Phải lên tiếng, Đừng im tiếng bài Cả nước đấu tranh của Anh Bằng. Nhạc sĩ Anh Bằng là người sáng lập Asia và Trúc Hồ là đương kim giám đốc.

Rồi Asia tung ra đĩa DVD Hùng ca sử Việt. Tất cả các lời ca đấu tranh của Asia đã bay về Á Châu và đậu lại ở Việt Nam.

Tuổi trẻ Việt Nam đã nghe được và tiếp tục đứng lên đáp lời sông núi. Đã không im tiếng và đã phải lên tiếng. Và Việt Khang đã bị bắt.

Nhà soạn nhạc chưa được 30 tuổi ở Mỹ Tho vào tù và soạn nhạc ngoài 40 tuổi ở Hoa kỳ trở thành người ghi danh We the people…

Tôi nhân danh người dân Mỹ yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ xem lại vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Hãy can thiệp cho con người không được lên tiếng…

Từ Garden Grove CA, Trúc Hồ mở đường ghi danh. Từ DC tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc cơ quan Boat People SOS vốn quen thuộc với chính trường, tích cực góp sức ngay tại thủ đô Hoa Kỳ.

Với chính nghĩa rõ ràng, với ảnh hưởng của Asia và SBTN, được sự góp sức của mọi người trên thế giới tiếp tay và toàn bộ các chi nhánh SOS, chi nhánh SBTN trên đất Mỹ, người mở đường Trúc Hồ trong 1 tuần lễ đã có được trên 40,000 chiến hữu.

Góp sức nhẹ nhàng, ảnh hưởng lớn lao…

 

Trong suốt mấy tuần qua, mỗi đêm ngồi trên máy điện toán tôi vẫn nhận được tin tức về chiến dịch tranh đấu cho dân quyền ở Việt Nam, tranh đấu cho Việt Khang. Những bài ca gửi đến, các cuộc biểu tình với hình ảnh. Email của Phan Nhật Nam, của Nam Lộc, Triều Giang, Nguyễn Đình Thắng của Kinh Doanh, BMH, và rất nhiều thân hữu xa gần. Anh thì cổ động, anh thì chỉ đường vào Bạch Cung. Rồi có lúc tha thẩn tôi vào đọc danh sách các bạn ghi danh. San Jose của tôi khá đông đảo. Có khi thấy tên các bạn ở nơi xa xôi. Bác này chắc con cháu ghi tên hộ vì đã lâu rồi không có lên chơi Internet.

Rồi lại có ông lạc quan bàn về việc chuẩn bị đón cả nhà nhạc sĩ sắp được qua Mỹ.

Quả thực, với một triệu rưỡi người Việt tại Hoa kỳ sau 36 năm lưu vong và xây dựng cộng đồng ở đất nước này chúng ta đang có con đường mới.

Bắt đầu từ 150 ngàn người năm 1975, bây giờ chúng ta nhiều hơn gấp 10 lần, nếu đạt được con số 100,000 người đồng thuận trong kỳ ra quân đầu tiên, đây sẽ là một thành tích kỳ diệu mở đường cho công việc đấu tranh lâu dài về sau.

Tất cả chỉ bắt đầu bằng lời ca than vãn hết sức thơ ngây tại Việt Nam.

Anh là ai, sao anh lại đánh tôi.

Và tại Hoa kỳ người Mỹ gốc Việt

We the People….

Qua máy điện toán, trong không gian kỳ diệu của thế giới ảo, trái đất bây giờ nhỏ bé biết dường nào.

Tiếng hát than thở ở bên kia nghe rõ ở bên này.

Tiếng kêu ở bên này lồng lộng phía bên kia.

Tại sao anh lại đánh tôi.

We the People…

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “We the People…”

  1. haile says:

    Đề-nghị Nhạc-Sỹ Trúc-Hồ, Bằng mọi giá trong kiến-nghị của 100 Công-dânMỹ gốc Việt. Bắt buộc phải nêu “Hoàn-cảnh sống dở chết dở, đã và đang lê-lết khắp nẽo đường Việt-Nam suốt 37 năm, của Thương-Phế-Binh và Cô-Nhi Quả-Phụ Quân-Lực VNCH” với các Giới chức thẩm quyền của Chính phủ và Quốc-hội Hoa-kỳ. Không cần cân-nhắc đáp-ứng, phản-biện thế nào. Chỉ cần cho Họ biết là được rồi. Rất xứng-dáng có vị-trí ưu-tiên trong bản kiến-nghi. Tôi tin-tưởng có niềm an-ủi cho các Chiến-sỹ Thương-Phế-Binh QLVNCH. /.

  2. ChuNghien says:

    Chiên ngoan mới sổng khỏi chuồng,
    Nhìn bầu trời rộng, cứ tưởng nguồn tựdo!
    Chạy kwanh, chạy kwất, la to…
    Đến chiều đói, lạnh, sẽ lại lo vô chuồng!!!

    Buồn…

  3. Hảy bày tỏ thái độ

    Bày tỏ thái độ rất quan trọng. Đó là mãnh lực trời giáng vào một chế độ bạo lực và tham tàn. Con người chỉ bày tỏ thái độ khi ý tình và chí của họ nhất quán. Có nhận chân ra điều xấu và ác, có yêu nồng nàn tình tự quê hương, và có một chí khí lành mạnh hùng cường, bất khuất thì người ta mới mạnh mẽ bày tỏ một thái độ quyết liệt. Một thái độ căm ghét và xa lánh cái ác sẽ dẫn tới hành động thay đổi cái ác.

    Đó cũng chính là viễn kiến và trí lực của nhà trí thức lãnh đạo nổi danh được thế giới kính trọng đương đại là bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Là một phụ nữ trí thức chân yếu tay mềm, nhưng bà tranh đấu bất phục tùng bạo lực cho tới cùng. Tới khi nào bạo quyền phải chịu đổi thay tận gốc rể.

    Các chế độ độc tài tàn ác luôn luôn tìm cách “khống chế” thái độ bày tỏ của dân chúng. Gadhafi luôn luôn bắt buộc dân Libya tôn sùng hắn là đấng anh hùng vô song vô địch. Dân Bắc Hàn bị bắt buộc phải gào than khóc lóc khi lãnh tụ qua đời.
    Các loại “cụm từ” như: thái độ học tập, thái độ tiếp thu, thái độ chào kính, thái độ tiếp xúc… rất thường được nghe nói tới trong xã hội VNCS. Gì thì gì, ghét cộng bao nhiêu cũng được, nhưng hễ gặp cán bộ nhà nước xin làm ơn khúm núm “chú ba bí thư, thiếm sáu chủ tịch, anh bảy công an” là được đảng đánh giá có thái độ tốt ! Nó tìm cách dập tắt sự phản đối, trước khi thái độ biến thành hành động phản kháng.

    Tóm tắt:
    Bày tỏ thái độ rất quan trọng. Một thái độ căm ghét và xa lánh cái ác sẽ dẫn tới hành động thay đổi cái ác.

    Healthy citizens are the greatest asset any country can have. (Winston Churchill)
    Những người công dân mạnh mẽ là tài sản quí báu mà một đất nước sở hửu được.

    The way people behave is more important than what they achieve.(M.Gandhi)
    Cái cách mà người dân bày tỏ thái độ còn quan trọng hơn là thành quả mà họ gặt hái.

    Kính bút
    Một đọc giả thiện nguyện

  4. haile says:

    Nếu lầm-lẫn ghi vào Thĩnh-nguyện-thư sự việc có thật, đã và đang bị Việt cọng đàn-áp, khống-chế, giã-dụ như ” Thiên-chúa-giáo, Phật-giáo…” Hiện-tượng sinh-hoạt của hai tín-ngưỡng nầy taị Việt-Nam đã tự nó nói lên. “Việt-Nam đã và đang có tự-do tín-ngưỡng” Tín-ngưỡng chính Họ đã mạnh ai nấy lo. Tổ Quốc Dân-tộc Họ đặt sau tín-ngưỡng ! Không có hồ-dồ, kỳ-thị tín-ngưỡng hay ủng-hộ Việt cọng dâu. Sư thật là vậy, Dân-Tộc Việt-Nam có đầy đủ Tự-Do, Nhân-Quyền. Moi Tín-ngưỡng hành đạo mới đúng chân-ly của Đạo. Ngược lai chỉ miễn-cưỡng di-trì hành-đạo theo hướng xã-hội chủ-nghĩa để sống còn như tai Việt-Nam hiện nay……..

  5. Đức Hào says:

    Đồng bào hải ngoại !
    Hãy giúp một tay cho tự do và nhân quyền đang bị thực dân cộng sản đàn áp .
    Chào đoàn kết .

  6. cư dân Lá Phong says:

    Một cánh tay đưa lên. Hàng ngàn cánh tay đưa lên, hàng vạn cánh tay đưa lên…
    Vâng, Ở hãi ngoại có TS Nguyễn Đình Thắng, Nhạc sĩ Trúc Hồ và hàng ngàn, hàng vạn ngón tay đang bấm chuột biểu quyết chống đối đàn áp nhân quyền.
    Cũng như thế, ở trong nước nông dân Đoàn văn Vươn đã can đãm chống lại bọn hèn với giặc, ác với dân với sự đồng thuận ủng hộ của đồng bào mọi tầng lớp.
    Thiên Thời Điạ Lợi.

  7. nguenha says:

    Không phải ai cũng làm dược như nhạc-sĩ Trúc Hồ và Ts Ng dinh Thắng.Có người bảo vì các anh có sẳn phương tiện trong tay.Nhưng nói như vậy thì hơn 3 triệu người Việt ở nước ngòai,chán gì người có phương tiện và diều kiện.Cả một chính-quyền Miền Nam chạy qua Mỹ,từ Nguyên-thủ cho dến những nhân-vật chủ chốt của Lập-pháp,hành-pháp…dó không phải là “phương tiện”‘hay sao ?Nói cho cùng ,người ta cần dến Một-tấm-Lòng và Nhân-cách.Hai caí mà ít người có dưọc.! Thành thật chúc NS Trúc Hồ và TS Thắng hãy
    vững bước niềm tin./

Phản hồi