WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Buồn vào hồn không tên

 

Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn:

“Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Gần bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

- Tiến hả?
- Dạ…
- Vũ Đức Nghiêm đây…
- Dạ…
- Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
- Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Vũ Đức Nghiêm. Ảnh:honque.com.

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…

- Hình như là nhạc Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.
- Em nói nghe cái gì?
- Anh thử nghe nhạc coi…
- Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:

- Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến:

- Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?
- Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:

“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.

Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Ảnh Youtube

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:
“Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật số ra ngày 1 tháng 2 năm 2012:

“Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!

© Tưởng Năng Tiến

 

6 Phản hồi cho “Buồn vào hồn không tên”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    TIẾC NHỚ TRÚC PHƯƠNG

    Giờ đây đọc bài viết “Buồn vào hồn không tên” của Nguyễn Năng Tiến, tôi quả thật mới biết nhạc sĩ Trúc Phương có tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, chào đời 1939 ở xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) – tại vùng hạ lưu sông Cửu Long. Ông qua đời năm 1996 tại miền Nam. Sau biến cố 1975, ông từng vượt biên năm 1979 nhưng không thành công, cuối cùng phải sống cuộc sống đến tận cùng sự khốn khổ của con người như bài viết Nguyễn Năng Tiến kể lại. Sở dĩ phải viết như thế chính là để tưởng nhớ hương hồn người nhạc sĩ tài hoa và cũng là một trong số những người nhạc sĩ mà tôi thích nhất tại miền Nam trước 1975 khi còn là học sinh và sau đó là sinh viên trong những năm tháng say mê âm nhạc. Nếu phải nói những nhạc sĩ mà tuổi học sinh rồi sinh viên mà tôi từng tâm đắc nhất như Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Đông, Lam Phương, Hoàng Nguyên, Đan Thọ, Lưu Trọng Nguyễn, Lê Dinh, và còn nhiều nhạc sĩ khác nữa không nhớ hết, tất nhiên trong số đó phải nói đến Trúc Phương hoặc Thanh Sơn … chẳng hạn, họ chính là những nhạc sĩ hoàn toàn người Nam bộ. Tất nhiên nói đến Trúc Phương phải nói đến điệu boléro cũng như nói đến Hoàng Nguyên … mà ai cũng biết. Âm nhạc miền Nam khi đó theo tôi sẽ mãi mãi có giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu bởi vì nó xuất phát từ con tim chân thật, từ tấm lòng chân chính, và nhất là từ tài năng thật lẫn sự lãng mạn hoàn toàn hết sức cao cả của nhà nghệ sĩ. Nghe nhạc miền Nam cũ như nói trên, hoàn toàn hiện rõ ra chất hiểu biết, chất trí thức, tình người, tình yêu đất nước, quê hương, yêu thiên nhiên, cuộc sống … Sự lãng mạn ở đây thật sự lúc nào cũng có, đó là sự lãng mạn đầy chất nhân văn, tinh thần nhân bản và nhất là giàu chất thơ. Chất thơ trong tứ nhạc, trong ca từ, trong điệu khúc tức làn điệu hay tiết tấu êm dịu, đằm thắm, hoặc rộn ràng, tươi trẻ, rất dễ dàng đi vào lòng người, nhất là lòng những tâm hồn trong sáng, trong trắng, yêu đời và yêu người. Tính chất hoàn toàn tự do, thoải mái, vô tư, cao quý, trong sáng, nhiệt thành của tâm hồn, ý thức, đó là đặc điểm của ca khúc hay âm nhạc đời thường của nhạc sĩ miền Nam nó là như thế. Tôi thú thật không rành âm nhạc bác học, hay nhạc thính phòng hoặc nhạc hàn lâm, cổ điển nên cũng không thích lắm hay không hiểu lắm. Nhưng đặc biệt nhạc lãng mạn tiền chiến của Việt Nam hay nhạc miền Nam sau năm 1954 cho đến năm 1975, tôi đều rất mê thích vì chất thơ, chất tiết tấu tự nhiên, hồn nhiên, vui vẻ, rất nhân văn, rất trí thức và rất văn học của nó là như thế. Bởi vậy trong thời kỳ còn học sinh và sinh viên tại miền Nam, hầu như có thể nói âm nhạc đó đã đi vào máu huyết, tâm hồn nhiều mặt của bản thân, và thật sự tôi cũng đánh giá rất cao về nó là như vậy. Ca từ, nhạc điệu, đó là tính cách chọn lọc hay kén chọn nhất mà tôi đòi hỏi ở bất kỳ ca khúc âm nhạc phổ thông nào. Mỗi bản nhạc hay ca khúc chẳng khác gì một bài thơ, một bức họa, một tấm tranh văn chương nghệ thuật hoặc văn hóa nói chung đáp ứng được cả mặt ngôn ngữ điệu nghệ, mặt âm sắc ngoạn mục, mặt tiêt tấu kỳ diệu mà tâm hồn và ý thức cũng như mọi sự hiểu biết của cá nhân con người luôn luôn khao khát. Tôi luôn luôn quý những người nhạc sĩ tài hoa chẳng khác gì quý những nhà thơ lớn. Âm nhạc chính là bản chất khác của thơ ca hay nói ngược lại cũng chỉ là một. Thơ nhạc họa đó là ba thuộc tính cao quý hay cao khiết nhất của tâm hồn con người. Có nghĩa hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ không phải ba phạm trù mà chỉ là một phạm trù văn hóa nghệ thuật duy nhất. Với lòng tưởng nhớ và trân trọng người nhạc sĩ bình dị mà tài hoa Trúc Phương, tôi xin chân thành được chia sẻ như thế. Thế nhưng đọc lại những quãng đời đau khổ của Trúc Phương ở lại miền Nam thật quả hoàn toàn thất vọng và chua xót. Đó chính là ý nghĩa của tình người bị mất, của con người đối xử nhau một cách nghiệt ngã do nguyên nhân ý thức hệ tệ hại và sai lầm chính là như thế. Ý thức hệ phi khoa học, phản nhân văn đã dìm mọi người, dìm những cá nhân tài hoa vào trong bể khổ mà thời xưa chỉ có Đức Phật mới từng nhận ra được. Ôi thôi, Các Mác phải chăng là kẻ trí thức nửa mùa đã gây nên các di hại như thế, ông ta phải chăng là một ân nhân hay chỉ là một kẻ tội đồ của toàn nhân loại ?

    NGÀN KHƠI
    (26/02/12)

  2. thíchđủthứ says:

    Hai chế độ khác nhau,nên nếu gp. mà gióng miền Nam thì cần gì giải phóng ,và tất cả chúng ta không lưu vong hay ở trong nước mang cảnh đau thương .Mà tất cả mọi người kẻ gí ông này ông nọ .Xướng ca,nhạc sỉ củng vậy thôi. TH Trúc Phương hay bât cứ ai,xét ra có tội theo luật của chúng (như vượt biên chẳng hạn)thì dù bên nay hay bên kia củng ở tù thôi. Cái đau là cái đau của nhửng người miền Nam,thua cuộc chiến ,nên phải chịu “cái luật ” của kẻ thắng trận. Một ví dụ như thếuyên,văn quang (văn) hay thanh sơn,bảo..(nhạc sỉ).vẩn yên sống và sáng tác ; giờ đây còn có thể in sách tại nước ngoài,và nhạc buồn (nhạc vàng ) vẩn hát. Như ChếLinh về hát ở SG không sao,khi ra Hànội thì bị trục trặc chút xíu (nhâp giang tùy khúc ,nhập gia tùy tục) rồi cuối cùng củng hát ,củng khoe thành công,NHƯNG để về hát ở Mỷ không bi CĐ chê bai,phản đôi,thế là lấy cái mà VC cho bonus đó để TỎ RA MÌNH CỦNG CHỐNG CỘNG,củng bị CS làm khó dể (Nếu biết thế thì về làm gì?). Xạotổ sư,thế mà ở Mỷ bao nhiêu bài viết ca ngợiChê` Linh (không biết hắn có thuê AI viết không như ca sỉ mướn người vổ tay vậy !).
    “Bên này Đèo Hải Vân trời mưa,Bên kia Không”

  3. nguyenha says:

    Tôi khoái nhất từ ngữ “cách-mạng thổ tả’ dành cho CS.Thật vậy ,không” thổ -tả “sao dược,từ dứa trẻ con tuổi 13 ,chị bán cá,anh phu xe…tất cả dều dược CS phong chức”di-làm CM”!! Tòan là” Mỹ-từ” che dấu caí ngôn-từ của Sự-Thật:Việt-Cộng(giống như Khemer Dỏ). Thằng cháu “khoe”với tôi,khi gặp nhau tại Mỹ:
    cháu phải vào Dảng ,mới hy vơng lên chức dược.Tôi nói với nó, làm người Việt-nam không thích sao,mà di làm Việt-Công!Không ngờ chỉ câu nói ngắn gọn,làm nó dỏ-mặt(mắc-cở). Chỉ giản dơn:người Việt theo CS thì gọi là Việt-Cộng,có thế thôi, mà nhiều người “né-tránh” mặc dù mình là Dảng-viên!! Có gì “lấn-cấn’chăng??” Có chi lấn cấn trong Cơ-chế,
    Những Dảng-viên dầy Nợ máu Dân!!”
    Phỏng theo 2 câu thơ của Tế-Hanh khi nhìn thấy con tàu chạy bằng hơi nước thời Pháp thuộc,chạy ì-à,
    ạch :
    “Có chi vương-vấn trong hơi máy
    Mấy chiếc toa dầy nặng khổ dau”

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì … Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên”

    Ông Tưởng Năng Tiến đừng tưởng bở. Chế Linh mới rồi về Hà Nội hát có cả chục bài hát bị cấm không cho hát thì bài hát “Buồn vào hồn không tên” chắc cũng bị xem là nhạc vàng ủy mị và có thể vẫn bị cấm. Vào cái thời Trúc Phương sống lây lất đó thì đảng CSVN vẫn còn nuôi mộng giải phóng toàn thế giới cùng với Liên Xô thì họ chỉ muốn dân hăng hái tiến lên diệt đế quốc “bảo vệ nền hòa bình cho thế giới”, họ không cho hát nhạc buồn và cũng không dùng nhạc sĩ làm nhạc buồn như Trúc Phương.

  5. Nguyen says:

    Hạnh phúc và Thanh bình ở miền nam VN sau 1975 là thứ Hạnh phúc, Thanh bình này đây:
    Hạnh phúc đó trắng phau màu bọt biển,
    Bóng Thanh bình lạnh toát cả giang san….

  6. Người Buôn Mộng says:

    Buổi sáng ở San Diego có mây mù & mưa ngâu, đọc từng chữ bài viết,
    ngẩn ngơ thấy thấm thiá nỗi buồn.

    Cám ơn tác giả.

Leave a Reply to nguyenha