WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyễn Ngọc Giao dịch

Gửi 21 ngư dân đang bị cầm tù một tháng tại Phú Lâm, Hoàng Sa

Cùng với cuốn phim «Hoàng Sa Nỗi đau mất mát» tôi đã bất ngờ được đi một vòng qua nhiều thành phố Âu Châu. Chuyến lưu diễn đã cho tôi chứng kiến những hiện thực thời sự mà trước đó tôi không lường được. Có những hiện thực đáng buồn. Và có những hiện thực khả quan vì chúng manh nha mầm mống tương lai.

Sau khi kinh qua 6 thành phố Pháp, tôi vừa kết thúc một vòng lưu diễn ở 5 thành phố: Berlin, Köln, Praha, Plzen và Warsaw. Toàn bộ chương trình đều được chuẩn bị qua internet, từ những lời mời tự phát, phản ứng lại việc cuốn phim đã bị cấm chiếu ở Sài Gòn. Theo chỗ tôi biết, những bạn đã mời tôi sang các nơi chưa hề gặp nhau, và cho đến nay cũng vẫn chưa gặp nhau. Phần tôi cũng chưa gặp người nào. Mọi sự tổ chức đều qua email: áp phích chung ở Praha, lời giới thiệu song ngữ ở mỗi nước, ngày tháng, chỗ ở, đi lại từ thành phố này qua thành phố kia, từ nước này sang nước nọ, mọi sự đã diễn ra một cách tập thể và suôn sẻ. Ở thành phố nào thì người ở thành phố đó quảng cáo trong giới người Việt và người dân sở tại. Bây giờ cuộc lưu diễn đã hoàn tất, có thể nói rằng nó đã thành công.

Trước hết, mục tiêu đầu tiên là phá tan bức tường im lặng ô nhục. Những người tổ chức đã khơi gợi được sự quan tâm và sự tham gia của hàng trăm người, đa số là người Việt, nhưng có cả người dân sở tại. Nhiều trang mạng đã nói tới sự kiện này.

Mục tiêu thứ nhì là lập ra quỹ cứu trợ ngư dân, nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc gây hấn của Trung Quốc. Mục tiêu này cũng đã đạt được: quyên góp được 7000 Euro, số tiền này sẽ được trao tận tay các nạn nhân.

Mổ "lợn đất" tại Warsaw

Mục tiêu thứ ba là bước đầu nối kết một mặt trận quốc tế tích cực, độc lập và càng rộng càng tốt, nhằm bảo vệ ngư dân và khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về quyền biển.

Tám ngày tranh đấu ấy đã cho tôi nhiều bài học.

Tôi đã khám phá ra những cộng đồng Việt Nam rất khác nhau, đôi khi đối nghịch nhau, gồng mình vì những vết thương quá khứ rất khó hàn gắn, đôi khi còn chia cách nhau vì khác biệt chính kiến. Nhưng tôi phải nói là tất cả các cộng đồng ấy, tuyệt đối không có biệt lệ, đều gặp nhau trong cuộc đấu tranh nhằm chi viện, bảo vệ đồng bào ngư dân, nhằm khẳng định chủ quyền của Tổ quốc đang bị đe dọa. Trong các lời phát biểu, không hề có sự hung hãn gì đối với lãnh đạo Trung Quốc. Tất cả đều toát ra ý muốn tìm hiểu, sự phẫn nộ sâu sắc và ý chí kháng cự. Một tấm lòng yêu nước lành mạnh, có trách nhiệm. Có những người phải đi khứ hồi gần 600 km để tới xem phim cùng với đồng bào. Tại những vùng cư trú của đồng bào lao động xuất khẩu, nhiều người nghèo, một số thất nghiệp, như ở Plzen, người ta đã không ngần ngại rút từ trong túi ra những tờ giấy bạc mệnh giá khiêm nhường. Tại Warsaw, cùng với anh Tuyển, Giám đốc một Trung tâm thương mại rộng mênh mông, tôi đã đi một vòng các quầy hàng và kho quần áo «made in China» của các tiểu thương Việt Nam. Chúng tôi đã dạo bộ gần năm tiếng đồng hồ, tay bưng một cái hộp các-tông nhỏ thay vì «con lợn đất». Trong số mấy chục đồng bào chúng tôi gặp, chỉ có ba người không đóng góp vì chủ của họ đi vắng. Còn ba người khác không tham gia đều là người… Trung Quốc.

Khán giả Praha

Những cộng đồng, như ở Praha, cho đến nay không biết đến nhau, bây giờ họp chung với nhau, lắng nghe nhau và bắt đầu một cuộc đối thoại cởi mở, hứa hẹn. Điều này, tôi cũng đã được chứng kiến ở Toulouse, vùng Tây Nam nước Pháp.

Tại Cộng hòa Séc và tại Ba Lan, tôi cũng đã chứng kiến những chỉ dấu của sự cảm thông, tinh thần cởi mở, ý muốn lắng nghe của một vài giới chức Việt Nam. Ở Praha, một quan chức đã tới dự buổi chiếu phim với tư cách cá nhân. Ông đã ngồi nghe cuộc thảo luận từ đầu đến cuối và sau đó đã tỏ lời chân thành cảm ơn tôi. Ở Warsaw, tôi được biết qua một nguồn đáng tin cậy, rằng phản ứng ban đầu của Đại sứ quán là điện thoại cho người chủ trung tâm thương mại, nơi sẽ chiếu phim, để yêu cầu ông hủy bỏ cuộc chiếu (Tại Pháp, tôi cũng đã từng trải những cú điện thoại ngăn đe sau lưng tôi. Đó thật quả không phải là dấu hiệu của sự dũng cảm và lòng kính trọng). Nhưng trước sự từ chối quả cảm của Giám đốc trung tâm, và sau khi nhận được giấy mời của ban tổ chức và của cá nhân tôi, do người mang tận tay tới Đại sứ quán, bầu không khí đã dịu bớt. Mặc dầu tôi đã đường đột đến trụ sở sứ quán mà không hẹn trước, tôi đã được những người thân cận ông Đại sứ (đang công tác ở tỉnh lẻ) tiếp một cách trọng thể và thân thiện. Một cán bộ sứ quán, với tư cách cá nhân, đã tới dự bữa ăn hữu nghị và dự buổi chiếu phim do Hội Việt kiều Ba Lan tổ chức. Bà con hội viên đã đóng góp 500 Euro vào quỹ yểm trợ. Cũng nên đo lường thái độ này dưới ánh sáng của lệnh chính thức cấm chiếu cuốn phim ở Sài Gòn trước đó mấy tháng. Ai cũng biết rằng ở mọi nước, các Hội Việt kiều đều gần sứ quán và chịu sự chi phối trực tiếp. Cho nên, tôi thiển nghĩ thái độ hợp tác và công khai yêu nước như thế là một bước tiến đến dân chủ và… dũng cảm. Đó là những chỉ dấu mang thêm hy vọng và năng lực cho chúng ta.

Qua trải nghiệm phong phú này và để kết luận, tôi xin nói là tôi cực kỳ dị ứng với cái bệnh chụp mũ. Chụp mũ thì dễ ợt, người chụp mũ đỡ phải suy nghĩ, dễ tự trấn an và ru ngủ lương tâm. Chụp mũ giúp người ta bám chặt vào những tín điều cũ kỹ, đầy bụi bặm thời gian. Đơn giản hơn, chụp mũ giúp người ta yên vị trong cái ghế cố hữu. Nhưng mũ lại là thứ dễ bay theo gió và cũng dễ sờn với thời gian.

Đã đến lúc thanh tẩy trong ngôn ngữ những cụm từ bụi bặm, sáo rỗng đến mức khôi hài, như hai chữ «phản động» mà còn không ít người hào phóng ném vào mặt người khác. Đối với tôi, «phản động» theo nghĩa từ nguyên, là «chống lại sự vận động» (vận động theo chiều hướng tiến bộ). Tôi chỉ xin những vị còn ung dung ban phát nhãn hiệu «phản động» cho người khác hãy tự hỏi: giữa những người cấm cuốn phim, và những người, qua cuốn phim, muốn trao lời cho những ngư dân bị gây hấn, thì ai là người hành động chống lại vận động của chân lý, của tự do, của công lý, của tình liên đới giữa con người với con người, của tiến bộ? Thế giới chúng ta đang vươn tới những giá trị đó, và không ai có thể ngăn cản được sự chuyển mình ấy. Đó là thông điệp mạnh mẽ mà tôi đã nhận được từ những cộng đồng hết sức đa dạng mà tôi vừa tiếp cận. Một lần nữa, tôi xúc động ghi nhận ở mỗi người Việt Nam tấm lòng yêu nước chung, ẩn hiện mỗi người một cách. Lòng yêu nước ấy không mang màu sắc, không có thẻ đảng. Nó hết sức lành mạnh vì nó không gây hấn với ai. Nó là phản ứng tự hào để bảo vệ nhân dân, bảo vệ dân tộc đã trải qua quá nhiều bạo ngược. Đẹp biết bao, tấm lòng yêu nước ấy!

Một sự việc mới xảy tới cho cuốn phim có thể sẽ «củng cố lòng tin» của các chuyên gia chụp mũ. Thật vậy, ngày 22 tháng tư tới đây, tôi phải lên Paris tham gia một cuộc chiếu phim dự trù ở Quận 13, do lời mời của những người Việt Nam tự nhận là «chống cộng» song vẫn mong muốn đối thoại và giúp đỡ ngư dân. Tối hôm qua, một trong những người tổ chức đã gọi điện thoại cho tôi biết có những cựu quân nhân VNCH đã hăm dọa. Những người này đòi tôi phải cắt một số đoạn phim, trong đó có đoạn tôi nói về vụ thảm sát Mỹ Lai, bằng không họ sẽ dùng bạo lực để ngăn chặn buổi chiếu. Họ còn đòi trưng cờ VNCH và nói nếu như họ có mặt ở Sài Gòn ngày tôi dương cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì họ đã bắn bỏ tôi rồi.

Tôi xin nói dứt khoát là những nhúm người tâm thần ám ảnh bởi sự phục thù ấy không đáng quan tâm như những lời tuyên truyền vẫn gán cho họ, vả lại đó thường chỉ là cái cớ để người ta cản trở tiến trình dân chủ. Đó chỉ là mấy bóng ma hận thù, nuối tiếc một quá khứ đẫm máu, khoa chân múa tay một cách thảm hại để từ khước sự khoan hòa, hợp tác, liên đới cần thiết. Ở mọi nơi, sự bạo hành của họ – lí do tồn tại duy nhất của họ – đều bị xa lánh. Họ bị cầm cố trong quá vãng. Tưởng cũng nên lưu ý rằng dự tính can thiệp của họ để phá hoại cuộc chiếu phim là cùng chung chiều hướng với việc cấm đoán chiếu phim hồi tháng Mười một 2011 ở Sài Gòn, và cả hai việc chỉ phục vụ cho người hưởng lợi duy nhất: kẻ xâm lược từ Trung Quốc.

Không, điều nguy hiểm nhất, đáng buồn nhất không phải là những nhúm người đã thuộc về quá khứ mà ta có thể gọi chính xác là «phản động». Mà là những người khoanh tay bất động, an phận ngồi xem chiều gió, ngọn gió đến từ phương Bắc. Những người ấy, ta có thể gọi là «bất động». Đó là những người mà số phận của các ngư dân không làm cho họ mất ngủ. Chỉ có hành động hòa bình của những người «hoạt động» mới có thể thức tỉnh họ, và đẩy lùi cơ nguy.

Hãy cảm ơn tất cả những ai không ngồi đợi gió, mà góp gió thành sức mạnh. Cảm ơn những Hoài, Thọ, Cường, Hồng. Cảm ơn tất cả các bạn, và người thân đã cùng các bạn, không quản công sức góp phần vào sự thành công của cuốn phim, giúp nó đạt được những mục tiêu đề ra.

A.M. H.C.Q.

2.4.2012

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

(Xem thêm hình ảnh tại đây)


13 Phản hồi cho “Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng”

  1. công nhân says:

    Ngoài ông Hồ Cương Quyêt ra, Vn cần có thêm ông Nguyễn Cương Quyết, Trần Cương Quyết, Vũ Cương Quyết nữa. Nếu nhiều người vạch trần cái bộ mặt chế độ ra qua những thước phim thế này thì chế độ sẽ chóng sập

    • Điên says:

      Cái bộ mặt của Việt cộng không cần phải “vạch” nữa. Nó rõ ràng như ban ngày. Ông Tây cọng này cũng “nhìn” ra rồi. Bọn phản động vượt biên, ở nước ngoài thì khỏi phải bàn. Dân ở “nước trong” cũng qúa rõ ràng.
      Vậy còn bao lâu nữa….nó “sập?
      Người ta có thể tự sướng, tự xử….
      Nhưng không ai tự thò tay…bóp dế…mình cho nó chạy lên càng cổ cả…
      Vài thước phim đã được cho phép…và chế độ …sập…???

  2. Bạn đọc ở Đức says:

    Cá, ơn ông Andre, cuốn phim rất cảm động, hy vọng các nhà văn nhà báo VN dám dấn thân như ông

  3. Nhân hòa says:

    Việc ông Andre làm là rất tốt, rất hay, rất cần thiết cho đồng bào vn. Còn việc ông treo cờ khi ông mới ngoài 20 tuổi và vào thời điểm CNCS đang trên đà thắng thế thì lúc đó cả triệu người cả tỉ người nhầm, đâu có riêng gì ông.

    Hơn nữa, vờ MTGPDTVN khi đó không phải cờ CS.

    • Petrus Lê says:

      Đồng ý với bạn đều này , nhưng ít lắm ông Hồ ” Tây ” này cũng biết so sánh khách quang xã hội miền nam VN thời chiến tranh và sau thời hậu chiến cho đến nay chứ ….., dù ông ta luôn chứng tỏ là môt người chân thật qua việc làm cũa ông ta về bối cảnh Ngư Dân VN bị Trung Cộng giết hại nhưng người đọc thấy rất rõ ông ta vẫn còn mù như xưa ( thời chã treo cờ ủng hộ phiếm cộng ).
      Miền Nam VN là một xã hội VN non trẻ nhưng lại sinh ra trong chiến tranh …… và em bé Dân Chủ này đã bị bóp mũi chết bỡi những tên đã từng treo khẩu hiệu ” Tự Do báo Chí Hay Là Chết ……. ” những tên đã biểu tình đòi hỏi nhân quyền dân sinh thời bấy giờ trong đó có ông ta ( ước chi những anh hùng thời bấy giờ như Bác Hồ này sẽ treo khẩu hiệu đòi hỏi như xưa ) .
      Nói chung những gì hệ lụy cho đất nước VN ngày hôm nay bác Hồ này phải chịu trách nhiệm một phần nào , kể cả vấn đề Ngư Dân mà ông ta đang làm .
      Việc làm ông ta đang làm ngày hôm nay với tôi không là việc làm khiến ngư dân Vn phải hàm ơn mà chính là việc lam tạ tội cũa ông ta đối với họ /

  4. Hong Vu says:

    Trích:
    “…Tôi xin nói dứt khoát là những nhúm người tâm thần ám ảnh bởi sự phục thù ấy không đáng quan tâm như những lời tuyên truyền vẫn gán cho họ, vả lại đó thường chỉ là cái cớ để người ta cản trở tiến trình dân chủ. Đó chỉ là mấy bóng ma hận thù, nuối tiếc một quá khứ đẫm máu, khoa chân múa tay một cách thảm hại để từ khước sự khoan hòa, hợp tác, liên đới cần thiết. Ở mọi nơi, sự bạo hành của họ – lí do tồn tại duy nhất của họ – đều bị xa lánh. Họ bị cầm cố trong quá vãng. Tưởng cũng nên lưu ý rằng dự tính can thiệp của họ để phá hoại cuộc chiếu phim là cùng chung chiều hướng với việc cấm đoán chiếu phim hồi tháng Mười một 2011 ở Sài Gòn, và cả hai việc chỉ phục vụ cho người hưởng lợi duy nhất: kẻ xâm lược từ Trung Quốc….”
    Thật chán với cáí đầu của anh hai người việt gốc..tây này. Việt cộng ném đá giấu tay đó ông nội! Chúng tôi rất hoan ngênh hành động “phản tỉnh” của một người đã từng cho đám ăn cướp mượn dao giết người và đang tìm cách giúp đở một phần nào cho một số nạn nhân. Thế chừng nào trong phim của ông có cảnh con nít liệng lựu đạn, đàn bà đào hầm chông/đắp mô, du kích giả thầy chùa, biệt động khoác áo bà sơ trong tu viện ở Huế đánh nhau với lính Mỹ?. Những cảnh đó phải được chiếu trước cảnh thảm sát ở Mỹ Lai để dân ta hiểu rõ không có lửa làm sao có khói. Đồng ý là nhiều người ghét ông, đa số dân việt ngày nay đều thù cộng sản nhưng việc làm hiện tại của ông rất đáng khen ngợi. Ít ra nó cũng dạy cho lớp trẽ bài học vỡ lòng là đừng làm chuyện của ông trước đây hại nguyên cả dân tộc người khác vô tử lộ rồi lúc già đi xin tiền…làm đám ma cho họ. Amen!

  5. Dân Chửi says:

    Nếu tôi ở Paris, tôi sẽ đi xem phim và đóng góp tiền vào quỹ để giúp ngư dân VN và cám ơn ông Andre Menras về cuốn phim ấy, cho dù tôi là người chống Cộng rất, rất, rất là cực đoan. Tuy nhiên tôi cũng sẽ hỏi nhỏ ông Menras rằng ông có nghĩ rằng nếu như bọn VC đã thua hoặc không thắng nổi miền Nam VNCH, thì ông chắc cũng không phải mất công mất thì giờ đi làm những chuyện này làm mất lòng các đồng chí cũ của ông, có đúng thế không??? Xin ông Menras trả lời “Oui ou Non”, thế thôi!!!! Có những cái NGU do ông ta hay bọn trí thức cũ theo cộng của miền Nam trước 1975 đã gây ra bao nhiêu hệ lụy cho đất nước VN ngày nay, không thể nào vờ vịt bỏ qua mãi, nếu muốn chung tay tiến lên phía trước. Biết rằng ông Tây Menras không đọc được tiếng VN, góp ý cho ông chỉ là “nước đổ đầu vịt Tây” nhưng kệ, cứ đổ nước lên đầu vịt cho hả dạ!!!!

  6. xoathantuong says:

    “Qua trải nghiệm phong phú này và để kết luận, tôi xin nói là tôi cực kỳ dị ứng với cái bệnh chụp mũ.

    Đã đến lúc thanh tẩy trong ngôn ngữ những cụm từ bụi bặm, sáo rỗng đến mức khôi hài, như hai chữ «phản động» mà còn không ít người hào phóng ném vào mặt người khác.

    Không, điều nguy hiểm nhất, đáng buồn nhất không phải là những nhúm người đã thuộc về quá khứ mà ta có thể gọi chính xác là «phản động».” (André Menras Hồ Cương Quyết)

    Tôi trích ra mấy câu ông viết để thấy ông bị mâu thuẫn. Ông đã “cực kỳ dị ứng với cái bệnh chụp mũ” khi bị chụp mũ, thì đừng dùng “bệnh chụp mũ” chụp lên đầu người khác mới là thuyết phục. Theo tôi hiểu, có lẽ ông chỉ “cực kỳ dị ứng” khi bị chụp mũ nhưng lại “hào phóng” chụp mũ người khác.

    Tôi trái lại, lại không dị ứng với từ “phản động” vì hễ cứ ai nói khác ý với đảng CSVN là họ cho ngay một cái mũ “phản động”. Vì chống lại cái ác của đảng CSVN mà có cái mũ “phản động” thì có gì phải xấu hổ, thưa ông.

  7. Điên says:

    Trích: Tối hôm qua, một trong những người tổ chức đã gọi điện thoại cho tôi biết có những cựu quân nhân VNCH đã hăm dọa. Những người này đòi tôi phải cắt một số đoạn phim, trong đó có đoạn tôi nói về vụ thảm sát Mỹ Lai, bằng không họ sẽ dùng bạo lực để ngăn chặn buổi chiếu. Họ còn đòi trưng cờ VNCH và nói nếu như họ có mặt ở Sài Gòn ngày tôi dương cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì họ đã bắn bỏ tôi rồi. Hết trích

    Xin lổi ông Tây cộng này cái nha. Điên tui xin hỏi ông vài câu sau:
    1- Ông hay người tổ chức cùng ông bảo là có một nhóm cưụ quân nhân việt nam cọng hoà điện thoại cho ông và đòi hỏi thêm bớt hay đề nghị a b c d gì gì đó thì Điên tui sẽ hỏi ông Tây rằng dựa vào đâu ( vật chứng, nhân chứng) mà ông bảo đó lá cựu quân nhân VNCH? Ông chỉ nghe người ta tự xưng thế hoặc đòi hỏi như thế thì ông không có quyền cũng như không có cơ sở để khẳng định. Hãy thí dụ, nếu là bọn Việt cộng nằm vùng, mượn tên mượn tuổi để một đá hai chim thì sao? Điên tui nghĩ là đại đa số quân nhân VNCH đã già, đã quá date, họ thừa khôn ngoan và bầu máu nóng cũng đã nguội theo thời gian và nợ cơm áo. Điên tui không nghĩ hay không thể hình dung được đều ông hay người tổ chức kể là khách quan và có căn cứ.
    2- Trích:Tôi xin nói dứt khoát là những nhúm người tâm thần ám ảnh bởi sự phục thù ấy không đáng quan tâm như những lời tuyên truyền vẫn gán cho họ, vả lại đó thường chỉ là cái cớ để người ta cản trở tiến trình dân chủ. Đó chỉ là mấy bóng ma hận thù, nuối tiếc một quá khứ đẫm máu, khoa chân múa tay một cách thảm hại để từ khước sự khoan hòa, hợp tác, liên đới cần thiết. Ở mọi nơi, sự bạo hành của họ – lí do tồn tại duy nhất của họ . Hết trích
    Nếu đã không biết chắc chắn là quân nhân VNCH thật sự thì những lời trên là những lời xúc phạm. Cái gì là tiếc nuối quá khứ đẫm máu? Không phải ông làm được chút chuyện thì có quyền buông những câu rất ư là chụp mũ này. Ông có chắc không phải là bọn Việt cộng nằm vùng đang giở trò.

    Ông là dân Tây. Ông dù nói được tiếng Việt nhưng Tây vẫn là Tây, Ông hiểu được gì, và hiểu được bao nhiêu về những cái gọi là quá khứ đẫm máu???Ông hiểu được bao nhiêu về quê hương chúng tôi, hiểu được gì về người Việt Nam???

    Điên tui quê ở miền Trung, Quảng Ngãi. Nơi nắng biển mưa nguồn đều có thể nhìn thấy. Nơi mà chiến tranh chết chóc hiện hửu từng giờ. Điên tui vẫn theo dõi và thầm mong cho Ông thành công dù hy vọng rất bé bỏng, vẫn dành cho Ông cảm tình nồng nàn của một người con đất Quảng nhìn thấy có ông Tây mũi lỏ đang chiến đấu vì dân quê mình….
    Cho đến hôm nay…sau khi nghe được những lời này của ông…
    Thật đáng tiếc

  8. Petrus Le says:

    Ông Tây này trước 1975 đã đến Miền nam VN để dạy học , tôi có thể thông cãm vì tho8`i đó ông ta còn trẻ nên ” ăn chưa no lo chưa tới ” vì thế đã ăn phải cái bã ” phãn chiến ” nên không có cái nhìn cục diện 2 phía từ bấy giờ, đặt biệt CS ngoài Bắc thì đang trong bức màng sắt nên có thể cho rằng ông ta có lối nhận xét phiến diện .Tuy nhiên thời gian ông ta đang sống ở mie6`n nam VN chắc chắc ông ta đã chứng kiến rất nhiều bối cảnh máu đổ thịt rơi do CS miền bắc gay ra như : Mậu Thân 1960 chỉ Thừa Thiên Huế thôi đã hơn 7000 bị CS giết hại , Đại Lộ Kinh Hoàng năm 1972 , trong nam thì có vụ CS pháo kích chết nguyên một trường tiểu học ở Cai Lạy v.v..
    Sau 30-4-1975 chắc chắn một đều ông ta thấy rất rõ đó là xã hội miền nam dưới thời VNCH và một đất nước VN sau 1975 cho đến nay xã hội nào tự do hơn, nhân bản hơn chứ …… ,
    Tất cã những vấn đề đất nước và Dân Tộc VN đang hứng chịu đó là HỆ LỤY phát xuất từ cái Đãng Chó Chết mà ông ta đã và đang bênh vực kể cã vấn đề Ngư Dân VN đã và đang xãy ra .
    Nói chung ông Tây này chỉ là một người ưa làm nổi chứ chã có cái TÂM gì cả, vì người có TÂM là người biết nhận thức được những gì hệ lụy do chính mi`nnh gây ra trực tiếp hay gián tiếp .

  9. Khanh Huynh says:

    Tôi không phủ nhận công lao của anh cố gắng tuyên truyền để gây quỹ giúp đỡ ngư dân nghèo bị đồng chí lớn “4 tốt” của anh cướp bóc trên biển đông.
    Thế nhưng, anh là người cầm cờ GPMN tiến vào Saigon hổ trợ đàng cộng phỉ chiếm trọn miền nam VNCH mà anh không hiểu từ “phản động” của đảng anh thì tôi lấy làm tiếc quá!
    Đảng của anh đả và đang vận động bán trọn gói nước VN cho đồng chí lớn “4 tốt” mà anh lại đi khui ra thì anh chính là phản(vận)động rồi, chứ còn càm ràm gì nửa!.
    À bientôt André.

  10. Lamson1972 says:

    Thưa ông Hồ VC,

    Cái nhúm người mà ông gọi là phản động , tâm thần, cản trở tiến trình dân chủ , là bóng ma hận thù , nuối tiếc quá khú đẩm máu… đó chính là nhũng người đã tiên phong bắn vào tàu Trung Cộng tại Hoàng Sa. Lịch sủ VN sẽ lưu danh muôn thuỞ. Còn cái chính quyền, chính phủ mà ông Hồ VC đã ủng hộ đã lợi dụng tu cách người Pháp để treo cỏ VC đó đã , đang và sẽ bán nốt những gì Tổ Quốc VN còn lại. Ông có nghe nhạc sĩ Việt Khang hát không ” Thế giớí nầy sẽ không còn Việt nam” . Đấy, ông đã cộng tác với phỉ quyền VC bây giờ chỉ làm một cuốn phim mà ông bày đặt giở giọng xấc láo chửi rủa.

    Nhũng người mà ông đã dùng nhũng chữ VC để thóa mạ đó, họ không làm phìm Hoàng Sa Trừong sa như ông mà họ đã trực diện chiến đấu cùng bọn Tàu cộng và giờ đây họ đã và đang tranh đấu cho Hoàng Sa và Trường Sa bằng nhiều cách. Biểu tinh chống Tàu , tẩy chay hàng hóa Tàu , làm nhiều nghiên cúu để chúng minh HSTS là của VN, Họ đã gửi kháng thư và tài liệu nghiên cứu lên Liên Hiệp Quốc và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Tây Phương. Chỉ một cuốn phim được làm qua sự chấp thuận của phỉ quyền CS thì nghĩa lý gì mà ông lớn lối dzậy ông Hồ bưng bô cho VC.

    Không cùng lý tưởng nhưng cùng mục tiêu tranh đấu thì cần gì phải chủi bới . Tại sao phim về Trường Sa Hoàng sa mà có vụ Mỹ Lai trong đó? Nó có dính líu gì đến thằng Tàu không hở ông Hồ VC? Tại sao trong cuộn phim HS TS của ông không có Huế trong Tết Mậu Thân , Không có cảnh hằng trăm nghìn đồng bào VN đã bị Trung Đoàn pháo Bông Lau VC sát hại. Không có cảnh hằng chục ngàn đồng bào bị pháo của VC tàn sát tại Suối Tàu Ô , An Lộc. Tại sao không có cảnh Hằng trăm em nhỏ học sinh đã ngã gục vì đạn pháo của VC tại Cai Lậy , Song Phú Tỉnh Mỹ Tho.

    Bàn tay ông Hồ VC đã nhuốm quá nhiều máu của đồng bào miền Nam chúng tôi. Bây giờ chỉ một cuốn phim ông nghĩ là sẽ xóa sạch nợ máu đó sao?

Leave a Reply to Điên