WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những cảm nghĩ về nền ngoại giao của Việt Nam hiện nay

Cuộc chiến tranh Mỹ Việt đã qua đi từ năm 1975 nhưng đúng hơn là từ năm 1973 khi mà Hoa kỳ nhận thấy không còn lý do để hiện hữu quân đội trên đất nước này bằng vũ khí và họ đã nối lại quan hệ bang giao hai nước ngay từ những năm1982 với những cố gắng của chính những tù binh, các phi công Mỹ và các quan chức Mỹ vốn am hiểu Việt nam và có duyên nợ với đất nước này. Ông MC Cain và bao nghệ sỹ khác  và vị Tổng thống Mỹ Clinton  và phu nhân của ngài là những người có con mắt nhìn xa trông rộng là những người phải nói đến trước tiên. Từ đó quan hệ hai quốc gia càng nhanh chóng phát triển đam hoa kết trái mặc dù nhiều lúc vẫn có những hu hi và thực sự chưa lấp hết chỗ trống của nghi kỵ. Nhưng quyền lợi tối thượng của cả hai nước, của nền hòa bình trong khu vực và thế giới đã đưa họ xích lại gần nhua hơn và chiếc hố ngăn cách đã thực sự bị lấp đầy nhưng chưa thực phẳng phưu còn phải cần gia công đập nền bằng phẳng đặt gạch đẹp rồi trải thảm. Rồi các chuyến đi của các vị bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, chuyến đi của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt nam tới Mỹ từ mấy năm qua đã là những bằng chứng đánh dấu son cho mối quan hệ đó.

Như nhiều nhà ngoại giao quốc tế đã đánh giá nền ngoại giao Việt nam thực sự chuyên nghiệp và giầu kinh nghiệm rất uyển chuyển bậc nhất rất đáng được xếp trong các nền ngoại giao trên thế giới hôm nay nếu nhìn trên mặt đối ngoại. Sự kiện quốc hội Việt nam dần như là tất cả đã biểu quyết thông qua luật biển là đỉnh cao của công tác ngoại giao theerhieenj tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền đảo biển của Việt nam trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất.

Vừa qua các nhà ngoại giao và chính khách Nhật và Hoa kỳ và châu Âu đã đánh giá cao nền ngoại giao Việt nam ở mấy mặt sau đây:

Các chính khách Mỹ và Nhật cho rằng “ngoại giao Việt nam rất chuyên nghiệp và điêu luyện biết vận động theo mọi tình huống hoàn cảnh của thế giới hôm nay nhất là đối với Trung quốc về vấn đề biển Đông”.  “Việt nam đã khôn ngoan đưa vấn đề đàm phán hai nước từ đơn phương sang đa phương và quốc tế khiến Trung quốc bị động đối phó một cách lúng túng”.

Dư luận cũng đánh giá rằng chỉ khi Trung quốc gia tăng việc bành trướng lãnh thổ lãnh hải, đầu tư phát triển mạnh mẽ quân đội một cách quá mức đồng thời gây hấn xây dựng các đảo Hoàng sa và Trường sa đã chiếm được của Việt nam, thách thức vai trò cường quốc của Hoa kỳ,  muốn thâu tóm toàn bội biển Đông trong cái gọi đường lưỡi bò gây mất an ninh hàng hải quốc tế, bãi bỏ các quyền lợi chính đáng của các quốc gia đi lại trong khu vực đầy quan trọng này thì nó chính như một sợi dây thắt chặt hơn hai quốc gia này. Việc hàng loạt tầu chiến vào cảng vịnh Việt nam thăm và sửa chữa, các chuyến thăm quan giao lưu của  lực lượng hải quân hai bên và chuyến đi của ngài Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cùng Ngài Nghị viện Hoa kỳ Mc Cain tới Việt nam đã làm cho bầu không khí hai nước được đặt móng cho một quan hệ tầm cao mới. Phía Mỹ và thế giới đánh giá rất cao vai trò cầu nối của Việt nam trong quan hệ Mỹ-Miến điện. Chính Việt nam đã là chất xúc tác quan trọng để hai quốc gia này xích lại gần nhau và bắt tay nhau để có kết cục ngoạn mục như ngày nay.  Chính phủ  Hoa kỳ và quốc tế đã ghi nhận cảm ơn Việt nam về sự giúp đỡ quý báu đó. Các nghị sỹ Nhật, Hàn quốc đã công khai khuyên chính phủ họ nên học tập Việt nam trong ứng phó với Trung quốc và trong quan hệ quốc tế đa phương. Nhưng dư luận cũng lại hỏi rằng tại sao quan hệ Việt nam và nước Cộng hòa nhân dân Triều tiên có mối quan hệ đặc biệt như vậy lại không thể  đưa hai quốc gia này đến gần nhau hơn để có một Miến điện mới ở khu vực bán đảo Triều tiên?

Người Triều tiên và cả thế giới biết rất rõ Trung quốc luôn xiết chặt vòng tay cương tỏa quốc gia này vừa dùng viện trợ kiểu hà hơi đủ thoi thóp vừa muốn quốc gia này thành người hy sinh chống lại Hoa kỳ cho quyền lợi của chính họ. Mặc dù Nga cũng có quan hệ với Bắc Triều tiên sâu đậm nhưng không phải trong chuyện nhạy cảm này họ lại có thể đóng vai trò như Việt nam được vì mối quan hệ Nga Trung giữa hai cường quốc nhiều của nhiều tiền và lợi ích lớn đem lại nên rõ ràng người Triều tiên không thể đặt trọn niềm tin vào sứ giả hòa bình này. Việt nam và Triều tiên có hoàn cảnh tương tự giống nhau, cùng bị Trung quốc đối xử như một nước chư hầu kiểu phong kiến  đại Hán. Vì thế, họ dễ thông cảm với nhau hơn. Miến điện cũng có phần hao hao như vậy nhưng không được như Việt-Triều mà chiếc cầu Việt nam bắc qua để họ hòa nhập vào cộng đồng thế giới rất ngoạn mục hôm nay thì hoải tại sao Bắc Triều Tiên với Mỹ lại không thể đi đến quan hệ cải thiện và phát triển tốt?

Dư luận cho rằng, nếu Việt nam và Mỹ muốn cô lập Trung quốc thì không gì hơn, Việt nam có quan hệ gắn bó với người Triều tiên đây là cơ hội để Việt nam lấy kinh nghiệm vấn đề Miến điện để áp dụng với Triều tiên. Triều tiên biết rất rõ họ bị Trung quốc biến mình là công cụ cho chính họ nhưng họ không sao gỡ ra được vì Mỹ không biết cách đối xử. Việt nam rất có uy tín vối đôi bên để làm việc này có lợi cho mình và cho khu vực này và cho hòa bình thế giới đồng thời cũng là đèn ơn trả nghĩa người Triều tiên đã hào hiệp giúp mình khi khó khăn nhất.  Chắc chắn việc này sẽ thành công. Dư luận thế giới tuy không nói ra nhưng không đòng tình với sự hành xử thiếu ngoại giao như vừa qua của Mỹ và Nam hàn khi người lãnh đạo mà nhân dân Triều tiên yêu quý đang nằm xuống và nhất là lại lấy cờ quốc gia họ làm mục tiêu bắn đạn thật tập trận. Điều đó là phản cảm nếu không nói là phản tác dụng chỉ làm cho họ căm thù hơn và đẩy họ vào con đường đối chọi một mất một còn, giúp Trung quốc thắt chặt hơn sợi dây trói buộc quốc gia này phụ thuộc vào chính họ. Đó là việc làm không khôn khéo.

Người Việt nam có câu: “Chớ dồn anh hùng vào đường cùng” là ở nghĩa này, việc Bắc Triều tiên tuyên bố thề sẽ là cường quốc hạt nhân để bảo vệ chủ quyền của mình và danh dự  thì Hoa kỳ nên biết là không có thể vượt qua ranh giới đỏ này được nữa đó là chưa nói đến sự không khôn khéo và thất bại hay bất lực về ngoại giao. Vậy ai là người mà Hoa kỳ trông mong nếu không phải là Việt nam? Vì thế nếu Việt nam dứng ra làm vai trò trung gian để thương thuyết giữa Mỹ và Bắc Triều tiên thì chắc chắn sẽ đem lại sự đổi thay lớn và tương lai cho nền hòa bình ở khu vực này sẽ được vãn hồi.

Nhưng vấn đề Việt nam trong quan hệ ngoại giao quốc tế thì ngoạn mục và thành công như vậy nhưng trong đối nội thì quả chưa tương xứng cần phải xem xét chỉnh hướng lại. Cụ thể là trong đối xử hành xử với chính đồng bào của chính mình. Việc tất cả đầu tư vào Hà nội một cách quá đáng gây nên quá tải và ứ thừa, lãng phí chẳng khác gì cơ thể phải ăn no quá thể chẳng có ích lại sinh thêm bệnh tật như bụi, bẩn, ô nhiễm, ách tắc giao thông, nóng nực và sau cùng là giết chết môi trường truyền thống, kiến trúc cổ kính của kinh đô đẹp đẽ một thuở này. Vì túi tiền ngân sách có hạn nên khi tập trung vào đây thì lại cắt xén nơi khác nên người ta cho rằng đã xem nhẹ phát triển cải thiện đời sống và kinh tế văn hóa ở các vùng sâu vùng xa đã không giúp họ phát triển kinh tế còn đem nhà máy, công xưởng  độc hại lên đó làm hỏng môi sinh, phá rừng ngăn suối làm cho không những kinh tế địa phương ở đây mà cả quốc gia lao đao lại còn làm lòng tin yêu của nhân dân bị chững lại trong ánh mắt ướt mờ tủi thẹn như bị đối xử hắt hủi.

Lại nữa, đất nước trong cơn khó khăn và cả trong hoàn cảnh ngày nay người nông dân nghèo sống bằng nghề trọng trọt thì Nhà nước đã như chỉ chú trọng việc xây dựng, mở rộng các thủ đô và các thành phố lớn, rất nhiều quan chức đạo đức kém, đã lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng thu túm cướp đoạt đất đai của dân, mua bán áp giá bất bình đẳng, làm họ thành người mất ruộng, phút chốc trắng tay, thậm chí đi đẩy vào con đường cùng phải tự chế tạo và dùng vũ khí chống trả gây dư luận bất bình trong cả nước ảnh hưởng đến uy thế quốc gia.

Mặt nữa những ý kiến đóng góp rất xác đáng của các vị công thần đáng kính như Đại tướng võ Nguyên Giáp, tường Đồng Sỹ Nguyên v.v…và đặc biệt của những nhà trí thức hàng đầu có tên tuổi ở Việt nam đã bị xem nhẹ và nhiều khi còn bị bỏ qua. Bài học về vấn đề Bauxits ở Tây nguyên, để cho nhà thầu Trung quốc thao túng, phá rừng cà phê, cao su và các cây xanh quý, lá phổi Tây nguyên nay thành sơ xác. Đó là chưa kể đến việc bán rừng gần biên giới hay việc cho người Trung quốc nuôi trồng thủy sản ở các vịnh, cảng, đưa công nhân lao động phổ thông sang làm việc ở các nhà máy nhiệt điện, làm xi-măng như ở Tràng kênh Hải phòng v.v…tạo các lỗ hổng về an ninh quốc phòng, hủy hoại môi sinh đang làm nhức nhối lòng người. Mỗi ngày qua đi càng thấy những góp ý của mọi tầng lớp nhân dân, của các vị tướng lĩnh và của các nhà trí thức Việt nam là đúng đắn, có giá trị không thể chối bỏ. Mọi người càng ngậm ngùi hối tiếc và nghĩ về cố thủ tướng Võ Văn Kiệt một tấm lòng gần gũi nhân dân, vì dân và kiên quyết bảo vệ đất nước bằng mọi giá. Tấm gương đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời vì nước vì dân ngay khi già yếu nằm trên gường bệnh vẫn lo lắng về Tây nguyên đáng để cho chúng ta phải kính phục noi theo.

Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua phải đích thân đến tận cơ sở để tháo gỡ, chữa cháy các hậu quả mà một số cán bộ huyện, thành phố gây ra đã cho thấy một tình trạng phổ biến hiện nay là: “nhiều quan chức ở một số cấp tỉnh, thành phố vì lợi ích cá nhân, vì lòng tham, vì đạo đức yếu kém đã bất chấp quyền lợi của đất nước, lợi ích và an ninh quốc gia mà làm bừa, trái cả pháp luật hiện hành, đẩy người dân nhiều khi vào con đường cùng mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước.”

Dư luận trong và ngoài nước đang cảnh báo việc Trung quốc biết những người dân yêu nước nhất là các trí thức Việt nam đang kiến nghị với Đảng và Nhà nước về cảỉ cách dân chủ và quyền người dân, họ chính là những người luôn luôn biết cảnh giác và có thái độ phản ứng mãnh liệt về việc Trung quốc bành trướng xâm chiếm đảo biển của Việt nam. Bắc kinh đang mua chuộc một bộ phận người Việt cực đoan ở Mỹ, Úc kể cả “đầu gấu” để phá hoại sự hòa giải hòa hợp dân tộc, khoét sâu mâu thuẫn hận thù . Họ biết rằng nếu đồng bào trong và ngoài nước một lòng, đất nước phồn thịnh thì đó là sự cản trở rất lớn cho sự bá quyền bành trướng của chúng xuống phía Nam. Họ đang lo sợ mối quan hệ Mỹ Việt đang trên đường tiến tới ở tầm mức cao, là sức mạnh vĩ đại ngăn họ thực hiện mộng bá quyền biển Đông vì thế họ xúi giục những phần tử này phá hoại xu thế xích lại gần nhau của hai quốc gia này. Đây là vấn đề mà cả Hoa kỳ và Việt nam chắc chắn phải cảnh giác đối phó.

Một mặt nữa, nhiều người Việt nam ở nước ngoài do vì sân hận chưa được giải tỏa, nên rất dễ mắc mưu chúng, nhiều khi chúng còn xúi giục họ hô hào lật đổ nhà nước Việt nam bằng bạo lực trong khi đó lại đưa bộ đội và tầu chiến ra Hoàng sa và Trường sa xây các căn cứ quân sự, xâm lấn đảo biển của nước ta.  Những anh hùng kiểu Lý Tống là một điển hình cần phải xem xét đánh giá đúng.  Vì thế 37năm cuộc chiến đã qua mà việc hòa giải dân tộc vẫn như không được cải thiện bao nhiêu. Đây là việc rất cần làm hiện nay của người Việt nam. Trong khi đó người Trung quốc thì khác hẳn, người Hongkong, người Đài loan đã như không còn lằn ranh trong lòng họ.  Người Hoa ở khắp mọi nơi đã có vai trò to lớn trong việc đóng góp sức người, sức của và trí tuệ cho đại lục hôm nay. Đó cũng là do chính sách ưu đãi của nhà nước Trung quốc đối với Hoa kiều của mình. Người Việt nam tại sai lại không làm được điều, hố ngăn cách vẫn còn quá lớn sự mặc cảm, lòng sân hận vẫn không phai nhạt? Điều này phải nên tìm hiểu đến ngọn nguồn của nó.

Trước tiên người ta phải công nhận  là chính sách đoàn kết dân tộc là rất hay nhưng vẫn chỉ là trên giấy và trong lý thuyết.  Nếu đã nói Việt kiều là một bộ phận không thể thiếu được của dân tộc Việt nam thì tại sao nhà nước hô hào kiều bào về nước tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng trong thực tế chưa mấy ai bỏ tiền mua đất mua nhà được đứng tên? Các rào cản pháp lý vẫn còn hiện hữu một cách vô lý? Như vậy bà con đều có thể nghĩ họ vẫn là công dân thứ hai hay thứ ba? Đó là việc làm không có sự bình đẳng, thiếu sự thuyết phục và là một trong các nguyên nhân tác thành hố ngăn cách họ với đất nước.

Mặt nữa những ý kiến của Việt kiều thẳng thắn có trách nhiệm đóng góp mỗi dịp nhà nước ta đầu năm tổ chức họp mặt giao lưu nhưng không được tiếp thu một cách đứng đắn, hầu như là bỏ ngoài tai.

Nhà nước Việt nam cũng nên xem xét lại, mỗi khi đồng bào thấy Trung quốc có hành động lăm le bành trướng thế lực xuống phía Nam, xâm chiếm đảo biển, chèn ép ta quá quắt như ngăn cản các công ty nước ngoài tham gia thăm dò dầu khí và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt nam. Họ đã bất bình sâu sắc và tham gia biểu tình trong trật tự bất bạo động thì đều bị cho là phản động? Bị bắt hay bị làm phiền phức. Như vậy có cơ hội để những người có tâm địa xấu, với động cơ chính trị lại được các thế lực khác kể cả Trung quốc triệt để lợi dụng để phân ly, đào sâu mâu thuẫn, bới lại hận thù nên phải thú nhận rằng chính sách đoàn kết toàn dân xóa bỏ hận thù đã không thành công. Đất nước thống nhất mà lòng người chưa thống nhất. Nhà nước ta cũng cần thấu tỏ không phải ai tham gia vào chế độ Việt nam Cộng hòa xưa đều là phản động, đối kháng và có ý đồ lật đổ chế độ mà đa số họ là những người có ý thức gắn bó với đất nước và luôn hướng về đất nước mình nhưng như nói ở trên họ sống ở nước ngoài quyền với sự tự do và quyền con người được tôn trọng, bình đẳng, vì thế những khiếm khuyết còn lại đang biểu hiện ở trong nước họ bức xúc và khi góp ý với Nhà nước chẳng được tiếp thu nên bất bình sâu sắc. Nếu gạn đục khơi trong, lắng nghe ý kiến một cách công tâm thì trong đó chứa đựng cả một bầu nhiệt huyết yêu nước và đầy trách nhiệm với đất nước và dân tộc của mình.  Các nhà lãnh đạo Nhà nước Việt nam rất nên lắng nghe các ý kiến quý báu đó.

Nhưng cũng phải nói là Trung quốc nay đang tìm cách triệt để khơi sâu mối hận thù dân tộc qua những người thiếu sáng suốt và lòng sân hận vẫn chưa nguội. Vì nhớ nghĩ nhiều về quá khứ, chẳng nhìn về tương lai nên nhiều khi các nhà lãnh đạo Việt nam, các đoàn ngoại giao đến thăm để giao lưu họ hay bị kích động hành xử không đúng mức. Vì thế nếu có những Lý Tống xuất hiện trong cách giao tiếp thì hố ngăn cách vẫn khó lấp được. Chuyện  thầy Nhất Hạnh trước đây về Việt nam hay ông Bùi Tín vừa qua mà báo chí đưa tin khi chẳng ngại đường sá xa xôi, lặn lội sang Mỹ vừa qua để kêu gọi xóa bỏ hận thù đoàn kết dân tộc đã bị đáp trả một cách thô bạo gây đau đớn thêm trong mỗi người Việt nam. Chuyện khi xưa ông Nguyễn Tấn Dũng hay các nhà lãnh đạo Việt nam sang Mỹ có tổ chức giao tiếp với đồng bào ta bị phản đối và có người không sáng suốt, nhẹ dạ bị xúi giục hành động liều lĩnh hành hung nên đã phải vào tù đó là kết quả của những việc làm không đáng có.  Nay vẫn có người đã mắc mưu Trung quốc nay đang muốn làm vật cản, tìm cách ngáng chân mối bang giao Mỹ Việt v.v…cá biệt còn có người hô hào lật đổ chế độ khi mà kẻ thù đang ngày đêm nhóm ngó đe dọa xâm lược nước ta. Những việc là không  sáng suốt, nó vô hình trung gây lợi cho kẻ thù và chỉ làm vui lòng Trung quốc mà thôi.  Nhà nước Việt nam cũng nên tôn trọng là lắng nghe những ý kiến của cá nhân hay tồ chức quần chúng, của các nhà tri thức về mọi vấn đề của xã hội và chính trị đất nước hiện nay coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân yêu nước.

Tóm lại:  nền ngoại giao Việt nam hôm nay thành công rực rỡ trên mặt đối ngoại nhất là đối sách với Bắc kinh và quan hệ hữu nghị Mỹ Việt Ấn Việt, Nhật Việt v.v…Bạn bè Việt nam ngày càng rộng lớn nhưng mặt đối nội vẫn chưa tương xứng. Trước một Trung quốc hiếu chiến và đầy tham vọng muốn nuôi sức dân, tạo sức mạnh tổng hợp toàn dân thì cần phải có sự điều chỉnh cải cách. Ngoại giao rõ ràng phải có sự cân bằng trong và ngoài để sức bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải đảo biển của Việt nam.

Những lời chân thành trên đây có thể có những điều làm cho bạn đọc, hay những người lãnh đạo đáng quý của Việt nam chưa hài lòng. Nếu có gì chưa tròn chĩnh thì xin quý vị hết sức thông cảm vàì nó được xuất phát từ tấm lòng luôn hướng về dải đất chữ S và đồng bào thân yêu.  Cuối cùng rất mong được sự đáp ứng trong tình đồng bào Việt nam cùng giòng máu Lạc Hồng.

Ngày 26 tháng 6 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

5 Phản hồi cho “Những cảm nghĩ về nền ngoại giao của Việt Nam hiện nay”

  1. danoan says:

    Bài viết còn nhiều mặt phiến diện nhận xét một chiều, ý kiến chủ quan của tác giả có lợi cho bọn buôn dân bán nước hiện nay.

  2. nguenha says:

    “như nhiều nhà ngọai giao quốc-tế dã dánh giá nền ngọai gia VN thực sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm
    rất uyển chuyển bậc nhất,rất dáng dược xếp trong các nền ngọai giao thế giới hôm nay…”Ông Nguyễn Hòang Hà còn tiếp:”nếu nhìn trên mặt dối ngọai”.Dã là “ngọai-giao” không là Dối ngọai là gì nữa?? Nôi cái chuyện
    “lẩm-ca-lẩm cẩm”cũng dủ nói lên” caí nền ngọai giao”mà thiên hạ,có người dã ví von la”Dao-ngọai”!!Đi vay
    vay mượn Chủ nghĩa ngọai lai, dem về giết Dân tộc,không là Dao-ngoại là gì nữa?? Một kẻ chuyên “Dâm thuê,chém mướn” mà bảo có “nền ngọai giao đứng vào hàng ngủ của các nước Văn-minh,dó là chuyện lạ!!
    “chúng ta đánh Mỹ ,là dánh cho Nga và Tàu”(Lê-Duẩn),không là dâm thuê,chém mướn là gì nửa??Muốn biết”nền ngọai giao CHXHCNVN”như thế nào,hãy nhìn mấy vị Lãnh dạo nhà nước di ra nước ngòai thì biết.Một Võ chí Công,chủ tịch nước ,dọc diễn văn bằng tiếng Việt mà còn ấm-a,ấm-ớ,tại Hội nghị Á-Phi ,Nam-Dương thuở nào.Một Phan văn Khải cầm tờ giấy vừa dọc,vừa run trước mặt TT Bush(Mỹ),chưa muối mặt sao,mà còn ca bài ca-con-cá.! Hàng năm tại Hanội dều có buổi họp các nước tài trợ cho VN.
    Sau buổi họp,báo chí hỏi Dại sứ Thuỵ-Diển cảm tưởng buổi họp:,vị dại Sứ trã lời:”Năm nào họ cũng xin
    thêm cả! Một nền ngọai giao “di ăn xin” là chính!! Đã ngữa tay ăn-xin thì không còn gì dể nói nửa!!

  3. NGÀN KHƠI says:

    THỰC TRẠNG NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM HIỆN GIỜ

    Trước tiên cách đây nhiều thập kỷ, TQ lần đầu tiên đã đưa ra một chính sách ngoại giao nhằm tuyên bố phạm vi lãnh hải của họ với ý đồ muốn mở rộng tới đâu sau này. Chính sách ngoại giao của VN khi ấy, qua cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã được cụ thể hóa qua Công hàm 1958. Kết quả đến năm 1974, TQ đã đánh chiếm Hoàng Sa của VN, mà cho đến hiện giờ, VN đành chịu bất lực, chỉ có tuyên bố phản đối các việc làm tiếp theo sau của TQ mà không thể nào đòi hay chủ động thu hồi lại được hải đảo này. Đến nay thì VN đã lên tiếng nhiều lần trên thế giới phản đối TQ bắt ngư dân mình đòi tiền chuộc, xây dựng cơ sở trên các đảo HS, TS của VN, nhưng TQ vẫn không hề lùi bước. Mỗi hữu hảo của hai bên vẫn tiếp tục phát triển nếu không nói chẳng bị hề hấn gì. Đến gần đây nhất TQ cắt cáp tàu thăm dò của VN, VN cũng một mực phản đối, nhưng sự việc vẫn chẳng có lỗi ra nào cụ thể. Rồi mới nhất, TQ lại tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa của họ ngay trên lãnh thổ VN, tức được họ gom chung cả hai quần đảo TS, HS của Việt Nam vào mà đặt tên ngược ngạo như vậy để nhằm hợp thức hóa việc xâm lấn và tiếp tục mở rộng xâm lẫn. Cụ thể họ đã tuyên bố mới thầu 9 lô khai thác dầu khí hoàn toàn nằm trong lãnh hải VN, cách bờ biển VN gần nhất chỉ trên 50 km, trong khi phạm vi lãnh hải của biển VN là 200 hải lý mà mọi nước đều nhận thấy. Như vậy có nghĩa nền ngoại giao của TQ là nền ngoại giao phục vụ ý đồ xâm lăng, trong khi đó nền ngoại giao VN cho tới nay quả thật chỉ mới là nền ngoại giao tự vệ còn mang đến tính cách thụ động, chẳng khác gì như nền ngoại giao đang bị thu hẹp lại dần để chờ nền ngoại giao của TQ đang càng ngày càng lấn tới một cách đầy tham vọng, ngang ngược và hoàn toàn không có hạn chế hay giới hạn. Rõ ràng cứ xem đó thì đã thấy được ngoại giao TQ đang là ngoại giao đe dọa, ngoại giao dựa trên sức mạnh vũ lực, ngoại giao mang tính cách xâm lược có tính toán. Ngược lại ngoại giao VN đang có vẻ chỉ dậm chân tại chỗ, chưa có lối ra cụ thể, tích cực, rõ ràng, hay hiệu quả nào trước ý đồ bá quyền cứ càng ngày càng hết sức nguy hiểm và đầy tính bất chấp về mọi mặt của TQ.

    NON NGÀN
    (04/7/12)

  4. Huong Nguyen says:

    Khá hơn ông Nguyễn Hữu Liêm, Ông Nguyễn Hoàng Hà nói rất rõ ông là ai, ông đang ở đâu và ông nói cái gì. So với ông Trần Bình Nam, nhiều người vẫn không chịu hiểu ông là ai, ông đang ở đâu và ông đang nói cái gì!

  5. Nguyễn Hà Huy says:

    Có lẽ chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là cương vị dễ chuyển hướng về phía dân chủ cho đất nước tốt nhất hiện nay . Thủ tướng mà hy sinh quyền lợi bản thân vì Dân tộc , sẽ là chính khách được ghi công trong lịch sử nước nhà . Thời thế đã thay đổi , nếu biết cách làm thay đổi như Myanmar thì đẹp đẽ vô cùng cho nhà nước , cho Đảng CS , cho Nhân dân và tất nhiên cho cả gia đình ông . Mong rằng những người trên các cương vị có thể làm thay đổi cục diện sớm nhận ra để chuyển hướng đi cho Dân tộc khỏi sự u mê về chủ thuyết hoang tưởng mà nhiều nước Đông Âu đã đoạn tuyệt vào những thập kỷ 90 , thế kỷ trước . Mong lắm thay , một sự tỉnh táo cho bản thân khỏi bị trả thù khi đất nước phải có sự đoạn tuyệt với chủ thuyết Mác -Lê lạc hậu , lỗi thời .

Phản hồi