WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn

Thất bại của hội nghị các bộ trưởng Asean tại Diễn đàn khu vực tại Campuchia tuần vừa qua được coi là cái tát của PhnomPenh đối với các nước Asean nói chung và các lãnh tụ Việt nam, vốn từng là người đồng chí thân thiết của Thủ tướng Hunsen nói riêng. Điều này được thể hiện qua việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh công khai bày tỏ sự thất vọng về kết quả hội nghị này, cho dù cũng dự đoán tình hình như vậy, và cũng không bất ngờ lắm khi nói rằng “Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có một tuyên bố chung, vì thế rất là thất vọng.”, khi hội nghị không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến trình đàm phán, thảo luận.

Nguyên nhân chính việc các bộ trưởng ngoại giao Asean không ra được tuyên bố chung là vì Campuchia, nước chủ tịch luân phiên năm nay của Asean, không đồng ý đưa vào phần nói tới tranh chấp biển Đông với Trung Quốc của một vài nước Asean. Trong lúc chính quyền Philippines muốn ghi tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại bãi đá Scarborough, còn Việt Nam cũng yêu cầu ghi vào cáo buộc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế vào trong bản Tuyên bố chung. Đáng tiếc những đề nghị của các bên nói trên đã bị Campuchia, trong tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN bác bỏ. Bất chấp các đề nghị thỏa hiệp, khi Philippines và Việt Nam không thể thuyết phục Campuchia, đến lượt Indonesia và Singapore kêu gọi có thỏa hiệp, song các hai bên đều không thay đổi ý kiến, và cuối cùng Campuchia quyết định là Hội nghị sẽ không có được tuyên bố chung. Sự việc này được đánh giá không chỉ là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN, mà nó đã lộ mặt Campuchia như là một “con ngựa kìm bước” giúp Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc sẽ càng khó khăn hơn. Và đây cũng là dấu hiệu bó lúa (biểu tượng của) Asean không còn chặt chẽ nữa, nhưng nếu xem xét kỹ thì mới hiểu đó là bản chất thực của bó lúa ASEAN, và do vậy chúng ta nên coi chuyện này là bình thường.

Không chỉ ở Việt nam, dư luận tại Campuchia hiện nay về hội nghị Asean vừa qua, trừ các báo chí do Nhà nước kiểm soát, hầu hết đồng ý với quan điểm của các nước Asean khác rằng Campuchia đã làm hỏng việc của Asean. Hành động đứng hoàn toàn về phía Bắc Kinh của Phnom Penh trong hội nghị Asean vừa qua ‘là một phản ứng rất mạnh của Campuchia đã khiến Việt Nam sửng sốt. Người Campuchia nhận xét “Chính quyền đã quay một vòng 360 độ đối với Việt Nam” và họ cho rằng “Đây là thất bại ngoại giao của Việt Nam đối với Campuchia.” với lý do Campuchia đã bị Trung quốc nắm đầu. Lo ngại về gánh nợ cho thế hệ tương lai, nghị sĩ đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy nhận định Phnom Penh đang phải trả giá cho gánh nặng nợ nần ngày càng cao này khi Phnom Penh thường phải phát ngôn như một người phát ngôn của Bắc Kinh.

Báo chí nước ngoài cũng cho rằng Trung quốc cậy có tiền để gây sức ép lên nước chủ nhà Campuchia, đồng thời họ phê phán chủ tịch hội nghị đã bán danh dự của mình như thế là không chấp nhận được. Nhưng những người tham gia đàm phán thì cho rằng, họ cũng dự đoán tình hình như vậy, và họ cũng không bất ngờ lắm. Đáng chú ý là trong quá trình đàm phán, lần đầu tiên vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các thành viên Asean và một nước thứ ba gặp sự cố như vây. Tuy nhiên tại hội nghị, Campuchia đã không cản được các nước nói về Biển Đông và Trung quốc cũng không cản được việc sẽ phải nói chuyện với tất cả các bên về vấn đề này. Nhưng chủ tịch của hội nghị thì đã có thể làm được một việc gì đó, đó là sự chọn lựa giữa hai cái xấu, một là ngăn cản việc các nước khác nói về tranh chấp hoặc bẻ cong cuộc họp (theo ý TQ), hai là không đề cập đến tranh chấp trong thông cáo chung (ý của chủ nhà), thì nước chủ nhà Campuchia đã chọn cái xấu ít hơn là cái xấu thứ hai.

Trên thực tế, mặc dù trước hội nghị Asean thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những cuộc tiếp xúc với Campuchia ở cấp cao, nhưng phía Trung Quốc ngoài việc đã gửi các phái đoàn quân sự cấp cao sang nói chuyện trực tiếp ở Phnom Penh mà còn đi kèm đó là viện trợ vài chục triệu USD, không kể tới khoản viện trợ không điều kiện khoảng 2 tỷ USD trước đó cho chính quyền PhnomPenh. Mặt khác ban lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền của họ đã dự liệu trước về động thái này của nước chủ nhà Campuchia. Nhưng kết quả hội nghị Asean vừa qua như một cử chỉ cho thấy chính quyền Campuchia rõ ràng chọn đi với Bắc Kinh chứ không đi với Hà Nội. Hay nói một cách khác, khi tình thế quốc tế đã thay đổi và bây giờ chính quyền Campuchia đã rất thực tế, khi quyết định chỉ ngả theo ai giàu mạnh mà thôi. Điều đó đã làm cho không ít người Việt nam tức giận và cho rằng chính quyền Campuchia đã bộc lộ bản chất thật của người Kh’mer là ăn cháo đá bát, họ đã quên công lao của người Việt nam đã hy sinh biết bao nhiêu máu xương để giải thoát người Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người lính tình nguyện Việt nam đã đổ máu và để một phần thân thể trên chiến trường Campuchia, bởi cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong quá khứ. Cái mà cho tới giờ lâu lâu, đôi khi còn hiện về trong giấc mơ của mình, nhưng mà khi giật mình tỉnh dậy tuy mồ hôi vã như tắm, nhưng thở phào nhẹ nhõm. Vì biết cái địa ngục ấy, khi mình và các đồng chí của mình khi đó trong vai trò của một đội quân xâm lược, giày xéo đất nước của họ chỉ còn là trong mơ. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn cho rằng những suy nghĩ kiểu đó là sản phẩm của đường lối ngoại giao mang tính chất thôn tính, nuốt chửng nước láng giềng vốn nằm trong máu của người Đại Việt từ muôn đời nay, có khác gì chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Điều đó tồn tại không chỉ dưới thời cộng sản kiểu khi tốt thì tình sâu như nước Hồng hà – Cửu long, khi dở thì chê trách họ.

Ai đã từng tiếp xúc với người dân Campuchia sẽ hiểu nỗi ưu tư, tự ti vì bất lực của một dân tộc Kh’mer yếu ớt trước gọng kìm của Việt nam và Thái lan. Đặc biệt là các lãnh tụ Campuchia, không phải họ không có cảm giác nhục nhã khi đóng vai trò một lãnh tụ quốc gia kiểu “hình nộm”, khi mà trước đây tại tổng hành dinh của quân đội Việt nam tại Campuchia tướng Chu Huy Mân mặc áo lót để tiếp các vị lãnh tụ hàng đầu của nhà nước Campuchia. Và chuyện ông Pen Soval từng là lãnh tụ số một trước Hunsen đã bị “tạm giữ” ở Bắc Việt nam với lý do bị bệnh tâm thần trên đường qua NewYork. Hay chuyện vụ thảm sát hàng loạt tướng lĩnh người Campuchia ở Siêm Riệp đó là những nỗi đau, nỗi nhục khó thể nào quên trong ký ức của người Kh’mer. Với họ thì Trung quốc hay Việt nam đều phải cảnh giác, nhưng Việt nam chắc chắn là phải cần cảnh giác cao hơn.

Phải nói thật, có thể nói bản tính của người Kh’mer là thiếu sự trung thành, chung thủy, hay ham lợi trước mắt mà dễ quên đi tình nghĩa cũng có thể đúng. Nhưng chuyện cho rằng Campuchia vốn là người bạn chung chiến hào chống thực dân, đế quốc, và suốt gần nửa thế kỷ chúng ta chẳng những giành độc lập cho dân tộc mình mà còn đem xương máu giúp Campuchia, Lào giành độc lập, đặc biệt đã giúp nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Để dựa vào đó cho rằng chính quyền Campuchia đã bộc lộ bản chất thật của người Kh’mer là ăn cháo đá bát là những tư duy đáng bị lên án. Vì thực sự bản chất của sự giúp đỡ chí tình của Việt nam đó là vì một mục tiêu lớn hơn không thể chối bỏ, đó là Liên bang Đông dương. Một trong những tư duy mang tính thôn tính và bành trướng lãnh thổ, điều đó không còn phù hợp với bối cảnh quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay.

Một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao người Việt cho mình quyền được tìm mọi cách thoát Trung để tránh hiểm họa lâu dài của Trung quốc, mà không cho phép người Kh’mer được quyền thoát Việt? Vì đơn giản, nó chính là vấn đề mỗi quốc gia cần phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập điều gì, tránh cái gì hay cần phải đồng minh với quốc gia nào, giữ khoảng cách với quốc gia nào trong quan hệ vì lợi ích của dân tộc mình.

Hơn nữa, nếu chúng ta ở vị trí của Campuchia thì chúng ta sẽ hành xử thế nào trong một vấn đề tương tự không liên quan tới lợi ích của Việt nam? Đây đúng ra phải là bài học cho những nhà lãnh đạo Việt nam trong chính sánh ngoại giao đu dây hiện nay. Đã đến lúc họ cũng phải có các hành động dứt khoát, theo kiểu Campuchia trong việc lựa chọn bạn cho mình trên cơ sở quyền lợi dân tộc. Xin đừng quên, không chỉ riêng Campuchia hay Lào, mà kể cả Thái lan đã bị Trung quốc lôi kéo mua chuộc. Việc chính quyền Thái lan từ chối cho cơ quan NASA sử dụng căn cứ quân sự Utapao cuối tháng 6.2012 vừa rồi cũng là kết quả của chuyến thăm Thái lan của các quan chức quân sự Trung quốc. Điều đó cho thấy việc hy vọng tranh thủ sự ủng hộ của các nước thành viên Assean trong việc đòi hỏi đa phương hóa cho vấn đề tranh chấp trên biển Đông là xa vời và hơi hoang tưởng. Cũng bởi không thể thắng một thằng chuyên đi phá, khi mình làm nhiệm vụ xây. Do đó đã đến lúc chính quyền Việt nam phải tìm một giải pháp cứng rắn và hữu hiệu hơn, có thể là nâng mức quan hệ mang tính đồng minh chiến lược với một cường quốc có khả năng làm đối trọng với Trung quốc.

Ngoại giao của thế kỷ 21, thì xin hãy bỏ ngay đi các khái niệm “đồng chí”, “kẻ thù”, “bạn hữu”… đó là những điều xa vời và vô nghĩa, do vậy chính cái quan điểm ngoại giao thực dụng của Campuchia lại là hợp thời. Như lời của Thủ tướng Anh Winston Churchill “Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn hữu vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2012

© Kami (Blog RFA)

8 Phản hồi cho “Chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”

  1. KhoTu says:

    “Chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”
    Câu này nghe thật là xa lạ với người cộng sản! Đối với cs thì chỉ có quyền lợi của đảng cs là trên hết thành ra bàn về “quyền lợi quốc gia” với cs thì chẳng thà vạch đầu gối ra mà nói chuyện nghe còn sướng hơn!

    Cái may cho cộng sản quốc tế là chúng đã tìm ra được một thằng đầy tớ qúa hèn hạ, tối tăm ngu dốt dạy sao làm vậy không cần biết phải trái, đúng sai, đưa súng đạn bảo về tàn sát dân mày, thế là cắm đầu làm theo lời sai bảo không dám có một lời phản kháng!

    Độc tài Adolf Hitler có tàn ác nhưng không bao giờ nó tàn ác với đồng bào, dân tộc nó, bởi vì nó khôn ngoan, nó còn biết tình nghĩa đồng bào ruột thịt.

    Cái may cho tụi cs quốc tế thì lại là cái rủi cho dân tộc VN. “Sự nghiệp” ngu dốt của một thằng đầy tớ sít mao, đã đưa dân tộc VN đến chỗ nguy vong hiện nay.

    Cái buồn cười là có nhiều người lại bái phục cái “sự nghiệp đầy tớ” đến 60 năm mà không bị chủ nó thay của một tên đầy tớ hèn hạ!

  2. Tân Phong says:

    Original câu nói của Palmerston:
    “It is a narrow policy to suppose that this country or that is to be marked out as the eternal ally or the perpetual enemy of England. We have no eternal allies and no perpetual enemies – our interests are eternal and those interests it is our duty to follow.”

  3. Trúc Bach says:

    Hunsen đã áp dụng câu ca dao thời đại mới là :

    Bán “thằng” anh em, đã nghèo mạt rệp, lại lưu manh ở xát nách, để mua “ông” láng giềng, đã hào phóng lại ít có điều kiện “dây cho mình một bài học” ở xa….

    Hunsen thừa biết là đã đến lúcphải thoát ra khỏi cái vòng tay bẩn thỉu của đảngcsVNi, dẫu rằng phải chọn lựa TQ thì cũng không phải là điều “tốt nhất”, thế nhưng chọn cái “hơi tồi” TQ thì vẫn hơn là chọn cái “vô cùng tồi tệ” CSVN.

    Hunsen thà chọn thằng chủ của CSVN là TQ chứ không chọn thằng đầy tớ của TQ là CSVN . !

    Hunsen quả thật sáng suốt hơn bậc tiền bối của minh là Hồ Chí Minh rất nhiều ! (*)

    (*) Hunsen từng tuyên bố rằng, Hồ Chí Minh là một người CS vĩ đại , và là người xứng đáng để “học tập và làm theo” .

  4. cuongha says:

    vừa lợi nước nó vừa không tranh chấp nên làm thế, nó đi ngược VN không theo chế độ CS lâu rồi, nếu VN đa đảng như campuchia thì đỡ cho dân rồi, trung quốc nó cũng không dám phạm vì sẽ bị biểu tình nhiều, các đảng phái lên tiếng cho dân và quốc tế ủng hộ mà., còn VN bây giờ biểu tình thì bị đàn áp thôi,

  5. Minh Đức says:

    Cam Bốt bây giờ dựa vào Trung Quốc còn Việt Nam dựa vào ai? Chẳng có ai mà đảng CSVN dựa được. Từ thuyết thế giới hai phe của chủ nghĩa Mác Lê đến tình cảnh bơ vơ ngày nay là một bài học cho đảng CSVN. Người Việt Nam chỉ có thể dựa vào nhau mà thôi. Hãy dẹp bỏ cái quan niệm đảng CS phải là đảng duy nhất có quyền lãnh đạo mà Lenin đề ra. Từ trước đến nay, cái thuyết đảng CSVN là đảng duy nhất có quyền lãnh đạo được thực hiện bằng cách hết dựa vào Trung Quốc rồi dựa vào Liên Xô để nhận khí giới của các nước này để cho đảng CSVN có sức mạnh mà đàn áp các phe khác trong nước. Ngày nay, thực tế cho thấy các nước dân chủ để cho các đảng đối xử với nhau bình đẳng là khôn hơn đường lối của CS là đi dựa vào nước CS khác để đàn áp các đảng khác trong nước vì có lúc chẳng thể dựa vào nước nào được. CSVN ngày nay cũng để cho Trung Quốc vào làm ăn, phải lép vế với Trung Quốc thì Cam Bốt đâu có nể CSVN nữa. Họ thấy tại sao họ phải dựa vào một kẻ bị lép vế với Trung Quốc để làm những điều phật ý Trung Quốc?

  6. NAM says:

    Sao lại 360 độ?

  7. Hà Huy says:

    Quá hiểu về ông bạn TQ hay Căm Pot nhưng những nhà lãnh đạo VN vẫn còn nuôi hy vọng về một thế giới đại đồng . TQ và VN là cùng phe XHCN nên cứ lừng khưng , đu dây thôi . Người TQ thâm hiểm hơn ta tưởng nhiều . Họ chưa bao giờ sống thật lòng với các nước . Thật khó khi VN phải là bạn hay thù với TQ .

Leave a Reply to Hà Huy