WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Việt Nam…?

Nhà ở Hà Nội thưởng mỏng và sâu. Ảnh mang tính minh họa.

Thằng cu Việt là tên gọi ở nhà, còn tên khai sinh, gọi ở trường là Wietner Nguyễn, năm nay học lớp 9 trường phổ thông bên CHLB Đức. Hè này là đúng mười năm, Việt mới lại được bố cho về Việt Nam thăm ông bà nội, ngoại.

Những vật thể lấp lánh…Tại sao?

Nghe bố nói: máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội, Việt háo hức, nhoài người nhòm qua cửa kính, cố sức quan sát thành phố từ trên cao. Nó tò mò phát hiện xem Hà Nội khác gì Berlin mà nó đã đôi lần được ngắm nhìn kiểu này. Trời trong xanh, nắng sớm mùa hè rực sáng. Máy bay càng xuống thấp, Việt càng thích thú, nó rút máy ảnh ra tranh thủ làm vài kiểu. Bỗng nó phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ trên các nóc nhà của Hà Nội: Ánh mặt trời rọi xuống thành phố được phản chiếu sáng lóe bởi muôn vàn vật thể, tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ. Việt hỏi bố: “Đó là cái gì?”. Bố Việt ngó xem rồi lắc đầu, không hiểu và hỏi bác bên cạnh. Bác này vốn là kỹ sư xây dựng, về hưu sang thăm con bên Đức cùng chuyến bay về, giải thích: “Đó là những bể nước bằng inox gắn trên các nóc nhà. Mỗi gia đình đều có một, hai bể nước như thế. Nhiều nóc nhà tập thể có hai, ba chục bể nước. Đó chính là những vật thể phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh trên bầu trời thành phố, hiểu chưa?”. Anh bố – Nguyễn thì gật gật đầu hiểu ra và giải thích cho con bằng tiếng Đức. Cu Việt lắng nghe có vẻ “căng thẳng tư duy” rồi nhún vai, lắc đầu, không hiểu. Và hỏi lại: “Tại sao cần phải như vậy?”.

Người Việt “thích chết?”

Hai bố con Việt vừa lấy đồ ra khỏi nhà ga đã có mấy anh lái taxi chạy lại mời chào, mang đồ giúp lên xe. Cũng có cái để tự hào, bố bảo Việt: “Đấy, ở Việt Nam taxi rất sẵn sàng và rẻ, không như ở Đức”. Việt tán thưởng “a ha!”. Hai bố con lên xe, máy lạnh phả hơi mát thật dễ chịu. Việt tìm dây an toàn, cài chặt, rồi ngó nghiêng… Việt căng mắt, tò mò quan sát cảnh tượng hai bên đường… Càng vào gần thành phố, thấy xe máy di chuyển như một đàn kiến khổng lồ, Việt thấy khoái.

Ở Đức các xe hơi cũng nối đuôi nhau như đàn rùa trên đường phố, nhưng nó thật yên lặng buồn tẻ!. Còn “đàn kiến” xe máy rất sinh động, lượn lách, chen nhau, vượt lên, ngược xuôi, rối rít tít mù… Nhưng bỗng xe phanh khựng lại. Một anh lao xe máy tắt qua mũi ô tô. Việt hết hồn, kêu lên ối…! Từ cảm giác tò mò với cái lạ lẫm, cu cậu chuyển sang lo hãi. Sao một ông chở những cái gì kềnh càng như con quái vật đi chệnh choạng giữa dòng xe cuồn cuộn thế kia? Ối!… Sao một em bé ngồi vắt vẻo sau lưng mẹ, trên xe máy mà không có dây an toàn? Ô! Một thiếu niên phóng xe luồn lách như điên, lao vào khe giữa hai ô tô, vượt lên!… Úi! Một phụ nữ bịt kín mặt như “quân khủng bố” quặt xe rẽ từ phải qua trái trước mũi xe ô tô. Xe phanh kít lại. Việt trợn mắt, há mồm… Rồi dần dần Việt chuyển sang một thứ trải nghiệm kỳ lạ như quan sát những hành vi mạo hiểm trong trò chơi game tự động, nó đoán xem nhân vật này, nhân vật kia sẽ hành động kiểu gì? Và nó luôn bị bất ngờ, nhiều lần thót tim, lạnh người… Cuối cùng nó quay sang bố, hỏi: “Tại sao người Việt thích chết?”. Anh bố nhún vai, há hốc mồm trước câu hỏi lạ lùng của con!

Vỉa hè… Tại sao?

Xe về đến Ngã Tư Sở, Nguyễn rút mảnh giấy ra bảo lái xe: “ Khương Hạ, ngõ …, ngách…, số nhà 24D”. Lái xe ngần ngừ: “Thưa anh, ngách thì chắc chắn không vào được, còn ngõ… có sâu không ạ?”. Nguyễn: “Mình cũng không biết. Hai cụ già ở quê, con đi làm ăn xa cả. Mình dành dụm gửi về ít tiền, bảo ông anh, bà chị ở Hà Nội mua cho các cụ căn hộ ở gần con cháu cho tiện chăm sóc. Nhưng ông anh, bà chị lại hăng quá, thấy bảo mua hẳn ngôi nhà năm tầng!”. Anh lái xe tỏ vẻ thạo đời, hỏi: “Ngôi nhà mua mấy tỉ?”. Nguyễn: “Thấy bảo hơn ba tỉ đồng”. Anh lái xe: “Tiền ấy mà mua nhà năm tầng thì ngõ, ngách sâu lắm…”. Rồi xe cũng đến được cái ngõ cần tìm. Anh lái xe nhìn vào cái ngõ nhỏ, thấy cảnh họp chợ hai bên vỉa hè tràn xuống lòng đường, bảo: “Anh ơi xe không vào được ngõ đâu…”. Nguyễn bảo: “Không vấn đề gì!”. Anh lấy đồ xuống và trả tiền cho lái xe.

Hai cha con nhanh nhẹn nhận phần hành lý của mình, như đã phân công. Việt đeo chiếc ba lô nặng trĩu trên lưng; trước ngực lủng lẳng chiếc túi lủng củng những máy ảnh, máy ghi hình… Tay kéo chiếc va li to đùng, bám theo bố. Anh bố còn mang nhiều đồ hơn, nhưng do quen “đời bộ đội” lăn lộn trên thương trường trời Tây bao năm, nên mang vác thế này chẳng mùi mẽ gì! Trời gần về trưa, nắng gắt. Chiếc va li nhảy lên lục cục giữa những ổ gà, đất đá lởm khởm trên con đường ngõ “dân sinh”… Đã thế nó lại phải cố né tránh va chạm vào những người mua bán ngược xuôi hai bên con đường chật hẹp. Đi được chừng hai trăm mét, Việt bắt đầu thở hổn hển, mồ hôi ướt đẫm áo. Một bánh xe của chiếc va li đã rơi từ lúc nào, hèn chi nó kéo lê nặng quá! Nó gọi bố dừng lại. Nguyễn cầm mảnh giấy, hỏi thăm bà bán xôi ngồi xổm trên mép vỉa hè… Bà chỉ tay, bảo: “Đi đến chỗ cái cột điện thì rẽ phải, rồi hỏi thăm tiếp…”. Việt nhìn đoạn đường lởm chởm trước mặt, phát nản, nó muốn lên vỉa hè đi cho đỡ hơn, nhưng không thể! Nó bực tức hỏi bố: “Tại sao không có quyền đi trên vỉa hè?!”…

Ngu vậy… Tại sao?

Hai bố con lếch thếch rồi cũng đến được chỗ cái cột điện, đứng nghỉ một lát. Một cây cột xi măng xám xịt, oằn lưng cõng trên người không biết cơ man nào là dây dợ, hộp lớn, hộp nhỏ, xù xì, nhằng nhịt, đen ngòm…như một quái vật! Mệt thế mà cu Việt cũng phải lôi máy ra bảo bố chụp cho nó một pô bên cái cột điện “lịch sử!”. Hai bố con tiếp tục kéo lê những chiếc va li lật bật, giữa con đường hẻm chật hẹp, trên những nắp bê tông đậy rãnh thoát nước. Đường hẻm ngoằn nghoèo, quanh co, phình ra, thót lại… có chỗ chỉ rộng chừng hơn một mét! Có lúc Việt phải kéo vali nép vào sát cửa nhà người ta để nhường cho chiếc xe máy lách qua. Thỉnh thoảng Nguyễn lại dừng lại để hỏi thăm số nhà và đợi con. Mùi xú uế từ rãnh nước giữa đường bốc lên dưới cái nóng nực mùa hè rất khó chịu. Việt ngửa lên hít khí trời… và thất vọng, vì nhà hai bên đường, phía trên đều chòi ra chiếm hết khoảng không, cùng với đủ loại áo quần treo lủng liểng và các thứ dây dợ nhằng nhịt, che kín cả ánh mặt trời… Con hẻm càng vào sâu càng ngoằn ngoèo như con đường hầm vô tận!

Mệt nhoài, rộp cả tay, cuối cùng hai bố con Việt cũng hỏi thăm vào được đến nhà số 24D. Ông bà mừng khôn tả. Bà vuốt mà Việt: “Cha bố cái thằng bố nó. Sao không điện cho người nhà mình ra đón, để cháu bà mướt mát mồ hôi thế này!”. Ông thì ôm lấy thằng cu Việt: “Bố anh chứ, mười năm mới lại về thăm ông bà! Mà cao hơn ông cả cái đầu, khéo kỳ này ở nhà lấy vợ được rồi!”… Việt biết ông bà rất yêu quý nó, nhưng vốn tiếng Việt ít và cử chỉ giao tiếp không quen, nó không biết bầy tỏ thế nào, chỉ cười cười, gật gật. Nó mệt quá, nói với bố là muốn đi tắm và nằm nghỉ. Nó được ông dẫn lên lầu, bảo: “Ông bà ở tầng hai, cho bố con mày ở tầng ba, tầng bốn, mỗi tầng một phòng, có nhà vệ sinh riêng, tha hồ thoải mái nhé”.

Việt vào tầng ba, năm vật xuống giường… Một lúc nó cảm thấy ngột ngạt, khó chịu…, quyết định dậy, đi tắm. Bây giờ nó mới quan sát kỹ căn phòng. Tại sao căn phòng lại kín mít, hai bên tường không có cửa sổ, phía sau chỉ có “cái lỗ thông hơi”, không có ánh sáng; phía trước căn phòng có một cái lồng sắt gần sát với cái lồng sắt nhà đối diện. Ôi! Một phòng ở lại giống một nhà giam à? Nó tỏ vẻ thất vọng, muốn tìm bố để giải thích.

Nó nhớ lại hồi bảy tuổi, nó về nhà ông bà ở quê, có cái nhà nhỏ và sân rộng… Rất nhiều loại cây, có bụi tre, cây mít, cây dừa rất lạ.. Có con trâu, con lợn, có con gà mẹ và những con gà con rất ngây thơ, có đàn vịt bơi trong ao, có những con chuồn chuồn, bươm bướm… Cánh đồng và bầu trời ở đó tuyệt đẹp… Nó đã sống với ông bà hơn một tháng ở quê, bao hình ảnh thơ mộng về quê hương vẫn còn in đậm trong tâm trí. Vậy mà tại sao…? Nó leo lên tầng bốn, hỏi bố: “Tại sao không về nhà quê của ông bà ngày xưa…? Tại sao ở đây người ta lại xây nhà liền nhau, không có đường đi, không có ánh sáng, không có cây xanh, không thể nhìn ra bầu trời…?”. Bố nó giải thích một thôi, một hồi. Nó nhún vai, lắc đầu, không thể hiểu nổi: “Nhưng… Tại sao người ta có thể ngu vậy!?”. Đến lượt bố nó lắc đầu, nhún vai, bất lực, không biết giải thích tại sao!

30/7/2012

© Mạc Văn Trang

 

3 Phản hồi cho “Tại sao Việt Nam…?”

  1. says:

    Đi nước ngoài mà chỉ chi 3 tỷ mua nhà thì thế là xứng rồi. 3tỷ đông VN đổi ra Đô la thì mua được nhà như thế nào ở Washinton, ở Tokyo, ở Bắc Kinh… ? Hà nôi cũ thì thế, ai bảo cứ thích chen vào đây , hãy ra ngay vùng ven, hàng loạt khu đô thị đep mê hồn sao không mua? Đường to, cây xanh thoáng mát. Biệt thự ế bỏ không đầy rẫy, bây giờ đang đóng băng nhà đất, cũng rẻ thôi nhưng 3 tỷ thì đừng sờ vào cái cánh cổng? Ỏ Mỹ thì các ông chỉ ở vùng nhà quê thôi chứ đâu có dám mua nhà ở Washinton. Ông bố không giải thích nổi cho thằng con vì cái ví của ông nó lép xẹp chứ có phải ông không biết trả lời đâu./.

  2. Tran Binh Trong says:

    Cuối cùng nó quay sang bố, hỏi: “Tại sao người Việt thích chết?”. Anh bố nhún vai, há hốc mồm trước câu hỏi lạ lùng của con!
    Vậy mà tại sao…? Nó leo lên tầng bốn, hỏi bố: “Tại sao không về nhà quê của ông bà ngày xưa…? Tại sao ở đây người ta lại xây nhà liền nhau, không có đường đi, không có ánh sáng, không có cây xanh, không thể nhìn ra bầu trời…?”.
    Đó là tư duy Việt Nam.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    VIỆT NAM

    Việt Nam hay nhất thế gian
    Ngày nay cứ thế làng nhàng đi lên
    Người con thỏ ta con sên
    Cứ bò cũng lúc tiến lên bằng người
    Ngày xưa từng bảnh mười mươi
    Bây giờ còn bảnh cả mười lần hơn
    Có người nghĩ rất bông lơn
    Ngủ mê sáng dậy hóa người Việt Nam
    Chuyện xưa đâu có muộn màng
    Cũng may hội nhập đã sang trang rồi
    Thay vào bao cấp một thời
    Thị trường mới lại khác đời hơn xưa
    Duy còn chỉ có Bác Hồ
    Ngàn năm bịn rịn cơ đồ Việt Nam
    Giờ đây thống nhất giang sơn
    Thằng Tàu lấp ló lại hơn bao giờ
    Thế nhưng cứ phải lặng chờ
    Chờ khi bão tới còn giờ không sao
    Sá gì mới mất Hoàng Sa
    Trường Sa còn chút có ra nỗi gì
    Biển Đông chúng quyết thị uy
    Dang tay ôm hết còn gì non sông
    Chỉ còn dựng dậy ông Đồng
    Công hàm thu lại để mong hòa bình
    Nhưng dù có xảy chiến tranh
    Trường Sơn đốt nữa thì mong những gì
    Chẳng sao còn chỗ ỷ y
    Liên hoành xa lộ ngại gì anh em !

    NON NGÀN
    (05/8/12)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN