WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển Đông, thùng thuốc súng sắp nổ?

Sau lưỡi bò là tấn công ồ ạt của hàng chục ngàn tầu cá TQ trên biển Đông.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough trên Biển Ðông chưa kịp lắng xuống thì bão tố lại nổi lên trong quan hệ giữa hai người hàng xóm “đồng sàng” nhưng “dị mộng” Việt Nam-Trung Quốc.

Ngày 21-6-2012, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ Luật Biển, một lần nữa tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã phản ứng một cách dữ dội và tức tối bằng cách thành lập huyện Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay sau đó Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, ngày 3-7 truyền hình trung ương Trung Quốc cho chiếu phóng sự về vụ 4 tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam gần quần đảo Trường Sa và kết quả là tàu Việt Nam phải rút lui. Chính quyền Việt Nam đã phản ứng tương đối gay gắt xung quanh các sự kiện này.

Ðặc biệt sau một năm xảy ra các cuộc biểu tình trong mùa hè năm 2011, trong hai ngày chủ nhật 1 và 8 tháng 7 vừa qua, nhân dân hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn lại tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc. Tại Hà Nội, hai cuộc biểu tình đều diễn ra ôn hòa và không có các hành động trấn áp mạnh tay của chính quyền, tuy nhiên vào tối ngày 8-7 blogger JB Nguyễn Hữu Vinh đã bị côn đồ hành hung tại nhà ; dư luận cho rằng có bàn tay của chính quyền đứng đằng sau vụ này. Tại Sài Gòn, công an trấn áp dữ dội hơn, đặc biệt là trường hợp hai phụ nữ mà Thông Luận đã đề cập trên trang mạng, đó là bà Lê Ngọc Hồ Ðiệp, vợ nhà văn Uyên Vũ, một thành viên Câu lạc bộ nhà báo tự do và cô Huỳnh Thục Vi, một blogger nhiều người biết đến.

Một thắc mắc mà nhiều người Việt tự hỏi là tại sao Trung Quốc lại hành động như vậy ? Dù lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo Việt Nam cùng theo chế độ cộng sản, cùng cam kết là chung sống hòa bình với nhau ? Trung Quốc một mặt muốn phát triển và chinh phục tình cảm của thế giới trong đó có Việt Nam và các nước ASEAN, một mặt lại hành động rất hiếu chiến trên Biển Ðông ?

Câu trả lời cũng không khó và nhiều người đã đưa ra, đó là một chế độ giàu mạnh không có dân chủ (như Trung Quốc) nhiều khi lại không thể giải quyết được những chuyện đơn giản. Vì không có dân chủ nên đảng cộng sản Trung Quốc không có chính danh ; không có chính danh nên lãnh đạo Trung Quốc phải dùng con bài “chủ nghĩa dân tộc” để làm chất keo kết dính chính quyền và nhân dân ; đồng thời cũng biện minh cho sự lãnh đạo toàn trị của đảng cộng sản.

Trong thực tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn là con dao hai lưỡi, người chơi dao sớm muộn gì cũng bị đứt tay; càng nguy hiểm hơn khi chủ nghĩa dân tộc đạt đến tột đỉnh, chiến tranh chắc chắn sẽ phải xảy ra và người dân nước đó phải hứng trọn mọi hậu quả. Chế độ phát xít của Hít-le dựa trên chủ nghĩa dân tộc đã đẩy cả thế giới vào chiến tranh thứ 2 để rồi nước Ðức bị tàn phá như thế nào chắc ai cũng đã rõ. Hay mới đây nhất, thái độ và tinh thần quá khích của các cổ động viên Nga tại Ba Lan và Ukraina trong Giải bóng đá EURO 2012 vừa qua cũng là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà chính quyền Putin đã phát động và công khai cổ xướng.

Với suy nghĩ của một người bình thường thì, có lẽ tất cả chúng ta đều cho rằng xác xuất để Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh với Việt Nam hay Philippines là con số không : Trung Quốc sẽ mất rất nhiều hơn là được. Tuy nhiên, đối với các cấp lãnh đạo Trung Quốc thì sự lựa chọn tưởng chừng rất đơn giản đó lại không hề giản đơn. Chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ chuyển giao quyền lực của ban lãnh đạo Trung Quốc đương thời cho ban lãnh đạo mới, những tiếng nói ôn hòa đã bị phái diều hâu lấn át và tất nhiên không một cấp lãnh đạo Trung Quốc nào muốn bị mang tiếng là người yếu đuối.

Một lý do nữa khiến phái diều hâu trong chính quyền Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của dư luận trong nước là muốn phục hồi vết thương tinh thần chưa lành của người Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19. Hơn một thế kỷ bị ngoại bang, Nhật và của quốc gia phát triển phương Tây, xâm chiếm và làm nhục vẫn còn ám ảnh người dân Trung Quốc. Văn hóa Khổng Giáo “luôn hoài niệm về ánh hào quang của quá khứ”, quốc gia trung tâm (Trung Quốc) với lịch sử 5000 năm, khiến người dân tiếc nuối và muốn khôi phục lại sức mạnh và sự vinh quang đã đánh mất, tâm lý này càng được thổi bùng lên theo sự phát triển của Trung Quốc hơn 30 năm qua. Các cấp chính quyền Trung Quốc vẫn chưa vượt qua được mặc cảm tự ti của mình để bỏ lại sau lưng hành trang nặng nề của văn hóa Khổng Giáo, trong đó có chủ nghĩa Đại Hán và văn hóa bành trướng bằng cách xâm chiếm đất đai của các nước lân bang. Có lẽ sẽ còn rất lâu Trung Quốc mới có thể trở thành một quốc gia bình thường như các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Sức mạnh của một cường quốc trong thời đại ngày nay đến từ “sức mạnh mềm”, nghĩa là khả năng gây ảnh hưởng từ kinh tế, văn hóa, các giá trị tiến bộ về quyền của con người, tự do cho mỗi cá nhân…, hơn là đến từ “sức mạnh cứng”, nghĩa là số lượng lớn các vũ khí có khả năng giết người hàng loạt. Không tôn trọng các quyền của con người thì không thể có được sức mạnh mềm. Sức mạnh cứng của Trung Quốc càng lớn thì càng bị nhiều quốc gia ghét bỏ và lo sợ. Những người Trung Quốc hiểu biết (giới thương gia) đã từng lên tiếng cảnh báo nhưng tiếng nói của họ không được lắng nghe, kết quả là hơn 60% những người giàu có Trung Quốc đã phản ứng bằng cách bỏ nước ra đi, đến những quốc gia có tự do dân chủ sinh sống. Người dân Trung Quốc, cũng như người dân Việt Nam, bị tuyên truyền một chiều nên chỉ biết một chiều. Tự cho mình là một dân tộc lớn, người Trung Quốc dễ bị kích động bởi niềm kiêu hãnh của quá khứ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan do đó vẫn còn đất sống.

Một cuộc “tiểu chiến” trên Biển Ðông do Trung Quốc phát động là điều hoàn toàn có thể xảy ra do tình hình nội bộ Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Nhất là khi hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng sút giảm do khủng hoảng kinh tế kéo dài trên khắp thế giới, nhất là tại Châu Âu, khách hàng chính của Trung Quốc, chưa có dấu hiệu kết thúc. Gây hấn với bên ngoài để tạo đoàn kết trong nội bộ đảng cộng sản và đánh lạc hướng dư luận trong nước là điều hoàn toàn “hợp lý” với phái diều hâu của Trung Quốc. Nói tóm lại, trên vấn đề Biển Ðông, không ai biết chính quyền Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào vì không thể có một giải pháp thích hợp, tất cả tùy thuộc vào hiện tình bên trong của Trung Quốc.

Vấn đề của Trung Quốc sẽ do người Trung Quốc quyết định, vấn đề của Việt Nam phải do người Việt Nam quyết định.

Mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Việt Nam là chuyện có thật và đang hiện hữu. Chính quyền Việt Nam và người dân Việt Nam phải chuẩn bị cho một tình huống xấu có thể xảy ra, nghĩa là bị Trung Quốc tấn công. Ðiều đầu tiên mà tất cả mọi người, từ chính quyền đến nhân dân cần phải làm là rũ bỏ quan niệm xem Trung Quốc là người “bạn vàng” của Việt Nam, như khẩu hiệu “4 tốt và 16 chữ vàng” mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường ca ngợi.

Chính quyền Việt Nam cần công khai, minh bạch và có một lập trường rõ ràng trong thái độ cũng như trong hành động đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Thứ nhất là mạnh dạn và liên tục đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền và lẽ phải của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị chiếm đóng bất hợp pháp cho người dân Trung Quốc cũng như dư luận thế giới biết đến càng nhiều càng tốt. Thứ hai là tăng cường khả năng phòng thủ các hải đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa, nhất là phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những hy sinh và đóng góp của lực lượng hải quân Việt nam nói riêng và quân đội nhân dân Việt Nam nói chung.

Chúng ta không nên cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam là hai dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý. Chỉ có chính quyền cộng sản Trung Quốc mới đáng lên án và cảnh giác.

Một luồng suy nghĩ thiển cận và nhu nhược của một số người trong nước cần phải vạch mặt chỉ tên, đó là tư tưởng : “Việt Nam là nước nhỏ, Trung Quốc là nước lớn, đánh nhau với Trung Quốc chỉ bị thiệt hại, là bất lợi…”. Nên nhớ, không một người Việt Nam bình thường nào kêu gọi đánh nhau với Trung Quốc. “Ðánh nhau với Trung Quốc” và việc “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” là hai việc hoàn toàn khác nhau. Dù lớn hay nhỏ, khi tổ quốc bị xâm lược thì bất cứ dân tộc nào cũng phải chống trả, nếu không muốn bị coi là hèn nhát và bị xóa sổ.

Trong quá khứ, và có lẽ trong cả tương lai, Việt Nam không bao giờ hùng mạnh hơn Trung Quốc. Gần bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông chúng ta luôn phải đối phó với âm mưu thôn tính của các triều đại phong kiến phương Bắc. Cũng đã nhiều lần cha ông chúng ta phải cầm vũ khí để chống lại các cuộc xâm lăng từ Trung Quốc, cho dù có những lúc Trung Quốc cực kỳ hùng mạnh, như thời Nguyên-Mông. Ðội quân tinh nhuệ của Thành Cát Tư Hãn lúc đó đã thôn tín hầu hết Châu Á và gần nửa Châu Âu, thế nhưng khi xua quân vào xâm chiếm nuớc Nam, đội quân đó đã bị vua tôi nhà Trần và danh tướng Trần Hưng Ðạo đánh bại. Nếu cha ông ta thời đó cũng có suy nghĩ là nhà Nguyên mạnh, nhà Trần yếu, do đó phải nhịn nhục và qui phục thì có lẽ đnh Việt Nam ngày nay đang là một quận huyện nhỏ của Trung Quốc.

Phải làm gì trước các nguy cơ gây hấn từ Trung Quốc?

Ðiều quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam cần phải làm là nhanh chóng dân chủ hóa đất nước.

Chỉ khi Việt Nam có dân chủ thì mới có thể chống được tham nhũng. Chỉ khi chống được tham nhũng thì chúng ta mới có thể huy đồng tiền tài mua sắm và trang bị những loại vũ khí hiện đại để đối phó với các nguy cơ đến từ Trung Quốc. Chỉ riêng lượng tiền thất thoát từ vụ Vinashin và Vinalines, hơn 6 tỉ đô la, có thể mua được hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot, trực thăng chiến đấu Black Hawk, máy bay chiến đấu F-16 cũng như nhiều tàu ngầm hiện đại của Mỹ, như Ðài Loan vừa mua năm ngoái. Và Việt Nam cũng chỉ có thể mua được các loại vũ khí hiện đại đó từ Mỹ nếu có dân chủ.

Chỉ khi Việt Nam có dân chủ thì mới có thể đoàn kết được mọi thành phần dân chúng lại với nhau, sẽ không còn những chuyện cực kỳ vô lý như khi người dân đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn lại bị chính quyền đàn áp thô bạo.

Chỉ khi Việt Nam có dân chủ thì mọi tiếng nói của người dân mới được lắng nghe và từ đó chính quyền mới có thể chọn lựa được những chính sách thích hợp để đối phó với Trung Quốc.

Chỉ khi Việt Nam có dân chủ thì dân chúng Việt Nam mới có thể chọn được những người lãnh đạo thật sự có tài, có tâm và có tầm nhìn chiến lược để đối phó với Trung Quốc.

Chỉ khi Việt Nam có dân chủ thì đất nước Việt Nam mới nhận được sự ủng hộ chân thành của bạn bè và dư luận thế giới trước một Trung Quốc hùng mạnh và hiếu chiến.

Hình ảnh của Việt Nam ngày hôm nay trong con mắt của bạn bè quốc tế là một đất nước nghèo khó, độc tài, tham nhũng và đầy rẫy bất công. Và cũng chỉ khi Việt Nam có dân chủ, mỗi người dân Việt Nam được hưởng những quyền lợi chính đáng và đầy đủ của con người thì khi đó người Việt Nam mới thấy yêu tổ quốc và có trách nhiệm với đất nước.

Chỉ khi có dân chủ chúng ta mới có thể đề cao tinh thần liên đới giữa người Việt với nhau để chia sẻ một tương lai chung, một tương lai mà mỗi người Việt Nam đều có cơ hội và chỗ đứng ngang nhau, một tương lai mà mọi người cùng chấp nhận được và cùng ủng hộ.

Vai trò dấn thân của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là từ tầng lớp trí thức trẻ, những người dám tiên phong làm đổi dòng lịch sử sẽ được ghi nhận và vinh danh xứng đáng.

Một lựa chọn bắt buộc để Việt Nam đứng dậy và đi tới đó là cần nhanh chóng rủ bỏ gánh nặng của quá khứ, của văn hóa Khổng Giáo để hội nhập thật sự vào thế giới văn minh. Một việc làm mà báo chí “lề phải” cũng như “lề trái” có thể làm được ngay và nên làm thường xuyên, đó là mạnh mẽ lên tiếng phê bình những mặt trái của văn hóa Khổng Giáo mà ảnh hưởng của nó đang cản đường tiến tới của chúng ta. Việt Nam cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nghĩa là thoát ra khỏi tư duy cũ kỹ, lạc hậu của chính chúng ta để vươn lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan, Singapore và Hồng Kông.

Không có cuộc cách mạng về nhận thức và văn hóa, Việt Nam không thể tiến lên phía trước.

Nguồn: Ethongluan.org

8 Phản hồi cho “Biển Đông, thùng thuốc súng sắp nổ?”

  1. ý kiến về Biển đông says:

    Vấn đề biển Đông – kiềm chế là cần thiết

    Vấn đề biển Đông đang “làm tăng nhiệt” những căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.

    Mấy ngày gần đây, báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng bài phản đối gay gắt việc chính quyền Mỹ thể hiện mối quan ngại về tình hình khu vực biển Đông và tuyên bố sẽ theo dõi sát các diễn biến ở đây.

    Có thể nói rằng, kể từ khi biển Đông nóng lên với những tranh chấp về chủ quyền giữa các nước trong khu vực, đây là lần đầu tiên Mỹ bày tỏ quan điểm một cách mạnh mẽ và rõ ràng về những lo ngại của Mỹ đối với tình hình biển Đông.

    Tối 2/8, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Nghị quyết S.Res 524 tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố DOC năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Ngay sau đó, Chính quyền Tổng thống Obama cũng ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông.

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: Là một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp tại khu vực Biển Đông. Mỹ tin tưởng các quốc gia trong khu vực phối hợp chặt chẽ và sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp không sử dụng biện pháp ép buộc, dọa dẫm, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Mỹ ủng hộ nguyên tắc 6 điểm gần đây của ASEAN về vấn đề Biển Đông.

    Sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với vấn đề biển Đông còn thể hiện qua Dự luật H.R.6313 mà Hạ nghị sỹ Faleomavaega giới thiệu trước Hạ viện Mỹ nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình và hợp tác các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển này. Theo đó, ông Faleomavaega kêu gọi Trung Quốc không có những hành động đơn phương và ngay lập tức tham gia đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử tại khu vực Biển Đông có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.

    Như vậy là cả cơ quan hành pháp và lập pháp Mỹ đã cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề nóng bỏng nhất của khu vực trong cùng một thời điểm. Và điều dễ nhận thấy là chính quyền Mỹ đã đề cao hơn vai trò của ASEAN, cũng như sự ủng hộ của Mỹ đối với ASEAN trong việc giải quyết ổn thỏa vấn đề biển Đông.

    Điều này là hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Mỹ đang triển khai, song nó lại khiến Trung Quốc có những phản ứng dữ dội.

    Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ để bày tỏ sự phản đối. Phía Trung Quốc cho rằng, những lời bình luận của Washington về các hành động của Trung Quốc tại biển Đông là “không tôn trọng sự thật” và phát đi “tín hiệu sai lầm nghiêm trọng” về Trung Quốc.

    Chắc chắn rằng, các động thái này sẽ “đẩy căng” hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây có lẽ là điều mà cộng đồng quốc tế không hề mong muốn. Vấn đề biển Đông là vấn đề chung của nhiều quốc gia nên đòi hỏi một sự bình tĩnh, kiềm chế để cùng giải quyết vấn đề. Những tranh cãi hay chỉ trích lẫn nhau sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình tại khu vực vốn đã nóng bỏng này. Thêm vào đó, đôi khi các cường quốc đối địch với nhau thì phần thiệt thòi lại rơi vào các nước nhỏ trong khu vực.

    Vì thế, thay vì tính toán các hành động đáp trả về mặt ngoại giao, các bên cần phát đi tín hiệu thiện chí để thúc đẩy giải pháp chung cho vấn đề biển Đông. ASEAN với vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề khu vực đã tạo dựng được những hành lang pháp lý quan trọng để lộ trình tìm kiếm hòa bình, ổn định tại khu vực biển Đông có thể theo đó mà bước đi. Đó là Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên tại khu vực Biển Đông (DOC) năm 2002. Và mới đây, ASEAN đã thống nhất được nguyên tắc 6 điểm mà cả Mỹ và Trung Quốc đều bày tỏ quan điểm ủng hộ.

    Điều quan trọng mà các bên đang hướng tới là việc cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Có lẽ đó là những việc quan trọng và có ý nghĩa hơn rất nhiều so với các cuộc “khẩu chiến” ngoại giao mà các bên có thể lâm vào trong thời gian tới.

    Có thể thấy rằng, việc kiềm chế là rất cần thiết để không làm nóng thêm tình hình tại khu vực biển Đông. Và mặc dù phản đối lập trường của Mỹ, song Trung Quốc cũng vẫn thể hiện tinh thần xây dựng trong việc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để loại bỏ căng thẳng. Dư luận hy vọng, với thiện chí mà các bên đang nỗ lực thể hiện, khó khăn rồi sẽ được giải quyết./.

  2. Bộ đội 20 says:

    Vì sao quân đội VN được huấn luyện rập khuôn lý tưởng màu cờ giống như Trung Cộng. Khi chiến tranh xảy ra họ phải lựa chọn đứng về phía quốc tế cộng sản hay phía dân tộc.

  3. Dat La says:

    Trung Cộng đánh Việt… cộng làm cái khỉ mốc gì, khi trên thực tế điều gì Trung Cộng muốn Ba Đình đều vâng theo, từ bô xít cao nguyên, đến “thuê” rừng biên giới…

    Đánh Việt cộng vì Việt cộng lu loa cái mồm, quốc hội ra ba cái nghị quyết luật lệ vớ vẩn không thể thi hành… để trấn an dân trong nước ý à? Đánh để đẩy Việt cộng về phía Mỹ à?

    Và dĩ nhiên mấy anh Ba Đình cũng chả ngu dại gì đánh Tầu. Thứ nhất đánh thì có thể thua. Nhưng quan trọng nhất là đánh thì phải đi với Mỹ. Mà đi với Mỹ thì sớm muộn cũng mất đảng. Vả lại đã bán nước từ hồi bác Hồ rồi, giờ mất thêm tí nữa cũng đâu có sao.

    • Lâm Vũ says:

      Hoàn toàn đồng ý với bác Dat La.

      Đúng là thằng giàu không bao giờ lại đánh thằng nghèo rớt mùng tơi. Để nằm lăn ra ăn vạ sao? Càng không ngu gì dở trò đánh đấm (bằng chân tay) nhất là khi nó có thể sai khiền thằng khố rách áo ôm làm mọi chuyện theo ý nó muốn.

      Ngược lại, thằng nghèo cũng đánh võ mồm, hay cả làm bộ sắm vú khí, mài dao… để khỏi lộ tẩy là đang làm thằng ở!

      Nhưng giả dụ là đám Ba Đình có tí lòng yêu nước và hào khí thì cũng có nhiều cách để làm giảm áp lực từ TC, cơ hội vẫn có từ mấy năm vừa qua ít nhất liên minh với các nước
      láng giềng ĐNÁ – nếu không dám liên minh thẳng với USA – và qua liên minh Asian vẫn có sự hỗ trợ mọi mặt của Mỹ.

      Nhưng TC đã không cho phép VN có một hành vi liên minh với các nước Asian, trong những vấn đề liên quan tới chủ quyền biển Đông. VN không những riu ríu nghe lời mà còn cho phép TC tiến công đến tận cùng biên giới chúng có thể làm. Bây giờ chúng lập căn cứ khắp nơi, từ quần đảo HS-TS và ngay trong nội địa đất nước từ Nam chí Bắc.

      Tóm lại, trên thực tế là TC đã làm chủ nước VN rồi. Hà Nội chỉ còn nước mua thì giờ bằng cách tiếp tục lừa dối dân (bằng cách đánh võ mồm – với sự hỗ trợ cung võ mồm của TQ, nào là “Phải đánh bỏ mẹ chúng nó đi” v.v.). CSVN ngày càng đi vào ngõ bí, cái đau là dân VN cũng chết theo.

      TB. Nói thế chắc ít người dân trong nước sẽ tin. Nhhững người bạn cũ của tôi ở trong nước đều gạt phăng nhận định này của tôi, tuy họ không dựa trên một căn bản thực tế nào cả. Đám bạn tôi chỉ đưa ra so sánh ỡm ờ, rằng là ngày xưa người Mỹ cũng lo sợ là Nhật sẽ mua cả nươc Mỹ, nhưng chuyện đó đã không xẩy ra. Thế nhưng, VN không phải Mỹ mà Trung Cộng cũng không phải “thằng” Nhật. TC khác Nhật ít nhất ở một điểm căn bản, là sau thê chiến Thứ Hai, người Nhật đã chán ngán chiến tranh đế tận cùng, như với chính quyền CSTQ thì bành chướng lại là vấn đề sống chết. Nếu không bành chướng – kiểu thực dân ngày xưa – và nếu không tăng trưởng kinh tế trên 5 phần trăm mỗi năm là Tầu sẽ loạn ngay…

      Vấn đề là không thể mong đợi người Việt – có lẽ kể cả đa phần trí thức – trong nước hiểu những điều này. Họ bị ru ngủ và tự ru ngủ…

  4. Người San Jose says:

    Mỷ đang chờ đại-chiến.
    Anh ta đang dụ cho Tàu Cộng rơi vào thế việt-vị.
    Vài cuộc tiểu-chiến giửa Tàu Cộng và vài nước ASEAN là điều Mỷ đang trông đợi.
    Tàu Cộng ngoài miệng thì hò-hét hung-hăng nhưng trong bụng lại đang run sợ.
    Đôi chân phù-thủng ấy đang thận-trọng dò-dẫm từng bước ngắn,vì biết rõ là nếu sẫy chân sẽ chết
    Thằng ngu cũng thấy rằng phãi 20 năm nữa thì Tàu Cộng mới đủ sức đương-đầu với đế quốc Mỷ .
    Nếu trong 20 năm đó mà đế-quốc Mỷ không gặp vấn-đề gì thì vẫn là người đi trước.
    Anh Chệt Tàu Cộng lại vẫn phãi ì-ạch nín thỡ đễ chạy theo mướt mồ-hôi mẹ, mồ-hôi con mà vẫn hữi bụi.Tàu Cộng chĩ có hy-vọng duy-nhất là Mỷ sẽ nhường biển Đông và Đông Nam Á cho chúng đễ đỗi lấy điều gì đó.Nhưng điều này khó xãy ra vì bọn chúng không có đủ tiền đễ thực-hiện thương-vụ này .
    Như vậy, người Mỷ đang chủ-động trong cuộc chơi .Sau lưng anh ta còn có đàn em NATO chống
    lưng.Vậy thì thế mạnh,yếu đã thấy rõ.Việc hơn thua đã định sẵn.Tôi cược mười ăn một nếu Mỷ thua
    Tàu Cộng.
    Còn việc Tàu Cộng đấm-đá,hù-dọa làm trò ông ba-bị,chín quai,mười hai con mắt với khối ASEAN thì
    chĩ là màn dạo-đầu,chẵng có lợi thế chiến-lược,chiến-thuật gì cả. Đế-quốc Mỷ đang chờ bọn chúng tại lối ra Thái Bình Dương.Cho ăn kẹo Tàu Cộng cũng không dám xua Thi Lang đồng nát,ve chai ra đễ ôm đầu máu. Vậy thì Tàu Cộng dựa vào đâu đễ hung-hăng,ngang-ngược như vậy?
    Rất đơn-giãn là anh ta chĩ đang thăm-dò thái-độ của người Mỷ. Mà người Mỷ thì cứ lập-lờ,ba-phải, nước đôi khiến Chệt ta muốn điên đầu.Như vậy tuy chưa so găng nhưng Chệt ta đã cãm thấy
    thất-bại điều khó tránh khõi.Ôi! Cái tham của kẻ ngu thì Khổng Tử cũng phãi lắc đầu chào thua.
    Tôi rất thất-vọng vì sẽ không xãy ra trận đã-lôi-đài giửa Tàu Chêt và chú Sam.
    Kẻ hèn-nhát không dám so găng ở đây là bọn Hán-tộc ôm mộng bá-quyền,bành-trướng hiện đang ngồi xổm ở Trung-nam-Hải. Nơi này là cái ung-nhọt đang làm hôi-thối thành-phố Bắc Kinh.
    Thôi thì xem tạm vở kịch biển Đông và ASEAN cho đỡ buồn. Nhưng tôi vẫn hy-vọng Tàu Cộng sẽ
    việt-vị. Xin các vị Tam Hoàng,Ngủ Đế ban cho Trung-nam-Hải một nồi cháo lú rõ to.Xin cảm ơn trước.
    Chào bọn Tàu Chệt bá-quyền,bành-trướng nhưng quá hèn-nhát.

    Người San Jose

  5. Trung Hoàng says:

    “Thuyền chúng nó thẳng buồm chạy lướt,
    Lọt ngoài khơi mới hết hò khoan”.

    Đường lối chuyển trục xoay hướng về Châu Á-Thái Bình Dương cuả Hoa Kỳ đã khá rõ ràng, để có thể ngăn chận kịp lúc sự trổi dậy mạnh mẻ ở khu vực nầy cuả Trung Quốc. Một sự trổi dậy ngày một leo thang theo cấp độ chóng mặt về mọi phương diện, tăng cường trang bị tổ chức quốc phòng, phô trương thanh thế quấy rối liên tục bằng mọi phương tiện, từ hải giám hải tuần hải thuyền được gọi là tuần tra đánh bắt, dưạ trên danh nghiã là bảo vệ bảo kê tàu đánh cá cuả họ, để rồi cho biển người ngư phủ Trung Quốc tràn ngập trên mọi hướng đường biển.

    Một phương thức đánh tiếng không hơn không kém, mà qua đó ngỏ mong sao xác nhận bằng được chủ quyền cho Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc tự biên diễn. Khi chủ quyền đã được mặc nhiên công nhận, Trung Quốc sẽ tiến tới giai đoạn loại ảnh hưởng cuả Hoa Kỳ ra khỏi khu vực nầy, đó mới chính là cái chủ ý hàng đầu mà Trung Quốc muốn thực hiện không một chút nhân nhượng nào. Không những chận đường bít lối giao thương hàng hải chỉ riêng với Hoa Kỳ mà thôi, mà một số đông các nước phát triển kinh tế trên thế giới phải râm rấp nghe theo Trung Quốc, nếu muốn qua lại trên khu vực nầy, nó na ná như cách cuả các hải tặc Somali đã hành động không khác.

    Trung Quốc muốn có được cái quyền lực vô hình đó, quyền lực thay Trời phán truyền đến cho thiên hạ buộc phải nghe theo. Mà tiêu biểu nhất cho quyền lực tối thượng nầy, chính là Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc như mọi người trên thế giới đã thấy. Vưà tự biên tự diễn, lại vưà tự tung tự tác hành động theo cung cách một mình một chợ, không xem ai ra gì cả. Chẳng những xem thường những nước trong khu vực, mà cả Hoa Kỳ và các nước trên thế giới, cũng như tổ chức Liên Hiệp Quốc giống như những kẻ bị xỏ mũi dắt đi không hơn không kém. Thế nên, lời nói trổi dậy trong hoà bình cuả các nhà ngoại giao Trung Quốc vưà qua, chỉ là lời láo khoét đáng kinh tởm khinh thị, dưới con mắt cuả toàn thể nhơn loại trên thế giới nầy.

    Với Hoa Kỳ, dường như đã bao thập kỷ qua, phương án “Không Hải Chiến” ở đây, đã được xem đi xét lại một cách thận trọng tỉ mỉ, ngỏ hầu để giảm bớt sự thiệt hại về nhân mạng và tài vật, mà hẵn là điều đó phải có xảy ra. Chiến thuật đánh phủ đầu chớp nhoáng bất ngờ, đã được gọi là “Đánh Mù Mắt” là điểm khởi đầu cho phương án đó, cũng chỉ là muốn tránh và giảm bớt ngòi nổ chiến tranh hạt nhân xảy ra mà thôi. Bởi vì không ai có thể lường hết cho được, khi mà cái thòng lọng đã buộc chặt cứng vào cổ con ngưạ hoang, cũng như sự vùng vẫy mãnh liệt trong nổi lo sợ tuyệt vọng cuả nó. Thấy như hư mà thực, thấy như thực mà hư, đó là cuộc chiến ở Biển Đông sắp tới.

    Lùi bước để chia sẻ quyền lực đối với Hoa Kỳ chỉ là một ảo tưởng, bởi vì chia sẻ quyền lực sẽ đồng nghiã với sự trói tay chính mình trước sự trổi dậy cuả Trung Quốc. Nhường vị thế cuả mình trước mắt toàn thể nhơn loại trên thế giới, ngay tức khắc những đồng minh sẽ mất sự tin tưởng và không còn cách gì cứu chưả kịp. Trong khi cái thế vững mạnh về hải quân trên thế giới nầy, chưa có một nước nào có thể ngang bằng với Hoa Kỳ, kinh tế không có biến động đáng ngại, xã hội khá vững chắc so với một Trung Quốc có thể tan rã bất kỳ lúc nào.

    Khi Biển Đông có sự cố xảy ra, Trung Quốc là nước sẽ bị các nước trên thế giới lên án từ Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn, mà Hoa Kỳ lại được tiếng là trợ giúp kẻ yếu chống kẻ mạnh hiếu chiến hung hăng bành trướng bá quyền. Trong khi CSBK hôm nay, dù có tiến hay lùi trước cuộc chiến Biển Đông, sự nguy hiểm cực kỳ to lớn đang chờ đón họ, nội loạn tự bên trong sẽ là điều khó tránh khỏi. Một áp lực ngày một nâng cao bên trong khi mà cuộc chiến bùng nổ, các lãnh đạo Bắc Kinh phải theo lao không thể nào dừng lại được, đó cũng là cái thế đang leo lên lưng cọp, nên khó mà bước xuống cho được.

    Lời sấm ký từ mấy trăm năm trước đã cảnh báo điều đó cho Trung Quốc bá quyền bành trướng ngông cuồng hôm nay, con thuyền lướt sóng ra biển cuả họ e là bây giờ đã lọt ra khơi, muốn quay vào bờ thì không còn kịp nưã, trong khi bên trong lục điạ thì các sắc tộc Tạng Hồi Mông Mãn chỉ mong đợi cái cơ hội bằng vàng đó.

    Xin trân trọng.

  6. Vincent Lee says:

    Có lẻ thùng thuốc súng này sẻ nổ giữa TC và Phillipine hay Mã Lai, Indonesia , và Brunei. Bắn nhau sẻ không xãy ra giữa VN-TC vì những lẻ sau đây:
    1/ Nhìn lại những bước nhường biển đảo rồi đất liền
    2/ Cho TC đấu thầu tất cả những công trình xây dựng ở Việt Nam. Có nghỉa là lệ thuộc kinh tế. Nếu VN lôi thôi họ sẻ cho những cơ sở này tiêu hủy luôn.
    3/ Cho bộ binh của TC (40.000 công nhân Bố-xịt) đóng ngay địa điểm chiến lược của VN. VN đã xây dựng con đường chiến lược: đại lộ HCM để tiếp tế chiến lược trong trường hợp quốc gia bị xâm lấn. Nếu 8 sư đoàn BB tấn công (5.000 lính/sư đoàn ở nước CS), thì chẳn mấy chốc con đường chiến lược này sẻ bị cắt đứt và TC dùng con đường này xâm nhập miền Nam VN dể và nhanh hơn. Điều này có nghỉa là CSVN đã đưa yết hầu cho TC nắm lấy rồi mà còn vờ vịt chống đối bắn đạn thật!
    4/ Tình báo của TC ở khắp nơi trên đất nước VN. Một người Việt kiều về VN hành nghề bác sỉ sẻ rất khó khăn. Còn một thằng TC không biết có bằng cấp không lại hành nghề bác sỉ ở VN. Qúy vị không chú ý chứ bệnh dịch ở VN cứ tràn lan, hết dịch này đến dịch khác. Một ví dụ là Hà Nội chưa bao giờ bị “dịch tả”, đột nhiên mấy năm về trước dịch tả xãy ra ở Hà Nội và chính phủ VN cứ vớ vẩn là do mắm tôm thịt chó. Đây là đòn vủ khí sinh học. TC là những nước 17 nước đã ký vào hiệp định giải thể vủ khi sinh học giải trừ vủ khí sinh học năm 1972 nhưng vẩn còn tàng trử loại vủ khí này. Đội ngủ bác sỉ TC này sẻ là những chiến binh xữ dụng vủ khí hóa học và vủ khí sinh học nếu có chiến tranh xãy ra.
    5/ TC sẻ xua đoàn tàu đánh cá vơ vét sạch biển đông và cho đóng quân và lập cơ sở tiếp tế trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chuẩn bị bước chót là khai thác dầu hỏa và khí đốt. Họ đi từ từ để tránh những phản kháng mạnh từ các quốc gia ĐNA!
    Nếu muốn đánh TC, nên đánh ngay bây giờ. Chỉ cho những tàu tuần chạy thật nhanh có gắn hỏa tiển đừng mang huy hiệu của quốc gia nào vào đêm húc chìm nhiều tàu đánh cá của TC. Nếu tàu đánh cá nào xã súng bắn lại thì cho nó chìm luôn. hay đặt những cạm bẩn để làm chìm các tàu hải giám TC ở ngoài 12 hải lý (từ 12-200 hải lý). Nhưng nếu muốn có kế sách lâu dài thì nhân dân VN lật đổ bọn bán nước xuống. Tịch thâu tài sản của họ khắp nơi trên thế giới đủ dùng để đặt mua những tàu chiến và chiến đấu cơ cùng các hỏa tiển tối tân có đủ khả năng chống TC(Tàu tuần có mang hỏa tiển của Nhật chạy nhanh 44 hải lý/giờ có trang bị chống máy bay, tiềm thủy đỉnh và chiến hạm, Tiềm thủy đỉnh Oyashiro class của Nhật chạy êm hơn tất cả những tiềm thủy đỉnh của bất cứ quốc gia nào ở ĐNA kể cả tiềm thủy đỉnh Collin class của Úc).

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẮT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

    Con đường trước mắt của VN hiện nay là con đường chống xâm lăng và bành trướng của TQ. Tất nhiên VN có thể liên kết với các nước khác trong cùng mục tiêu, nhưng trước nhất VN phải tự vệ chính phần mình. Đe dọa của TQ hiện nay đối với VN hoàn toàn có thật, vấn đề là quy mô, thời điểm, hay thời gian thực hiện của nó thôi. Song dầu trong tính cách thế nào, đó cũng là sự đe dọa nghiêm trọng, hiểm nghèo đối với dân tộc, đất nước.
    Như thế, phản ứng và mục tiêu của VN hiện nay phải ra sao. Tất nhiên bất cứ nước nào, không phải mọi người đều thức tỉnh, đều quan tâm, đều phản ứng tích cực trước điều hiểm nguy chung. Cho nên chỉ có thể trông cậy vào các thành phần tích cực, sáng suốt, ưu tú, chọn lọc, hiểu biết của toàn dân thôi. Có nghĩa vấn đề nếu TQ là nước mạnh hơn, kể cả cứ cho là rất mạnh so với VN, thì mọi người dân và chính quyền VN cần phản ứng thế nào ? Chắc chắc chính nghĩa là VN phải tự vệ bằng mọi cách, phải đánh trả bằng mọi cách, không thể thỏa hiệp, run sợ hoặc đầu hàng. Vì đó chính là nổi nhục, nối thất bại, kể cả nổi cay đắng không thể lường trước hết quả mọi hậu quả hết sức và vô cùng tai hại của nó.
    Nhưng muốn chiến đấu kết quả, tất nhiên toàn dân phải đoàn kết một lòng, không được chia rẽ. Muốn động viên toàn dân như vậy phải khêu gọi quyền làm chủ của dân, tức thực thi dân chủ đúng mức, hiệu quả, thành khẩn nhất theo các yêu cầu đòi hỏi. Đây chính là cái chìa khóa quan trọng thật sự mà không phải sự giỡn chơi.
    Nói tóm lại, khi có TQ xâm lăng qui mô, phải có ý chí nhân dân lẫn ý chí chính quyền cùng thống nhất bảo vệ đất nước như nhau. Bất cứ yếu tố nào yếu đều mang lại hậu quả tai hại như nhau, vì không có sự kết hợp hay thống nhất được trọn vẹn và hiệu quả nhất. Thế nhưng trước mắt yếu tố nhà nước, hay yếu tố chính quyền là quan trọng nhất. Nếu chính quyền đầu hàng tức là phạm tội phản quốc, dân sẽ ngao ngán, chán nãn, cũng buông xuôi theo, tức là giao nước cho địch. Nếu ngược lại, chính quyền cương quyết không đầu hàng, chiến đấu bảo vệ dân tộc, đất nước tới cùng bằng mọi giá, toàn thể nhân dân hẳn cũng vậy, khả năng chiến thắng giặc có thể không có cơ sở bị loại bỏ.
    Cho nên, yêu cầu hiện tại của VN chính là chính quyền hay nhà nước, tức lãnh đạo có cương quyết chống địch hay không, có thiện chí thực hành dân chủ hay không, có vì nhân dân và xã hội VN hay không. Đó chính là phép thử, số đo, chìa khóa, hoặc là nhân tố quyết định nhất cho sự trường tồn và độc lập của đất nước, dân tộc hiện nay.

    ĐẠI NGÀN
    (05/8/12)

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN