WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không có “cửa” cho Paul Ryan

Paul Ryan. Ảnh Wikipedia

Ba tuần trước đây, Dân Biểu Paul Ryan cùng rời phòng làm việc với người bạn thân là Dân Biểu Jason Chaffetz của tiểu bang Wisconsin để về nhà. Trên đường đi, ông Chaffetz hỏi bạn đồng viện cùng đảng với mình, “sao, có nghe ngóng được gì thêm từ bà Beth không?” Bà Beth đây là Beth Myers, người được ứng viên Cộng Hòa Mitt Romney trao phó trách nhiệm giúp tìm người đứng phó cho liên danh. Câu trả lời của ông Ryan thật ngắn ngủi nhưng rất rõ ràng: “không, chẳng nghe bên đó nói gì cả”.

Câu trả lời đó khiến Dân Biểu Chaffetz phải ngạc nhiên.

Suốt tháng trước đó, nhiều chính trị gia bảo thủ Cộng Hòa công khai lên tiếng kêu gọi ông Romney chọn ông Ryan đứng chung liên danh, các bài bình luận của cả 2 tờ báo uy tín Weekly Standard lẫn tờ The Wall Street Journal đều viết với cùng nội dung: đã đến lúc ông Romney phải công bố danh tánh người đứng phó chứ không thể để lâu hơn nữa, và nếu muốn chiến thắng vào ngày mùng 6 tháng Mười Một năm nay, người ông Romney phải chọn “chính là dân biểu Paul Ryan”.

Cá nhân ông Chaffetz cũng gửi thư riêng cho ban cố vấn của ông Romney, trình bày những lý do tại sao ông Cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts nên chọn người bạn trẻ mới 42 tuổi của mình. Trong thư gửi cho ông Cựu Thống Đốc Mike Leavitt của Utah -người được giới quan sát chính trị dự đoán sẽ giữ vai trò chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc nếu ông Romney đắc cử-, ông Chaffetz nhắc lại Paul Ryan nổi tiếng vì có hẳn kế hoạch cắt giảm ngân sách mà vẫn giúp tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cho dân chúng, tác giả tập tài liệu mang nhan đề “Path to Prosperity” (tạm dịch: “Con Đường Dẫn Đến Thịnh Vượng”) được cánh bảo thủ Cộng Hòa xem là lộ trình dẫn đến thành công cho quốc gia sau cuộc suy thoái kinh tế xảy ra từ cuối năm 2007. Lá thư kết thúc bằng câu: “tôi thấy chẳng có lý do gì để không mời ông Paul Ryan”.

Ý kiến chọn ông Ryan từng được nói đến ngay từ đầu năm, sau khi những đối thủ Cộng Hòa nặng ký của ông Romney lần lượt rời cuộc đua sơ bộ, cho ông cơ hội tính đến chuyện “đưởng dài” dẫn về Tòa Bạch Ốc. Thoạt đầu, danh sách được đồn đãi cho thấy có rất nhiều nhân vật sáng giá được cân nhắc, trong đó Cựu Thống Đốc Tim Pawlenty của Minnesota, Thượng Nghị Sĩ Rob Portman của Ohio… luôn luôn được nói tới như các ứng viên sáng giá nhất. Công bằng mà nói tên ông Ryan có được một số viên chức thân cận của ông Romney nhắc tới một vài lần, nhưng lời lẽ đủ khéo léo để cho người nghe hiểu rằng… không sáng sủa cho lắm!

Hy vọng ông Ryan khó được mời đứng chung liên danh lại càng rõ rệt hơn nữa sau cuộc gặp gỡ với ông Romney ngay tại Quốc Hội hồi đầu năm nay, lúc ông Romney còn phải chống đỡ với những mũi dùi tấn công đến từ những ứng viên cùng đảng và cuộc bầu cử sơ bộ chưa ngã ngũ. Hôm đó 2 ông bàn thảo với nhau về tình hình kinh tế quốc gia, những điềm có thể làm để đối chọi với “các sai lầm về chính sách của ông Obama”, theo lời một cố vấn chính trị của ông Ryan kể lại.

Sau cuộc họp kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ đó, ông Ryan nói với các nhân viên rằng “ông Romney biết rất nhiều, nhiều hơn mình nghĩ”, và nói đùa “tôi không phải hướng dẫn ông ta về kinh tế”. Điều đó được một số quan sát viên chính trị ở thủ đô Washington D.C. hiểu là có lẽ ông Romney không cần đến sự trợ giúp của ông Ryan về mặt chuyên môn, chưa kể đến chuyện những bài báo viết về cuộc tranh cử đều nói ông Romney cần người “giúp lấy thêm phiếu ở các tiểu bang đang nắm quyết định thắng bại cho cuộc bầu cử”, chẳng hạn như Thượng Nghị Sĩ Portman có thể giúp liên danh thắng ở Ohio, Cựu Thống Đốc Pawlenty không chỉ được cảm tình của người dân Minnesota mà còn là chính trị gia được mến mộ ở vùng Trung Tây, Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio có thể giúp thu hút phiếu của tập thể Latino và thắng ở Florida, ông Thống Đốc Bob McDonnell sẽ giúp đưa Virginia trở lại với đảng Cộng Hòa, ông Thống Đốc Bob Jindal của Louisiana sẽ giúp thu hút phiếu cử tri miền Nam…Không thấy có cửa nào cho ông Ryan cả.

Nếu dấu hiệu từ cuộc họp tay đôi đó chưa đủ để giới quan sát chính trị tin rằng ông Ryan “không” nằm trong danh sách những người có thể được chọn thì có những dấu hiệu rõ hơn nữa sau phiên họp đông người ở Park City, Utah hồi cuối tháng Bảy. Cuộc họp đó quy tụ những khuôn mặt nổi bật nhất của đảng Cộng Hòa, trong đó có tất cả những chính trị gia được dự đoán có thể được mời đứng phó và các nhà hoạch định chính sách, cùng với ban tham mưu của ông Romney thảo luận về đường hướng tranh cử và các bước cần làm để lấy lại ghế tổng thống.

Từ Utah về lại Washington D.C., ông Ryan phải trả lời câu hỏi của những người ủng hộ, trong đó có các bạn đồng viện và những chính trị gia từng bắn tiếng hay công khai đề nghị ông Romney chọn vị dân cử trẻ tuổi xuất thân từ tiểu bang Wisconsin. Câu hỏi của mọi người là “sao, có dịp nói chuyện riêng với ông Romney không? Ông Romney có tỏ ý gì không?”. Câu trả lời họ nghe được: “chúng tôi có gặp nhau được vài phút, đủ thì giờ thăm hỏi vớ vẩn thôi, chẳng có gì đặc biệt cả”.

Không những thế, chỉ 2 ngày sau cuộc họp ở Utah kết thúc, phu nhân của ông Romney là bà Ann Romney bắn tiếng “có thể người được mời đứng phó sẽ là một phụ nữ”. Tức khắc mọi chú ý được đổ dồn cho bà Cựu Ngoại Trưởng Condoleeza Rice và bà Thống Đốc Susana Martinez của New Mexico. Rất nhiều bài phân tích được viết chung quanh 2 nhân vật nữ nổi tiếng của đảng Cộng Hòa, trước khi các nhà phân tích đồng ý với nhau người sáng giá phải là bà Rice, nhân vật từng làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia trước khi đảm nhận vai trò điều hành ngành ngoại giao. Ai cũng bảo an ninh, quốc phòng và ngoại giao là những điều ông Romney không có kinh nghiệm, tương tự như trường hợp của ông Barack Obama 4 năm trước đây. Hồi 2008 ông Obama mời ông Joseph Biden đứng chung liên danh để “trám” vào những chỗ ông thiếu sót, thì chuyện ông Romney mời bà Rice đứng phó là điều thật dễ hiểu và được ủng hộ tối đa.

 

Vẫn không có cửa nào cho ông Paul Ryan cả.

© Đàn Chim Việt

Tags:

5 Phản hồi cho “Không có “cửa” cho Paul Ryan”

  1. Ôgc vi-xi says:

    Ông Khanh là xếp của một kênh radio mà sao ông viết lách không ra con giáp gì vậy cà (?) Ông Khanh đang viết bình luận chánh trị, quan điểm, văn học, luận văn lớp hai…hoặc giả ông Khanh đang đố vui (lớp vở lòng) để học, v.v…

    Tui thiển nghĩ, bài luận văn lớp hai trường làng của ông (Khanh) này kém cõi quá!

  2. Tái nạm says:

    Thưa các ông, đaị khá đừng bầu cho đám Cộng hoà thối tha đàn điếm suốt 8 năm ấy ấy…

  3. Minh says:

    Thưa tác giả, câu kết luận chọn tình chọn ý, sau những tình huống không mà có, có mà không, phải là: “Vẫn không có cửa nào cho ông Paul Ryan cả “…”cho đến thời điểm ông Romney tuyên bố chính thức Paul Ryan là phó trong liên danh của ông”.

  4. Thiến Heo says:

    Không có “cửa” cho Paul Ryan (?)

    Tôi chả phải là fan của Obama hay Romney. Nhưng mà đọc cái kiểu bình lựn rối rắm như bài nầy thì cũng chả nêu lên được gì.

    Thưa ông tác giả bài viết , Paul Ryan có CỬA chứ. Cửa đàng hoàng quang minh chánh đại nữa à. Ryan là đương kim Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ; Ryan lại được đương kim ứng cử viên TT Romney trang trọng thông báo là người đứng phó cho mình trước bàn dân thiên hạ, theo đúng luật pháp bầu cử Hoa Kỳ qui dịnh. Vậy, ông tác giả mình còn muốn CỬA nào cho Paul Ryan nửa? Cửa LÒN hay cửa HẬU?

    Tôi khuyên ông tác giả nên tôn trọng luật chơi dân chủ. Mình có thể không thích một người nào đó, nhưng vẫn phải tôn trọng luật chơi, thưa ông . Muốn tìm cách hạ uy tín một đối thủ chính trị, cũng phải đường hoàng bằng luận lý và những chứng cứ rõ ràng thì bàn dân thiên hạ Mỹ mới chấp nhận được.

    Người VN cũng nên chấm dứt các cách nói như: nói kháy, nói né, nói bóng, nói gió, nói móc, nói mỉa, nói lẩy, nói mát v.v…
    Các cách nói và viết như vậy chỉ có thể có tác dụng trong dân gian VN, trong một vài tình huống nào đó thôi. Nên chấm dứt trong các bài viết trên báo chí và sách vở. Nó chẳng đem lại được gì. Nó góp phần làm cho môi trường sinh hoạt truyền thông thêm rối rắm.

    Sợ thì không nói, không viết. Đã viết thì viết THẲNG đường hoàng quang minh chánh đại. Người đọc mới dễ thông hiểu. Và người bị phê bình họ mới NỂ. Dù họ có đồng ý hay không.

    • Q. Huy says:

      Tôi đồng quan điểm với ông thợ “Thiến”.Chắc chắn là ông rất kinh nghiệm thiến, thiến đâu trúng đấy. Tôi đọc hết bài nhận định trên của(Đàn Chim Việt?) rồi chả hiểu họ muốn nói gì? Dẫn chứng loanh quanh rồi kết luận “huề vốn” bằng tựa đề bài họ đưa ra “Không có cửa cho Paul Ryan”?

Leave a Reply to Q. Huy