WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Pháp quyền, Pháp trị và nền dân chủ giả hiệu

RULE OF LAW vs RULE BY LAW

hay (Pháp Quyền, Pháp Trị và nền dân chủ giả hiệu)

Tóm lược: Rule of law là dân chủ. Rule by law là dân chủ giả hiệu.

Bài viết này nhằm bốn mục đích:

- Đóng góp ý kiến vào việc cải tổ Hiến Pháp.

- Đáp ứng đề nghị của luật sư Đặng Dũng từ trong nước kêu gọi giới luật học hải ngoại đóng góp những nghiên cứu chuyên môn giúp nâng cao kiến thức luật học cho giới lãnh đạo chính trị, lãnh đạo luật học và sinh viên luật trong nước.

- Giải đáp câu hỏi của một nữ sinh viên luật trong nước gửi các luật gia hải ngoại về từ ngữ liên quan.

- Góp phần thảo luận với các luật gia hải ngoại trên hệ thống emails nội bộ về từ ngữ đề cập

*

Rule of law là dân chủ. Rule by law là dân chủ giả hiệu.

*

Rule of Law được giới luật VNCS dịch là Pháp Quyền, Rule by law là Pháp Trị. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ nội dung của hai cụm từ này. Ngay cả không ít những người dùng nó cũng chẳng hiểu rõ ý nghĩa. Chưa kể giới lãnh đạo chính trị CS lại luôn muốn lường gạt nhân dân bằng cách nhập nhằng ý nghĩa của hai cụm từ này để tỏ rằng phương cách cai trị của đảng cũng dân chủ.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc, một trong các giáo sư luật hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa, mới đây đã xác nhận tại miền Nam Việt Nam trước 1975 ông không nghe nói tới từ Pháp Quyền mà chỉ nghe nói tới cụm từ “Nguyên Tắc Thượng Tôn Luật Pháp.” Là một trong hàng ngàn học trò trực tiếp của Giáo Sư, tôi tin sự xác định của ông. Và trong một số bài viết về tư pháp (trong vụ án Cù Huy Hà Vũ), tôi cũng dùng cụm từ Nguyên Tắc Thượng Tôn Luật Pháp để dịch Rule of Law.

Phân tích một cách chuyên môn, chi tiết, Rule of law có cả ba nghĩa: Rule according to law; rule under law; or rule according to a higher law ( http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Rule+of+law). Trong nghĩa thứ nhất, “ rule according to law” thì kẻ cầm quyền (chính phủ) không thể trừng phạt hình sự hay dân sự một người nào mà không nghiêm chỉnh tuân theo những thủ tục tố tụng và những đạo luật được hình thành một cách cẩn trọng và được định danh một cách rõ ràng (well-established and clearly defined laws and procedures). Trong nghĩa thứ hai Rule under law, không một ngành nào của chính phủ được đứng trên luật pháp, và không một viên chức công quyền nào có thể hành xử một cách độc đoán hay đơn phương (unilaterally), đứng ngoài luật pháp. Hay nói một cách ngắn gọn, “Không ai được đứng trên luật pháp”. Trong nghĩa thứ ba, rule according to the higher law, thì chính quyền không thể cưỡng hành một đạo luật thành văn nào nếu đạo luật đó không phù hợp với một số nguyên tắc bất thành văn, phổ quát (universal) của sự công bằng (fairness), đạo đức (morality), và công lý (justice) là những nguyên tắc đứng trên mọi hệ thống luật pháp do con người tạo lập (that transcend human legal systems.) Khi dùng từ higher law, các học giả phương tây muốn nói tới luật tự nhiên (natural law). Tóm lại, những nguyên tắc của luật tự nhiên đứng trên mọi luật pháp do con người hình thành.

Quan điểm cho rằng có những nguyên tắc pháp lý có sẵn trong thiên nhiên (Natural law theory) mà những đạo luật do con người lập ra cần tuân thủ thường được tóm gọn trong thành ngữ “Một đạo luật bất công không thực sự là luật” (an unjust law is not a true law, lex iniusta non est lex,) trong đó từ “bất công” (unjust) được định nghĩa là trái với luật tự nhiên. Luật tự nhiên đôi khi cũng được tóm gọn trong thành ngữ (maxim) tương tự “một đạo luật bất công thì chẳng phải là luật gì cả (“an unjust law is no law at all”).

Và chính từ luật tự nhiên mà luật do con người tạo ra (hiến pháp và luật pháp) có được tính cách cưỡng hành ( (· ^ a b c Shiner, “Philosophy of Law”, Cambridge Dictionary of Philosophy). Luật tự nhiên thật gần gũi với khái niệm đạo đức (morality). Chính vì thế, về bản chất, Rule of law là một khái niệm về thuần túy đạo đức (an intrinsically moral notion).

Tóm lại, để xây dựng một chế độ pháp quyền (hay thượng tôn luật pháp-Rule of law), cần phải có những đạo luật và những thủ tục được xây dựng một cách tốt đẹp và được định danh một cách rõ ràng (well-established and clearly defined laws and procedures); đồng thời những đạo luật đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc bất thành văn, phổ quát (universal) là công bằng (fairness), đạo đức (morality), và công lý (justice).

Cụm từ “Rule of law” lần đầu tiên được thấy trong một đơn trình từ hạ viện Anh (House of Commons) gửi lên Hoàng Đế James I của Anh Quốc vào năm 1610. Đơn đó ca ngợi việc dân chúng được hạnh phúc và tự do dưới sự dẫn dắt và cai trị bởi rule of the law (http://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_law#Antiquity). Tới tk 19 thành ngữ Rule of law trở thành phổ thông bởi luật gia Anh quốc A.V. Dicey. Nhưng khái niệm này quen thuộc đối với các tư tưởng gia cổ điển phương tây (Hy Lạp) từ 2500 năm trước như Plato (427-327 trước công nguyên) và Aristotle (384-322 trước công nguyên). Plato viết, “Ở đâu luật pháp dưới trướng nhà cầm quyền thì sự xụp đổ của quốc gia (state) không xa; nhưng ở đâu mà luật pháp đứng trên chính quyền thì tình hình có nhiều hứa hẹn và dân chúng vui hưởng trọn vẹn những ân sủng của thượng đế ban cho quốc gia. Aristotle thì viết “Luật pháp nên cai trị” (Law should govern). Rule of law hàm ý rằng mọi công dân đều phải tuân theo luật pháp (every citizen is subject to the law), dù người đó là vua, tổng thống, chủ tịch nước, hay tổng bí thư đảng. Ý niệm này ngược với ý tưởng vua đứng trên luật pháp bởi lý thuyết vương quyền (divine right), theo đó quyền của nhà vua tới từ thượng đế chứ không phải từ sự đồng lòng của nhân dân. (http://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_law).

Như vậy trong suốt thời quân chủ, trước khi nước cộng hòa đầu tiên của thời cận đại ra đời (Hoa Kỳ năm 1776), với lý thuyết vương quyền, trên thế giới hoàn toàn không có quốc gia nào áp dụng nguyên tắc thượng tôn luật pháp (Rule of law); mà, nói một cách đơn giản, tất cả mọi quốc gia đều theo nguyên tắc Rule by law, tức nguyên tắc luật pháp phục vụ nhà cầm quyền. Trong chế độ đó vua đứng trên luật pháp, hay vua là luật pháp (king is law). Chỉ có điều cụm từ Rule by law thời đó chưa xuất hiện.

Vào năm 1776, khái niệm “không ai đứng trên luật pháp” đã phổ biến trong giai đoạn Hoa Kỳ khởi đầu lập quốc. Ví dụ, vào lúc khởi đầu cuộc cách mạng dành độc lập của Hoa Kỳ, ông Thomas Paine đã viết một tập sách mỏng có tên Common Sense nhằm kêu gọi đòi độc lập khỏi Anh Quốc, trong đó ông viết, “Ở Hoa Kỳ, luật là vua (the law is king). Trong khi ở các quốc gia quân chủ độc đoán Vua là luật (King is law), thì ở những quốc gia tự do luật phải là vua (law ought to be king) và không thể là gì khác.”

Trong hai thế kỷ tiếp theo đó nhiều quốc gia quân chủ tiến bộ đã biến thành quân chủ lập hiến hay cộng hòa, một chính thể không có vua, Rule of law trở nên phổ biến và quần chúng ngày càng khát vọng dân chủ. Trước trào lưu đó, một số kẻ cầm quyền ở những quốc gia theo chính thể cộng hòa (không có vua) nhưng vẫn có tham vọng duy trì quyền lực (power) toàn diện như của một vị vua, đã bắt buộc phải lừa bịp dân chúng bằng cách xây dựng những cơ chế ban hành và áp dụng luật pháp (quốc hội và tòa án) cùng những bản hiến pháp và các đạo luật chỉ có tính dân chủ giả hiệu. Những cơ quan lập pháp và tư pháp ở những quốc gia đó hoặc không có tính cách độc lập và bình đẳng với hành pháp (các quốc gia cộng sản), hoặc chỉ độc lập một cách hình thức (các quốc gia phát xít và không ít các quốc gia chậm tiến hiện nay). Những bản hiến pháp và những đạo luật của những quốc gia đó không đáp ứng những điều kiện của nguyên tắc Rule of law như được trình bày ở trên. Dưới những chế độ giả hiệu dân chủ, đa số ngôn từ trong hiến pháp và những đạo luật đều tương tự như những bản hiến pháp và luật pháp của các quốc gia dân chủ. Nhưng sẽ có vài từ hay cụm từ hay vài điều khoản có vẻ bình thường như những điều khoản khác nhưng lại có hiệu quả loại bỏ hoàn toàn tính chất dân chủ của bản văn luật pháp đó. Ví dụ điều 4 của Hiến Pháp ViệtNamhiện nay và một số điều khoản khác nữa. Hoặc cơ quan soạn thảo hiến pháp hay luật (quốc hội) và những cơ quan có nhiệm vụ giải thích và áp dụng các luật lệ đó (tòa án) bề ngoài cũng có vẻ được hình thành và sinh hoạt dân chủ như các cơ quan tương tự ở các quốc gia dân chủ, nhưng trong thực tế, các cơ quan lập pháp và tư pháp ở các quốc gia độc tài đều hoàn toàn bị điều khiển bởi kẻ hay nhóm cầm quyền và phục vụ quyền lợi của nhóm cầm quyền. Ví dụ tình trạng quốc hội và tòa án hiện nay ở ViệtNam. Nói chung, các quốc gia phát xít (Đức, Ý, Nhật hay Tây Ban Nha thời Franco) hay các quốc gia chậm tiến hiện nay, hoặc các quốc gia cộng sản đều có hình thức dân chủ giả hiệu như vậy. Khi nghiên cứu hệ thống pháp lý tại các quốc gia dân chủ giả hiệu này, các luật gia phương tây đã tạo ra cụm từ Rule by law.

Chính những học giả phương tây cũng công nhận hai cụm từ Rule of law và Rule by law đã tạo ra nhầm lẫn vì bề ngoài có vẻ tương tự về từ vựng. Rule by law hoàn toàn khác và đối nghịch với Rule of law. Kẻ cầm quyền cai trị bằng nguyên tắc rule by law không phải vì luật pháp cao hơn họ mà vì làm như thế có lợi cho họ. Với rule of law, luật pháp ở tầng cao hơn và kẻ cầm quyền phải tuân thủ; còn trong chế độ rule by law, kẻ cầm quyền dùng luật pháp như một phương tiện có lợi nhất cho họ để thống trị (http://branemrys.blogspot.com/2005/08/rule-of-law-vs-rule-by-law.html).

Nói cách khác, trong chế độ Rule of law thì luật pháp là vua còn trong chế độ Rule by law thì kẻ cầm quyền là vua, đứng trên luật pháp. Trong chế độ Rule of law luật pháp dùng để bảo vệ dân chúng, mang lại phúc lợi cho dân chúng, chống lại sự lạm quyền (abuse power) của kẻ hay nhóm cầm quyền. Trong chế độ Rule by law, luật pháp được tạo ra và được giải thích, theo ý muốn của kẻ cầm quyền nhằm phục vụ đặc quyền, đặc lợi của kẻ hay nhóm cầm quyến. ViệtNamhiện nay đang ở tình trạng Rule by law chứ không phải Pháp Quyền (Rule of law).

Bài này chủ yếu chỉ nhằm làm rõ nghĩa và sự khác biệt giữa hai cụm từ Rule of law và Rule by law mà nhu cầu cải tổ Hiến Pháp hiện nay khiến các giới luật học, giới lãnh đạo chính trị và một thành phần dân chúng ở Việt Nam quan tâm.

Như đã trình bày ở trên, theo Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một trong những giáo sư luật hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa và cũng từng là Giáo Sư tại một đại học Luật bên Pháp đã cho biết, trước 1975 miền nam không có từ ngữ Pháp Quyền mà chỉ có cụm từ “Nguyên Tắc Thượng Tôn Luật Pháp” để dịch cụm từ Rule of law. Luật Sư Nguyễn Tường Bá, từng là Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn của Việt Nam Cộng Hòa cũng mới nhắc tôi nhớ rằng, Giáo Sư Vũ Văn Mẫu, một trong những Giáo sư hàng đầu khác của Việt Nam Cộng Hòa mà tôi cũng từng là học trò trực tiếp của ông, đã dùng từ Pháp Trị để dịch cụm từ Rule by law nhằm nói tới phái Pháp Gia (School of Legalism) của Hàn Phi Tử ở Trung Hoa vào tk 3 trước công nguyên.

Khi dịch sang tiếng Việt, phương pháp dịch từng chữ (mot à mot) đã mang theo tất cả sự lẫn lộn có sẵn của hai nhóm từ Rule of law và Rule by law. Thật khó phân biệt sự khác nhau, đối chọi nhau của hai từ Pháp Quyền và Pháp Trị khi dịch Rule of law là Pháp Quyền và Rule by law là Pháp Trị. Cả hai cụm từ Pháp Quyền và Pháp Trị trong tiếng Việt đều có ý nghĩa tích cực về mặt từ vựng, tức đều mang cho người đọc cảm giác một môi trường dân chủ. Trong khi trong tiếng Anh, Rule of law có ý nghĩa tích cực, có tính dân chủ; trái lại Rule by law có ý nghĩa tiêu cực, độc tài, hay dân chủ giả hiệu.

Hiện nay, tại Việt Nam, cả hai từ Pháp Quyền và Pháp Trị đều được xử dụng rộng rãi, nhưng ngay cả người dùng nhiều khi, có thể nói rất nhiều khi, cũng không nắm trọn ý nghĩa của từ ngữ. Giới luật gia và trí thức tranh đấu cho nhân quyền và cho một Việt Nam dân chủ, khi dùng từ Pháp Quyền hay Pháp Trị đều muốn nhắc tới nội dung của cụm từ Rule of law. Điều này là dĩ nhiên, bởi vì Rule of law là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ. Trong khi giới lãnh đạo chính trị, giới lãnh đạo đảng hay chính phủ, hoặc do ngu dốt, hoặc chủ ý lừa bịp dân chúng, luôn rêu rao muốn xây dựng chế độ Pháp Quyền (Rule of law) nhưng lại ủng hộ những hạn chế của luật pháp và chống đối một sự độc lập cần thiết của quốc hội và tòa án với hành pháp và nhất định đòi duy trì sự độc quyền lãnh đạo của đảng. Như thế là muốn áp dụng Rule by law.

Để tránh tình trạng nhập nhằng, cản trở tiến trình và nhu cầu cải tổ Hiến Pháp theo chiều hướng dân chủ thực sự, giới học thuật tư pháp ở Việt Nam, mà cụ thể là các tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ lãnh đạo và giảng dậy tại các trường đại học luật, lãnh đạo các cơ quan tư pháp, tòa án, phải đưa ra một định nghĩa rõ ràng cho các từ vựng Pháp Quyền và Pháp Trị. Cách tốt nhất, vì Rule of law và Rule by law là hai khái niệm cơ bản của học lý phương tây, sau mỗi khi dùng từ vựng Pháp Quyền hay Pháp Trị, người sử dụng nên chua thêm tiếng Anh (hay tiếng Pháp) để nói rõ nội dung của từ vựng mình sử dụng. Trong khi hệ thống tư pháp và pháp luật của ta còn non trẻ, các từ vựng pháp lý chuyên môn chưa có đủ và chưa rõ ràng, chúng ta không nên e sợ bị “mất chủ quyền ngôn ngữ” qua việc chua thêm ngoại ngữ mỗi khi xử dụng một từ chuyên môn pháp lý tiếng Việt. Trái lại, việc chua thêm ngoại ngữ như vậy trên thực tế sẽ giúp chúng ta diễn tả được điều muốn nói và thực hiện đúng điều chúng ta muốn làm. Theo cá nhân tôi, thay vì dùng từ Pháp Quyền thì cụm từ “Thượng Tôn Luật Pháp” là chính xác nhất và dễ hiểu nhất để diễn tả ý nghĩa của cụm từ Rule of law. Đồng thời để tránh việc nhà cầm quyền lừa dối nhân dân, cụm từ Rule by law nên được dịch là “Giả Pháp Quyền”.

Một sự rõ ràng, phân biệt trong dịch thuật sẽ mang lại tính rõ ràng cho hệ thống tư pháp và pháp luật của Việt Nam, một trong mấy yếu tố căn bản của chế độ Thượng Tôn Luật Pháp, tức Rule of law; đồng thời sẽ buộc giới cầm quyền CSVN phải hoặc chấp nhận xây dựng một nhà nước Pháp Quyền thực sự như họ đang rêu rao, tức phải tôn trọng hoàn toàn những yếu tố căn bản của nguyên tắc Rule of law; hoặc họ phải công nhận trước nhân dân là họ không chấp nhận dân chủ và cai trị bằng chế độ “Giả Pháp Quyền”(Rule by law) như họ đang thực hiện.

Luật gia Nguyễn Tường Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

Tags: ,

14 Phản hồi cho “Pháp quyền, Pháp trị và nền dân chủ giả hiệu”

  1. Timsuthat says:

    Bài viết hay và có lẽ cần thiết cho sự hiểu biết về luật pháp trong dân chủ cho VN; xin có lời tán dương với tác giả.

    Tuy có định nghĩa chính xác theo các sách về luật cũng như trong tự điển bách khoa Wikipedia, dùng cụm từ này để nâng dân trí trong vấn đề luật và dân chủ – theo ý tôi – không hiệu quả, hay gây hiểu lầm, và dễ bị những người phản dân chủ lạm dụng để ngụy biện. Xin được góp vài ý kiến.

    Vắn tắt, tôi xin định nghĩa:

    1. “rule of law” ám chỉ “phép tắc (cho mọi sự việc) theo luật pháp”
    2. “rule by law” ám chỉ “cai trị (mọi sự việc) bằng luật pháp”

    Cả hai cụm từ đều tự nó không đủ giải thích và xác định một cách rõ ràng khái niệm về luật pháp và sự khác biệt rất xa về căn bản của nó vì cả hai đều dùng từ “rule” mà có 2 nghĩa: 1/ phép tắc, điều lệ (danh từ), 2/ cai trị (động từ).

    Cả hai đều nói đến luật pháp (law), nhưng cả hai tự nó không mang hàm ý về luật pháp CHO AI, TỪ ĐÂU mà có, và BẢO ĐẢM BỞI AI; đây mới là vấn đề chốt yếu.

    Có thêm sự lầm lẫn là vì, chính thể dân chủ nhất định là có sự “cai trị” bằng luật pháp (thường nghiêm túc hơn các chính thể khác), và ngay cả chính thể phản dân chủ (như CS hay quân chủ, phát-xít, v.v..) cũng thường được cai trị bằng luật pháp như họ rêu rao. Nhưng không thể nói các chính thể dân chủ là “rule by law” vì các chính thể quân chủ trong lịch sử trước đây thường có ý niệm này trong triết lý luật pháp của họ, dù thường được thực hành rất tùy tiện (như theo ý niệm về “Đức Trị”). Và vì thế, “rule of law” được dùng để ám chỉ chính thể dân chủ.

    Vấn đề chính là luật pháp do ai, cho ai, và bảo đảm bởi ai; hay nói một cách khác:

    1/ nguồn gốc của luật pháp,
    2/ mục đích và đối tượng của luật pháp, và
    3/ phương cách để bảo đảm cho công bằng của luật pháp khi các đối tượng và mục đích có mâu thuẫn – vì nếu không có bảo đảm này thì luật pháp không có ý nghĩa trung thực của đạo đức mà nó đáp ứng.

    o Phản dân chủ (undemocratic, rule by law):

    Luật pháp của các chính thể phản dân chủ đều được lập ra bởi người hay nhóm cai trị (vua, đảng) dùng để phục vụ quyền lợi và mục đích của họ là chính. Luật pháp là cho dân chúng, không áp dụng cho người hay nhóm cai trị, hoặc chỉ có áp dụng giới hạn. Và cũng không kém quan trọng là: người hoặc nhóm cai trị thường không do dân chọn, dân bầu; do đó, không có gì bảo đảm cho công bằng của luật pháp giữa người dân với nhau hoặc giữa dân và nhóm cai trị, nhất là khi ngay cả nhân sự của tòa án (nơi luật pháp được bảo đảm) là thường do chính nhóm người cai trị định đoạt.

    Một thí dụ hiển nhiên là hiến pháp XHCN VN đặt độc quyền lãnh đạo đất nước trong tay ĐCSVN qua Điều 4 HP; những người “ngoại đảng” tự động trở thành nhóm bị trị, chỉ để phục vụ mục đích và quyền lợi của ĐCSVN. Có gì bảo đảm cho công lý khi quyền lợi của đảng CS mâu thuẫn với quyền lợi đất nước hay các người dân “ngoại đảng”?

    o Dân chủ (democratic, rule of law):

    Trái lại, một chính thể là dân chủ khi:

    - Luật pháp được lập ra bởi chính người dân (hiến pháp, trưng cầu dân ý), hoặc do người đại diện dân bầu (cấu trúc quốc hội hay nghị viện).

    - Luật lập ra là cho toàn dân, không chỉ riêng cho một giai cấp hay tổ chức nào, và theo mục đích đặt trong hiến pháp hoặc rút ra từ đó. Người làm việc trong chính quyền – mà các nhiệm vụ chính cũng do dân bầu – cũng là đối tượng trong luật pháp; do đó không có người/nhóm cai trị mà chỉ có người cầm quyền với giới hạn trong quyền lực cũng như thời gian tại vị.

    - Tòa án giữ được tính chất trung lập cần thiết để bảo đảm công lý vì nhân sự cũng được dân chọn hoặc dân tán thành, và vì là một cấu trúc độc lập với guồng máy chính quyền qua nguyên tắc tam quyền phân lập.

    Sự bảo đảm quyền “dân chủ” – như trong HP Mỹ – còn được đi xa hơn nữa là, nếu chính quyền và luật pháp trở thành thoái hóa, không đáp ứng được những nguyện vọng của dân chúng như đã viết trong HP, họ có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ toàn bộ chính quyền và các luật pháp hiện tại để lập lại một cấu trúc chính quyền mới với luật pháp mới. Một cách mạng bất bạo động hoàn toàn hợp pháp!!

    **
    Hai khái niệm Pháp Trị và Pháp Quyền, tôi nghĩ cũng đều dễ gây ngộ nhận như t/g viết trong bài vì những lý do tương tự. “Quyền” có nghĩa hai nghĩa 1/ là “rights”, hay 2/ là “power”. Với “rule of law”, nó ám chỉ “power through law” và do đó tôi cho là Pháp Quyền có thể dùng thế, nhưng cũng đồng ý với t/g là “Thượng Tôn Luật Pháp” nó có ý nghĩa chính xác hơn.

  2. Võ Trang says:

    Tôi không học luật nhưng như ông Tâm có nói, luật nào cũng phải phù hợp với những nguyên tắc phổ quát, nếu không thì cũng chẳng còn là luật pháp gì cả!

    Trước khi nói đến Pháp Quyền(rule of law) hay Pháp trị (rule by law) thì phải chăng cần định nghĩa trước hết pháp luật (law) tại Việt-Nam là gì? Nên nhớ những người CS tự hào rằng nền dân chủ của họ còn cao hơn nền dân chủ tư sản của cái gọi là chế độ dân chủ tự do ngàn lần. Niềm tự hào đó – không phải chỉ hoàn toàn dựa trên những cố chấp ngu xuẫn mà còn vì dựa trên 1 số định đề làm nền tảng cho những suy luận của họ. Đứng trên quan điểm tự do dân chủ tây phương, 1 sự so sánh sẽ trở nên khập khểnh, lạc đề. Một trong những điểm cơ bản của suy luận đó là người CS khẵng định rằng không hề có 1 chế độ dân chủ tư do “chung chung” được. “Chế độ nào cũng là chế độ độc tài của của giai cấp thống trị. Trong chế độ tư bản, đó là giai cấp tư bản bóc lột. Trong chế độ CS, đó là giai cấp công nhân”. Cho nên chế độ XHCN là chế độ độc tài của giai cấp công nhân (và nông dân). Từ cái tiền đề này, luật pháp được đặt ra để cho ai , vì ai? Rồi từ đó, những hệ luận về cái quyền lực của pháp luật (Pháp quyền) là dành cho ai? Cũng từ đó, cái quan điểm về 1 nền dân chủ pháp trị (rule by law) cũng trở thành phù hợp cho vai trò của luật pháp: tất cả đều chỉ là công cụ của 1 chế độ!

    Nếu tôi nhớ không lầm thì ngày xưa lúc sống ở miền Nam trước năm 1975 tôi không nghe người ta dùng chử chế độ pháp quyền, bởi vì có lẻ cũng như GS Thúc đã không nghe về chử pháp quyền này – mà chỉ còn nhớ là họ dùng chử chế độ pháp trị, đơn giản là 1 chế độ mà người dân được cai trị bằng pháp luật (nghĩa là thượng tôn pháp luật). Cho nên quả thật những định nghĩa như thế này cần được minh bạch – bởi vì cũng như ông có nói: “Cả hai cụm từ Pháp Quyền và Pháp Trị trong tiếng Việt đều có ý nghĩa tích cực về mặt từ vựng, tức đều mang cho người đọc cảm giác một môi trường dân chủ”.

    Thú thật bài viết không làm tôi ngạc nhiên mà có lẻ cái lối nhập đề của ông Tâm đã gây chút suy nghĩ cho tôi. Cách đây ít lâu, trước ngày CSVN xữ ông Cù Huy Hà Vũ, hình như ông cũng đã viết 2 bài để giáo dục giới luật gia CSVN cách xữ án. Những gì thật sự xãy ra và những giả định của ông có lẻ hoàn toàn là 2 phương trời cách biệt? Giờ đây ông ” đóng góp những nghiên cứu chuyên môn giúp nâng cao kiến thức luật học cho giới lãnh đạo chính trị, lãnh đạo luật học ” Việt-Nam là làm sao? và trong tình thế hôm nay, trong khi châm biếm chế độ CSVN là 1 chế độ dân chủ giả hiệu thì ông đang đứng ở đâu trong cái cộng đồng tị nạn này để đóng góp cho công cuộc cải tổ hiến pháp CHXHCNVN? – và để làm gì?

  3. THƯỢNG NGÀN says:

    NÓI THÊM VỀ PHÁP QUYỀN VÀ PHÁP TRỊ

    Ý niệm pháp quyền và pháp nhất thiết trị trái lại với ý niệm nhân trị. Nhân trị có nghĩa là con người đức hạnh cai trị người khác, cai trị xã hội. Nhân vừa hiểu được là người (人), hay cũng hiểu được là đức hạnh (仁). Nhân trị là cá nhân hay nhóm người nào đó dùng cái đức, cái tài, cái khôn lanh của mình nhằm quản lý, sai khiến, điều hành, trị vì người khác, trị vì mọi người, trị vì đất nước. Rõ ràng nhân trị chỉ mang ý nghĩa khi xã hội còn chậm phát triển, còn lạc hậu trong các thời đại phong kiến, quân chủ.
    Trong thời đại dân chủ, tự do, hiện đại, nhân trị hoàn toàn không còn ý nghĩa, không còn giá trị, không còn nguyên tắc khách quan của nó, vì nhân trị là chủ quan, là đặc thù, cá biệt, phụ thuộc vào ý chí, tình cảm, cảm tính, sự tùy tiện rất có thể có của người nắm quyền, người cai quản, người lãnh đạo. Nhân trị vì thế có thể gần gủi với sự độc tài, độc đoán, cho dù sự độc tài độc đoán đó là tệ hại, xấu xa, hay có khi hợp lý, phù hợp như thế nào đó.
    Trong khi đó, khái niệm xã hội bình đẳng, đề cao nhân quyền, dân quyền, đề cao tự do dân chủ đúng nghĩa, chỉ có pháp trị là thích hợp và hữu lý nhất. Cũng từ ý niệm pháp trị, người ta phiên thêm ý nghĩa pháp quyền, nhưng với điều kiện phải hiểu thật sự chính xác, đúng đắn, không thể hiểu một cách nhập nhằng, lệch lạc, lợi dụng, hoặc trá hình, ngụy biện.
    Có nghĩa pháp trị là cai trị bằng pháp luật, dùng luật pháp là phương tiện duy nhất, không phải ý chí hay tình cảm chủ quan của con người. Pháp trị là tính đề cao pháp lý, đề cao pháp luật một cách khách quan, tự nhiên, bao quát, đúng đắn, nghiêm chỉnh, khách quan tuyệt đối.
    Thế nhưng có điều quan trọng, nếu pháp luật là yêu cầu chung của xã hội, tất yếu phải gắn với tất cả mọi người hiện đang tồn tại, đang có mặt. Trong tính cách đó mỗi cá nhân đều là chủ thể bình đẳng không phân biệt. Có nghĩa không phân biệt giai cấp, hoàn cảnh, tình huống, địa vị, chủng tộc, giới tính, tôn giáo v.v… Mọi người đều ngang bằng về mặt pháp lý, có pháp quyền như nhau, cho dầu năng lực, điều kiện, khả năng mọi mặt có thể hoàn toàn khác. Trên cơ sở như thế, nguyên tắc nhân quyền, dân quyền phải được áp dụng một cách tuyệt đối. Có nghĩa không bất cứ cá nhân nào, nhóm người nào trong xã hội có quyền áp chế, thủ tiêu sự dân chủ, tự do chính đáng của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào khác trong xã hội. Điều này cũng có nghĩa chấp nhận nguyên tắc tương đối, nguyên tắc vận động, nguyên tắc phát triển của xã hội, không thể theo mọi giáo điều máy móc hay mọi lý thuyết ảo tưởng, không thực tế, phi khoa học, không khách quan, hay phản thực tại nào đó.
    Có nghĩa pháp trị phải đi đôi với tự do dân chủ thực chất, không phịa đặt bất ký thứ tự do dân chủ giả hiệu nào, không tránh né bất kỳ yêu cầu tự do dân chủ đúng nghĩa và khách quan nào. Điều đó có nghĩa mỗi người dân là một lá phiếu, không tuyên truyền xuyên tạc hay lũng đoạn quyền bỏ phiếu của mọi người. Quyền bầu cử, ứng cử tự do, dân chủ luôn đi đôi với quyền tự do, dân chủ đúng nghĩa, đi đôi với nhân quyền và dân quyền khách quan thật sự. Không thể nhân danh giai cấp, đảng phái, lý tưởng ảo tưởng, trừu tượng nào đó để tìm cách khống chế mỗi người, khống chế xã hội theo ý thích, theo lý tưởng mang tính ảo tưởng của mình, tự cho đó là nhu cầu, là điều tốt, là lý tưởng một cách giả hình, giả tạo. Dân chủ thực chất như vậy hoàn toàn trái lại với mọi sự độc tài toàn trị. Bởi dân chủ thực chất thì tôn trọng cá nhân, tôn trọng xã hội theo nguyên tắc khách quan, tương đối của xã hội và đời sống thực tế. Trong khi đó độc tài độc đoán thường chủ quan, tự cho quan niệm mình là đúng, lý tưởng mình là đúng, chân lý của mình là tuyệt đối, nên dùng độc tài để theo đuổi, để thực hiện những điều ảo tưởng hay giả đối vì sự mê tín hay vì sự lợi dụng cho các quyền lợi cá nhân và bản thân riêng nào đó.
    Các Mác là người chủ trương xã hội vô sản là chủ trương quái đảng. Bởi nó hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên lý khách quan của tâm lý cá nhân và xã hội, đi ngược lại mọi ý nghĩa của luật tự nhiên, đi ngược lại mọi ý nghĩa khách quan, thực tế của xã hội. Mác nhầm lẫn giữa ý nghĩa phương tiện và ý nghĩa mục đích của phương tiện vật chất, của tài sản. Từ sự nhầm lẫn đó, Mác coi vật chất, tài sản trở thành cứu cánh, mục đích của cá nhân, xã hội, mà không còn là phương tiện thông thường nữa. Từ ý niệm sai lầm cơ bản Mác chủ trương đấu tranh giai cấp để xây dựng xã hội không giai cấp. Mác cho rằng pháp luật là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị. Cho nên ông ta cũng chủ trương dùng chuyên chính vô sản để đi lên xã hội cộng sản tức xã hội vô sản ảo tưởng không còn pháp luật, không còn thị trường, không còn tiền tệ, con người chỉ sản xuất kinh tế một cách hoàn toàn tự do, tự nguyện, làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu. Đây thật sự là quan niệm vớ vẩn, dốt nát, ngu muội, hoàn toàn phản khoa học, phản thực tế, nhưng lại gây ảo tưởng cho nhiều người, nhiều niềm tin sai trái. Cũng trong tính cách ấy, Mác kết án mọi xã hội tư sản, cho pháp luật trong các xã hội ấy đều là pháp luật tư sản, cho tự do dân chủ trong các xã hội đó đều là tự do dân chủ theo kiểu tư sản. Đó là lý do Mác cho rằng chỉ có chuyên chính vô sản mới là tự do dân chủ thật sự, là dân chủ gấp cả triệu lần vì nó sẽ dẫn đến xã hội cộng sản. Nhưng chính mọi lý luận ngụy biện của Mác đã khiến cho lịch sử loài người, lịch sử nhiều quốc gia, dân tộc trở thành điêu đứng. Bởi Mác quên mất tâm lý bản năng trí lực, bản năng phá hoại, bản năng ích kỷ vẫn có trong mỗi con người hay luôn có trong xã hội. Cho nên quan niệm chủ trương chuyên chính vô sản của Mác một khi được thiết lập, nó sẽ có muôn vàn biến chứng, muôn vàn sự nhân danh, muôn vàn sự lợi dụng, khiến giống như chiếc vòng kim cô trên đầu con khỉ Tề thiên, một khi được siết vào rồi, rất khó hay không thể nào gở xuống một cách bình thường được. Chính trong các hiểu biết thấp kém về kinh tế học, về xã hội học, về chính trị học, về tâm lý học, hay nói chung về khoa học mà trong khi mang tính cách là tinh thần cách mạng xã hội, tư tưởng của Mác thực chất là tư tưởng ảo tưởng, hoang đường, đầy tính cách phản động thực tế đối với mọi tiến hóa tự nhiên của xã hội. Rất tiếc Việt Nam từng có những người những người như Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu … được mệnh danh là những trí thức cỡ bự, những nhà “triết học”, những nhà “tư tưởng”, những đại “giáo sư” lại hoàn toàn bưng bít hay không thấy ra được các điều ấy chỉ vì mù quáng, thơ ngây hay thiếu ý thức và tinh thần khách quan, khoa học, thiếu tư duy độc lập, tự do thật sự.
    Nên nói chung lại, có rất nhiều điều của học thuyết Mác hay toàn bộ học thuyết Mác hầu như đầy tính nô lệ vào nguyên lý biện chứng của Hegel nên chỉ ngụy biện và ảo giác, nhưng không thể nói ra hết ở đây.
    Ở đây chỉ nói vắn tắt nguyên tắc tự do dân chủ chủ khách quan là nguyên tắc cho dù tương đối nhưng hoàn toàn đúng đắn, khách quan cần phải được tôn trọng trong mọi xã hội văn minh, tiến bộ trong thời kỳ hiện đại. Ý nghĩa của pháp trị hay pháp quyền phải được hiểu như thế. Pháp quyền là quyền được làm luật và được quản lý bằng luật của nhân dân. Pháp trị là ý nghĩa áp dụng thực tế đó của pháp quyền. Nếu hiểu pháp quyền là quyền thống trị của giai cấp, của đảng cầm quyền đó là sự xuyên tạc, sự bóp méo lịch sử, sự phản động, phản khoa học, tức là độc tài độc đoán kiểu toàn trị hoàn toàn phản lại tự do dân chủ, phản lại xã hội, phản lại dân quyền, nhân quyền một cách khách quan nhất. Mác quan niệm giai cấp công nhân là động lực của lịch sử, là đầu tàu của lịch sử, thực chất là quan niệm gàn bướng, tối tăm, điên loạn, phi khoa học, phản thực tế, phi thực chất và phản khoa học. Nên nói gọn lại ngay cả quan niệm về pháp luật xã hội của Mác cũng chỉ là một quan điểm phản động, ảo giác, phi khoa học. Cũng chính từ đó mà mọi niềm tin vào học thuyết Mác một cách mù quáng, không có tinh thần phê phán khách quan, đầy đủ, sáng suốt đều hoàn toàn kéo theo tất cả mọi hệ lụy tai hại trong thực tế mà tất cả mọi người đều từng thấy. Bởi chỉ có khoa học kỹ thuật, quan điểm đạo đức, ý thức văn minh văn hóa mới thật sự là các động lực khách quan phát triển lịch sử và xã hội, không phải vai trò hay sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản như Mác hoàn toàn tưởng tượng và phịa đặt. Biết và theo đúng nguyên lý khách quan là phát triển, tiến bộ. Không biết hay đi ngược lại chính nguyên lý khách quan là tụt hậu, thoái hóa, thế thôi. Thời đại nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, đất nước nào cũng vậy, chính quyền hay luật pháp nào cũng vậy. Mọi sự độc tài độc đoán đều là phản khách quan, giả tạo, phản phát triển trong khi nhiều người vẫn có cảm giác sai lầm rằng nó là yếu tố để phát triển. Sự phát triển của độc tài độc đoán nếu chỉ có một mặt và một bước, thì so với sự tự do dân chủ đúng nghĩa đích thực lại là sự phát triển toàn diện nhiều mặt và nhiều bước lớn hơn. Trí thức có nghĩa là hiểu biết trên cơ sở khoa học khách quan, sáng suốt. Phản trí thức có nghĩa chỉ là ngược lại vậy thôi. Phương diện luật học cũng như mọi phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau cũng chỉ đều trên nguyên lý nhất thiết đó.

    VÕ HƯNG THANH
    (28/8/12)

  4. Nguyễn Tha Hương says:

    Luật Gia Nguyễn Tường Tâm phân tích và định nghĩa 2 cụm từ “Rule of law” và “Rule by law” thật là quá rõ nghĩa, không giảng giải rườm rà nên ngưởi không học luật, chưa hiểu luật như tôi mới thông hiểu rõ ràng. Chỉ cần đọc một đoạn như sau :
    Trích:
    “-Chính những học giả phương tây cũng công nhận hai cụm từ Rule of law và Rule by law đã tạo ra nhầm lẫn vì bề ngoài có vẻ tương tự về từ vựng. Rule by law hoàn toàn khác và đối nghịch với Rule of law. Kẻ cầm quyền cai trị bằng nguyên tắc rule by law không phải vì luật pháp cao hơn họ mà vì làm như thế có lợi cho họ. Với rule of law, luật pháp ở tầng cao hơn và kẻ cầm quyền phải tuân thủ; còn trong chế độ rule by law, kẻ cầm quyền dùng luật pháp như một phương tiện có lợi nhất cho họ để thống trị (http://branemrys.blogspot.com/2005/08/rule-of-law-vs-rule-by-law.html).
    Nói cách khác, trong chế độ Rule of law thì luật pháp là vua còn trong chế độ Rule by law thì kẻ cầm quyền là vua, đứng trên luật pháp. Trong chế độ Rule of law luật pháp dùng để bảo vệ dân chúng, mang lại phúc lợi cho dân chúng, chống lại sự lạm quyền (abuse power) của kẻ hay nhóm cầm quyền. Trong chế độ Rule by law, luật pháp được tạo ra và được giải thích, theo ý muốn của kẻ cầm quyền nhằm phục vụ đặc quyền, đặc lợi của kẻ hay nhóm cầm quyến. ViệtNamhiện nay đang ở tình trạng Rule by law chứ không phải Pháp Quyền (Rule of law).
    Bài này chủ yếu chỉ nhằm làm rõ nghĩa và sự khác biệt giữa hai cụm từ Rule of law và Rule by law mà nhu cầu cải tổ Hiến Pháp hiện nay khiến các giới luật học, giới lãnh đạo chính trị và một thành phần dân chúng ở Việt Nam quan tâm.”
    Xin cám ơn tác giả.

  5. TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG says:

    Vì không học luật, không có kiến thức về luật học, nên thật tình không dám lạm bàn đối với một bài viết của một luật gia. Dù vậy cũng xin được nêu vài ý mọn như sau.

    Trước hết, khái niệm của chữ Pháp Quyền, thường được dùng ở Miền Bắc trước đây, không tương đương với khái niệm của cụm từ Rule of Law trong Anh ngữ. Pháp Quyền, theo ngữ căn, nôm na có nghĩa là quyền năng pháp lý, Pháp là phép tắc, luật lệ. Quyền có nhiều nghĩa, như nắm tay, quả cân , thế lực, biến hoá, hay tạm thay; nhưng Quyền trong Pháp Quyền là năng cách, năng lực. Hiểu như vậy, Pháp Quyền tương đương với Anh ngữ là legal capacity, legal authority, legal power, hoặc legal rights; nhưng lại không tương đương được với khái niệm Rule of Law của Anh ngữ.

    Các luật gia Tây phương dùng khái niệm Rule of Law, trước hết để phân biệt với Rule of persons; persons đây có thể là vua, có thể là một nhóm kẻ cai trị. Điểm chính yếu của khái niệm Rule of Law là sự tự trị và và vai trò thống soái của Luật Pháp, autonomy and legal domination, vượt lên trên cả chính quyền, bao trùm mọi người, cả kẻ cai trị lẫn bị trị. Rule of Law đã được khai triển thêm gồm một số đặc điểm chính như: Điều tiết quyền hạn của chính quyền (regulation of government power); sự bình đẳng trước pháp luật; một nền công lý hình thức và áp dụng theo thủ tục (procedural and formal justice).

    Tóm lại là việc dùng từ Pháp Quyền để dịch Rule of Law là không nên, vì không chuẩn xác.

    Riêng khái niệm Rule by Law, thì đa số người Anh-Mỹ hiểu rằng khái niệm đó nhấn mạnh vai trò công cụ của Luật Pháp được chính quyền hay giới cai trị xử dụng. Nghĩa là việc dùng cụm từ Rule by Law được dùng khi đề cập đến việc áp dụng, hay thi hành luật pháp của chính quyền. Vì ý nghĩa đó cụm từ Rule by Law không đề cao vai trò tối cao của Luật Pháp như cụm từ Rule of Law; nhưng cũng không vì vậy mà cụm từ đó bao hàm nghĩa xấu về một nền dân chủ giả hiệu. Vấn đề là ở cách và trường hợp dùng từ ngữ thôi.

    Như vậy theo thiển ý có thể dùng từ Pháp Trị tương đương với Rule of Law.

    Tất nhiên đó chỉ là một ý kiến.

    Tổng quát hơn, trong lãnh vực luật học, cũng như các ngành khác, VN chúng ta cần phải nổ lực để khắc phục những khó khăn về mặt ngôn ngữ. Thế giới đang tiến lên rất nhanh, khoa học kỹ thuật, và cả nghệ thuật thay đổi hằng ngày, trong khi đó Việt ngữ lại có vẻ tiến rất chậm. Thiết nghĩ cần cấp tốc lập ra một viện hàn lâm Việt ngữ, quy tự các nhà ngôn ngữ học và chuyên gia các lãnh vực, cùng nhau soạn ra hệ thống tự điển mới, để đáp ứng kịp thời với tình hình đó, thống nhất và làm giàu mạnh ngôn ngữ của Dân tộc.

  6. Lâm Vũ says:

    1.
    Vừa xem bài này, mới đọc sơ sơ thôi và rất thích. Tác giả giải nghĩa sự khác biệt giữa Rule of Law và Rule by Law rất hay.

    Dĩ nhiên đây là một vấn đề lớn, nếu viết cho tạm đầy đủ thì sẽ quá dài và quá rắc rối. Cho nên, vấn để thực tế là mỗi bài viết chỉ nên nói về một khía cạnh chính (tiêu biểu) của đề tài thì hữu hiệu hơn.

    Đưa ra mục đích của bài viết là sáng kiến rất hay, tuy nhiên tôi hơi khựng lại ở mục đích thứ nhất (Đóng góp ý kiến vào việc cải tổ Hiến Pháp), vì nó khộng thực tế mà cũng không liên quan nhiều đến nội dung của bài viết.

    2.
    Nếu thật sự muốn “đóng góp” vào vấn đề Hiến Pháp, thì trưóc hết cần phải định nghĩa rõ ràng HP là gì, ở đâu mà có (và ai làm ra) và nhằm phục vụ ai v.v.

    Cụ thể, HP của nước VNCHXHCN hiện nay có những điểm bất bình thường, không có HP nào trên thế giới (trừ vài nước độc tài), nổi bất nhất là sự khẳng định đảng CSVN là đảng duy nhất và độc quyền lãnh đạo đất nước VN.

    Vô hình trung, “Hiến Pháp” CSVN khẳng định nước VN đã được một nhóm người (thành phần lãnh đạo đảng CSVN) mua đứt cho đến muôn đời và cũng có nghĩa là số phần của người Việt sinh sống trên đất nước của tổ tiên mình lập ra hoàn toàn lệ thuộc vào quyền quyết định của một nhóm người cha truyền con nối.

    Nói cách khác, Hiến Pháp VNCHXHCN chỉ là tờ giấy chứng nhận thân phận nô lệ của dân tộc Việt Nam, mà chủ nhân là đảng CSVN. Từ đó, nếu vì lý do nào đó, đảng CSVN muốn bán lãnh thổ hay cả người dân Việt cho một thế lực ngoại bang nào khác – thí dụ như Trung Quốc – thì họ có quyền làm mà vẫn nằm “trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”!

    Tóm lại, “góp ý” quan trọng nhất và tiên quyết đó là phải bỏ Điều 4 Hiến Pháp VNCHXHCN. Mọi điều khoản khác trở thành thứ yếu.

    Hết ba xu.

    LV
    (*) Điều 4 Hiến Pháp VNCHXHCN
    Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

    Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      THỬ PHÂN TÍCH TÍNH LÔ-GÍCH VÀ TÍNH KHOA HỌC TRONG ĐIỀU 4 CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCNVN HIỆN THỜI

      1/ Điều 4 viết : Đảng Cộng sản Việt Nam (…) theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Có nghĩa Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mà Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì Nhà nước và xã hội cũng phải theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tức Nhà nước và xã hội không có quyền tự do, mà nhất thiết phải theo chủ nghĩa MLN và tư tưởng HCM.

      2/ Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật : So với cụm ý tưởng (1), cụm ý tưởng này cho thấy Hiến pháp và pháp luật đều phải do Đảng quyết, tức pháp luật đây không phải là pháp luật của Nhà nước hay của xã hội, mà là pháp luật của Đảng. Nhưng mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật đó, tức Đảng làm ra Hiến pháp và pháp luật cho chính mình, và trên cơ sở đó, Đảng điều hành chung Nhà nước và xã hội. Có nghĩa vai trò của Hiến pháp và pháp luật không phải là vai trò của Nhà nước hay của xã hội, mà là vai trò của Đảng. Đảng tự tuân thủ điều gì mình quy định, và Nhà nước cùng xã hội đều cũng chỉ tuân thủ tiếp theo như thế.

      3/ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc : Đây đều là một mệnh đề tự khẳng định, không đưa ra sự lý giải hay chứng minh gì về nguồn gốc, bản chất vận hành, cùng kết quả mang tính đúng đắn hoặc khách quan của chính mệnh đề đó.

      Từ ba phân tích như trên, có thể kết luận được rằng :

      - Điều 4 tự đã đặt ra cho Nhà nước và cho xã hội một tiền đề, hay một nguyên tắc, một nền tảng tiền chế, có sẳn, cho trước, và như vậy là không khách quan, không lô-gích, không dân chủ, bởi vì như thế Nhà nước và xã hội không phải là chủ tể của Hiến pháp và pháp luật, mà chính là Đảng mới là chủ tể đó. Điều đó hoàn toàn không đúng với ý nghĩa dân chủ khách quan. Bởi vì theo nguyên lý dân chủ khách quan, chỉ xã hội chung là chủ tể duy nhất của pháp luật, không tập hợp con nào của xã hội lại có thể đứng trên toàn thể xã hội, dù đó là giai cấp nào hay đảng phái nào cũng thế. Từ xã hội là chủ tể của pháp luật, nhà nước trở thành chủ thể của Hiến pháp và pháp luật cụ thể. Mọi đảng phái hay tập thể, cá nhân chỉ có thể ảnh hưởng, vận động Nhà nước, xã hội để có ý nghĩa của Hiến pháp hay pháp luật như thế nào đó, nhưng không thể đặt ra một nội dung hay nguyên tắc nào làm tiền đề hay tiền chế có trước, bất biến, như vậy là bất chấp xã hội, bất chấp thực tế và phản lại dân chủ khách quan.

      - Ý nghĩa dân chủ đi đôi với ý nghĩa làm chủ. Ông chủ cao nhất của xã hội là chính bản thân xã hội, tức là xã hội dân sự mà không là gì khác. Chính mọi đảng phái đều xuất phát từ xã hội dân sự, cả nhà nước và pháp luật cũng đều phát sinh ra từ xã hội dân sự mà không còn nguồn gốc chính đáng nào khác. Như vậy Quốc hội là chủ thể của Hiến pháp, Nhà nước là chủ thể của pháp luật nhưng không phải bất kỳ một chính đảng nào. Tự đặt một chính đảng nào đó làm chủ tể Hiến pháp, chủ tể pháp luật, là đưa chính đảng đó đứng lên trên xã hội, đứng ra ngoài xã hội, đó là đi ngược lại với nguyên lý tự do và dân chủ khách quan của xã hội. Nên Hiến pháp phải là hiến pháp tự do, không có tiền đề nào khác là ý chí chung của thực thể xã hội, do các đại biểu dân cử trung thực, đúng nghĩa tạo nên Quốc hội lập hiến và quốc hội lập pháp về sau đó. Không thể có bất kỳ đảng phái nào thay thể, chỉ đạo được điều đó. Vì như thế là vi phạm vào nguyên tắc tự do, dân chủ khách quan như trên đã nói.

      - Hiến pháp không những không thể có tiền đề định sẳn, cũng không thể bất di dịch mà có thể biến chuyển, thay đổi theo yêu cầu đời sống thực tế đòi hỏi. Cho nên đặt những tiền đề bất di bất dịch nào đó là sai nguyên tắc, mang tính chất duy ý chí, chủ quan, đi ngược lại các nguyên tắc dân chủ, tự do có tính khách quan và phổ biến. Có nghĩa không thể có bất kỳ tập thể hay đảng phái nào trong xã hội có thể đứng trên Quốc hội, kể cả Nhà nước. Cho nên nếu có sự việc xảy ra như thế, có nghĩa ý nghĩa của Quốc hội đã bị méo mó, trở thành mất ý nghĩa, tức Hiến pháp và luật pháp kéo theo cũng trở thành hạn hẹp và thành vô nghĩa. Chỉ có Quốc hội mới có toàn quyền làm ra Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội mà không thể quy theo một tiền đề nào đó nhất định hay quyết định do bất kỳ một ai khác.

      Nói chung lại, quyền làm chủ của xã hội, của toàn dân chỉ thật sự có, khi đó là Hiến pháp mang tính chất xã hội dân sự thật sự. Các Hiến pháp mang tính chất ý thức hệ tiền chế nào đó, thực chất đều là những Hiến pháp mang tính cách duy ý chí, có tính cách chủ quan của thiểu số, không mang tính chất dân chủ, tự do đúng nghĩa thật sự. Bởi chỉ có Hiến pháp dân chủ, tự do thật sự khi nào đó là Hiến pháp do chính quyền làm chủ của nhân dân, quyền làm chủ của xã hội tự quyết định thực sự mà không thể do ai khác. Tính cách khoa học và tính cách lô-gích khách quan ở đây cũng chính là như vậy. Không thể có tính chất đúng đắn, tính cách thực chất chân lý và khách quan, hoặc tính cách tốt đẹp nào khác.

      ĐẠI NGÀN
      (05/9/12)

  7. kbc3505 says:

    Bài phân tích hay.
    Tuy nhiên, “Rule of Law” nghe không chuẩn như “Rule by Law”. Khi nói “by Law” có nghĩa “Law” đứng trên tất cả, không ai và không có bất cứ gì đứng trên pháp luật. (Pháp trị)

    “Rule of Law”. Nghe có vẻ như có cái gì đứng trên “Law”, và cái gì đó chính là tình cảm, nhe như bị chi phối bởi tình cảm. (Nhân trị)

    Thật ra “of Law” và “by Law” được dùng chung cho hoàn hảo hơn như người Mỹ dùng “government of the people, by the people, for the people”

    kbc3505

  8. ĐẠI NGÀN says:

    CHỮ VÀ NGHĨA

    Chữ là ký hiệu bề ngoài. Nghĩa là giá trị, nội dung bên trong. Chữ không nghĩa, chữ trở thành vô ích. Nghĩa không chữ là điều hoàn toàn không có. Chính chữ quan trong như vậy nên thường dẫn đến lạm chữ, giả chữ, chơi chữ, đố chữ, lừa chữ lẫn nhau. Đó chính là các hiện tượng dùng chữ nhưng không có nghĩa, chữ vô nghĩa, xài chữ phản nghĩa, xài chữ suông, chẳng có giá trị hay ý nghĩa thực sự, thực chất nào cả. Tính cách chơi chữ, lừa chữ lẫn nhau trong xã hội chính là như thế. Thuật tuyên truyền chính là thuật dối chữ, thậm chí loạn chữ, hay thủ thuật dùng chữ để nói những điều vô nghĩa, làm cho tin những điều không có thật, hay những điều không có giá trị thật. Chẳng hạn, ý nghĩa của khái niệm dân chủ, tự do trong xã hội chỉ là ngôn ngữ thật, khi nó có nội dung thật, tức đi kèm với ý chí áp dụng thật, mục đích theo đuổi thật. Ngược lại nếu ngôn ngữ là từ ngữ đó, song nội dung hoàn toàn ngược lại, tức không có ý nghĩa thật, giá trị thật, mục đích thật, đó chỉ là những từ ngữ giả dối, những ý niệm giả dối, các lời lẽ giả dối, các tên gọi giả dối.
    Tương tự như thế, một sợi tóc là một sợi tóc. Một sợi tóc được chẻ làm đôi, làm tư hay nhiều hơn thế, không còn là sợi tóc, chỉ còn là các thực chất vô nghĩa.
    Đó cũng chính là trường hợp của các ý niệm pháp quyền, pháp trị, pháp luật, rule of law hay rule by law.
    Chữ pháp (法) có nghĩa là rule. Tức khuôn khổ, nguyên tắc. Khuôn khổ hay cái khung, cái khuôn, cái quy định bó buộc, thống nhất, để các hành động phải phụ thuộc vào, phải tuân theo đó, lấy đó làm chuẩn mực, làm nền tảng. Luật pháp có nghĩa là cái quy định đã trở thành khuôn khổ, thành cái lý phổ biến, cái quy điều bao quát trong thực hành. Pháp luật là các quy tắc mang tính bó buộc chung của một xã hội nào đó. Đó cũng là thứ luật của xã hội, không phải luật của sự vật, của tự nhiên. Ý nghĩa của pháp luật chính là như thế. Pháp luật là nguyên tắc, nguyên lý hành động đã trở thành quy luật phải theo của xã hội. Pháp lý là cái lý của pháp luật cụ thể đó. Có nghĩa pháp lý trừu tượng là nguyên tắc khoa học về pháp luật. Pháp lý cụ thể là nguyên tắc của pháp luật cụ thể nhất định. Nói khác pháp lý và pháp luật là hai khía cạnh, hai mặt của một thực tại duy nhất, nguyên lý cử xử bó buộc chung của toàn xã hội nào đó. Pháp lý là cái lý trừu tượng của pháp luật cụ thể. Pháp luật là cái lý cụ thể của nguyên tắc pháp luật phải mang tính khách quan, thiết yếu của một xã hội. Bởi vậy cũng có thể có pháp luật thành văn và pháp luật bất thành văn. Vì ở đây không phải chỉ dừng lại ở ngôn ngữ hay văn bản bề ngoài, mà chính là ý nghĩa, quy tắc nội dung bó buộc của chính pháp luật trong các phương diện hay khía cạnh như thế.
    Vậy nên, pháp quyền là gì ? Pháp quyền phải hiểu là quyền được, phải, hay cần thi hành pháp luật của xã hội, hay năng quyền làm luật, tạo luật, áp dụng luật của xã hội. Pháp quyền cũng được hiểu là quyền được áp dụng luật theo đúng luật của những công dân, những con người cá nhân cụ thể bị chi phối do bởi pháp quyền hay pháp luật đó. Nhưng xã hội không thể có nếu không có những cá nhân hợp lại. Chủ thể của xã hội chính là toàn thể các các nhân hợp thành xã hội. Không có xã hội như một ý niệm trừu tượng, vượt ra ngoài các cá nhân tổng thể. Ý nghĩa dân chủ là ý nghĩa quyền làm chủ của tất cả mọi người là như vậy. Cho nên một cá nhân chuyên đoán, một nhóm cá nhân chuyên đoán, một chinh đảng tức đảng phái chính trị chuyên đoán, một học thuyết chuyên đoán, một ý thức hệ chuyên đoán, thực chất đều độc tài, độc đoán, phản dân chủ, tự do từ ngay trong mục tiêu và bản chất.
    Còn pháp trị là gì ? Pháp trị đối lại với nhân trị. Nhân trị là pháp luật ở trong khuôn khổ ý chí, ý muốn, tâm lý chủ quan riêng của cá nhân cai trị. Pháp trị trái lại là quy tắc hay quy luật chung về mặt pháp luật vượt ra ngoài mọi quan điểm riêng của cá nhân để áp dụng cho toàn xã hội đó. Nhân trị là cá nhân phải lệ thuộc vào con người cụ thể cai trị. Pháp trị trái lại không có cá nhân cụ thể cai trị theo nghĩa chủ quan, mà chỉ có quy luật pháp lý áp dụng chung cho mọi người một cách khách quan. Có nghĩa nhân trị có thể xâm hại tính tự do, dân chủ của mọi người. Còn pháp trị thể thể xâm hại điều đó được, vì nó là nguyên lý khách quan, bao quát. Loại yếu tố nhân trị tức đề cao tự do, dân chủ. Các khuynh hướng cá ngợi cá nhân, thành thánh hóa cá nhân, ca ngợi đảng tập thể, thần thánh hóa đảng tập thể, thật sự đều là các tính cách phản tự do, đan chủ, phản pháp trị, hay chỉ là pháp trị mệnh danh, pháp trị lừa dối, pháp trị giả tạo, pháp trị phản pháp trị, phi pháp trị.
    Nên nói chung lại : Rule of Law, có nghĩa là quy tắc, sự cai trị bằng pháp luật, do pháp luật, của pháp luật, tức là pháp trị. Còn Rule by Law, cũng là dùng pháp luật để làm chuẩn mực, áp dụng pháp luật như là nguyên tắc quản trị, quản lý xã hội, đều cũng là ý nghĩa pháp trị mà không là gì khác. Hoàn toàn không có chỗ đứng cho ý nghĩa hay cho ý niệm nhân trị như trên kia đã nói.
    Vậy nên ý nghĩa của vấn đề không phải là chẻ sợi tóc làm tư mà chính là bản thân của sợi tóc. Chẻ sợi tóc ra để nói lung tung là đi xa căn nguyên ban đầu của chính bản thân sợi tóc. Pháp luật, pháp lý, pháp trị đều chỉ là chính bản thân nguyên gốc của thực thể hay thực tại sợi tóc tự nhiên, khởi đầu đó.
    Nguyên lý pháp luật chưa phát triển là nguyên lý pháp luật nhân trị, phong kiến, quân chủ, độc đoán, chuyên quyền.
    Nguyên lý pháp luật phát triển là nguyên lý pháp luật dân chủ, tự do, pháp trị mang tính khách quan, cụ thể, khoa học, bao quát, toàn diện về các mặt, thế thôi.
    Các Mác là người chủ trương một quan niệm huyền hoặc, siêu hình trong bản chất của xã hội, nhưng ngụy tạo dưới hình thức duy vật, thực tế đầy tính giả ảo. Chẳng hạn Mác nói hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội tạo nên thượng tầng kiến trúc là pháp luật. Pháp luật là ý thức của đấu tranh giai cấp mà không là gì khác. Pháp luật là công cụ của chuyên chính giai cấp. Bởi vậy một xã hội không giai cấp cũng là xã hội không còn hay phải triệt bỏ pháp luật. Thật sự là một quan niệm hoang đường, huyền hoặc, trừu tượng, chẳng có cơ sở chứng minh khoa học nào hết. Đó là điều hoàn toàn sai lầm về mặt lịch sử, mặt xã hội, mặt khoa học pháp lý của học thuyết Mác. Nó trở thành công cụ huyền hoặc cho quan điểm độc tài toàn trị kiểu ý thức hệ mù quáng, hoang tưởng chính là như thế.
    Nên tóm lại, xã hội không có gì huyền hoặc. Lịch sử không có gì huyền hoặc. Pháp luật không có gì huyền hoặc. Chính như cá nhân con người thực tế làm nên xã hội. Xã hội phát triển, chuyển biến làm nên lịch sử khách quan, cụ thể. Chính các cá nhân là chủ thể của pháp luật, là đối tượng của pháp luật nói chung. Chủ thể pháp luật là toàn thể xã hội. Đối tượng của pháp luật cũng là toàn thể xã hội. Giai cấp nếu có cũng chỉ là cấu trúc nhất định, tạm thời, luôn biến chuyển của bản thân xã hội. Tuyên bố giai cấp vô sản là đầu tàu lịch sử là quan điểm hoang đường, mê tín, dốt nát, phản thực tế, phản thực chất, phản khoa học của chính bản thân Mác và học thuyết của ông ta. Mọi niềm tin mê muội vào học thuyết Mác, vào giai cấp đấu tranh, vào giai cấp vô sản đều chỉ là ngụy tín, ngụy trá hay nói chung là phản khoa học, phản thực tế. Nói khác đi, một nền pháp luật khoa học là nền pháp lý khách quan, dân chủ, đúng nghĩa, đồng thời cũng đúng ý nghĩa tự do, dân chủ thật sự hay xác đáng, tức có ý nghĩa và mang giá trị của yêu cầu xã hội nhất. Kinh tế xã hội là tiền đề và mục đích của pháp luật. Không có cái gì gọi là hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc theo kiểu mê tín, huyền hoặc, u mê như kiểu Mác phịa đặt ra và từng có nhiều người kém tư duy khoa học cũng tin bừa vào điều ấy cả.

    VÕ HƯNG THANH
    (27/8/12)

  9. nguyễn tường Tâm says:

    thưa ban biên tập, tôi không là luật sư mà mà là một người tốt nghiệp luật và nghiên cứu luật. Như vậy khi viêt nghiên cứu chuyên môn, việc giới thiệu tôi là luật gia chính xác hơn. Xin cám ơn ban biên tập

  10. khavh vang lai says:

    Đon gian mot dieu la..
    “Thuoc đo cua luat” nghia la Luat la Thuoc do.
    “Thuoc do bo*?i luat” nghia la Luat ko phai la Thuoc đo.
    Khi Luat ko phai la Thuoc do thi Phap luat ko co quyen quyet đinh su đúng đa(‘n… Ko goi la Phap quyen

Phản hồi