WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử Mỹ: Thủ tục tìm ông bà “phó”

“Anh có cảm tưởng vừa phải viết một quyển gia phả vừa xưng tội với Chúa”, Dân Biểu Paul Ryan đưa hai tay lên vuốt tóc, mắt ngước nhìn vợ. Đã gần 3 giờ sáng ông vẫn ngồi một mình trong phòng làm việc, thỉnh thoảng lại chạy ra nhà bếp rót ly nước lạnh. Bà Janna vợ ông -sau khi cho 3 đứa con đi ngủ sớm- cũng thức suốt đêm đợi chồng, và chỉ mình bà biết chồng mình đang làm một việc đầy khó khăn: khai báo hồ sơ lý lịch cá nhân và gia đình theo yêu cầu của nhóm được ông Mitt Romney trao trách nhiệm tìm người đứng phó cho liên danh.

Có tên nằm trong danh sách có thể làm ứng viên phó tổng thống là điều vinh dự, nhưng đi kèm với vinh dự đó là những khổ ải mà chỉ những người đã từng trải qua mới biết được: phải cam kết giữ thật kín không được tiết lộ cho ai biết, phải trả lời cặn kẽ từng câu hỏi, phải khai hết mọi chuyện, khai cả những chuyện họ chưa hề hay không hề muốn nói với ai -kể cả nói với vợ hay chồng-, và phải đính kèm hồ sơ thuế trong 10 năm vừa qua.

Tất cả những gì ông Ryan khai trong bảng câu hỏi được gửi đến ông và cả chục người khác chỉ là một phần trong công tác nhóm đi tìm người đứng phó cho ông Romney phải làm. Được đặt dưới quyền điều khiển của bà Beth Myers, nhóm quy tụ 5 luật sư và 3 nhân viên chuyên về kế toán, trách nhiệm của những ông luật sư là “soi mói cặn kẽ dưới các góc cạnh chuyện đời tư của người muốn trở thành phó tổng thống”, các nhân viên kế toán “giữ trách nhiệm duyệt xét lại hồ sơ thuế xem có điểm nào sai hay đáng nghi ngờ không” để đảm bảo người được chọn “không có tì vết nào, không gây trở ngại cho cuộc vận động tranh cử”.

Từ khi biết mình chắc chắn sẽ là ứng viên đại diện cho đảng Cộng Hòa, ông Romney hiểu một trong những điều phải làm là chọn người đứng phó, và cử tri sẽ nhìn vào người ông chọn để đánh giá xem liên danh của ông có xứng đáng cho họ ủng hộ hay không. Trong những cuộc họp với ban tham mưu, ông Romney luôn luôn được nhắc nhở “người được mời đứng chung liên danh có thể giúp cử tri hiểu rõ mục tiêu cũng như đường hướng hoạt động của mình”, ông cố vấn Eric Fehrnstrom kể lại.

Không phải chỉ có các nhà báo hay dân chúng dự đoán, mà “danh sách những người chúng tôi nghĩ có thể đứng phó là một danh sách rất dài”, một thanh viên của nhóm tiết lộ, cho dù “rất tiếc ngay bây giờ chúng tôi chưa thể nói rõ hơn về danh sách này”. Lý do: tất cả những người được chú ý tới hay được gạn lọc ở danh sách cuối cùng “đều là những người ông Thống Đốc (Mitt Romney) mời giúp vận động tranh cử”.

Mỗi một cuộc chọn lựa “có những điểm khác nhau”, một trong những viên chức đang giữ vai trò quan trọng của Ủy Ban Vận Động cho ông Romney nói, nhưng thông thường “tất cả đều bắt đầu như nhau”. Điểm khởi đầu là hỏi ngay ông Romney xem những tiêu chuẩn nào ông muốn ở ông hay bà phó, sau đó là thăm dò ý kiến của một số người, hỏi xem họ nghĩ “ai hay những ai là người nên mời đứng chung liên danh”. Sau 2 thủ tục này, nhóm được trao trọng trách “đã có một danh sách thật dài” và bắt đầu tìm hiểu quan điểm, lập trường, hoạt động của từng người.

Tìm tài liệu ở đâu? Internet, những quyển công báo, tài liệu tòa án (được gọi chung là public records), những bản tin viết về người họ muốn biết, những bài báo do chính người đó viết hoặc những cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thủ tục khởi đầu rất đơn giản đó dẫn đến bước thứ nhì: liên lạc trực tiếp với người nằm trong tầm nhắm “cho họ biết chúng tôi muốn điều tra thêm”. Người được gọi phải hứa không tiết lộ với bất cứ ai là họ được liên lạc, và “cuộc điều tra kế tiếp sẽ bắt đầu với sự đồng ý của họ”. Đồng ý đây có nghĩa là họ sẽ nhận được một tập câu hỏi “chừng vài chục trang, phải trả lời từng chi tiết một, càng rõ ràng, càng chi tiết, càng tốt”.

Trong quyển sách mang nhan đề “An Amazing Adventure” (tạm dịch: “Cuộc Du Hành Kỳ Thú”), người đứng phó cho liên danh Al Gore là Thượng Nghị Sĩ Joe Liberman của tiểu bang Connecticut kể lại “thoạt đầu danh sách lên tới 40 người, sau đó rút xuống còn chừng hơn 20 người”, mà “tất cả đều không biết chuyện bị Ủy Ban tìm ứng viên phó tổng thống cho ông Gore kín đáo lục lọi hồ sơ cá nhân của họ”. Mãi đến khi được thông báo nằm trong “danh sách chính thức” và yêu cầu cho phép mở cuộc điều tra, lúc đó “họ mới biết có hy vọng được chọn”. Nhưng cũng từ đó trở đi, “trách nhiệm của chúng tôi là phải soi mói thật kỹ mọi chuyện về người chúng tôi muốn biết, kể cả những chuyện khiến người đó phải xấu hổ”, theo ông Scott Reed, Trưởng Ban Vận Động cho ứng viên Cộng Hòa Bob Dole.

Bốn năm trước đây, những thành viên trong ủy ban đi tìm ứng viên phó tổng thống cho ông John McCain gửi ra cả thảy 70 câu hỏi, trong đó “có những câu chúng tôi biết là rất sỗ sàng, nhưng vẫn phải hỏi”, chẳng hạn như có bị tố cáo tội sách nhiễu tình dục bao giờ chưa, có thuê người cư trú bất hợp pháp làm việc bao giờ chưa, lúc còn đi học hay khi đã lớn có đạo văn của người khác không, có biết vai trò của phó tổng thống là vai trò của một người phụ tá vừa đắc lực vừa trung thành không, cho đến câu hỏi “có từng đi chơi bời lần nào chưa?”. Với bà Thống Đốc Sarah Palin của tiểu bang Alaska, câu hỏi này phải được hiểu là “có từng ngủ với ai để kiếm tiền không?”. (Nguyên văn câu hỏi bằng tiếng Anh: “Have you ever paid for sex?”)

Người tiết lộ chuyện này là ông A.B. Culvahouse, trưởng nhóm đi tìm người đứng phó cho ông McCain. Hai tháng trước đây trong bài viết đăng trên tờ The Wall Street Journal, ông thú nhận “đó là những câu hỏi mà tôi chẳng bao giờ dám nghĩ là mình sẽ đặt ra với người khác, nhưng lại là những câu hỏi chúng tôi cần phải biết trước khi đề nghị với ông McCain nên chọn ai”. Ông Culvahouse cũng vừa phân trần vừa tìm cách biện hộ, bảo rằng “đừng quên trong bất cứ một cuộc tranh cử nào, nếu ban điều tra quá dễ dãi thì những gì chúng tôi bỏ sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người ra tranh cử, và có thể sẽ khiến người đó mất cả cơ hội làm tổng thống”.

Bốn năm trước đây ông Mitt Romney đã từng trải qua “khổ ải” này vì mong được đứng chung liên danh với ông McCain. Bây giờ đến phiên ông Paul Ryan chấp nhận trả lời mấy chục câu hỏi cũng vì muốn trở thành phó tổng thống. Khác biệt duy nhất là bốn năm trước đây ông Romney không được chọn, chỉ nhận được cú điện thoại cám ơn đi kèm với nhắc nhở “xin đừng kể chuyện này cho ai biết”, còn bây giờ ông Ryan đang nuôi hy vọng sẽ nhận được cú điện thoại mời đến gặp riêng ông Romney.

Không thể biết trước cú điện thoại đó có đến hay không, nhưng ông Ryan mất đúng 4 ngày mới trả lời hết những câu hỏi mà ông bị bắt buộc trả lời, đồng thời ông cũng biết rõ một điều: tên ông nằm trong danh sách những người được để ý tới. Ông cũng thừa biết danh sách này sẽ khá đông, toàn là những người nổi tiếng trong chính trường, cho dù ông không biết đích xác là bao nhiêu người.

© Đàn Chim Việt

Đọc phần trước: Không có cửa cho Paul Ryan

 

Tags:

1 Phản hồi cho “Bầu cử Mỹ: Thủ tục tìm ông bà “phó””

  1. motkhucruot says:

    Have you ever paid for sex?
    Câu đó sao dịch là : “có từng ngủ với ai để kiếm tiền không? .
    Chắc Bill Clinton không bao giờ được ai ghé mắt để được mời làm PHÓ TT nhưng dân Mỹ ại chọn ông ta làm TT . Dẫu sao , những vị lãnh đạo Hoa Kỳ là những người trong sạch , không tham nhũng như những tên súc sanh CS .

Leave a Reply to motkhucruot