Trở về
Hai vị khách vãng lai dáng vẻ hối hả bước vào Thiền Viện, rồi một mực đòi thỉnh giáo thiền Sư trụ trì.
Nghe đệ tử thưa lại chuyện, thiền Sư bèn khoan thai bước ra ngoài. Mời hai vị khách ngồi, thiền Sư ôn tồn hỏi.
- Chẳng hay tôi có thể giúp được hai vị điều gì?
Thấy thiền Sư bước ra, hai vị khách bèn chắp tay chào. Rồi một vị không giấu được sự nôn nóng, bèn hỏi:
- Thưa thiền Sư! Thiền Sư có thể cho chúng tôi biết: Thiền là gì?
Nghe vậy, thiền Sư bèn ôn tồn đáp:
- Mô Phật! Thí chủ nên trở về đi!
Nghe vậy, vị khách thứ nhất quay nhanh sang nhìn bạn, gương mặt ngơ ngác, không hiểu. Thấy vậy, vị thứ khách thứ hai bèn nhổm lên, hỏi lớn:
- Thưa thiền Sư! Bạn tôi không hiểu nhiều về thiền nên mới đến đây xin thỉnh giáo. Thiền sư không chỉ giúp thì thôi, sao lại đuổi bạn tôi về?
Thiền sư vẫn ôn tồn đáp:
- Mô Phật! Thí chủ cũng nên trở về đi!
Nghe thiền Sư nói vậy, cả hai vị khách nọ trong lòng bất phục nên chẳng nói, chằng rằng, bèn nhổm phắt dậy, rồi hậm hực ra về.
Chờ bóng hai vị khách nọ khuất dạng, một đệ tử của thiền Sư không giấu được vẻ thắc mắc, bèn bước ra hỏi:
- Thưa Thầy! Hai vị khách vừa rồi đến nhờ Thầy khai thị về thiền, sao Thầy lại đuổi họ về?
Khuân mặt thiền Sư thoáng buồn, nhưng rồi thiền Sư cũng ôn tồn trả lời đệ tử:
- Mô Phật! Con theo Thầy đã bao năm mà còn hỏi câu đó, thử hỏi hai vị khách kia làm sao có thể khai ngộ?
Vị đệ tử:
- Bạch Thầy! Ý Thầy con thực sự không hiểu!
Thiền Sư đáp:
- Ta bảo họ “trở về” là khuyên họ hãy trở về với tự tánh thanh tịnh của chính họ. Người luôn sống với tự tánh thanh thịnh chính là đang sống với thiền. Tiếc là họ không có duyên để khai ngộ, lại ngỡ ta đuổi, nên mới hậm hực trở về.
Nghe Thầy nói vậy, vị đệ tử nọ bèn vội vàng quì mọp gối trước mặt Thầy, giọng đầy hối lỗi:
- Mô Phật! Đệ tử thật có lỗi! Bao năm sống gần Thầy và được Thầy tận tình chỉ cho cách tu học, vậy mà tới nay đệ tử mới thực sự được khai ngộ.
Thấy vậy thiền Sư bèn nhổm lên, giơ tay nâng vị đệ tử nọ lên rồi bảo:
- Được rồi! Được rồi! Hãy đứng dậy, rồi trở về đi!
© Nguyễn Việt Hà
© Đàn Chim Việt
T/g viết bài nầy là lể cầu siêu và cũng như sám hối cho
Hòa thượng Thích Minh Châu theo nguồn
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120903_thichminhchau_profile.shtml
Theo tôi nghĩ.
Vụng chéo, khéo chống thôi
Bravo Nguyễn Việt Hà đã có những đóng góp gần đây thật xuất sắc, khiến người người phải động não tìm hiểu. Xin cám ơn nhiều.
Tuy ko là thiền giả, nói thằng ra là chưa hề học thiền, hay đọc kinh sách nhà Phật, nhưng lại hay hóng chuyện rồi thử … tán phét, bàn loạn xem sao ! Trước là mua dzui, sau là biết đâu có cao nhân thương tình chỉ điểm thêm, cho mình học hỏi.
1/
Bài viết trên theo thiển ý hình như là tác giả “lấy trộm” một công án thiền, tức một case study về thiền, để truyền thụ, gửi gấm “message(s)” (boodschap) (sorry, tự nhiên quên từ tiếng Việt).
Cái này dường như gọi là, đòi hỏi độc giả phải đọc giữa hai hàng chữ. Cố mà tìm hiểu ẩn ý ở trỏng.
2/
Cũng đọc trên Đàn Chim Việt mới đây bài viết cực dài, nhưng cực bổ ích cho kiến thức tổng quát, của Trọng Đạt về đại văn hào Nga Léon Tolstoi mà ai trong chúng ta đều biết ít nhiều về ông qua hai tác phẩm (sách và phim quay dựa theo tác phẩm) CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH (Guerre et Paix / War and Peace) và NÀNG ANA KHA-LỆ-NINH (Anna Karenina)
Wikipedia:
Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết lãng mạn. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina.
Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại.
Bốn năm sau khi viết xong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, khoảng ngày 19 tháng 03 năm 1873 Tolstoy bắt đầu viết Anna Karenina. Sau khi hoàn thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị mới trên văn đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karenina lập tức được xem là một trong trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học nhân loại.
Trọng Đạt: Léon Tolstoi nhà văn hào, một vĩ nhân
Anna Karenina thể hiện luận đề cải cách xã hội, kết án những qui ước xã hội đã lỗi thời như hôn nhân không tình yêu. Từ 1873 đến 1877 Tolstoi viết xong Anna Karenina, tác phẩm được phổ biến sâu rộng ngay, Dostoevsky có nói trong văn chương Âu châu ít có cuốn nào sánh kịp.
Đúng như dịch giả Trọng Đạt dẫn nhập, Leon Tolstoi là một vĩ nhân, không chỉ qua các tác phẩm để đời nói trên, mà qua nhân cách sống của ông. Ông là một nhà cách mạng, một nhà giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức bất công của nền độc đài chuyên chế thời Nga Hoàng (aka Sa Hoàng / Tsar) !
Ông sống hết mình, và chả khác gì nhà văn hào Nguyễn Công Trứ của ta, lúc lên voi khi xuống chó liên tục cả đời người. Vốn sống của ông quá phong phú, cuộc đời ông như một tấn tuồng bi hài, cho nên ta cũng không lấy làm lạ khi ông hiện diện ở khắp lãnh vực. Từ văn chương, sang giáo dục, làm cách mạng, nghiên cứu tôn giáo, văn học nghệ thuật, làm cứu tế xã hội … và vốn là kẻ thông tuệ đặc biệt, ông xuất sắc, đúng hơn sâu sắc, hơn người mọi nơi mọi lúc !
Cũng phải nói thêm là cái xã hội Nga thời đó đã tạo cơ hội cho ông thời cơ tham gia tận lực và nghiên cứu nghiêm chỉnh, qua những “trò đời” tự ông tìm tòi và tham dự với nỗi đam mê hết mực !
Viết ngắn gọn về ông, tôi xin ghi rằng, MỘT CON NGƯỜI DẤN THÂN RẤT MỰC ! Vừa HỌC vừa HÀNH !
Viết thêm một tí về ông, tôi xin thưa rằng, ông để lại cho hậu thế NHỮNG CÔNG ÁN THIỀN QÚI BÁU NHẤT !
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Xin tạm dịch:
message(s)= boodschap(pen) = (những) thông điệp, tín hiệu.
3/
Trong khi đi tìm trong internet về chủ đề THIỀN ĐỐN NGỘ, tôi tình cờ bắt gặp bài viết bổ ích cho tôi về Thiền, của tác giả Nguyên Giác Phan Tấn Hải, dưới tựa đề “Vài chú giải về Thiền Đốn Ngộ”, đã khởi mào “định danh” về thiền như sau:
[trích]
Những ngày còn ở Việt Nam, tôi có may mắn tham học ở dòng Thiền Tây Tạng dưới sự chỉ dạy của Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu. Tông phong dòng tôi vốn là nửa Tây Tạng nửa Lâm Tế do vì Sư Ông vốn dòng Lâm Tế lại qua Tây Tạng tham học rồi mới về khai sơn mở chùa. Nhưng tông chỉ tất cả các dòng thuộc Tổ Sư Thiền (tức Thiền Đốn Ngộ) vẫn là một.
Có nhiều cách để phân loại Thiền. Cách đơn giản dùng trong sách này là, Thiền nhà Phật chia làm hai pháp chính, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền do Phật giảng dạy trong các kinh. Tổ Sư Thiền do Phật dạy riêng ngoài kinh điển, không qua văn tự ngôn ngữ, dĩ tâm truyền tâm, được trao truyền từ chư Tổ.
Như Lai Thiền cũng được chia làm hai pháp chính, Thiền Tiểu Thừa và Thiền Đại Thừa.
Thiền Tiểu Thừa chủ yếu dùng Trí Huệ để chiếu phá phiền não, thấy có Niết Bàn để cầu, thấy có phiền não để kinh hãi xa lìa.
Thiền Như Lai Đại Thừa chủ yếu dựa trên nguyên tắc chuyển y, chuyển vọng thành chơn, chuyển thức thành Trí, chuyển phiền não thành Niết bàn.
Thiền Tổ Sư dựa trên quan điểm nào? Thật sự thì không có một pháp nào hết trong Tổ Sư Thiền, do vậy sự truyền dạy rất là khó trao cho người; chúng ta cũng biết là có những dòng trong Tổ Sư Thiền như các dòng Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn ở Trung Hoa, hay ở Việt Nam như Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm đã bị mất truyền. Chỗ khó truyền dạy này được Ngài Trường Sa Cảnh Sầm ví như dạy nghề ăn trộm; người cha dạy nghề ăn trộm cho con bằng cách đẩy con vào rương của nhà “thân chủ”, rồi tự con mới học được nghề tìm sinh lộ. Trong ngôn ngữ cơ phong vấn đáp cũng vậy, Thầy luôn luôn đẩy trò vào chỗ cùng tình tuyệt lý, suy nghĩ thế nào cũng sai, mà không suy nghĩ cũng sai. Biết thế nào cũng sai, nhưng hỏi Thầy thế nào là đúng thì Thầy không bao giờ nói. Nhưng thật sự thì Tông chỉ đã nằm rải rác trong Pháp Bảo Đàn Kinh, nhiều bộ Kinh khác, các pháp thoại và các bài kệ chư Tổ để lại.
[hết trích]
Nếu căn cứ như trên, theo tôi thì bài viết của tác giả Nguyễn Việt Hà là một dạng Thiền Tổ Sư ! Truyền dậy bằng một công án thiền, rồi tùy sự giác ngộ của chúng sanh (độc giả) mà tìm ra con đường sáng để tu tâm dưỡng tánh cho thành chánh quả !
Rất mong các cao nhân bốn phương tám hướng mở dùm “huệ nhỡn” cho tôi !
Thành thật cám ơn thực nhiều nơi đây.
Kính cáo,
Lão Ngoan Đồng
Thưa bà con,
Một anh bạn già của tôi khi nhận được email với nội dung trêni, đã đáp lại bằng một công án thiền rất thú vị.
Xin repost ở đây để “phục vụ” qúi bà con. Mong được “hoan hỉ” đón nhận.
Kính,
Lão Ngoan Đồng
TÂM PHẬT THẤY PHẬT !
Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện. Xả thiền xong, Tô rất vui vẻ hỏi nhà sư:
-Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?
-Trông ngài giống như Đức Phật.
Tô nghe thế vui lắm. Thiền sư hỏi lại:
-Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?
Tô đáp:
-Trông ngài ngồi thiền giống 1 đống phân bò.
Thiền sư nghe thế cũng hứng chí lắm.
Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng lão hòa thượng đó 1 phen rồi. Bị ta nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả. Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội:
-Hôm nay anh đã qua mặt được lão sư già đó rồi.
Tô tiểu muội hỏi chuyện gì, Tô Đông Pha hào hứng kể lại.
Tô tiểu muội cười ầm lên, Tô Đông Pha càng hào hứng.
Tiểu muội nói:
-Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua lão hòa thượng ấy rồi.
Tô ngạc nhiên hỏi thế nào. Tiểu muội đáp:
- Tâm lão hòa thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy hòa thượng như đống phân bò thôi. Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm lão hòa thượng.
A Di Đà Phật
Câu chuyện thật ý nghĩa. Tánh Phật là tánh Không, vì vậy nó đâu còn sanh-diệt, đâu còn nhơ-sạch, đâu còn tăng-giảm, cao-thấp…
Chư Tổ thường dạy: Phàm phu tức Phật; Phiền não tức bồ đề. Một niệm ngu tức phàm phu. Một niệm trí tức Phật. Khởi tâm sân-si tức phàm phu. Quán diệt được sân-si ấy tức Phật.
Khi khởi tâm phân biệt thì tâm ấy là phàm phu. Biết nó là phàm phu, quán chiếu nó và đừng để nó dấy khởi=tâm Phật.
Thời nay là thời ngũ trược ác thế. Mọi chúng sanh chỉ còn truy cầu hưởng lạc. Để tâm khởi một niệm Thiện đã khó, chưa nói tới hành Thiện. Phật dạy: Đừng bỏ qua một việc thiện nhỏ; Việc ác nhỏ chớ nên coi thường. Chúng sanh thời nay khởi tâm làm Thiện đã khó, nhưng xả được cái tâm Thiện ấy còn khó gấp nhiều lần. Đơn giản là: cái Thiện của tôi phải được quảng bá, phải được mọi người lưu tâm, phải được hàm ơn… Khi cái tâm Tôi (Ta=bản Ngã) dấy lên tất nó không còn Thiện nữa. Vì thế chư Tổ thường nói: Trong Thiện có ác. Trong Ác có Thiện. Tâm hành thiện nhưng lại truy cầu được thọ hưởng=tâm chúng sanh=Ác. Ngược lại, khởi tâm ác (hành việc ác), nhưng quán chiếu được, giác ngộ được rồi sám hối (nguyện sửa đổi hết mình, không bao giờ làm điều ác nữa) thì Ác=Thiện.
Xã hội xung quanh chúng ta thời nay thiện ít, ác nhiều. Cái ác hầu như đang chiếm ưu thế, lộng hành, len lỏi trong mọi phương diện và lĩnh vực. Phật gọi thời này là thời Mạt Pháp.
Có một đạo hữu chia sẻ với TĐ rằng: Chúng sanh thời nay tham-sân-si-ngã mạn-chấp trước một cách can cường. Chỉ khi nào một chân thò vào trong quan tài, may ra chúng sanh ấy mới chịu hồi đầu, hay tỉnh ngộ.
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn một xuân vinh thu hựu khô
Nhâm vận thịnh suy vy bố quý
Thịnh suy như lậu thảo đầu phô
(Vạn Hạnh Thiền Sư)
Nghĩa:
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rồi
Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rời đầu cành.
Tiểu Đồng
TRỞ VỀ
Ngày kia, Mã Tổ cùng Bách Trượng đang đi kinh hành trên một cánh đồng, có một bầy le le thấy cảnh bị động nên vụt bay lên. Khi đó Bách Trượng vội vàng thốt lên :”Bầy le le bay rồi”. Tức khắc ngay lúc đó, Mã Tổ nắm lấy lổ tai của Bách Trượng xoay vặn thật mạnh và hỏi lại :”Bay rồi sao ?”. Hoát nhiên khi đó Bách Trượng tỉnh ngộ cái ấy, nó luôn luôn chẳng mất bên trong lòng mình. Mãi cho đến về sau nầy, có ai hỏi lại Tổ Bách Trương cơ duyên lúc đó, thì Ngài luôn nói là cho đến bây giờ, cái vặn xoay ấy mãi mãi không thể nào TA quên được. Đó là một sự TRỞ VỀ đến với Ngài Tổ Bách Trượng. Với Thanh Qui Bách Trượng thì :”Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”. Một ngày không làm, một ngày không được ăn, nhưng ngày nay thì lời kinh nhật tụng ấy đã bị sai lạc ngàn trùng rồi đó vậy.
Người trong rừng Huệ Năng một dịp đi ngang qua chùa, nghe hai nhà sư đang cãi nhau về gió động hay phướn động, lúc ấy Huệ Năng bổng thốt lên: “Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, tâm các hành giả đang động”. Đó cũng là một lối ĐEM TRỞ VỀ của Ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Xin trân trọng gởi đến mọi người:
“LÒNG TRONG Thánh Kệ tình bơi lội,
DẠ SẠCH Phật Kinh ý luyện bay.
Dù cho tuổi mổ thanh xuân tuổi,
Thức tỉnh đời mê phải được hay.”
Lòng trong sạch chính là Thánh Kệ, vì các pháp Phật Thánh Tiên từ lòng không đó mà có. Dạ sạch trong chính là Phật kinh, vì có được dạ sạch thì Phật Kinh mới được hiển hiện, nhưng thấy có mà vốn thiệt như không. Lòng trong dạ sạch chính là CHƠN KHÔNG BÁT NHÃ, các chư Phật Mười Phương cũng từ đó mà xuất sanh . Mà Chơn không vốn thiệt không có một pháp nào trong đó, vì nếu có, thì đó chẳng phải là CHƠN KHÔNG BÁT NHÃ. Nhưng muôn pháp vạn pháp có được đó, đều không thể nào ở ngoài Chơn Không, bởi vì nếu ở ngoài Chơn Không thì không thể gọi là Pháp.
Xin trân trọng.
:) Ông t/g Ng~ Việt Hà bộ tính khai chiến với những Thiền Giả trên ĐCV đấy à? Đang đón chờ để xem …
(Các đ/c CAM, hãy “trở về” đi nhé. Thâm thật. :))