Biển Đông và hình thức chiến tranh mới
Năm ngoái, trên tờ Business Insider, có một bài viết rất ấn tượng, cứ đeo đẳng trong tâm trí tôi mãi: “Tại sao chiến tranh Trung Việt không thể tránh khỏi?” (Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable).
Trong bài viết ấy, tác giả, Dee Woo nhận định: một cuộc chiến tranh để giải quyết vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam không thể không xảy ra. Vấn đề chỉ là thời gian và cách thức can thiệp của Mỹ. Lý do chính để tác giả đi đến nhận định ấy là: chủ quyền trên Biển Đông liên quan đến lợi ích cốt lõi của cả hai quốc gia. Nó quan trọng đến độ không ai có thể từ bỏ hay nhân nhượng được.
Về phía Trung Quốc, càng ngày kho dự trữ dầu của họ càng giảm. Hiện nay mọi sinh hoạt của họ đều lệ thuộc vào hơn 50% số dầu nhập cảng từ ngoại quốc, trong đó, một nửa là từ Trung Đông. Tuy nhiên, cuộc cách mạng mùa xuân năm ngoái đã làm thay đổi tình hình, khiến nguồn dầu từ Trung Đông bị đối diện với khá nhiều bất trắc. Để sống còn, Trung Quốc phải tìm những nguồn cung cấp khác, nhất là trong tương lai, càng ngày kinh tế của họ càng phát triển và nhu cầu dầu khí lại càng lớn. Một trong những cái gọi là nguồn cung cấp khác ấy chính là ở Biển Đông: Nó vừa hứa hẹn một trữ lượng lớn vừa gần gũi; và nếu chiếm được, có thể sử dụng lâu dài và an toàn. Hơn nữa, cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng đang và sẽ đối diện với rất nhiều vấn đề chính trị trong nước. Một cuộc tranh chấp với nước ngoài sẽ có tác dụng nâng cao lòng yêu nước của dân chúng: Mọi bất mãn đối với chế độ sẽ biến thành căm thù đối với nước khác. Và nước ấy chính là Việt Nam.
Về phía Việt Nam, có hai lý do chính: Thứ nhất, nguồn dầu khí ở Biển Đông chiếm đến 30% tổng sản lượng quốc gia. Mất nguồn dầu ấy, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi, từ mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam càng ngày càng đi vào khủng hoảng: lạm phát rất cao, hệ thống ngân hàng nhà nước liên tục lỗ lã và thất thoát, nợ xấu càng ngày càng nhiều, đầu tư từ thế giới càng ngày càng giảm. Thứ hai, đối diện với những sự thất bại về kinh tế, xã hội và cả về chính trị, một lúc nào đó, nhà cầm quyền buộc lòng phải sử dụng những tranh chấp ở Biển Đông như một cách để lái sự quan tâm của dân chúng sang một hướng khác, ở đó, mọi phẫn nộ đều đổ dồn về phía Trung Quốc và người ta sẽ quên đi những xấu xa của chế độ; lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ thay thế sự bất mãn trước nạn tham nhũng và họa độc tài.
Về phía Mỹ, sau khi giải quyết hoặc tạm giải quyết những tranh chấp ở Iraq và Afghanistan, họ quay trở lại với nền chính trị toàn cầu; ở đó, trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài thập niên sắp tới, họ chỉ chịu một sự uy hiếp duy nhất: Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu uy hiếp vị thế siêu cường quốc kinh tế của Mỹ ở châu Á. Mậu dịch giữa Trung Quốc và khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 tăng gấp sáu lần, trong khi đó, quan hệ thương mại của Mỹ và các nước trong vùng đã không tăng, lại còn giảm. Mỹ cần trở lại châu Á để ngăn chận Trung Quốc và để duy trì các quan hệ chiến lược với các nước khác trong vùng. Muốn trở lại, họ cần một cái cớ. Những tranh chấp trên Biển Đông cung cấp cho Mỹ một cơ hội bằng vàng để vừa quay trở lại châu Á, vừa có thể nói đến tình hữu nghị, đến việc buôn bán dầu khí và buôn bán cả vũ khí với các nước khác.
Có điều, khả năng Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam và Trung Quốc có lẽ sẽ rất ít. Họ muốn quay lại châu Á nhưng không hẳn để giúp Việt Nam. Quyền lợi của Mỹ trong việc duy trì quan hệ với Trung Quốc, dù sao vẫn lớn hơn việc giúp một nước nào đó, như Việt Nam, để đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực. Hơn nữa, trước mắt, Mỹ vẫn chưa thoát cuộc khủng hoảng kinh tế. Họ còn quá nhiều việc phải làm ngay trong nước của họ, nhất là trong hai lãnh vực nhân dụng và thương mại. Mỹ không bắt buộc phải hy sinh quá nhiều để cứu Việt Nam. Họ có thể sẽ phải làm như thế với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, những nước có hiệp ước quân sự với họ. Nhưng với Việt Nam thì không.
Thành ra, với Trung Quốc, Việt Nam vẫn là chọn lựa hàng đầu để tấn công nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về cả hai lãnh vực chính trị và kinh tế của họ.
Viễn tượng chiến tranh Việt – Trung do See Woo vẽ ra không phải hoàn toàn phi thực. Thật ra, bất cứ người nào cũng có thể thấy được điều đó. Giới lãnh đạo Việt Nam, hơn ai hết, càng hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, để đối phó, lựa chọn của họ không nhiều. Chỉ có thể nằm trong ba trường hợp:
Thứ nhất, bằng giải pháp chính trị, bao gồm cả phương diện pháp lý. Đó là điều họ hay nói đến nhiều nhất. Có vẻ như một giải pháp duy nhất. Nhưng không có giải pháp chính trị nào có thể thành hiện thực nếu không có thế và lực. Việt Nam đang đi tìm thế và lực ấy bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của khối ASEAN và một số cường quốc hạng trung, từ Ấn Độ đến Úc. Nhưng ở khối ASEAN, với sự “phản phé” của Campuchia rõ ràng là họ đã thất bại. Trong tương quan lực lượng, ngay cả trong lãnh vực kinh tế, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khối ASEAN hiện nay, không có cách gì người ta có thể thay đổi quan điểm và thái độ của chính phủ Campuchia được. Mà chỉ cần một nước bất đồng, sức mạnh của khối ASEAN trong việc đương đầu với Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa ngay. Bằng chứng của điều đó được thể hiện rõ trong hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN tại Campuchia vừa qua. Những nước khác, từ Úc đến Ấn Độ, Nga, Nhật, Hàn Quốc… đều, một, không phải là đối thủ của Trung Quốc; và hai, không có lý do gì để họ sẵn sàng vì Việt Nam mà công khai tuyên chiến với Trung Quốc cả. Kinh nghiệm chiến tranh ở Libya năm ngoái và tình hình Syria hiện nay cho thấy một điều: thế giới sẽ khoanh tay án binh bất động cho đến khi Mỹ quyết định tham chiến. Cho nên, dù Việt Nam có loay hoay đi tìm đồng minh ở đâu thì đồng minh quan trọng nhất vẫn là Mỹ. Tuy nhiên, con đường đến với Mỹ vẫn là một con đường đầy cam go và dài dằng dặc.
Thứ hai, bằng giải pháp quân sự. Đây là điều chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ là họ đang chuẩn bị. Qua việc mua sắm các loại vũ khí mới, chủ yếu từ Nga. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, có mấy điều cần chú ý. Một, có mua sắm thêm đến mấy, kho vũ khí của Việt Nam cũng chỉ là hạt cát so với Trung Quốc hiện nay. Hai, đã ít về số lượng, Việt Nam lại không thể mua được các loại vũ khí hiện đại nhất do Mỹ sản xuất vì lệnh cấm vận trong lãnh vực quốc phòng vẫn chưa được tháo gỡ. Giới lãnh đạo Việt Nam, trong các cuộc tiếp xúc với quần chúng cũng giới trí thức, lúc nào cũng tìm cách trấn an bằng luận điệu: Họ đã có cách “trị” được Trung Quốc nếu chiến tranh bùng nổ. “Trị” bằng cách nào? Không ai nói cả. Người ta chỉ đem quá khứ ra thế chấp: trong thế kỷ 20 vừa qua, họ luôn luôn thắng trong mọi cuộc chiến tranh: thắng Pháp (1954), thắng Mỹ (1975), thắng Khmer đỏ (1978) và thắng cả Trung Quốc (1979). Lần này, cũng vậy, họ hứa hẹn: họ cũng sẽ thắng. Kết luận: “Đồng bào đừng lo; hãy để Đảng và nhà nước lo!”
Tuy nhiên, đó chỉ là một lời nói dối.
Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác hẳn về loại hình với các cuộc chiến tranh trước đây. Hầu hết các cuộc chiến tranh trước đây đều diễn ra trên đất liền. Bây giờ trận địa đã khác. Hầu hết các nhà bình luận quân sự đều cho, từ đầu thế kỷ 21 trở đi, lịch sử quân sự nhân loại chuyển sang một trang khác: trận địa chính sẽ là trên biển. Các cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới trong một hai thập niên vừa qua chủ yếu là cuộc chạy đua để trở thành những cường quốc trên biển với những tàu sân bay (hay: hàng không mẫu hạm), tàu ngầm, thủy phi cơ (seaplane), tên lửa (hỏa tiễn), v.v. Theo Robert D. Kaplan, trên báo Foreign Policy, nếu loại hình chính của chiến tranh thế kỷ 21 là trên mặt biển thì Biển Đông sẽ là điểm nóng nhất, nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất và có thể là nơi sẽ diễn ra chiến tranh nhất.
Trận địa thay đổi, đặc điểm và điều kiện chiến tranh thay đổi theo. Trên trận địa giữa biển cả ấy, Việt Nam hoàn toàn đánh mất tất cả những ưu thế vốn có và vốn được họ, nhất ở miền Bắc, tận dụng trong suốt nửa sau thế kỷ 20: một, rừng núi hiểm trở; hai, sự ủng hộ của dân chúng để một mặt, sẵn sàng tham gia các chiến dịch quân sự, nếu cần; mặt khác, sẵn sàng che giấu bộ đội để từ đó chiến thuật du kích có thể thực hiện được; và ba, sự dũng cảm của những người lính: họ bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để chống giặc. Trên đất liền, yếu tố con người là chủ đạo; trên biển, yếu tố kỹ thuật lại chiếm vai trò chủ đạo. Mà về kỹ thuật thì hiện nay Việt Nam hoàn toàn thua xa Trung Quốc.
Hơn nữa, có một sự thật không nên quên: Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Việt Nam đã từng đụng độ với Trung Quốc nhiều lần. Việt Nam thắng trên các mặt trận trên đất liền, nhưng với cả hai mặt trận trên biển, Việt Nam đều thua. Lần đầu, Việt Nam Cộng Hòa thua khi bị cướp mất Hoàng Sa vào năm 1974, và lần thứ hai, Việt Nam cũng lại thua Trung Quốc trên một số đảo và bãi đá ở Trường Sa (bao gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, v.v.) vào năm 1988.Nếu hai giải pháp chính trị và quân sự đều bế tắc, giới lãnh đạo Việt Nam chỉ còn giải pháp thứ ba: Đầu hàng hoặc bỏ chạy. Đầu hàng thì chắc sẽ khó sống sót với dân chúng. Biện pháp bỏ chạy có lẽ sẽ được “nghiên cứu” kỹ hơn. Để bỏ chạy, điều họ cần làm nhất là chuyển tiền ra nước ngoài. Càng nhiều càng tốt.
Có khi họ chọn giải pháp ấy chăng?
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Không có ai mà tin csvn sẻ làm bất cứ gì để bão toàn lảnh thổ và hải đảo chỉ là một trò bịp tráo trở lừa dối chính nhân dân mừng ! Lịch sử csvn chứng minh khi tình hình nguy kịch dồn nén là họ sẻ ngả theo nước lớn nào bảo đảm quyền lợi sống còn tham vọng của họ !
Hiện tại bây giờ csvn có 2 vấn đề rất phức tạp khó khăn cần phải giải quyết trên bàn làm việc hằng ngày ,một là đối với TQ lấn ép , hai là sự phẩn nộ của của dân chúng với nội tình đất nước hiện tại .csvn sẻ chọn ai để giải quyết và sự giải quyết giải pháp đó có an toàn cho chế độ không ! Sự lấn ép áp lực thường xuyên của bên nào cho csvn kiểm soát được và bên nào không ! So sánh như thế để biết bên nào là quan trọng đối với họ . Hậu quả sẻ ra sao khi csvn không chọn một trong 2 phe đó , quá khứ đã dạy cho csvn rất rỏ chắc họ không bao giờ quên !!
Nhìn lại dân chúng VN từ xưa đến nay có làm gì và ảnh hưởng trực tiếp đến uy quyền lảnh đạo của csvn không ? Chịu đựng thụ động ,hùa theo bầy đàn thích chiến thắng anh hùng , rất dể bị xỏ mủi từng bầy từng đàn đi theo nếu có phản ứng thì rất yếu ớt một vài cá nhân xem ra rất vô vọng !
Csvn từ ông Hồ trở xuống đều là nhửng tay mang nhiều dòng máu tự ái dân tộc, mặc cảm tự ti rất là vô ích vô bổ khi lảnh đạo hướng dẩn dân chúng đi theo mình nhửng quyết định đến vận mệnh của toàn dân đôi khi do nhửng cái tánh xấu đó gây ra , nhửng giai đoạn nghiêm trọng đều xuất phát từ như thế xưa nay là vậy bây giờ củng vậy tương lai củng thế thôi chớ mong gì một sự thay đổi và thức tỉnh nơi họ . Còn nhân dân ư , không có dấu hiệu sẵn lòng !
Nếu bảo là nguồn dầu tại Trung Đông giảm nên Trung Quốc phải bành trướng, chiếm đảo ở biển Đông thì các nước như Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý cũng là các nước công nghiệp cần dầu hỏa mà họ không bành trướng như Trung Quốc thì công nghiệp các nước này phải ngưng chạy vì thiếu dầu hỏa chăng? Tác giả cũng không đưa ra được ước lượng chính xác khi bành trướng chiếm đảo sẽ đem lại bao nhiêu lợi lộc cho Trung Quốc về kinh tế. Điều này chỉ là xét xem việc Trung Quốc bành trướng ở biển Đông có thực sự vì lý do kinh tế hay không, hay là chỉ vì Trung Quốc muốn bành trướng để khống chế việc đi lại trên biển Đông.
Điều thứ hai là các nhà lãnh đạo VN có 2 mối lo chứ không phải chỉ 1 mối lo về các đảo mà thôi. Hai mối lo đó là chống diến biến hòa bình và chống lấn chiếm đảo. Các nhà lãnh đạo đặt mối lo nào lên hàng đầu? Nếu chống diễn biến hòa bình được xem là cao nhất thì đảng CSVN sẽ “đoàn kết” với Trung Quốc để bảo vệ “cách mạng XHCN” ở cả hai nước. Nghĩa là trông đợi Trung Quốc sẽ đem quân đội cứu đảng CSVN khi tình trạng như Syria, Lybia xảy ra tại VN, trông đợi Trung Quốc dùng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ VN khỏi bị các nước Tây phương cấm vận khi chính quyền CSVN đàn áp những người dân nổi dậy. Trung Quốc có thể chiếm Hoàng Sa, Trường Sa thêm 500 năm nữa thì các nhà lãnh đạo CSVN vẫn giữ được quyền lực và địa vị, con cháu các vị ấy cũng vẫn giàu sang và giữ các địa vị quan trọng. Nhưng nếu diễn biến hòa bình xảy ra trong vài tháng tới, hay vài năm tới thì các đảng viên sẽ mất tất cả. Thế thì họ đặt mối lo nào lên hàng đầu?
Nếu đảng CSVN đặt mối lo chống diễn biến hòa bình lên hàng đầu thì chiến tranh giữa VN và TQ sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Còn Mỹ thì sao lại phải phí công suy nghĩ để bảo vệ cho những người “đoàn kết” với Trung Quốc? Họ có muốn đánh nhau với Trung Quốc đâu mà Mỹ phải bênh?
Dù có vũ khí nguyên tử nhưng sẽ chẳng có nước nào dại tấn công trước, ngay cả hai anh cộng sản hiếu chiến Tàu cộng và Bắc Hàn.
Chúng ta thấy thời chiến tranh lạnh, cả hai anh Mỹ và Liên Xô đều có vũ khí nguyên tử nhưng chẳng anh nào dám tấn công anh nào. Chỉ trường hợp Mỹ tấn công Nhật bằng nguyên tử thời thế chiến II vì lúc đó chưa nước nào có ngoài Mỹ. Liệu Mỹ có dám tấn công nếu Nhật cũng có bom nguyên tử? Chắc chắn là không dám. Ngày nay nhiều nước đã có vũ khí nguyên tử, nhưng chỉ để tự vệ. Con người đủ khôn ngoan tự kìm chế để khỏi bị tiêu diệt, trừ những kẻ điên khùng. Thế nên, dù chiến tranh triền miên trên thế giới, nhưng chỉ là cục bộ hay quy ước. Hai nước có vũ khí nguyên tử, họ chẳng dại gây chiến với nhau.
Vấn đề VN, nếu biết Hà Nội thật sự chống trả, Tàu sẽ không dám đánh. Lý do, vì đánh bằng quân sự không phải là giải pháp tốt, dù có thắng, Tàu cũng phải trả giá đắt; chưa nói, thế giới sẽ lên án và vì quyền lợi chung, Mỹ cùng đồng minh, sẽ có cớ can thiệp. Nhưng Tàu ỷ nước lớn luôn uy hiếp VN và các nước nhỏ lân bang. Hà Nội hèn hay sợ hay đã thỏa thuận ngầm nên cứ để mặc Tàu thao túng và chỉ phản đối miệng thay vì đem tàu chiến và máy bay bảo vệ dân và lãnh hải. Theo thời gian, dư luận người dân và thế giới quen dần, bớt xôn xao, Bắc Kinh mặc nhiên coi vùng biển đảo sau nhà thuộc về của mình (điều này không khẳng định thuộc chủ quyền của Bắc Kinh nhưng nó cho Bắc Kinh có toàn quyền chiếm đoạt với sự đồng ý ngầm của Hà Nội).
Nếu Hà Nội thật sự muốn bảo vệ đất nước, giải pháp tốt nhất cho VN là đánh, dù yếu cũng đánh. Tại sao phải đánh? Nếu không đánh mà vẫn giữ được chủ quyền thì không bàn chi, còn không đánh hay đầu hàng cũng mất thi tại sao không đánh? Đánh! Dù thua nhưng chưa chắc mất mà còn được lòng dân, quốc tế sẽ ủng hộ, và quan trọng là sẽ làm cho Tàu bớt hung hăng ăn hiếp ta sau này. Đầu hàng chấp nhận làm tay sai bán nước hưởng lợi thì miễn bàn. Còn bỏ chạy? Nếu dân không nổi lên lật đổ chế độ, chấp nhận cuộc sống nô lệ như hiện nay thì hà cớ gì cộng sản Hà Nội phải bỏ chạy?
Còn Mỹ? Mỹ có chấp nhận để Tàu chiếm toàn vùng Biển Đông mặc dù Tàu tuyên bố tôn trọng tự do đi lại ở eo biển Malacca? Vấn đề không chỉ Malacca mà ai sẽ là cường quốc số 1. Không dễ Mỹ sẽ chấp nhận, chúng ta hãy chờ xem.
kbc3505
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Nói ngay hai nước Việt Hoa
So găng thì cũng người ta thường tình
Ngày xưa từng đã vậy rồi
Thời nay cũng thế đâu thời khác chi
Thời cổ đại tới khi cận đại
Thời vừa qua và cả hiện nay
Cho dầu trong cả tương lai
Chơi nhau rồi cũng phải luôn vẫn huề
Anh chín lạng tôi thề cũng vậy
Anh mười cân tôi cũng thua chi
Thời nào người cũng khác đi
Thời nào chiến cụ có chi ngại ngùng
Hồi cổ đại chơi toàn dáo mác
Chơi ngựa voi chơi cả cung tên
Thời này hỏa tiển lềnh khênh
Tàu ngầm chẳng thiếu máy bay chuyện thường
Nên chỉ khác là đường độc lập
Có nêu cao như thuở nào chăng
Hay là vốn chỉ nhập nhằng
Giở trò ý hệ lăng nhăng ở đời
Chuyện Hoa – Việt nói chơi là vậy
Dẫu có im không nói cũng thừa
Chỉ do thực tế ở đời
Kẻ cầm quyền chính muốn đời ra sao
Bên cạnh đó người dân cũng vậy
Muốn tự do, độc lập thật tình
Hay là mân phú mọi điều
Tung hê hết cả sống liều ngu si
Nên bởi vậy việc chi của nước
Cũng cần người chọn lọc, tinh hoa
Nếu toàn những thứ ấm a
Ngu si, thụ động thì ra nỗi gì
Chuyện tất yếu thường khi là thế
Vừa tự nhiên cũng lại giản đơn
Nước nhà ai biết nguồn cơn
Mỗi người soát lại có hơn được người ?
NGÀN KHƠI
(10/9/12)
Chuyên Hoa ky giup’ do*² VN là chuyên khg thê² co’, nên quên di.
VN nhu* hiên nay khg xung dang’ duoc nguoi My~ giup’
“Về phía Việt Nam, có hai lý do chính: Thứ nhất, nguồn dầu khí ở Biển Đông chiếm đến 30% tổng sản lượng quốc gia. Mất nguồn dầu ấy, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi, từ mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam càng ngày càng đi vào khủng hoảng: lạm phát rất cao, hệ thống ngân hàng nhà nước liên tục lỗ lã và thất thoát, nợ xấu càng ngày càng nhiều, đầu tư từ thế giới càng ngày càng giảm. Thứ hai, đối diện với những sự thất bại về kinh tế, xã hội và cả về chính trị, một lúc nào đó, nhà cầm quyền buộc lòng phải sử dụng những tranh chấp ở Biển Đông như một cách để lái sự quan tâm của dân chúng sang một hướng khác, ở đó, mọi phẫn nộ đều đổ dồn về phía Trung Quốc và người ta sẽ quên đi những xấu xa của chế độ; lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ thay thế sự bất mãn trước nạn tham nhũng và họa độc tài.” Trích trong bài trên của tác giả Nguyễn Hưng Quốc.
Cái điều thứ nhất ở đoạn trích trên đây thì đúng quá đi rồi, không ai cãi vào đâu được. Nhưng còn cái điều thứ hai thì thấy mâu thuẫn quá. Làm sao có thể “lái sự quan tâm của dân chúng sang một hướng khác, ở đó, mọi phẫn nộ đều đổ dồn về phía Trung Quốc và người ta sẽ quên đi những xấu xa của chế độ; lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ thay thế sự bất mãn trước nạn tham nhũng và họa độc tài” được cơ chứ. Bằng chứng là ngày nảo ngày nao cũng thấy các bác ra rả những điều trách mắng nào là tham nhũng, nào độc tài, nào độc đảng, lại còn bán nước, hại dân..v.v và v.v.
Đến chịu các bác. Kiểu gì các bác cũng xới tung lên được, cứ ra sức mà cào bới, rũ tung ra cho hả, cho thấy toàn cái xấu, cái thối tha mà chửi chứ nào thấy ai có ý thức xây dựng, ghé tai nhắc nhở bảo ban để giúp người ta sửa chữa cái sai phát huy cái tốt đâu nhể. Đúng là miệng lưới thế gian. “yêu nhau của ấu cũng tròn, ghét nhau thì trái bồ hòn thành méo” chứ chả phải là vuông nữa. Buồn lòng quá!
Cả 2 trận chiến trên biển VN đều thua. Đúng, lần thứ nhất năm 1974 VNCH thua mà oanh liệt vì đã anh dũng đánh lại giặc Tàu cũng bị tổn thất. Lần thứ hai năm 1988 CSVN thua một cách nhục nhã hèn hạ vì đã ra lệnh cấm các chiến sĩ giữ đảo bắn trả lại giặc Tàu nên chết thảm mà không làm rụng một sợi lông chân nào của giặc Tàu. Quân đội bách chiến bách thắng gì mà kỳ cục dzậy ta?????
Ai cũng biết trước bọn CSVN sẽ chọn giải pháp thứ 3….rưỡi, đó là bỏ chạy. An toàn và còn có hy vọng cùng gia đình con cháu dưỡng già đâu đó ở Âu Châu với số của cải tiền bạc cướp bóc được của dân nghèo VN. Mấy anh Cò hay CAM gì đó nhớ du theo mà đòi tiền lương cho sự trung thành mẫn cán hén. Để bọn chúng ôm ăn một mình, không chia chác là bị chúng chơi Đểu đó, đừng ngu thế!!!!
VNCH tại Hoàng Sa 1974 còn đánh đấm với Tàu và Tàu bị thiệt hại nhiều hơn, nhưng VNCH không thể giữ Hoàng Sa vì lực lượng không cho phép (không thể đối đầu 1 mình cùng lúc với VC và Trung cộng).
Trong khi đó ,1988, VC không dám đối đầu với Trung Cộng, mà chỉ bị Trung Cộng xử tử hình (tha hồ cho Tàu bắn mà không dám bắn lại, cuối cùng chết hết, tàu chìm hết)!
Thật là NHỤC NHÃ cho VC!
“Chiến tranh giữa TQ và VN” là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng xét về góc độ nào đó việc này rất khó xảy ra , bên trong nội bộ sự toan tính của TQ và VN có lẽ không ai biết rõ 100% nhưng hiện giờ ai cũng rõ rằng VN hoàn toàn bị TQ chi phối kinh tế lẫn chính trị kể cả xã hội,TQ đâu cần chiến tranh .Biển Đông là của VN theo công ước quốc tế nhưng VN không thể làm gì hơn là phản đối miệng cho qua lề và TQ thỉnh thoảng dọa dẫm trên báo chí , có lẽ đây là màn tung hỏa mù của 2 đảng anh em cấu kết với nhau (VN phản đối chiếu lệ để an dân trước hành động bán nước của mình) trong lúc TQ thực sự coi như làm chủ biển Đông.TQ chắc không dại gì phát động chiến tranh trong khi đàn em lệ thuộc mình về mọi mặt , đối với Phi líp pin có thể TQ sẽ nhân nhượng vì quyền lợi của Phi trên biển Đông không có gì đáng kể.VN đã gởi các lãnh đạo cấp cao đi nước này nước nọ cũng chỉ là công dã tràng ,hầu như không nhận được sự ủng hộ nào hết , cô đơn trước sự lấn lướt của TQ.Trong khi đó ta cũng thấy rằng có những nước dân số nhỏ hơn VN cả chục lần kề cận những nước lớn nhưng nền độc lập giữ vững , tại sao thế ? Chắc câu trả lời đã có trong đầu của độc giả ?
Tôi đã từng có viết qua về tình hình thế giới trong tương lai, nhưng hôm nay xin trình bày sơ lược như sau:
Việt Nam vẫn còn trong thời đại đồ đồng (Copper Ages) vì chưa sản xuất ra được bất cứ một vũ khí chiến lược tối tân nào ngoại trừ có mua lại một số vũ khí khá tân tiến của Nga, và một vài những quốc gia trên thế giới .
Tàu Cộng vẫn còn trong thời đại Kỹ Nghệ Hóa (Industrialize ages) và đang cố gắng với hết sức mình để tiến lên thời đại Nguyên tử lực (Nuclear Ages or Modern Ages) .
Nga Sô đang chuyển mình từ thời đại Kỹ Nghệ Hóa để tiến lên thời đại Nguyên tử lực .
Hoa Kỳ và một vài những quốc gia trên thế giới tự do như Anh, Pháp, Đức,…vv… đang trong thời đại Nguyên Tử Lực .
Trong thời đại Nguyên Tử Lực thì khi chiến tranh thế giới thứ III (World War III) xẩy ra họ sẽ không còn dùng những vũ khí của thời đại Kỹ Nghệ Hóa nữa mà họ sẽ dùng những khí giới của thời đại Nguyên tử lực .
Trong thời đại Nguyên tử Lực thì sẽ có sự hiện diện của những máy bay không người lái, những người máy có thể bay trên bầu trời và lặn sâu dưới đáy biển trang bị những vũ khí tối tân như là tia lazer và đầu đạn nguyên tử có sức công phá vô cùng khủng khiếp có thể làm chết hàng ngàn hay hàng triệu người cùng một lúc hay là có thể thiêu rụi cả một thành phố trong tíc tắc . Ngoài ra còn có sự hiện diện của những Tàu Ngầm Nguyên Tử Lực, Tàu Chiến đủ loại trang bị những vũ khí nguyên tử lực có thể bắn xa hằng ngàn dâm hay là xuyên lục địa để phá hủy thành bình địa trong tíc tắc tất cả những thành phố lớn, những căn cứ quân sự, những căn cứ địa nằm ở bất cứ nơi đâu trên mặt đất này .
Nếu mà không may thế chiến thứ III bùng nổ ra thì tôi có thể nói cùng tất cả các bạn rằng không có ai trên thế giới này cảm thấy được an toàn cả .
Việt Nam, Philipine, Nhật Bản, …vv… nếu bị chỉ một trái bom nguyên tử hay là bom Tomahawk thôi thì sẽ thành bình địa và có thể mọi người trên đất nước ấy đều sẽ chết hết hay là suốt đời, suốt kiếp sẽ bị bệnh ung thư máu hay là bị những bệnh tật thật là đau đớn cho đến chết mới thôi, không ai có thể chửa trị bệnh tật cho họ được cả .
Không phải chiến tranh chỉ xẩy ra nơi biển cả mà là sẽ tàn phá mọi nơi trên đất liền một khi Việt Nam vướng vào chiến tranh thế giới thứ III .
Nhất là VN không may xẩy ra chiến tranh với Tàu Cộng mà không có được sự giúp đỡ và bênh vực của những quốc gia giàu mạnh và có nền khoa học kỹ thuật tân tiến trên cộng đồng thế giới tự do như là Hoa Kỳ giúp đỡ .
“V”, “VK”
HS. TS. VN
dung lo, neu chien tranh say ra thi VietNam se chiem uu the, tuy VietNam nho nhung co vo.