WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài Liệu: Trích Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, 1972

Cuộc Đàm Thoại Kissinger và Chu Ân Lai năm 1972. Ảnh Google

Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, Châu Á ngày 20 tháng 6 năm 1972 tại Bắc kinh.

Trong buổi họp này, Tiến Sĩ Henry Kissinger, Phụ Tá An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon, và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã thảo luận nhiều vấn đề thế giới và đặc biệt là giải quyết cuộc chiến Việt Nam. Tài liệu gồm 37 trang dưới đây cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới. Từ trang 1 đến trang 26, Hoa Kỳ và Trung Cộng bàn thảo về tương quan giữa các quốc gia cùng an ninh toàn cầu. Đặc biệt từ trang 27 đến trang cuối, Kissinger và Chu Ân Lai bàn luận kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương. Khai thác sự rạn nứt Trung – Nga năm 1969, Hoa Kỳ muốn tái lập bang giao với Trung Cộng. Bang giao với Trung Cộng sẽ giúp Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, lấy lại hết tù binh, giải quyết những bất ổn chính trị tại Hoa Kỳ và còn được khai thác thị trường to lớn trong lục địa. Để tái thiết ngoại giao với Trung Hoa, Kissinger đã nói với Thủ Tướng họ Chu: “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt.

Bạn đọc có thể tìm đọc nguyên bản tiếng Anh tại links sau:

www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/HAK%206-20-72.pdf

Tam dịch một đoạn quan trọng trong số đó.

“Những Nhân Vật Tham Dự: Thủ Tướng Chu Ân; Lai Ch’iao Kuan-hua Phó Tổng Trưởng Ngoại Giao; Chang Wen-Chin, Phụ Tá Tổng Trưởng Ngoại Giao; Tang Wen-sheng, Chao-chu, Thông Dịch Viên Hai nhân viên ghi chú biên bản, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger, Phụ Tá Tổng Thống về An Ninh Quốc Gia; Winston Lord, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; John D. Negroponte, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Ngày và Giờ: Thứ Ba, ngày 20 tháng 6 năm 1972, 2:05 – 6:05 chiều

Địa Điểm: Đại Sảnh Đường Nhân Dân, Bắc Kinh.

Dưới đây là cuộc đàm thoại, thương lượng và trả giá giữa Henry A. Kissinger Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai về tương lai VNCH.

Từ trang 27:

Chu Ân Lai và Henry Kissinger

Tiến Sĩ Kissinger: Đó không phải là ý định của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định thành lập một chế độ công quản – nó đòi hỏi một hoàn cảnh khác thường để chúng tôi thực hiện điều này. Không phải là ý đồ của chúng tôi để tạo ra một chế độ công quản. Chúng tôi thực có ý định tạo dựng một bức tường ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng, dù về chính trị hay là thực thể vật chất. Điều khiến chúng tôi quan ngại nhất là khi cường quốc khai thác những xung đột địa phương cho mục đích riêng của họ.

Thủ Tướng Chu: Trong những phản đối của Nga Sô về bản thông cáo giữa chúng tôi với quí quốc hình như họ đặc biệt bày tỏ sự phản đối về nguyên tắc chung: “Không bên nào nên làm bá chủ.” Họ có nghĩ là điều đó nhắm vào họ không?

Tiến Sĩ Kissinger: Họ không nói, nhưng hình như họ nghĩ rằng điều đó có thể nhắm vào họ. Chúng tôi cho rằng nó nhắm vào những quốc gia muốn tạo chế độ công quản. Tôi có một thắc mắc lý thú từ Ấn Độ – không biết Thủ Tướng có nghĩ vậy không. Họ nói rằng khi Á Châu – Thái Bình Dương không bao gồm Ấ Độ, vậy những gì chúng tôi nói tức là chúng tôi thỏa thuận để Trung Hoa công quản Ấn Độ (cười). Nên tôi nói với họ là không đúng. Tôi mong Thủ Tướng không phật ý.

Thủ Tướng Chu: Ấn Độ là một quốc gia hết sức mập mờ. Đó là một quốc gia rất to lớn. Nhiều khi họ làm ra vẻ một quốc gia lớn, nhưng nhiều khi họ có mặc cảm tự ti.
Tiến Sĩ Kissinger: Họ bị khống chế bởi ngoại bang qua gần hết lịch sử của họ.

Thủ Tướng Chu: Vâng, đó có thể là một trong những nhân tố lịch sử. Và một nhân tố nữa là quá nhiều cạnh tranh vĩ đại trên thế giới. Bây giờ chúng ta sang tới vấn đề Đông Dương – – Tôi muốn nghe ông trình bày.

Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng có nói ông có vài nhận định muốn nói với tôi. Có lẽ chúng ta nên đổi vị trí để Thủ Tướng phát biểu trước.

Thủ Tướng Chu: Có những vấn đề cần tranh luận, và chúng tôi muốn nghe ông trước để biết giải pháp của ông cho vấn đề.

Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng muốn gợi ý là sau khi nghe tôi trình bày tôi sẽ thuyết phục được khiến mọi tranh luận sẽ biến mất, và sẽ không còn điều gì thêm để Thủ Tướng phải nhận định?

Thủ Tướng Chu: Tôi không có những dự tính đó, nhưng tôi thực sự mong sẽ giảm thiểu được những tranh luận.

Tiến Sĩ Kissinger: Tôi sẽ trình bày sự thẩm định thật vô tư của chúng tôi. Tôi biết không hợp với ý Thủ Tướng, nhưng tôi nghĩ dù sao nó cũng ích lợi để Thủ Tướng hiểu quan điểm của chúng tôi về hiện tình. Và tôi sẽ trình bày tình hình từ khi Bắc Việt bắt đầu vụ tấn công ngày 30 tháng 3. Tôi tin rằng tôi đã giải thích vói Thủ Tướng những mục tiêu tổng quát của chúng tôi ở Đông Dương. Hiển nhiên không phải mục tiêu của chính phủ này là sẽ duy trì vĩnh viễn những căn cứ tại Đông Dương hoặc tiếp tục chính sách khởi xướng bởi vị tổng trưởng ngoại giao đã từ chối bắt tay Thủ Tướng. Không phải như vậy? chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử khác. Chúng tôi tin rằng tương lai quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh quan trọng vô biên cho tương lai của Á Châu hơn là những gì xảy ra tại Phnom Penh, tại Hà Nội hoặc ở Sài gòn. Chắc Thủ Tướng còn nhớ khi Tổng Thống Johnson đưa quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam ông biện minh rằng vì một phần những gì xảy ra tại Đông Dương đã được kế hoạch tại Bắc Kinh và là một phần của âm mưu thôn tính toàn cầu. Dean Rusk đã diễn đạt như vậy trong một bản tuyên bố. Rồi quí quốc tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa và không, với những gì tôi đọc, nhấn mạnh đến phiêu lưu ra ngoại bang.

Với thực tế chúng ta đang ngồi họp trong phòng này đủ thay đổi nền tảng mục đích của cuộc can thiệp đầu tiên tại Đông Dương. Là người thừa hưởng cuộc chiến vấn đề của chúng tôi là tìm cách thanh toán nó với một phương thức không ảnh hưởng đến uy tín toàn cầu của chúng tôi và – – đây không phải là mối quan tâm chính của Thủ Tướng – – để ổn định nội bộ tại Hoa Kỳ. Nên chúng tôi đã chân thành cố gắng để chấm dứt chiến tranh, và Thủ Tướng có thể biết hoặc không biết, tôi đã đích thân khởi xướng thương lượng với Bắc Việt năm 1967 khi tôi còn ở ngoại biên của chính quyền khi không được quần chúng ưa thích, vì tôi tin rằng phải có một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến. Rồi từ khi chúng tôi nắm chính quyền chúng tôi đã cố gắng chấm dứt cuộc chiến. Và chúng tôi hiểu, như tôi đã thưa với Thủ Tướng trước đây là, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nhân tố vĩnh viễn trên bán đảo Đông Dương và có thể là một thực thể mạnh nhất. Và chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ. Sau khi chiến tranh chấm dứt chúng tôi sẽ triệt thoái xa 12 ngàn dậm. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn chỉ cách Sài gòn 300 dậm. Đó là một thực tế mà họ có vẻ không hiểu.

Thủ Tướng Chu: Điều mà họ quan tâm tới là vụ gọi là Việt Nam Hóa chiến tranh của quí quốc.

Tiến Sĩ Kissinger: Nhưng họ có một sự thiếu tự tin kỳ lạ. Chúng tôi đã cố gắng làm gì? Chúng ta hãy quên “họ là bậc thầy về phân tích những điểm khác nhau nhưng quên những khái niệm toàn bộ”. Chúng tôi đã cố gắng tách rời hậu quả quân sự ra khỏi hậu quả chính trị để rút ra khỏi vùng và để những thế lực địa phương tự xếp đặt tương lai của họ. Thật rất kỳ lạ, phía Bắc Việt đã cố níu chúng tôi ở lại để chúng tôi giải quyết vấn đề chính trị cho họ. Thí dụ như ngày 30 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã đề nghị là chúng tôi sẽ triệt thoái tất cả lực lượng nếu có sự ngưng bắn và hoàn trả các tù binh.

Đúng là ngày 31, không phải 30. Phía Bắc Việt sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu họ đã chấp thuận dề nghị này. Tại sao? Vì họ muốn chúng tôi lật đổ chính quyền và đặt để chính quyền của họ vào. Chúng tôi không thương lượng. Tôi cố gắng giải thích điều chúng tôi suy nghĩ.

Hậu quả thực tế của những đề nghị của chúng tôi vẫn là để chúng tôi triệt thoái. Hậu quả thực tế của những đề nghị của họ là giữ chúng tôi ở lại.

Họ có hỏi chúng tôi “có một đòi hỏi họ đưa ra mà chúng tôi đã không đáp ứng, không thể đáp ứng và sẽ không đáp ứng, dù phải trả với giá nào với những quan hệ khác”, và đó là chúng tôi lật đổ những nhân vật chúng tôi vẫn thường giao thiệp và cũng là những người tin tưởng ở chúng tôi, đã có một hành động nào đó. Đây không phải là sự ưa thích cá nhân của một nhân vật nào đó đối với những nhân vật liên hệ. Không phải vì chúng tôi muốn có một chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn. Tại sao chúng tôi lại muốn một chính quyền thân Mỹ ở Sài Gòn khi chúng tôi có thể sống với những chính quyền không thân Mỹ tại các quốc gia to lớn hơn nhiều ở Á Châu? Vì rằng một quốc gia không thể bị đòi hỏi để ràng buộc vào một hành động phản bội to lớn và coi đó như một nền tảng của chính sách đối ngoại.

Thủ Tướng Chu: Ông nói triệt thoái những lực lượng. Ông muốn nói triệt thoái toàn bộ Lục quân, Hải quân, Không quân, các căn cứ và tất cả?

Tiến Sĩ Kissinger: Năm ngoái khi tôi ở đây, Thủ Tướng đã hỏi tôi điều này. Tôi đã trình Thủ Tướng chúng tôi muốn lưu lai một số cố vấn. Rồi Thủ Tướng có nói một câu rất hay về hậu quả của cái mà Thủ Tướng gọi là “để cái đuôi ở lại.” Phần lớn do lời nói đó, chúng tôi, trong vòng một tháng, đã thay đổi đề nghị của chúng tôi nên bây giờ bao gồm luôn việc triệt thoái toàn bộ cố vấn trong những loại Thủ Tướng nêu lên bây giờ. Chúng tôi đã chuẩn bị triệt thoái tất cả lực lượng….”

————————————–
Nguồn:

Biên bản bằng tiếng Anh:
www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/HAK%206-20-72.pdf
Đoạn dịch sang tiếng Việt:
http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/09/nhung-su-that-can-phai-biet-su-that-ve.html#more

26 Phản hồi cho “Tài Liệu: Trích Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, 1972”

  1. Việt long says:

    Cờ ô nhục “vàng ba sọc đỏ”
    Của chính quyền Pháp nó nặn ra.
    Bù nhìn: chính phủ “quốc gia”
    Giết dân, hại nước để mà vinh thân.

    Ghi chú: Năm 1949, Pháp lập ra chính phủ “Quốc Gia Việt Nam” do Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn. Sau khi Pháp bàn giao miền Nam lại cho Mỹ, Mỹ đưa Diệm (lúc đó đang được Vatican và Mỹ dạy dỗ tại một nhà thờ ở Hoa Kỳ) về làm thủ tướng. Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” để “truất phế” Bảo Đại, lên làm tổng thống “Việt Nam Cộng Hòa” tiếp tục dùng lá cờ ô nhục 3 sọc đỏ.

    • Vẹm Cười says:

      Cờ vàng ô nhục. . . .

      Cờ Vàng ô nhục. . . phất phới. .trước White House

      Cờ Đỏ anh hùng. . .cùng Dũng lòn cửa Sau !

      Hởi Anh đồng Chí có thấy Đau ? !
      Mà la õm tỏi làm điếc Tao ?

  2. Sơn Phạm says:

    Bản chất lưu manh, côn đồ cộng với bệnh điên dại của các anh CCCĐ cũng đáng đề phòng. Dù sao thì chúng cũng chẳng làm ai sợ mà chỉ nhận được khinh bỉ mà thôi. Thật ra cũng nên cảm ơn nước Mỹ vì họ đã rước đi những cặn bả ô uế cho Việt Nam ta. Bà con Việt kiều có tình cảm với quê hương thì đáng hoan hô và trân trọng lắm. Nhưng cái đám CCCĐ về nước thì cũng chỉ thêm “bẩn” quê hương xứ sở thân yêu của chúng ta thôi. Dù sao thì chúng cũng chẳng còn được mấy móng. Thật tình thì đất nước dân tộc chẳng nở oán ghét và từ bỏ những đứa con mất nết hư thân. Nhưng với những kẻ bất hiếu, bất trung, đại nghịch, bất đạo, bội nghĩa, bội tín… thì có bỏ đi cũng chẳng phải luyến tiếc gì.

  3. Lê Bửu Việt says:

    Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của chính phủ tay sai gọi là chính phủ “Quốc Gia Việt Nam” do thực dân Pháp dựng nên năm 1948 với quốc trưởng là Bảo Đại, thủ tướng là Nguyễn Văn Xuân. Trong chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, Mỹ cung cấp viện trợ cho Pháp giết chóc dân Việt. Sau khi hiệp định Genèvre 1954, thực dân Pháp nhường miền Nam Việt Nam cho đế quốc Mỹ. Mỹ đưa Diệm (đã được Vatican và Mỹ nuôi dạy tại Mỹ) về lật đổ Bảo Đại, lập ra chính phủ tay sai “Việt Nam Cộng Hòa”.

    • Doisoente says:

      đề nghị anh này về tìm đọc lại, nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng hơn trước khi phát biểu trước công chúng.

    • Hoàng Lê says:

      Anh Lê Bửu Việt quá ngây thơ đến độ dốt nát, không biết tìm tòi, suy nghĩ, cân nhắc các hiện tượng sử học để thấy đâu là “đồ thiệt”, đâu là “đồ giả”. Nghe 1 tin 1, nghe 10 tin 10, nghe 100 tin 100…. Trí tuệ người Việt kiểu này thì sự dối trá, lừa phỉnh của sách sử CS sẽ tiếp tục ngự trị tinh thần dân Việt, phải không?

  4. TS Giấy says:

    TS-KDQT- HHP viết: “Việt Nam đã làm chốn biên phòng của toàn khu vực; do đó, sự phồn vinh của các quốc gia trong khu vực sở dĩ có được là nhờ vào sự vững chắc của chiến lũy Việt Nam. Phủ nhận điều này chỉ khiến người lên tiếng phủ nhận biến thành phường ăn cháo đái bát, phụ nghĩa, vong ân, mà như thế còn thua xa loài thú vật.”
    “Việt Nam đã làm chốn biên phòng của toàn khu vực; do đó, sự phồn vinh của các quốc gia trong khu vực sở dĩ có được là nhờ vào sự vững chắc của chiến lũy Việt Nam. Không biết gì về sự thật này để dạy học trò chỉ khiến nhà giáo dạy Sử biến thành phường ngu phu xuẩn phụ, vô trí vô hóa vô lương vô tâm, chỉ là những cỗ máy vô tri nhào nặn ra những học trò dốt Sử, giỏi chê bai nước nhà, hám chạy theo phục dịch ngoại bang.
    Việt Nam phải luôn lao đao, lận đận, vì phải gánh vác trọng trách bảo vệ sự tồn tại của hàng tỷ người trong toàn khu vực, thành vùng đệm an toàn ngăn cách khu vực với hiểm họa xâm lược từ Trung Quốc.”
    Viết bài chưa biết thuyết phục người đọc có đồng ý với mình hay không thì đã chửi bố người ta là :” phường ăn cháo đái bát, phụ nghĩa, vong ân, mà như thế còn thua xa loài thú vật.” và lên giọng chửi luôn các ông thầy cô cũ bậc sơ cao trung học là :” nhà giáo dạy Sử biến thành phường ngu phu xuẩn phụ, vô trí vô hóa vô lương vô tâm, chỉ là những cỗ máy vô tri nhào nặn ra những học trò dốt Sử,”. Văn hóa mà Xã hội chủ nghỉa dạy con người là thế đấy. Xin các nhà giáo và các tay kinh tế học một lời chỉ giáo cho TS Giấy.

  5. Việt nam giàu đẹp says:

    Cách Chính Xác Để Biết Việt Nam Giàu Đẹp Đến Dường Nào

    Thói thường thì người Việt Nam mỗi khi đi nước ngoài về đều hết lời tán dương ca ngợi sự giàu có, tiện nghi, lộng lẫy, nguy nga biểu hiện lồ lộ qua các điều vật thể cụ thể như đền đài, thành quách, phố xá, công trình, v.v. ; cũng như qua những điều phi vật thể như các nét văn hóa, cách ứng xử, lễ hội, v.v., tất cả toát lên sức sống sinh động, trù phú, đáng khâm phục.
    Và cũng theo thói thường thì mỗi khi có cái “thói thường” nêu ở trên, người Việt Nam ngao ngán, ngúc ngoắc đầu ra dáng ngại ngùng, ngán ngẩm, khi liên tưởng đến những điều vật thể và phi vật thể biểu hiện lồ lộ qua bao việc, tất cả toát lên sự tồn tại mà không ai cho là không dị thường, ngay cả nơi các nhà giáo dạy Sử và những người tự phong là “nhà sử học” hay “sử gia”.
    Cái hệ lụy từ hai thứ “thói thường” ở trên là chưa thấy ai nhìn ra được – hay chí ít đề ra được một phương pháp cụ thể, khoa học, thuyết phục để nói về – sự giàu đẹp “lồ lộ” định hình được, định tính được, định lượng được của Việt Nam, vì vậy chả trách không đâu thấy có sự tự hào, nhận ra được niềm vinh dự, của việc được sinh ra làm người Việt Nam, dẫn đến việc tay thì ngửa ra nhận tiền lương, mà việc dạy Sử vẫn không làm tròn, khiến học trò Việt thì dốt Sử (điểm zero mà không gọi là “dốt đặc” mới là lạ!), còn hệ thống giáo dục nước nhà cứ mãi dùng chữ “trăn trở” với “băn khoăn”, khiến nước ngoài lầm tưởng người Việt ta khoái nằm ưỡn trên giường để thở dài (“trăn trở” lăn qua trở lại mà lị!) hoặc ngồi đực ra bên bàn trà để nhíu mày nhăn trán (“băn khoăn” mà lại!).
    Bài viết này, do đó, cung cấp cho các nhà giáo dạy Sử, các “nhà sử học” tự phong, và các “sử gia” trên trời rơi xuống những luận cứ khoa học cho một công thức hàn lâm chuẩn xác nhằm cân đong đo đếm được mức độ giàu mạnh của Việt Nam để sử dụng trong các bài giảng Sử, bài viết Sử, phát biểu Sử, nhắm đến việc “minh bạch hóa” sức mạnh và vẻ đẹp của quốc gia này.
    Trước khi vào phần cốt lõi của các luận cứ, xin nói vi von thêm rằng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dù có phát triển vùn vụt đến đâu, điều này chẳng dính dáng gì đến việc phát triển vùng biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, và Việt-Cam, nghĩa là những gì đang có ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như nhà cao tầng đồ sộ, đường nhiều tầng hiện đại, hệ thống điều khiển giao thông phức tạp, v.v., không mang nội hàm rằng ngần ấy thứ cũng có đầy dẫy khắp nơi ở các vùng biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, và Việt-Cam. Sự chịu đựng thành công của các vùng biên giới đưa đến sự tồn tại phát triển phồn hoa của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các phố thị khác của Việt Nam. Đã là chốn biên phòng, nơi ấy buộc phải chịu nhiều thiếu thốn, thiếu hụt, cả về tiện nghi sống lẫn sự phô trương vật chất phù hoa.
    Việt Nam là xứ sở kỳ lạ vì gánh lấy gánh nặng làm chốn biên phòng của toàn vùng Đông Dương và Đông Nam Á.
    Khi đi thăm Campuchia, đến ngắm các thành quách đền đài nguy nga, các di tích khổng lồ hoành tráng, cách hành sử duy nhất đúng của du khách Việt Nam là buộc miệng khen “Việt Nam thật vĩ đại, thật đẹp, thật hào hùng” vì đã đổ xương máu, rót của cải cứu đất nước ấy không bị Trung Quốc tuyệt diệt giống nòi, không bị Trung Quốc cướp sạch kho tàng đem về Bắc Kinh hoặc phá nát kinh thành, để mọi thứ bảo vật Khmer mang giá trị văn hóa của toàn nhân loại vẫn còn tồn tại, để đất nước phát triển vượt bậc, trở thành một thành viên của cộng đồng nhân loại ngày nay.
    Khi đi thăm Thái Lan, đến ngắm các thành quách đền đài nguy nga, các di tích khổng lồ hoành tráng, cách hành sử duy nhất đúng của du khách Việt Nam là buộc miệng khen “Việt Nam thật vĩ đại, thật đẹp, thật hào hùng” vì đã đổ xương máu nhiều ngàn năm không mệt mỏi chống chọi với Trung Quốc, vơ vét đến cạn kiệt ngân khố quốc gia để hàng năm tiến cống Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống thôn tính Thái Lan cướp sạch kho tàng đem về Bắc Kinh hoặc phá nát kinh thành, để mọi thứ bảo vật mang giá trị văn hóa của toàn nhân loại vẫn còn tồn tại, để đất nước phát triển kinh tế vượt bậc, trở thành một thành viên đầy vinh diệu của cộng đồng nhân loại ngày nay.
    Và khi đi thăm Mã Lai, Singapore, hay Indonesia, thậm chí cả Australia bao la giàu mạnh, đến ngắm các thành quách đền đài nguy nga, các di tích khổng lồ hoành tráng, cách hành sử duy nhất đúng của du khách Việt Nam là buộc miệng khen “Việt Nam thật vĩ đại, thật đẹp, thật hào hùng” vì đã đổ xương máu nhiều ngàn năm không mệt mỏi chống chọi với Trung Quốc, vơ vét đến cạn kiệt ngân khố quốc gia để hàng năm tiến cống Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống thôn tính toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Á, ngăn chặn Trung Quốc chiếm giữ Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tràn quân thôn tính Châu Đại Dương, để mọi thứ bảo vật mang giá trị văn hóa của toàn nhân loại vẫn còn tồn tại, để toàn vùng phát triển kinh tế vượt bậc, trở thành những thành viên đầy tự hào của cộng đồng nhân loại ngày nay.
    Khi nói đến tên các quốc gia Đông Nam Á và Úc châu, không có nghĩa là Việt Nam chỉ có thể  tìm thấy sự vĩ đại của chính mình tại những nơi ấy. Sự giàu có của Pháp cũng đến từ tài sản cướp được của nước Việt ta trong hàng trăm năm xâm chiếm.
    Việt Nam đã làm chốn biên phòng của toàn khu vực; do đó, sự phồn vinh của các quốc gia trong khu vực sở dĩ có được là nhờ vào sự vững chắc của chiến lũy Việt Nam. Phủ nhận điều này chỉ khiến người lên tiếng phủ nhận biến thành phường ăn cháo đái bát, phụ nghĩa, vong ân, mà như thế còn thua xa loài thú vật.
    Việt Nam đã làm chốn biên phòng của toàn khu vực; do đó, sự phồn vinh của các quốc gia trong khu vực sở dĩ có được là nhờ vào sự vững chắc của chiến lũy Việt Nam. Không biết gì về sự thật này để dạy học trò chỉ khiến nhà giáo dạy Sử biến thành phường ngu phu xuẩn phụ, vô trí vô hóa vô lương vô tâm, chỉ là những cỗ máy vô tri nhào nặn ra những học trò dốt Sử, giỏi chê bai nước nhà, hám chạy theo phục dịch ngoại bang.
    Việt Nam phải luôn lao đao, lận đận, vì phải gánh vác trọng trách bảo vệ sự tồn tại của hàng tỷ người trong toàn khu vực, thành vùng đệm an toàn ngăn cách khu vực với hiểm họa xâm lược từ Trung Quốc. Thái Lan dường như đã thức tỉnh trước sự thật này nên đã không còn cho phép bọn Việt kiều chống Cộng lập căn cứ trên đất Thái chống phá Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực dường như đã thức tỉnh trước sự thật này nên đã ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là hành động duy nhất đúng của các chính phủ có trí tuệ.
    Việt Nam phải luôn lao đao, lận đận, vì phải gánh vác trọng trách bảo vệ sự tồn tại của hàng tỷ người trong toàn khu vực, thành vùng đệm an toàn ngăn cách khu vực với hiểm họa xâm lược từ Trung Quốc. Do đó, người dân Việt Nam cần nhận thức rõ nhất về vai trò này của Việt Nam, để tự hào về đất nước, từ đó vững vàng trước các chống phá của bọn Việt kiều chống cộng mà thực chất là bọn Việt gian tiếp tay Trung Quốc thôn tính Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á.
    Muốn biết Việt Nam giàu đẹp đến dường nào, hãy đi du lịch ra các nước trong vùng Đông Nam Á, để tấm tắc khen rằng người dân ở các nước ấy thật may mắn đã có Việt Nam trấn giữ biên cương tại khu vực này của thế giới.
    Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
    Blog: http://hoanghuuphuocvietnam.blog.com, http://hhphuoc.blog.com,http://antichina.blog.com
    Web: www.myabiz.biz
    Email: hhphuoc@yahoo.com
    Pager: 0988898399

  6. Timsuthat says:

    Tôi nghĩ ông Trọng Đạt đánh giá quyết định của Nixon và Kissinger trong việc Mỹ rút ra VN hơi thấp!

    Đúng là những chống đối, biểu tình của người dân Mỹ trong thể chế dân chủ đã là yếu tố rất quan trọng đưa đến thay đổi, nhưng nếu không có sự rạn nứt trầm trọng của Nga và TQ vào 68, 69 thì chuyện bắt tay với TQ không thể thực hiện được và phe chống cộng trong Quốc Hội của Mỹ sẽ khó chấp nhận rút ra khỏi ĐNÁ; họ sẽ phải tìm đường khác để giải quyết vấn đề, như rút quân về nhưng vẫn viện trợ cho VNCH, thực sự Việt Nam hóa cuộc chiến như đã hứa với Thiệu.

    Vụ Vietnamization này là cách binh hai đường của Mỹ – nếu việc bắt tay với TQ không thành, Mỹ sẽ vẫn còn kềm được bành chướng của CS, nếu thành (như đã tiến triển) thì Mỹ sẽ phải hy sinh VNCH (không thể tiếp tục viện trợ kéo dài chiến tranh mà TC phải bơm cho CSVN). Thế mới tách TQ khỏi khối CS Nga được và giúp chiến lược đối phó với Nga dễ dàng hơn.

  7. vantrang says:

    Thông thường ai đối diện với thổ phỉ cầm dao chỉa súng cướp của giết người thì phải bỏ chạy thôi. . . những nước cộng sản lớn như Nga thì đã bỏ chủ nghỉa chỉ còn Tàu đại ca và các đàn em như bắc Hàn, Việt Nam cộng đảng và Cuba .. khi Mỹ nói chuyện với Trung quốc qua ngoại trưởng Kissinger cũng là làm việc theo ý TT Nixon và cũng là ý dân, thương lượng là sách lược đối với Trung quốc biến kẻ bất lương thành tên thương buôn lương thiện như hôm nay cũng là một kỳ công . . nhưng bản chất bất lương của Hán tộc lúc nào chờ dịp là bộc lộ ra khi có chút tiền tài rủng rỉnh và có chút sức mạnh quân sự đủ nuốt trôi Phillipine và ViệtNam thì bắt đầu chiếm đảo v.v. . . chuyện hôm nay là VNCS có dám ngẩng đầu lên
    để nói với đại ca là ” Cút khỏi hải đảo của VN hay không” , đàn em quen thói cúi đầu điếu đóm dẩn gái cho đại ca thì làm gì dám nói chỉ sợ đại ca bạt tai đá đít hay dạy thêm một bài học nữa .
    Chuyện VNCH đã cũ rích rồi, các ông già hải ngoại chỉ vạch rõ cho mọi người thấy cảnh đời chiến loạn
    kẻ mạnh hiếp yếu, kẻ dối trá làm anh hùng, kẻ manh tâm bán buôn người Việt lấy tiền bỏ túi v.v. . . chuyện chống cộng đã lỗi thời rồi , VN ngày nay là tư bản đỏ bởi vì vô sản tay trắng làm ăn với bộ óc “đỉnh cao trí tuệ” loài người nay đã SAO VÀNG BẢNG ĐỎ rồi nên đâu còn ai hơi sức đâu mà chống cộng làm gì.
    VNCH chống cộng xưa rồi ! thuộc về dĩ vảng chỉ chống kẻ buôn người bán nước làm giàu . .
    Tranh đấu cho người dân trong nước có chút tự do . . bởi vì bác Hồ nói ” Không gì quí bằng Độc Lập, Tự Do” đảng cướp đào tạo một sĩ quan công an cấp trung tá nói:” Tự Do cái con kẹt ” Ối giời ơi , bác Hồ ơi
    ông có sống khôn thác thiên đội mồ mà dậy để thấy con cháu bác nói ” Tự Do là cái con Kẹt gì mà tranh đấu.” Đấy những ông già hải ngoại chỉ nhắc nhở các con cháu bác Hồ ( loại mất dạy) phải tôn trọng lời di ngôn của Bác mà sống tốt , có tiền của địa vị như ngày hôm nay là do xương máu của hơn một triệu nhân mạng hy sinh cho Tự Do theo ý bác Hồ ( Ly) đó . . vậy mà chúng nó nói Tự Do là con Kẹt . Linh hồn những ai hy sinh thật tủi hổ quá, trong số những kẻ chiến đấu còn rất nhiều tướng tá bộ đội còn sống , ôi xấu hổ quá đi thôi!

    • Builan says:

      vantrang says:

      ” VNCH chống cộng xưa rồi ! thuộc về dĩ vảng chỉ chống kẻ buôn người bán nước làm giàu . .
      Tranh đấu cho người dân trong nước có chút tự do . . bởi vì bác Hồ nói ” Không gì quí bằng Độc Lập, Tự Do” đảng cướp đào tạo một sĩ quan công an cấp trung tá nói:” Tự Do cái con kẹt ” Ối giời ơi , bác Hồ ơi
      ông có sống khôn thác thiên đội mồ mà dậy để thấy con cháu bác nói ” Tự Do là cái con Kẹt gì mà tranh đấu.” Đấy những ông già hải ngoại chỉ nhắc nhở các con cháu bác Hồ ( loại mất dạy) phải tôn trọng lời di ngôn của Bác mà sống tốt , có tiền của địa vị như ngày hôm nay là do xương máu của hơn một triệu nhân mạng hy sinh cho Tự Do theo ý bác Hồ ( Ly) đó
      . . vậy mà chúng nó nói Tự Do là con Kẹt . Linh hồn những ai hy sinh thật tủi hổ quá, trong số những kẻ chiến đấu còn rất nhiều tướng tá bộ đội còn sống , ôi xấu hổ quá đi thôi!

      Tôi đồng tình với VANTRANG – viết thêm cũng bằng thừa ! Vậy tôi xin trích lại !
      Cháo trân trọng !

Leave a Reply to Timsuthat