Thư gửi ngoại trưởng Đức xin can thiệp cho các blogger
Kính gửi ông bộ trưởng ngoại giao
Dr. Guido Westerwelle,
Dân biểu quốc hội liên bang
Bộ ngoại giao
11013 Berlin
ngày 24/9/2012
Thưa ông bộ trưởng
trong chuyến thăm viếng Việt Nam tuần qua bộ trưởng kinh tế liên bang Dr. Philipp Rösler đã khuyến cáo cải cách dân chủ cũng như lên tiếng can thiệp cho tù nhân chính trị, điều này đã được nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước hoan nghênh. Nhưng ông Rösler vừa rời Việt Nam thì nhà cầm quyền Hà Nội ngày 24.09.2012 đã kết án ba blogger từ 4 đến 12 năm tù và và kế tiếp là quản thúc tại gia vì đã “tuyên truyền chống lại nhà nước”.
Những người bị kết án tù là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), cả ba người đã bị cáo buộc phổ biến tuyên truyền chống lại cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trang web của “Câu lạc bộ nhà báo tự do”.
Các blogger bị kết án đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền tự do ngôn luận của mình trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Ông Điếu Cày, người mà Tổng thống Obama đã đề cập đến hồi tháng 5 năm 2012 trong một bài phát biểu về tự do báo chí tại Việt Nam, nói rằng ông không chống lại nhà nước mà chỉ chống lại bất công, tham nhũng và độc tài. Bà Tạ Phong Tần, một blogger và cựu sĩ quan cảnh sát, đã cảnh báo về tham nhũng trong lực lượng cảnh sát.
Bản án này cho thấy nhà cầm quyền đó đã không kính trọng phó thủ tướng Đức, họ đã bỏ qua các khuyến cáo và yêu cầu của ông Rösler. Họ đã cố ý khiêu khích thế giới. Việt Nam lộ nguyên hình nhà nước cảnh sát tàn bạo vô nhân.
Bản án nặng nề cho ba blogger đã gây nhiều phẫn nộ trên thế giới. Ngoài các tổ chức nhân quyền như Quan Sát Nhân Quyền và Ân Xá Quốc tế, Hoa Kỳ thông qua Đại sứ quán của họ tại Hà Nội cũng như đại diện cấp cao của Liên minh Âu châu, đệ nhất phó chủ tịch Ủy ban châu Âu đặc trách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, đã kêu gọi hãy trả tự do ngay cho các blogger. Thưa ông tiến sĩ Westerwelle, chúng tôi sẽ rất hoan nghênh khi ông và chính phủ liên bang lên tiếng can thiệp để các blogger được trả tự do ngay lập tức đồng thời thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như điều 19 Công ước quốc tê về các quyên dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết.
Chúng tôi xin cảm ơn về sự quan tâm của ông.
Trân trọng kính chào
Dr. Hong-An Duong
Diễn Đàn Việt Nam 21
Điện thư: forumvietnam21@googlemail.com
Trang mạng: Internetseite: www.vietnam21.info
—————————————————
Brief des Forums Vietnam 21 an Außenminister Westerwelle angesichts der Haftstrafen für regierungskritische Blogger in Vietnam
Forum Vietnam 21
An den
Bundesminister des Auswärtigen
Herrn Dr. Guido Westerwelle, MdB
Auswärtiges Amt
11013 Berlin
Stuttgart, den 24.09.2012
Lange Haftstrafe für Blogger in Vietnam
Sehr geehrter Herr Minister,
Bundeswirtschaftsminister Dr. Philipp Rösler hat letzte Woche während seines Aufenthalts in Vietnam demokratische Reformen gefordert und sich auch für die Freilassung von aus politischen Gründen inhaftierten Gefangenen eingesetzt, was von vielen Menschen in und außerhalb Vietnam begrüßt wurde. Doch kaum hat er Vietnam verlassen, hat das Regime in Hanoi am 23.09.2012 drei regierungskritische Blogger wegen „ Propaganda gegen den Staat“ zu langen Haftstrafen zwischen 4 und 12 Jahren mit anschließendem Hausarrest verurteilt.
Bei den Verurteilten handelt es sich um die Journalisten Dieu Cay, Ta Phong Tan und Phan Thanh Hai. Alle drei wurden beschuldigt, auf der Website „Klub der freien Journalisten“ Propaganda gegen die Sozialistische Republik Vietnam verbreitet zu haben.
Die verurteilten Blogger haben nichts anders getan, als ihr Recht auf Meinungsfreiheit, das auch nach dem vietnamesischen Gesetz zulässig ist, auszuüben. Dieu Cay, der von US-Präsidenten Obama in Mai 2012 in einer Rede über die Pressefreiheit in Vietnam erwähnt wurde, sagte, er sei nicht gegen den Staat, sondern nur gegen die Ungerechtigkeit, die Korruption und die Diktatur. Ta Phong Tan, eine Bloggerin und ehemalige Polizistin, hat nur auf die Korruption innerhalb des Polizeiapparats hingewiesen.
Dieses Urteil zeigt in unerträglicher Weise Respektlosigkeit des Regimes gegenüber dem deutschen Vizekanzler. Es missachtet und verachtet Röslers Bitte und Forderungen und ist eine bewusste Provokation der Weltöffentlichkeit. Vietnam zeigt damit sein wahres Gesicht eines brutalen menschenverachtenden Polizeistaates.
Die schwere Verurteilung der drei Blogger ruft weltweite Empörung hervor. Neben Menschenrechtsgruppen wie Human Right Watch und Amnesty International haben die USA durch ihre Botschaft in Hanoi sowie die Hohe Vertreterin der EU für Außen- und Sicherheitspolitik und Erste Vizepräsidentin der Europäischen Kommission, Frau Catherine Ashton, die Regierung in Hanoi aufgefordert, die Blogger unverzüglich freizulassen. Wir begrüßen es sehr, wenn auch Sie, Herr Dr. Westerwelle und die Bundesregierung, sich für die drei Blogger und deren sofortige Freilassung einsetzen und die vietnamesische Regierung auffordern, die allgemeine Erklärung der Menschenrechte und den Artikel 19 des Internationalen Pakts über bürgerliche und politische Rechte- Meinungs- und Informationsfreiheit- zu den Unterzeichnern auch Vietnam gehört, unbedingt zu achten.
Wir danken Ihnen für Ihre Aufmerksamkeit.
Dr. Hong-An Duong
Forum „Vietnam 21“
E-mail: forumvietnam21@googlemail.com
Internetseite: www.vietnam21.info
Kính gởi Dr. Hong-An Duong (Forum „Vietnam 21″)
Tôi tin rằng ông bộ trưởng ngoại giao Dr. Guido Westerwelle, quốc hội, chính quyền Đức cũng như các quốc gia khác, sẽ chỉ can thiệp khi thấy những người VN trong nước cũng như hải ngoại tranh đấu, phản đối mạnh mẽ việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm Nhân quyền và chà đạp quyền tự do ngôn luận khi bỏ tù những Bloggers mà Ông đã đề cập ở trên.
Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như điều 19 Công ước quốc tê về các quyên dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết?
Vậy thì chính nhân dân VN phải cương quyết, đòi buộc nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng, vì đó, là quyền lợi, đúng lẽ ra nhân dân VN phải được thừa hưởng, nhưng nhà nước đã ra tay tước đoạt!
Người ta chỉ giúp khi mình đã tận dụng khả năng, còn nếu như người VN không cố gắng đòi lại ‘quyền lợi’ của mình từ tay nhà nước, thì sự giúp đỡ của các nước Đức, Mỹ, Pháp, cũng chỉ là ‘ngoại giao’, được tới đâu hay tới đó!
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức phối hợp với Văn phòng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES, Đức) đã tổ chức hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức: Thành tựu và Triển vọng.”
Tham dự có giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đức Hoàng Văn Huây; đại diện các bộ, ngành hữu quan Việt Nam; Phó Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Carsten Meyer Wiefhausen; Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm, cùng đông đảo hội viên Hội hữu nghị Việt Nam-Đức và sinh viên đang học tiếng Đức tại Hà Nội….
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đức Hoàng Văn Huây cho biết, tháng 10 năm 2011, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới tương lai. Với việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược đã tạo điều kiện để hai nước đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác lên một tầm cao mới.
Năm 2012, thực hiện kế hoạch hợp tác với Viện FES, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức phối hợp với Văn phòng Viện FES tại Việt Nam tổ chức 3 hội thảo về “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức: Thành tựu và Triển vọng” tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Hội thảo nhằm mục đích tìm hiểu sâu về vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục-đào tạo và tổng kết những kết quả đã đạt được trong một năm qua, cũng như triển vọng hợp tác trong tương lai.
Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm cho biết, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam có nhiều điểm gắn kết. Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Cộng hòa Liên bang Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay có khoảng 4.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Đức…
Ông Erwin Schweisshelm bày tỏ mong muốn, hội thảo là dịp các chuyên gia hai nước chia sẻ, trao đổi về triển vọng hợp tác giữa Đức và Việt Nam. Đây còn là dịp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước, nhất là làm thế nào để giới trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ Cộng hòa Liên bang Đức-Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu hai nước tập trung thảo luận về các chủ đề: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức: nhìn về tương lai, Tình hình và triển vọng quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Đức…
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chiếm 20% trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Trong giai đoạn 12 năm (từ năm 2000-2012), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Đức đã tăng hơn 4 lần, trong đó xuất khẩu tăng 3,6 lần, nhập khẩu tăng 6,3 lần, đạt mức tăng trưởng trung bình 16,6%/năm.
Cộng hòa Liên bang Đức đã xếp Việt Nam là đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, đứng thứ 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức. Tính chung về kim ngạch hai chiều, Việt Nam đứng ở vị trí 47/144 nước đối tác của nước bạn.
Khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Đức và 100.000 người khác nói tiếng Đức ở Việt Nam. Đây là một nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại song phương và là cầu nối để hàng hóa, công nghệ và nguồn vốn giữa hai bên được tiếp cận thị trường của nước đối tác.
Về triển vọng của mối quan hệ hợp tác hai nước, ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu Bộ Công Thương cho rằng với bề dày quan hệ hai nước, cùng với tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Đức, cộng với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do vào tháng 6/2012 vừa qua, hai nước đang có cơ hội rất tốt để khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có của cả hai bên.
“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới và mục tiêu kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Đức đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2012 và trên 10 tỷ USD vào năm 2015 không phải là mục tiêu xa vời”, ông Trần Ngọc Quân nhận định.
Tối cùng ngày, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 22 Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Đức (3/10/1990-3/10/2012), kỷ niệm 37 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức và 1 năm hai nước trở thành đối tác chiến lược vì tương lai, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức đã tổ chức gặp mặt hữu nghị.
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đức Hoàng Văn Huây; Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm; đông đảo hội viên Hội hữu nghị Việt Nam-Đức, chuyên gia hai nước và sinh viên đang theo học tiếng Đức cùng nâng cốc chúc mừng ngày Quốc khánh Cộng hòa Liên bang Đức; chúc cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp./.