Khác thường trong Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông
Trái với ý định được thông báo trước về lễ trao Giải thưởng Hòa Giải Trân Nhân Tông – The Tran Nhan Tong Reconciliation Award tại Đại Học Harvard ở Boston – Massachusetts vào ngày thứ bảy 22/9/2012, việc trao Giải đã không diễn ra vì 2 chính khách Miến Điện được tặng Giải là bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein đều trả lời là không đến dự được, với lý do: chương trình hoạt động quá bận rộn trong chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trước đó 1 ngày, thứ sáu 21/9, tại phòng họp lớn của the Harvard Faculty Club vẫn tổ chức một buổi họp có chừng hơn một trăm người dự để giới thiệu về việc thành lập Viện Trân Nhân Tông – Tran Nhan Tong Academy thuộc Đại Học Harvard, về Giải thưởng hàng năm Hòa Giải Trần Nhân Tông, về quyết định trao giải đầu tiên năm nay (2012) cho bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein.
Tin 2 vị trúng giải không đến dự được đã bị ghìm lại chắc rằng để không gây nên hụt hẫng cho buổi ra mắt này. Mọi người chờ mong ảnh về lễ trao và nhận Giải, chờ đọc bài phát biểu của 2 vị chính khách quý Miến Điện, mà không thấy. Chuyện không bình thường đã xảy ra.
Đã có hơn mươi người Việt Nam từ trong nước cũng như từ ngoài nước tham dự cuộc họp này, trong đó có các ông Ngô Vĩnh Long, Tạ Văn Tài, Lê Mạnh Thát, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Anh Tuấn… Ở trong nước chỉ có mạng Viet Nam Net và báo Quảng Ninh đưa tin rất sơ sài về buổi họp.
Được biết chủ trương lập Viện Trần Nhân Tông, Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông ở Đại Học Harvard ở Hoa Kỳ được chuẩn bị từ hơn 2 năm nay hiện gặp phải một số trục trặc không nhỏ.
Trước hết là từ giáo sư Thomas Patterson, một cựu sỹ quan Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam, một giảng sư kỳ cựu của Harvard, từng nhiều lần sang Việt Nam thăm vùng Yên Tử – Quảng Ninh, đã nảy ra sáng kiến trên đây và được chính quyền trong nước hoan nghênh. Ông T. Patterson là Chủ tịch của Ủy ban xét trao Giải thưởng hàng năm trên đây. Tuy nhiên ông T. Patterson nhiều lần phát biểu cho rằng ông Hồ Chí Minh đã có quan điểm Hòa giải Dân tộc cao quý, và Hồ Chí Minh cũng là nhân vật anh hùng dân tộc, vĩ đại như vua Trần Nhân Tông, ông đã không được đồng tình, còn bị phản đối.
Nhiều người Việt cho rằng ông T. Patterson đã có chung lập trường với giới cầm quyền độc đoán trong nước, mang dư âm lạc lõng của phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ trong thời chiến, và ông giáo sư này đang bị giới cầm quyền trong nước lợi dụng.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Anh Tuấn, từng là tổng biên tập mạng Viet Nam Net thuộc Tổng công ty Viễn thông VN, dưới quyền bộ 4T – Thông tin Truyền thông ở Hà Nội trong hơn 10 năm, nay trở lại Đại học Harvard, đang đảm nhiệm việc dựng lên Viện Trần NhânTông, và cũng là người hoạt động năng nổ nhất trong tổ chức, điều hành cuộc họp nói trên.
Ông Tuấn cũng là người đang hăng hái trong việc quyên tiền để dựng bức tượng đồng lớn Trần Nhân Tông để đặt ở Viện đại học này. Nhiều trí thức trong cộng đồng đặt ra nghi vấn, phải chăng đây là một viên chức CS được biệt phái ra hải ngoại để thực hiện những nội dung của nghị quyết 36 của đảng CS.
Việc này có vẻ giống như bành trướng Bắc Kinh xây dựng nhiều viện Khổng Tử ở nước ngoài.
Rất có thể bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein rất mẫn cảm về chính trị, đã sớm biết những trục trặc liên quan đến Giải thưởng, nên đã trả lời một cách ngoại giao là ‘ bận việc ‘. Thật ra, nếu mặn mà với một giải thưởng cao quý, không khó gì để đến dự trong một buổi, khi Washington DC, New York, Boston cùng ở bờ biển phía Đông, cách nhau chỉ một giờ đường bay. Vì sao trong trả lời, bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein không có lời cám ơn và lời đánh giá ra sao về giải thưởng này?
Và cũng không phải ngẫu nhiên thày Thích Nhất Hạnh từ Pháp đã nhã nhặn từ chối lời mời đến đại học Harvard – Boston để nhân danh nhân vật tiêu biểu cho đạo Phật trao Giải Thưởng Trần Nhân Tông. Phải chăng thày đã biết về trục trặc gì đó liên quan nên không để mình bị dính vào.
Rõ ràng việc hòa giải giữa người Hoa Kỳ với nhau, hòa giải giữa người Việt với nhau, hoà giải giữa người Việt và người Mỹ, và hòa giải ngay giữa những người tán thành việc phổ cập gíá trị của tư tưởng Trần Nhân Tông, vẫn còn là vấn đề trước mắt. Có điều gì mỉa mai, trớ trêu!
Điều nổi bật nhất là giữa những người nhận ra chân giá trị của vua Trần Nhân Tông – từ bỏ lòng tham quyền, tham hưởng thụ vật chất, tu dưỡng nhân cách, thương dân và có chính sách thư dân, trọng hiền tài chân chính – với những kẻ đương quyền tham hưởng thụ, vô đạo, bất nhân, hèn với giặc, ác với dân, không thể nào hòa giải, đồng lòng, nhất trí được với nhau.
Trong nước một số trí thức dân tộc lúc đầu rất hoan nghênh chủ trương trên đây của Đại học Harvard, nhưng nay lại thận trọng và dè dặt, e ngại bị lôi cuốn vào một mưu đồ chính trị của nhà cầm quyền. Chẳng lẽ những người từng hứa hẹn hòa giải và hòa hợp dân tộc, rồi cố tình « quên » lời hứa danh dự ấy, nay lại lên mặt khoe và dạy thiên hạ vế hòa giải?
Dân tộc Việt Nam đoàn kết đấu tranh để từ bỏ cả hệ thống cai trị độc đảng độc đoán, hòa giải thật sự với nhau, coi đó là mục tiêu ưu tiên, thực hiện trước tinh thần cao quý của Trần Nhân Tông, rồi sẽ đem chuông Hòa Giải đi đấm nước ngừơi, thế mới hợp với lòng dân và lẽ phải trong đời sống quốc tế.
© Đàn Chim Việt
Ngay từ lúc nghe nói có giải thuởng “Giải thưởng Hòa Giải Trân Nhân Tông” thì tôi đã thấy có cái gì nó không ổn!
Đã đành rằng, vua Trần Nhân Tông là một vị anh quân đã tài tình lãnh đạo quân dân VN đánh bại quân Mông Cổ, lại là một chân tu đã sáng lập Trúc Lâm Phật Phái, nhưng tôi vẫn thấy có cái gì không ổn khi lấy vị vua này ra làm biểu tượng của sự hòa giải. Xin đọc đoạn trích dưới đây trong cuốn VIỆT NAM SỬ LƯỢC của TRẦN TRỌNG KIM, chương 7, tiết mục 6: “Sứ An Nam Sang Tàu Xin Hòa”:
Trích:…:”Duy có Ô mã Nhi giết hại nhiều người, vua căm-tức vô cùng, không muốn tha về, nhưng lại ngại đường hòahiếu, bèn dùng mưu của Hưng-đạo-vương sai người đưa đi đến giửa bể, đánh đắm thuyền, cho chết đuối, mà Nguyên-triều cũng không trách vào đâu được. Về sau vua Dực-tông bản triều nhà Nguyễn xem đến chỗ này, có phê bốn chữ: “bất nhân phi nghĩa”. Tưởng lời phê ấy cũng là chính đáng.”…(ngưng trích).
Vị vua này có thật lòng chăng, khi phải diệt cho được kẻ tử thù rồi mới tính đến chuyện “hòa giải”, tu thân, lập ra một thiền phái mới?
Sử gia họ Trần cho rằng lời phê của vua Tự Đức vào trang sử này là “chính đáng”, có lẽ vì đã quên khuấy hành vi hèn hạ và đê tiện của Nguyển Thế Tổ Gia Long đối với cái thây ma của vị vua oai hùng Quang Trung, kẻ tử thù của Gia Long trước đó? Xin xem đoạn trích dưới đây, cũng cùng sách nói trên, trang 170:
Trích: “Đến tháng bảy năm nhâm tuất (1802), Thế Tổ về Kinh, đem vua tôi
nhà Tây Sơn về làm lễ hiến phù ở đền Thái Miếu, rồi đem ra tận pháp trường
xử trị. Lại sai quật mả vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và vua Thái Tổ Nguyễn
Huệ lên, đem vứt thây đi, còn đầu thì đem bỏ giam ở trong ngục tối.”…(ngưng trích).
Cả hai vị vua Trần Nhân Tông và Gia Long đều tỏ phong cách hèn hạ ti tiểu đối với những kẻ đã ngã ngựa hoặc đã chết, quả là những vết nhơ không thể gột rửa trên những trang sử oai hùng do chính hai vị viết nên!
Đem tên của họ để đặt cho một giải thuởng mang danh “hòa giải”, quả không còn gì mỉa mai hơn
đúng thế
khi
đả diệt hết
nhửng người có quan điểm
khác với mình
thì
việt cộng đả hoàn thành
sự nghiệp
hòa hợp hòa giải dân tộc
Tôi không quan tâm mấy đến cái giải thưởng này, gỏ comment này chỉ muốn “hiệu đính” lại kiến thức về lịch sử của ông bạn LCL mà thôi. Anh bạn đọc sử chỉ một cuốn mà dám phê phán, so sánh cẩu thả không sợ có lỗi với tiền nhân hay sao ?.
Gia Long mà so với Trần Nhân Tông thì cũng như gà so với phụng hoàng. Một bên làm vua là nhờ… thắng trận (thắng làm vua mà !). Một bên là xã thân chống ngoại xâm, khác nhau xa lắm. Cho nên hành vi xử lý kẻ bại trận ý nghĩa cũng khác nhau. Gia Long thì rõ ràng là trả thù một cách nhỏ nhen, hèn hạ. Trần Nhân Tông là trừng trị cần thiết. Ô Mã Nhi phạm một cái tội mà không một triều đình phong kiến nào có thể bỏ qua đó là đào phá mả tổ (Thiên Lăng) của nhà Trần. “Nguyên triều không trách” là vì về lí về tình họ cũng (phải) đồng cảm với căm hận của vua Trần, đây không phải là suy nghĩ chủ quan của tôi, nếu bạn đọc kỉ lịch sử bạn sẽ thấy vua Trần Nhân Tông không “hèn hạ” như bạn phán. Một tướng Mông Cổ danh tiếng khác là Toa Đô bị giết ở trận Tây Kết, vua đã cỡi cẩm bào đang mặc phủ đầu cho tướng giặc và truyền lệnh dùng lễ mà an táng tử tế. Cùng là tướng giặc, tại sao lại có 2 cách đối xử khác nhau như thế ?
Ngoài ra, trong nhãn quan quân sự của Hưng đạo vương thì Ô mã nhi là một tướng không thể tha vì Ô mã nhi do tham chiến nhiều lần nên đã rất rành rẽ địa hình, điạ thế đất Đại Việt nếu tha về là di hoạ về sau. Trong quân sự/chính trị thì nhân đạo với giặc là tàn nhẫn với chính nhân dân, đất nước của mình. Ô mã nhi không thể không giết. Đây là sự tàn nhẫn cần thiết.
Vua Dực tông (Tự Đức) đem cái “nhân từ tủn mũn” mà phê phán một đại cuộc mà ông ta không đủ sức, đủ tài để hiểu thấu thì lời phê ấy vô nghiã, chỉ những sử nô mới tán thưởng những lời phê phán vô trách nhiệm ấy mà thôi. Tôi không nói ngoa đâu, sự nghiệp chống ngoại xâm của vua Dực Tông gói gọn trong câu: “Kim nhật thinh chiến, hựu nhật thinh chiến, chiến như bất thắng, ngô gia mẫu tử tri vô hà địa” (Hôm nay đánh nhau, mai lại đánh nhau, đánh như không thắng, mẹ con trẩm biết còn đất nào để ở). Đây là “kim ngôn” của vua Dục Tông trước mưu đồ xâm lấn của quân Pháp, các bạn tự suy gẩm xem có giống CSVN ngày nay không ?. Còn tài năng “tể tướng” của Trần Trọng Kim ra sao thì sử sách còn ghi cả đấy xin được miễn bàn để tránh tranh luận lạc chủ đề.
Nếu bạn LCL muốn bôi lọ lịch sử thì tôi không có ý kiến, nhưng nếu muốn đánh giá khách quan lịch sử thì cần phải đọc và tìm hiểu nhiều hơn, một cuốn thì phiếm diện lắm
Thì phải rồi.Trần Nhân Tông hoà giải với tàu,tương nhượng với những người cùng họ Trần dù họ có tội thông đồng với tàu để bán nước nhưng nhất định không hoà giải,tương nhượng với vua tôi nhà Lý.Cũng như việt cộng hoà giải với Mỹ,tương nhượng với những người cùng đảng dù họ có tội thông đồng với tàu để bán nước nhưng nhất định không hoà giải,tương nhượng với quân cán chíng miền nam và những người đối lập với họ.Trần Nhân Tông đã đắc được Quả Phật thì Hồ ChiMinh cũng phải đắc được quả Bồ Tát.
Vậy, xin các “ngài” hảy rộng lòng từ bi hỉ xả “thương” cho những anh thương phế binh VNCH hiện nay vừa lớn tuổi vừa đau yếu bệnh tật và tàn phế. Xin lượng từ bi của quí “ngài” trong ban “tuyển trạch” Tran Nhan Tong Award “ghé mắt” . Các ngài không cần làm gì cả, các “ngài” cứ bảo quý công an và dân phòng cứ để yên cho các thầy phát phần quà tình thương đến quý anh tpb là được. Nếu quý “ngài” nói không rõ dzụ này thì liên lạc với thầy TK Tánh ắt rõ. Tôi không dám vọng ngữ bày đặt nói dóc mang tội.
Chứ quý “ngài” nghĩ coi, thương phế binh xi cà que còn làm được cái gì nữa mà sợ? Mà tại sao phải sợ?
Xin hảy hòa giải với thương phế binh VNCH tàn tật bệnh hoạn trước. Với bọn tôi quý “ngài” hòa giải sau cũng được. Tôi bảo đảm, làm được chuyện này, thế giới, bà Aung San Suu Kyi sẽ hoan nghênh. Vì bà Kyi chính là một Phật tử rất sùng đạo.
Tran Nhan Tong Award do nguyên chủ tịch QH /VC Nguyễn Văn An chủ xướng
http://en.trannhantongacademy.org/
Với Đảng cộng sản Việt nam đừng bao giờ quên nghi ngờ về bất cứ một việc làm có chút lương thiện nào đó của Đảng ta… để không bị mắc lừa và bị đảng lợi dụng vào những trò chơi bẩn! Tâm đồ tể nhưng Đảng khoát áo ,, CÀ SA” để lừa thế giới..
Hay, hay quá. Cái chuyện nực cười này đã có bác Bùi Tín huỵch toẹt ra. Những màn diễn lố bịch của CS. Những bài ca hòa hợp hòa giải của cướp biển.
Cảm ơn bác Bùi Tín.
Với tôi đây là 1 bài viết rất có giá trị vì tính thông tin của nó. Nó vạch ra cho người đọc thấy được những hoạt động âm thầm nhưng vô cùng nguy hiễm của CSVN. Lần đầu tiên (?) ông Bùi Tín đề cập đến một hoạt động nằm trong kế hoạch của nghị quyết 36…. Là 1 người sống, lớn lên và thành danh trong chế độ CS, ông Bùi Tín chắc hẵn phải có rất nhiều kinh nghiệm với những chiến thuật như thế này.
Bài viết cũng cho chúng ta thấy CSVN không bao giờ từ bỏ những mục đích của họ. Kêu gọi hỏa giải với họ cuối cùng chỉ là tiếp tay, đồng lõa với tội ác. Một điều nguy hiễm khác đó là nhân viên, cán bộ của họ rất đa dạng. Nếu cần thì họ cũng sẽ chơi “khổ nhục kế” để dễ dàng hội nhập với cộng đồng hải ngoại để khuynh loát và gây hoang mang…
Một điều mâu thuẫn rất rõ nét đó là tại sao họ kêu gọi hòa giải của người Việt tị nạn hải ngoại trong khi từ chối hòa giải với chính người Việt-Nam trên đất nước này? – Thậm chí tù đày nhiều người chỉ đấu tranh trong ôn hòa. Cuối cùng họ chưa bao giờ định nghĩa thế nào là hòa giải ngoài việc kêu gọi những người bất đồng chính kiến trở về với họ…
Phải chăng đã đến lúc các Sinh Viên, Giáo Sư người Việt Quốc Gia tại các đại học nỗi tiếng như Harvard, Yale, Stanford, Berkley … cần phải lên tiếng để xác định tiếng nói của mình: không được dùng danh nghĩa đại học Harvard để bảo chứng cho 1 trình độ nhận thức như thế?
Đồng ý với các phân tích cuả bác Huong Nguyên . Cám ơn cã hai bác H.N và B.T.
bọn
ăn thịt người
ở
ba đình hà nội
sắp
trở thành
đại đức
hoà thượng
tất tần tật
*
nam mô
buông dao đồ tể
là
thành phật
Kinh gởi bác Bùi Tín,
Cám ơn ý kiến của Bác . khi nhận được tin về Viện Trần Nhân Tông cách đây một tháng , tôi cũng đã đặt câu hỏi với vsi người bạn về giá trị của nó , nhất là khi người thành lập là một đảng viên ưu đãi của CS , sau một vài khổ nhục kẻ bất đồng ý kiến nhỏ nhỏ . Bây giờ thì rõ ràng hơn khi ông Lê Mạnh Tha’t , một to^.i hình nghiêm trọng khi xưa , được xuất ngoại qua xứ cờ hoa này để giúp phát triển cho viện. Bên trong chưa yên, CS muốn phản công từ bên ngoài , giống như CS Trung Hoa đang có thiết lập Viện Khổng Tử trên VN và nhiều quốc gia khác ( VN lúc nào cũng thich rập khuôn CS )
Tran Nhân Tông , là một vị vua lớn của lịch sử , vì thế CSVN khôn nga^`n ngại để đem ngài làm công cụ , đó là vì sau bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein, rất mẫn cảm về chính trị, đã không thèm đến, họ đâu có phải là Lê Mạnh That ( hoặc là ngây thơ như Lệ Manh Tha’t đáng thèm chút hư danh )
Nói chung thì cái gọi là Giải Thưởng Trần Nhân Tông là do đảng và nhà nước ta “chỉ đạo” và chi…tiền , và cũng vì muốn “bác Hồ” được ăn ké, nên thay vì treo giải thưởng Hồ Chí Minh, đảng ta thay tên bằng Trần Nhân Tông, vì theo ông Thomas Patterson – Hồ Chí Minh cũng “y chang” Trần Nhân Tông – cho nên giải Trần Nhân Tông cũng chính là giải Hồ Chí Minh đấy thôi
Bọn bất lương đình lừa hai người hiện đang nổi tiếng của Miến Điện để quảng cáo cho cái gọi là tinh thần HHHG/Dân Tộc giả cầy của Hồ Chí Minh; Cũng may mà bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein (có lẽ) đã biết trước âm mưu này của VC, nên viện cớ để không tới nhận .(*)
Bố khỉ ! Không có cái lỗ nào mà bọn cs và đám cò mồi không cố nhét Hồ Chí Minh vào . Rõ tởm !
(*) Nếu có cái giải nào để “vinh danh” kẻ có công tạo hận thù dân tộc một cách khủng khiếp và lâu dài, thì Hồ Chí Minh phải là người đoạt giải đầu tiên .
Bất cứ cái gì có bàn tay cộng sản nhúng vào đều trở thành bẩn,cũng may có người nhìn ra trước để
chỉ ra cho mọi người sau cùng tránh.
Cám ơn thông tin quý giá của bác Bùi Tín