WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

23-10 là ngày trưng cầu dân ý

Nhị Lang uy hiếp Nguyễn Văn Vỹ

Hai ba tháng Mười là ngày trưng cầu dân ý” là một câu trong bản nhạc thời danh trên các đài phát thanh tại miền Nam Việt Nam vào mùa thu năm 1955, mà nhiều người lớn tuổi có thể còn nhớ.  Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 do thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức để truất phế quốc trưởng là cựu hoàng Bảo Đại.

1.-  SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TRƯỚC CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý

Ngày 16-6-1954, quốc trưởng Bảo Đại ban hành sắc lệnh số 38/QT đề cử Ngô Đình Diệm về nước thay Bửu Lộc, làm thủ tướng toàn quyền hành động dân sự và quân sự.  (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, California: Xuân Thu tái bản, tt. 148-149.)

Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn ngày 25-6-1954, chính thức nhận chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và trình diện nội các đầu tiên ngày 7-7-1954.  Ngày nầy thường được gọi là ngày Song Thất. Trong khi lo tiếp thu chính quyền từ Pháp, ông Diệm còn phải lo định cư gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, và nhất là lo đối phó với những thế lực thân Pháp.

Ngày 26-10-1954, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (quốc tịch Pháp), tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, dự định tổ chức đảo chánh, lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm.  Kế hoạch nầy bị phía Hoa Kỳ ở Sài Gòn cản trở.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 49.)  Thất bại, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh bỏ qua Pháp ngày 19-11-1954.

Ngày 1-12-1954 quốc trưởng Bảo Đại gởi điện văn cử thiếu tướng Lê Văn Tỵ thay thế thiếu tướng Hinh và cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng thanh tra Quân đội thay thế tướng Pháp là Marcel Alessandri.

Khoảng 1G.30 sáng 30-3-1955, lực lượng Bình Xuyên (BX) của Bảy Viễn tấn công bộ Tổng tham mưu Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) và Sở Cảnh sát Đô thành, do lực lượng Nhảy dù bảo vệ.  Quân BX bị đẩy lui ở cả hai nơi.  Bình Xuyên pháo kích dinh Độc Lập, nhưng thiệt hại không đáng kể, chỉ có một số người bị thương.

Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ và Bình Xuyên bất thành, ngày 26-4-1955, thủ tướng Diệm quyết định cách chức tổng giám đốc Cảnh sát Công an Lai Văn Sang (BX), cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế.  Đồng thời thủ tướng Diệm ra lệnh giải tán đoàn Công an Xung phong của BX, và quân đội BX phải rút lui khỏi Sài Gòn.

Lai Văn Sang chống lại lệnh của thủ tướng. Ngày 28-4-1955, lực lượng BX tấn công trụ sở Nha Cảnh sát Công an, bộ Tổng tham mưu và pháo kích dinh Độc Lập.  Nhiều đám cháy lớn xảy ra ở trung tâm Sài Gòn.  Các tiểu đoàn Nhảy Dù trong QĐQG tấn công các vị trí của BX. Cả hai bên đều thương vong.

Trong lúc tình hình hết sức xáo trộn ở Sài Gòn, thì trong cùng ngày 28-4-1955, văn phòng quốc trưởng Bảo Đại tại Cannes (Pháp) gởi về Sài Gòn liên tiếp hai điện văn.  1) Điện văn thứ nhứt yêu cầu các phe nhóm và chính phủ Diệm cố gắng tự chế, tránh bạo động.  2) Điện văn thứ hai đề cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trình bày tình hình. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 170-171.)

Hôm sau, ngày 29-4-1955, thủ tướng Diệm trả lời quốc trưởng Bảo Đại rằng ông không thể rời khỏi Việt Nam trong lúc tình hình xáo trộn.  Ngày 30-4-1955, thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ từ Đà Lạt đem Ngự lâm quân về Sài Gòn, bao vây dinh Độc Lập, ép thủ tướng Diệm phải thi hành điện văn của quốc trưởng Bảo Đại, nghĩa là ép ông Diệm phải giao cho ông Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và ông Diệm phải qua Cannes  gặp quốc trưởng Bảo Đại, một hình thức trục xuất ông Diệm. (Nhị Lang, Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế, tt. 317.)

Lúc đó, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia (HĐNDCMQG) gồm các nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo, đến Dinh Độc Lập gặp thủ tướng Diệm, chứng kiến việc nầy, liền vây quanh tướng Vỹ. Nhị Lang, tổng thư ký HĐNDCMQG dùng súng ngắn uy hiếp và buộc tướng Vỹ phải ký giấy quy thuận chính phủ Diệm.  Bị bất ngờ, thiếu tướng Vỹ đành chấp nhận, rồi rút lui lên Đà Lạt và sau đó ra ngoại quốc. (Nhị Lang, sđd. tt. 318-319.)

Trong khi đó, lực lượng BX vẫn tiếp tục chống đối.  Ngày 2-5-1955, quân đội Quốc gia (ủng hộ chính phủ Diệm) bắt đầu tiến đánh khu cầu Chữ Y, nơi đặt đại bản doanh của tướng Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (BX).  Tướng Trình Minh Thế, thuộc lực lượng Cao Đài Liên Minh, đem quân nhập trận về phía QĐQG.  Cuộc đụng độ rất gay gắt.  Chiều ngày 3-5, tướng Thế tử thương tại cầu Tân Thuận.

Quân BX dần dần triệt thoái khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn, trong khi chính phủ ban hành dụ số 31 ngày 3-5-1955, gọi Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), Lai Văn Sang là phiến loạn và đặt ra ngoài vòng pháp luật.  Ngày 10-5-1955, đồn Công an Xung phong BX cuối cùng ở Sài Gòn bỏ trống.  Bình Xuyên rút khỏi Sài Gòn.  Như thế là BX bị dẹp yên.

Dẹp xong Bình Xuyên, chính phủ Diệm lại lo ngại thế lực của HĐNDCMQG, nên cho cảnh sát bao vây trụ sở hội đồng nầy trên đường Phùng Khắc Khoan (Sài Gòn) để theo dõi từ tháng 8-1955. (Nhị Lang, sdđ tt. 315-316.)  Vì vậy HĐNDCMQG ngừng hoạt động.  Để thay thế, chính phủ phỏng theo danh xưng hội đồng nầy, lập Phong trào Cách mạng Quốc gia (PTCMQG), là một mặt trận chính trị, nhằm liên kết các tổ chức quần chúng để hậu thuẫn cho chính phủ, do Trần Chánh Thành làm chủ tịch trung ương, và đặt văn phòng PTCMQG tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc.

2.-  TRƯNG CẦU DÂN Ý

Sau khi ổn định tình hình, chế độ khá vững vàng, thủ tướng Diệm liền tìm cách chấm dứt vai trò quốc trưởng của Bảo Đại, người đã tin tưởng ông Diệm và bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tưóng với toàn quyền dân sự và quân sự.  Vào tháng 6-1955, tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam báo cho đại sứ Mỹ George Frederick  Reinhardt biết rằng chính phủ Diệm có thể sẽ lật đổ Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý (TCDY).  Reinhardt khuyến cáo là cuộc TCDY cần có sự đồng ý của quốc dân đại hội.  Tuy nhiên, lúc nầy chưa có quốc dân đại hội.  Khoảng tháng 7 hay tháng 8-1955, thủ tướng Diệm báo cho Edward Lansdale, biết là sẽ tổ chức những cuộc biểu tình chống Bảo Đại và chính phủ sẽ căn cứ vào ý kiến đó, truất phế Bảo Đại.  Lansdale là một đại tá CIA hết sức giúp đỡ ông Diệm củng cố chế độ, cố gắng thuyết phục thủ tướng Diệm nên tổ chức TCDY. (Thomas L. Ahern Jr., sđd. tt. 92-93.)

Không còn Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, chính phủ mời đại diện 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động họp ngày 4-10-1955, thành lập Ủy ban TCDY.  Ủy ban nầy đưa kiến nghị yêu cầu chính phủ truất phế Bảo Đại, suy tôn thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 183.)  Ngày 6-10-1955, chính phủ quyết định tổ chức TCDY để quốc dân chọn lựa ai làm quốc trường giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.  Ngày 8-10-1955, bộ Nội vụ cho biết sẽ tổ chức TCDY ngày 23-10-1955.

Mở đầuchiến dịch TCDY, các đài phát thanh chính phủ đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ,  bài vè xấu xa về Bảo Đại.  Ví dụ “Vè vẻ vè ve, Nghe vè Bảo Đại, Là quân ăn hại, Theo gót thực dân…”  Bản nhạc phổ biến rộng rãi là “Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Bầu cho, bầu cho người nào / Bầu người chống cộng bài phong / Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Đứng lên, toàn quốc viết trang sử mới …”  Những bức hý họa châm biếm Bảo Đại xuất hiện trên báo chí.  Những chuyện về đời tư của quốc trưởng Bảo Đại bị xuyên tạc và bêu riếu.

Ngược lại, quốc trưởng Bảo Đại hoàn toàn không có cơ hội trình bày trước quốc dân trường hợp của ông, hay trả lời những cáo buộc, hoặc đối chất các xuyên tạc do bộ máy tuyên truyền của chính phủ Diệm đưa ra trước cuộc TCDY.

Như thế, chỉ có phía chính phủ Diệm tự do tuyên truyền một chiều, tự do ca tụng thủ tướng Diệm, tự do đả kích quốc trưởng Bảo Đại, tự do tổ chức và kiểm soát thùng phiếu.  Trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955, hai câu hỏi được đặt ra là:

Câu 1: “Tôi truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.”

Câu 2:  “Tôi không truất phế Bảo Đại, và không chấp nhận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ.” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 539.)

Ngoài việc tuyên truyền một chiều, câu hỏi số 1 (truất phế Bảo Đại, chọn Ngô Đình Diệm) đưọc in trên giấy màu đỏ; câu hỏi số 2 (không truất phế Bảo Đại, không chấp nhận Ngô Đình Diệm) được in trên giấy màu xanh.  Ban tổ chức TCDY chọn màu đỏ cho lá phiếu của ông Diệm vì ban tổ chức cho rằng đa số dân Viêt tin tưởng màu đỏ là màu may mắn.  Ban tổ chức TCDY đưa ra câu vè cho dân chúng dễ nhớ: “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”, hay “Phiếu đỏ ta bỏ vô bì / Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi.” “Xanh bỏ giỏ” nghĩa là lá phiếu số 2 màu xanh bầu cho Bảo Đại bỏ vào giỏ rác đặt dưới thùng phiếu (loại bỏ).  “Đỏ bỏ bì” là phiếu số 1, chọn Ngô Đình Diệm, bỏ vào phong bì rồi bỏ vào thùng phiếu, bầu cho ông Diệm.

Hai câu hỏi nầy chỉ đặt vấn đề chọn lựa giữa cá nhân hai nhà lãnh đạo để làm quốc trưởng nhằm mục đích xây dựng dân chủ, chứ không nói đến hình thức thể chế chính trị của Nam Việt Nam, ví dụ quân chủ lập hiến, đại nghị chế, tổng thống chế…, và cũng không nói chức danh người đứng đầu nhà nước như tổng thống, hay chủ tịch hay thủ tướng…

Từ khi phát động TCDY trên toàn quốc cho đến khi bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả, nghĩa là từ đầu đến cuối, chỉ có nhân viên chính phủ của thủ tướng Diệm điều khiển tất cả các công việc TCDY, mà không có ai kiểm soát.  Tuy nói TCDY để dân chúng chọn lựa giữa hai người (Bảo Đại và Ngô Đình Diệm), nhưng thực sự chỉ có chính phủ Diệm tổ chức và điểu khiển.

3.-   KẾT QUẢ CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý

Kết quả là thủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo.  Theo thống kê của Bộ Nội vụ, thì kết quả cuộc TCDY ngày 23-10-1955 như sau:

-   5, 960, 302     Số cử tri kiểm tra

-   5, 828, 907     Số cử tri đi bỏ phiếu

-   5, 721, 735      Phiếu truất phế Bảo Đại và suy tôn thủ tướng Ngô Đình Diệm lên chức vụ quốc trưởng (98,16%)

-         63, 017      Phiếu không chịu truất phế Bảo Đại. (1,1%)

-       131, 395      Không có ý kiến. (bì không có phiếu)

-         44, 155      Phiếu không hợp lệ. (Đoàn Thêm, sđd., tr. 184).

Kết quả đắc cử của ông Diệm trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955 (5,721,735 trên 5, 828,907, tức 98,16%) cao hơn cả kết quả đắc cử của Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 6-1-1946 (169,222 trên 172,725 tức 97,97%). (Đoàn Thêm, sđd. tr. 18.)

Cuộc TCDY chẳng những truất phế quốc trưởng Bảo Đại, mà chấm dứt luôn những hoạt động chính trị của cựu hoàng.  Sau cuộc TCDY, cựu hoàng Bảo Đại không phản đối hay phê phán chính phủ Ngô Đình Diệm.  Bảo Đại cũng không lập chính phủ lưu vong ở nước ngoài.  Từ năm 1956, thỉnh thoảng có vài cuộc phỏng vấn cựu hoàng Bảo Đại, nhưng ảnh hưởng không quan trọng đến chính trị trong nước.

Ba ngày sau cuộc TCDY, ngày 26-10-1955, trước hàng vạn dân chúng tại sân dinh Độc Lập, tân quốc trưởng Ngô Đình Diệm đưa ra bản Tuyên cáo, công bố thành lập nền Cộng hòa.  Tiếp theo bản tuyên cáo,  quốc trưởng Ngô Đình Diệm công bố bản  Hiến ước tạm thời để điều hành việc nước trong khi chờ đợi một hiến pháp mới.  Nguyên văn điều thứ nhứt và điều thứ hai bản Hiến ước tạm thời như sau:

Điều thứ 1 – Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa.

Điều thứ 2 – Quốc trưởng, đồng thời cũng là thủ tướng chính phủ, lấy danh hiệu là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

KẾT LUẬN

Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự năm 1954.  Sau khi nắm vững quyền lực, thủ tướng Diệm tổ chức TCDY lật đổ Bảo Đại.  Trong cuộc TCDY, phía Bảo Đại không được lên tiếng, chỉ có một mình chính quyền thủ tướng Diệm vận động, nghĩa là một hình thức độc diễn.

Kết quả cuộc TCDY là “truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.”  Như thế, thủ tướng Diệm chỉ được dân chúng chọn lựa lên làm quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ, chứ không chọn lên làm tổng thống.  Theo lẽ thông thường, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức quốc dân đại hội hay quốc hội để tổ chức nầy quyết định thể chế tương lai và quyết định chức danh quốc trưởng.

Tuy nhiên, sau cuộc TCDY, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố ngay việc thành lập nền Cộng hòa, và tự mình lên làm tổng thống.  Sau đó, chính phủ tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 4-3-1956.  Quốc hội soạn xong và thông qua lần cuối bản Hiến pháp ngày 20-10-1956.  Bản hiến pháp được tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 26-10-1956.  Điều 96 của bản Hiến pháp nầy hợp thức hóa chức vụ của ông Diệm là vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

© Trần Gia Phụng

(Toronto, 10-10-2012)

© Đàn Chim Việt

 

45 Phản hồi cho “23-10 là ngày trưng cầu dân ý”

  1. Trường Giang HN says:

    Sàigòn ngày ấy còn đâu nữa
    Hình ảnh ngày xưa quá tuyệt trần

    Ảnh xưa :Sài Gòn 1961 VNCH

    Thanh bình cuộc sống dân mơ ước
    Nhớ lại hôm nay vẫn ngậm ngùi

  2. Timsuthat says:

    Tôi kính trọng ông Bảo Đại như một nhân vật lịch sử, là một người tương đối tử tế và có thành tâm với đất nước (chứ không hẳn là người phản bội VN), nhưng tôi đánh giá trị ông ta là một lãnh đạo quá kém cỏi, có khuynh hướng thích hưởng thụ hơn là một người trí thức và đạo đức cao – ít nhất cho đến khi ông đã già – và vì thế chưa bao giờ xứng đáng để lãnh đạo QG.

    Một quốc trưởng của một quốc gia mới thành lập mà lại muốn quản trị việc nước từ Pháp!!! Một người dân có hiểu biết ít nhất về chính trị nhưng có thực tâm muốn VN độc lập cũng sẽ nhìn sự việc đó với đầy nghi ngờ hoặc khinh bỉ. Cả hai thái độ đó cũng đã phá hoại nền tảng của chính thể đó. Chẳng trách được khi Việt Minh tuyên bố: chế độ BĐ là “bù nhìn” của Pháp!

    Có người biện luận rằng phải ở Pháp mới thuận tiện công việc thì tôi cho đó là một ngụy biện, vì sự lòng tin của dân chúng có quan trọng bằng ngàn lần thuận tiện không (điều mà HCM biết khai thác tối đa, dù cần bịp bợm)? Cái chức vụ “đại sứ ngoại giao” không thể làm những việc đó thay mặt cho quốc trưởng?

    Không những thế, Bảo Đại bổ nhiệm những người có quốc tịch Pháp vào trong những chức vụ quan trọng nhất (tỉ dụ, tướng Hinh trong chức tổng tham mưu trưởng QĐQG), đã ít nhất cho thấy ông ta vẫn chưa cố gắng đủ để tạo một miền Nam độc lập – việc đòi hỏi sẽ phải cần dùng những người đã có kinh nghiệm chuyên nghiệp nhưng cần phải trút bỏ những liên hệ bó buộc với Pháp (không phải chỉ những giao kèo) và minh bạch rõ ràng sự liên minh trung thành với một VN mới độc lập.

    Cũng lạ là ông Diệm đã nhận chức vụ TT cho chính phủ Bảo Đại đó!! Và nếu ông không đã có những thái độ dứt khoát với Pháp thì cũng đã khó tránh khỏi kết án là tay sai bù nhìn của Pháp mà thôi.

    Miền Nam lại còn có:

    - Lực lượng Bình Xuyên (một tổ chức có những thành tích bất hảo) có võ trang gây một cuộc nội chiến tuy không thành công

    - Nhóm PGHH với lực lượng quân sự có võ trang cũng đòi một vùng tự trị, không muốn bỏ vũ khí

    - Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng đòi quyền lực, võ trang riêng để cai trị miền Trung

    Đấy là chưa kể các đảng phái khác không võ trang nhưng cũng muốn tranh dành quyền lợi hoặc cũng phải bảo vệ ích lợi của họ!

    Tại sao ông BĐ không về VN mà công khai cách chức ông Diệm và bổ nhiệm người khác nếu thực sự ông muốn làm thế? Những nhiệm vụ tối trọng của mình mà không hiện diện để quản trị!!!

    Giả thuyết về một quân chủ lập hiến từ 1945, nếu đã không bị cướp bởi ĐCS và HCM, thì đã tránh cho VN bị chiến tranh 45-54, tránh bị cắt đôi, và do đó cũng tránh được 54-75 là rất khả thi. Nhưng chỉ tế nhị một tí, ai cũng thấy khả năng ông BĐ không nhận thức được những vấn đề đơn sơ như thế, thì làm sao mà BĐ lèo lái QG khỏi nội chiến, dù nếu HCM đã không cướp chính quyền năm 45! Con đường đi đến dân chủ – giả dụ nếu không có yếu tố ĐCSVN trong giai đoạn đó – cũng tất yếu xảy ra nhưng sự kiện bạo động tương tự!

    Vấn đề tạo một nền dân chủ trong tình huống như thế quả là một khó khăn quá lớn (không giống như tình trạng an bình lập quốc của Mỹ sau khi đã đuổi được Anh, và còn khó hơn tình trạng như Ai Cập bây giờ vì không có phe thực dân hăm trở lại, không có phe CS miền Bắc có triển vọng sẽ không tôn trọng hiệp định Geneve).

    Sự thành lập nền cộng hòa I với những trái nghịch theo căn bản lý thuyết của dân chủ, như việc Hội Đồng NDCMQG (mà đa số là chống Pháp) tự quyết định truất phế BĐ, chưng cầu dân ý quyết định chọn lãnh đạo trước, chưa có thỏa hiệp của những lãnh đạo việc cách mạng để thảo hiến pháp trước khi bầu cử, lập chính phủ, v.v.. là những éo le nghịch cảnh của lịch sử áp đặt cho toàn dân miền Nam (chứ không riêng ông Diệm) – do phần lớn là những người này chưa có kinh nghiệm về vấn đề, nó không hề chứng minh sự phản bội hoặc mưu mô trước để đạt mục đích. Các tài liệu của Mỹ cũng đã cho thấy, giúp VN tạo lập dân chủ là mục đích chính của họ (nhưng trong điều kiện họ muốn và kiểm soát được!) và sự chọn lựa ông Diệm đã không hề là quyết định bất di dịch. Do đó tôi cho là hoàn cảnh đã tạo ông Diệm hơn là tham vọng cá nhân. Rất tiếc là miền Nam đã không đoàn kết để hợp sức giúp một lãnh đạo – giả dụ chỉ là trung bình – để làm nó hoàn hảo dần thay vì nghe theo ngoại bang để tìm người “tốt hơn”!

    Vì những yếu tố cấp bách của thời gian và nguy cơ từ bên ngoài đó, tất cả các lãnh đạo của miền Nam đều đã thiếu sót trong những biến chuyển từ “chính phủ BĐ” này cho đến khi có VNCH 1: từ BĐ, đến ông Diệm, đến các lãnh đạo các đảng phái … Tại sao lại kết tội để chửi riêng ông Diệm? Mặc dù đã vấp phải những sai lầm về nguyên tắc lý thuyết, những cố gắng để củng cố miền Nam khỏi sập đổ, tránh CS của nhà Ngô đã không đáng được giúp để sửa đổi, hoàn chỉnh trong tinh thần dân chủ một cách tích cực hơn hay sao?

    Những thái độ hoàn toàn tiêu cực cào bới nhau, cộng với ĐCS quấy nhiễu trong các tổ chức tôn giáo, và can thiệp bất tín của Mỹ đã đưa thắng lợi cho ĐCSVN ngay từ biến cố 63 đó.

    Cám ơn ông Maison về ý kiến của nhà biên khảo Trần Đông Phong – tác giả cuốn 10 Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hòa:

    Audio clip: Adobe Flash Player (version 9 or above) is required to play this audio clip. Download the latest version here. You also need to have JavaScript enabled in your browser.

    • DâM Tiên says:

      Thôi thì thế này: Toàn Đông Dương theo Quân chủ. VN mềnh
      vẫn là anh cả. Có vua Dâm Tiên làm emperor là xong.

      Dâm Tiên mần vua, hay ăn chơi, lại ở lì bên Tây làm quen Tây,
      lẽ ra là hợp thời…trang. Thì Dâm Tiên hồi loan!

      Thà là Quân Chủ, điều chỉnh lại cho có kỷ cương, có lòng
      tương kính, còn hơn Dân chủ phá lấu như…cộng đống!

      Ông Ronal Reagan chủ trương VN Quân Chủ, nhưng có lẽ…Tài
      Phiệt Mỹ họ không OK.

      Theo tôi, với dân An Nam ta, cứ Quân chủ là thích hợp. Ông
      Diệm tham thì thâm. Vì thế, đâu còn Cộng Hòa nữa ?

      • Tien Ngu says:

        Bậy,

        Làm vua, có ngai vàng rồi đâm….ngu, (như Tiên Ngu), nhờ Tây rồi không biết dạy con, để chúng nó…đá dít Tây. Tây nó giận, nó uýnh, mới mất nước, nhân dân thành…nô lệ…

        Thế mới có dịp cho cộng sản nó nhào ra…múa sảng. Nó hù đến ông vua cũng phải…thiệp, dâng nước cho…cs. Toàn dân cái kiếp nô lệ lại biến thành…ăn mày, lao nô…đói, người không ra người, vật không ra vật hết…gần một thế kỷ…

        Cho đến khi cs nó nới tay, để cứu lấy nó, thì nội lực dân tộc đã rã rời. Bị Tàu nó tát vô mặt lia lịa, coi như con, cũng ráng…nín.

        Thãm trăm bề…

        Làm Chúa sướng hơn, khõi phải canh giử, giành giật ngai vàng, biết bỏ công mở mang bờ cõi, sáng vui với dân, tối sướng với…phi. Được đời sau nhớ ơn, ca tụng. Có công có đức, chết đầu thai kiếp khác cũng sẽ…sướng…

      • Lão Trượng says:

        Cái ông DâM Tiên này lúc nào cũng pha trò, chẳng đứng đắn tí nào!

      • hồbảy says:

        LảoTrượng có lẻ hơi khách khí với tên dâm tiện này quá đó nghe!Hay nghe Nó khoe SQĐL trên cả VVLộc mà …rụng lông ?
        Hắn là dân phá hoại là cộng sản gài vô thì có .Cứ coi cách góp ý của hắn thì biết hăn là đàn anh của nguyểnphươnghùng rồi.
        Sau vụ litôSG,vụ tố cáo TMQ ,vụ xịt của “anhhùng” leetoong đả biết bao gỉ thiệt VC (có cả QLVNCH,cả HO) đều bạch hó hết. Báo người việt ,SGN(ĐN) .ls này.ls kia…thì ra thâm thụt với toà TLS hết…đến nổi người thuê đài BBC để đưa tin chống cộng co dân Việt trong nước nghe ,khi làm lể 01 năm thành lâp đài “ĐLSN” đả không tìm được một nhà hàng lớn nào để làm báo cáo ,tổng kết cho đb TNCS nghe,vì TLS/SF đả làm “hàng rào” chăn các rét-tô-răng rồi. VC đả rờ ót,đang búng lổ tai,đang đánh lên đầu cho TNCS quị xuống (NQ36) .
        Nên phải cảnh giác nhửng kẻ như dâm tiện. Vài ý kiến của dt coi như là tụi mới lớn đang phục vụ tlssf,nói ra không ai tin là ĐL thứ thiệt !
        Hảy cảnh giác ,đừng khớp trước danh xưng .lảotrượng !
        (Đoc VNNB ,tvg,”HBVCDTN” )
        (h.7)

  3. DâM Tiên says:

    Tiếc thời xuân xanh, nhặt chiếc lá vàng khô, khi mùa thu
    gọi hồn….

    Ôi tiếc thương Việt Nam giữa ngã ba lịch sử.

    Xem kía, láng giềng Cambode theo Quân Chủ Lập Hiến,
    có kỷ cương , trật tự, là dường nào.

    Vua Bảo Đại, nạn nhân của Mỹ Tàu, thu nhỏ là nạn nhân
    của Hồ chí Minh và Ngô đình Diệm.

    Thế chiến quốc…. ( Nhưng, ván bài sẽ làm lại, tre già
    măng mọc, không than van…) Còn níu kéo ông Hồ ông
    Diệm làm chi…diễm xưa …trên tầng lá đổ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Thế thì bạn không biết vua Cam bốt là cái anh…nặn ra Khờ Me đỏ, tàn sát dân lành gần một phần ba dân số…

      Ảnh cũng thuộc loại…ngu ngu như…vua ta. Dâng nước cho cs lên đời, tình tang với ác quỉ Mao trạch Đông cả đời…

      Tốt lành cái con bà gì đó?

      Tưỡng tượng mà có ti thức ti tí, cũng nên…tưỡng tượng. Tưỡng tượng theo kiễu tự mình…mò chị năm, mắt hí, rồi rống lên, hát tỉnh. Hèn chi chỉ lân la mần quen với các cò mồi VC, khoe ta tri thức,

      Thấy….thãm quá…

    • DâM Tiên says:

      Như “vầy”:
      Dâm Tiên vưỡn là Trần Cảnh Được ( bạn ta) công, thù như
      mũi tên sắt ;
      Tiên Ngu vưỡn là Ogimura, bức tường đồng bất hủ.

      Hai ta cứ lừng khừng…mà thắng cả và thiên hạ, bấy chầy!
      Gold medals.

  4. maison says:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Xuy%C3%AAn

    Bình Xuyên nguyên thủy là tên của ấp Bình Xuyên thuộc làng Chánh Hưng, Nhà Bè. Sau năm 1945, danh xưng “Bình Xuyên” được dùng để chỉ Lực lượng Bình Xuyên với nòng cốt là dân giang hồ Nam Bộ, hoạt động ở vùng ven Sài Gòn trong 10 năm (1945-1955).

    …….

    Tháng 9 năm 1955 Ngô Đình Diệm chỉ đạo đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sác. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên.

  5. Trung Kiên says:

    Nói đến ông Diệm là quay lại thời gian với lịch sử. Cho đến nay có kẻ ghét người thương nên có những bài viết khác nhau về nhân vật này;

    Tác giả Nguyễn Quang viết:…”Tưởng tôi là người hiểu biết nhiều, nên người bạn phương xa đã yêu cầu tôi viết đôi điều về nền Đệ Nhất Cộng Hòa ( ĐNCH ) Việt Nam. Đáng lẽ phải “ Dựa cột mà nghe “, nhưng chẳng đặng đừng tôi cũng xin có đôi lời với vài ý tưởng đơn sơ…/…Trước đây tôi dạy khoa học ở Trung học, không lưu tâm nhiều về chính trị, nên sự hiểu biết về chính trị cũng như những nhân vật có ảnh hưởng đến nền chính trị quốc gia chẳng có bao nhiêu, nhưng nay tôi đang tìm học hỏi về Văn hoá, tôi thử đem một ít kiến thức về nền Văn hoá Việt mà tôi học được, để lướt qua vài điểm về nền ĐNCH mà tôi lưu tâm“. (bấm vào link dưới đây đọc tiếp)

    đôi điều về nền đệ nhất cộng hòa

    • DâM Tiên says:

      Thôi đừng nói tới Hồ trọ trẹ làm chi.
      Thôi đừng nói tới Ngô trọ trẹ làm gì.

      Cả hai đều là kẻ soán ngôi Vua Bảo Đại. Nhưng ông Hồ cư xử với
      nhà Vua còn có tình nghĩa chút chút; còn ” chí sĩ’ Diệm thì tán tận
      lương tâm. Hạ nhà Vua, chủ cũ của mình, hạ luôn tuốt luốt tất cả
      và tất cả các đảng phái, phong trào đã khiêng mình lên ngôi!

      Ai đã giúp MTGPMN lớn mạnh ? Ông Diệm bạo tàn, chứ ai!

      Đả đảo Diệm và Hồ trọ trẹ ! Thương tiếc Hoàng thượng Bảo Đại, có
      tính người cao cả hơn cả hai bề tôi Diệm và già Hố kia.

      • Trung Kiên says:

        Ông không nói chẳng ai bảo là câm
        Nói điều tầm bậy cái tâm u tuệ
        Hồ trọ trẹ có giống mẹ DâM Tiên?
        So với Hồ, cụ Ngô vẫn quá hiền

        Đâu ai điên như lão Ý-Yên
        Dại tới già vẫn gục đầu ngưỡng cộng
        Cỏ đuôi chó ngã nghiêng theo gió lộng
        Cúi rạp mình sẽ bị rác đổ chồng lên!

  6. maison says:

    http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=630

    Sau khi được Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng truất phế quốc trưởng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm làm gì? Những nhân vật trong Hội Đồng Cách Mạnh sau đó ra sao? Nền Đệ Nhất Cộng Hòa được khai sinh như thế nào, và trong trường hợp nào? Ông Ngô Đình Diệm có được bầu làm tổng thống hay không? Xin quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện của nhà biên khảo Trần Đông Phong – tác giả cuốn 10 Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

    • mythanh says:

      Cám ơn bác maison. Lời tường thuật của ông Trần Đông Phong rất khách quan và tường tận (không hề bênh hay chống TT Diệm). Nếu nghĩ đến bối cảnh thời gian, nhân lực (trí và tài) của miền Nam thời bấy, đệ I CH được xây dựng hết sức khó khăn, sự bất toàn là điều không thể tránh. Cũng không thể đòi hỏi hay so sánh được như nền DC của những quốc gia dân chủ lâu đời trước đó hàng trăm năm. Nhưng có thể nói những chính trị gia tâm huyết của miền Nam đã tận hết tâm sức. Nếu đừng bị CS và những thế lực ngoại bang lũng đoạn, nước VN sẽ phát triển như Singapore, Nam Hàn hôm nay. No question! Đau cho vận nước và tiếc cho những người đã hy sinh. Nếu bạn đọc nào thật sự muốn tìm hiểu nên mở nghe, và nghe với critical thinking, please.

      Sẵn đây, xin lưu ý kẻ nào đã vớ vẩn nhắc đến chuyện TT Diệm phản lời thề trung thành với Vua Bảo Đại. Vua BĐ không hề bắt NĐD thề trung thành với mình mà là NĐD khi được trao quyền phải thề hứa là sẽ tận sức bảo vệ miền Nam chống CS. Và lời thề đó TT NĐD đã luôn quên bản thân để giữ tròn.

      Vua Bảo Đại luôn có những thú vui đi trước việc nước, một thực tế hiển nhiên. Ông không hề tha thiết làm một minh quân trị nước, hoặc không có tài để làm chuyện đó. Chính ông chắc cũng hiểu mình nên sau khi bị truất phế cũng không hề … kiện cáo. Có kẻ góp ý đến giờ còn sắc mắc, “oan ức” giùm phải chăng đang diễn trò “đâm bị thóc thọc bị gạo”? Thật là đáng bỉ!

      Theo “Những Huyền Thoại và Sự Thật về Chế Độ NĐD”, chính Cựu Hoàng đã hai lần xác nhận với ông Hoàng Bá Vinh là đã nhận trợ cấp của chính quyền NĐD. Lần đầu Cựu Hoàng không nói rõ bao nhiêu, nhưng lần thứ hai vào khoảng năm 1971, nhân một dịp ông HBV đưa hòa thượng Thích Trí Dũng ghé chơi Pháp đến gặp Cựu Hoàng, nhà sư có hỏi Cựu Hoàng có đủ chi dùng không vào thời điểm đó, Cựu Hoàng trả lời: “Hồi còn ông Diệm thì ông ấy giúp tôi mỗi tháng 50 ngàn, chứ từ hồi đảo chánh tới giờ thì không có gì hết.”

  7. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”KẾT LUẬN
    Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự năm 1954. Sau khi nắm vững quyền lực, thủ tướng Diệm tổ chức TCDY lật đổ Bảo Đại. Trong cuộc TCDY, phía Bảo Đại không được lên tiếng, chỉ có một mình chính quyền thủ tướng Diệm vận động, nghĩa là một hình thức độc diễn.

    Kính thưa tác giả Trần Gia Phụng

    Với những dòng “kết luận” trên đây có điều gì không được ổn. Thiết tưởng, chúng ta nên công bằng với lịch sử. Theo tôi, cần phải đánh giá tình hình chung tình trạng của đất nước lúc đó để tìm ra “nguyên cớ” khiến ông Diệm tổ chức TCDY!

    Như Ông đã viết ở trên; “Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn ngày 25-6-1954, chính thức nhận chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và trình diện nội các đầu tiên ngày 7-7-1954. Ngày nầy thường được gọi là ngày Song Thất. Trong khi lo tiếp thu chính quyền từ Pháp, ông Diệm còn phải lo định cư gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, và nhất là lo đối phó với những thế lực thân Pháp…/…Ngày 26-10-1954, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (quốc tịch Pháp), tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, dự định tổ chức đảo chánh, lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm. Kế hoạch nầy bị phía Hoa Kỳ ở Sài Gòn cản trở. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 49.) Thất bại, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh bỏ qua Pháp ngày 19-11-1954…/…Ngày 1-12-1954 quốc trưởng Bảo Đại gởi điện văn cử thiếu tướng Lê Văn Tỵ thay thế thiếu tướng Hinh và cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng thanh tra Quân đội thay thế tướng Pháp là Marcel Alessandri…/…Khoảng 1G.30 sáng 30-3-1955, lực lượng Bình Xuyên (BX) của Bảy Viễn tấn công bộ Tổng tham mưu Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) và Sở Cảnh sát Đô thành, do lực lượng Nhảy dù bảo vệ. Quân BX bị đẩy lui ở cả hai nơi. Bình Xuyên pháo kích dinh Độc Lập, nhưng thiệt hại không đáng kể, chỉ có một số người bị thương” (hết trích).

    Những điều trên cho thấy, lúc đó tình hình đất nước hết sức khẩn trương, ông Diệm đã gặp rất nhiều khó khăn, ông không chỉ bị Pháp, các lực lượng giáo phái gây cản trở, mà ngay cả “quốc trưởng” Bảo Đại nữa!

    Đúng ra trong lúc dầu sôi lửa bỏng, “Quốc trưởng” Bảo Đại phải ở sát với “thủ tướng” Diệm để điều hành đất nước và ổn định xã hội, đàng này ông ngồi trong Salon ở Cannes để chỉ tay năm ngón, lại còn triệu tập ông Diệm sang Pháp trong lúc tình hình ở Sàigòn loạn xà ngầu…!!!

    1) Thưa tác giả…Một người lãnh đạo vô trách nhiệm như thế có đáng bị truất phế hay không?

    2) Tôi không nghĩ là “phía Bảo Đại không được lên tiếng” (sic)…mà là QT Bảo Đại không muốn lên tiếng, hay ông chấp nhận để cho ông Diệm toàn quyền quyết định về đất nước (Nam Việt-Nam)?

    Còn nếu ông muốn lên tiếng thì chẳng khó gì, ông có thể vận dụng tay chân của ông ở VN và vận động công luận ở Pháp lên tiếng. Nhưng ông đã không làm, vì (như ông viết ở trên):

    Trong lúc tình hình hết sức xáo trộn ở Sài Gòn, thì trong cùng ngày 28-4-1955, văn phòng quốc trưởng Bảo Đại tại Cannes (Pháp) gởi về Sài Gòn liên tiếp hai điện văn. 1) Điện văn thứ nhứt yêu cầu các phe nhóm và chính phủ Diệm cố gắng tự chế, tránh bạo động. 2) Điện văn thứ hai đề cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trình bày tình hình. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 170-171.)…/…Ngày 29-4-1955, thủ tướng Diệm trả lời quốc trưởng Bảo Đại rằng ông không thể rời khỏi Việt Nam trong lúc tình hình xáo trộn. Ngày 30-4-1955, thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ từ Đà Lạt đem Ngự lâm quân về Sài Gòn, bao vây dinh Độc Lập, ép thủ tướng Diệm phải thi hành điện văn của quốc trưởng Bảo Đại, nghĩa là ép ông Diệm phải giao cho ông Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và ông Diệm phải qua Cannes gặp quốc trưởng Bảo Đại, một hình thức trục xuất ông Diệm. (Nhị Lang, Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế, tt. 317.“…

    Thế nhưng, tướng Vỹ đã bị “Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia” (gồm các nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo)…, vây quanh tướng Vỹ. Nhị Lang, tổng thư ký HĐNDCMQG dùng súng ngắn uy hiếp và buộc tướng Vỹ phải ký giấy quy thuận chính phủ Diệm“.

    QT Bảo Đại là người biết rõ về tình trạng đất nước hơn ai hết, khi các “nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo” đã (tự ý) vào cuộc thì việc lên tiếng của Bảo Đại, một người đang sống xa đất nước, dù lên tiếng cũng sẽ chẳng có lợi cho mình!

    Do vậy câu:…”chỉ có một mình chính quyền thủ tướng Diệm vận động, nghĩa là một hình thức độc diễn” xem ra gượng ép?

    • DâM Tiên says:

      Anh Trung kiên ơi, truất phế Vua Bảo Đại thì truất phế.
      Nhưng không ai có lương tâm mà nhịn được cái cảnh
      bề tôi ( ông Diệm) rạch mặt, dẵm nát Vua BĐ như thế.

      Sau này ông Diệm không có cách thu phục các nhóm
      sứ quân khác, để họ…quy tụ về với MTGPMN, và
      tạo dựng một MTGPMN mạnh mẽ như thế…

      Bị Mỹ nó dồn vô chân tường, thì ông Diệm lại…rắp ranh
      đi hiệp thương với già Hồ. Bên già Hồ thông báo cho
      Mỹ biết…( mà Mỹ dư biết!), nên Mỹ nó ra lệnh….

  8. DâM Tiên says:

    DâM Tiên cải chánh ! boong boong boong! Cải chánh rất lớn lao.

    Rằng: Có Tiên Ngu nói, ông Bảo Đại ở bên Pháp xa xôi, thì tôi
    nghĩ,ông Bảo Đại phải ở gần Pháp, mới tính chuyện lớn cho VN.

    Nhưng có tên Foster Dulles ” khuyên” ông BĐ thoái vị, nhường
    cho đàn em là Diệm..Thì phải nhường. Ông Diệm quá tin Mỹ nhá !

    Nhưng nếu, nếu Vua yêu nước DUY TÂN kịp về chấp chánh,
    thì cả hai ông Hồ và Ngô trọ trẹ, sẽ phải ra dìa. Vì thế, Vua Yêu
    nước bị tử nạn máy may bên trời Phi, trên đường hồi loan.

    Nếu DUY TÂN chấp chánh, thì VN ta sẽ trung lập từ đấy,1946.
    Sẽ vô LHQ, quốc tế bảo đản trung lập, thì anh cu Mỹ anh Tàu
    không còn léo hánh tới VN. Nhưng hỡi ôi, cả hai thằng Tàu
    và Mỹ đều cần tới VN, nên VN điêu linh. Và ông Diệm chỉ là
    con mồi không hơn không kém, mà dụ khị con cáo Hồ nhảy vô,
    cho thằng Mỹ có cớ nhảy vô ( công lao Hố to ghê, với Mỹ).

    Viết ưu tặng cho Tiên -(sắp hết)- Ngu, bớt mắt ti hí đi nhá. (Ý)

    • NGÀN SAO says:

      DUY TÂN

      Tội thay vua Duy Tân
      Một con người tâm huyết
      Từng chống Pháp bị đày
      Vẫn một lòng băng tuyết
      Đến khi thời cơ tới
      Tưởng vận hội tới tay
      Cốt xoay thời tạo thế
      Lại tử nạn máy bay
      Âu chẳng qua vận nước
      Mà cũng số nhà vua
      Chữ ngờ ai biết được
      Nên nói mấy cho vừa
      Thế là đành thúc thủ
      Duy Tân ánh sao thưa !

      NON NGÀN
      (13/10/12)

      • DâM Tiên says:

        Thưa, năm 1987, không biết do thiện ý, do mục đích tuyên
        truyền hay sao, chánh phủ CS cho đón rước hài cốt vua
        Duy Tân về nước, rồi từ Saigon, chở máy bay ra Huế.

        Uỷ Ban Nhân dân SG cử người, mang chiêng, lọng, ra
        phi trường đón hài cốt nhà vua.

        Theo tin biết, sở dĩ hài cốt Vua Duy Tân nên chở máy
        bay, vì dân chúng hai bên quốc lộ dọc hành trình, sửa soạn
        ra chào đón di hài nhà vua một cách trọng thể, nên…mất
        trật tự (?) ( Ông Tiên-mà-Ngu thân ái, nghĩ sao, cà?)

      • NGÀN SAO says:

        NHÀ VUA ÁI QUỐC

        Duy Tân ái quốc dẫu qua đời
        Ngưỡng mộ lòng dân có khắp nơi
        Hài cốt dẫu không về quốc lộ
        Ngậm ngùi dân chúng thuở nào vơi
        Thôi thế oái ăm đành chịu vậy
        Ân nghĩa vua tôi vẫn sáng ngời
        Một thuở giương cao gương tiết liệt
        Ngàn đời lịch sử vẫn soi chung

        GIÓ NGÀN
        (24/10/12)

Leave a Reply to Tien Ngu