Nhìn lại ĐCSVN qua các lãnh đạo: Phạm Văn Đồng
Hỏa lò gần Trung Ướng nhất
Con người gần con vật nhất
Nguyễn Chí Thiện
Cảm nghiệm của tôi về cộng sản là một cảm nghiệm sống thực thuở đầu đời. Quê tôi nằm bên cạnh dòng sông Đáy và ở khúc cuối làng có một cửa cống tên là Cống Vọng. Đã có lần tôi viết một tùy bút có tên: Câu chuyện của một dòng sông trong đó tôi ghi lại cái cảnh những xác người bỏ trong rọ, chương phình như những con trâu đen, bập bềnh đập vào kè đá. Xin dừng lại cùng đọc để chia sẻ:
“Lý trưởng bị cho vào trong một giỏ lợn thả trôi sông. Sau lý trưởng còn nhiều người khác ở các làng lân cận..
Trận gió chết chóc kinh hoàng thổi đến các làng xã. Ai cũng phập phòng lo sợ.
Không biết số phận mình ra sao. Những tin đồn mỗi ngày một nhiều. Cuộc sống thật mong manh. Ruộng vườn bắt đầu bỏ hoang .. Sơ tán. Làng Yên Phú như nhiều làng công giáo khác, nhiều nơi chỉ còn là đống gạch vụn. Khắp nơi là hoang tàn, đổ nát. Nhiều vùng hoang vắng như sa mạc Không một bóng người. Khi Tây đến lại càn quét đốt phá:
Pháp đến năm hôm, giáo dân mồ côi Chúa
Pháp đến 10 hôm, xác ai lõa lồ ruộng lứa
Dòng sông Đáy nay không còn như trước nữa. Thỉnh thoảng lại có xác người trôi sông trương phình như cái thúng trôi giạt vào kè Cửa Cống Vọng. Xác trôi đến đó bị tắc nghẽn không trôi đi đâu được. Cạnh đó không hiểu bằng cách nào cũng có hai cỗ quan tài trôi lềnh bềnh cạnh các giỏ xác người. Các cỗ quan tài như nhẹ bâng dập dồi chúi mũi lên xuống như những đứa trẻ con đùa nghịch, đập vào kè đá, rồi rút ra, rồi lại cứ thế dập ra dập vào.
Hình như sự sống vẫn còn vảng vất đâu đây chưa thoát đi được.
Trời nắng gắt, khung cảnh hoang dại, im ắng hoang dại như ma quái. Dờn dợn. Hình như những cái chết này còn vất vưởng chưa được giải thoát. Vì thế xác cứ đập ra đập vô vỗ vào kẽ cống sông Đáy bì bà bì bạch giữa đám lục bình nhấp nhà nhấp nhô.
Cũng chẳng ai dám xuống vớt xác lên . Cứ để như thế ngày này qua ngày khác. Xác chương phình đen thui như con lợn trong rọ.
Câu chuyện dòng sông làng Yên Phú đã qua rồi. Nhưng đó cũng là câu chuyện con người, chuyện đất nước thu hẹp lại. Đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, bao năm tháng đã qua. Dĩ vãng đó để lại bao tồn tích của một chuỗi biến đông chẳng những cho làng Yên Phú mà cả đất nước xoay chuyển vào những cơn lốc chính trị. Cơn lốc đó đã xô đẩy biết bao lớp thanh niên, lớp này đến lớp khác nằm xuống. Đến nay, dòng sông vẫn còn đó, nhưng chắc gì đã hết những chuyện bi thảm như người chết đuối, buông sông .
Đất nước đã chuyển mình. Con sông Đáy làng Yên Phú nay có bao nhiêu chuyện khác để kể lại. Xin đốt một nén hương cho những người cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó. ”
(Trích Lịch sử còn đó, Nguyễn Văn Lục, trang 56-57)
Cho nên đối với người khác tôi không biết, nhưng đối với tôi, có thể quá khứ không bao giờ là cũ.
Nó ở lại, nằm đâu đó trong ký ức và tác động trên hành trình nhận thức của tôi.
Bố tôi bị bắt đi tù ở trại Lý Bá Sơ khoảng một năm chỉ vì là người Thiên chúa giáo có máu mặt trong làng. Nào bố tôi có biết gì về chính trị, về chế độ thuộc địa. Năm 1960 sau đó đến lượt anh cả tôi đi tù cộng sản và đã trải qua nhiều trại tù từ Hỏa lò đến “Cổng trời” trong suốt mười ba năm, sau đó bị quản thúc trên mười năm nữa.
Cộng lại trên 20 năm hoang phí nhiệt huyết và tuổi trẻ. Khi được thả, anh hầu như người mất trí ..
Nhưng anh còn sống thêm ít năm được coi như” lãi” rồi.
Cũng vì thế, ngay từ lần đầu gặp Nguyễn Chí Thiện vào năm 2007, tôi đã có một cảm nghiêm chia sẻ sâu xa về anh mà không nói ra.. Anh cả tôi cũng cao ngong ngỏng như NCT .. Thời gian bắt đầu đi tù cũng suýt soát nhau. Số năm tù đầy cũng xuýt soát bằng nhau và nỗi tủi nhục, khổ đau thì bút giấy nào tả cho xiết.
Nguyễn Chí Thiện thì đã có dịp trải nỗi lòng trên những vần thơ vang dội thế giới.
Còn anh tôi là một người con của Chúa thuần thành và đạo hạnh thì câm lặng vì tất cả khốn khổ đời này anh đã dành để ” Dâng lên cho Chúa” cả!! Ôi hai cuộc đời, hai bi kịch con người nghĩ mà thấm thía.
Một số bạn bè bảo tôi phải viết về NCT. Tôi nghĩ không cần viết gì cả, nếu viết thì phải viết về nỗi đọa đầy của cả dân tộc này.
Tôi chỉ cảm thấy rất buồn khi có một số người xúc phạm đến anh bằng những lời biếm nhã ngay cả sau khi anh đã nằm xuống! Không mấy ai nói hơn được Nguyễn Chí Thiện.
Thôi thì chào giã biệt anh NCT trong niềm tưởng nhớ đến người anh cả tôi mà theo ngôn ngữ người Thiên Chúa giáo thì anh tôi đã hy sinh “cả cuộc đời hiến dâng cho Chúa” .
Và không hẹn mà gặp, vào phút chót Pierre Nguyễn Văn Thông đã gặp Thomas Nguyễn Chí Thiện trên một nơi mà cả hai tin rằng không còn hận thù và khổ đau nữa !!
Tôi nghĩ rằng cộng sản có mặt ở đất nước ta như một “hòn đá tảng” giữa dòng sông có sức cản và cả sức chuyển hóa cả một dòng sông, một lịch sử dân tộc.
Dân tộc được gì sau gần một thế kỷ, đó là câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra để hỏi hòn đá tảng ấy.
Hạnh phúc, tự do, no ấm chỉ là những lời hứa cuội sau gần thế kỷ vẫn chưa đạt được. Bất hạnh cứ mỗi ngày như gánh nặng đè lên vai các thế hệ nối tiếp nhau.
Tôi cũng phải thú nhận một cách khiêm tốn là khi định viết tập biên khảo này tôi đã đụng phải một vấn đề nan giải: Sự trong sáng, sự trung thực của người cộng sản. Nếu có một ai có thể chỉ cho tôi trong các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, người nào trong số các vị ấy có đời sống trung thực mẫu mực? Chẳng hạn quý ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ và có thể ngay cả thủ tướng Phạm Văn Đồng đi nữa!!
Chữ trung thực theo cách hiểu của tôi là ngay sự im lặng cũng là thiếu trung thực. Cho nên điều nói ra và điều không được nói đều có thể là mặt trái của sự thật. Người ta có thể gian dối khi nói ra và gian dối gấp hai lần khi im lặng .
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam qua các nhà lãnh đạo trên tiếc thay đều rơi vào cả hai trường hợp trên. Cho nên úy tín của Đảng lúc nào cũng bị nghi ngờ.
Người nào trong số các vị ấy đã từng cầm bút đều mắc cái bệnh truyền kiếp ” nói hoặc không nói” cả !! Tổng Bí thư Đảng hoặc với tư cách một vị tướng ngoài mặt trận hoặc trong nhiệm vụ một nhà nghiên cứu, nhà viết sử, một nhà thơ, nhà văn đã uốn cong ngòi bút để chấp hành nghiêm chỉnh “nói hoặc không nói” bất chấp sự thật? Từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp đếnTrần Huy Liệu, thi sĩ Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoàng Tùng đều giống nhau cả? Họ đều biết phải nói cái gì và không nói cái gì!! Thật khổ cho họ và khổ cho con người. Cho nên nó mới có nỗi khổ của Trần Dần, khổ của Phan Khôi chỉ vì muốn được nói ra.
Tôi hỏi câu hỏi trên hỏi để mà hỏi vì sự thực không tìm ra một người trung thực nào trong đám người ấy!!
Cho nên, tập biên khảo này cũng trở thành nỗi khổ cho chính tôi: đó cái khổ công tìm tòi tài liệu, tra cứu nhiều nguồn, cân nhắc, sàng lọc, so sánh xem đằng sau những con người, đằng sau những con chữ chỗ nào là thật, chỗ nào là giả !!
Và bất cứ một vấn đề nào- dù nhỏ, dù không quan trọng-dù là một tiểu sử- quê quán dòng họ, dù là ngày sinh tháng đẻ cũng trở thành một nan đề đối với người viết này.
Trong phần sau đây, chúng tôi đưa ra một vài trường hợp làm điển hình trước khi tìm hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn từng nhà lãnh đạo Đảng từ Hồ Chí Minh đến các vị phụ tá của ông ..
Nói chung, phải nhìn nhận ông Hồ là một trong những người lãnh đạo bực thầy vừa có đảm lược,vừa có khả năng lôi kéo thuyết phục người khác, vừa là nhà tranh đấu bất khoan nhượng, vừa là nhà trí thức kiểu ” nho gia” nhạy cảm và trí thức theo như lời ca tụng của Paul Mus- người được gọi là Cụ Hồ hay Bác Hồ . .(1)
(1) Ho Chi Minh, Le Viet Nam L’Asie, Paul Mus ” S’il est toujours le maitre, disait du président un de ses anciens ministres, c’est qu’aucun Vietnamien ne peut réaliser commme lui la synthese entre l’autorité publique et le charme populaire, parce qu’aucun autre ne saurait être à la fois l’intraitable militant et le lettré Viet Namien sensible, savant et sentiment”, trang 79 , nxb Seuil.
Đảng cộng sản Việt Nam đi đến thắng lợi là thống nhất Việt Nam là do sự chỉ đạo và dẫn dắt khôn ngoan của ông Hồ .. Sự thành công của ông một phần không nhỏ còn là là nhờ vào một số những đồng chí của ông như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng vv.. Đó là những cán bộ lãnh đạo cột trụ đã một thời của đảng cộng sản Việt Nam.
Theo Philippe Devilliers thì Tổng bộ Việt Minh thật ra gồm có tất cả 8 người chủ chốt theo thứ tự : Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Lương Bằng. (2)
(2) Devillers, Histoire du VietNam, trang 232
Nhìn lại lịch sử đảng cộng sản Việt Nam trước 1945, số đảng viên cộng sản chưa quá 5000 người. Nhưng nhờ vào những nhà lãnh đạo trên đã khởi động một chiến dịch tăng số đảng viên mà đến năm 1949, ông Hồ Chí Minh đã tự hào tuyên bố trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu vào tháng giêng năm 1949 như sau:
“Trong khi có 20 triệu người cộng sản trên tổng số 2 tỉ người(1 trên 100), thì tại Đông Dương thì tỉ lệ ấy là 1 trên 112. Số lượng đảng viên đã tăng 300% trong 9 tháng đầu năm 1948 và 450% trong toàn năm 1948. Từ chỗ chỉ có 20.000 đảng viên vào cuối năm 1946, một năm sau đó Đảng đã có 50.000 thành viên và khoảng 180.000 vào cuối năm 1948“.(3)
(3) Bá cáo về tình hình Đảng năm 1948, Hội nghị cán bộ Trung Ương, 14-18/1/1949. Trích lại trong Vũ Tường. Ngày nay Cách mạng Đông Dương phải hiện nguyên hình, tạp chí Talawas, số mùa thu 2000.
Do những hoàn cảnh địa lý chính trị đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp và Trung Hoa, ông Hồ là người đã có cơ hội mở dường cho sự du nhập đảng cộng sản vào Việt Nam. Cho đên bây giờ nhìn lại, người ta vẫn không hiểu đã có bao nhiêu người hiểu cái chủ nghia cộng sản được”nhập cảng” ấy là gì và nhất là những hậu quả khôn lường đã gây ra cho miền Bắc và cả miền Nam sau này.
Những hậu quả ấy bắt buộc mọi người phải xét lại vì đã đến lúc cần phải thay thế đảng Cộng sản vì nó đã tỏ ra lỗi thời và không đáp ứng được đà tiến triển của một xã hội phát triển !!Quan trọng hơn nữa, nó còn tỏ ra đi ngược lại những quyền tối thượng, thiêng liêng của con người trong thế kỷ 21!! Nó đưa tới một viễn tượng đen tối về sự phá sản mọi giá trị con người.
Và đó là một tội lớn đối với con người, đối với nhân loại nói chung!
Sự thay thế nó và toàn bộ tổ chức và cơ chế của nó là điều không dễ, vì nó đã bám rễ khá sâu vào con người Việt Nam. Nhưng vì tương lai của dân tộc và nhất là để tránh họa bị đồng hóa, người Việt Nam không có con đường nào khác là: giải thể nó và hướng đi ra biển bắt tay với cộng đồng thế giới.
Dừng lại, chần chờ do dự hay quay đầu lại là chết. Phải có can đảm, phải quyết tâm may ra mới làm được điều này .
Tập biên khảo này nhằm tìm hiểu các nhà lãnh đạo cộng sản, đi lại từng bước đi của họ, những quyết định của họ, những việc họ đã làm trong mỗi thời kỳ để đánh giá cái sai, cái đúng của họ.
Đó là cách nhìn sự việc của tác giả- nhìn lại Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và tất cả đám họ trong bối cảnh lịch sử mà họ là tác nhân- để thấy được những ngõ cụt, ngõ thắt mà họ đã đưa dân tộc chúng ta tới với những lời hứa hẹn xuông loại hứa trăng, hứa cuội.
Mặc dầu hiện nay trong cả nước cũng như ngoài nước đang rơi vào tâm trạng khủng hoảng niềm tin( credibility gap)- một điều phải xảy ra như thế-. Nhưng trong những tình huống như thế vẫn có một khát vọng thay đổi để người Việt ở bất cứ đâu còn có thể ngửng mặt lên nhìn thế giới mà không hổ thẹn.
Tôi nhìn thấy tương lai trong sự lạc quan khi nhìn thế hệ trẻ trong và ngoài nước ở những thành phần chọn lọc và ưu tú nhất. Họ chứ không ai khác sẽ vạch ra một hướng đi cho Việt Nam. Tôi tin như vậy.
Đất nước đang trông chờ mọi người vào cái giờ thư hai mươi lăm này. Trong tuyệt vọng có hy vọng, trong đêm tối lịch sử, một bình minh ở chân trời.
Câu chuyện mở đầu
Trở lại câu chuyện chúng ta hôm nay, chúng tôi xin nêu ra một sự việc tiêu biểu cho thấy rằng việc tìm hiểu cộng sản Việt Nam thực sự không dễ tý nào mà không có chút gì do sự khiêm tốn hay lịch sự cá nhân của tác giả cả.
Chẳng hạn phải ở tuổi 85, khi Lê Duẩn không còn nữa, Ông Võ Nguyên Gíáp mới dám nói tới bốn cái sai lầm của Lê Duẩn, Hoàng Tùng nói tới Mười nỗi đau của Bác Hồ, Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ tiết lộ âm mưu ám toán ông Hồ khi ông Hồ từ Trung Hoa trở về nước tại sân bay Nội Bài. Và còn biết bao nhiêu điều còn được dấu kín như hũ nút đành bất lực không hiểu nổi như sẽ trình bày sau này ..
Những điều được nói ra thì phô trương khoác lác. Những điều không nói lại nói nhiều hơn những điều được nói ra .
Nói và không nói đều nằm trong quy luật biện chứng pháp của người cộng sản.
Tôi đưa ra một thí dụ điển hình trong trận đánh Vĩnh Phúc Yên đối đầu giữa Võ Nguyên Giáp và tướng De Lattre. Tướng Giáp đưa ra con số thương vong vừa chết vừa bị bắt của binh đội Pháp là 5000 người. Trong khi đó, tài liệu chính thức của Pháp là 56 bị thết. Con số 5000 người vượt cả số thương vong của Pháp tại chiến trận Điện Biên Phủ. Giữa con số 5000 và 56, con số nào là sát sự thực?
* Câu chuyện ông Hồ đi tìm đường cứu nước
Tôi khỏi cần nhắc lại những chuyện đến chán phèo huyền thoại hóa cuộc ra đi từ Bến Nhà Rồng của ông Hồ Chí Minh.
Nếu ở nơi những người trẻ khác thì người ta sẽ dễ dàng hiểu rằng đây là một chuyến thoát ly ra khỏi cuộc sống khó khăn nhiều mặt của ông Hồ. Chẳng hạn, tôi chọn nước Pháp là chạm dừng chân khá lâu dài và nó đã mở đường cho tương lai ông Hồ như một quyết định quan trọng của ông. Giả như ông Hồ được nhận vào trường thuộc địa thì tương lai ông sẽ ra sao? Câu hỏi như thế chỉ để “đáp lễ” về những câu chuyện huyền thoại mà người ta gán cho ông về chuyến đi huyền thoại.
Tại sao chọn Pháp và tại sao sau bốn năm ông rời Pháp. Động lực chính nào đưa ông đến những quyết định như vậy? Câu trả lời cũng không thật dễ dàng. Ông Hồ từng có dịp ghé nhiều cảng như tại Dakar, Rio de Jainero, Buenos Aires, Luân Đôn, Nữu Ước, dĩ nhiên cả Marseille.
Ông cũng đã quyết định dừng lại ở New York và đi kiếm việc làm và ở lại đó trong vài tháng .
Thật ra, ít có người Việt Nam nào ở thời đó có cơ may đi nhiều, học hỏi và biết được nhiều như ông. Ở Luân Đôn với cái bút chì và một cuốn sách, ông đã có mặt ở Hyde Park và tham gia vào những sinh hoạt chính trị ..Có thể Luân Đôn là nơi ông lần đầu tiên biết đến Karl Marx ..
William J. Duiker, người nghiên cứu về tiểu sử Hô Chí Minh cũng phải nhìn nhận là:
“His motives for returning to France are not entirely clear, although in terms of his natioalist goals the changes was certainly a logical one“.(4)
(4) Ho Chi Minh, William J.Duiker, trang 54
Nhưng điều rõ rệt và chắc chắn là nước Pháp có đủ các yếu tố thuận lợi cho mọi tư tưởng có thể sống chung- dù đối nghịch- khuynh tả hay khuynh hữu. Sau thế chiến một, Paris trở thành trung tâm của những phong trào chống chế độ thuộc địa. Có thể nói nước Pháp lại chính là cái “chợ trời” bán đủ thứ tư tưởng, quan điểm- đặc biệt các tư tưởng tả phái. Trong đó tụ họp nhiều thành phần các sắc dân như Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc Algérie và cả người Pháp.
Những người đó cũng trong cái tư thế của những thành phần “khuynh loát” muốn có những thay đổi và họ đã gặp nhau, đã tụ họp nhau lại và có thể cùng có một lý tưởng là chống thực dân, chống Pháp.
Vậy Pháp là cái cơ duyên thuận lợi cho con người Nguyễn Tất Thành học hỏi và phát triển mọi mặt như ý thức chính trị, ý thức tranh đấu, ý thức được những bất công của chế độ thuộc địa.
Hiển nhiên trong số đó có những thành phần cộng sản hay ít nhất có thiện cảm với cộng sản. Cũng tại đây, ông Hồ kết giao được chẳng những với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền mà còn cả với Chu Ân Lai và sau này trở thành người bạn thân thiết của ông.
Nhờ cái mạng lưới cộng sản Âu Châu mà ông Hồ móc nối và quen biết đã mở đường cho ông Hồ đến Moscow “học đạo và tầm sư ” trước khi trở về nước.
Điều này đánh tan những huyền thoại về Hồ Chí Minh- con người huyền thoại- khi bước xuống tàu thủy đã có chủ định đi tìm đường cứu nước.
Cuộc đời lang bang, trôi nổi với những gặp gỡ, với những tiếp xúc trao đổi, với những cơ duyên đà từng bước đưa ông đên chỗ trở thành tín đồ Mác Xít.
Có thể nói may cho ông, nhưng lại là một bất hạnh cho dân tộc Việt. Chúng tôi sẽ còn có dịp trở lạ và dành hẳn môt chương viết về ông Hồ Chí Minh ..
Nhìn lại, phải nói như một định mệnh an bài như thế ..
* Huyền thoại về Đảng cộng sản
Công bằng mà nói thì Đảng cộng sản “mạnh” hơn các đảng phái quốc gia đối nghịch. Vì họ có những lãnh đạo nắm vững lý thuyết, óc tổ chức và kỷ luật cao.
Theo một phúc trình của người Pháp thì Việt Nam Quốc Dân đảng, Đồng Minh Hội, Đại Việt vv chỉ có cái danh xưng rỗng tuếch không có nội dung, không có tổ chức đích thực, không có nhóm, nhưng chỉ là những khuấy động phần đông là với tư cách cá nhân của một vài nhân vật “(5)
(5) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Indépendance 1945-1954, trang 192
Nhưng sở dĩ đảng cộng sản đã có thể phát triển ở Việt Nam vì ngày nay người ta hiểu ra được vì nó lồng trong khung cảnh chống thực dân Pháp. Nó đã mặc áo chủ nghĩa dân tộc và chiêu bài yêu nước để thuyết phục và khuyến dụ được nhiều người.
Vì thế, Phạm Văn Đồng đã phải nhìn nhận trong việc kết nạp người vào Đảng lúc ban đầu, đã để lọt vào đảng nhiều thành phần tiểu tư sản mà những thành phần này không dung hợp được chủ nghĩa cộng sản.
Trong khi đó ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông loại trừ một cách không thương tiếc những quan chức thuộc chính quyền Tưởng Giới Thạch ngay trong những năm đầu cuộc cách mang. Các tài liệu ghi nhận rằng các cựu viên chức của chính phủ thuộc địa đã tham gia vào chính quyền Việt Minh không mấy hào hứng, thâm chí còn có những tư tưởng tiêu cực, ngầm phá hoại nữa.
Cuộc hôn phối của một Đảng Cách mạng đòi hỏi hy sinh, trung thành xem ra không dễ dàng đối với các cựu viên chức này.
Sở dì Đảng phải thu nhận vơ cào dễ dàng những thành phần này vì lúc đầu Đảng thiếu người,- có cán bộ thì trình độ lại quá thấp- lại muốn được lòng dân nên thu nhận tất cả như lời thú nhận của Trường Chinh viết vào năm 1946:
“phần lớn các cán bộ trung thành, hăng hái, hiểu chính trị và tháo văt, nhưng phần đông thất học, trình độ văn hóa thấp và nhiều phần không biết chữ”.(6)
(6)Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ cần kíp của dân tộc Việt Nam, Sự thật, 4 tháng mười năm 1946. Trích lại bài: Ngày nay Cách mạng Đông Dương phải hiện nguyên hình, Vũ Tường, Talawas, số mùa thu 2000 .
Không lạ gì, sau một thời gian theo kháng chiến, một số không nhỏ những thành phần trên thường được gọi là “tiểu tư sản thành thị” đã tìm cách trốn về Hà Nội.
Đó là hiện tượng “dinh tế ” ồ ạt từ các vùng tạm chiếm và khu “tự trị” như Bùi Chu, Phát Diệm sau năm 1946.
Cũng cần ghi nhận là trong giai đoạn còn yếu, ngay chính người cộng sản cũng đã sẵn sàng tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản để tạm thời nắm được một chính phủ liên hiệp 1945-1947 ..
Sự hợp tác này nhìn lại là lẽ sống còn của phong trào Việt Minh. Trong một thời gian ngắn, người ta có thể thấy lãnh đạo các đảng phái Đại Việt, VNQDD hay VNCMĐMH và các lãnh đạo tôn giáo cùng đứng chung dưới một ngọn cờ. Mà người tiêu biểu nhất là cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Nhận xét đứng đắn là Chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước đã quy tụ được mọi thành phần trên chứ không phải chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và bị nghi ngờ.
Bằng chứng cụ thể là lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh vào những ngày đầu cuộc kháng chiến đêm 19-12-1946 tại làng Vạn Phú, tỉnh Hà Đông có khả năng thuyết phục và khuyến dụ mọi người như sau:
“Hỡi đồng bào toàn quốc
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn lướt vì chúng quyết tâm cướp nước ta. Không chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất đình không chịu làm nô lệ.(..) Không một ai đứng ngoài hoặc lùi lại đằng sau trong cuộc chiến yêu nước chống lại bọn thực dân đế quốc “.(7)
(7) Oeuvres choisies, trong Ho Chi Minh, J. Lacouture, trang 86, Du Seuil, Paris VI è.
Lời kêu gọi trên chẳng khác gì một bài Hịch trước khi ra trận. Nó khơi động lòng dân quyết tâm chống thực dân Pháp ..
Bài Hịch này là kết quả một buổi họp quan trọng tại Hà Đông, quy tụ chung quanh bốn người của Tổng bộ Việt Minh là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ.
Toàn bộ ban lãnh đạo Đảng đã rút lui về Hà Đông để lại thanh niên tự vệ với cái chêt “ngây thơ và lý tưởng” của họ. Họ có khoảng 3500 người, chia ra 7 khu vực có nhiệm vụ bảo vệ Hà nội dưới quyền của người chỉ huy là Lê Trung Toàn .. Họ không được trang bị đầy đủ, vũ khí sơ sài, ngay cả dùng gươm giáo, gậy gộc, không được huấn luyện quân sự đầy đủ, không có tổ chức và không có kỷ luật .
Họ là những người đầu tiên trong cuộc chiến hy sinh.
Trong số đó có ông bố của sử giả trong nước hiện nay là Dương Trung Quốc- người bố đã hy sinh ở gần cầu Long Biên và trước khi đi tham dự 12 ngày đêm chiến đấu đã dặn dò bà vợ đang mang thai, nếu ông chết thì phải đặt tên con là Dương Trung Quốc Dương Trung Quốc sau đó đã được sinh ra ngày 2-6-1947.
Họ đã chiến đấu dũng cảm và thiệt hại nặng nề trong cuộc chiếm giữ cầu Long Biên và phi trương Gia Lâm. Tất cả những thanh niên tự vệ có nhiệm vụ bảo vệ Dinh của chủ tịch Hồ Chí Minh đều bị hy sinh, không một người nào sống sót(8) .
(8) Xem thêm Dương Trung Quốc Thủ đô huyết lệ . và Viet Nam 1946, Stein Tonnesson, trang 221 và trang 234
Trong số 3500 chiến sĩ tự vệ tình nguyện ở lại bảo vệ thủ đô Hà Nôi như bố của nhà sử học Dương Trung Quốc, còn lại bao nhiêu người sốt sót ?
Nào ai biết được và nay biết để làm gì?
Trong khi đó, lãnh đạo Đảng đã dời bỏ Hà Nội, rút lui về Hà Đông để chuẩn bị chiến tranh.
Trước đó Võ Nguyên Giáp cũng đã gửi một Hịch cho quân lính của ông từ khắp nơi như sau:
“Tổ quốc đang lâm nguy! Thời điểm chiến tranh đã điểm .. Chúng ta phải xông ra mặt trận, giết kẻ xâm chiếm, để cứu quê hương đất nước. Hy sinh thân minh cho cuộc chiến, chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng”.(9)
(9) Viet Nam, 1946, Stein Tonnesson, trang 207
Vấn đề gây thắc mắc sau này là ai là người đã quyết định cuối cùng trong việc cho mìn nổ nhà máy đèn Hà Nội vào lúc 8 giờ tối ngày 19/12/1946? Tài liệu cộng sản đều mập mờ về vấn đề này và thường đổ lỗi cho Pháp tấn công trước.
Vấn đề này sẽ được trình bày kỹ càng khi tìm hiểu về tướng Võ Nguyên Giáp sau này.
Phải chăng nó là sự bùng nổ vì bị dồn nén như nhận xét của Philippe Devilliers như sau:
“Nỗi lo lắng ý muốn thoát ra khỏi tình trạng đến không kềm và chủ động được gì nữa, sự thù hận chống Pháp và tinh thần biện chứng cách mạng. Tất cả đều có phần trong quyết định nổ súng đánh Pháp.“(10)
(10)Histoire du Viet Nam, Philippe Devilliers, trang 353, 1953
Tiếng mìn đó phải chăng đáp ứng lại tất cả những nhẫn nại, những nhượng bộ những chèn ép của Pháp trong Hiệp định sơ bộ, trong việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị, trong việc mang tầu chiến chiếm Hải Phòng. Ngày 30 tháng 11, Quốc hội Việt Nam còn gửi một thông điệp sang Ba Lê, yêu cầu Quốc hội Pháp làm trọng tài để giải quyết dùm mà nội dung như sau: “Dân tộc Việt Nam chúng tôi cương quyết muốn hợp tác với dân tộc Pháp, nên yêu câu Quốc hội Pháp nên can thiệp và gửi một Ủy ban tận chỗ mở cuộc điều tra.
Ngay nội dung Hịch” kêu gọi toàn dân cũng trở thành câu hỏi gây thắc mắc: có thật sự do chính tay Hồ Chí Minh Viết, hay có sửa chữa bởi Lê Đức Thọ và nhất là bởi Trường Chinh?
Hiện này bức thư lời Kêu gọi này được lưu trữ tại Bảo tàng viện, Hà Nội với nhiều vết sửa chữa, tẩy xóa và viết chồng lên nhau. Đặc biệt phần chữ ký Hồ Chí Minh có viết mực xanh.
Để trả lời cho thắc mắc này Stein Tonnesson viết:
” According to specialists in Ha noi, it is clear that Ho Chi Minh’s signature is vritten in Truong Chính’s hand”.(11)
(11) Viet Nam 1946, Ibid, trang 222
Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cuộc kháng chiến chống Pháp không bắt đầu một cách chính thức ngày 19/12/1946 như tài liệu và sử sách thường viện dẫn ..
* Kháng chiến Nam Bộ: Đi trước về sau !!Phải chăng là một phản bội của người cộng sản
Theo người viết, nếu công bằng và trung thực thì phải nói rằng cuộc kháng chiến ấy đã bắt đầu từ Nam Bộ và thường có tên gọi riêng biệt là : kháng chiến Nam Bộ
Tôi muốn nhắn người Cộng Sản điều này: trước khi có cuộc chiến tranh Việt- Pháp thì khởi đầu là cuộc kháng chiến Nam Bộ. Cuộc chiến tranh ấy đã bắt đầu như thế. Quý vị chỉ muốn nghĩ tới cái điểm kết thúc là chiến thắng Điện Biên Phủ. Phần tôi, muốn nhắc quý vị về cái bước khởi đầu, nhờ cuộc kháng chiến thô sơ và vụng về bằng gậy tầm vông đã mở màn cho cuộc chiến tranh Việt-Pháp.
Tôi có dịp nhìn lại công cuộc kháng chiến Nam Bộ và đọc một số tài liệu, nhất là tài liệu của ký giả Nam Đình (Hồi ký chưa xuất bản). Thật là mỉa mai và đau xót phải nhìn nhận rằng: Kháng chiến Miền Nam đi trước, nhưng lại về sau.
Bao nhiêu vinh quang đều dành cho Điện Biên Phủ với tướng Giáp. Có nghĩa là cuộc kháng chiến bị cố tình bỏ quên hay tệ hơn nữa bị phản bội. Sự phản bội ấy được tái diễn sau khi chiếm được miền Nam khi Trung Ương cục Giải phóng miền Nam cũng bị giải thể.
Tất cả các tài liệu đọc được đều muốn nói lên điều đó: Sự phản bội. Riêng cuốn Hồi ký của Nam Đình chưa được in thành sách, chỉ phổ biến giới hạn dưới hình thức photocopie. 1975, tác giả lo sợ đi thu nhặt những ấn bản đã tặng bạn bè. May mà ông thoát nạn. Tập hồi ký này may mắn được tuồn ra Hải ngọai và đã có dịp in ra cũng dưới dạng photopie. (12)
(12) Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam, Nam Đình, 1925-1946
Khi tôi dùng từ kháng chiến trong bài viết này thì nên hiểu nghĩa rộng chữ kháng chiến vào thời điểm của năm 1940-1945. Chữ để chỉ thị Toàn dân chống Pháp, không phân biệt phe phái chính trị. Chữ kháng chiến thời 1945 để chỉ chung người Quốc Gia lẫn người Cộng Sản người của các đảng phái, hay các giáo phái cũng như người Công giáo và Phật giáo. (13)
(13) Sau này, Việt Minh qua Hồ Chí Minh hiểu kháng chiến là: Kháng chiến là một bộ phận của Mặt trận Dân Chủ, nhân dân thế giới do Liên Xô lãnh đạo. Trường Chinh, TBT đảng Lao động cũng không nói khác:” Kháng chiến VN là một hình thức cao rộng của giai cấp đấu tranh, nghĩa là một cuộc đấu tranh lớn lao trên toàn thế giới, giữa tư bản thế giới và vô sản thế giới, tức Quốc tế Cộng Sản”
Người Cộng Sản đã cố tình hiểu kháng chiến là Việt Minh, Cộng Sản. Và từ đó gián tiếp cho rằng chỉ có Việt Minh, Cộng Sản là kẻ chiến thắng thực dân Pháp.
Như vậy, lời kêu gọi toàn dân kháng chiến, bất kể là ai của ông Hồ Chí Minh chỉ là một chiêu bài giả dối, mỵ dân?
Khi người Cộng Sản dùng chữ TOÀN DÂN chống Pháp dưới sự lãnh đạo của đảng CS thì trong đó, họ đã lợi dụng hoặc loại trừ tất cả những đảng phái, tất cả các tôn giáo, người Quốc gia và ngay cả những người Cộng Sản đệ tứ lẫn cuộc kháng chiến Nam Bô.
Họ phủ nhận tất cả để chỉ biết có họ. Cùng lắm khi dùng chữ toàn dân thì không quên cài vào đó chữ đảng lãnh đạo.
Chúng ta đều thâm tín rằng cuộc kháng chiến chống Pháp không phải là thứ độc quyền của người Cộng Sản.
Trong lịch sử nhân loại, không thể có một cuộc chiến tranh nào có thể giành được ĐỘC LẬP mà lại không có sự vận dụng sức người, sức của của toàn thể dân tộc ấy. Chiến thắng Điện Biên Phủ do đảng Cộng Sản lãnh đạo, nhưng toàn thể nhân dân VN trong từng thời kỳ, từng vùng, từng tôn giáo, từng đoàn thể, từng đảng phái cách này cách khác đã đóng góp xương máu cho cuộc chiến thắng ấy.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu từ Nam Bộ. Điều đó hiểu được, vì Nam Bộ là miền đất đã nhượng lại cho Pháp nên ngọn lửa đấu tranh chống Pháp, cái nôi của Kháng chiến nảy mầm từ đấy mà ra.
Và từ đó, chiến thắng ấy chỉ nhờ vào lòng quyết tâm của cả một dân tộc.
Và vị tướng giỏi nhất trong trận chiến này là chính nhân dân Nam Bộ trong bước khởi đầu. Không có quyết tâm ấy, không có dân tộc ấy, không có đất nước với những con người dũng cảm ấy sẽ không có cách gì thắng được quân đội viễn chinh Pháp. Chỉ với tấm lòng yêu nước mà cuộc kháng chiến của những người dân Nam Bộ đi chân đất với gậy tầm vông bước đầu đủ là sức mạnh gây khó khăn không ngừng cho thực dân Pháp.
Tiếng súng cách mạng chống pháp đã bắt đầu nổ ra ở Nam Bộ dười hình thức các cuộc đình công bãi thị của các nghiệp đoàn, thợ thuyền trong các nhà máy và bến cảng Sài Gòn, những cu li đồn điền cao su Đất Đỏ. (terres rouges).
Có lẽ không ở đâu hơn ở Nam Bộ mà các cuộc đấu tranh chính trị được thực hiện dưới hình thức này hình thức khác.
Tiến sĩ Trần Thị Liên đã dành cả một luận án tiến sĩ Quốc Gia tại Pháp để nói về vai trò của những người Thiên Chúa Giáo – đặc biệt là Nam Bộ- trong vai trò chống Pháp .(14)
(14) Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance (1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communiste, Trần Thị Liên.
Cũng xin trích dẫn ở đây lá thư của Hoàng hậu Nam Phương, như một thông điệp kêu gọi chống thực dân Pháp ở vào thời điểm đó như một biểu tượng của dân miền Nam lúc bấy giờ: “Khi thoái vị, chồng tôi, cựu hoàng Bảo Đại đã tuyên bố “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.” Bản thân tôi, tôi cũng đã từ bỏ không thương tiếc những đặc quyền, đặc lợi của một Hoàng hậu, sát cánh cùng với chị em đồng bào tôi để ủng hộ chính phủ của chúng tôi, mỗi người theo phạm vi, năng lực của mình, để bảo vệ nền độc lập, chính nghĩa thiêng liêng của chúng tôi. Giờ đây, máu đang tuôn chảy trên đất Nam Bộ, cái nôi của thời thơ ấu của tôi. Biết bao sinh mệnh bị thiêu đốt trong lò lửa hủy diệt, bởi lòng tham đầy tội lỗi của một nhóm người thực dân Pháp được hậu thuẫn bởi một số quân Anh đi ngược lại những chỉ thị của các nước đồng minh.
Tôi kêu gọi tất cả những ai đau khổ vì những tội ác gây nên bởi cuộc đại chiến mới rồi, hãy hành động để chấm dứt những sự hung bạo không thể gọi hết được bằng tên hiệu đang hoành hành trên đất nước tôi.” (Bà Vĩnh Thụy, cựu Hoàng hậu Nam Phương) (15)
(15) Tất cả những trích dẫn viết nghiêng sau đây đều lấy nguồn từ Hồi Ký Nam Đình đã được tóm lược.
Tại Sài Gòn, ngày 25.08.1945 Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ đã ra đời gồm 9 ủy viên, trong dó 7 ủy viên là thuộc đảng Cộng sản với những người như Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch Nguyễn Văn Tạo, Phạm Văn Bạch. Phong trào kháng chiến Nam Bộ đã có một lời thề chung:
“Chết chứ không chịu nô lệ”:
“Ngày 23.09.1945, Cédille lấy cớ Việt Minh không phải đại diện dân chúng VN và đã nổ súng cướp lại các bót cảnh sát và công an, toà đô chính và ngân khố. Lâm Ủy Hành Chánh dời tòa đô sảnh và rút ra khỏi Sài Gòn. Đồng thời dân quân Cách mạng tấn công, phá hoại nhà đèn Chợ Quán, đốt chợ Sài Gòn.. Mặt khác, kêu gọi dân chúng bãi thị, bãi công, chợ búa không nhóm, xe cộ không đi lại, phố phường không người ở »
Sài Gòn như một thành phố chết.
Tướng Leclerc với 35 ngàn quân lính Pháp bình định Nam Bộ. 4 sư đoàn Dân quân Cách mạng phải tản đi nhiều nơi và chủ yếu rút về Đồng Tháp Mười.
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam nhận xét:
“chưa có một cuộc biểu tình nào làm xúc động lòng dân bằng cuộc biểu tình này. Đây là hình ảnh biểu tượng cho cuộc kháng chiến của toàn dân. Chính họ là nhân tố cho cuộc kháng chiến chống Pháp ngay từ lúc ban đầu. Cuộc kháng chiến đã bắt đầu như thế: thô sơ, hủ lậu, và nghèo nàn: “Dân quân ăn mặc rất thô sơ, có người đi chơn không, cầm những khẩu súng 2 lòng, kiếm dài, dao găm.. Nhưng vẫn được toàn thể đồng bào hoan nghinh nhiệt liệt”.
Trên các đường phố, hàng ngàn các biểu ngữ với các khẩu hiệu:
Độc lập hay là chết
Đả đảo thực dân Pháp.
Việt Nam độc lập muôn năm.
Theo ký giả Nam Đình trong Hồi ký 1925- 1946, «có súng nổ, tiếng nổ khắp châu thành. Dân quân chia ra phản công. Dân chúng hoang mang chạy tán loạn. Cả một toán dân quân mà chỉ có một khẩu súng hai lòng, núp sau băng đá ở đại lộ Bonard, rồi chĩa súng bắn xỉa qua lầu văn phòng trưởng tòa Corogne. Súng nổ, càng lúc càng nhiều. Người nầy bắn, rồi người kia bắn. Một cây súng chuyền tay qua lại không biết mấy lần. Đến 6 giờ chiều, trời sắp tối, tiếng súng mới yên.»
Nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã bắn những phát súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp vào ngày 23 tháng 09 năm 1945. Như thế chiến tranh thật sự đã bùng nổ ở Nam Bộ vào ngày 23 tháng 09 năm 1945. Đến trưa ngày 10 tháng 10, Ủy ban Nhân Dân Nam Bộ cho phát truyền đơn kêu gọi dân quân: KHÁNG CHIẾN.
Dân quân phong tỏa Sài Gòn. Vòng vây kinh tế siết chặt lại. Cũng theo nhà báo Nam Đình: “Sài Gòn không đèn, không nước, không chợ.” Người Việt, đàn ông, đàn bà đã ra khỏi châu thành.
Sau đây là một đoạn trong bài phóng sự của một ký giả Pháp đã được ông Trần Tấn Quốc dịch lại: “Một bộ đội dân quân Việt Nam tiến theo đường Verdun tràn xuống trung tâm Sài Gòn, chiếm chợ Bến Thành, kéo thẳng đến đại lộ Bonard, xả súng bắn… từ xa xa, nhiều đám cháy ngùn ngụt đỏ trời. Một cảnh tượng kinh hoàng bao trùm nhà hàng Continental: rất đông đàn bà và trẻ con Pháp lánh nạn vì tại nhà hàng mà nơi đây, không còn một miếng nước, không có tia sáng của đèn điện, từ đây thỉnh thoảng lại được tin những người Pháp ở lẻ loi vừa bị thiệt mạng. Còn Việt Minh hiện giờ chiếm đóng tất cả các khu vực ngoại ô. »
“Ở vùng Tân Định, nhiều tử thi người Pháp nằm sóng sượt. Dân quân chiếm được Chợ Mới Sài Gòn, nhưng tiến tới đại lộ Lê Lợi là đụng quân Pháp hay Anh, nên ngừng lại đó không tiến thẳng tới hãng Sạt-ne cũ được. Còn một bộ đội dân quân khác, lại từ bên kia kinh Tàu Hủ tức Arroyo Chinois qua Sài Gòn, do ngã Cầu Ông Lãnh. Họ núp theo vùng nhà chú Hỏa để tiến theo dọc đại lộ La Somme, tức đại lộ Hàm Nghi ngày nay, đặng đánh vùng Chợ Cũ..Tại đây, họ bị quân Pháp chận đánh nên không thấy nói bộ đội đó tiến nữa. Sài Gòn bị dân quân đột kích như vậy vào lúc xế chiều đủ thấy tình hình nghiêm trọng như thế nào.”
Navarre cũng đã viết: “Ở Sài Gòn, những cuộc tiến công còn nhiều hơn ở Hà Nội, số lượng công tác ở vùng bất an ninh ngang bằng thậm chí cao hơn ở Hà Nội.” (16)
(16)Bản dịch cuốn Đông Dương hấp hối, Hồi ký của tướng Navarre, trang 261, nxb Công An Nhân dân.
Cũng theo ký giả Nam Đình, chính phủ đã ra lênh tản cư dân chúng rồi với một lời thề: “chống mọi mưu mô xâm lược, đầu phải chết cũng cam lòng »
Thông điệp của ông Vĩnh Thụy gửi gởi Chánh phủ Cộng Hòa Pháp quốc có đoạn chót như sau: “Chánh phủ chúng tôi đã cực lực phản đối mưu mô xâm lăng ấy. Lấy tư cách của chánh phủ Cộng Hòa Việt Nam, tôi nhắc nhở chánh phủ Pháp các trách nhiệm mà nước Pháp sẽ phải gánh, nếu mà hai nước chúng ta sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh”
Ký tên Nguyễn Vĩnh Thụy, cố vấn tối cao của Chánh phủ Cộng Hòa Việt Nam.
“Ngày 9/6/1945. Mết tinh. Biểu tình. Diễn thuyết khắp nơi. Pháp đem xe thiết giáp xả súng bắn Tự vệ.
Trong khi đó Hà nội bỏ rơi Nam Bộ.
Khi ký hiệp 6/3/1946, Hà nội đã bỏ rơi kháng chiến Nam Bộ, không nhìn nhận Nam Bộ. Vì Nam Bộ vẫn đã và đang kháng chiến chống Pháp. Hà nội không biết tới Sài gòn, không biết tới cuộc kháng chiến của toàn dân Nam Bộ.
Sài gòn từ tháng chín. Nhà cửa phố phường đã bỏ trống theo lời kêu gọi cho cuộc kháng chiến.
Tiếng súng của cuộc kháng chiến Nam Bộ theo cái tinh thần Miền Nam đi trước mà về sau, công lao cuối cùng lại rơi vào tay người Cộng Sản.
Sau này, 1975, một lần nữa, Hà nội phản bội lại những người kháng chiến miền Nam.
Tôi nghĩ răng phần trình bày Kháng chiến Nam Bộ là một phần lịch sử nằm trong bộ phận “khuyết sử” một cách có dụng ý..
*Nhận ra sự thật
Nhiều người đã nghe theo lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng nhiều người nhận ra mặt trái của sự thật .
Sau này, Đào Hùng, con trai học giả Đào Duy Anh cũng cho rằng:
“Vào năm 1945, khó có thể có được 50 người cộng sản xác tín. Thời đó chủ nghĩa cộng sản đồng nghĩa với chủ nghĩa yêu nước- nghĩa là chống thực dân và tất cả nhừng người tốt đều trở thành cộng sản“. (17)
(17) 50 năm sau trăm hoa đua nở, Heinz Schutte, viet-studies. Info
Nhưng xác tín nhất, khẳng định nhất vẫn là những người như Nguyễn Hữu Đang khi trả lời sử gia Heinz Schutte trong một buổi phóng vân sau khi ông đã mãn hạn tù
cho biết:
“Tôi đi theo cách mạng không phải tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản. Tôi đã từng tham gia vào các hoạt động cách mạng trong bí mật, nhưng tôi không biết gì cộng sản. Tôi cũng không biết gì về chủ nghĩa Mác Xít, mặc dầu vậy, tôi đã tham gia các tổ chức bí mật của cộng sản .(…) Tôi tham gia cách mạng, nghĩa là tham gia vào các phong trào cộng sản chỉ vì tinh thân chống tây, sự thù hận chủ nghĩa thực dân“(18)
(18) 50 năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam, Ibid. Phần phụ lục ghi cuộc trò chuyện với Nguyễn Hữu Đang ngày 21 và 24/10, 2000
Trong cuốn Hỏa Lò, phần bài viết về Phùng Cung, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã hỏi người bạn tù Phùng Cung:
- Anh có hối hận vì đã theo Đảng kháng chiến chống Pháp không?
Anh trả lời ngay lập tức. Chắc anh đã suy ngẫm nhiều về điều này:
-Theo Đảng thì hối hận. Kháng chiến chống Pháp thì không.(19)
(19) Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện, Tập Truyện, do Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ, 2002, trang 155-156.
Và Nguyễn Chí Thiện đã kết luận: “Nhưng dân mình đã bị lừa gạt, phản bội”. Phần Phùng Cung , phải nhiều năm suy tư, cay đắng trong nhà tù mới có thể ngộ và làm nổi câu thơ sau đây:
Ngộ độc rồi, lại chuốc độc lẫn cho nhau.
Trong số những người trí thức bị đầu độc ấy có luật sư Nguyễn Mạnh Tường, sau này ông thẳng thắn vạch rõ lằn ranh giữa người trí thức và người cộng sản trong Une Voix dans la nuit như sau:
“Xin đồng chí Tổng Bí thư đừng nhầm! Nếu những người mà chúng ta nói ở đây quy phục cách mạng, là bởi vì họ bị lôi cuốn theo cái đà dân tộc để phá vỡ guồng máy bóc lột của thực dân và để phục hồi nền độc lập cho xứ sở. Tôi tin rằng không một ai chiến đấu trong hàng ngũ chúng ta không biết rằng một khi độc lập rồi, chúng ta sẽ dừng lại ở đấy mà không tiếp tục tiến lên con đường cộng sản: con đường này ít người biết rõ những yếu tố cơ bản, ngay cả những người có học .
Những kẻ xấu miệng nói thẳng rằng chúng ta bịp bợm. Nhưng có hề gì ? Chúng ta không thể cứu kẻ không muốn cứu” .(20)
(20)La voix du silence, Nguyên Manh Tuong, trang 64-65. Trích trong Nhân Văn Giai Phẩm, Thuỵ Khuê, trang 770
Ý kiến của những người tù ở trên cũng phản ảnh ý kiến của nhiều người khác tham gia cách mạng lúc bấy giờ.
Họ chỉ không cơ hội nói ra mà thôi.
Chính lòng yêu nước đã vẫy gọi họ đi theo tiếng gọi lên đường chống Pháp.
Cho nên, nếu ngày hôm nay, chúng ta đi tìm lại căn cước thật cho người Việt Nam thì quả thực đã có một thời bị lừa mà nhiều người tay đã nhúng chàm, đã trở tay không kịp vì chủ nghĩa dân tộc đã bị chuyển đổi (Transferred nationalisme)!!
Trong số những người bị lừa ấy, cay đắng nhất là là những nhà văn, nhà thơ nhà trí thức trong đó có nhóm Nhân Văn Giai phẩm. Tôi đã để ra không biết bao nhiêu thì giờ để đọc, để suy nghĩ, để ngậm ngùi, để chia xẻ với họ. Đặc biệt trong những phần sau này xin được nói đến họ, trong đó đặc biệt nói đến Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Thụy An,( tức Lưu Thị Yến).
Và nếu tôi làm được những điều đó trong tập biên khảo này, nói lên được những khổ đau trùng trùng của họ trong khả năng hiểu biết và ngôn ngữ hạn hẹp của mình, thì đó cũng là một điều mãn nguyện.
Trong tuần vừa qua, trước sự ra đi của Nguyễn Chí Thiện, đầu óc tôi không lúc nào không vương vẩn nghĩ về anh ấy và như lời nhắn nhủ nhẹ nhàng từ thâm sâu: Hãy cố gắng viết đi, viết được chừng nào hay chừng ấy. Viết cho những người đã nằm xuống và cho những người trẻ sau này ..
Đó phải chăng cũng là lời trối trăn của ông Vũ Cao Quận trước khi về cõi (1928-1992):
“30 năm xương máu và 25 năm hòa bình, chẳng lẽ chỉ đòi được cuộc sông nham nhở, nghèo nàn, lạc hậu như thế này sao?
Và ông hỏi tiếp:
“Tôi có 50 năm tuổi Đảng và 25 năm bệnh tiểu đường, theo anh thì điều gì là tồi tệ hơn“. (21)
(21) Vietnam thu quan.Vu Cao Quan, Thu gui ve coi,
Học thuyết ấy đã được nhập cảng vào Việt Nam trên gần một thế kỷ này- hậu quả của nó đã gây ra hai cuộc chiến và thay đổi diện mạo xã hội Việt Nam về xã hội, kinh tế , văn hóa và cả về đạo lý con người ..
Con người Việt Nam hôm nay như thế nào là được đúc ra từ khuôn mẫu đảng cộng sản.
Trước hết, để đi đến thắng lợi thống nhất thì đảng cộng sản VN đã trải qua một thời kỳ tranh đấu dài với hai giai đoạn. Giai đoạn chiến tranh Dông Đương lần thứ nhất chống Pháp kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trở thành biểu tượng anh hùng của chiến thắng ấy. Riêng tướng Giáp, Điện Biên Phủ là Võ Nguyên Giáp được kể là một.
Nhờ chiến thắng này, cả hai người trở thành những nhân vật nổi danh trên thế giới trong số các nhà lãnh đạo cộng sản.
Trong giai đoạn chiến tranh Đông Dương lần thứ hai kéo dài hơn 20 năm thì vai trò lãnh đạo có thay đổi dần dần. Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp bị đẩy lui vào vai trò “việt vị”. Phần tướng Giáp kể từ tết Mậu Thân năm 1968 và sau cái chết của Hồ Chí Minh tháng 9/1969, uy thế tướng Giáp mất dần. Mặc dầu, ông vẫn giữ các chức vụ trọng trách như Tư lệnh các lực lượng võ trang, bộ trưởng Quốc phòng và Bí thư Quân ủy Trung Ương, nhưng việc chỉ huy và quyết định trực tiếp không còn nữa.
Lê Duẩn trở thành Tổng Bí Thư Đảng. Câu hỏi đặt ra bây giờ là một người từ trong Nam, trở ra Bắc lẻ loi một mình tại Bắc bộ phủ, đã làm thế nào dành được chức Bí thư thứ nhất của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp?
Cho dù Trường Chinh đã bị thất sủng vì lỗi lầm trong Cải cách ruộng đất thì cái chức ấy vẫn phải dành cho một Võ Nguyên Giáp?
Công trạng của Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn làm sao sánh bằng sau 1954? Vậy mà Lê Duẩn đã đảo ngược tình thế dẹp tan mọi ” chướng ngại vật” cản đường ..Kể từ đó, thêm vây cánh với Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, rồi Văn Tiến Dũng.
Lê Duẩn tiêu biểu cho cái thời kỳ oan nghiệt nhất, đen tối nhất, đổ máu nhất, cùng cực nhất với những sai lầm đáng tội nhất của lịch sử Việt Nam với hàng triệu người đã phải hy sinh vì chính sách và đường lổi của Lê Duẩn.
Lê Duẩn là người trực tiếp trách nhiệm, quyết định và tiến hành cuộc Tổng công Kích và Tổng nổi dậy năm 1968 và 1972 ..
Chiến thắng 1975 là của Lê Duẩn không chia phần với những cánh cựu lãnh đạo như Hồ Chí Minh (HCM đã chết 1969) và nhất là với Võ Nguyên Giáp và phe cánh.
Kể từ bây giờ, lúc này, ở đây, trên những dòng chữ đang chạy trên trang giấy này, xin theo dõi từng nhân vật lãnh đạo đảng cộng sản đã một thời làm nên lịch sử đảng cộng sản và nhất là đã tạo dựng, làm nên số phận Việt Nam.
- Về thủ tướng Phạm Văn Đồng
Ông Phạm Văn Đồng được coi là một trong những đồng chí sát cánh với ông Hồ ngay từ đầu cùng với Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan và Trường Chinh.
Kể từ năm 1940 cho đến lúc ông Hồ qua đời là trọn vẹn 30 năm- 30 năm ông Phạm Văn Đồng hy sinh, chia sẻ gian khổ, chia phần vinh quang và trung thành với Hồ Chí Minh và với Đảng của ông.
Ông thường tự nhận là người học trò trung thành của Hồ Chí Minh trong những năm chiến đấu gian khổ. Cá nhân ông Phạm Văn Đồng có thể là người tốt..trong sạch và sống thanh bạch so với bọn lãnh đạo bây giờ.
Ông cũng được coi là người có hoc vấn, có trình độ so với những nhà lãnh đạo khác thường đôi khi chỉ đạt tới trình độ qua tiểu học phổ thông như tướng Văn Tiến Dũng, thủ tướng Đỗ Mười hay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cuộc đời của ông có nhiều nỗi buồn cá nhân như vợ đau yếu nặng, ông sống cô đơn một mình, nhưng ông vẫn một lòng chung thủy và hết lòng không hề quên chăm sóc vợ từng ngày cho đến khi bà qua đời.
Ông được coi là nhà ngoại giao có tầm vóc quốc tế khi tham dự với tư cách trưởng phái đoàn Việt Minh trong hòa Hội Genève. Mọi biến cố chính trị lớn nhỏ ở Việt Nam trong những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ đều có mặt ông.
Ông có mặt chẳng những như một nhân chứng thời cuộc và nhất là như kẻ lãnh đạo thi hành đường lối của đảng cộng sản trong suốt những năm tháng ấy! Chỉ rất tiếc là ông không để lại một điều gì tiêu biểu cho hậu thến. Ông sống dung dị và kín đáo (Low profile) giữa các nhân vật lãnh đạo khác lúc nào cũng muốn nôi bật như Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Đỗ Mươi, Lê Đức Thọ, nhất là Lê Duẩn.
Phải chăng chính cái đức tính đó làm ông sống còn mà không phải sống mòn.
Ông xuất thân là con nhà quan lại, học đến tú tài, nhưng thi trượt hai lần. Ông bị người Pháp kết án tù 10 năm ở Côn Đào liên quan đến vụ giết người ở đường Barbier, Tân Định, ngày 9/12/1928 . Mãi đến tháng 3/1936, ông mới được phóng thích.(22)
(22) Chính Đạo, Võ Nguyên Giáp 1912- -?, tạp chí Hợp Lưu, SỐ 11, trang 108
Như phân đông các nhà lãnh đạo cộng sản khác, ông có chứng chỉ từng đi ở tù như một tín chỉ cần thiết và đủ tin cậy cho sự nghiệp chính trị của ông sau này.
Nhìn lại cuộc đời hoạt động chính trị của ông, phải nhìn nhận ông là “người của thời cuộc”. Giả dụ không có ông thì thời cuộc sẽ diễn ra như thế nảo? Không biết bao nhiêu biến cố chính trị lớn nhỏ xảy ra làm thay đổi diện mạo lịch sử VN, ông đều có mặt.. Ông biết nhịn và biết tránh né để khỏi bị rơi vào những tình huống khó xử về những tranh chấp quyền lực giữa nội bộ Đảng thường xảy ra luôn luôn.
Nếu nói rằng ông là người của Hồ Chí Minh thì có rất nhiều người đồng ý. Nhưng có phải ông còn là cánh tay mặt của TBT. Trường Chinh? Hay ông là người đồng hành đắc lực với Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất?
Trả lời đúng cũng được, nhưng không đúng cũng có thể được.
Ngoài Hồ Chí Minh, ông không phải là người của ai cả.
Cùng lắm ông là người của Đảng. Đảng trên hết và trên cả lãnh đạo. Cuộc đời ông nếu có điều gì xác tín thì chỉ có hai điều: Tin vào lãnh tụ Hồ Chí Minh. Và Tin vào đường lối của Đảng. Ông phục vụ cho cả hai điều đó trong sự xác tín và tin tưởng. Sau khi Hồ Chí Minh chết, ông phục vụ cho Đảng qua những kẻ kế thừa như một tất yếu phải như vậy, nhưng có thể ông đã mất đi sự tin tưởng ..
Nhưng nếu hỏi tiếp, ông có phải là người tin cậy của tập đoàn Lê Duẩn không? Câu trả lời lần này khó hơn và chính trong câu trả lời này giúp bộc lộ cá tính, con người của ông Phạm Văn Đồng. Ông phải là người thế nào để nhiều năm trời, mặc những âm mưu, mặc những đấu đá, bất kể những sát hại, chấp những “lên voi xuống chó ” chung quanh ông như mặt đất chồi. Để ông vẫn tồn tại. Vẫn có mặt.
Ông chưa hề một lần “nặng lời” phê phán chính sách, đường lối hay sai lầm của ai cả.
Giảm tô rồi Cải cách ruộng đất “động trời” như vậy, nhưng vai trò thủ tướng trong việc điều động nhân sự, guồng máy cải cách mà nhân sự đụng chạm đến hàng trăm ngàn gia đình, hàng vạn nạn nhân, thủ tướng vẫn có đôi bàn tay sạch.
Thủ tướng vô can như người ngoài cuộc?
Những bất công, những tiếng oán thán của dân đen không lọt qua khe của của dinh phủ thủ tướng? Ông cũng như ông Hồ Chí Minh, chắc chắn là được nghe tất cả, biết tất cả, không chuyện gì mà không được bá cáo đến tai họ.
Vậy mà như thể có một thứ máy lọc, máy sàng, máy giảm độ nhiệt, tất cả những sự cố đó chỉ là những thiếu sót của tổ chức đảng, cách này cách khác.
Thái độ Đảng không sai lầm đã trở thành thứ triết lý chính trị “Huề cả làng”.
Cho nên, suốt hơn nửa thế kỷ, dưới ngọn cờ của Đảng, hầu như không lãnh đạo nào mắc sai lầm nghiêm trong gì- trừ trường hợp TBT Trường Chinh !!
Rồi đến Phong trào nhân văn giai phẩm- có bắt bớ, có tù đầy, có nạn nhân, có án tù, có thanh trừng cải tạo, thủ tướng hầu như hoàn toàn không dính dáng gì đến vụ việc kéo dài cho mãi đến 1960.
Thủ tướng ở đâu hay chỉ là việc của Trường Chinh phất cờ và Tố Hữu đánh trống.
Trong các tài liệu đủ loại viết về vấn đề này mà tôi đã sưu tầm và tìm đọc, không ai nhắc đến tên Thủ tướng, dù chỉ một lần. Thủ tướng hoàn toàn không can dự gì vào câu chuyện chính trị-văn học ấy.
Cuối cùng thì chỉ còn có Đảng hay nhân danh Đảng với Trường Chinh, với Tố Hữu đã dùng những lời rất to để nói về những điều rất nhỏ.
Tôi sẽ có phần nhận định, đánh giá tại sao Nhân Văn Giai Phẩm lãnh đạo lại dùng “những lời rất to để nói những điều nguyên tắc rất nhỏ” trong phần Trường Chinh và Tố Hữu. Còn thủ tướng thì im lặng. Nhưng Đảng là ai thì không ai biết !!
Thật vậy, ông đã im lặng, uốn mình theo thế mạnh của Trường Chinh, Tố Hữu trong việc đánh Nhân Văn Giai phẩm. Chỉ sau khi việc đã yên, ông dành một biệt đãi một cách kín đáo, không chính thức với những người như triết gia Trẫn Đức Thảo. Phần Trần Đức Thảo, tin vào vị thủ tướng nên viết được bài nào, ông Thảo không quên vẫn gửi cho Phạm Văn Đồng đọc và ” giữ hộ”, hoặc có thể chuyển sang Pháp để đăng báo.
Cả đời làm thủ tướng, ông có nghệ thuật sống là biết im lặng. Ông đã im lặng không công khai cho biết những cuộc tiếp xúc tranh luận giữa ông và Chu Ân Lai tại Liễu Châu như thế nào về Hiệp định Genève ? Ông đã phải nhường Chu Ân Lai như thế nào để chấp nhận chia đôi ở vĩ tuyến 17? Khi gửi công hàm công nhận 12 hải lý của Trung Quốc, ông đã chịu đựng những áp lực từ đâu, từ phía Trung Quốc và ai la người đã chỉ thị cho ông gửi công hàm? Trong Cải cách ruộng đất, ông đã có kiến gì về những biện pháp mạnh và những việc tố khổ của địa chủ của ông Trường Chinh?
Trong những quyết đinh Tổng tấn công và tổng nổi dậy trong dịp tết Mậu Thân, ý kến của ông trong những cuộc họp Trung Ương đảng là thế nào? Ông tán đồng ý kiến của Lê Duẩn hay của Võ Nguyên Giá.
Những chính sách “tàn bạo” của Lê Duẩn sau 1975, ý kiến của ông trong vai trò thủ tướng là gì ?
Trước viễn tượng nạn đói có thể xảy ra vào những thập niên 1980, ông đã có chính sách gì để đưa đất nước ra khỏi tình trạng phá sản ấy ..
Trong suốt thời điểm làm thủ tướng dưới thời Lê Duẩn, ông đã có những kế hoạch, đường lối gì về xã hội, về kinh tế .
Biết bao nhiêu những câu hỏi, những nghi vấn cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Vì thế, ông vẫn ngồi tại chỗ một cách vững vàng. Phải chăng, ông là mẫu người ” đặc biệt” ông mới có thể đi “hết biển” cộng sản mà không bị chìm, bị nghi ngờ, bị mất chức và nhất là không bị thanh trừng?
Những cơn bão táp, sóng gió chính trị xảy ra trong suốt “thời đại” Hồ Chí Minh và nhất là sau Hồ Chí Minh thì phải chăng ông là người biết “nắn bóp thời cuộc” mới tồn tại được.
Phải chăng ông biết che chắn, do bản năng của một loài thú trong một xã hội cộng sản “nguyên thủy cứng nhắc”, cảm nhận được những hiểm nguy trong mọi tình huống, biết được kẻ mạnh, kẻ yếu, nắm được các “xu hướng” trong nội bộ đảng đã giúp ông sống còn cho bản thân mình và qua khỏi trong nhiều thời kỳ biến động, đấu đá nhau.
Tôi đã dám nghĩ đến chuyện so sánh giữa ông Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh- một so sánh không người nào muốn nghĩ tới vì nó bất cập, bất cân xứng giữa một lãnh đạo và bầy tôi, giữa một người uy tín bao trùm trong và ngoài đảng, tầm vóc quốc tế và một người thừa hành, bậc trung, giữa một người nhiều sáng kiến cũng như nhiều thủ đoạn và một người chỉ biết tuân thủ, bảo sao làm vậy.
Nhưng sự so sánh không hẳn là thừa. Ngay từ những năm đầu kháng chiến, nhiều tài liệu,( sẽ trình bày sau) cho thấy có những toan tính thay Hồ Chí Minh bằng Trường Chinh. Thời Lê Duẩn, ông này đã có ý định thay thế Hồ Chí Minh bằng Nguyễn Chí Thanh và tệ hơn nữa thủ tiêu Hồ Chí Minh (sẽ trình bày đầy đủ sau).
Nhưng qua nhiều giai đoạn biến động trong Đảng, không ai nghĩ đến chuyện thay thế Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói chi đến việc thanh trừng, thủ tiêu?
Về điểm này, ông có điều gì ” trội” hơn cả Hồ Chí Minh vì ông đã hạ cánh an toàn cho đến khi chết? Có vẻ như ông không là người của ai cả, nhưng luôn luôn lại là người của mọi người. Miễn là để ông ở “ngoài cuộc”.
Điển hình nhất, xem ra ông ở ngoài cuộc trong việc đấu đá nặng ký nhất giữa Võ Nguyên Giáp- Lê Duẩn trong nhiều năm trời. Cứ bình thường có một cuộc đấu đá như thế thì người ta phải xếp ông về phía Võ Nguyên Giáp?
Không- hoàn toàn không- Không một tài liệu nào của các tác giả đủ loại, từ trong nước đến ngoại quốc cho thấy một dấu hiệu- dù nhỏ nhoi như Phạm Văn Đồng bày tỏ một cảm tinh đặc biệt với Võ Nguyên giáp chẳng hạn..
Trường Chinh có thể “phản” Võ Nguyên Giáp như tiết lộ Võ Nguyên Giáp và Đặng Thái Mai là con nuôi của mật thám Tây. Phạm Văn Đồng có thể còn biết nhiều truyên hơn thế nữa, nhưng ông tuyệt đối giữ im lặng .
Nhưng đằng sau Võ Nguyên Giáp, ít ra còn có Hồ Chí Minh. Nhưng chắc là không có Phạm Văn Đồng.
Ông Đồng đã làm thế nào để tỏ ra rất “neutre” đến như thế đễ Võ Nguyên Giáp không giận, không oán và Lê Duẩn không nghi ngờ, không nổi giận?
Mà một trong cái đạo đức cộng sản là anh phải tỏ ra trung thành trong tư thế chủ-bầy tôi.
Phải chăng Phạm Văn Đồng tiêu biểu cho một thứ “nghệ thuật sống” cao độ nhất trong lòng chế độ cộng sản?
Khôn ngoan có thể chết oan, nổi trội có thể chết chìm, lý tưởng, nhân cách kẻ sĩ, tin tưởng có thể suốt đời ngồi đếm lịch trong tù.
Đó là gương những người như Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính, như Nguyễn Hữu Đang, như Phùng Cung, như Nguyễn Chí Thiện.
Chẳng hạn, Nguyễn Chí Thiện là đại diện cho hàng ngàn người, hàng vạn người đi tù chỉ vì “không có tội”, chỉ vì “nhân cách kẻ sĩ” mà ngồi tù.
Cho nên, 27 năm ngồi tù của ông có thể chỉ dạy chúng ta một bài học: bài học dạy cho ta nhân cách làm người. Cái đánh giá cao quý nhất của một người tù của cộng sản chính là nhân cách của người ấy. Những bài thơ ghi lại, được nén trong ký ức, được chọn lọc từng chữ, từng câu trong cái bóng tối nhà tù, trong sự cô đơn tuyệt đối của Nguyễn Chí Thiện được đọc ra cho bạn tù rồi cho mọi người trở thành một hình phạt, một nỗi oan khiên cho chính ông.
Chữ nghĩa trở thành nỗi lâm than, nỗi oan khiên suốt đời.
Chưa lúc nào trong cuộc đời Nguyễn Chí Thiện được “thảnh thơi”, được nghĩ về mình!! Ngay cả những lúc được đồng bào hải ngoại dón tiếp anh bằng cả tấm lòng. Tôi vẫn nhận ra trong đôi mắt anh, có “nỗi buồn xa vắng” đến dễ sợ. Chẳng biết khi Trần Phong Vũ vuốt mắt anh trước khi về cõi thì anh đã cất đi được nỗi buồn đó hay không?
Nỗi oan khiên mà Nguyễn Chí Thiện phải gánh chịu đằng đẵng suốt 27 năm trời cũng là nỗi oan khiên của cả đất nước, của cả dân tộc .
Nhưng từ những con người quả cảm trên cho phép chúng ta có thể hy vọng rằng Chủ nghĩa Xã Hội nay thật sự đã chết, nhưng chưa chôn và Việt Nam cộng hòa đã chôn, nhưng chưa chết.
Thật vậy, cùng bị đầy đọa, cùng ở chốn lưu đầy trần gian, nhưng một Nguyễn Hữu Đang, một Phùng Cung, một Phan Khôi, một Thụy An, một Nguyễn Chí Thiện, một Hữu Loan ở một đẳng cấp khác biệt các trí thức như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Càng có sự khác biệt rõ hơn với Lê Đạt, Trần Dần và rõ hơn nữa với Hoàng Cầm. Và còn có sự khác biệt không tránh khỏi như đám Nguyễn Tuân ” lửng lơ con cá vàng”.
Mỗi một nghười vào tù cộng sản thì trước hết là một thử thách và sau đó là một thước đo về nhân cách!! Ứng xử thế nào tùy thuộc rất nhiều vào hệ số bản thân, vào liên hệ gia đình con cái, vào ý chí và lý tưởng mang theo ! Khó mà nói hay được .
Tôi cảm thông hoàn cảnh của từng người, của từng nhà văn, nhưng bằng con mắt soi mói, tôi nhìn ra cái “ác tính” của người cộng sản đã biến những con người ấy trong một hoàn cảnh chẳng khác gì trong “một trại súc vật”..
Khi viết như thế, tôi không có ý muốn nhỏ nhoi đánh thấp giá những nạn nhân như Lê Đạt, Trần Dần hay Hoàng Cầm. Mỗi người một hoàn cảnh. Tôi đọc muốn rơi nước mắt khi đọc những trang phỏng vấn hay hồi ký ghi lại số phận những người vợ của những người như Trần Dần, Hữu Loan, Hoàng Cầm hay tâm sự của con gái ông Lê Đạt. Thật trên đời này không còn gì xót xa và khổ hơn- như- thế nữa..
Nhà tù cộng sản là một hệ lụy- nhân sinh-đeo đuổi suốt đời- liên quan đến cả máu mủ ruột thịt- đến bạn bè quen biết.
Tác giả Về Kinh Bắc đã trả lời Thụy Khuê như thế này:
“Thành ra tôi nhớ đến bà vợ tôi đã qua đời trong cảnh vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một. Tiền thức ăn thì cũng không có, bữa cơm nào hai vợ chồng cũng phải nhịn bớt đi, nghĩa là đáng lẽ mình ăn ba bát, ăn có một bát để nhường cho các con”.(23)
(23)Nhân Văn Giai Phẩm, Thụy Khuê, trang 912
Cảnh khốn khổ đó đó đã xảy ra sau ngày ” giải phóng” được 10 năm, tức năm 1985.
Hay như lời luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong Kẻ bị khai trừ viết:
“Tôi bị kết án đói kinh niên”. Vì thế, tôi liên miên chịu đói. Sự chán nản đến cùng cực, không còn sức chịu đựng, tràn ngập toàn thân tôi như con nước tràn đê bao trùm mọi vùng chỉ chừa những đầu ngọn cây và đỉnh núi . Tôi có cảm tưởng như đang lịm đi trong trạng thái mê muội với cái minh mẫn của ý thức bị đục khoét đó đây bởi những ngọn lửa “.
(24) Kẻ bị khai trừ, Nguyễn Mạnh Tường, trang 236. Hoặc trong An Excommunicated, Nguyen Manh Tuong, The Drama of Hunger, trang 142, nxb Bichhop Publishing, 2008.
Đào Phương Liên, con gái của Lê Đạt ghi lại ngày giỗ đầu của cha đọc mà xót thương cho cháu:
“Suốt tuổi thơ, con luôn luôn trăn trở mãi trong lòng câu hỏi: Bố là ai ? Nhưng con không dám hỏi Bố vì sao sau những buồn vui ấy .(..) Và con lại trăn trở với câu hỏi: Bố là ai? Làm nghề gì? Cho đến tận năm 1975, con một cán bộ miền Nam tập kết cấp cỡ, đến lớp bô bô:” Bố cái Liên là phản động chúng mày ạ “. Con nghe máu nóng bốc rát mặt, nhưng cúi mặt vờ không nghe thấy. Một cậu bạn kế bên đế thêm : ” Bố nó sỏ nhầm giầy à? Lúc đó con chỉ muốn độn thổ vì sợ “.(25)
(25) Nhân Văn Giai Phẩm, Ibid, trang 230
Và bài viết của Phùng Hà Phú, viết về Phùng Cung- bố của anh- và cũng là người bạn chí cốt của Nguyễn Chí Thiện ở trong tù-:
“Chủ trì các cuộc đấu tố gồm các ông Võ Hồng Cương, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh .. Cảm tưởng đau xót và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi như vậy đều tham gia vào việc ” đấu tố” . Ngày hôm đó, ông Trần Dần là người đứng lên “tố” để hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm làm chứng dối”.(…) Từ ngày ra tù, bố tôi sống như người bị câm, hầu như không quan hệ với ai ngay trong các bạn văn quen biết cũ. Những người trực tiếp”tố” bố tôi ngày xưa đều cả thấy hối hận về việc làm của mình và xin lỗi bố tôi . Có một lần nhân dịp bố tôi và bác Phùng Quán đứng ra tổ chức lễ mừng “sống dai” cho ông Nguyễn Hữu Đang. Ông Đang là cán bộ văn nghệ, ông cũng bị giam giữ 18 năm- Lúc này ông đã 81 tuổi, bạn be1` văn nghệ đến rất đông . Nhiều người quen biết cũ nghe tiếng tìm đếnm tham dự, ông Lê Đạt cũng đếnm đứng cạnh và nói với bố tôi: “Cung ơi, dù có thế nào, tao vẫn là bạn mày, tao có lỗi với mày. Có gì, mày cứ gọi tao ra mà mắng“.(26)
(26) Nhà thơ Phùng Cung, Phùng Ha Phú, Talawas. org. Hồ sơ nhân văn Giai phẩm, bài số 13.
Đó cũng là số phận Trần Đức Thảo khi mới về nước được cụ Hồ cho ngồi dịch thuật để chú ” học” nhân dân. Sau này lại lý tưởng đứng ra làm cố cố vấn ” vẽ đường cho hươu chạy” trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm để đến thân tàn ma dại, vợ sang tay người khác , dở điên, dở khùng. Đó cũng là trường hợp tướng Nguyễn Sơn muốn “hơn thua” với Võ Nguyên Giáp và muốn chủ trương không nhận bất cứ sự viện trợ nào của Trung Quốc hay Liên Xô theo như chính sách của Mao Trạch Đông đã làm. Nhưng số phận Nguyễn Sơn còn may mắn hơn nhiều người.
Đó là những hoàn cảnh oái ăm chạnh lòng nhất tiêu biểu trong chế độ cộng sản.
Mặc dù thủ tướng đã chết, tôi cũng nhắn gửi bài này đến các hậu duệ của ngài .
Nhìn lại con người ông Phạm Văn Đồng, phải chăng ông vốn bản tính nhẫn nhục- sự nhẫn nhục mà chỉ một bước có thể đưa ông đến cái hèn?
Thư ký riêng của ông Phạm Văn Đồng là thi sĩ Việt Phương bị kết án oan uổng là theo chủ nghĩa xét lại khi ông này làm thơ chế riễu những kẻ xu thời. Bọn này đã lố bịch cho rằng đồng hồ Liên Xô, Trung Quốc thì tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, mặt trăng của chúng ta thì tròn hơn mặt trăng của kẻ thù!!
Chỉ có thế thôi mà đi tù.
Ông Đồng đã ẩn nhẫn im lặng, không dám lên tiếng bênh vực một kẻ bầy tôi trung thành (227).
(27) Bùi Tin, !945-1999 Viet Nam La face cachée du régime, trang 118
Sự im lặng đó được coi là sự khôn ngoan chính trị hay là yếu hèn? Người rộng lượng quý mến ông thì coi là ông là người hiền lành?
Xem ra ông chẳng làm được điều gì nổi bật như gia tài của riêng ông với tư cách một thủ tướng. Nhưng biết phụ họa theo kẻ mạnh phải chăng cũng là một công trạng, một thành tích?
Nói không làm chỉ là một cách nói, thật ra đã nhiều lần, ông tham dự các Hội Nghị Quốc Tế như Geneve và có nhiều dịp sang Trung Quốc cũng như các nước XHCN.
Hội Nghị Genève 1954
Riêng tại Hội Nghi Genève, đáng nhẽ ông Hồ Chí Minh và phái đoàn Phạm Văn Đồng phải ở thế kẻ mạnh, tư thế chủ động với tấm vé vào cửa qua chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng tư thế Phạm văn Đồng ra đi đự Hội Nghị Quốc tế như kẻ ở nhờ Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam tham dự chính thức lèo tèo về số lượng với Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu, Trần Lâm, Hoàng Nguyên (chưa kể một số chuyên viên) so với phái đoàn Trung Quốc cả trăm người.
Không có phương tiện máy bay sang Thụy Sĩ, phái đoàn Việt Nam lếch thếch sang Trung Quốc đi nhờ. Trong những ngày chờ đợi phó hội thì toàn thể phái đoàn từ ông Phạm Văn Đồng đến nhân viên, mỗi người được Trung Quốc may cho hai bộ com lê, áo măng tô, cà vạt, nay được sắm sửa ăn mặc tươm tất. Nghĩa là một va li quần áo. Từ ăn mặc lếch thếch, có người phải đi thuê com -lê đi dự hội nghị nay thì tươm tất từ chân đến đầu. Phương tiện máy bay nhà ở, chu cấp ăn ở đều do Trung Quốc lo liệu ..
Phía Trung Quốc thì đây kể như lần đầu tiên xuất hiện trước quốc tế nên họ ” biểu diễn” khá ngọan mục như thuê biệt thự sang trọng, thảm cũng như các đồ trưng bày các phòng ốc đều được chở từ Trung Quốc qua.
Phái đoàn Trung Quốc đến Genève ở tư thế một cường quốc đang nắm vận mệnh Đông Nam Á ..Nhiều giới ngoại giao và báo chí nhìn ở thủ tướng Chu Ân Lai và phái đoàn Trung Quốc như kẻ nắm chìa khóa tương lai của hội nghị này !
Sự phô trương không phải là không có cái lý ở bên trong của nó.
Hai kẻ thù đối địch nhau là Pháp với Bidault, Việt Nam với Phạm Văn Đồng đến Hội Nghị đều không có tiếng nói quyết định.
Kết quả những gì đạt được ở Geneve thì không hẳn do Pháp muốn hay Việt Nam muốn mà được.
Theo dư luận thì Molotov là người chủ trì mọi cuộc đàm phán đi theo cái hướng của ông. Chỉ cần một lời nói của Molotov đã kết thúc nhanh một vấn đề tranh cãi giữa Việt Minh và Pháp có khi đã kéo dài cả tuần lễ không giải quyết được.
Cho đến chiều ngày 20/7, Việt Minh và Pháp vần chưa ngã ngũ được vấn đề ranh giới và ngày tổng tuyển cử.
Phạm Văn Đồng thì muốn ít nhất từ vĩ tuyến 13 đến 16. Pháp thì nhất định phải là vĩ tuyến 18 ..Vào lúc 17 giờ cùng ngày, Molotov can thiệp chỉ nói một câu:” Vĩ tuyến 17 đi”. Thế là xong ..Thời hạn tuyển cứ thì Việt Minh đòi 6 tháng, Pháp 18 tháng . Molotov lại can thiệp : Hai năm đi.
Nhớ đó Hội nghị Geneve đã kết thúc vào đêm 20 rạng ngày 21/7.(28)
(28)Trương Bá Cần, Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Pháp, Hành Trình, số 5, tháng hai-1965, trang 52-53
Nói đến được thua thì thực sự nước Pháp cũng chẳng mất mát gì dưới con mắt của nhà bào Bernard Fall:
“Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Thật vậy, bởi vì mọi người đều muốn lợi dụng cuộc chiến tran này . Kể từ 1952 đến 1954, cuộc chiến tranh đã đem vào cho ngân quỹ của chúng ta cả tỷ Mỹ kim của viện trợ Hoa Kỳ … Đã có lúc hàng xuất khẩu lớn nhất của chúng ta không phải là những xe hơi “Dauphine” của hãng Renault hay nước hoa của vùng Grasse, mà là chiến tranh Đông Dương.
Đó là một cuộc buôn bán mà cả nước Pháp tham dự”.(29)
(29) Bernard Fall, Indochine, 1946-1962, Chronique d’une guerre révolutionnaire, trang 11
Phía VNCH nhận về phần mình phần đất 66.350 dặm vuông và khoảng 15.000.000 đến 15.500.000 dân chúng .. Phía miền Bắc nhận khoảng 60.900 dặm vuông và 16.200.000 dân chúng.(30)
(30)Background to Betrayal, Hilaire du Berrier, trang 1
Phải chăng sau cuộc chiến thì đây là lúc mà người ta tranh cãi về phần bánh được chia?
Và dưới nhãn quan của ông Ngô Đình Nhu thì Trung Quốc chiếm phần lợi nhiều nhất về ngoại giao và nhất là lãnh thổ :
“Bởi vì, dù ranh giới có đặt ở vĩ tuyến 17 hay 19, thì những tham vọng đất đai của Trung Cộng đối với Việt Nam cũng đã thỏa màn. Như chúng ta đã biết, vùng đất thiết yếu cho nước Tàu là các vùng hai bên sông Nhị Hà, con đường tháo ra biển, thiên nhiên, của vùng Tây Nam Trung Hoa. Với thỏa hiệp tại vĩ tuyến 17, thì dù ảnh hưởng của Tây Phương có còn ở miền Nam, sự lệ thuộc của chánh phủ miền Băc cũng đủ bảo đảm cho nhu cầu đất đai của Trung Cộng trong tương lai “.(31)
(31) Chính Đề Việt Nam, Tùng Phong, Ngô Đình Nhu, trang 293
Vì thế, sau khi hội nghị “thành công”, phái đoàn Trung Quốc có khoản đãi một bữa tiệc tối với khoảng hơn 20 người .. Đặc biệt phái đoàn Trung Quốc mời cả phái đoàn VNCH, nhưng ngoại trưởng Trần Văn Đỗ từ chối lời mời, chỉ có ông Ngô Đình Luyện, đại diện của Bảo Đại tham dự.
Xin được tường thuật lại bữa tiệc do Chu Ân Lai khoản đãi các phái đoàn:
“Phái đoàn Lào và Campuchia ngồi vào một góc. Chu Ân Lai xếp ông Luyện, đại diện phái đoàn VNCH ngồi cùng bàn, ở giữa ông Đồng và ông Bửu .. Bữa ăn kéo dài 3 tiếng đồng hồ, Chu Ân Lai vui vẻ, duyên dáng nhắc lai với ông Luyên và Bửu về những ngày họ còn là sinh viên ở Paris.(..) Họ Chu còn mời ông Luyện sang Bắc kinh thăm viếng một lần. Ông Luyện thắc mắc hỏi, làm sao chúng tôi lại có thể thăm viếng Bắc Kinh? Thì các ông mở một sứ quán.
Ông Đồng ngồi nghe hơi chột dạ! Chu Ân Lai tiếp tục. Tất nhiên ông Phạm Văn Đồng thì gần gũi với chúng tôi hơn về ý thức hệ. Nhưng điều đó không ngăn cản có một đại diện ở miền Nam ở đây.
Nhưng nói cho cùng, không phải cả hai ông đều không phải là người Việt Nam sao, và cả hai ông không phải là người Á Châu sao?(32)
(32)Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans, trang 251.
Nhận xét về Hiêp định Genève, Qiang Zhai cho rằng:
“Nhiều lãnh đạo Việt Minh mong muốn thống nhất toàn thể Việt Nam cái một. Hồ Chí Minh cần hiểu rằng nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc và Xô Viết, họ không thể đánh bại được người Pháp và chiếm được vị thế như ngày hôm nay họ đạt được. (..) Sự chỉ đạo của tướng Trần Canh là điều quyết định cho sự thành công của Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong chiến dịch biên giới năm 1950 trong khi tổ chức của quận đội Việt Nam còn nghèo nàn, lỏng lẻo và các cấp chỉ huy thì còn chưa có kinh nghiệm ..“.(33)
(33)Qiang Zhai, China & the Viet Nam wars, trang 62-63
Vào một ngày đẹp trời, Phạm Văn Đồng rời Thụy Sỹ mà trong lòng mang nặng một nỗi buồn đượm tức bực vì miếng bánh chia không đều, đàn anh ép nhau quá ..Phần ông Trần Văn Đỗ, kể như người ” thua cuộc” lại mang tâm trạng não nề của một người biết rằng từ đây đất nước chia đôi, vì ai đưa đến nông nỗi này!!
Tâm trạng khác nhau như thế dù cùng là người Việt nên đã hẳn ông Phạm Văn Đồng nghĩ đến ngày đòi lại cho đủ phần bánh của mình. Phần ông Trần Văn Đỗ chỉ mong giữ được cái phần có được đã được chia.
Chiến tranh tất sẽ xảy ra không tránh được đưa đến cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai như lời tuyên bố cuối cùng trước khi rời Hội Nghi, ông Phạm Văn Đồng đưa ra như một lời thách thức chính quyền miền Nam Việt Nam. Ông nói:
“Chúng tôi sẽ thống nhất Việt Nam cũng như chúng tôi đã chiến thắng được hòa bình .. Không có lực lượng nào trên thế giới có thể làm lay chuyển được chúng tôi … Dân Việt Nam, đồng bào miền Nam, chiến thắng thuộc về chúng ta “.(34)
(34)Arthur J . Dommen, Ibid, trang 250
Khi tuyên bố như thế, ông Phạm Văn Đồng cũng như đảng cộng sản Việt Nam đã quên hoặc cố tình quên một điều là kể từ nay, cộng sản miền Bắc phải lệ thuộc Tàu và như lời cảnh cáo tiên tri cách đây trên 50 năm trong cuốn Chính Đề của ông Ngô Đình Nhu như sau:
“Đồng thời, điều này, vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại, dưới các hình thức viện trợ và Cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam ..
Sự phát triển của một khối to lớn như Trung Cộng là một đe dọa cho cả thế giơi.(..) Một sự đe dọa xâm chiếm ghê gớm đối với các cộng đồng quốc gia khác “.(35)
(35) Chính Đề, Tùng Phong, Ngô Đình Nhu, trang 289
Ông Ngô Đình Nhu còn giả thiết giả dụ miền Nam bị rơi vào tay miền Bắc thì số phận Việt nam sẽ ra sao? Mời bạn đọc tiếp, đọc mà kinh ngạc đến sửng sốt:
“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn cảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó.
Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian “.(36)
(36) Chính Đề, Ibid, trang 301
Cho nên, ngày hôm nay, phải chăng sự việc đã xảy ra như lời tiên đoán trên của ông Ngô Đình Nhu? Chúng ta cần ghi nhớ rằng dù có Mỹ ở miền Nam hay không, chiến tranh Đông Dương lần thứ hai tất yếu sẽ phải xảy ra, xảy ra lúc nào chỉ là vấn đề chậm hay mau mà thôi từ phía chính quyền cộng sản Hà Nội.
Và câu hỏi quan trong hơn hết, hơn cả độc lập, hơn cả thống nhất là sau khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai chấm dứt thì điều gì sẽ xảy ra kế tiếp?
Không lạ gì, vào những năm 1964, khi miền Bắc có chủ trương tấn công miền Nam thì đã gửi nhiều phái đoàn sang Trung Quốc như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tùng, Nguyễn Duy Trinh. Họ đều lần lượt sang Trung Quốc để gặp các lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ để cầu viện.
Trong việc giao thiệp với Trung Quôc, ông Phạm Văn Đồng với vai trò Thủ tướng, ông có nhiều dịp thảo luận, gặp gở với Thủ tướng Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông. Ông đã nói gì, ông đã xin xỏ gì, ông đã nhượng bộ gì đến nay vần còn là những điều bí mật !!
Mồng 05 tháng 10 năm 1964, thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng với Hoàng Văn Hoan có buổi làm việc buổi tối với Mao Trạch Đông.
Nội dung những buổi họp như thể chỉ có mục đích “cầu viện”? Chỉ rất tiếc là ông Phạm Văn Đồng đã không ghi lại đầy đủ các lần cầu viện như- thế. Việc của đất nước mà như việc riêng của mấy vị lãnh đạo.
Nếu công bằng với lịch sử thì phải gọi ông thủ tướng Phạm Văn Đồng là trực tiếp hay gián tiếp bán nước cho Tàu?
Cuộc đời làm chính trị của thủ tướng Phạm Văn Đồng mỗi khi xuất ngoại phải chăng chỉ là việc xin xỏ, cầu viện hay xin chỉ thị và nhượng bô Tàu. Thật khó mà biết đầy đủ, nhưng chủ yếu chắc vẫn là cầu viện và nhượng bộ? Cho tay trái thì mất tay phải. Được cái này thì mất cái kia. Được bao nhiêu thì may ra còn biết được, nhưng mất bao nhiêu thì đến giờ cũng không mấy ai biết.
Sau này bị thế giới cô lập, cắt đứt liên hệ ngoại giao với Trung Quốc sau chiến tranh biên giới với Trung Quốc, gây nghi ngại đối với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Nam Hàn, Nhật Bản. Việt Nam chỉ còn một ngõ thoát duy nhất: con đường sang cầu viện Liên Xô.
Vào năm 1985, một lần nữa, vào lúc cuối đời thủ tướng, ông lại vác đơn sang cầu viên Liên Xô cùng với Lê Duẩn, gặp Breznev là để xin cầu viện cho chiến trường ở Kampuchia ..Trong lúc đó thì chiến trường Việt Nam_ Kampuchia đang ở vào giai đoạn chót của nó. Lê Đức Thọ cho lệnh đánh sang biên giới Kampuchia-Thái Lan tại vùng Nong-Chan vượt qua mặt Quân Ủy Trung Ương ..
Trường Chinh không biết, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đang ở Moscow cũng không biết .. Chỉ cóm bộ Tư Lệnh 719 do Lê Trong Tấn được thông báo và ra lệnh” Phải chuẩn bị chu đáo, thận trọng, đánh chắc thắng, tiêu diệt nhanh gọn, rút về, không để lại dấu tích”.
Thái Lan hô hoán rùm beng. Trong khi đó Nguyễn Cơ Thạch đang ngồi ngồi thương thảo để mua được 50.000 tấn gạo về cứu đói .. Nhân dịp đó, Thái Lan quyết định không bán gạo cho VN nữa ..(37)
(37)Bản thảo Hồi ký của Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh; nguyên cục trưởng cục tác chiến nhan đề: Đường lên cơ quan Tổng Hành dinh .. Trích lại trong bài viết của Lê Anh Hùng, Thầy trò Lê Đức Thọ- Lê Đức Anh xua quân đánhm sang Thái Lan rồi đổ tội cho người khác như thế . Hà Nội 5/10/1012
Nội dung câu chuyện vừa kể cho thấy thày trò Lê Duẩn- Lê Đức Thọ để cho dân hai miền đói rã họng, phải sang cầu cứu Thái Lan để chỉ đi mua 50.000 tấn gạo ..
Làm thủ tướng, quản lý đất nước như thế , ông Phạm Văn Đồng có xứng đáng trong vài trò thủ tướng hay không?
Làm thủ tướng suốt từ 1955-1987, sau đó ông nghỉ hưu và qua đời năm 2000 .
Nhưng kể từ sau khi ông qua đời, người ta nhắc nhiều đến thủ tướng Phạm Văn Đồng- vì ông là người chịu trách nhiệm ký công hàm gửi cho Chu Ân Lai thừa nhận biến giới biển của Trung Quốc vào ngày 14/9/1958 !!
Công hàm ngoại giao do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
Ngày 14/9 năm nay là 54 năm công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.
Trước khi bàn đến nội dung của công hàm ngoại giao này, câu hỏi tiên quyết là ông Phạm Văn Đồng có chịu một sức ép nào không từ nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam và nhất là từ phía Trung Quốc?
Hiển nhiên là cho đến hiện nay, chúng ta chưa có câu trả lời cho vấn đề này.
Nội dung công hàm nà cho thấychỉ xác nhận chủ quyền biên giới 12 hải lý của Trung Quốc và không nhắc nhở xa gần gì đến Trường Sa, Hoàng Sa ..
Vì đây là một vấn đế tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Quốc tế nên đã có nhiều chuyên gia đã lên tiếng không phải để bênh vực cá nhân ông Phạm Văn Đồng mà chủ yếu dựa trên luật pháp quốc tể để bàn cãi.
Vì thế, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung bức công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng như :
- Chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Từ Đặng Minh Thu, Thời Đại Mới, số 11, tháng 7, 2007.
-Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan, Tạ Quốc Tuấn, tiếng nói tự do, của người dân Viet Nam, février 8, 2008.
-Nhìn lại vấn đề Hoàng Sa, Vũ Ngự Chiêu, Hợp Lưu, số 108
- Trương Nhân Tuấn là chuyên viên viết nhiều bài về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa như: Vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa: thử bàn về tính liên tục và sự kế thừa giữa các quốc gia Việt Nam sau 1975.
Ông Trương Như Tuấn còn viêt một cuốn sách nhan đề : Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, nxb Văn Nghệ Khai Trí 1992, do một nhóm giáo sư, sinh viên đại học sư phạm, Sài gòn chủ trương . Trong đó có sự đóng góp của nhiều tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Thái Văn Kiểm, Võ Long Tê, Nguyễn Huy, Nguyễn Nhã, Trần Hữu Châu, Trịnh Tuấn Anh…
- Tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa và luật pháp quốc tế, Nguyễn Thái Linh, danluan.
- Nguyễn Nhã có làm luận án tiến sĩ về Trường Sa và Hoàng Sa ..với bài tham luận: Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam ..
- Và mới đây nhất, bài tham luận của bà DuyTan Joèle Nguyen.
- Ngoài ra còn một số lớn các nhà nghiên cứu như Jean Pierre Ferrier, Mark Valencia, Jeannette Greefield, Murphy, Roque Jr, Chemillier-Gendreau, Samuels đều dành những thuận lợi về chủ quyền những đảo trên về phía Việt Nam;
Xin được nhắc lại nội dung Công hàm của cố Thủ tướng Bắc Việt Nam khẳng định Chính phủ ở miền Bắc Việt Nam “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận này và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm” của Việt Nam “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý” của Trung Quốc.
Nội dung của công hàm khá chính xác và rõ ràng, vắn tắt . Điểm chính là tôn trọng 12 hải lý của Trung Quốc.
Nhưng đối với Trung Quốc, họ bám víu vào văn kiện này và họ coi là “cơ sở pháp lý” nhằm hậu thuẫn và hợp pháp hóa những tranh chấp biển đảo với Việt Nam,
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xâm chiếm này vẫn tiếp tục gây tranh luận trong công luận trong và ngoài nước ở Việt Nam.
Theo bà bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, người đã có nhiều nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông nhận xét rằng:
Vì vậy, Cuốn ‘Bản đồ địa chính trị về không gian hàng hải’ (Atlas géopolitique des espaces maritimes) đã viết vào năm 2010 rằng:
“Trong vòng 50 năm qua, hàng chục triệu cây số vuông vùng biển trước đây tự do về chủ quyền đã bị các nhà nước kiểm soát , điều đã dẫn đến cuộc đại chinh phục lãnh thổ lớn nhất mọi thời đại.”
Các quốc gia từ đây đều tính toán đến các được mất có tính chiến lược quân sự để bảo vệ các vùng cung cấp tài nguyên và để đảm bảo các tuyến đường thương mại và cung cấp các nguồn lực.
Trung Quốc, nhận thức các quyền lợi mà nước này có thể thấy được, đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn biển Đông (la Mer orientale), bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi một tấm bản đồ được gọi là “đường lưỡi bò” và vận dụng sức mạnh (chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 sau một trận chiến trên biển, trái với Hiến chương của Liên hợp quốc, và có các hành vi thù địch thường xuyên từ đó tới nay).
Cũng theo bà Duy Tân joèle Nguyễn:
“Với rất nhiều thận trọng và ngoại giao, không có thời điểm nào, bản tuyên bố nhắc tới hai quần đảo, vốn là chủ đề hiện nay về xung đột tuyên bố chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam”
Ông Đồng lưu ý “ghi nhận và tán thành” trong bản tuyên bố về quyết định của Trung Quốc. Ông bổ sung trong công hàm rằng: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Đối với Trung Quốc, bản tuyên bố 1958 này phải được xem xét như sự công nhận pháp lý của Việt Nam về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhưng theo bà Duy Tân Joeèle Nguyễn, việc công bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một hành động chính trị hơn là pháp lý “(38)
(38)Premier minister Pham Van Dong did not sell Hoang Sa and Truong Sa to the chinese, BBC, Vietnamese section, september 2012
Nhưng theo luật pháp quốc tế, rõ ràng việc khẳng định chủ quyền này không có cơ sở. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, trong Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, 46 quốc gia đã từ chối công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo, bất chấp các phản đối của Trung Quốc. Đây là chủ quyền mà Trung Quốc không tuyên bố khi ký kết hiệp ước hòa bình song phương với Nhật Bản. Ngoài ra, Hiệp định Genève năm 1954 quy định việc tuân thủ của các quốc gia ký kết, bao gồm cả Trung Quốc, đối với: “nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Trước hết, vào năm 1958, khi ông Phạm Văn Đồng thực hiện tuyên bố này, ông không đề cập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông đã thực hiện một tuyên bố đơn phương. Ông không liên đới Việt Nam vào đó, điều mà ông không thể làm. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là Chính phủ có thẩm quyền đối với vùng lãnh thổ: “Chúng tôi không thể từ bỏ cái gì mà chúng tôi không có thẩm quyền”.
Ông Từ Đặng Minh Thu cũng cho rằng:
“Những lời tuyên bố trên của ông Phạm Văn Đồng không có hiệu lực vì trước nằm 1975, Việt Nam Dân Chủ cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa mà các chính phủ VNCH luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này .. . Còn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả . Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:
“Dans ce contexte, les déclarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Viet Nam sont sans séquences sur le titre de souveraineté . Il ne s\agit pas du gouvernement territorialement compétent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce à quoi on n’a pas d’autorité “.(Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được”. (39)
(39) Tư Đặng Minh Thu, Thời Đại Mới, tháng 7/2007
Trên đây là vấn đề lý luận. Còn trên thực tế thì hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp.
Với thời gian, nếu không có sự phản đối từ quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các Quốc Gia thứ ba, sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu . Vì thời gian với sự công nhận sẽ ” tẩy xóa tội lỗi”.
Nội bộ với nhau mà nói, việc gửi công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng một cách nào đó làm thỏa mãn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ..Không phải chỉ Phạm Văn Đồng mà cả cái đảng cộng sản VN có lỗi với lịch sử dân tộc.
Và cho đên lúc viết bài này, họ vẫn đánh trống lảng không trực tiếp giải thích hay tranh biện về bức công hàm này !!
Còn đối với Trung Quốc, dù có công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng hay không thì việc xâm chiếm những hòn đảo này vần được diễn ra như nó đã xảy ra hiện nay.
Thời cơ bị bỏ lỡ
Sau 1975, thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có cơ hội làm thủ tướng của một nước Việt Nam thống nhất, nhưng một lần nữa, ông đã bỏ lỡ cơ hội để đưa Việt Nam đến chỗ thịnh vượng, phát triển .
Trước hết, xin nhắc lại một lá thư mật của Nixon gửi thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1973, chỉ hai tuần sau khi Hiệp Định Paris đuọc ký kết. Lá thư này đã được chính Kissinger khi đến thăm Hà Nội vào các ngày 10-12 tháng hai trao cho ông Phạm Văn Đồng. Nội dung lá thư của Nixon hứa với Hà Nội 3.25 tỉ đô la viện trợ tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc.
Nhưng sau đó như chúng ta đã biết, chiến tranh vẫn tiếp tục với cường độ khốc liệt mà những người ký kết về phía Hà Nội chỉ coi Hiệp đinh Paris như tấm giấy lộn. Kết quả sau cùng là cộng sản đã chiếm được Sài Gòn vào ngày 30-4-1975 nên gián tiếp phải được hiểu là lời hứa của Nixon tự nó trở thành như vô hiệu.
Sau 1975, bất chấp những gì đã xảy ra trong quá khứ, người Mỹ đã làm những nỗ lực ngoại giao thời hậu chiến dưới chính quyền Carter. Do ý kiến và sự thúc đẩy của tiến sĩ Zbigniev Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia, ông này muốn tiến tới sự bình thường hóa quan hệ với các nước thù địch như Việt Nam, Trung Hoa và đã hoàn tất một bá cáo dưới nhan đề Presidential Review Memorandum 24(PRM-24).
Trong Hồi ký Trần Quang Cơ, trong phần Viet Nam trong thập niên 70 của thế kỷ, ông Trần Quang Cơ đã tiết lộ nhiều điều đau lòng.
Đó là thiện chí hay chiến lược của Carter .Tổng thống Mỹ Carter đã không ngăn chận tấm giấy vào cửa Liên Hiệp Quốc của Việt Nam vào tháng 9-1977.
Theo ông Trần Quang Cơ, người có mặt trong buổi Hội đàm giữa Holbrook và Phan Hiền tại Paris, Holbrook đã đề nghị một cách xây dựng như thế này:
“Ngài thứ trưởng, ta hãy bỏ qua những vấn đề gây chia rẽ. Ta hãy ra ngoài và cùng tuyên bố với báo giới là chúng ta đã quyết định bình thường hóa quan hệ.”
Nhưng tiếc thay, ông Hiền đã từ chối, khẳng định Mỹ phải cam kết giúp tái thiết Việt Nam như nội dung lá thư của Nixon trước đây.
Thứ trưởng Trần Quang Cơ cho hay, bộ chính trị ở Hà Nội đã chỉ thị phải đòi giải quyết cả ba vấn đề trọn gói:”Ta và Mỹ bình thường hóa quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô la như đã hứa hẹn trước đây”.
Trước những đòi hỏi “quá khích” của Viet Nam, Mỹ bắt đầu lơi ra và tiến hành việc bình thường hóa với Trung Quốc.
Hạ viện Mỹ biểu quyết không viện trợ Việt Nam và đến lúc mà Việt Nam bỏ điều kiện tiên quyết là bồi thường chiến tranh thì thời điểm xem ra đã quá trễ.
Cũng theo ông Trần Quang Cơ:
“Sau đó đúng một tháng, tôi sang Nữu-ước để tiếp tục cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Cuộc đàm phán vòng 4 về bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ không kéo dài như năm 1977 ở Paris. Lần này trưởng đoàn đàm phán của ta là thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Còn phía Mỹ vẫn là R.Holbrooke. Đến lúc này khi ta quyết định rút bỏ đòi hỏi “Mỹ phải bồi thường chiến tranh – viện trợ 3,2 tỷ đô la mới bình thường hoá quan hệ” và nhận công thức “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ tiếp tục đàm phán vấn đề bình thường hoá với ta lúc đó là chỉ nhằm làm Việt Nam chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia, trong khi đó Mỹ đã chuyển hướng sang phía Trung Quốc. R.Holbrooke nói với ta: “Mỹ coi trọng châu Á; Mỹ cần bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhưng Mỹ lo ngại Liên Xô đặt căn cứ ở Cam Ranh.”
Trong khi chờ đợi phía Mỹ trả lời dứt khoát về vấn đề bình thường hoá quan hệ, khoảng hạ tuần tháng 11, anh Thạch về Hà Nội trước; còn tôi vẫn ở lại Nữu-ước để giữ cầu. Ngày 30.11.78, R.Oakley, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, trả lời sự thúc dục của tôi, còn nói: “Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ 3 vấn đề Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam”. Rồi họ trao cho tôi tấm ảnh toà nhà của sứ quán nguỵ trên đường R. ở Hoa-thịnh-đốn, nói là sẽ trao trả ta toà nhà đó làm trụ sở đại sứ quán, và yêu cầu ta cung cấp sơ đồ ngôi nhà cũ của tổng lãnh sự quán Mỹ tại đường Tràng Thi (?) Hà Nội.(40)
(40) Hồi ức và suy nghĩ, Trần Quang Cơ Truyền Thông, số 14&15, trang 8-9
Tôi ở lại Nữu-ước mãi tới cuối tháng 1.79, sau khi ta đưa quân vào Campuchia giúp bạn đánh đuổi Polpot giải phóng Nông-Pênh. Ngày 9.1.79, ngoại trưởng Mý Cyrus Vance nói: “Các cuộc nói chuyện Mỹ – Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam”.
Và ông Trần Quang Cơ đưa ra những hệ quả sai lầm như sau:
· Ta không khôn ngoan duy trì quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Liên Xô, nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Mỹ.
· Bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, năm 1977, khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hoá quan hệ không điều kiện.
· Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong muốn ta tham gia vì lợi ích của mỗi một quốc gia và của chung khu vực.
· Dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia.(41)
(41) Hồi ký Trần Quang Cơ, Ibid, trang 11
Những sai lầm này có hệ quả liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại về an ninh-quốc phòng, về phát triển kinh tế trong một thời gian dài.
Sau đó Việt Nam tiếp tục tụt hậu và bị cô lập trên thế giới . Phải mất 20 năm sau mới có thể nối lại bang giao với Mỹ!
Ai trách nhiêm về việc bỏ lỡ cơ hội này. Dĩ nhiên không phải chỉ mình ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chắc là như vây . Chẳng phải Phạm Văn Đồng mà cũng chẳng phải tại ai cả. Đảng, nhưng đảng là ai ?
Thủ tướng ngồi tại chức lâu nhất
Câu hỏi cuối cùng được đặt ra ở đây là tại sao thủ tướng Phạm Văn Đồng lại ngồi lâu như vậy? Và thử hỏi trong hơn 30 năm ở vai trò Thủ tướng, ông Phạm Văn Đồng làm được điều gì cụ thể để lại cho đời sau? Câu hỏi ấy đặt ra cho mọi người- nhất là lãnh đạo Đảng.
Tại sao một người như ông Phạm Văn Đồng lại ngồi lâu như vậy?
Sự ngồi lâu, ngồi lỳ, ngồi làm cảnh chỉ có thể hiểu trong bối cảnh chính trị đảng cộng sản mà không thể nào có thể xảy ra trong các xã hội dân chủ.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là biểu tượng điển hình của câu truyện ngắn : Cái bình vôi của Lê Đạt. Bệnh ngồi lâu- ngồi li- cho đến lúc chết cốt làm cho Cái đinh ốc không rỉ!!
Và nó đi ngược lại với câu chuyện: Con ngựa già của Chúa Trịnh.(42)
(42)Mao Trạch Đông, Staline, Fidel Castro, Ho Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đều là những Ông bình vôi làm lãnh đạo suốt đời..
Và để trả lời thay cho Phạm Văn Đồng và các người lãnh đạo đảng cộng sản trong bấy nhiêu năm, tối có nhận xét là:
Ông Phạm Văn Đồng cũng như Đảng chỉ có vai trò kìm hãm xã hội, kìm hãm kinh tế vì hệ thống quốc doanh XHCN không hiệu quả.
Nhưng họ lại ngồi kháo và tự nhủ với nhau rằng, sau khi thống nhất đất nước, chỉ cần 20 năm ta sẽ đuổi kịp Liên Xô và 30 năm đuổi kịp Mỹ ..
Bác đã chẳng từng tuyên bố, ta sẽ xây dựng đất nước ta gấp năm mười lần tươi đẹp hơn trước.
Bác có nói quá không? Căn cứ vào cái gì mà Bác tuyên bố như thế và cụ thể ngày hôm nay đất nước ta như thế nào, bằng Thái Lan, bằng Nam Hàn chưa? Cho 30 năm nữa vị tất đã bằng Nam Hàn và 50 năm nữa cho bằng Nhật?(43)
(43)Theo thống kê mới nhất của Brookings, trên BBC, ngày 7-9-2012, hiện nay có, 18,20% dân số Việt Nam chỉ kiếm đươc 2 đô la/ngày và 70,00% dân số ( 63,1 triệu người ) chỉ kiếm được 5 đô la/ngày ..
Nghĩ mà đau và buồn cho nước mình. Một đất nước” dũng cảm ” trong chiến tranh và “sa đọa” khi hòa bình. Một đất nước bị hủy diệt sau chiến tranh và bị phá sản khi không còn chiến tranh nữa !!
Ông Đồng ngồi lâu như thế phải chăng chỉ là vì ông là người có ” khả năng không làm gì” không ai thay thế được? Người ta tiếc rằng giá như ông chỉ ngồi một nhiệm kỳ năm nămn thì có hơn không?
Tuy nhiên, với một số người, ông vẫn bị mang tiếng là nhu nhược, ba phải, ngả nghiêng trước các thế lực tranh chấp nhau trong đảng. Trong việc đối đầu giữa phe Võ Nguyên Giáp-Lê Duẩn, ông biết ngả về phía nào để tồn tại.
Chỉ có một lần, ông tỏ ra cứng rắn và thẳng thừng khi được hỏi về Tổng Bí thư Đỗ Mười. Ông trả lời gon: Chỉ có phá .. Trong các đời Tổng Bí thư, có lẽ Đỗ Mười là kẻ “không ra gì nhất” dưới mắt Phạm Văn Đồng.
Ông Bùi Tín cũng cùng một suy nghĩ như thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhân dịp đọc Hồi ký của Đoàn Duy Thành, Làm người là khó ông phang rất nặng:
“Con người ấy(Đỗ Mười) xấu xa, bỉ ổi, dối trá, lừa thầy phản bạn, đạo đức giả“.(44)
(44)Trích Bùi Tín, Đọc Hồi ký Đoàn Duy Thành, Canhen.
Cuốn hồi ký của Đoàn Duy Thành đã mau chóng trở thành một Scandal chính trị trong nội bộ Đảng!! Bộ mặt thật của đảng thật là ô uế, dơ bẩn.
Sau này một lô các hồi ký xuất bản như Hồi ký Đoàn Duy Thành Làm người là khó, Hồi ký Trần Quang Cơ về hơn 40 làm ngoại giao, Gửi lại trước khi về cõi của Vũ Cao Quận, Hồi ký Tôi bỏ Đảng của Hoàng Hữu Quýnh.
Những hồi ký trên mở đường cho một dòng sách “phá rào”, phá sự im lặng mà sau này tiếp nối theo với Tô Hải với Nhật ký của một thằng hèn ..
Nhà nước cộng sản bị giam cầm trong sự ngu muội và vĩ cuồng. Sau này cần phải có một giải thưởng cho những tập Hồi ký này, bởi vì nó giúp Đảng mở mắt, mở đầu, mở lòng ra..
Còn nếu định chế hóa tiền thưởng thì nên trả một: “phụ cấp thất bại “cho những ai dám đối đầu những người như Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Tiến Dũng.
Tiền thưởng ấy trả cho các tác giả các tập hồi ký trên vì họ dám nói tới cá sai, cái hỏng. Nói đến cái sai, cái thất bại chính là mở đường cho sự thành công vậy.
Phần đông đánh giá và coi ông Phạm Văn Đồng là loại người vốn lành, người ta đưa ông làm thủ tướng thì ông làm, người ta đưa ông ra thì ông ra. Trong cương vị thủ tướng, ông làm theo chỉ thị của Bộ chính trị. Ông từng tuyên bố, tôi là thủ tướng lâu đời nhất, nhưng chẳng có quyền gì cả. Các bộ trưởng có phải do ông chọn đâu.
Mọi quyết định đều do 1,2 người trong Bộ chính trị đưa ra. Họ “nhả” ra cái gì thì ở dưới xào xáo lại, “nuốt” hết theo kiểu trên bảo dưới nghe.
Ông Bùi Tín cũng nhận xét về thủ tướng Phạm Văn Đồng như sau :
“Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có tấm lòng ngay thật, đôi khi thật thà đến ngây thơ, lại cả nể, nhu nhược, chỉ còn biết than thân trách phận vì không có thực quyền. Ở gần 40 năm trên cương vị thủ tướng, ông chẳng có chính kiến gì rõ rệt, luôn tỏ ra nhu nhược và bất lực. Người ta chê ông, thương hại ông và không ai tỏ ra nể sợ ông cả”.(45)
(45) Mặt Thật, Bùi Tín, trang 241-242
Ông Ung Văn Khiêm nhận xét dí dỏm hơn:
“Anh chàng nầy có một cái tội, mà tội rất lớn: Đó là biết mình không có quyền làm bất cứ cái chi không có phép của Ba Duẩn với Sáu Thọ, vậy mà lại không dám từ chức. “.
Ông Trần Văn Giàu xỏ xiên hơn:
“Cái đít con người ta có trí nhớ, Nó nhớ cái ghế”(46)
(46) Vũ Thư Hiên, Ibid, trang 321.
Giải thích tại sao ông Phạm Văn Đồng không từ chức? Thật dễ hiểu, người cộng sản không có cái văn hóa từ chức !!
Trần Quỳnh nhắc lại giai thoại sau:
“Trong một lần họp bộ chính trị, giờ giải lao, Phạm Văn Đồng cười hả hê nói” Nghĩ cũng buồn cười thật, khi bàn mở chiến dịch Giải phóng miền Nam, trong bộ chính trị có mình tôi tán đồng ý kiến của anh Ba (tức Lê Duẩn ).(47)
(47) Hồi ký Trần Quỳnh, Ibid.
Nhưng cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại có một nhận xét tích cực về ông như sau “tác phong giản dị mà lịch thiệp”, “lối sốngđạm bạc mà văn hóa” “rất mực ôn hòa” “hết mức bình dị” và “Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh “Sáu Búa” thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.”.
Trong những năm cuối đời ông trăn trở với tệ nạn tham nhũng. Trong bài viết cho Tạp chí Cộng sản tháng 5 năm 1999 nhan đề “Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, có đoạn “Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh và lợi. Những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch không thể coi thường”.[4]và “Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.”.
Những lời cảnh cáo lúc cuối đời của thủ tướng Phạm Văn Đồng được bọn lãnh đạo đàm em bỏ ngoài tai ..
Xem ra ông chẳng làm được điều gì nổi bật như gia tài của riêng ông với tư cách một thủ tướng. Nhưng biết phụ họa theo kẻ mạnh thế thì đó cũng là một công trạng, một thành tích chăng?
Nhà văn Vũ Thư Hiên trong Đêm giữa ban ngày có ghi lại về việc bắt giữ ông Vũ Đình Huỳnh như sau cho thấy con người của ông Phạm Văn Đồng như thế nào.
“Ông không muốn mất lòng một ai, nhất là không muốn mất lòng cấp trên. Cấp trên của ông trong thời kỳ này là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Hồ Chí Minh còn ở dưới.
Quả nhiên đúng. Một đồng chí thương mẹ tôi đến nói với Phạm Văn Đồng chuyện cha tôi bị bắt. Ông Thủ tướng lẳng lặng nghe, rồi thở dài : ” Việc tập thể quyết đinh, tôi làm gì được” .(48)
(48) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang 36
Nhìn lại thủ tướng Phạm Văn Đồng, người ta không thể không nghĩ tới ông Nguyễn Lương Bằng- người mà bất cứ phe phái nào cũng không đáng ngại với bất cứ ai, không thấy bất cứ sự đe dọa từ phía ông- không hẳn là hèn, nhưng có vẻ không thích hợp với cuộc đấu tranh nội bộ nào !!
Về đất nước nói chung, chúng ta có thể nào quan niệm môt thủ tướng ” không làm gì” trong mấy chục năm thì tình thế sẽ như thế nào ..
Ông Phạm Văn Đồng đúng là một người cộng sản và cũng đúng là một mẫu người cộng sản cần để dùng ..
© Đàn Chim Việt
——————————————————–
TB: Các bài viết sau lần lượt là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và Hồ Chí Minh
có lẽ đàn chim việt nên ca ngợi ông Ngô Đình Diệm,ong Nguyễn Văn Tthiệu, và xa hơn nữa là các ông Le Chiêu thống, ông Tràn ích Tắc thì đúng hơn.
Các bài viết trên chỉ để cho người hải ngoại đọc để họ mãi căm thù nước VN ,quê mẹ của mình.
Chúng tôi trong nước đọc bài này .tháy nó thối quá,không chịu được .