WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghe nhạc Nguyễn Văn Đông – Trần Thiện Thanh

Trong hàng tá nhạc sĩ mà tôi thích nghe. Nhiều lúc thống kê thích nghe nhạc ai nhất thật là khó. Từ Trầm Tử Thiêng, Trần Thiện Thanh, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Nguyên Vũ, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác…chắc mình chỉ chọn ra hai người đó là Trần Thiện Thanh và Nguyễn Văn Đông. Hai nhạc sĩ viết về đời lính rất nhiều.

Trần Thiện Thanh làm tôi yêu nhất vì những bài hát về những người lính đã tử trận. Đời người ta phù thịnh, mấy ai phù suy. Những nhạc sĩ bên kia chiến tuyến thi nhau tôn vinh những người đang sống thì phía bên này với tấm lòng nặng trĩu nỗi đau , đồng cảm với thân nhân người tử trận. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vắt những nỗi đau, niềm nhớ tạo thành những nốt nhạc bi hùng để chia sẻ với chiến hữu và thân nhân người tử trận. Dòng nhạc tiễn biệt người đi không bao giờ trở lại là dấu ấn đặc biệt nhất của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Phải có một tấm lòng tinh tế để thấu hiểu nỗi đau của người khác lắm, phải có sự rung cảm từ đáy lòng lắm mới có những lời ca như lời ai điếu sâu sắc như vậy.

Ngày anh đi
anh đi từ tổ ấm
Anh ơi
Địa danh nào thiếu dấu chân anh.
Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ
Tấm khăn sô
Bơ vơ, người goá phụ cầu được sống trong mơ.

Giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, dằng dai. Lúc mà chỉ có người chiến thắng, người lập chiến công hiển hách được tôn thờ, ca ngợi. Trần Thiện Thanh lặng lẽ đi vào khoảng sau lưng người lính đã ngã. Tổ ấm, đứa bé thơ, người goá phụ. Những hình ảnh mà khó bao giờ chúng ta thấy ở những nơi mà không có tự do sáng tác, nơi mà mọi tình cảm con người đều được định hướng như một phép toán học.

Anh không chết đâu anh
Anh chỉ về với mẹ mong con.

Có lời an ủi nào cho người lính đã chết thống thiết và nhân văn hơn những lời giản dị ấy. Anh chỉ về với mẹ mong con. Chỉ một câu ngắn vài từ mà Trần Thiện Thanh đã vẽ được cả một cuộc tử ly, chua xót và đau đớn của cả một thế hệ, một dân tộc mà đọc qua tưởng rất nhẹ nhàng.

Xin trăm năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ

……

Một áo quan đóng vội
Một chuyến cuối phiêu du.

Rất cố gắng để tìm kiếm ngôn từ, để mỗi người lính ngã xuống trong nhạc phẩm của mình được chia sẻ khác nhau, không trùng lặp. Trần Thiện Thanh trân trọng những người đã khuất với cách cẩn trọng tìm tòi ngôn từ để mỗi người được một bài ai điếu khác nhau, không rập khuân chung chung. Cách làm ấy chỉ có một tấm lòng tha thiết, nhân văn cực sâu thẳm mới kiên nhẫn làm được. Nhưng trong mỗi số phận riêng, lời ca riêng ấy đều có một điểm chung là lời an ủi rất nhẹ nhàng mà thắm thiết đến ngàn đời sau.

Người lính của Nguyễn Văn Đông thường là những người lính phảng phất bóng dáng của người tráng sĩ trong truyện kiếm hiệp. Đầy vẻ oai hùng, bi tráng của những cuộc chia ly. Người đi biên giới xa xăm gió bụi, người ở lại chốn khuê phòng nhung nhớ dõi theo. Hàng loạt tác phẩm của mình như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lời Giã Biệt, Chiều Mưa Biên Giới, Anh, Xin Đừng Trách Anh…luôn có vẻ lãng mạn của người thư sinh vì non nước binh đao phải băng mình vào chiến tuyến xa xôi, khói lửa. Lời ca của Nguyễn Văn Đông đẹp như câu chuyện. Nếu câu chuyện của Trần Thiện Thanh là lời ai điếu không ai có thể nặng ân tình hơn thì câu chuyện của Nguyễn Văn Đông cũng là lời giã biệt, lời chia tay không ai có thể viết buồn lắng đọng và thấm thía hơn.

Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người quyết giữ câu thề
Dành lấy quê hương
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao sao đành…
Người lính của Nguyễn Văn Đông có tình yêu sâu nặng, nhưng ý thức trách nhiệm với đất nước vô cùng. Ý thức được nghĩa vụ làm người trai đất nước lúc tổ quốc lâm nguy, gói hạnh phúc riêng làm hành trang đi vào cuộc chiến. Chia ly đi vào hòn tên, mũi đạn thập phần sinh tử mà luôn ước mơ ngày về giản dị, nhẹ nhàng.

Hẹn một ngày mai đàn thay tay súng
Người lính thất hứa và hay quên
Mang chiếc áo cưới nhờ thêu thêm
Một câu hứa ” anh đền”

Không cần chiến công vang dội, không cần chiến thắng huy hoàng. Không có lời hứa hẹn giết thật nhiều giặc. Cái cao cả và nhân văn của Nguyễn Văn Đông hơn người ở chỗ đó. Người lính của Nguyễn Văn Đông chỉ mong mỏi cuộc chiến qua nhanh để trở về với ước mơ giản dị, khiêm nhường như thế, chẳng cần huân huy chương, chẳng cần cờ hoa vẫy gọi. Vì sao vậy, vì Nguyễn Văn Đông hiểu rằng đằng sau những chiến công là xác chết, dù người chết có là kẻ thù đi nữa thì cũng là điều mà người nhạc sĩ nhân ái khó lòng ca ngợi. Nhất là những người lính hai bên chiến tuyến cùng chung dòng máu, dân tộc.

Bao ước mơ
Giữa khung trời phiêu lãng
Chờ mùa xuân tươi sáng
Nhưng mùa thắm chưa sang.

Thế thôi, chẳng phải lên gân, cao giọng đầy tính chiến đấu của cái gọi là đấu tranh giai cấp. Tất cả chỉ gói lại là một mùa xuân tươi sáng cho đất nước chung, để niềm hạnh phúc riêng được hoà trong đó. Chỉ là khắc khoải rất nhân bản của một ước mơ rất tình người, không phải chiến công lẫy lừng để về khoe mẽ với người yêu. Người lính của Nguyễn Văn Đông đi vào cuộc chiến với tâm trạng rất buồn, dường như họ hiểu đây là một cuộc tương tàn giữa anh em, chả phải là hào hùng gì để mà tìm kiếm chiến công, huân chương, thành tích. Thậm chí Nguyễn Văn Đông còn tỏ ý khinh thường những thứ phù phiếm đó trong nhạc phẩm bất hủ Chiều Mưa Biên Giới. Như một lời cảnh báo, nhắc nhở cho những ai coi chiến tranh là cơ hội để tìm kiếm công danh.

Lòng trần còn tơ vương khanh tước
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều…anh….ơi.

Nhưng yêu mến hơn cả ở hai người nhạc sĩ tài hoa này, là những người phụ nữ, những người hậu phương của họ đều có tấm lòng son sắt, cảm thông và thương yêu , chia sẻ với những người lính đi vào cuộc chiến tương tàn, khốc liệt. Nhất là ngày nay, trong một xã hội điên loạn với những cuộc tình sặc mùi tiền, nhục dục. Một xã hội mà khó tìm đâu thấy những tình yêu đến với nhau vì lý tưởng, vì tấm lòng, vì suy tư trong mỗi con người. Chúng ta thử nhìn quanh và hỏi, còn đâu hòn Vọng Phu trong cuộc đời này nữa. Mọi điều chỉ có trong sách xa xưa như cổ tích. Những cuộc tình chóng vánh sớm tan tành để hối hả đi kiếm tìm bạn tình khác. Người ta sợ cô đơn, người ta muốn sống gấp. Người ta muốn được chăm sóc, được đưa đón…

Tất nhiên sẽ còn nhiều người phụ nữ chờ chồng, nhiều cô gái chờ người yêu đi xa.

Nhưng chờ người yêu là chàng trai bị kết án tù thì quả là một điều không dễ. Chờ chàng du học, chờ chàng đi làm ăn hứa hẹn tương lai tươi sáng thì có thể thấy. Nhưng chờ người yêu đang bị kết án tù, bị báo chí của chính quyền xỉ nhục. Chờ chàng trai nghèo không còn bố mẹ, gia sản chỉ là căn nhà nát ở quê, tương lai là bản án tù khắc nghiệt vì ” thu thập tin tức của dân oan để tuyền truyền nói xấu chính quyền”. Tương lai của chàng trai lúc ra tù còn là những chế tài kiềm kẹp và những cái thâm hiểm không nằm trong luật mà ở trong lệ.

Hôm nay tôi thấy đời thật đẹp. Đẹp vì hôm nay tôi cảm nhận được ý nghĩa, cái tình của những nhạc sĩ đầy lòng trắc ẩn với tha nhân. Đẹp vì tôi gặp được người con gái tốt nghiệp đại học văn khoa, giã từ phố phường hoa lệ với công việc nhàn nhã thu nhập cao ,trở về mảnh ruộng, miếng vườn quê sống cuộc đời thanh bạch chờ đợi người yêu sẽ về từ ngục tối.

Cô gái đeo kinh trắng đứng bên trái là người yêu của Lê Văn Sơn. Sơn chính là người mới hôm qua báo công an miêu tả là một kẻ ngoan cố không chịu nhận tội trong vụ án mười mấy thanh niên Công Giáo bị bắt hồi năm ngoái.

Cả gia đình cô từ bố mẹ, anh chị đều hiểu việc làm của người yêu cô. Ông bố cô nói với tôi chắc nịch.

- Thằng Sơn là người tốt.

Một người tù mà có người yêu và gia đình người yêu nghĩ về mình như thế. Ngàn lần không thể là người xấu. Một người sắp bị kết án tù mà vẫn có người yêu đợi chờ mình như thế, không phải là người đáng trân trọng hay sao.

Tôi không muốn đập lại bài báo thay toà kết tội trước, những loại bài chứa đựng sự hiểm ác, hằn học đó hãy kệ chúng chết đi bởi tính vô nhân mà chúng đội nặng trên đầu. Tôi chỉ muốn đưa lời ca nhân ái của những nhạc sĩ tài hoa, đưa hình ảnh người con gái trung trinh chờ đợi người yêu trong một xã hội điên đảo như bây giờ. Để mọi người phán xét.

Chẳng ai muốn mình vào tù, nhưng nếu biết rằng mình phải chịu cảnh tù đầy. Mà có người con gái yêu thương mình đến thế, ai mà chả ước mơ phải không.

Nhưng chắc chắn để có được điều đó, bạn phải là người không tầm thường, nhất là về mặt tâm hồn bạn phải đẹp, cao thượng, dũng cảm, nhân ái.

Xin cho tình yêu của đôi bạn trẻ này sớm qua những ngày ly biệt. Xin cho một mùa xuân tươi sáng đến nhanh trên đất nước đầy rẫy những người đi lớp lớp vì non sông, đất nước để mong mang về một mùa thắm trên quê hương.

Nguồn: Facebook Người Buôn Gió

 

14 Phản hồi cho “Nghe nhạc Nguyễn Văn Đông – Trần Thiện Thanh”

  1. Võ Đình Tuyết says:

    Trong nghị quyết 36 gì đó,chính quyền cộng sản Việt nam sẽ dùng mọi hình thức đánh phá,hăm dọa,kêu gọi,hòa giải,hòa hợp với người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại.Thật ra, sự chiến thắng của tính nhân bản Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa thấy rõ từ trong ra ngoài.Bất chiến tự nhiên thành.Có đánh đâu mà cả toàn dân ùa theo văn hoá của Miền Nam,không thể cấm được.
    Trước năm 1975,những nhạc sĩ Miền Nam viết về đời lính trong tinh thần tự do nhân ái và yêu hòa bình.
    Họ không để một dấu vết hận thù,sắt máu,ác độc,căm hờn,sôi sục, trong mỗi lời nhạc.Họ chỉ viết những điều mà chính trong trái tim họ nghĩ ra.
    “Rồi có một ngày,một ngày chinh chiến tàn
    Anh trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao…” ( Nhạc Nhật Ngận)
    “Nếu một mai khi hòa bình
    Anh sẽ dìu em trên phố xưa” (Nhạc Trần Thiện Thanh)
    Vâng,lời nhạc như lời thơ mang theo tình người, không gươm dao.
    Họ đã phổ thơ Xuân Diệu,Huy Cận,hát vang lên cho mọi người mà không bị ai cấm đoán,ngăn chận.
    Hãy trở lại thời đó ở Miền Bắc cộng sản,và hỏi họ hát lên những điều gì,ngoài những bài gây hận thù tanh máu.
    Đó là lẽ tại sao bây giờ cả nước Việt Nam thích hát nhạc vàng,
    Những người dân Miền Bắc thời chiến tranh là đáng thương.Họ ao ước được một ngày “vất cùm,vất cờ,vất đảng” (Thơ Nguyễn Chí Thiện) Họ là Nguyện Huy Thiệp là Bảo Ninh, là Vũ Thư Hiên,là Huỳnh Ngọc Chấn và còn nhiều vô số kể.Họ đứng về nơi sự thật nhưng chẳng dám nói ra.
    Họ là hiện thân của hàng triệu người Việt nhân bản tình người,nhưng sống dưới guồng máy được nghiền nát từ tính chất cai ngục độc ác chủ nghĩa cộng sản ngoại lai.
    Sự chiến thắng của văn hóa Miền Nam VNCH sẽ được công khai nay mai.
    Người Buôn Gió,ông chỉ là người thấy trước vấn đề trong con tim Việt Nam hiền hòa thuần tuý mà thôi.Nhưng,cám ơn ông đã dám nói lên những điều thấy đúng mà nhiều người không dám nói.

    Người lính chiến bại Miền Nam VNCH
    Võ Đình Tuyết

  2. Trúc Bach says:

    Nhớ ngày xưa, có được băng “cát sét” nhạc Trần Thiện Thanh thì quý vô cùng, không dám cho ai nghe, chỉ sợ bị tố cáo là “tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy” .

    Riêng có bản nhạc Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh phổ từ thơ Hữu Loan thì cả cơ quan đều biết và đều mê ….nên nghe tương đối thoải mái .

  3. Huân Ph. says:

    Âm nhạc vốn luôn là trung tính,trung lập.Nó đi thẳng vào tâm hồn bạn,chẵng cần biết bạn là ai.
    Tôi nhớ những ngày ,vì là 1 người lính VNCH,phải đi tù cải tạo.Sống giửa rừng núi Đồng Ban,Tây Ninh,tôi đã có bao lần để tâm hồn mình rung động khi nghe bài hát “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”!
    Cám ơn ca sĩ Nguyễn hồng Nhung,người nghệ sĩ đích thực,đã thăng hoa,rung động hết mình .Có lẽ chẵng có ai hát ca khúc “Bắc đẩu” hay bằng Cô đâu.
    http://www.youtube.com/watch?v=Lx-h6iYwFu0

    • Hồ cương Qu says:

      Nguyễn Hồng Nhung, Thu Phương giọng hát hay nhưng giọng nói nghe đầy máu và nước mắt, cái giọng eo ẻo cao thấp còn hơn 1 bát âm mà Hồ Cương-qu tôi gọi là đặc trưng của 1 giọng Hà Nội Phá Sản, 1 Hà Nội bị hiếp dâm sau 1954.

  4. Huong Nguyen says:

    Cách đây ít lâu có người bạn forward cho tôi 1 bài viết của “Trung Tá?” Nguyễn văn Đông than phiền(?) ông đã lãng phí mấy chục năm kể từ sau tháng Tư 1975 và mong ước nhà cầm quyền CSVN sẽ cho phép nhạc của ông được xữ dụng rộng rãi trong “quần chúng” Việt-Nam… : tôi không hiểu ông phung phí cái gì?

    Trần Thiện Thanh – người ở lại Charlie – vẫn là 1 giọt lệ âm thầm trong trái tim của những người biết yêu đời lính, nhất là đời của những người lính bại trận VNCH…

    Người yêu của Lê văn Sơn, tốt nghiệp đại học, từ bỏ ánh sáng thành đô để trở về quê chờ đợi người yêu…

    Làm sao Người Buôn Gió có thể trộn 3 cái thái cực này với nhau trong 1 bài viết? – Xin đừng hiểu lầm: tôi đã đọc rất nhiều bài viết của Người Buôn Gíó và rất mến tấm lòng “dấn thân” của anh. Xin thành tâm chúc phúc cho anh Sơn và người yêu của mình.

  5. mythanh says:

    NBG viết hay lắm. Nếu anh là một nhạc sĩ thì anh hẳn cũng thuộc lớp nhạc sĩ viết những bản nhạc cho người ngã ngựa, hay cho những chiến sĩ đi chiến đấu mà vẫn đầy tính nhân bản như TTT và NVĐ, mt tin thế.
    Nói về sự chung thủy thanh cao của người yêu chờ đợi thật cảm phục. mt còn một niềm cảm phục khác nữa là những người yêu đồng chí hướng, như Đỗ thị Minh Hạnh, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, họ là những người yêu nhau và cùng là những TNLT. Hạnh sau khi kết án còn nói với Hùng và Chương, chúng mình sống chết có nhau, mặc công an đánh và dúi đầu cô sau đó. Hay như cặp vợ chồng PGHH đ/t đòi tự do tôn giáo Võ văn Bửu và Mai thị Dung, để cùng chịu tù tội đọa đầy, chị bệnh trầm trọng vẫn không nhận tội để chúng cho phép ra bệnh viện ngoài chữa trị… Nhạc sĩ Anh Bằng đã có bản Căn Nhà Ngoại Ô để nói đến người phụ nữ cũng gánh vác việc nước ngoài tình yêu đôi lứa:

    Tôi ở ngoại ô một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền Gần kề lối xóm có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn …
    Tôi bước theo tiếng gọi những người trai tha thiết với tương lai, vui xa ánh sáng phố phường xa người em nhỏ lên đường tòng chinh…
    Rồi hôm nao tôi về ghé thăm nàng ngoại ô đây con đường ánh tráng vàng, mà sao không thấy nàng, tìm em giờ tìm ở đâu sao không gắng đợi chờ nhau…
    Tôi hỏi người quen nàng nay là nữ cứu thương trên chiến trường, dặm ngàn sóng gió, biết sao nàng dấn thân trên bước đường… Tôi đứng nghe gió lạnh giữa màn đêm thương xé nát con tim…

    Lời nhạc xưa có …cải lương, nhưng chuyện tình thật đẹp … những hình ảnh thật đẹp …

  6. lequan says:

    Trần thiện Thanh , Nguyễn văn Đông và hầu hết các nhạc sĩ miền nam đều viết về người lính VNCH là thanh niên yêu nước khoác áo chiến binh lam tròn nghĩa vụ công dân . Không nhạc sĩ nào viết về nguyên nhân cuộc chiến , nỗi chán chương cũa người lính về cuộc chiến tranh vô lý không cần thiết , cuôc chiến do công sản VN phát đông do yêu cầu của công sản quốc tế . ” Trước là cách mạng quốc gia , sau là cách mạng tỏa ra toàn cầu ” Hồ chí Minh .
    Với tôi Trần thiện Thanh , Nguyễn văn Đông đã không làm tròn danh hiệu nghệ sĩ . Người lính miền nam chiến đấu không mang mối hận thù người lính miền bắc . Người lính miền nam hiểu người lính miền băc đã bị bưng bít sự thật và bị bắt buộc váo miền nam chiến đấu . Người lính miền nam biết sự thật cuộc chiến bẩn thìu chỉ phục vụ quyền lợi đế quôc cộng sản và tư bản nhưng không có cách nào khác là phải chiến đấu bởi cộng sản VN dùng sức mạnh buộc cả nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đưa dân tộc đến nghèo nàn và xã hội phi nhân tính .

  7. người việt hãi ngoại says:

    Bravo người Buôn Gió!
    Hoàn toàn đồng cãm với tác giả.
    Thật vậy, họ là những chiến sĩ dũng cãm đa tình trong thời chiến.
    Ngày nay không còn súng đạn, nhưng chiến tranh lại xảy ra trên mọi nẻo đường đất nước VN. Máu và nước mắt dân lành từ mọi hang cùng ngỏ hẽm, và ở đâu có bất công, nơi đó sản sinh những anh hùng, như Lê văn Sơn và người con gái trung trinh trong ảnh; và cả những chiến sĩ thầm lặng trên nhiều mặt trận khác nhau, để đòi lại quyền làm người đúng nghĩa. Gần nhất chính Người Buôn Gió là một, là một trong muôn triệu chiến sĩ thời bình,đã và đang dũng cãm kiệt xuất trên nhiều mặt trận, không khoan nhượng cái ác.
    Ngưỡng phục các bạn biết bao, những chiến sĩ thời bình trên khắp quê hương VN thân yêu.
    “Lấy trí nhân thay cường bạo,
    Đem đại nghĩa thắng hung tàn” Nguyễn Trãi

  8. người góp gió says:

    Người buôn gió ơi, tôi biết anh mua mà không bán, gió anh mua bằng tâm trí máu huyết của chính anh. Anh mua được bao nhiêu cứ giữ đấy, đợi tôi với, tôi cũng đang góp gió khi nào được kha khá tôi sẽ tặng anh làm thành cơn bão thật to.

  9. TTLan-Paris says:

    Bài viết thật hay. Những người tù lương tâm ngày hôm nay dưới chế độ cs phi nhân đạo thì họ cũng là lính, những chiến sĩ tự do tranh đấu cho đất nước và dân tộc. Oai hùng hơn nữa là họ không có vũ khí nào ngoài trí can cường, nhân cách, lòng dũng cảm, tình yêu nước thương dân và ước vọng tự do nhân quyền của họ. Người Buôn Gió cũng là một chiến sĩ tự do đang dùng ngòi bút để tranh đấu. Cám ơn Anh.

  10. T. says:

    Cảm phục lòng can đảm của bạn Lê Văn Sơn, và lại cảm phục tấm lòng thanh cao không màng danh lợi của người bạn gái của bạn hơn nữa!Cầu chúc hai bạn luôn luôn được an bình, khỏe mạnh để chống chọi lại bọn lang sói để đất nước sớm được độc lập,và nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
    Cám ơn tác giả ” Người Buôn Gió”.

Leave a Reply to người góp gió