WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luật Sư Trần Quang Thành – Hiệp Sĩ Mù nghe gió kiếm

Luật sư Trần Quang Thành và vợ con. Nguồn: AFP/Getty Images

Ông Trần Quang Thành (TQT) sinh ngày 12 tháng 11 năm 1971, tức năm nay ông sắp 41 tuổi. Ông bị mù từ thuở ấu thơ sau một cơn sốt nặng. Ông chỉ bắt đầu đi học năm 1994 ở trường Trung Học Thanh Đảo cho người mù và tốt nghiệp năm 1998. Sau đó ông quan tâm về luật và nhờ các anh em của ông đọc sách luật cho ông tự học. Ông có vợ và hai con. Ông là một nhà tranh đấu nhân quyền cho dân chúng ở vùng nông thôn của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông có biệt danh là “luật sư chân đất” do hết lòng bênh vực cho quyền của người phụ nữ và sự an sinh của dân nghèo, giúp nông dân khiếu kiện đất đai và đấu tranh cho quyền của người tàn tật. Ông được biết nhiều qua việc đưa ra công luận về chính sách kế hoạch hóa gia đình bằng bạo lực để ép buộc 7,000 phụ nữ phá thai vào giai đoạn cuối và các biện pháp làm cho tuyệt tự.

Năm 2005 ông được thế giới biết đến qua việc tổ chức vụ kiện tập thể chống lại chính quyền của huyện Lâm Nghi thuộc tỉnh Sơn Đông đã tàn bạo trong việc cưỡng chế chính sách một con. Sau đó ông bị quản thúc tại gia 7 tháng từ tháng 9, 2005 đến tháng 3, 2006 và chính thức bị bắt tháng 6, 2006. Ngày 24 tháng 8, 2006 ông bị kết án 4 năm 3 tháng tù về tội “làm thiệt hại tài sản và tổ chức đám đông làm cản trở lưu thông”. Ông được thả ngày 8 tháng 9, 2010 và sau đó lại bị quản thúc tại gia. Ông và vợ bị đánh đập, con gái ông cũng từng bị cấm đi học và nhiều người ủng hộ khi tới thăm nhà ông đã bị chặn đánh. Năm 2007, ông được báo Time chọn vào danh sách 100 người trong năm và được trao giải Ramon Magsaysay Award, thường được gọi là giải Nobel Á Châu. Một tổ chức nhân quyền đã giúp đưa video hình ảnh công an canh giữ và trù dập gia đình ông ở  làng Đông Sư Cổ, tỉnh Sơn Đông hôm 9 tháng 2, 2011.

Nhà cầm quyền TQ bỏ tù và quản chế ông trước khi bắt cũng như sau khi thả, mà theo ông Ngụy Kinh Sinh, nhà tiên phong của phong trào dân chủ TQ nhận xét rằng: tuy ông TQT bị mù, bị khuyết tật cơ thể nhưng ý chí của ông thì thật là dũng mãnh. Do hết lòng bảo vệ dân chúng cho nên chính bản thân ông và gia đình trở nên là nạn nhân. Việc trước cũng như sau khi ra tù ông tiếp tục tranh đấu cho dân làng đã làm cho quyền lợi của giai cấp thống trị tham ô của chính quyền địa phương bị thiệt hại. Trong khi đó, sự đàn áp dân chúng ở nông thôn là cách hành xử phổ thông của các giới chức CS địa phương đối với các vùng quê trên toàn quốc, do bởi thực chất nền tảng quản lý xã hội của họ là bạo lực, chứ không phải pháp luật như được trưng bày, của các lãnh chúa CS địa phương để duy trì ổn định xã thôn, và cũng là chủ trương của Đảng CSTQ.

Nếu họ dung dưỡng những việc làm của ông TQT thì nó sẽ tạo nên một phong trào đòi quyền sống nổi lên từ hạ tầng cơ sở, vì khi những người khác nhìn thấy ông TQT tranh đấu có hiệu quả thì họ sẽ vùng lên làm theo, chống lại chính quyền, làm cho quyền lực của các lãnh chúa CS địa phương bị giới hạn, nó phá hỏng nền tảng quản lý nông thôn bằng đàn áp của đảng CSTQ, làm cho chính quyền địa phương, các phe nhóm của họ ở trung ương và cả đảng CS sẽ không chấp nhận. Nó sẽ làm cho chế độ bị lung lay từ gốc rễ và đưa đến sự sụp đổ, như ông Mao Trạch Đông đã từng hô hào: lấy rừng núi chế ngự đồng bằng, lấy nông thôn bao vây thành thị, tổng khởi nghĩa, tổng nổi dậy, tổng tấn công. TQ cũng như VN, có khu nông thôn rộng lớn, cho nên nếu họ không ổn định được nông thôn thì nó sẽ lan ra thành thị.

Ông TQT bị công an giám sát 24/24 chung quanh nhà, cho nên trước khi vượt thoát ông đã giả dạng bị ốm nặng nằm liệt giường để không xuất hiện trước cửa nhà, làm cho công an tưởng thật và không chú ý đến sự ít xuất hiện của ông bên ngoài nhà. Sau đó, đêm 22/4/2012 ông lén leo tường ra khỏi nhà lúc ban đêm, do bị mù nên bóng tối không là trở ngại cho ông. Ông cũng ít bị trở ngại khi di chuyển lúc ban đầu trong vùng ông ở vì đã quen địa hình địa vật, nhưng sau đó khi ra khỏi vùng cư ngụ là một sự khó khăn lớn lao cho ông, ông cho biết đã bị té ngã hơn 200 lần và chân bị thương khi đến được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông nói việc qua mặt lính canh không phải là điều dễ dàng.

Dĩ nhiên có rất nhiều bạn bè và thân nhân đã giúp ông trong cuộc chạy trốn ly kỳ này mà sau đó những người giúp ông đã bị bắt và bị mất tích. Ngày 26/4/2012 chính quyền mới biết ông đã trốn thoát, ngày 27/4/2012 những người ủng hộ ông cho biết ông đã an toàn ở một nơi ở Bắc Kinh và cùng lúc, một tổ chức nhân quyền đã giúp ông để đưa lên trang mạng Boxun ở Hoa Kỳ cái video quay ông trong phòng tối, gửi Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà trong đó ông yêu cầu 3 điều:

1. Phải điều tra và truy tố các quan chức đã đánh đập người thân của ông,

2. Phải bảo đảm an toàn cho gia đình ông,

3. Phải giải quyết và trừng trị nạn tham nhũng ở Trung Quốc theo đúng luật pháp.

Ông đã trú ở Tòa Đại Sứ HK 6 ngày và rời Tòa Đại Sứ ngày 2/5/2012 sau khi TQ hứa hẹn rằng ông và gia đình ông sẽ được đối xử “nhân đạo” ở TQ. Ông đã được Đại sứ quán Mỹ đưa tới khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, để khám sức khỏe và chữa chân bị thương do vượt thoát. Cả HK và TQ thoạt đầu đều nói rằng ông TQT tự nguyện rời sứ quán, nhưng câu chuyện sau đó cho thấy phức tạp hơn nhiều.

Sau khi được đưa vào bệnh viện và gặp lại vợ con, ông nói rằng ông muốn rời TQ để đi HK, vì ông lo lắng cho sự an toàn của ông và gia đình ông nếu ông ở lại TQ. Ông nói việc rời Tòa Đại Sứ là do những áp lực ngoài ý muốn của ông, vì TQ đe dọa vợ con ông đang nằm trong tay họ. Viên chức Hoa Kỳ cũng nói với ông là vợ và con ông sẽ bị TQ đưa về Sơn Đông nếu ông vẫn ở trong sứ quán. Nhà dân chủ Tăng Kim Yến ở Bắc Kinh tiếp xúc ông TQT và cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận rời Tòa ĐS. Ông TQT nói rằng chỉ sau khi rời khỏi sứ quán thì ông mới nhận ra hết các mối đe dọa với thành viên gia đình ông.

Anh trai ông là Trần Quang Phủ và cháu trai là Trần Khắc Quý hiện đã bị TQ giam giữ. Ông nói với đài VOA là có những tên “côn đồ” mang gậy gộc đến nhà người cháu là Trần Khoa Cử để đánh đập. Hôm 4/5/2012 trong phiên điều trần của Quốc Hội HK, ông đã gọi điện vào khẩn cầu giúp đỡ và lo ngại những điều không lành đang xảy ra cho mẹ và các anh của ông. Ông cho biết những dân làng giúp đỡ ông đều bị trừng phạt. Nhà của ông ở Sơn Đông đã bị công an chiếm toàn bộ và họ lắp bảy camera trong sân nhà và ngồi cả trên nóc nhà, ăn ngay tại bàn trong nhà và chiếm dụng đồ dùng, chuẩn bị dựng hàng rào bằng dây điện quanh nhà.

Sự kiện một người bị mù lòa có thể trốn thoát sự canh giữ 24/24 của CS và hơn nữa lại lọt vào được Tòa Đại Sứ HK đã trở thành một tin tức hết sức thu hút sự quan tâm của cả thế giới, làm cho cả hai chính quyền TQ và HK cảm thấy mất thể diện. TQ mất thể diện là một sự đương nhiên, nhưng HK mất thể diện vì dư luận nhận thấy rằng chính quyền Obama yếu đuối, không có bản lãnh để bênh vực nhân quyền cho ông TQT mà phải tìm cách để cho ông rời Tòa Đại Sứ và lọt trở lại vào vòng tay của CSTQ, một lý cớ chính đáng để đối thủ của ông Obama là ông Mitt Romney tấn công trong mùa bầu cử ở Mỹ. Ông Romney cho rằng nếu thông tin các viên chức Mỹ đã thuyết phục ông TQT rời đại sứ quán là đúng thì “đó là ngày đen tối của tự do và là ngày xấu hổ cho chính quyền Obama”.

Nó lại xảy ra ở thời điểm nhạy cảm là vài ngày trước khi hai bên HK và TQ có những thảo luận về kinh tế và chiến lược cấp cao, với bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner đến Bắc Kinh thương thảo, do đó cả hai bên đều muốn ông TQT ra khỏi Tòa Đại Sứ càng sớm càng tốt.

Nó cũng xảy ra khoảng 6 tháng trước đại hội thứ 18 của đảng CSTQ mà nhóm lãnh đạo mới tiêu biểu bởi ông Tập Cận Bình sẽ lên cầm quyền, và chưa đầy hai tháng sau khi ông Bạc Hy Lai và phe nhóm bị hạ bệ hôm tháng Ba, 2012.

TQ đã theo dõi từng lời nói của chính quyền HK và biết được rằng HK không đủ mạnh, do đó trong riêng tư họ chiều theo ý muốn của HK là làm những hứa hẹn đầu môi chót lưỡi để tìm cách moi ông TQT ra khỏi Tòa Đại Sứ HK trước đã, rồi sau đó quay trở ngược về lập trường cứng rắn của họ, sau khi đã nắm được ông TQT trong tay, cho nên trong con mắt của giới trẻ TQ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, TQ đã thắng điểm HK ở vòng này. Tuy nhiên, sau khi bị rơi lại vào tay CSTQ và gặp lại được vợ con, ông TQT biết rõ bộ mặt thật và bản chất của CS, thấy rằng tình trạng của ông hết sức nghiêm trọng để có thể ở lại TQ. Cho nên ông đưa ra những đòi hỏi mới và bày tỏ ý muốn cùng gia đình rời TQ để thoát khỏi sự đàn áp. Điều này làm TQ vừa thắng vòng nhất thì lại thua vòng nhì và giới trẻ cực đoan TQ bị xấu hổ.

Hơn nữa, khi ông TQT được trao lại cho TQ, ông đã trở thành củ khoai tây nóng mà sờ vào có thể bị phỏng tay, bởi vì nếu tiếp tục trù dập ông thì không ổn vì cộng đồng thế giới quan tâm và HK cam kết bảo vệ, nó sẽ gây tranh cãi ngoại giao, ảnh hưởng đến quan hệ của hai nước cũng như quyền lợi của các đại tư bản. Nhưng nếu không trù dập ông TQT thì cũng không được, bởi vì nó sẽ khuyến khích những người khác ở thôn quê đứng lên chống lại chính quyền, làm lung lay nền tảng cai trị của chế độ. Do đó nó làm cho nhà cầm quyền CSTQ ở vào thế tiến thối lưỡng nan.

Cho nên, HK và TQ đã cùng nhau tìm lối thoát cho sự mất mặt này bằng cách để trường Đại Học New York mời ông qua du học, và đi với gia đình, vì đó là thủ tục xuất ngoại bình thường cho công dân TQ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/5/2012 cho biết ông TQT có thể “làm thủ tục thông qua các kênh thông thường, theo quy định của pháp luật”. Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay họ sẽ nhanh chóng cấp thị thực cho ông Trần và gia đình sang Mỹ.

Tuy vậy, hôm 7/5/2012, TQ qua phát ngôn viên Hồng Lỗi, lên tiếng yêu cầu HK rút kinh nghiệm để tránh để tái diễn những sự cố như trường hợp luật sư mù TQT. Ông Lưu Vi Dân của Bộ Ngoại giao TQ trước đó đã nói rằng TQ rất bất bình vì HK can thiệp vào nội bộ TQ và Hoa Kỳ cần xin lỗi, nhưng HK nói sẽ không xin lỗi. Dù vậy, hôm 2/5/2012 một viên chức HK đã nói rõ là một sự cố tương tự sẽ không xẩy ra nữa.

TQ đang có tranh chấp lớn trong nội bộ sau vụ Bạc Hy Lai và lại ở trong giai đoạn sắp chuyển quyền, cho nên những người đương quyền e ngại những biện pháp táo bạo, dù đó là buông tha hay đàn áp ông TQT. Cho nên việc giải quyết dựa vào những người sắp lên lãnh đạo, bởi vì hiện giờ họ vẫn không có trách nhiệm. Việc cho ông TQT đi du học sẽ tạo cho họ uy tín là có khả năng giải quyết khủng hoảng, có lợi cho họ về vấn đề đối nội và đối ngoại trong tương lai.

Về phần ông Obama, dù sao ít nhiều cũng đã bị thiệt hại. Việc giao ông TQT lại cho TQ là một lỗi lầm đáng trách. Mới hôm 6/2/2012 ông cảnh sát trưởng Trùng Khánh là Vương Lập Quân đã đi tìm đường sống bằng cách chạy vào Tòa Lãnh Sự HK ở Thành Đô, nhưng HK đã giao ông ta lại cho chính quyền trung ương TQ, viện cớ rằng đây không phải là tỵ nạn chính trị vì không phải là nạn nhân bị chính quyền đàn áp mà là tranh chấp nội bộ. Dư luận chấp nhận lời giải thích này một cách miễn cưỡng vì ai cũng biết rằng cuộc đời ông Vương Lập Quân sẽ bao phủ mây đen và HK không đủ mạnh để có thể cho ông đi tỵ nạn chính trị. Để ông TQT rời Tòa ĐS, chính quyền Obama chỉ lo đi nước cờ hội nghị kinh tế và chiến lược sắp xảy ra vài ngày sắp tới mà không quan tâm đến những hậu quả chính trị của việc ông TQT bị TQ trù dập. Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống vì Cộng Hòa, kể cả cử tri Dân Chủ sẽ không chấp nhận thái độ quay lưng này.

Việc ông TQT đổi ý và đòi đi HK sẽ giúp ông Obama phần nào lấy lại uy tín, nhưng không thể trọn vẹn được vì thiệt hại đã xảy ra. Hơn nữa, trường hợp của ông TQT không phải chấm dứt ở đây, bởi vì như đã nói, trù dập những người dân đòi quyền sống là chính sách của CSTQ, nếu ông đi HK thì vợ con ông sẽ bị, nếu vợ con ông đi thì mẹ và anh em ông sẽ bị, cũng như những người khác đã giúp ông, bởi vì họ phải “giết gà để nhát khỉ”, một nhu cầu chính trị thường trực của họ. Truyền thông báo chí HK và các chính khách Cộng Hòa chắc chắn sẽ theo dõi. Hơn ba năm qua, theo ông Ngụy Kinh Sinh nhận xét, nhà cầm quyền TQ đã quen thói suy nghĩ là cứ đàn áp nhân quyền vì chính quyền Obama không quan tâm, họ tin rằng chính quyền Obama là chính quyền yếu và hơn nữa, sức mạnh kinh tế của TQ đã làm HK yếu đi. Cho nên bắt nạt HK để tạo thế chính trị cho mình bên trong TQ là thời thượng của các phe nhóm trong đảng CSTQ.

Hiệp sĩ mù TQT sẽ tiếp tục nghe gió kiếm để biết đường gươm của TQ và HK hầu lăng ba vi bộ (tránh né). Sự việc sẽ ảnh hưởng đến nội tình của TQ và HK, lên bang giao hai nước. Nó vượt ra ngoài tầm tay của ông TQT cũng như của hai chính quyền trong cuộc.

Theo nhận xét của GS Minxin Pei trên The Wall Street Journal ngày 2/5/2012, CSTQ đang bước vào giai đoạn hiểm họa sụp đổ do sự mất đoàn kết của nhóm lãnh đạo chóp bu và sự vùng lên ngày càng nhiều của những người bất đồng chính kiến. Theo ông Pei, bên dưới cái mặt nạ hùng cường của TQ là sự tan vỡ của cái nền móng. Quan sát các chế độ độc tài và đối chiếu với ba quy luật về sự sụp đổ, ông cho rằng chế độ hiện tại của TQ sẽ bị sụp đổ trong vòng 10 năm vì CSTQ đã có 3 yếu tố này cũng như những triệu chứng của thời kỳ tiền sụp đổ. Đó là (1) quy luật 6,000 đô PPP mãi lực đầu người, (2) quy luật tuổi thọ không quá 74 năm của các chế độ độc tài, và (3) quy luật 7:1 mà 7 người tốt nghiệp đại học chỉ có một người có cơ hội.

Quy luật thứ nhất nói rằng các nước không sản xuất được dầu mà trong đó có TQ không thể duy trì được sự độc tài khi mãi lực của người dân đã đạt được mức 6,000 đô la trở lên. Mãi lực của người dân TQ hiện giờ là 8,382 đô PPP mặc dù sự phân chia trên thực tế không đồng đều. Quy luật thứ hai nói rằng không có một chế độ độc tài nào trên thế giới có được tuổi thọ trên 74 năm, Liên Sô thọ nhất được 74 tuổi, Quốc Dân Đảng ở Đài Loan được 73 tuổi, đảng PRI ở Mễ Tây Cơ được 71 tuỏi. Đảng CSVN nay được 67 và Đảng CS Trung Quốc 63 nên đều ở vào thập niên cuối cùng của sự hấp hối như tiền lệ đã xảy ra ở Liên Sô hay Mễ. Với quy luật thứ ba 7:1 thì đại bộ phận những người trẻ có tài năng và tham vọng không được tiến thân trong các chế độ độc tài, như ở TQ mỗi năm có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học thì chỉ có 1 triệu vào đảng và dùng nó làm con đường tiến thân, thành phần 6 triệu còn lại không được trọng dụng và trở thành lực lượng bất mãn, và cứ mỗi năm thì lực lượng này càng gia tăng và chống đảng.

Sự yếu đuối của HK về nhân quyền đối với TQ hay các chế độ độc tài khác như Việt Nam làm cho các chế độ này được kéo dài, cho dù nền móng của nó đã bị mục rữa, bởi vì nó ngăn chận sự tiến lên của một sức mạnh thay thế. Do kinh tế xuống cấp, HK và tây phương đã mất tự tin trong các giá trị và mô hình xây dựng xã hội của mình, đánh mất tư thế lãnh đạo và bị TQ xem thường. Lịch sử đã chứng minh rằng kinh tế thịnh suy chỉ là những chu kỳ ngắn hạn, mô hình chính trị tự do dân chủ tôn trọng con người là nền tảng dài hạn mà trên đó sự thịnh vượng được dựng xây. Trừ khi HK có một thái độ tích cực hơn về nhân quyền ở các nơi trên thế giới, HK sẽ đánh mất linh hồn cho tư bản đa màu và đi vào hiện tượng vong thân.

© Lê Minh Nguyên

© Đàn Chim Việt

 

5 Phản hồi cho “Luật Sư Trần Quang Thành – Hiệp Sĩ Mù nghe gió kiếm”

  1. Quốc Tuyên says:

    “Xin để những người Việt quốc-nội có câu trả lời, vì họ – những người đang bị áp-bức – tự hiểu mình hơn ai hết, và họ biết phải làm gì khi nghe, đọc, theo dõi sự việc TQT.” Nghe ông này nói mà thấy nực cười. Ai đang bị áp bức??? Hay chính những người luôn kêu gào một phong trào chống cộng sản đang bị áp bức bởi chính tư tưởng cực đoan của mình. Nếu mở rộng trí óc mình ra thì thấy ở chế độ nào cũng có những sai phạm của nó dù ít hay nhiều. Đừng vịn vào những số ít mà quy chụp cho cả một đất nước, một dân tộc.”Hơn nữa người Á châu do ảnh hưởng của Phật, Khổng, Lão đè nặng trên tư duy hơn 2 ngàn năm nay đã làm cho người dân an phận, chịu đựng, chấp nhân như là định mệnh, hoặc nhân quả, nghiệp – không có ý thức phản kháng như dân chúng Tây phương hoặc Nam Mỹ.”???? Xin hỏi ở đâu trên thế giới có một dân tộc không bao giờ chịu làm nô lệ, một dân tộc có sức phản kháng giặc ngoại xâm mạnh mẽ như dân tộc Việt Nam?! Chính các người với giọng điệu của mình mới là những con người an phận, bị tiền tài, vật chất làm lu mờ ý chí quay giáo chống chính đồng bào của mình. Tôi phỉ nhổ vào cái mà các người gọi là tự do, ý thức phản kháng của dân chúng Tây phương.

    • motnguoidanviet says:

      Nước miếng phỉ nhổ của bạn chỉ có thể là một đống rãi dơ bẩn chẳng có thể lọt vào và cũng chẳng có thể thay đổi được đại dương ý thức tự do và phản kháng của dân chúng Tây phương được. Ý thức tự do và phản kháng của phương tây đã giúp dân chúng họ sống mạnh, sống hùng cả bao thế hệ, không bấp bênh không tàn lụi như những ý thức hệ của bọn Cộng sản. Chắc chắn rằng đại dương tự do và ý thức phản kháng của dân chúng phương Tây có nhiều lôi cuốn và có thể nhận chìm các chế độ Cộng sản.

    • mộtnguoiVN says:

      Tôi xin bổ túc thêm phản hồi của tôi ở trên là “đại dương tự do và ý thức phản kháng của dân chúng Tây phương sẽ nhận chìm các chế độ Cộng sản” Đúng vậy điều này đã xẩy ra tại nước ông tổ của bọn cộng sản là Nga Sô.

  2. CôngĐài says:

    Tác-giả có nhận-xét sâu-sắc qua việc TQT, về phản-ứng của cả TQ lẫn HK. Tôi cũng đồng ý với Hồng Lĩnh về qui-luật thứ hai của GS Minxin Pei là không có tính-cách phổ-quát, mà chỉ có tính qui-nạp, chỉ dựa trên một vài sự-kiện lịch-sử thế-giới để cho một công-thức chung, thì đã không có giá-trị ngay trên phạm-vi khoa-học thường-nghiệm, nói chi trên lãnh-vực chính-trị. Tôi cũng không đồng ý kết-luận theo qui-luật 1, vì rằng, TQ có thể từng bước chuyển-hướng xu-thế chính-trị theo từng mức thu-nhập đầu người đó. Tôi muốn đi vào cái point của bài chủ theo suy-nghĩ của riêng tôi, nếu không phải của tác-giả. Sự-kiện TQT, một người mù, không đơn-giản mà có thể vào được sứ-quán HK, nhất là vòng đai an-ninh cảnh-báo của Công-An TQ không lỏng-lẻo, tất nhiên phải nhờ hậu-thuẩn, không chỉ bởi những thân-nhân, mà còn bởi cả phẩm và lượng của những người khác tích-cực, chấp-nhận hy-sinh – kể cả tính-mạng – giúp-đở. Số người này phải đông-đảo, phải thật tích-cực, phải hết sức chống bạo-quyền của nhà cầm quyền TQ, phải..v.v…Rõ-ràng điều này đã, đang không, không thể thực-hiện tại VN. Sự tàn-bạo của nhà cầm quyền VN không hơn của TQ, sự trấn-áp tại VN cho là ngang-ngửa với tại TQ, nhưng không hơn được, hệ-thống an-ninh cảnh-báo của hai nước chắc cũng như nhau. Nêu những điều trên, tôi muốn đặt vấn-đề với tinh-thần đấu-tranh của người dân quốc-nội VN. Tôi không phủ-nhận tinh-thần một số người tranh-đấu đã và đang chịu bắt-bớ, tù-đày, chết-chóc, gian-khổ mọi bề ; nhưng nói chung, thiếu tổ-chức, thiếu sự hậu-thuẩn hữu-hiệu. Vì sao vậy ? Đại-đa-số thiếu can-đảm chăng ? An-phận chăng ? v.v…? Xin để những người Việt quốc-nội có câu trả lời, vì họ – những người đang bị áp-bức – tự hiểu mình hơn ai hết, và họ biết phải làm gì khi nghe, đọc, theo dõi sự việc TQT.

  3. Hông Lĩnh says:

    Quy luật thứ hai, theo tui thì không phải là quy luật phổ quát .
    Các nươc độc tài có thể không thọ quá 74 năm – nhưng độc tài + phong kiến như TQ và VN thì có thể sống dai hơn. Hơn nữa người Á châu do ảnh hưởng của Phật, Khổng, Lão đè nặng trên tư duy hơn 2 ngàn năm nay đã làm cho người dân an phận, chịu đựng, chấp nhân như là định mệnh, hoặc nhân quả, nghiệp – không có ý thức phản kháng như dân chúng Tây phương hoặc Nam Mỹ.

Phản hồi