WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩa hay lợi?

Cần chấm dứt đức trị và thay thế bằng nền pháp trị. Ảnh mang tính minh họa

“Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi… Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện”.

Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng. Đọc câu nói mang nặng màu sắc Nho giáo này trong một bài viết, tôi đã suy nghĩ rất mông lung về những giá trị cổ xưa mà ông cha ta đã suy tôn trong hành trình “tự Hán hóa” của mình. Đối với nhiều người, có lẽ câu nói rất ấn tượng, mang tầm vóc một phương châm sống đầy giá trị và đậm chất luân lý. Nhưng theo tôi, không thể nhận thức đơn sơ về “nghĩa” hay “lợi” như thế.

1/Quân tử và nền đức trị

“Quân tử” trong cách hiểu cơ bản nhất của người Trung Hoa xưa, là người cai trị. Do đó, từ này nguyên khởi được dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia du nhập Hán học khác. Với quan điểm đức trị mà Khổng giáo ra sức truyền bá hay thậm chí là áp đặt, những người cai trị là những kẻ tài đức vẹn toàn, là những ông vua anh minh mang tầm vóc thánh nhân, là những ông quan phụ mẫu chi dân. Theo cách dùng ấy, chúng ta hiểu rằng, quân tử là những người tài đức xuất chúng và có khả năng thống soái thiên hạ. Sau này, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa.

Quả tình, tôi không thích Nho giáo, không thích cả những khái niệm của nó. Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi. Bởi trong nền văn hóa ấy, người ta luôn miệng nói về đạo đức nhưng không có bất cứ một định chế khả dĩ nào để bảo vệ những giá trị luân lý ấy. Cũng chính trong nền văn hóa ấy, nơi mà kẻ cai trị được mặc định là những người vừa có tài thao lược, vừa có đức hạnh, chúng ta chỉ thấy đầy dẫy những kẻ bất chấp thủ đoạn để thoán đoạt thiên hạ hoặc ích kỷ hại nhân. Nào là Lưu Bang giết Hàn Tín sau khi đã thâu tóm thiên hạ về một mối, Lý Thế Dân giết anh em để lên ngôi hoàng đế…

Thật vậy,đạo đức xã hội không bao giờ được giữ gìn bằng cách hô hào, mà chỉ bằng thể chế chính trị, bằng luật pháp và phần còn lại được giao phó cho những định chế xã hội khác như: tôn giáo, giáo dục…Ngày hôm nay chúng ta biết rằng, động cơ hành động của con người là tự lợi. Bởi nhận chân ra điều ấy, nhân loại mới tạo lập thể chế dân chủ pháp trị. Kẻ lãnh đạo không thể trở nên tài đức chỉ vì mang cái danh quân tử. Ngược lại, ngay từ đầu họ phải được giả định là kẻ xấu, có khả năng lạm quyền, tư lợi, và phải được kìm chế bởi một cơ chế chính trị nghiêm khắc. Ở đó, họ bị đặt vào tình huống: nếu họ vi phạm những cam kết với người dân, hậu quả mà họ lãnh nhận sẽ lớn hơn nhiều so với mối lợi mà họ có được khi vi phạm. Nhân loại ngày hôm nay không tin tưởng vào những phẩm giá tốt đẹp được gán (một cách hão huyền) cho kẻ cầm quyền theo kiểu đức trị. Với thể chế chính trị tự do, người dân dõng dạc tuyên bố với kẻ cai trị rằng: “Các ông cứ tỏ ra tốt đẹp bề ngoài, còn chúng tôi không biết thâm tâm các ông mưu tính chuyện gì. Nhưng nếu các ông làm bậy, các ông sẽ nhận hậu quả nhãn tiền”.

2/Nghĩa hay lợi

Trở lại với câu nói đã được đề cập ở đầu bài viết, nó hoàn toàn đặt trên bình diện đức trị của Nho giáo, phản thực tế và phản khoa học. Theo đó, người ta chia con người thành hai loại: một, hành động vì nghĩa; hai, hành động vì lợi. Phân loại con người thô thiển như thế sẽ dẫn tới những ngộ nhận tai hại. Trong mỗi một con người, có cả bản năng vị kỷ và bản năng cộng đồng. Động cơ, hoài bão và hành động của con người là tổng thể những mối tương tác của các bản năng này chứ không thể phân biệt nhị nguyên như trên.

Như đã nói ở trên, trong thực tế, nhân loại có xu hướng hành động vì lợi ích. Bản thân việc hành động vì lợi không phải là việc xấu xa về luân lý. Việc xem lợi ích là một giá trị tiêu cực về đạo đức là đi ngược lại quy luật tự nhiên, và thậm chí là cản trở sự tiến bộ. Đối với nền văn hóa Khổng Nho, chỉ có những kẻ thấp kém về tư cách và tài năng mới hành động vì lợi, còn thánh nhân thì hành động vì nghĩa. Nhưng mặc cho những giáo điều mà họ rêu rao, con người là con người. Mặc cho những truyền giảng đạo đức to lớn của họ, những kẻ đứng đầu thiên hạ, những quân vương được lưu danh sử sách, luôn là những người hành động vì lợi. Ai nói những quân vương độc tài như Tào Tháo, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương…hành động vì nghĩa? Thật trớ trêu, trong một nền văn hóa luôn xiển dương đạo đức, chính ở đó, đạo đức bị chà đạp thô bạo nhất, và hơn nữa bị lợi dụng để mang lại lợi ích cho kẻ cầm quyền độc tài.

Người ta quên mất rằng, điều quan trọng là cần phải xác định: “nghĩa” là nghĩa như thế nào, nghĩa đối với ai; còn “lợi” là lợi gì, lợi ích cho ai; chứ không phải chỉ nói “nghĩa” và “lợi” chung chung. Và việc đồng hóa “nghĩa” với “thiện”, “lợi” với “ác” như câu nói trên thật không thỏa đáng. Rất nhiều khi, cái “nghĩa” dành cho thiếu số sẽ là họa cho đa số còn lại (ví như: việc vì ơn mưa móc chúng ta từng có được từ Đảng cộng sản làm cho chúng ta không thể lên tiếng chí trích Đảng hoặc chỉ trích không tới nơi chỉ có thể là “nghĩa” với Đảng thiểu số chứ chẳng thể là nghĩa đối với đa số còn lại); và cũng như thế, “lợi”(dù là tư lợi) cũng không bao giờ là đồng nghĩa với “ác” nếu cái lợi ấy đạt được bằng những phương tiện hợp pháp, hợp luân lý.
Ấy vậy mà, chữ “nghĩa” lòe loẹt ấy trong suốt thời quân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam đã là cái gông đeo cổ cho toàn xã hội, đã là giá trị “sáng lòe” để nô lệ hóa cá nhân, để phục vụ cho những cá nhân cai trị mang danh tập thể. Đến thời kỳ Cộng Sản, chữ “nghĩa” lại bị lợi dụng để kéo hàng triệu thanh niên ngây thơ vào “cuộc chiến chống đế quốc” mà thực ra là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Thế mới biết “nghĩa” không đứng trơ trọi một mình để bắt người ta phải hành động, phải hy sinh; cái “nghĩa” đó phải đi cùng với lợi ích to lớn và lâu dài của cộng đồng thì mới có giá trị, xứng đáng là “nghĩa” thật. “Nghĩa” mà không mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân hay cộng đồng thì việc chạy theo nó là điều vô ích. Cái “nghĩa” mà không đi kèm với sự suy xét chín chắn có khi lại gây họa cho bản thân và nghiêm trọng hơn là cho cộng đồng.
Xét đến chữ “lợi”, mỗi cá nhân là phần tử của xã hội, lợi ích dành cho mỗi cá nhân là góp phần vào lợi ích chung của xã hội. Bởi vậy, sự mưu cầu lợi ích cá nhân, mà không xâm hại đến lợi ích của các cá nhân khác và của xã hội là điều tốt đẹp và cần được phát triển. Còn đối với những trường hợp mang lại lợi ích cho xã hội, thì “lợi” này mới chính là “nghĩa” thật. Cái “lợi” ấy, bây giờ không chỉ mang ý nghĩa luân lý tích cực, mà còn là sự thể hiện của trí tuệ.

3/Sự cáo chung cần thiết của nền đức trị

Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”. Văn hóa “đức trị” ấy đã “trao tặng” cho Việt Nam một Hồ Chí Minh thủ đoạn hơn người nhưng được tôn vinh thành “vị cha già dân tộc đại trí đại tâm”. Nền đức trị không bao giờ ngăn nổi người ta trở thành những kẻ độc tài tàn bạo; mà ngược lại còn “thánh hóa” kẻ độc tài ấy, và đưa đến khả năng chính danh hóa sự cai trị chuyên chế qua nạn sùng bái cá nhân bệnh hoạn.

Trong cuộc đấu tranh hôm nay, chúng ta đấu tranh vì “nghĩa” sao? Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, chúng ta đấu tranh vì “lợi” nữa chứ. Nền dân chủ tự do sẽ mang lại cho toàn thể quốc gia này cũng như mỗi một cá nhân trong xã hội những lợi ích to lớn. Chúng ta đấu tranh cho dân chủ không phải vì nó tốt chung chung theo kiểu mị dân, mà vì nó mang lại lợi ích thực tế đã được kiểm chứng trên thế giới cho cá nhân và xã hội, mang lại sự thăng tiến tất cả các mặt của đời sống chính trị xã hội. Chính cái lợi ích to lớn ấy đã mang lại cho cuộc đấu tranh cái danh diện chính nghĩa chứ không phải là những giáo điều xơ cứng, màu mè. Nói cách khác, cái danh “chính nghĩa” là “bộ áo” bên ngoài ,còn lợi ích thật bên trong (hướng về thiểu số hay đa số) mới quyết định bản chất của “nghĩa”. Cộng sản đã khoác bộ áo “chính nghĩa” để tàn phá đất nước này đó thôi. Bởi thế khi đánh giá sự việc, ta không đánh giá qua “bộ áo chính nghĩa” ấy mà xét tận gốc rễ cái lợi ích mà nó mang lại sẽ thuộc về ai. Chúng ta mang lại lợi ích cho ai, điều đó sẽ cho thấy chúng ta là bậc đai phu hay kẻ tiểu nhân, chứ không phải chỉ nhìn nhận phân biệt đơn sơ giữa “nghĩa” và “lợi”.

Ngày hôm nay, chúng ta không hướng đến một xã hội có những cá nhân tỏa hào quang của thánh nhân mà là một xã hội với những định chế vững vàng và có khả năng kiềm tỏa quyền lực chính trị, bảo vệ tự do cá nhân. Sự hô hào đạo đức, nhân văn chẳng thể mang lại nhân văn, đạo đức thật; chỉ khi nào người ta bị buộc phải hành động như thế nếu không họ sẽ bị loại bỏ, trừng phạt thì lúc đó xã hội mới tiến bộ được. Vì vậy, xin hãy để tâm thức Khổng Nho cùng những giá trị mà nó xiển dương lùi vào quá khứ, nhường đường cho những giá trị mới.

Tam Kỳ ngày 10 tháng 10 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

119 Phản hồi cho “Nghĩa hay lợi?”

  1. Surfingonline says:

    Ở khía cạnh nào đó, tôi nhận định tư tưởng của HTV rất sét bén về mặt chữ nghĩa. Là một nước việt đã bị đô hộ và thấm nhuầm những giáo lý mang tính cách nghĩa và lợi đã đưa nước việt vào sự bế tắc suốt dòng lịch sử, nghìa là khi nước việt bị lung lây trước mọi tình huống hiểm họa thì có người mới vỡ lẽ, khi đứng lên hy sinh vì chính nghĩa, lấy đức phục dân, và bảo tồn văn minh nước việt sau cùng thì không còn bao nhiêu người được đếm trên đầu ngón tay. Đa số người vì lợi ít riêng, vô tình gây họa trên phương diện luân lý tiêu cực.

    Lý luận của bạn rất phong phú có ý nghĩ thâm sâu nhận rõ đâu là giá trị chung của một đất nước cần có tự do dân chủ pháp trị chính đáng, vì lợi ít chung trên mọi mặt về đời sống xã hội thăng tiến cho tất cả không một ai bị bỏ rơi trên mọi lãnh vực tôn giáo, và giáo dục chính thiết. Một đất nước được thịnh lành thì cần phải có đa số người huyết tâm chính yếu không vì lợi ít riêng, luôn luôn nhìn xa hơn để đưa nước việt tiến gần tới nền dân chủ thực sự vững vàng.

  2. VietAmer says:

    Quả tình, tôi không thích Nho giáo, không thích cả những khái niệm của nó. Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi.(HTV)

    Tôi không phải là đồ đệ Nho Giáo. Nhưng lý luận kiểu cô HTV là quá nông cạn và vi phạm luật chơi dân chủ tự do. Cô nên biết Freedom of Religion là 1 trong các quyền tự do được tôn trọng trên thế giới văn minh hiện nay đấy.

    Tôi chỉ cần hỏi vặn: cô Vy thuộc tôn giáo nào? Cô có dám thú thật không? Nếu cô trả lời cô thuộc tôn giáo A, thì cô gặp sự bế tắc ngay. Vì sao? Người tôn giáo này chê tôn giáo khác, cô nghĩ sao đây?

    Ở Hoa Kỳ, sau biến cố 9/11, có vài nhóm người Mỹ đã ném đá vào các nhà thờ Hồi Giáo vào ban đêm, và họ đã bị chính quyền Mỹ truy bắt và truy tố. Cả báo chí Mỹ cũng phản đối hành động “căm ghét” tôn giáo người khác.

    Có lẽ cô Vy nên đổi đề tài viết lách thì hơn. Tôi bảo đảm, 10 năm sau nhìn lại cô sẽ hối hận những gì mình đã viết về Nho Giáo đấy. Cô suy nghĩ đi, Nho Giáo ở Nhật Bản, Đại Hàn và Sigapore vẫn còn được trân trọng trong phạm vi học thuật, mà họ đâu thể gọi là các quốc gia man rợ. Ít ra, họ không thể kém hơn VN mọi mặt, đúng không?.

    Cô nên phân biệt cặn kẻ, tôi nói đơn giản thế này: Internet có ích hai có hại?
    Có ích khi nó nằm trong tay của người lương thiện. Và có hại khi nó được quản lý bởi tổ chức tội ác. Cô không nên đồng hóa Internet với tội ác. Phải không?

    • THƯỢNG NGÀN says:

      KHỔNG TỬ

      Ít ai hơn Khổng ở đời
      Con người nhân bản, con người lòng nhân
      Con người lấy đạo làm người
      Làm tâm chủ chốt giữa nơi tam tài
      Ấy là trời đất và người
      Trời là chân lý, người là nhân gian
      Đất là cuộc sống thế gian
      Mọi điều thực tiển quả càng hay sao
      Đừng chê Khổng tử tào lao
      Hiểu người mới khỏi tào lao ở đời
      Giống như ngọn núi tuyệt vời
      Mình không lên tới thác lời núi xa
      Vậy nên tâm chính mới là
      Chữ tâm là chữ Khổng tha thiết cần
      Chính danh thật đúng chữ tâm
      Danh mà không chính thuận ngôn được nào
      Vậy thì danh chính ở đời
      Mọi lời trôi chảy ấy là thuận ngôn
      Khổng xưa rất ghét gian ngoan
      Xuân Thu Kinh ấy rõ ràng là đây
      Lấy điều nhân đức làm thầy
      Không tôn quân kiểu thứ người ngu si
      Nên về chính trị khác gì
      Tinh thần dân chủ giống ngày hôm nay
      Chỉ khi xuất hiện Tống Nho
      Một bầy phong kiến khổ cho nhân tài
      Khổng đâu ngu ngốc thờ vua
      Kiểu quân trộm cắp để vừa lòng nhau
      Than ôi thật tiếc sự đời
      Trí sơ dạ hẹp trách người thánh nhân
      Khổng luôn luôn trọng chữ “thời”
      Thời là linh hoạt cuộc đời nhân gian
      Ghét bo bo, ghét vội vàng
      Trung dung mực thước, quả sang ở đời
      Yêu tự chủ, ghét hồ đồ
      Ấy người quân tử, khác nào Khổng Khâu
      Quỷ thần kính phải viễn chi
      Bụng dầu có trọng, ở xa nhìn vào
      Thế nên Khổng chẳng giáo điều
      Chẳng hề mê tín kiểu người tạp nham
      Khổng đề cao tính nhân văn
      Tinh thần của Khổng sáng soi rõ ràng
      Thế nên không thể vội vàng
      Trách chê Khổng tử kiểu quàng kiểu xiên
      Giống như cái bút cái nghiên
      Làm sao vẽ nổi tấm tranh toàn đồ
      Khổng nhà triết học mọi thời
      Những người lạng quạng nghĩ trời bằng vung
      Khác gì như kiểu Trạch Đông
      Họ Mao từng đã chơi ngông dại khờ
      Đã từng hạ bệ Khổng Khâu
      Giống anh con nít cỡi trâu nói càn
      Vậy thì bao thói cực đoan
      Trò cười thiên hạ khó mang lại gì
      Bây giờ còn tính điều chi
      Dựng hình Khổng dậy đặng hầu ngu dân
      Khổng Khâu là dạng kỳ lân
      Dựng hình nên chó quả không ích gì
      Vài lời vậy giúp nghĩ suy
      Không nên tục hóa những gì ở Khâu
      Thánh nhân hồ dễ bạc đầu
      Chỉ nhằm nói chuyện cầu âu ở đời
      Phải thông thái mới hiểu người
      Đừng nên loạng quạng để đời buồn lây !

      ĐẠI NGÀN
      (31/10/12)

    • NọcLaiVietMy says:

      Thằng laigiống, nói năng như ”laigiống”!
      Lời lẻ gì nghe giống ”ma cà bông” …
      Thêm ”kủkải” đạingàn hay ưa rống
      Nhào vô liền, ”bắc cụ”, xổ xà-bông !!!

      Rác một đống, dài lòngthòng tối nghĩa
      Nói mônglung, cứt chó ỉa ngoài đồng !!!
      ”Khổng” là lỗ và ”Khâu” là vá lỗ,
      ”Chuá”, đồ ”chùa”, đồ tưởngtượng, ngu ngơ…

      Không căncứ, không chứngminh cơsở
      Toàn vuvơ, không tưởng với hoangđường !
      Ngườita nói là để mình suy ngẫm
      Đừng ngu, mê, mà nhắm mắt tin mù …

      • SAO NGÀN says:

        NỌC LAI VIỆT MỸ !

        Mẹ mày chắc phải con heo
        Cha mày con chó, mầy lai chứ gì ?
        Heo là heo Việt còn chi
        Chó thì chó Mỹ khác gì nữa sao !
        Nọc-lai-Việt-Mỹ mày gào
        Tự mày khoe mẽ chứ nào còn ai !
        Lý gì mầy chười Đại Ngàn ?
        Rõ ràng mầy chỉ điếm đàng vậy thôi !
        Không tin mày hỏi mọi người
        Ta nay bảo thế quá lời hay chăng ?

        TRĂNG NGÀN
        (22/7/14)

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”.

    Có thật là văn hóa Nho Giáo mở đường cho chế độ CSVN? Ông Hồ Chí Minh học các thủ đoạn cai trị của Stalin khi ông Hồ ở bên Liên Xô. Nhiều kỹ thuật tuyên truyền mà ông Hồ làm giống y như là Stalin đã làm, chẳng hạn như Stalin chụp ảnh với các trẻ em bụ bẫm hồng hào và làm ra vẻ như là một người cha hiền từ thì ông Hồ cũng làm giống như vậy. Cách đề cao lãnh tụ mà ông Hồ làm cũng giống như cách của Stalin. Mà Stalin thì đâu phải là nhà Nho hay bị ảnh hưởng của Nho Giáo. Các nước Đông Âu cũng bắt chước rập khuôn theo kỹ thuật tuyên truyền và đề cao lãnh tụ giống như Stalin mà các nước Đông Âu đâu có phải là nước Nho Giáo.

    Có những điều mà các đảng CS làm chẳng hạn như bịa đặt, dối trá quá mức miễn sao có lợi cho đảng đâu có đúng với nguyên tắc cai trị của Nho Giáo. Nho Giáo dạy là người cầm quyền phải giữ chữ Tín với dân mà. Cái trò nhân danh việc này để làm việc khác, như trừng trị người chống đối mà lại gán cho tội gián điệp, hoặc gọi sự việc bằng một cái tên sai để đánh lừa quần chúng, như chế độ độc tài mà lại gọi là dân chủ tập trung, khống chế dân bằng thủ đoạn độc tài thì gọi là giải phóng, đều là vi phạm thuyết chính danh của Nho Giáo. Những thủ đoạn đó chỉ có thể phát xuất từ nước không thấm nhuần văn hóa Nho Giáo, chính là nước Nga. Các thủ đoạn đó khi truyền sang Trung Quốc, lại được Mao Trạch Đông và các đông chí, vốn khinh bỉ Nho Giáo, hoan nghênh và bắt chước.

  4. Minh Đức says:

    Sẽ là điều tốt đẹp nếu Việt Nam có chế độ Đức Trị (thật sự). Chế độ Đức Trị đề cao một số giá trị đạo đức và mọi người tự giác tuân theo các giá trị đạo đức đó. Chế độ Đức Trị mang tính tự giác cao hơn chế độ Pháp Trị. Pháp Trị là dùng uy quyền của nhà nước bắt dân phải tuân theo Pháp Luật. Chế độ Đức Trị thì giáo dục cho dân biết đạo đức để từ vua quan đến dân mọi người đều tự giác tuân theo. Ai làm trái với các điều đạo đức thì bị bia miệng chê cười.

    Vì thế dấu hiệu của một xã hội theo Đức Trị là:

    Có những người cầm quyền trong sạch, có tính tự giác cao. Có các viên chức ở các chức vụ phải làm việc với tiền bạc mà vẫn tự giác, không lem nhem lấy của công. Khi bị mang tiếng là lem nhem thì tự giác từ chức, thậm chí có người tự tử vì xấu hổ vì mình không được trong sạch.

    Có những người dân có đạo đức, có lòng tự trọng, không làm những điều để người khác chê trách mình. Tự giác trong việc tôn trọng người khác không để xảy ra xung đột đưa đến việc kiện tụng. Người dân biết tự giác cao thì nhà nước cũng không cần một đội ngũ mật vụ đi rình mò dân để bắt dân phải nói thế này, không được nói thế kia, phải làm điều này, không được làm điều kia. Vì mọi người tự giác cao và nhà nước có đạo đức nên nhà nước không cần phải cấm dân không được phát biểu mà dư luận của quần chúng là sức mạnh phê phán khiến cho người cầm quyền phải tuân theo đạo đức.

    Các đặc tính kể trên có thể tìm thấy trong các nước có ảnh hưởng của Nho giáo lẫn các nước chẳng biết Nho Giáo là gì, miễn là mọi người có tính tự giác cao trong việc tôn trọng đạo đức. Còn nếu không thấy các đặc tính đó thì không thể gọi đó là chế độ Đức Trị. Dù nhà cầm quyền có trích dẫn lời nói của Khổng Tử, Mạnh Tử, dù có bàn luận lắm lời về Nho Giáo thì cũng vẫn chưa có thể gọi đó là chế độ Đức Trị. Vì Đức Trị không chỉ căn cứ trên lời nói ngoài miệng mà căn cứ trên đời sống của mọi người. Chỉ nói đạo đức mà không sống đạo đức là đạo đức giả.

    Vì thế những gì chế độ ngày nay làm không phải thì cứ phê phán ngay chính những điều đó không phải ở chỗ nào. Đừng gán vì thế mà gán cho chế độ Đức Trị là dở. Vì chế độ ngày nay tại Việt Nam đâu phải là chế độ Đức Trị.

  5. Long says:

    “Nhốt thánh nhân và ác quỷ chung một vỏ”, trước đây co Hà Sỹ Phu, hôm nay có Huỳnh Thục Vy mới dám làm việc này. Thiệt là thầy chạy luôn!

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng. Đọc câu nói mang nặng màu sắc Nho giáo này trong một bài viết, tôi đã suy nghĩ rất mông lung về những giá trị cổ xưa mà ông cha ta đã suy tôn trong hành trình “tự Hán hóa” của mình.”

    Nho giáo dạy nên làm theo nghĩa chứ không làm theo lợi thì đúng. Nhưng thế nào là việc nghĩa thì người theo Nho giáo phải suy nghĩ để biết. Việc “chống Mỹ cứu nước” được người CS cho răng đó là việc nghĩa vì là chống xâm lăng. Chống xâm lăng là việc nghĩa nhưng phải là chống xâm lăng thật. Còn chống Mỹ có thực sự là chống xâm lăng hay không? Mỹ chống lại CS là để xâm lăng Việt Nam hay để ngăn cản Cộng Sản bành trướng? Người theo Nho Giáo cũng phải biết suy xét. Trong năm điều Nho Giáo dạy: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì tuy phải làm theo việc nghĩa nhưng phải lấy trí mà suy xét cái nghĩa đó có đúng hay không. Còn những người dựng chuyện Mỹ xâm lược để dụ dân chống Mỹ để cho mình thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản thì không theo chữ Tín của Nho Giáo. Người xả thân chết vì Nghĩa nhưng lại không dùng Trí để suy xét còn người xúi người khác hy sinh thì lại vi phạm vào chữ Tín. Như thế là không sống và làm theo Nho Giáo dạy chứ đâu phải là lỗi Nho Giáo dạy sai. Dùng luận điệu dối trá để xúi người khác đi vào chỗ chết là không theo đúng chữ Tín thì đâu gọi là chế độ Đức Trị của Nho Giáo nữa. Đức Trị của Nho Giáo là người lãnh đạo phải giữ chữ Tín với dân. Nếu người lãnh đạo cai trị bằng cách nói dối thì không còn là Đức Trị nữa.

    Lấy thuyết Chính Danh của Nho Giáo ra mà xét thì việc Lê Nin dùng chiêu bài giải phóng các dân tộc thuộc địa để lôi kéo quần chúng trong khi ý định thực sự là định thực hiện chủ nghĩa CS thì đâu phải là Chính Danh, mà là bất chính. Chính Danh là khi muốn thực hiện chủ nghĩa CS thì nói thẳng ra là tôi muốn thực hiện chủ nghĩa CS đây, ai theo thì theo. Còn như nói rằng tôi chỉ muốn đánh đuổi xâm lăng thôi, còn CS hay không CS thì sau này sẽ tính, nhưng khi đuổi xong xâm lăng thì lại bắt buộc mọi người phải theo chủ nghĩa CS và nói “Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, không còn con đường nào khác” thì như thế là nói dối, đánh lừa. Nhà Nho theo Đức Trị không làm trò đánh lừa dân như thế.

  7. Minh Đức says:

    Trong lịch sử Trung Hoa có vô số trường hợp những vua chúa, quí tộc, nhà Nho làm việc bậy bạ, không phù hợp với cái nghĩa của Nho Giáo. Nhưng Nho Giáo dạy cho người dân lẫn người ra cầm quyền phải làm vì nghĩa, tức là làm vì ích lợi chung, đừng làm vì bản thân. Dạy như thế có ích gì không? Ít ra thì cũng làm cho người ta biết ra làm việc công thì phải để tâm vào làm những việc có lợi chung cho đất nước, quần chúng. Việc giáo dục đó không bảo đảm tất cả ai học Nho Giáo đều theo đúng nhưng ít ra là người ta có ý niệm ra làm việc công phải như thế nào. Cũng còn hơn là không dạy gì cả, để những kẻ nhảy ra cầm quyền rồi chỉ lo làm lợi cho mình vì dốt nát, không được giáo dục.

    Các triều đại Trung Hoa thường bị bị nạn hoạn quan, nội thân, ngoại thích mà trở nên loạn mà sụp đổ. Hoạn quan là kẻ không học hành nhiều, vì tự thiến mà vào cung vua làm công việc hầu hạ. Bọn này khi có quyền thường lo cho bản thân phe phái, giết hại các nhà Nho, là người nhờ có học thi đỗ mà làm quan. Nội thân là dòng họ bên vua, ngoại thích là dòng họ bên hoàng hậu. Nạn nội thân, ngoại thích là nạn do họ hàng thân thuộc mà kéo nhau vào làm quan, không phải do học hành thi đậu hay do tài năng mà được chọn. Vì cấu kết với nhau qua họ hàng nên họ cũng chỉ lo cho bản thân và phe phái hơn là những người vì thi đỗ đem khả năng của mình ra làm việc công để được tiến thân. Nói chung việc giáo dục của Nho giáo cũng có ích lợi trong việc giữ cho chính quyền được hữu hiệu khi so sánh với những lúc chính quyền lọt vào tay bọn vô học hay có học nhưng gian tham. Nhưng Nho giáo không phải là tuyệt đối hoàn hảo vì có những thời kỳ người ta không tuân theo Nho Giáo và Trung Hoa trở nên loạn, tan tành ra thành nhiều nước.

  8. Minh Đức says:

    Trích: “những kẻ đứng đầu thiên hạ, những quân vương được lưu danh sử sách, luôn là những người hành động vì lợi. Ai nói những quân vương độc tài như Tào Tháo, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương…hành động vì nghĩa?”

    Nói đến Tào Tháo thì nói đến việc người giả nhân giả nghĩa để mưu đồ cho mình mà truyện Tam Quốc Chí mô tả. Tào Tháo cũng nêu cái nghĩa của mình là ổn định thiên hạ. Thiên hạ thời Tam Quốc có loạn, hàng trăm nhóm vũ trang nổi lên đánh lẫn nhau. Tào Tháo nêu cao cái nghĩa phò vua của mình, đem quân dẹp các sứ quân và Tào Tháo ổn định được thiên hạ. Nhưng sau đó Tào Tháo vẫn lấn át vua nên nhà Nho không cho là Tào Tháo làm vì nghĩa mà làm vì lợi. Chu Công Đán thời nhà Chu được nhà Nho xem là tấm gương vì ông ta cũng phò vua, đánh giặc ổn định thiên hạ. Nhưng khi vua trưởng thành, có thể cầm quyền được thì Chu Công từ bỏ quyền hành, để cho vua nắm thực quyền. Giữa Tào Tháo và Chu Công Đán khác nhau ở chỗ Chu Công Đán lui về không còn giành quyền vua nữa. Còn Lưu Bị thì thuộc giòng họ Lưu, định làm giống như Lưu Tú là khởi binh dẹp kẻ tiếm quyền để phục hưng lại nhà Hán. Giả sử Lưu Bị giết được Tào Tháo thì Lưu Bị có lui về làm dân để vua Hán cầm quyền hay không thì chuyện đó chưa xảy ra mà có lẽ là không. Nhưng theo văn hóa Trung Hoa thì họ Lưu tiếp họ Lưu cầm quyền thì không bị xem là tiếm quyền. Lưu Bị cũng vì mình, nghĩa là vì lợi, nhưng cũng phù hợp với cái nghĩa là phục hưng lại chế độ cho dòng họ Lưu.

    Còn Chu Nguyên Chương thì vì bản thân mình, muốn làm vua. Lưu Bang cũng thế mà thôi. Nhưng nhà Nho không khen những hành vi vì tham quyền mà đánh nhau lên làm vua. Chẳng qua khi những người đó làm vua thì nhà Nho phải chấp nhận vì thực tế nó là như thế không ai thay đổi được. Vào thời loạn ai mưu mẹo, quỉ quyệt và có sức mạnh thì lên làm vua. Nhưng đã làm vua rồi thì nhà Nho phục vụ và khuyên vua phải theo quân đức (cái đức của nhà vua) mà trị dân nghĩa là phải lo cho dân, phải giữ chữ tín với dân… Những kẻ đánh nhau để lên làm vua phần lớn đều là những kẻ quỉ quyệt, tàn bạo, tham lam cả. Nhà Nho cũng biết thế nên không mang ảo tưởng là lật ông vua này thì sẽ có ông vua khác khá hơn. Chỉ tìm cách cải thiện tình hình.

  9. Hoàng Triết says:

    Bài viết này khiến tôi suy nghĩ nhiều về những ý nghĩ rời rạc từ trước đến nay, xin mượn nơi này lảm nhảm chút về tư tưởng.

    [quote=Danh ngôn Trung Hoa] “He who asks a question is a fool for five minutes; he who does not ask a question remains a fool forever.” (Người chịu mở lời hỏi một câu là một thằng ngu trong 5 phút; Kẻ không hỏi mãi mãi là một thằng ngu). [/quote]

    Nếu bỏ chút thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của từ “quân tử” qua từ nguyên học (etymology). Chúng ta sẽ thấy là Thục Vy không hề viết sai về hai chữ này. Tự nguyên thủy, quân tử (君子) mang ý nghĩa con của đấng quân vương. Nếu bỏ chút thời gian google từ Wiki tiếng Việt sang tiếng Anh và đọc thêm, thì ý nghĩa chính nhân mà nhiều người sử dụng hiện nay rất có thể đã phát sinh từ Khổng giáo. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng phải nhìn nhận rằng Khổng Tử không thể nào là người sáng tạo ra từ này với ý nghĩa một người có đủ các đức tính trong ngũ thường. Vì nếu làm thế, chẳng khác nào nói Khổng Tử mù chữ. Thiếu gì từ không dùng lại đi dùng một từ sai lệch với mục đích như vậy?

    Chuyện có nhiều người lớn tuổi (thậm chí là nhà Nho học) cho rằng Thục Vy viết sai, tôi thấy không có gì lạ. Những gì không ai đặt câu hỏi dù vô lý đến thế nào để lâu ngày cũng trở thành một “chân lý”. Điều này đã được chứng minh một cách khoa học qua lý thuyết “monkey see, monkey do” (xin đọc thêm về văn hóa của loài khỉ trong bài Ếch và Khỉ ở đây). Thực tế này cũng đánh tan biện luận cái gì có thể tồn tại hàng nghìn năm mà còn lại thì phải là cái hay, là sự thật. Điều không hay vẫn có thể tồn tại qua hình thức văn hóa, một thứ không ai dám cãi, một thứ mà những “học giả” lớn tuổi, càng tỏ ra trí thức càng muốn bấu vếu vào. Có phải vì văn hóa Việt bị ảnh hưởng sâu rộng của chế độ phong kiến bị đô hộ và tư tưởng Khổng Giáo khi cái gì hay chúng ta đều cho là do Khổng Tử sáng tạo? Nếu chấp nhận việc có người tôn sùng Khổng Tử đến như thế thì cũng nên hiểu tại sao có người lại muốn tôn Hồ Chí Minh lên làm thánh.

    [quote=Daniel Quinn, The Story of B: An Adventure of the Mind and Spirit] “Điều tôi muốn nói là: Nếu thế giới có thể cứu vãn được, nó sẽ được cứu vãn bởi những người có những tư tưởng thay đổi, những người với một tư tưởng mới. Nó sẽ không được cứu vãn bởi con người với những tư tưởng hủ lậu và những chương trình mới. Nó sẽ không được cứu vãn bởi con người đầu óc thủ cựu cùng với việc làm mới.” (B, Chuyện của B)

    “Không ai ‘cấm cản’ chương trình cả. Điều quan trọng là hiểu rõ sự khác biệt giữa chương trình và tư tưởng. Chương trình là một sự phản ứng có tính chất thừa hưởng. Thế không có nghĩa là chúng ‘không tốt’, nhưng chúng chỉ là một sự phản ứng mà thôi. Có nghĩa là lúc nào chúng cũng theo sau, không bao giờ dẫn đầu (vì chúng chỉ phản ứng đối với việc gì đó). Chương trình tương đương với dụng cụ cứu thương. Thế không có nghĩa là chúng ‘không tốt’, nhưng chúng có tính chất phòng bị và tạm thời mà thôi. Chương trình là một sự phản ứng đối với điều gì đó không tốt lành, có nghĩa là chúng phải chờ cho đến khi điều không tốt xảy ra. (Một lần nữa, đây không có nghĩa là chúng không tốt, chỉ vì chúng mãi mãi chơi trò rượt đuổi phía sau mà thôi). Ngược lại, tư tưởng không chờ đợi điều gì không tốt lành xảy ra. Tư tưởng không chống đối, chúng đề xuất. Chúng không đánh bẹp sự thất bại, chúng mở đường cho sự thành công. ” (B, Chuyện của B)

    “Một thí dụ về tư tưởng là: Ở trường lớp, người ta không nên khuyến khích trẻ em tham muốn những phần thưởng vật chất khi học thành đỗ đạt. Sự thành đạt là một điều cần được theo đuổi vì chính lợi ích của nó, nhất định không phải vì những vinh hoa phú quý mà nó đem đến. Các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể được nể trọng và được tôn vinh như những thần tượng dựa vào sức ‘sáng tạo của họ’ và những ‘cống hiến của họ đối với xã hội’, nhưng họ không nên được kính nể và được xem như là thần tượng chỉ vì họ có nhà cao cửa rộng, xe ôtô lộng lẫy sang trọng, và có kẻ ăn người ở phục vụ và chăm sóc đến từng miếng ăn, cái mặc của họ. Trong thế giới tương lai được đề cập đến trong sách giáo khoa của con cháu chúng ta, một người đáng kính trọng không bao giờ lảm một chuyện gì chỉ vì tiền.” (B, Chuyện của B)[/quote]

    Bài viết này của HTV, cộng vào với kết quả ĐH Đảng cùng những lời phát biểu của các ngài lãnh đạo đã khiến tôi nhớ về những đoạn trích trên của nhà văn kiêm giáo sư Daniel Quinn trong một quyển sách của ông.

    Tôi cũng như HTV, không có ấn tượng gì với Nho giáo. Tôi tìm hiểu cổ học tinh hoa bắt đầu với Aristotle lần sang Plato đến Socrates rồi chuyển qua Lão Giáo, khi tới Khổng Nho thì chẳng thấy có ấn tượng gì mới mẻ ngoài những thứ bất cập với xã hội văn minh ngày nay. Khi xưa, con người không thể tự chọn lãnh đạo nên phải trông chờ vào đức đạo của kẻ trị vì, nên mới cần đặt nặng vấn đề quân tử và đức trị. Nhưng thời nay, chúng ta có toàn quyền không chọn những người thiếu đức tín vào vị trí lãnh đạo, cho nên chuyện còn lại trong chính trị chỉ là một nền pháp trị. Và hãy trao trả việc đặt nặng giá trị ngũ thường về vị trí đáng có của nó, đó là trong giáo dục.

    Những giá trị luân lý như tôn sư, trọng đạo, thờ cha, kính mẹ tôi không cần phải học Khổng Nho mới hiểu được. Nhưng tôi cũng tin rằng đến một lúc nào đó, lẽ phải và công bằng phải được xem trọng hơn những giá trị này và mọi người cần phải tranh luận một cách công bằng để tìm ra chân lý. “Con hơn cha là nhà có phúc” không thể nào đi đồng với “Áo mặc sao qua khỏi đầu” trong việc giáo huấn để tránh trở thành những hypocrites của thời đại.

    Tôi thấy cái hay của môn triết lý không nằm ở mấy thứ tư tưởng người ta gọi là “triết lý” mà ở cách duy lý đi từ cái hỗn loạn đến việc nhận diện một pattern và hình thành một triết lý chung. Cho nên triết lý nào có thể áp dụng ở càng nhiều nơi, mọi thời điểm thì mới càng hay. Người dạy môn triết nên cho học sinh cơ hội tự đi cả đoạn đường này để nâng cao lòng tự tin của học sinh và từ đó, biết đâu người thầy sẽ tìm ra “triết lý” mới hoặc đả thông được những bế tắc của “triết lý” cũ. Nhưng thật sự vì cái tôi quá lớn, nhiều người dạy triết hay tự hào vì cái hiểu của mình và cố ép vào đầu học sinh y như vậy. Rốt cuộc sinh viên cũng duy lý y như thầy, không thể dùng sự so sánh khác hoặc gặp trường hợp khác, ít người nhận ra cái triết lý mình đã học đang ẩn hiện trong đó. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến triết lý hay trở thành vô dụng và khiến triết lý dở lan tràn khi cả xã hội suy nghĩ theo kiểu rập khuôn.

    Đã đến lúc cần nghĩ về tư tưởng. Đã đến lúc chúng ta cần nghĩ về một sự đổi mới tư duy. Đã đến lúc phải tìm hiểu thêm về những hệ tư tưởng khác ngoài Khổng Nho và áp dụng nó vào đời sống, giáo dục con cái. Xã hội văn minh không thế phát triển nếu không có tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng sẽ không có nếu ta cứ bấu vếu mãi vào những tư tưởng hủ lậu cổ xưa, đả phá những gì trái ngược với lẽ thường. Và lẽ thường của Khổng Nho với Quân-Sư-Phụ và Thiên Mệnh không còn giá trị nữa, thậm chí nó làm trì trệ và hủy hoại rất nhiều thế hệ. Chúng ta không nhất thiết phải bài Khổng, nhưng tuyệt đối phải thoát Khổng nếu muốn tiến đến Xã Hội Dân Chủ.

  10. Chinh says:

    Có những cá dầu non mà tưởng mình giỏi. Có kẻ vong, bản thụt lùi tưởng mình tiến bô. Trí thức lỏng còn hại hơn là dốt đặc!

    • Vu Trung says:

      Ai cũng sẽ phải học những bài học của cuộc đời cho đến khi thuộc thôi. Nhưng sống làm người nếu cần nói thì nói lời ngay thật với lương tâm; cần làm thì nên làm việc đừng để hổ thẹn với mình, với đời, vậy là đủ rồi. Người như thế thì hơn xa những kẻ tự cho là tài giỏi, trí thức, sang cả mà chẳng sống nổi đến 1 ngày làm người.

Phản hồi