WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

8 ngày trước bầu cử: Một quốc gia, 2 tổng thống?

Hỏi: một tuần nữa mới tới ngày bầu cử, đã biết ai cầm chìa khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc hay chưa? Đáp: cả thế giới đều biết rồi. Hỏi: ai vậy? Ông Barack Obama hay ông Mitt Romney? Đáp: cả 2 ông. Hỏi: tại sao kỳ lạ thế? Chẳng lẽ nước Mỹ sẽ có tới 2 ông tổng thống hay sao? Đáp: thì cả 2 bên đều nói đã có đủ phiếu cử tri đoàn để trở thành người lãnh đạo quốc gia, như vậy thì cả 2 ông… cùng thắng.

Các câu hỏi và những câu trả lời nêu trên nghe có vẻ “ngớ ngẩn” nhưng hoàn toàn đúng sự thật.

Một tuần lễ trước ngày cuộc bầu cử diễn ra, cả phía ông Obama lẫn bên ông Romney đều cho biết sẽ thắng cuộc đua chính trị đầy gay go năm nay. Chỉ nghe 2 bên đưa ra những lý do để giải thích thì rõ ràng họ có “cơ sở” thật vững chắc: thắng ở tiểu bang này, dẫn đầu ở tiểu bang khác, lượng cử tri dồn dập ủng hộ, kể cả những cử tri trước đây ít khi đi bầu bây giờ cũng quyết định sẽ đến phòng phiếu làm nhiệm vụ công dân… là những điều được đưa ra để dẫn chứng, và nghe bên ông Dân Chủ lẫn phía ông Cộng Hòa nói, cử tri có thể mường tượng ra cảnh nước Mỹ sau ngày mùng 6 tháng 11: một quốc gia có tới 2 ông tổng thống!.

Theo các nhà quan sát chính trị Hoa Kỳ, điều này cũng dễ hiểu: càng gần đến ngày bầu cử chừng nào, cả hai bên Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều lớn tiếng nói mình thành công chừng đó. Ông Thomas Bolton, một trong những chuyên gia thường viết nhận định nói về bầu cử cho biết điều thể hiện rõ nhất là trong suốt tuần lễ vừa qua (cũng như trong những ngày sắp tới) “hai ủy ban vận động tranh cử cho ông Obama và ông Romney cùng mở một mặt trận tâm lý thật quy mô” với mục đích cho cử tri Hoa Kỳ biết bên “mình” thắng, bên “đó” thua. Cũng như tất cả những cuộc đấu trí khác, “không bên nào chịu nhượng bộ bên nào, đưa ra rất nhiều lý do với báo chí và với cử tri để chứng minh điều họ nói, còn chuyện hư thực, kết quả thế nào thì tính sau”.

Hai bên nói những gì về “chiến thắng” mà họ bảo đang nắm chắc trong tay? Trong các cuộc tiếp xúc với giời truyền thông, những viên chức thân cận của ông Cựu Thống Đốc Romney cho biết đã có đủ 270 phiếu cử tri đoàn để trở thành tân tổng thống Mỹ. Các bằng chứng được nói đến là tỷ lệ cử tri trước đây chưa biết bỏ phiếu cho ai bây giờ đã quyết định dồn phiếu ủng hộ ông, các cuộc thăm dò cho thấy ông đang dẫn đầu ở tất cả những tiểu bang mọi người nói cần phải chiến thắng để trở thành ông chủ mới của Tòa Bạch Ốc, trong đó có cả những tiểu bang mới 4 năm trước đây từng hết lòng ủng hộ ông Obama, chẳng hạn như Colorado hay Virginia.

Bên ông Obama cũng đưa ra những lập luận vững chắc không kém. Đầu tiên là đa số cử tri đi bỏ phiếu sớm ủng hộ vị tổng thống đương nhiệm, kế đến là 2 tiểu bang cần phải thắng gồm Iowa và Nevada đang nghiêng hẳn về ông Obama, thứ ba là tiểu bang Wisconsin của ông phó Cộng Hòa Paul Ryan giờ đã thuộc về đảng Dân Chủ. Cũng có lối tính toán riêng, bên ông Obama bảo chiến thắng đã thuộc về “tụi này” chứ không nằm ở “bên kia”.

Những điều đó còn được cả 2 bên công khai tuyên bố với mọi người. Trước ngày cuối tuần, ông Cố Vấn Dân Chủ David Axelrod cho hay mặc dù tới hơn 30 cuộc thăm dò nói hai bên vẫn kẻ tám lạng người nửa cân “nhưng chúng tôi đang dẫn đầu số phiếu cử tri toàn quốc, dẫn đầu cả ở một chục tiểu bang quyết định ghế tổng thống năm nay”. Một vài ngày trước đó khi vận động ở Iowa, ông Cộng Hòa Romney nở nụ cười rạng rỡ bảo với mọi người “cuối cùng, chúng ta sẽ thắng. Chúng ta sẽ chiến thắng, các bạn ai cũng đều biết điều đó”.

Ai đúng, ai sai? Xin thưa; ngay lúc này cả 2 chưa ai đúng cả.

“Đương nhiên ai mà chẳng muốn thắng” ông Chris Lehane từng làm việc với ứng viên Dân Chủ Al Gore trong cuộc tranh cử năm 2000 trả lời trước khi nhắc lại chuyện chính cá nhân ông từng góp phần “dàn dựng” cho cuộc chiến tâm lý được thực hiện trong khoảng thời gian trước ngày bầu cử. Ông Lehane cho hay “chỉ thị được dàn cố vấn đưa ra là mọi người phải thuộc nằm lòng những cuộc thăm dò cho thấy ông Gore sẽ thắng”, trên chuyến bay chở báo chí tháp tùng, nhân viên được dặn dò “phải tạo không khí phấn khởi, để các nhà báo viết bài cho độc giả thấy ông Gore là người thành công, nhân viên dưới quyền chẳng ai lo lắng gì cả, ai nấy đều chờ ngày dân chúng đi bầu”. Cùng lúc đó, ông Gore vẫn tiếp tục vận động, kêu gọi cử tri đừng quên đi bỏ phiếu, bảo “tôi cần lá phiếu của các bạn, các bạn nhờ đi bỏ phiếu” lại còn ví von “một người không đi bầu (cho ông Gore) là một lá phiếu có lợi cho ông George W. Bush).

Dàn cố vấn của ông Gore tính chuyện “tháu cáy”, dàn cố vấn của ông “W” cũng chẳng vừa. “Tôi nhớ như in đầu tuần cuối cùng, chúng tôi biết sẽ thắng Tennessee nhưng chưa rõ tình hình Florida sẽ ra sao, anh em bảo nhau phải làm gì cho sôi nổi”, ông Chuck Gibson, phụ tá cố vấn đặc trách kinh tế cho dàn tham mưu của ông “W” kể lại. “Hôm đó, chúng tôi bàn với nhau mình phải làm gì để tạo tin tưởng cho cử tri là phe mình nắm được chiến thắng, anh Karl Rove đề nghị tại sao không đưa ông sếp sang California nói chuyện kinh tế, và chỉ 3 giờ sau đó chúng tôi soạn xong bài diễn văn”.

Tiểu bang California được chọn “vì cử tri đương nhiên bỏ phiếu ủng hộ bên Dân Chủ, vào ngày chót rồi mà ông “W” của đảng Cộng Hòa vẫn đến đó nói chuyện thì chắc chắn phải được xem là sự kiện la lùng”. Sự kiện lạ lùng đó chính là đòn tâm lý đánh động người dân và đạt được kết quả thật tốt: “cử tri khắp nơi bắt đầu bàn cãi sôi nổi hơn, những người ủng hộ chúng tôi mạnh dạn hơn khi họ lên tiếng bênh vực cho lập trường của ông George W. Bush”. Đến giờ ông Gibson vẫn tin đòn chính trị đó “giúp trận chiến trở nên cân bằng hơn”, dẫn đến kết quả ông Bush thắng ở Florida vào giờ chót”.

Nhưng cũng có những trường hợp tháu cáy bị tổ trát!

Chuyện gần nhất là chuyện 2008, khi ông John McCain vẫn đang hy vọng thành công ở Virginia và Colorado, dàn tham mưu dự tính sẽ đưa ông đi một vòng qua những tiểu bang vùng Đông Bắc, mở trận đánh lớn ngay tại thành trì của cánh Dân Chủ để thu hút sự chú ý của dân chúng và giới truyền thông. Dàn dựng xong xuôi, ông McCain sửa soạn lên đường thì có tin nội bộ hục hặc với nhau về chuyện bà Sarah Palin tiêu xài quá nhiều tiền quần áo, ăn nói “linh tinh”, không chứng tỏ khả năng của người lãnh đạo. Chuyện này ầm ĩ tới độ báo chí đưa người theo sát từng giờ, từng phút, chẳng thèm để ý tới chuyến đi của ông ứng viên Cộng Hòa.

Nghe đâu người soạn kịch bản cho ông McCain trong chuyến đi đó là ông cố vấn Mark Shulter. Không biết điều đó có đúng không, nhưng rõ ràng ông này bực dọc vì chuyến đi đánh động tâm lý quần chúng của ông McCain không được báo chí theo dõi mạnh cho bằng những chuyện liên quan tới bà Sarah Palin và số tiền mua sắm lên tới cả trăm ngàn dollars. Có người kể ông Shulter bực tới mức bảo “cánh nhà báo mấy anh giống như bầy kên kên, chỉ đợi có xác chết là ùa vào viết điếu văn”.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

Tags:

3 Phản hồi cho “8 ngày trước bầu cử: Một quốc gia, 2 tổng thống?”

  1. Phan Anh says:

    Thật tội nghiệp cho các vị. Sao mà dễ tin quá vậy. Đây là một cơ hội may cho Obama để đóng phim cho mọi người xem.
    Thiên tai do bảo Sandy gây ra là điều không ai muốn. Ông Obama là đương kim tổng thống thì lẻ dĩ nhiên ông ta có quyền lực để huy động chính quyền liên bang phụ giúp. Còn ông Rommey là một cựu thống đốc không quyền hành gì hết thì các bạn muốn ông ta làm gì đây??? Chắc là muốn Rommey bán hết gia sản của mính để lo cho các nạn nhân trong mùa bảo này sao???
    Các vị cứ nói đảng cộng hòa luôn gây chiến tranh trên thế giới. Thế thì xin hỏi đảng nào và tổng thống nào đã đem quân vào miền nam Vietnam để cộng sản miền bắc lấy cớ đánh Mỹ để chiếm miền nam? Người việt nam mình chết mấy triệu, còn Mỹ thì khỏang 65 ngàn. Số bị thương còn nhiều hơn nữa.
    Thiệt tình sao các vị dể bị dụ vậy.

  2. datnguyen says:

    Bầu cho ai là quyền của mình, vào tiệm ăn người thì thích mì xào dòn, người thì thích canh chua cá bông lau. Bá nhân bá tánh, hai ông Romney và Obama mỗi người một đường lối, thích ai thì bầu.
    Ông Obama phải cái tội xài tiền khiếp quá, từ 1981 đến năm 2001 khi ông Bush con lên làm tổng thống, nợ chính phủ US debt là 5,700 tỷ
    Sau 8 năm làm TT, ông Bush để lại món nợ là 10 ngàn tỷ. Trong 8 năm ông Bush con xài 4,300 tỷ (10,000-5,700)
    Nay ông Obama lại còn siêu hơn ông Bush đưa lên 16 ngàn tỷ, ông Obama là người xài rộng nhất, ông là người rộng rãi nhất trong lịch sử Huê kỳ. Trong 4 năm ông Obama xài sơ sơ mới có 6 ngàn tỷ (16,000-10,000), có nghĩa là xài gấp ba lần ông Bush tính trung bình một năm.
    Nhìn lại từ 1981 cho tới 2001 là trong 20 năm nợ Mỹ mới tăng từ 1000 tỷ lên 5,700 tỷ , trong 20 năm này các Tổng thống đã xài 4,700 tỷ (5,700-1000), thế mà CHỈ TRONG 4 NĂM ÔNG OBAMA XÀI xài 6,000 tỷ, nhiều hơn con số tiền xài trong 20 năm từ 1981 tới 2001. Trông cách xài tiền của Obama người ta sợ toát mồ hôi.
    Nay có một số chuyên gia bi quan cho kinh tế năm tới có thể sẽ lâm vào tình trạng recession hay khủng hoảng vì nợ nần nhiều quá trong khi tăng trưởng yếu thất nghiệp nhiều.
    Bầu ông nào thì tùy nhưng xài tiền cái kiểu này thì có ngày bankruptcy sập tiệm chết hết
    DN

    • Phan Anh says:

      Sợ nhất là mấy ông đảng dân chủ. Nói thì hay lắm, lúc nào cũng lo và thương dân lắm. Nhưng khi nắm được chính quyền thì xài tiền thật dữ như thể tiền từ trên trời rơi xuống vây.
      Cũng có thể so sánh mấy ông dân chủ với mấy ông cộng sản việt nam vậy. Nói thì hay lắm. “Ngụy quân ngụy quyền có đủ tệ nạn tứ tham ô hối lộ đến đĩ diếm xì key ma túy và vân và vân…” Đến khi nắm được chính quyền rồi thì làm tệ nạn còn hơn gấp trăm lần nữa.
      Tự do quá nên các ông đòi hỏi đủ thứ. Đã mất miền nam Việt Nam cho cộng sản rồi, bây giờ các ông muồn nước Mỹ này mất cho cộng sản Tàu rồi mới vừa lòng sao?
      Xin chào thua mấy ông luôn.

Phản hồi