WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Truyện cổ tích về xăng dầu ở Việt Nam

gia xang tangỞ một trang trại nuôi bò, vì tuổi già sức yếu, chủ nhân lần lượt qua đời, để lại quyền cai quản cho người con trưởng với sự hợp tác chăm sóc của mấy người em ,tất cả đều có gia đình,vợ con, với các mảnh vườn nhỏ trồng khoai trồng ngô, nhưng vẫn quần tụ cùng người anh cả hình thành một đại gia đình. Măc cho trang trại nằm sát bìa rừng, có rất nhiều sói thường xuyên lai vãng, đàn bò ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đàn bò khoẻ mạnh và béo tốt, thịt bò của trang trại nổi tiếng cả vùng vì được tuyển lựa giống khá kỹ. Công sức chăm sóc và bảo vệ của đại gia đình hứa hẹn sự sung túc cho cả dòng tộc. Nhưng người anh cả chẳng biết tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ đâu mà  trở nên hư đốn, ích kỷ, ăn chơi truỵ lạc, tiêu xài hoang phí, nghe theo gợi ý của bạn xấu, sử dụng tiền bán bò để đầu tư bất động sản dẩn đến thua lỗ để lại nhiều khoản nợ, song thói hoang phí vẫn không chừa,vợ con ăn mặc diêm dúa, dùng toàn hàng hiệu, ăn toàn thịt cá phủ phê, trong khi vợ con mấy người em ăn mặc tuềnh toàn, khoai sắn qua ngày. Không chỉ không được chia lợi nhuận (Lý do được đưa ra là trang trại làm ăn thua lỗ, còn nhiều nợ nần) mà gia đình mấy người em đều phải tiếp tục làm quần quật để chăm sóc và bảo vệ đàn bò. Một tuần, nửa tháng, khi có nhu cầu về thịt, gia đình mấy người em phải dùng tiền chắt chiu từ việc bán khoai sắn để  mua thịt do người anh bán ra với giá đắc hơn so với các trang trại khác… Và họ vẫn cam phận sống trong kiếp nghèo đói, mười mấy năm trời liên tục…….

Phải chăng đây là truyện cổ tích thời trung cổ, ngày xửa ngày xưa , giống như truyện “ Ăn khế trả vàng”. Nhưng không ! Đây là chuyện ngày nay,  xảy ra ngay trên đất nước Việt Nam.

Bất cứ người nào có lương tri, có tình yêu thương đồng loại đều xót xa cho tình cảnh thân phận ”nô lệ” của mấy người em dưới sự đoạ đày của người anh tham lam ích kỷ. Bạn bức xúc đặt ra cho tôi một loạt câu hỏi, kể cả một loạt câu phê phán góp ý:

-Có thiệt không? Trang trại nào?  Ở đâu? Người anh cả tên gì? Địa chỉ? Số điện thoại?

-Cần phải tẩy chay thịt bò của trang trại đó! Người anh gì mà ác thế! Sao ông Trời không sai Thiên lôi cho nó một búa!

-Phóng viên báo chí đâu ? sao không vào cuộc tìm hiểu để lên án cái thói ”bạc bẽo không biết tình anh em máu mủ là gì!”

-Sao mấy người em và vợ con họ “khờ” thế!?! Bóc lột mười mấy năm trởi chứ có phải ít đâu! Sao không đấu tranh lý lẽ!

-Mặc kệ đàn bò, không bảo vệ chăm sóc gì sất! Cho sói ăn thịt hết! Có công chăm sóc bảo vệ phải được hưởng chứ! huống chi đây là tài sản chung do cha mẹ để lại! Chia gia tài! không hợp tác gì cả! “Độc lập tự do mạnh ai nấy lo”

Bạn là người ngoài bạn có thể phê phán, phản ứng gắt gao như thế. Nhưng nếu bạn là trong cuộc , cụ thể bạn là một trong những người em đó, bạn có thực sự hành động quyết liệt như những “lời khuyên” kể trên không?

Chuyện trang trại không có thật, chỉ là nhân ngày “cá tháng tư”, nhưng phiên bản thì hoàn toàn có. Đó là chuyện xăng và dầu mỏ ở VN.

Mỏ dầu là tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho toàn thể nhân dân VN, trong quá khứ,người dân VN đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền của, xương máu để bảo vệ mỏ dầu quí báu của Tổ quốc. Thế nhưng,chính phủ VN lại cho rằng đó là của riêng mình, khi bán dầu, thì chính phủ độc quyền chi tiêu, không mảy may chia sớt một chút quyền lợi nào cho người dân. Các nước sản xuất dầu trên thế giới có hành xử giống như chính phủ VN không? Hoàn toàn không!!! Không có ngoại lệ, tất cả chính phủ các nước sản xuất dầu đều chia sẻ quyền lợi cho người dân qua việc trợ giá cho xăng trong nước. Dẫn chứng: Ở Ai cập, Algieri, Qatar, Iran, Oman, Kuwait, Barain, Tukmenistan, giá xăng trong nước chỉ từ 4000-8000 đồng tiền VN một lit, đặc biệt ở Arap Saudi, Lybia, Venezuaela giá xăng chỉ từ 1500-3000 đồng tiền VN một lit (Nhờ internet tôi biết được việc  này, bạn vào google gõ “Những nước có giá xăng rẻ như bèo” để xác định thông tin). Riêng ở Malaysia giá xăng chỉ khoảng 12000-13000 đồng tiền VN một lit. Trải qua hơn chục năm khai thác dầu, người dân vẫn chưa bao giờ được hưởng một phần lợi nhuận, đến nay một vài mỏ có dấu hiệu cạn kiệt, mà người dân VN thật sự vẫn còn đói nghèo xơ xác. Lời hứa cũa các vị lảnh đạo ở những thập niên trước khi người dân còn ăn độn, rằng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện khi dòng dầu được bơm lên  Những lời hứa đó,giờ đây chỉ là lời hứa của Chú Cuội………..Hứa bừa, hứa ẩu và không giữ lời là bản chất, là thuộc tính của chế độ hiện hành.

Đừng nhìn cuộc sống xa hoa ở chốn thành đô theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa” như nhà báo hải ngoại Nguyễn phương Hùng, mà hãy len lỏi vào các khu nhà trọ ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các vùng sâu, vùng xa ở nông thôn, các khu ổ chuột ở nơi thị tứ để xem xét cuộc sống cơ cực đến oằn người của người dân lao động VN. Thu nhập đồng lương rất thấp (Tổng liên đoàn lao động VN khẳng định: Tiền lương mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động), nuôi sống bản thân đã chật vật, huống chi phải nuôi vợ nuôi con, lại càng không thể nói tới việc tích luỹ để chữa bệnh, du lịch, mua nhà, mua đất… Kết quả là từ công nhân đến nông dân, người nào cũng gầy rạc, tong teo… Một thế hệ bạc nhược về thể chất và có khi cả tâm hồn nữa!

Hơn 60 tỷ USD nợ công không làm chính phủ băn khoăn, họ vẫn vô tư tiêu xài hoang phí, các tầng lớp lảnh đạo đều nhà cao cửa rộng, biệt thự , ruộng vườn, tài sản nhiều vô kể, để có thực hiện việc tiêu xài hoang phí, họ ra sức vơ vét, tăng thu đối với nhân dân. Phát biểu trong phiên họp 17 của UBTV Quốc hội ngày 10/04/2013, ông Nguyễn sinh Hùng (bất đắc dĩ phải) phê phán (chính phủ): “Tăng thu lên 21,3% mà tóm lại vẫn tang nợ, điều hành như thế không được, phải rút kinh nghiệm…” Sao không kỷ luật mà chỉ rút kinh nghiệm,lần nào sai phạm, dù là hàng chục ngàn tỷ, cũng chỉ là rút kinh nghiệm… Chính phủ đã không những bất lực trong viêc chống tham nhũng, lãng phí, chạy chức chạy quyền mà còn bất lực trong việc kiểm soát chi tiêu của các tỉnh thành ở địa phương và các bộ ngành ở trung ương (Dân gian gọi đó là sự ”bất lực” trên bảo dưới không nghe). Hậu quả là năm nào cũng bội chi….

Trong bối cảnh đó, họ không chỉ không chia sớt quyền lợi về mỏ dầu cho người dân mà còn ngang ngược tăng giá xăng!

Xin lỗi, sao người dân chúng ta “khờ” thế! “Ăn một mình” mười mấy năm trời chứ có ít đâu! Để chấm dứt cái sự “khờ’ này cần phải khởi xướng một cuộc vận động giành lại quyền lợi của người dân với tư cách là chủ nhân thật sự của mỏ dầu. Nhưng khởi động như thế nào?

Các blogger, các nhà báo và những người viết bài trên mạng trong và ngoài nước thân mến:

Tôi từng cho rằng: Đấu tranh cho dân chủ dân quyền, chúng ta chỉ tập họp được một số lực lượng trí thức, vì đó là mục tiêu tương đối trừu tượng đối với đại đa số nhân dân, nhưng nếu chuyển hướng sang mục tiêu  đấu tranh cho dân sinh, trước mắt là đòi hỏi về quyền lợi mỏ dầu, chúng ta chắc chắn tập họp được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Khi đã có lực lượng rồi, thì đấu tranh cho dân chủ dân quyền chắc chắn sẽ thành công. Con đường vòng là con đường ngắn nhứt đảm bảo cho thắng lợi của CM VN. Mọi cuộc CM xuất phát điểm đều phải như thế!

Thời gian qua, ngoài các bài viết về dân chủ dân quyền, không ít tác giả đã dấn thân đấu tranh trong lảnh vực dân sinh qua các bài viết về sự đầu tư sai lầm và thua lỗ của cá tập đoàn kinh tế quốc doanh, về dân oan và khiếu kiện đất đai, đặc biệt tập trung về vụ án Đoàn văn Vươn. Nhưng có vẻ những “đòn thế” trên chỉ làm cho đối phương hơi lúng túng một chút, hầu như không suy xuyển gì, sau đó họ trấn tĩnh lại và phản đòn bằng cách “bắn tỉa”. Thử nghĩ xem: Liệu chúng ta có thể vận động một cuộc biểu tình qua vụ án Đoàn văn Vươn không? Rất khó ! Hầu như vô vọng!

Nhưng nếu chuẩn bị dư luận kỷ lưởng qua việc đấu tranh đòi hỏi chia sớt quyền lợi mỏ dầu cho người dân ít nhứt cũng được bằng như dân Malaysia thì ta sẽ được toàn thể nhân dân ủng hộ vì đòi hỏi đó là chính đáng hợp tình, hợp lý, chính phủ VN không thể lập dị, mà phải theo tập quán quốc tế là chia sớt quyền lợi về mỏ dầu cho người dân. Sau 3 tháng, 6 tháng, thậm chí 1 năm vận động, cổ vũ, hướng dẩn dư luận, chúng ta hoàn toàn có hy vọng về một cuộc biểu dương lực lượng to lớn của nhân dân, ép buộc chính quyền phải nhượng bộ, thắng lợi chắc chắn sẽ đến. Đây có thể  là một đòn thế,một quả đấm thép đủ mạnh, vì được hậu thu ẫn của toàn dân, làm cho chính quyền phải choáng váng.

Chỉ cần như thế, thì thời cơ chúng ta sẽ đến, vì ta ngày càng mạnh lên, còn đối phương ngày càng yếu đi.

Để cho viển ảnh tươi sang trên trở thành hiện thực chúng ta cần phải chuẩn bị chu đáo một số công việc với vai trò cực kỳ to lớn, cực kỳ quan trọng của các blogger, các nhà báo, và những người viết bài trên mạng trong và ngoài nước. Đó là:

-Tập trung viết bài phân tích cho người dân hiểu: quyền lợi hợp pháp của người dân trong việc đòi hỏi chính phủ chia sớt quyền lợi lien quan đến mỏ dầu.

-Tập trung viết bài phân tích yêu cầu bãi bỏ cơ chế thị trường trong việc bán xăng ở VN.

-Tập trung viết bài phân tích mệnh đề: Không chỉ có người dân, chính phủ cũng góp tiền vào Quĩ bình ổn giá xăng.

-Tìm cách tác động đến đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội để đấu tranh trên nghị trường buộc chính phủ phải nhượng bộ, vì vấn đề này không phải là yêu sách chính trị, nên người dân ai cũng có thể mạnh miệng đòi hỏi. Chính phủ có thể nhượng bộ chút đỉnh, nhưng chúng ta phải tỉnh táo,sang suốt,tiếp tục yêu sách cho tới khi đạt được mục tiêu của mình.

-Viết các nội dung tóm tắt,ngắn gọn về quyền lợi của người dân liênquan tới mỏ dầu dưới dạng tờ bướm, tờ rơi để chuyển đến những người dân không có điều kiện tiếp xúc với internet. Trên mạng có thể có bản mẩu, mọi người có thể sao y. Một người truyền cho mười người.

-Mỗi trang mạng trong và ngoài nước mỗi ngày có ít nhứt một bài viết lien quan đến quyền lợi mỏ dầu và luôn nhắc nhở “khi mục tiêu chưa thành thì ta chưa nghỉ, khi giặc chưa hết thì ta chưa về”.

Vậy mục tiêu của chúng ta là gì? Rất đơn giản!

Mục tiêu cũa chúng ta là giá xăng ở VN phải bằng với giá xăng ở Malaysia và chúng ta sẽ đấu tranh không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được mục tiêu này.

Khẩu hiệu của chúng ta là:

-Yêu cầu: giá xăng VN = giá xăng Malaysia (13000 đồng VN/một lit).

-Không phải chi có nhân dân,chính phủ cũng phải có trách nhiệm góp tiền cho Quĩ bình ổn giá xăng.

Độc lập, tự do để làm gì khi mà hạnh phúc, ấm no không có!Bảo vệ mỏ dầu để làm gì khi mà người dân không được hưởng một tí tẹo lợi ích gì từ việc sản xuất dầu.

Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quá lạc quan! Nếu chính phủ nhượng bộ chấp nhận yêu sách “chia sớt quyền lợi mỏ dầu” lần này, chính phủ sẽ rơi vào khủng hoảng và hầu như rất khó tồn tại trong tương lai gần, vì từ lâu cán cân tài chính đã mất cân đối nghiêm trọng,với cuộc khủng hoảng này, chính phủ sẽ không đủ tài chính để duy trì hoạt động,nếu không có ngoại viện,sự sụp đổ sẽ đến. Vì vậy, họ sẽ không dễ dàng đầu hang và cuộc đấu tranh sẽ rất khốc liệt…….Với sự kiên trì, thắng lợi cuối cùng chắc chắn sẽ thuộc về toàn dân.

Đây có thể là kết thúc có hậu cho câu chuyện cổ tích  về xăng dầu ở VN.

© Vĩ Độ Hà

Saigon, ngày 18/04/2013-Toạ Độ XYZ

 

 

1 Phản hồi cho “Truyện cổ tích về xăng dầu ở Việt Nam”

  1. pham quoc phuong says:

    cam on nguoi viet truyen , mot mau truyen tuy rat ngan ngui nhung mang day y nghia. Neu co cuoc bieu tinh dien ra chac co le se rat nhieu nguoi di bieu tinh de doi quyen loi, tat ca dong bao viet nam hay dung day dau tranh de danh chien thang!!! De day lui nhung con sau bo nhung con roi dang lam cho sac chet con tuoi tro thanh sac chet bi muc nat.

Phản hồi