WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghi ngờ trong vô minh

cau-hoi1. Đau khổ vì vô minh:

Đức Phật đã dạy chúng ta rằng “vô minh làm ta đau khổ”. Quả đúng vậy, rất nhiều đau khổ mà con người phải chịu đựng là đến từ sự vô minh. Một trong số đó là nghi ngờ (nghi kỵ) trong vô minh.

Tôi có thể không thích mô hình nhà nước do Lenin dựng lên, nhưng tôi ấn tượng với một số lời nói của ông vì nó đúng đắn. Một trong số đó là câu nói “tin tưởng là tốt nhưng kiểm soát còn tốt hơn”, để kiểm soát tốt, ta phải nghi ngờ. Vì nghi ngờ mà ta chịu khó suy tư, tìm hiểu; chính điều này đưa ta đến gần chân lý hơn. Nghi ngờ là đúng đắn, cần thiết trong cuộc sống chứ không có gì sai hay xấu.

Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu ta hoài nghi trong lý trí, thì đó là điều tốt; nếu ta hoài nghi trong vô minh thì nhiều khi lại rất tai hại.

Tôi có bà chị họ, tuổi xấp xỉ 40, rất xinh nhưng lại ế chồng. Cơ duyên nên nỗi thế, có phần là do tính nghi ngờ của chị. Bất cứ ai đến với chị, chị đều nghi ngờ là sở khanh là ham muốn thân xác, là âm mưu muốn chiếm đoạt chị. Sự nghi ngờ quá đáng đã làm hại chị, làm chị mất đi cơ hội cho người yêu thương mình thật lòng.

Nhân đây, tôi cùng muốn với quí bạn đọc điểm lại một số sự tích nghi ngờ trong vô minh làm chúng ta đau khổ:

-         Khi những giáo sĩ Kito giáo vượt hàng nghìn km đại dương từ Âu Châu đến nước ta để truyền một đức tin mới. Một số người VN ta đã tin theo đức tin đó, lẽ ra chúng ta cũng nên xem đó như một chuyện bình thường trong đời sống đa dạng, cũng như việc cách đó hàng trăm năm dân tộc ta được truyền đức tin của đạo Phật, của đạo Nho,….thì người dân và các bậc vua chúa đã nghi ngờ những con người này. Chúng ta đã nghi ngờ họ là gián điệp cho Tây trong vô minh để rồi ra tay đàn áp, bách hại. Sự nghi ngờ trong vô minh đó để lại những án oan thảm khốc của việc cấm đạo, diệt đạo.

-         Khi những nhà tư bản dong thuyền đến nước ta để tìm kiếm cơ hội, buôn  bán mở rộng thị trường. Lẽ ra ta nên mở cửa đón tiếp họ giao thương để cùng giàu có, thịnh vượng như Nhật Bản thì chúng ta lại nghi ngờ họ đến để cướp nước ta. Sự nghi ngờ trong vô minh dẫn đến chúng ta đóng chặt cửa, bế quan tỏa cảng. Kết quả là chúng ta suy yếu và bị thâu tóm.

-         Khi những người CS nắm chính quyền, với giáo lý đấu tranh giai cấp, họ nhìn đời bằng con mắt nghi ngờ cao độ, đâu cũng là kẻ thù của giai cấp, của chế độc. Với họ luôn luôn có thế lực thù địch đang âm mưu, đang rình mò. Chính điều này dẫn đến nhiều sai lầm phá hủy lý tưởng, mục tiêu tốt đẹp của họ.

Khi chúng ta nhìn đời bằng cặp mắt nghi ngờ trong vô minh thì mọi cái đều trở nên âm mưu, trở nên nguy hiểm và xấu xa.

2. Hoài nghi giết chết những nỗ lực tốt đẹp:

Một câu chuyện đang được bàn luận là PT CĐVN và mục đích của nó. Từ khi ra đời đã dấy lên nhiều mối nghi nghờ dành cho nó. Cũng chính đáng và dễ hiểu thôi. Người khởi xướng nó là ông Lê Thăng Long-người vừa mới ra tù nhờ ân xá do nhận tội với cơ quan an ninh. Rất nhiều bài viết của nhiều người nổi tiếng đã xuất bản chia sẻ với bạn đọc mà không cần dấu diếm nghi ngờ của mình. Nhiều kịch bản được đưa ra như: chim mồi, cánh tay nối dài của an ninh CS, giải pháp hạ cánh an toàn,…thậm chí có người còn gọi là PT vô liêm sỉ (họ cho rằng đây là phong trào nhằm lừa và gom ai chống đối nhà nước lại để hốt một mẻ).

Dự luận phản ứng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Như con chim sợ cành cong, chúng ta có bài học đau đớn về sự cả tin, do vậy nghi ngờ là một điều nên có, nó tốt cho cuộc sống. Sự nghi ngờ giúp chúng ta cẩn thận hơn trước mọi sai lầm cũng như cạm bẫy.

Tuy nhiên, tôi tin chắc một điều, những người nghi ngờ đó chưa dành thời gian đọc kỹ để xem nội dung thực chất của PT là muốn gì và làm gì? Hoặc họ có xem nhưng họ không hiểu lắm, hoặc họ không thấy PT này nó giống với một PT nào đó đã diễn ra để lấy làm bài học so sánh.

Nếu chịu khó tìm hiểu, suy ngẫm và quan sát, hẳn sự hoài nghi sẽ mất dần, nhất là qua thời gian, phong trào đã bắt đầu hành động đúng như những gì nó khởi xướng và kêu gọi: Quyền Con Người. Tôi nghĩ qua một loạt hoạt động (in sách, phát động cuộc thi, lên tiếng bảo vệ quyền con người,….) và các bài viết giúp độc giả hiểu hơn về PT thì sự nghi ngờ sẽ hết. Xua tan không khí nghi ngờ cũng là một thắng lợi cho tiến trình đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

Nhưng tôi đã lầm, nhiều người vẫn không hiểu và vẫn nghi ngờ về PT. Điển hình như tác giả Bình Minh với bài viết “Từ Dã Ngoại Nhân Quyền đến “Chọn đường” của Phạm Thị Hoài và “Khi đảng cộng sản tự giải thể” của Ngô Nhân Dụng”. Bài viết toát lên sự nghi ngờ như trước đây: cánh tay nối dài của an ninh, giúp người cầm quyền hạ cánh an toàn,… Sự nghi ngờ của tác giả Bình Minh nói riêng và của nhiều người khác nói chung cũng là chính đáng nhưng đến giờ phút này, tôi cho rằng sự đó là “sự hoài nghi trong vô minh”. Tác giả chỉ hoài nghi và hoài nghi,  gần như không dùng trí tuệ để suy luận, phán xét vấn đề.

Thay vì nghi ngờ và nghi ngờ, chúng ta hãy thử tìm hiểu PT CĐVN nó là cái gì? Nó làm gì? Từ những dự liệu đó, ta suy ra nó sẽ như thế nào? Nếu được dựng lên thì nó sẽ đi đến đâu? Nó có thể làm gì và không thể làm gì? Chúng ta có thể ủng hộ nó đến mức nào hay “lợi dụng” nó đến mức nào?…Hay cao thủ hơn chúng ta có thể điều khiển nó theo ý ta thế nào?…..

Tôi hy vọng sự nghi ngờ hiện nay sẽ không giết chết được sáng kiến tổ chức các buổi dã ngoại trò chuyện về quyền con người cũng như các sáng kiến nhằm phổ biến tài liệu quyền con người đến với người dân. Buổi dã ngoại sẽ liên tục được tổ chức vào các ngày chủ nhật cho đến khi nào ba chữ Quyền Con Người trở thành tiếng nói thiêng liêng trong tất cả người Việt Nam chúng ta.

3. Ngoài vô minh, hoài nghi còn đến từ động cơ khác:

Một người bạn đã nói với tôi rằng “sự nghi ngờ trong vô minh đáng buồn hơn là đáng sợ, cái đáng sợ là sự nghi ngờ ẩn dấu các động cơ khác. Đã là con người, chúng ta có nhiều thuộc tính tự nhiên, một trong số đó là sự đố kỵ và ganh ghét. Ít ai thừa nhận chúng ta đố kỵ hay ganh ghét nhưng nhiều khi thuộc tính trên nó đến với chúng ta một cách tự nhiên và vô hình, nó chi phối suy nghĩ, hành động của ta trong tâm thức. Chúng ta thấy, người càng có bản lĩnh thì thuộc tính tự nhiên trên càng mạnh. Chúng ta cần cảnh giác với nó. Nó có thể là nguồn cơn sinh ra sự chia rẽ, hoài nghi, chê bai,…để rồi cuối cùng giết chết một ý định tốt đẹp cho dân, cho nước; một cách vô tình”.

4. Kết luận:

Nhân bài viết này, tôi cũng muốn chia sẻ vài suy nghĩ của mình. Rất nhiều người nhiệt tình, mong muốn có sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng suy nghĩ của họ thật là khác thường. Một số cho rằng đằng nào ĐCS cũng phải đổ, phải bị đào thải, cứ để chuyện gì đến phải đến, từng có mó tay vào “đống phân” đó mà bẩn tay. Tôi nghĩ thật lạ, dù đơn giản như dọn đống phân đi, không ai mó vào thì làm sao nó mất đi để sạch sẽ?

Một số khác thì phân biệt rạch rồi bạn thù như thời chiến tranh lạnh. Họ chỉ muốn đảng cộng sản sụp đổ, các lãnh đạo hoặc đảng viên phải bị trừng phạt, không cho chúng hạ cánh, không cho chúng thoát,…Và chủ trương của họ là chửi, kích động, hô hào một cuộc xuống đường,… Các hành động nâng cao dân trí, cổ xúy dân quyền họ cũng tẩy chay vì họ lo sợ chuyển biến xã hội xảy ra trong êm đềm hòa bình, không thỏa mãn mong muốn trả thù.

Tôi suy nghĩ cách họ muốn liệu có nên xảy ra và liệu có tốt?

© Nguyễn Văn Thạch

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Nghi ngờ trong vô minh”

  1. Tina says:

    Chào anh Trinh,

    Tôi rất thich bài viết của anh. Tham,sân,si. khi đọc bài đó tôi học được rất nhiều.(Giáo lý)
    Thamsansi không thể ly hay diệt được vì đó là trạng thái tâm lý. hay quá!. Chỉ có thể dùng trí tuệ để kiểm soát. hay hay hay…

    Cám ơn anh

    Tina

  2. BIỂN NGÀN says:

    LÊ QUỐC TRINH

    Tưởng ông rõ Phật mười câu
    Ai ngờ một chữ bẻ đôi chẳng tường
    Chắc là ông hãy còn trinh
    Lê thân ngoại quốc thật tình còn khuya
    Nên chi đã sống ở đời
    Phải nên thận trọng thì người mới ngoan
    Chưa gì ông đã oang oang
    Ta đây mới hiểu đạo Vàng là đâu
    Đúng là biết một dốt mười
    Kỹ sư tính toán vẫn tràn vô minh
    Vô minh triết học mới cao
    Vô minh theo kiểu cào cào tiếc thay !
    Đấy xem mình quả hại mình
    Hỡi ông lê quốc tự tình sao đây !

    SÓNG NGÀN
    (16/5/13)

  3. bùi Lễ says:

    Nguyễn Văn Thạch viết trong đoạn kết luận:

    .”… Tôi suy nghĩ cách họ muốn liệu có nên xảy ra và liệu có tốt? …”

    Không biết tác giả bài viết co’ cách nào tốt / hay xin trình bày. Please .Thx

    Riêng tôi thấy cách nào cũng tốt cã hể là dẹp đảng việt cộng là tốt rồi bao gồm cã
    “chửi việt cộng” vì việt cộng đáng bị nhân dân chửi . Cứ nhìn xem việt cộng đánh
    dân như đánh kẻ thù .

    Theo tôi dẹp đảng việt cộng chỉ là cứu’ cánh trong mục đích chính là để cải tạo lại
    xã hội và đất nước VN.

    Việt cộng đúng là một con ngựa tốt . Khi mà Tàu ngõng “cu” thì cã bọi việt cộng
    chụm đầu đến (lại chửi ! sorry) . Cứ nhìn thấy hể Tàu xâm lấn vào lãnh hải VN
    thì đảng việt cộng là lên, “hoàng sa & trường sa là của VN” rội câm miệng .
    Dân mang cái áo logo hoàng sa & trường sa thì bị bắt/ngăn cản !
    Tôi chưa thấy đất nước nào mà người ngợm như là đảng việt cộng . Một công
    tổng bí phát biểu …. xét ra kiến thức đang ở trong kỳ thời mả tấu răng đen!
    Trong khi loài người thì đanh ở thế kỷ 21 .

    Cách nào cũng tốt dù là chập chửng còn hơn là nằm lì một chổ chê bai .

  4. LeQuocTrinh says:

    Thân chào tác giả,

    Ông Thạch đề cập đến giáo lý Nhà Phật mà không biết gì cả về Phật Pháp, cẩn thận đấy! Ông chớ nên tiếp tục gieo rắc tư tưởng mơ hồ lệch lạc về Đạo Phật chính thống do ngài Thích Ca Mâu Ni giảng truyềntừ hơn 2500 năm trước.

    Ông Thạch có biết thuyết Thập Nhị Nhân Duyên ra sao không ? Ông có biết rằng Vô Minh là nguồn gốc của mọi đau khổ trên thế gian này không ? Ông có biết rằng Đạo Phật chủ trương tu hành hướng Tâm để phát triển Trí Tuệ theo phương hướng Từ Bi nhắm đến mục tiêu tối hậu là GIÁC NGỘ không ? Có rất nhiều Phật tử nhắm mắt tin theo chư Tăng không hề động não để tìm hiểu Phật Pháp nên họ theo Đạo Phậr mà không bao giờ hiểu nổi PHẬT là gì ? Có rất nhiều Phật tử bị vô minh che lấp thành mê tín tin vào hình tượng, chạy theo ảo ảnh mà cứ bị quay cuồng mãi trong bể Luân Hồi của Vô Minh.

    Họ bị ảo ảnh che lấp nên nhìn con rắn độc sặc sỡ cứ tưởng là sợi dây thừng đẹp, chụp bắt mới bị rắn cắn, bị nọc độc hành hạ suyt chết, phải chở khẩn cấp đi nhà thương cứu sống. Nhưng họ chưa chịu tỉnh ngộ, vì vô minh họ trở nên sợ sệt, từ đó mỗi lần nhìn thấy sợi dây thừng họ cứ tưởng là rắn độc. Khi ngã xuống sông sâu, có người quăng cho sợi dây thừng cấp cứu, họ không dám cầm và bị chết đuối chỉ vì Vô Minh.

    LeQuocTrinh

    • NON NGÀN says:

      VÔ MINH

      Vô là không có đấy thôi
      Minh là sáng suốt, nhìn đời không sai
      Vô minh che lấp mọi điều
      Cho nên Phật mới giảng về Vô minh
      Vô minh là cõi ta bà
      Tham si, chìm đắm, gọi là vô minh
      Khác gì đêm tối mịt mùng
      Mặt trời không có, thì vô minh đầy
      Nghĩa là ý thức con người
      Bị vô minh lấp giữa trời tối đen
      Bình minh, ánh sáng hiện ra
      Mặt trời soi sáng, xóa nhòa vô minh
      Vậy nên người ở trong đêm
      Tối mò bốn phía, vô minh tràn đầy
      Cách sao nhằm thoát ra đây
      Hiển nhiên phải xé tấm màn vô minh
      Nhận ra bản chất thật tình
      Chỉ toàn hư ảo, vô minh đẩy lùi
      Nên chi biết rõ trần đời
      Không tham bám víu mới hòng thoát ra
      Thoát ra giải phóng cho ta
      Khỏi điều ngũ uẩn gọi là vô minh
      Cuộc đời đều thấy trống không
      Hết điều tham dục, vô minh đẩy lùi
      Từ bi, giải thoát trên đời
      Hiền từ phi chấp, đã là hữu minh
      Hiền từ, ánh sáng nhân văn
      Còn như phi chấp, ngã đâu bám vào
      Thênh thang, ý thức tự do
      Ấy là giải thoát khỏi đời vô minh !

      SUỐI NGÀN
      (15/5/13)

      • LeQuocTrinh says:

        Vô Minh là cái chi chi ?

        Ông bạn Non Ngàn hứng chí sáng tác bài thơ Vô Minh, tưởng đâu giác ngộ, nào ngờ lại càng vô minh thêm !!!

        Vô Minh theo nghĩa dân gian là “ngu tối” đấy ông bạn. Vô Minh là trạng thái u mê, không nhìn ra được sự thật của vấn đề, không đả phá được những khúc mắc rào cản xung quanh vấn đề, bao trùm sự vật. Người muốn phá bức màn vô minh, trước tiên phải có can đảm dám nghi ngờ, tự đặt nghi vấn về một sự kiện, muốn xông pha tự đi tìm hiểu, động não, chịu khó quan sát mọi chi tiết liên quan đến sự kiện, chịu khó lắng tai nghe, chịu khó mở to mắt nhìn và chịu khó phân tích cặn kẽ …từ từ theo thời gian mới phăng dần được sự thật và vỡ lẽ trước chân lý. Giống như Đức Thế Tôn bật tỉnh ngộ sau khi uống bát sữa do cô thôn nữ dâng tặng. Giống như nhà bác học Archimede chợt tìm ra được nguyên lý “sức đẩy của nước”. Tiếng kêu mừng rỡ “Areka! Areka!” chính là báo hiệu của Giác Ngộ trước sự thật muôn đời của tạo hoá. Ngay ông Newton cũng thế, nhờ suy tư trầm tuởng lâu ngày về hiện tượng rơi tự do của vật chất, đến khi trái táo rơi trúng đầu thì Giác Ngộ ra nguyên lý “Sức hút của vũ trụ”.

        Con người là động vật duy nhất trên trái đất này có tư duy, biết suy nghĩ và sáng tạo, cho nên Đức Phật mới tuyên bố: “Ta là Phật đã thành (đã giác ngộ), chúng sinh là Phật sẽ thành (sẽ giác ngộ)”. Chỉ có những người tự đặt nghi vấn chịu khó tìm hiểu. Đó là những người không chịu sống u mê, tăm tối, họ luôn luôn tỉnh thức (trong tâm não) để không bị thế giới ta bà nhị nguyên che lấp trí tuệ. Hơn 2500 năm qua hàng ngàn vị Phật đã xuất hiện trong nhân loại để đóng góp vào sự tiến hoá không ngừng của thế giới này.

        Ông bạn Non Ngàn đâu có hay ???

  5. Người Buôn Mộng says:

    Thưa tác giả:

    Tôi nghĩ PT CĐVN vạch ra đường đi đúng & tốt cho VN, và ông Lê Thăng Long là 1 thanh niên tranh đấu yêu nước, can trường, có kiến thức.

    Tuy nhiên nhiều người VN không biết như thế, nên chưa tiếp tay hỗ trợ PT.

    Cũng nên thông cảm cho dân VN vì cách đây 83 năm – khi đảng CSVN ra đời – vì đã lỡ quá tin vào những bánh vẽ mà đảng tuyên truyền, toàn thể dân tộc đã bị lừa 1 quá lừa vĩ đại, cho đến nay vẫn chưa gỡ ra khỏi.

    Con chim khi đã bị bắn 1 lần, chỉ thoáng thấy 1 vật gì giống như cái ná là phải hoảng hốt bay tránh.

  6. maison says:

    Hùm già lạc dấu khôn về
    Mèo non chi chí tìm về cố hương
    Chân dê (chê dân) móng khởi tiêu tường
    Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình

    [Sấm Trạng]

    Đã nghi người thì đừng dùng người, đã dùng người thì chớ nghi [Khổng Tử]

  7. GIÓ NGÀN says:

    VÔ MINH TRONG NGHI NGỜ

    Vô minh theo Phật là thế giới hoàn toàn tối tăm, hư ảo. Trong thế giới hư ảo, tối tăm đó, ý thức của con người cũng vô minh theo. Như vậy phải thoát ra khỏi vô minh của ý thức, nhận thức, mới thoát ra được toàn thể thế giới vô minh đang bao trùm nó, đang trộn lẫn với nó. Đã như thế thì còn làm gì có nghi ngờ trong vô minh như ông Nguyễn Văn Thạnh muốn nói. Chỉ có nghi ngờ đúng hay không đúng với khách quan, không có nghi ngờ trong vô minh, là vì điều đó tự nó nghịch lý và sai nguyên tắc nguyên tắc nhận thức.
    Ông Thạnh lại bày tỏ tâm đắc với câu nói của Lênin ““tin tưởng là tốt, nhưng kiểm soát còn tốt hơn”. Rõ ràng là câu nói hết sức phản nhân văn, tiêu cực và đầy tính cách độc tài, độc đoán. Bởi nói như vậy cuối cùng chỉ có kiềm soát mà không còn tin tưởng ai hết. Một xã hội chỉ có kiểm soát, kìm chế lẫn nhau như thế thì đâu còn tình người, đâu còn nhân văn nữa. Chắc cũng chính vì thế mà Lênin hoàn toàn ủng hộ, tâm đắc và thực hiện đến mức quan điểm “chuyên chính vô sản” của Mác là như thế.
    Chưa hết, ông Thạnh còn viết “Khi những người CS nắm chính quyền, với giáo lý đấu tranh giai cấp, họ nhìn đời bằng con mắt nghi ngờ cao độ, đâu cũng là kẻ thù của giai cấp, của chế độc. Với họ luôn luôn có thế lực thù địch đang âm mưu, đang rình mò. Chính điều này dẫn đến nhiều sai lầm phá hủy lý tưởng, mục tiêu tốt đẹp của họ”. Ông Thạnh quà nhầm lẫn giữa nguyên tắc cốt lõi, tự nhiên, với sự nghi ngờ chỉ có tính hiện tượng tạm thời bên ngoài.
    Cuối cùng ông Thạnh vừa chế cả những người “tị” phân, lẫn cả những người “trả thù” phân. So sánh như vậy hơi quá đáng, bởi vì đây là yếu tố con người, không phải yếu tố “phân”. Phân dầu thế nào chăng nữa cũng chỉ là vật vô tri. Con người trái lại luôn có ý thức, hiểu biết. Cái đáng ghét không phải chính bản thân con người mà chính là các ý thức, nhận thức, tri thức sai trái, lầm lạc trong con người. Đó chính là cái vô minh mà toàn xã hội loài người và những người nào có điều kiện tốt hơn phải giúp đỡ làm cho nó sáng tỏ ra. Giải phóng con người là giải phóng ra khỏi sự vô minh, tức trục bỏ sự vô minh ra khỏi cá nhân và xã hội, không phải chống lại con người hay tiêu diệt con người, đó chính là ý nghĩa của Đức Phật từ nhiều ngàn năm trước đã từng dạy.

    TRĂNG NGÀN
    (13/5/13)

Leave a Reply to GIÓ NGÀN