WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài nét chấm phá, một chân dung

hcm vai net cham pha mot chan dungNhớ lại ngày xưa ở trong nước, cứ đến tháng 5 sau ngày lễ Lao động 1/5, sau ngày lễ Chiến thắng phát xít 8/5/1945 là đến ngày 19/5 lễ sinh nhật ông Hồ Chí Minh, một ngày kỷ niệm rất ồn ào, náo động.

Báo đài ra rả kể lể chuyện xưa, chuyện nay về «Cụ Hồ», về «Bác Hồ», về «Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại», họp chi bộ, họp chi đoàn, họp khu phố, kể đi kể lại cho nhau nghe những mẩu chuyện được coi là hay ho nhất, xúc động nhất về tài năng xuất chúng, về đạo đức tận cùng nhân bản của «Bác».

Đến nay với đà suy thoái thê thảm của đảng Cộng sản, hình ảnh «Cụ Hồ» trong trí não của ngay các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng đã mờ nhạt dần, thay thế bằng hình ảnh đồng đô la xanh và những lá vàng óng ánh do Ngân hàng Nhà nước vừa bán ra ồ ạt, kiếm lời hơn 2 ngàn tỷ đồng để chia nhau.

Với nhân dân, qua «đổi mới», «mở cửa», qua thời đại « công dân mạng», đồng bào ta đã điều chỉnh rất nhiều hình ảnh của «Ông Hồ», «Bác Hồ», «Cụ Hồ» trong nhận thức của mình, để gần với sự thật hơn, vượt qua những tung hô, thêu dệt, cường điệu của bộ máy loa phường mà bà con gọi vui là «loa mẹ Đốp» ra rả từ mờ sáng thời xưa.

Bởi vì việc đánh giá cho thật chuẩn xác nhân vật then chốt này của lịch sử cận đại Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và tương lai nước ta đang cựa mình, nhằm rũ bỏ những gì là sai đường lạc lối, u mê mụ mị của quá khứ để vươn lên phía trước.

Một loạt ấn phẩm quốc tế đã có vai trò điều chỉnh và tác dụng thức tỉnh. Đó là cuốn sách đồ sộ của nhà sử học Mỹ William J. Duiker có nhan đề Hồ Chí Minh, a Life (Hồ Chí Minh – một cuộc đời) dày hơn 700 trang; đó là những cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp của Gabriel Kolko, Sophie Quinn-Judge, Pierre Brocheux, hay của tác giả Trung Quốc như Hoàng Tranh…

Ở trong nước, có một người với một bài viết bằng tiếng Việt rất ngắn gọn và công phu, chưa đến 2 ngàn từ, gói gọn trong 2 trang nhỏ mà khắc họa được cả cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, kín đáo mà rõ ràng, không nêu tên mà ai nấy đều vỡ lẽ, ám chỉ mà không lẫn vào đâu, ẩn dụ mà sống động, như một họa sỹ thiên tài, vung tay đưa vài nét cọ chấm phá mà phác họa được nhân vật với tất cả thần sắc hiển hiện.

Đó là nhà văn Trần Huy Quang, biên tập viên chuyên nghiệp của tuần báo Văn Nghệ, tác giả truyện ngắn «Linh Nghiệm» trên số báo ngày 4 tháng 7 năm 1992.

Chữ mở đầu bài báo là tên một con người, cũng là chủ đề bao trùm của toàn bài. Rất kín, khó đoán lúc đầu, mà lại rất hở, khi đã vén màn bí mật lên. Đó là chữ «H», rồi 3 chấm, rồi «inh». Như thế này: «H… inh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo mà cũng chẳng giàu có gì lắm». Vì kín, nên bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in. Xin nhớ vào thời vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, công nhân xếp chữ của nhà in cũng được huy động để cảnh giác, canh gác nghiêm mật cho đảng, để không cho lọt lưới những «bài báo xấu chống đảng».
Vì  «H… inh» chính là tên Hồ Chí Minh cô lại một cách kín đáo, bất ngờ, thú vị. Và Hồ Chí Minh chẳng sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con thứ 3, có anh là Nguyễn Tất Khiêm và chị là Nguyễn Thị Thanh là gì?

«Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan nhưng tính khí thất thường, đã bỏ quan, khi đi dạy học, khi ngồi bốc thuốc», rõ ràng là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từng là tri huyện Bình Khê, rồi bị giáng chức, về nhà gõ đầu trẻ và bốc thuốc Bắc, chứ chẳng còn ai khác.

«Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất vùng chôn rau cắt rốn tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt», khắc họa đúng phóc về «Cụ Hồ», một người chủ trương «lạt mềm buộc chặt», được tình báo đệ tam Quốc tế Cộng sản đào luyện, biết khóc, cười đúng lúc…

«Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngọại», thì đó chính là tâm lý anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ mới học hết tiểu học đã muốn rời nước đi xa.

Rồi anh thanh niên ấy nuôi một cuồng vọng mơ hồ thần bí muốn «tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên, hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh», và rồi «lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải được quỳ gối dưới chân bậc Chí Thành», được «Linh nghiệm». Anh được lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh. Để được nhận tấm Đạo thư. Đó là ám chỉ sự kiện một đêm anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vớ được luận cương Cộng sản của đấng Chí Linh – Lenin – rồi la toáng lên rằng ánh sáng đây rồi, chân lý đây rồi, và Đạo thư chính là nói về cái chủ nghĩa Mác – Lê đầy mê hoặc một thời.

Thế rồi anh thanh niên đi về phương Nam, mang theo cẩm nang đi tìm của quý trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân, thu hút quanh mình đông đảo đồng bào. Anh bí hiểm lập lờ, thầm thì với mọi người tò mò hý hửng theo anh: «đi tìm cái này», cứ thế thu hút quần chúng nghèo khổ đủ loại vô sản rồng rắn đi theo, với hy vọng mơ hồ «cái này» sẽ đổi đời cho họ, sẽ có một chút no ấm», cứ thế, sáng, trưa rồi chiều, tối, và đến nay hơn nửa thế kỷ, vẫn còn đám đông xúm xít trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân.

Bài viết chấm hết. Gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa. Một chân dung chấm phá mà hoàn hảo.

Thì các nhà lý luận Cộng sản chẳng luôn mồm nói chủ nghĩa Cộng sản là Mùa Xuân Nhân Loại là gì, rằng chủ nghĩa Cộng sản là Thiên đường dưới trần thế là gì!

Tháng 5 năm nay khi trong nước vẫn còn phát động học theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc các bạn trẻ tìm đọc lại bài «Linh Nghiệm» trên đây là một việc làm rất lý thú, lại bổ ích. Các bạn cứ bấm google Trần Huy Quang hay «Linh Nghiệm» sẽ đọc được toàn bài.

Tôi nhớ khi bài «Linh Nghiệm» xuất hiện, sau 3 ngày cả Ban Tuyên giáo Trung ương đảng giật mình, Bộ Chính trị nổi giận, ông Đào Duy Tùng nguyên là trùm tư tưởng, lúc ấy là uỷ viên thường trực Ban Bí thư, nổi cơn tam bành. Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ là Hữu Thỉnh vừa thay Nguyên Ngọc tuy đi vắng cũng bị khiển trách. Lệnh thu hồi triệt để số báo không thực hiện nổi vì ai cũng lưu giữ thành của quý.

Riêng Trần Huy Quang bị kỷ luật treo bút 3 năm. Năm anh bị nạn là năm «hạn», 49 tuổi, sau đó không báo lề phải nào dám đăng bài của anh, cho đến khi anh phải về hưu sớm năm 1996. Năm nay anh vừa tròn 70 tuổi. Anh là nhà văn có tâm, lại có tài, nhưng trên hết là tấm lòng với dân tộc, với kẻ nghèo khổ. Anh nổi tiếng về bút ký «Lời khai của bị can» nói về thân phận của nhà kinh doanh làm ra lốp xe Nguyễn Văn Chẩn, còn có biệt danh là «Vua Lốp». Một nhà văn có tâm và có tầm không cần có tác phẩm hàng ngàn trang, cũng không cần phải có đến hàng chục tác phẩm để lại cho đời, vẫn để lại tiếng vang lớn trong xã hội, trong lòng bạn đọc.

Trần Huy Quang là thế. Một truyện ngắn 2 trang, chưa đến 2 ngàn từ, chấm phá nên chân dung một nhân vật lịch sử, với thái độ phê phán sâu sắc, không có từ nào thô kệch, lại ngay thật theo công tâm lương thiện.

«Linh Nghiệm» có thể là một mẫu mực về tả chân dung trong nền văn học và nền báo chí nước ta. Giữa không khí sùng bái cá nhân lãnh tụ mà viết phê phán kiểu ẩn dụ như thế, thật tuyệt !

Xin chúc nhà văn Trần Huy Quang tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi vừa bước qua tuổi 70. Tình hình xã hội ta đang cần những cây bút tinh anh, sắc sảo, lại cô đọng, hóm hỉnh, khi cần thì kín đáo, dùng chiến thuật du kích tinh khôn, vượt qua các tầng lớp kiểm duyệt hiểm nghèo của một chế độ độc đoán toàn trị, mà vẫn phơi bày được cốt cách của nhân vật định mô tả

© Bùi Tín

 

13 Phản hồi cho “Vài nét chấm phá, một chân dung”

  1. DâM TiêN says:

    Giữa hai thế lực ma quái này, ông Hồ tính sao đây ?

    1. Cán bộ CS xuất thân Viện Đông Phương của Liên Sô.
    2. Điệp viên OSS Hoa Kỳ, tuyên thệ dưới bí số 019 và bí
    danh Lucius.

    Tạm trả lới : OSS (tức CIA) và KGB, bên nào tồn tại. Tức
    là OSS/CIA. Ông Hồ “nằm vùng” cho OSS/CIA.

  2. thơ của tui says:

    Trở về quê nội
    Lê Anh Xuân

    Trở về quê nội

    Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
    Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
    Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
    Dù người thân đã ngã xuống đất này
    Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
    Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
    Ta run run nắm những bàn tay
    Thương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.

    Đây rồi đoạn đường xưa
    Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
    Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
    Ầu ơ… thương nhớ lắm
    Ơi nhũng bông trang trắng, những bông trang hồng.
    Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
    Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
    Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
    Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
    Hoa lục bình tím cả bờ sông.

    Mẹ lưng còng tóc bạc
    Ngậm ngùi kể chuyện ta nghe
    Tám em bé chết vì bom xăng đặc
    Trên đường đi học trở về.
    Giặc giết mười người trong một ấp
    Bà con khiêng xác chất đầy ghe

    Chở lên Bến Tre đấu tranh với giặc
    Làng ta mấy lần bom giội nát
    Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre,
    Mẹ dựng tạm mái lêu che mưa che gió.
    Ta có ngờ đâu mái lều của mẹ
    Dưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn còn
    Mẹ ta tần tảo sớm hôm
    Nuôi các anh ta dười hầm bí mật
    Cả đời mẹ hy sinh gan góc
    Hai mươi năm giữ đất, giữ làng
    Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam.
    Ta có ngờ đâu em ta đấy
    Dưới mái lều kia em đã lớn lên
    Em đệp lắm như mùa xuân bừng dậy
    Súng trên vai cũng đẹp như em
    Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
    Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
    Ta yêu giọng em cười trong trẻo
    Ngọt ngào như nước dừa xiêm

    Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
    Dịu dàng như những nàng tiên
    Em là du kích, em là giao liên
    Em là chính quê hương ta đó
    Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương

    Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương
    Sao thấy lòng ấm lạ
    Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn
    Tiếng đại bác gầm rung vách lá
    Ôi quê hương ta đẹp quá!
    Dù trên đường còn những hố bom
    Dù áo em vẫn còn mảnh vá
    Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son
    Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.

    Lê Anh Xuân

  3. thay lời muôn nói says:

    Lời bài hát: Miền Nam nhớ mãi ơn Người

    Dẫu núi có mòn mà sông kia có cạn.
    Miền Nam ơi! Miền Nam nhớ mãi ơn Người (ơ) ơn Người thiết tha.
    (Ơ) Hai tiếng “miền Nam” luôn trong tim của Người
    Thương nhớ ngày đêm không phút giây nào nguôi.
    Miền Nam anh dũng ở trong tim Người.
    Dù núi Chư Pông hay bến Sài Gòn, sông Trà, sông Hương, tim Người luôn yêu thương.
    Bao tháng năm hằng mong nhớ bưng biền dòng kênh Đồng Tháp Mười ơ hò hơ.
    Nay Bác Hồ ra đi non sông còn nhớ lời: “Không quý gì hơn đất nước độc lập tự do”
    Đời đời ghi nhớ (ơ) công ơn Người.

    Dẫu núi có mòn mà sông kia có cạn.
    Miền Nam ơi! Miền Nam nhớ mãi lời thề (ơ) lời thề sắt son
    Mây trắng Trường Sơn quanh năm thương nhớ Người.
    Sóng nước Cửu Long không phút giây nào nguôi niềm thương nhớ Bác (ơ) đến muôn đời.
    Cùng với non cao vang tiếng trầm hùng biển rộng bao la đêm ngày vang câu ca.
    Muôn trái tim thề xin nhớ ơn Người, làm theo lời của Người ơ hò hơ.
    Ta quét sạch xâm lăng cho quê nhà yêu vui
    Nam Bắc kề vai chiến đấu ta xây ngày mai
    Thành tâm dâng đoá (ơ) hoa lên Người.

  4. Chí Thành says:

    ĐỪNG LÀM NGƯỜI KHÁC XẤU HỔ
    Chắc hẳn đã có không ít người gặp phải tình huống- khi một kẻ luôn mồm văng tục tục, chửi đệm trước mặt nhiều người, nhất là khi có các cháu nhỏ, phụ nữ khiến người ta xấu hổ. Vì những thứ đó lẽ ra phải được che khuất, dấu kín thì lại bị bày ra “công khai”. Hoặc có trường hợp khác cũng khiến người ta phải quay mặt đi khi có người vì lý do nào đã không mặc quần áo trước đám đông. Bùi Tín chính là trường hợp làm cho người ta phải xấu hổ- tất nhiên không phải vì thấy BT “ thoát y”, “lộ hàng” mà vì phải chứng kiến cái nhân cách bẩn thỉu, ghê tởm của con người này.
    Hình như đã lẩm cẩm vì tuổi tác, hoặc do bệnh hoạn đeo bám tư duy chống Cộng, gần đây Bùi Tín “khui” ra và “commet”, “biên tập” một “ sáng tác” của một kẻ phản bội, vô danh tiểu tốt nào đó có tên là “Trần Huy Quang”, ( nghe nói đã bị xử lý kỷ luật vào cuối những năm 90 thế kỷ trước ). Y bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh khiến người ta phải khinh bỉ, ghê tởm, hết chỗ nói. Có lẽ vì vậy mà – bài được Post trên một số mạng chống Cộng nhưng chẳng ai thèm để ý- “No Comments, Share”, ngoài Bùi Tín!
    Trong bài giới thiệu, BT đóng vai “ bình luận”, “ phiên dịch”, tán đồng bằng việc chép lại nhiều đoạn. Chẳng hạn đoạn ám chỉ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước của THQ, y viết như sau: vì ” chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi” để rồi”… hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc”.
    Về khao khát của nhân dân đi theo con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã mở ra, BT cũng xuyên tạc bằng cách chép lại câu chuyện, mô tả một đám động vô thức đi tìm báu vật. Y trích: “Thế là …dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến… Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến…Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau”. Nếu như đoạn trên Y xúc phạm Hồ Chí Minh thì đoạn vừa dẫn, Y xúc phạm cả dân tộc Việt Nam.
    Để không làm phiền bạn đọc, xin được dừng trích dẫn ở đây.
    Trong bài viết trên, Người ta ghê tởm, trước hết vì Bùi Tín là con nhà dòng dõi, có học, đã từng đi theo con đường đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân…thế mà chỉ vì bất mãn, vì tự huyễn hoặc, vì đố kỵ, kèn cựa mà trở cờ, xám hối, phản bội Dân tộc, bôi nhọ lãnh tụ.
    Người ta còn ghê tởm hơn, vì Bùi Tín đã phản lại chính cha mình- Cụ Bùi Bằng Đoàn. Cụ nguyên là Thượng thư Bộ Hình triều đình Huế, là một nhân sỹ yêu nước. Còn nhớ, sau khi cách mạng tháng Tám thành công Cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia chính quyền cách mạng. Cụ từng giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, tương đương với chức Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất.
    Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ luôn luôn kính trọng, yêu quý. Còn nhớ khi còn ở Chiến khu Việt Bắc, Cụ đã từng làm thơ ca ngợi Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Cụ viết:
    “Sắt đá một lòng vì chủng tộc
    Non sông muôn dặm giữ cơ đồ
    Biết Người việc nước không hề rảnh
    Vung bút thành thơ đuổi giặc thù.”
    Người ta còn ghê tởm hơn khi Bùi Tín, vốn là một trí thức lẽ ra về già phải giữ dìn nhân cách cho con cháu noi theo, trái lại Y lại dựa vào một kẻ hèn mạt, dùng văn chướng bóng gió bôi nhọn Hồ Chí Minh, lấy đó làm cảm hứng viết bài bội nhọ Người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- cái nhà nước mà chính cha mình đã từng phục vụ.
    Chống cách mạng Việt Nam, Bùi Tín bây giờ không còn tỉnh táo để đưa ra những lập luận ngụy biện, những bằng chứng giả tạo có thể lừa gạt được người này người khác mà như một kẻ tâm thần, mù quáng, chửi bậy làm càn, thậm chí không biết mình đang làm cái việc chống lại ngay chính mình. Vì chống lại Hồ Chí Minh chẳng khác nào húc đầu vào đá. Có thể nói tất cả các quốc gia- dân tộc trên thế giới ngày nay biết đến Hồ Chí Minh là người đã “ đặt cây thậm tự cáo chung” lên nền chính trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Người không chỉ là thần tượng của Dân tộc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức vì độc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân. Phi líp Đờ-vi-le, nhà báo nổi tiếng Pháp đã viết về Hồ Chí Minh như sau :”Cụ vừa là Gióoc – giơ- Oan sinh tơn, vừa là A-bra ham Linh côn của Việt nam” ( Theo Pét-ghi Đáp-phơ đăng trên báo Diễn đàn- Anh, ngày 12/9/ 1969).

    • UncleFox says:

      Đúng như Chí Thành nói, càng về sau này, những bài viết của Bùi Tín làm cho người ta càng ghê tởm hơn cái bản mặt gian manh của Kụ Hồ lắm lắm …
      Đả đảo Bùi Tín !

    • noileo says:

      Vớ va vớ vẩn! Ngây nga ngây ngô! Ngớ nga ngớ ngẩn!

    • phaman51 says:

      Chỉ có những kẻ u mê cuồng tín tin vào một chủ thuyết hão huyền đứng đầu
      là Hồ chí Minh, mới xấu hổ mà thôi.
      Cảm ơn Bác Bùi Tín. Chúc Bác luôn an mạnh.

  5. Trẻ says:

    Bài viết của cụ thật tuyệt vời!

  6. T. says:

    Không biết nhà văn Kim Dung cơ thù oán gì với ông Hồ Chí Minh mà lại đặt ra một nhân vật “Quân Tử Kiếm” Nhạc Bất Quần trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có bản chất giống y hệt ” bác”, nếu nhà văn Kim Dung mà sinh ra và sống tại Việt Nam thì chắc sẽ bị công an nhân dân cho đi mò tôm giống hệt nhà sọan kịch Lưu Quang Vũ.

    • Nguyen Phan says:

      @T.
      Tôi cũng thấy nhân vật Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim dung có bản chất giống y hệt bác Hồ, đóng kịch tài tình lắm, nên đã lừa được nhiều người.

  7. Hoa Mai says:

    Sự thật về việc học tập tấm gương đạo đức HCM:
    Lãnh đạo cơ quan viết chủ đề học tập về Bác trên bảng, cả cơ quan phải làm bài nộp lên để được chấm đểm thi đua. Thường thì có một người cóp nhặt đâu đó trên internet đem in lại, đề tên mình rồi nộp lên để có điểm thi đua. Sau đó bài viết được lưu đỉa hay USB rồi chuyền tay cho các bạn bè đồng sự để in lại nó và đề tên của A, B, C gì đó . Nội dung giống nhau, có thể có ai đó sửa lại chút ít nhưng chung quy chỉ từ một lò. Sau hàng lô hàng lốc thi đua tựu trung không ai thuộc lý lịch HCM.
    Không lãnh đạo cơ quan nào đọc lại, năm nào cũng chất đống hàng lô lốc bài thi đua nào là học tập về an toàn giao thông, nào là tiết kiệm chống lảng phí….thật sự đó là sự lãng phí thì giờ, tiền của công sức ghê gớm nhất.

  8. nguyenlan says:

    Bài viết «Linh Nghiệm» gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa “. Bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in- Tác giả Bùi Tín .

    Đồng ý. Và cám ơn tác giả Bùi Tín đã giới thiệu bài viết .

  9. ĐỈNH NGÀN says:

    CHIẾC BÓNG

    Người đời như chiếc bóng
    Không thổi làm sao phồng
    Thổi hoài cứ phồng mãi
    Phồng mãi bay lên cao

    Bay cao bay cao mãi
    Rồi tới một ngày nào
    Khi không ai thổi nữa
    Trái bóng tự rơi nhào

    Người đời như chiếc bóng
    Chiếc bóng in vách tường
    Chỉ cần chút nến nhỏ
    Chiếc bóng càng vấn vương

    Người đời như chiếc bóng
    Chiếc bóng in vách nhà
    Lời trầm trồ bọn trẻ
    Chiếc bóng thành oai ra

    Người đời như chiếc bóng
    Chiếc bóng đi trong đêm
    In trên thành vách núi
    Ngọn đèn khiến to thêm

    Đèn ở xa bóng nhỏ
    Đèn ở gần bóng to
    Vì đèn hay vì bóng
    Sao nhỏ thành ra to

    Quả đời người vĩ đại
    Nhờ chiếc bóng ảo huyền
    ảo huyền càng huyền ảo
    Ai nấy đều khát khao

    Sao chỉ tôn chiếc bóng
    Mà không quý con người
    Con người trong cõi thật
    Dễ gì ai khác ai

    Ôi quả trò ảo giác
    Con người tự buộc mình
    Tự hè nhau thần thánh
    Khiến đời thành tinh ranh

    Đời tinh ranh đáng ghét
    Có còn đâu thật thà
    Cuộc đời thành gạt gẫm
    Người đời thành tà ma !

    ĐẠI NGÀN
    (26/5/13)

Leave a Reply to Trẻ