WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải

HHHGTháng 8-2001, tôi ghé thăm một phóng viên báo Tuổi Trẻ đang học báo chí ở đại học Fullerton, California. Cô khoe, nhóm sinh viên đến từ Việt Nam vừa đấu tranh thành công để cờ đỏ sao vàng được treo ở trại hè do trường tổ chức.

Cuộc tranh giành màu cờ tại Fullerton trở nên kịch tính trong năm 2004 khi nhóm sinh viên gốc Việt tuyên bố không tham dự lễ ra trường nếu cờ đỏ sao vàng được sử dụng theo yêu cầu của các sinh viên đến từ Việt Nam. Trường Fullerton phải chọn giải pháp không treo cờ của nước nào trong lễ tốt nghiệp.

Phần lớn người Việt đến Mỹ phải lao động, học tập để vươn lên, họ không có nhiều thời gian để “care” (quan tâm) đến chính trị Việt Nam. Tháng 7-1995, khi Hà Nội và Washington thiết lập bang giao, cờ đỏ sao vàng chính thức được kéo lên trên đất Mỹ. Thật dễ hiểu khi những người Việt vượt biển trên những chiếc thuyền con, những người Việt đã nằm 15 năm, 17 năm trong các trại cải tạo, từ chối đứng dưới cờ đỏ sao vàng.

Nhưng phản ứng chỉ bắt đầu quyết liệt vào năm năm 1999, khi một người đàn ông sống tại Little Sai Gon, tên là Trần Văn Trường, cho treo trước cửa tiệm ảnh Hồ Chí Minh cùng cờ đỏ sao vàng. Cộng đồng người Việt đã biểu tình liên tục trong suốt 53 ngày để phản đối. Từ California, “chiến dịch Cờ Vàng” bắt đầu, dẫn đến việc 14 tiểu bang, gần 100 thành phố công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như một biểu tượng của cộng đồng gốc Việt.

Cờ vàng không chỉ xuất hiện ở Mỹ.

Từ giữa thập niên 1990, nhiều nhà lãnh đạo của Hà Nội phản ứng gay gắt khi trong các chuyến công du thấy “quần chúng đón rước” không dùng cờ đỏ sao vàng mà chỉ dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không phải quan chức Việt Nam nào cũng hiểu chính quyền sở tại không (dại gì) đứng sau những nhóm quần chúng tự phát đó. Cho tới năm 2004, các nhà ngoại giao Việt Nam ở Mỹ vẫn mất rất nhiều công sức để ngăn chặn chính quyền các tiểu bang công nhận cờ vàng.

Việc chính quyền tiểu bang công nhận cờ vàng chỉ là một động thái đối nội. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa rõ ràng không còn tồn tại, chính quyền Mỹ bang giao với nhà nước CHXHCN Việt Nam và công nhận cờ đỏ sao vàng. Nhưng, chính quyền Mỹ không thể ngăn cản cộng đồng người Mỹ gốc Việt chọn cho mình biểu tượng.

Một quan chức Việt Nam và thậm chí một thường dân đang cầm hộ chiếu nước CHXHCN Việt Nam, trong một nghi lễ chính thức, có quyền chỉ đứng dưới cờ đỏ sao vàng. Nhưng, một quan chức đi làm “kiều vận” mà không dám bước vào một ngôi nhà có treo cờ vàng thì sẽ không thể nào bước vào cộng đồng người Việt. Tất nhiên, bất cứ thành công nào cũng cần nỗ lực từ nhiều phía.

Năm 2006, tôi gặp lại cô bạn phóng viên Tuổi Trẻ từng học ở Fullerton. Nhà cô vào giờ đó thay vì treo cờ đỏ sao vàng, góc nào cũng tràn ngập cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi chưa kịp tìm hiểu đó là sự lựa chọn mới của cô hay đó là cách để có thể hòa nhập vào “cộng đồng”.

Năm 2008, “cộng đồng người Việt Cali” đã biểu tình kéo dài khi người phụ trách tòa soạn tờ Người Việt, Vũ Quý Hạo Nhiên, cho in tấm hình chụp một cái bồn ngâm chân có in biểu tượng cờ vàng. Hạo Nhiên, thêm sự cố 2012, đã phải ra đi và biết chắc khó lòng quay trở lại. Biểu tình năm 1999, cho dù là “ôn hòa”, cũng đã khiến cho Trần Văn Trường phải chạy về Việt Nam.

Cờ đỏ sao vàng khó có thể xuất hiện ở California cho dù ở đó có xuất hiện một cộng đồng người Việt đến từ miền Bắc.

Nếu như nhiều người dân miền Nam trước đây tin cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do thì đối với phần lớn người dân miền Bắc và thế hệ trẻ hiện nay ở miền Nam, cờ đỏ sao vàng không hẳn là biểu tượng của chế độ mà là biểu tượng quốc gia. Nhiều người đã đứng dưới lá cờ ấy để đấu tranh cho điều mà họ tin là độc lập, tự do; nhiều người đã theo lá cờ ấy mà không phải là cộng sản.

Nhiều người dân trong nước vẫn dùng cờ đỏ khi bày tỏ lòng yêu nước.

Tất nhiên cũng cần phân biệt hành động của một số kẻ cực đoan (chống lại cờ đỏ sao vàng) với hành vi của những quan chức chính quyền. Ngăn cản những du học sinh đến từ Việt Nam sử dụng cờ đỏ sao vàng cũng là một việc làm phi dân chủ. Những người hiểu được các giá trị của tự do không thể ngăn cản người khác đứng dưới một lá cờ mà mình không thích.

Nhiều người Mỹ vẫn treo cờ miền Nam cho tới ngày nay cho dù nội chiến Bắc – Nam đã kết thúc từ năm 1865. Thật khó để nghĩ tới tình huống người dân miền Nam Việt Nam được phép treo cờ vàng sau ngày 30-4-1975. Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm không chỉ thống nhất non sông mà còn để áp đặt ý thức hệ cộng sản lên người dân Việt. Một thời, phải “yêu chủ nghĩa xã hội” mới được Đảng công nhận là yêu nước. Ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh của “mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam” một tổ chức do Đảng cộng sản lập ra cũng đã biến mất chỉ sau mấy tháng.

Nhiều người Việt Nam nghĩ, làm biến mất lá cờ vàng ba sọc đỏ là khôn ngoan. Nhiều người cho rằng lá cờ đó thuộc về một chính thể không còn tồn tại và là biểu tượng của một sự thất bại. Nhiều người được dạy, lá cờ đó gắn liền với những xấu xa như là “Việt gian, bán nước”.

Cuối năm 2012, sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt khi rải truyền đơn ở Long An có kèm theo biểu tượng cờ vàng.

Chúng ta không có đủ thông tin để khẳng định Phương Uyên và Nguyên Kha chủ động chọn lá cờ này hay được hướng dẫn “bởi các thế lực bên ngoài”. Cho dù lá cờ ấy đến từ bên nào cũng cho thấy cờ vàng đã không biến mất như nhiều người mong muốn. Cho dù không ai biết được lá cờ nào sẽ được chọn trong tương lai, sự trở lại của cờ vàng buộc chúng ta phải thừa nhận, trong nội bộ người Việt với nhau còn bao gồm cả người Việt Nam quốc gia và người Việt Nam cộng sản.

Và, trong không gian nước Việt cũng không chỉ có người Việt.

Chín mươi triệu người dân Việt Nam rõ ràng không phải là “con một cha, nhà một nóc”. Khi “mở cõi” xuống phía Nam, các bậc tiền bối đã từng mang cuốc nhưng cũng đã từng mang gươm.

Người dân thuộc các dân tộc Tây Nguyên và những bộ tộc Chăm chưa hẳn không còn nghĩ tới đế chế Champa. Những chính khách đối lập ở Campuchia vẫn thường khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhắc Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây một thời là đất đai của họ…

Sự khác biệt đó trong cộng đồng Việt Nam có thể là những mối đe dọa, đồng thời, cũng là nền móng để xây xựng một Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Một quốc gia sẽ trở nên vững mạnh khi sự đa dạng được thừa nhận. Một quốc gia cũng có thể rơi vào sự hỗn loạn hoặc không thể phát triển nếu sự thống nhất bị phá vỡ.

Nhưng, thống nhất quốc gia mà không dựa trên nền tảng hòa giải quốc gia thì sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Thống nhất quốc gia mà bằng cách ém nhẹm lịch sử và dùng vũ lực để dập tắt sự trỗi dậy của những sự khác biệt thì chẳng khác nào gài vào thế hệ tương lai một trái bom.

Nam Tư thời Tito được coi là thịnh trị, các cuộc nổi dậy đều bị dập tắt. Nhưng, ngay những ngày đầu thời hậu Tito, nước Nam Tư bắt đầu rơi vào một thập niên xung đột. Các sắc tộc chém giết lẫn nhau, cơ cấu liên bang sụp đổ. Không chỉ có Nam Tư, Indonesia hồi thập niên 1990 và Myanmar hiện nay cũng đang diễn ra những điều tương tự.

Đừng sợ những người Khmer ở miền Tây sẽ đòi mang đất về Campuchia trừ khi Việt Nam kém phát triển và ít tự do, dân chủ, hơn quá nhiều so với Campuchia. Không có người dân Arizona nào không biết đất ấy từng thuộc về Mexico nhưng không ai đòi đưa Arizona trả về cho “đất mẹ”. Ranh giới quốc gia càng ngày càng trở nên mong manh. Ở đâu có cơm no áo ấm hơn, ở đâu có tự do hơn, thì người dân sẽ chọn.

Sự khác biệt và đa dạng lúc nào cũng có thể bị kích động bởi các thế lực cực đoan. Không phải độc tài, toàn trị mà theo kinh nghiệm của những quốc gia thành công, càng nhiều tự do thì càng tránh cho sự khác biệt đó trở thành xung đột.

Tiến trình tự do cũng phải mất thời gian để thuyết phục không chỉ với những người đang cầm quyền mà cả những người dân bình thường và những thành viên trên facebook này. Trong ngày 30-4, có thể nhiều người không muốn treo cờ đỏ sao vàng (khi bị tổ dân phố yêu cầu) nhưng chính họ, chưa chắc đã hài lòng khi nhà hàng xóm treo cờ vàng ba sọc đỏ. Vấn đề là chính quyền phải làm sao để mọi phản ứng đều phải ở dưới hình thức ôn hòa.

Câu chuyện đốt cờ Mỹ sau đây có thể giúp ta có thêm thời gian suy nghĩ.

Nhiều thập niên sau nội chiến (1861-1865) nhiều người Mỹ lo ngại giá trị quốc kỳ bị giảm khi nó được các thương gia dùng để vẽ logo và đặc biệt khi nhiều người da trắng ở miền Nam thích treo cờ miền Nam (Confederate flag) hơn. Để phản ứng lại điều này, 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm mạo phạm quốc kỳ, các hành động như xé, đốt, dùng cờ để quảng cáo… đều bị cấm.

Năm1905, Halter đã bị tòa tiểu bang buộc tội “khi kỳ” khi bán những chai bia có in cờ Mỹ. Năm 1907, Halter tiếp tục thua kiện ở Tối cao pháp viện.

Cho tới năm 1968, Quốc hội Mỹ vẫn thông qua luật cấm “đụng chạm” tới quốc kỳ sau khi một nhóm người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam đốt cờ ở Central Park. Nhưng một năm sau đó, khi nghe tin cảnh sát bắn James Meredith, một nhà hoạt động dân quyền, Sydney Street đã đốt một lá cờ Mỹ ở một ngã tư của New York. Ông bị bắt và bị buộc tội “khi kỳ”.

Sydney Street kháng án vì cho rằng: “Nếu cảnh sát làm điều đó với Maredith chúng ta không cần lá cờ Mỹ”. Tối cao pháp viện đã bác án của tòa New York vì, Hiến pháp bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, bao gồm cả quyền thách thức hay khinh thường quốc kỳ.

Cuộc đấu tranh đã không dừng lại.

Năm 1972, một học sinh ở Massachusetts, Goquen, bị bắt, bị xử 6 tháng tù khi may một cờ Mỹ ở đít quần. Nội vụ được chuyển lên Tối cao pháp viện. Tối cao pháp viện tuyên bố luật tiểu bang (dùng để xử Goquen) là vi hiến. Các vị thẩm phán Tối cao cho rằng, trong một quốc gia đa văn hóa, có những hành động mà người này cho là “khinh ” thì người kia lại cho là trân trọng, cho nên, chính phủ không có quyền bảo người dân phải bày tỏ thái độ, ý kiến theo cách nào.

Năm 1984, để phản đối các chính sách của Tổng thống Reagan, Lee Johnson đã nhúng dầu và đốt một lá cờ trước cửa cung đại hội của đảng Cộng hòa. Ông bị bắt, bị xử tù 1 năm và phải nộp phạt 2.000 dollars. Tòa tối cao tiểu bang Texas bảo vệ Johnson và cho rằng tòa án cấp dưới sai khi coi hành vi “gây xáo trộn xã hội” của Johnson là “tội”. Theo Tòa tối cao Texas: Tạo ra sự bất ổn, tạo ra sự xáo trộn, thậm chí tạo ra sự giận dữ của người dân là cần thiết, vì chỉ khi đó chính phủ mới biết rõ nhất chính kiến người dân.

Vụ việc dẫn tới, năm1989, Tối cao pháp viện Mỹ quyết định bãi bỏ các luật cấm đốt cờ ở 48 tiểu bang. Các quan tòa đưa ra phán quyết này giải thích rằng, nếu tự do bày tỏ chính kiến là có thật nó phải bao gồm cả tự do bày tỏ những ý kiến mà người khác không đồng ý, hoặc làm người khác khó chịu. Ngay cả thái độ với quốc kỳ, chính phủ cũng không có quyền bắt người dân chỉ được gửi đi những thông điệp ôn hòa và không làm cho ai khó chịu. Cuộc tranh cãi kéo dài tới nhiều năm sau, Quốc hội Mỹ có thêm 7 lần dự thảo tu chính án để chống lại phán quyết này nhưng đều thất bại.

Việc để cho người dân treo lá cờ cũ của phe bại trận miền Nam, việc để cho người dân quyền được bày tỏ thái độ, kể cả bằng cách đốt cờ, đã không làm cho giá trị quốc kỳ của Hoa Kỳ giảm xuống.

Những điều trên đây rõ ràng chưa thể xảy ra ở Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng không nên coi đấy là độc quyền của Mỹ. Người dân Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Người dân Việt Nam, dù là Việt hay H’mong, dù là Khmer hay Chăm… cũng xứng đáng được gìn giữ và phát triển sự khác biệt của mình. Người Việt Nam, dù là cộng sản hay quốc gia, cũng xứng đáng có quyền bày tỏ những gì mà mình tin tưởng.

Không thể có tự do trong một chế độc tài toàn trị. Nhưng, tự do cũng không thể có nếu như mỗi người dân không tự nhận ra đó là quyền của mình. Bạn không thể hành động như một người tự do nếu không bắt đầu bằng tự do trong chính tư duy của bạn.

Huy Đức

Nguồn: FB Osin HuyDuc

227 Phản hồi cho “Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải”

  1. Hoa lá says:

    Có mổi lá cờ vàng vậy mà vc chúng nó chả biết giải quyết xử lý thế nào , ngu thật , đầu óc chúng nó mang quá nhiều hận thù cho nên thấy cờ vàng tung bay trên xứ người chúng điên tiết lên ra một cuộc bôi nhọ và đánh phá cờ vàng và chế độ liên quan tới nó càng đánh phá chúng càng sa lầy phơi bộ mặt ngốc nghếch tâm hồn dã man từ thuở chúng khai sinh !

    Chúng chỉ cho đám du thủ du thực đầu gấu tai heo tấn công đánh phá , chứ đám trí thức bu theo thì câm như hến không có lấy một sáng kiến nào nghe lọt lổ tai , vậy mà củng kêu gọi hoà hợp hoà giải ,, thật đúng là một lủ điên ….

  2. Trần Thương Nòi says:

    Thương cho bà con hải ngoại quá!
    Việt Nam thì vẫn nghèo thật, nhưng chẳng còn đói khổ nữa. Quê hương thì vẫn vậy, chẳng bao giờ có một chút bon chen tranh giành. Có khi cũng có “cãi nhau” khi chia thóc, nhưng nấu cơm xong thì họ lại mời nhau rất chân tình… “Nhà bác chiều nay không đi chợ hả? Ăn chén rau mồng tơi nấu tôm với tôi…”, “Bác cả có ở bên ấy không? tôi ngủ không được nên dậy đun bình trà nóng, bác sang xơi với tôi nhé!”

    Ở chi bên đấy bà con, chỉ mỗi sự bom chen giành giựt đã làm các bác tổn thọ hết mười năm rồi… Âu là cũng chẳng quý lắm chữ “thọ”… Nhưng sống làm sao cho nó thanh thản và bình yên các bác?
    Đấu tranh giành giựt như thế đủ rồi. Bom đạn, đau thương, chết chóc đất nước và dân tộc có thiếu nữa đâu…
    Quê hương vẫn rất bình yên, quê hương ngàn đời vẫn vậy. Tụi tôi ở VN đôi khi vật chất nó chẳng thừa thải như các bác. Nhưng sự thanh thản, thoải mái và bình yên thì nhiều hơn hẳn các bác.
    Có khi các bác “thương” chúng tôi thiếu thốn đủ điều. Nhưng nhiều khi chúng tôi lại mủi lòng thương các bác nhiều hơn…

  3. Bần-Nông says:

    Hôm nay, ngày nầy 83 trước (17/6/1930), các anh hùng Nguyễn Thái Học & 13 chí sĩ (Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Đào Văn Nhít, Nguyễn Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ Văn Sứ, Bùi Văn Cửu, Nguyễn Như Liên & Phó Đức Chính) đã bị hành quyết tại Yên Bái. Bần-Nông kính dâng nén hương để tưởng niệm các vị anh hùng. Nguyện xin các vị sống khôn/hùng thác thiên xin phù hộ độ trì cho dân tộc VN sớm thoát khỏi ách thống trị của bè lủ “bán nước cầu vinh”, “hèn với giặc ác với dân” & “độc tài tham nhũng” ngõ hầu đưa đất nước sớm được “Độc lập, tự do, dân chủ & hạnh phúc”. Kính bái!

    “Anh Hùng tử, khí hùng bất tử”. Noi gương các vị, ĐT Hồ Ngọc Cẩn & ngũ tướng VNCH Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ & Trần Văn hai đã tuẩn tiết 1975.

    Tôi gọi họ là Anh Hùng: http://www.youtube.com/watch?v=y4o9KbrWx1A
    http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/03/toi-goi-ho-la-anh-hung.html

  4. Cuong Tran says:

    Nếu ai đã từng qua chiến tranh, mới thấy giá trị của hòa bình.Trong thời chiến, rất nhiều người cầu mong: chỉ cần Hòa bình, còn ăn gì cũng được…/ Hãy nhìn lại quá khứ,mới thấy sự cố gắng của 1 Dân tộc… sau chiến tranh là cực điểm của khó khăn, vừa mới thống nhất,bao việc cần phải củng cố,khôi phục..trong khi viện trợ cho các phía bị cắt hết,nhưng vẫn phải căng mình giải quyết cuộc chiến Tây nam,rồi chống bá quyền phương Bắc, tiếp đến phe XHCN sụp đổ…. có được chút thành tựu như ngày hôm nay cũng là sự vươn lên đáng kể, tuy không ít sai lầm trên đường đi ( mà xã hội nào không có sai lầm) đặc biệt là tư tưởng công thần,chụp giật – Giữ được ổn định, tránh tranh giành, hỗn loạn,chiến tranh đổ máu,cầu thị ,tiếp thu điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp,để xã hội khá dần, dân chủ tùy theo tình hình, từng bước cởi mở, là những việc hiện nay phải làm… Làm chính trị nếu không vững tay, mà tháo khoán như thâm ý của các nhà” Dân chủ ” thì Đất nước lại rơi vào hỗn loạn,yếu ớt..như thời VNCH,nền tảng lý tưởng không có,thiếu nội lực, phe phái đảo chính tùm lum,chỉ là quân cờ của Ngoại bang-hết vị, chán,nghỉ chơi,cắt viện trợ là xịt, nay quay ra chửi đổng Chủ….Dân không biết tin ai?, chưa kể Tàu có thể núp sau, lập 1 Đảng mẹ mìn nào đó,lấy được các Đảo, sau mới lộ diện… Tôi đồng tình với sự ví von của nhà văn Lê Lựu trả lời phóng viên khi lần đầu sang Mỹ/ Hỏi: ..tại sao giờ gọi là cởi trói, trước kia ai trói Ô? .trả lời: như đứa trẻ mới ra đời, cần có cũi để giữ, khi nó lớn khôn, cứng cáp, thì bỏ cũi đi/… Hãy đóng góp bằng những tấm lòng chân thành,xây dựng . Nước mình, lịch sử khốn khổ với bao cuộc binh đao rồi,có được thời hòa bình,cần phải nâng niu giữ gìn,vững tay, khéo léo chèo chống…. chớ xúi dại gây náo loạn, tranh giành, chiến tranh (bao giờ cũng tàn khốc)và đừng ảo tưởng dựa vào các nước lớn, nếu họ không có quyền lợi …….. chỉ vì những những cái đầu hẹp hòi, thù hằn, trả thù cá nhân (mà Dân mình thù dai thật?) hoặc thua thiệt chút về quyền lợi, danh vọng, khuấy đảo nhằm tìm cơ hội mới hay thỏa mãn cái oai, mà đẩy cả Dân tộc lại vào cuộc chiến sinh tử

    • ABC says:

      …(mà Dân mình thù dai thật?)(trích).

      Đọc bài viết dưới đây trích từ báo trong nước,sau 38 năm,người ta vẫn còn cái giọng điệu như thế nầy:
      “Hội đồng phong giáo sư Ngành Vật lý gồm các giáo sư danh tiếng đầu ngành đã loại ứng viên Nguyễn Văn Minh khỏi danh sách phong chức danh Giáo sư, vì ông Minh không thể là nhà khoa học chân chính, khi ‘man khai, thiếu trung thực’ vi phạm đạo đức nhà giáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…. Bản lí lịch bí ẩn của gia đình, ông Minh cố tình che dấu, đã bị lộ rõ có 2 thế hệ (4 người) tham gia nguỵ quân nguỵ quyền phản cách mạng.”
      Vậy ai thù dai đây hả công Cuong Tran ?

    • Choi Song Djong says:

      Đọc còm của ông thú thực chẳng biết ông muốn viết gì,ông ủng hộ một VN tự do dân chủ thực sự hay ông muốn dạy đời những người mà ông cho là không đóng góp cho quốc gia dân tộc lại hay có ý phá bĩnh !
      Thưa ông,ông nên có một lập trường rõ rệt đừng ba phải nửa nạc nửa mỡ như thế,không ai đi ủng hộ bọn ác ôn bán nước ngoài những kẻ cơ hội hùa với đảng cs mafia để làm giàu bất chính,những kẻ ăn trên xương máu đồng bào.Không dám nói ông lẩm cẩm nhưng những gì ông viết cho người cái ấn tượng ấy.Thân mến

  5. VIỆT says:

    Một bài viết từ 1 người CS Huy Đức làm mấy anh cam Chưng sơn, VIệt quốc…. nỗi đoá mà sủa quá xá ! Sủa tiếp đi em.

  6. HÙNG says:

    Chào ông Chưng Sơn.
    Ai bênh vực cho nền Đệ I, II Cộng Hoà ông chưng sơn gọi họ là chien. Hỏi thiệt cái thằng đầu xỏ bán nước Hồ C. Meo cùng bầy lang sói lâu la trong đó có ông chưng sơn thì gọi là con gì ? Nếu mang con chó ra ví với các ông thì con chó tủi thân, bởi chó nỗi tiếng trung thành với chủ , không như tên Hồ phản cả dân tộc mà BÁN NƯỚC cho giặc.
    Huyện Tam Sa mọc sừng sửng, xây dựng hoành tráng là do công của ai vậy ông Chưng Sơn ? Nay ngư dân đánh cá trong vùng biển VN thì bị TQ bắt, giết đòi tiền chuộc,thằng lãnh đạo im re vẫn qua TQ quỳ mọp trước thằng giặc. Lẽ ra ông Chưng sơn nên xấu hỗ vì nếu mang bọn CS các ông ra ví von, thì 12 con giáp chả có con nào các ông xứng đáng được ngang bằng với nó.Với THÚ các ông chưa so được thì đừng có mà chòi mâm son xúc xiểm VNCH. Người ta giử nước, có thua, có chết có gì gì đó thì vẫn là anh hùng. Chỉ khổ những thằng BÁN NƯỚC thì lưu xú vạn niên !

Leave a Reply to Cuong Tran