WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thấy gì qua vụ Snowden?

Edward Snowden (ABC news)

Edward Snowden (ABC news)

Vụ scandal Edward Snowden gây chấn động không chỉ khắp nước Mỹ mà còn là đề tài bình luận trong nhiều giới có quan tâm trên thế giới. Là người Việt Nam, chúng ta nhìn thấy gì qua chuyện này? Có không ít nguỵ biện cũng như những bối rối thích đáng liên quan đến vấn đề luật pháp, đạo đức và công lý đã nảy sinh xung quanh chuyện này.

Xét về mặt luật pháp và chính trị

Động cơ thật của Snowden là gì, anh ta còn thủ đắc thêm thông tin nào khác ngoài những điều đã được báo chí công khai và cựu nhân viên hợp đồng kỹ thuật tình báo này có bán những tài liệu bí mật mà anh ta có được cho Trung Quốc hoặc Nga hay không là những điều chưa được tiết lộ. Snowden đã từ Hawaii bay sang Hong Kong và ở đó trong thời gian những thông tin tối mật về việc chính quyền Hoa Kỳ  thực hiện những chương trình theo dõi các cuộc điện thoại và hoạt động internet của người dân được tiết lộ. Tại sao không phải là ở đâu khác mà là ở Hong Kong – một phần lãnh thổ của Trung Quốc? Anh ta không thể kém thông minh đến nỗi không chuẩn bị trước cho mình nơi nơi tỵ nạn để đến nỗi khi không ở lại Trung Quốc được, anh phải đệ đơn xin tỵ nạn đến nhiều nước và lần lượt bị từ chối? Hay là, sau khi có trục trặc trong việc sắp xếp với chính quyền Bắc Kinh, anh buộc phải rời Hongkong? Những người có khuynh hướng thiên tả ở Mỹ cùng với các tập đoàn tư bản, có thể nói, đã trợ giúp đắc lực cho sự lớn mạnh về kinh tế cũng như uy tín của Trung Quốc trên thế giới (như họ đã từng góp phần gia tăng sức mạnh ngoại giao cho cộng sản Bắc Việt), chúng ta hoàn toàn có thể hoài nghi về  Snowden theo hướng này. Một hành động vì tiền có sự thôi thúc về mặt tinh thần của tư tưởng chính trị?

Một ví dụ sống động về chuyện này. Tôi biết một người Mỹ da trắng làm ăn ở Việt Nam. Khi được hỏi về tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam, anh ta nói: tôi vẫn thấy nhiều người tham gia mạng xã hội và viết blog tự do mà không hề chịu sự sách nhiễu nào (?). Khi so sánh Việt Nam với Hoa Kỳ, anh ta tỏ vẻ buồn bã và cho rằng người Việt thật may mắn  khi được sống trong một đất nước ít tội phạm hơn nước Mỹ. Không phải người Mỹ nào cũng
nhận thức sống động những gì họ được hưởng ở Mỹ là rất tốt đẹp, dù không hoàn hảo. Snowden đã sinh trưởng ở Mỹ, được nhìn thấy mọi điều tốt đẹp vậy mà khi bỏ trốn xong, anh ta nói với báo chí rằng anh lo lắng cho an toàn của người thân và điều đó làm  anh “không ngủ được”; trong khi cho đến nay, người thân của anh vẫn bình yên vô sự với tất cả phẩm giá trong một nền pháp trị vào hàng tốt nhất trên thế giới. Cách phát biểu đầy dụng ý của anh cho thấy anh đang cố gắng biện minh cho hành động chưa xác định được động cơ của mình và tỏ rõ thái độ chính trị thiên tả. Liệu anh có thể yên tâm bỏ trốn để lại bố mẹ khi anh ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam hay không? Snowden cho rằng anh bị buộc phải “tìm nơi tỵ nạn ở một quốc gia chia sẻ cùng giá trị”. Tôi e rằng anh phải từ bỏ nước Mỹ để tìm thấy một nơi “lý tưởng”, phù hợp với giá trị của mình ở những quốc gia như Nga, Venezuela…

Xét về mặt luật pháp, việc một nhân viên làm trong ngành tình báo tiết lộ thông tin tối mật liên quan đến an ninh quốc gia là một hành động phản bội, phản bội lại lời thề trung thành với đất nước và mang thông tin do hệ thống tình báo thu thập được đưa ra công khai là một hành vi đánh cắp tài sản. Trong một xã hội dân chủ, người ta không tranh đấu để bảo vệ quyền riêng tư và tự do dân sự bằng cách tiết lộ thông tin tình báo. Nếu anh muốn đấu tranh cho Tự do và Quyền của người dân sao anh không chọn cách là một nhà hoạt động Nhân quyền, thay vì là một nhân viên chính phủ trong ngành tình báo? Nên nhớ Hoa Kỳ không là thiên đường nhưng cũng không phải là địa ngục của những nhà hoạt động xã hội như Trung Quốc và Việt Nam. Có biết bao nhóm bảo vệ Nhân quyền trên đất nước này.  Người ta có thể chỉ trích bằng những lời lẽ nghiêm khắc nhất, có thể tự theo đuổi những cuộc điều tra và phanh phui thông tin về tình trạng lạm dụng quyền lực của giới lãnh đạo theo cách khác mà không cần phải đánh cắp tin tình báo và đối mặt với cáo buộc hình sự nặng nề.

Xét trên bình diện đạo đức và Công lý

Chúng ta có thể nhìn nhận vụ việc theo một chiều hướng khác. Dù việc tiết lộ này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Hoa Kỳ trước Trung Cộng và Nga, nhưng vì những tiết lộ (có thể) chỉ giới hạn trong việc chính quyền Hoa Kỳ theo dõi người dân, chứ không phải là những bí mật có thể khiến nước Mỹ bị tấn công, nên tạm thời giả định những tuyên bố tốt đẹp về động cơ của anh là sự thật. Nếu chỉ xét vấn đề trên bình diện đạo đức, chúng ta có thể dành sự cảm thông nhất định cho hành động này nếu động cơ thật đúng như lời anh nói. Và một lần nữa chúng ta lại phải  đối mặt với một vấn đề mang tính triết học và là một mâu thuẫn cố hữu trong hệ thống triết chính trị của con người : an ninh cho đa số  hay tự do cá nhân nên được ưu tiên. Thực sự, xã hội con người luôn ở trong một tình trạng mâu thuẫn và mọi nỗ lực đều mang tính tương đối, việc giữ cân bằng là vô cùng cần thiết. Chính quyền Obama cho rằng việc theo dõi là phù hợp với Đạo luật Patriot và vì phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố. Đó có vẻ là một lý do khá tốt. Nhưng nếu những vụ việc như vậy chìm trong bóng tối mà không có nguy cơ bị phát hiện, chính quyền sẽ tiếp tục có những hành động vượt quá quyền lực đến thế nào nữa? Mục đích chỉ tốt đẹp thực sự khi phương pháp thực hiện nó là đúng. Không thể nhân danh tập thể quốc gia để tước đoạt tự do cá nhân vì, “phúc lợi quốc gia” thực chất là gì khi phúc lợi của cá nhân bị xâm phạm? Ở một khía cạnh nào đó liên quan đến Công lý, Snowden đã làm một điều cần thiết, với điều kiện là chúng ta có thể xác định được lợi ích của hành động này lớn hơn thiệt hại chung mà nó gây ra cho nước Mỹ. Dù hành động này vi phạm nghiêm trọng luật pháp của một nền dân chủ đầy thành tựu và mang lại sự trừng phạt lớn dành cho người thực hiện, việc tiết lộ thông tin này vẫn có hai tác dụng tích cực:

1/ Nó là một hồi còi sắc ngọt cảnh báo chính quyền Obama nói riêng và các chính trị gia Hoa Kỳ nói chung về những giới hạn của quyền lực mà họ đã được người dân trao cho trong một thể chế dân chủ, rằng sự lạm dụng và đi quá xa gây tổn hại cho nền dân chủ là không chấp nhận được. “Quyền lực có xu hướng tha hoá…”, điều đó không có ngoại lệ. Thiển nghĩ, sau vụ này, Chính quyền Hoa Kỳ sẽ cân nhắc hơn trong cung cách làm việc, cân bằng lại những hành động của mình để giữ thế thăng bằng động tích cực giữa một bên là tự do cá nhân với một bên là an ninh của đất nước và sinh mạng của công dân Hoa Kỳ. Vụ phanh phui này dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội từ những nhà hoạt động Dân quyền. Những phản đối này là liều thuốc đắng nhưng có ích cho mọi chính quyền. Nó ngăn cản những lạm dụng lớn hơn có thể xảy ra trong tương lai. Bây giờ chỉ là chương trình giám sát các cuộc gọi điện thoại và hoạt động internet; nếu không được cảnh báo, sự vượt giới hạn sẽ dẫn chính quyền đến những lỗi lầm không thể cứu vãn đe dọa nền dân chủ tự do, dù với mục đích ban đầu là bảo vệ mọi công dân Hoa Kỳ khỏi khủng bố hay là những mục tiêu tốt đẹp khác.

2/ Vụ tiết lộ thông tin này sẽ là một báo động hữu ích khác cho ngành tình báo Hoa Kỳ. Họ sẽ ý thức sinh động hơn nhu cầu rà soát lại toàn bộ hệ thống tình báo cùng các kẽ hở của nó. Những năm trở lại đây, chúng ta nghe rất nhiều thông tin về việc các bí mật tình báo, quốc phòng, tin học… của Hoa Kỳ bị đánh cắp mà kẻ chủ mưu hoặc được lợi không ai khác hơn là Trung Cộng và trục các nước bất hảo. Nguyên nhân lớn của những sự cố này là do có nhiều nhân viên tình báo Hoa Kỳ câu kết với Trung Cộng. Vậy là chưa nói đến việc nhiều nhân viên cao cấp trong các tập đoàn tư bản khổng lồ của Hoa Kỳ bị Trung Quốc mua chuộc để lấy đi những bí mật công nghiệp. Hơn bao giờ hết, ngay thời điểm này, Hoa Kỳ phải chính đốn lại hệ thống nhân sự và kỹ thuật để bảo vệ các thành tựu của mình trong sự nổi dậy đầy thách thức, bất hảo và hung hăng của Trung Cộng. Trung Cộng hiện nay rõ ràng đã thể hiện là kẻ đối địch với các quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ,  đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với vị trí bá chủ của Hoa Kỳ cũng như an ninh hiện tại và tương lai nhân loại. Mặc dù các tập đoàn tư bản chỉ chú tâm lợi nhuận hay các trí thức thiên tả ở Hoa Kỳ bị mê hoặc bởi tư tưởng cánh tả có cố tình lấp liếm mối nguy hiểm này chăng nữa, sự việc vẫn không thể khá hơn nếu Hoa Kỳ không giải quyết tận gốc vấn đề. Vì chúng ta không biết chính xác chừng nào (dù biết sớm muộn) thì quốc gia độc tài hung bạo này sẽ sụp đổ từ bên trong, nên mọi sự cẩn tắc phải được đặt lên hàng đầu.

Nói với các bạn ở Việt Nam

Vài dòng cuối cùng dành riêng cho các dư luận viên ở Việt Nam. Sẽ thật là lố bịch nếu các bạn đánh đồng Snowden với những người đối kháng đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam. Mọi sự đánh đồng, một cách  logic, nên được đặt trên cùng nền tảng với hai đối tượng tương đồng nhất định. Ở đây, hai đối tượng này quá khác biệt, hoạt động trong hai lĩnh vực cũng quá khác biệt, dù kết quả là cùng vạch trần những sai phạm của chính quyền. Thật vậy, bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền và tiết lộ thông tin tình báo không hề giống nhau về bản chất. Trong thể chế dân chủ, việc tiết lộ thông tin tình báo là một tội hình sự nặng nề, còn việc bày tỏ thái độ phê phán chính quyền một cách ôn hoà không bao giờ bị khép vào tội hình sự. Chính quyền Trung Quốc và Nga nhân vụ scandal này để đánh trả lại những chỉ trích của Hoa Kỳ về vấn đề Nhân quyền. Vì thế, không lý luận dài dòng, một sự thực không thể chối cãi là: bất chấp hành động của Snowden, người thân của anh vẫn được an toàn trong mọi sự tôn trọng của chính quyền và luật pháp; điều này không thể xảy ra ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Các bạn thử hỏi, nếu có một người trong Tổng cục II tiết lộ bí mật của đảng Cộng sản rồi bỏ trốn ra nước ngoài, người thân của anh ta có được yên không, hay là sẽ chịu đựng mọi trấn áp từ Nhà cầm quyền cộng sản?

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được những gì đã thực sự xảy ra. Nhưng dù sao chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, dù vụ Snowden đã phơi bày những khiếm khuyết trong ngành Hành pháp Hoa Kỳ, nhưng một người Mỹ đủ cân nhắc và kiên nhẫn cũng như không chịu sự tác động của một thế lực bất hảo, sẽ không chọn cách đấu tranh cho quyền riêng tư và tự do dân sự như cách của Snowden.

Sài Gòn ngày 6 tháng 7 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “Thấy gì qua vụ Snowden?”

  1. lvt says:

    Câu chuyện của Snowden đã xãy ra cũng khá lâu nhưng ở tình trạng nào đó chúng ta không hiểu rõ sự thật diễn biến như thế nào để mà đi tới kết luận. Tuy vậy, nó cũng là một điều để suy ngẫm giữa hai lối suy nghỉ khác biệt đó là tập thể và cá nhân. Trong sự việc đều có những lý luận riêng của nó. Hy vọng minh bạch hoá mọi vấn đề không mang tới sự thiệt hại nghiêm trọng chứ không dựa vào thiên tả hoặc thiên hữu nào cả để vấn đề càng bị lọt xác bởi sự mâu thuẫn có tính cách nhạy cảm.

    Anh ninh quốc gia theo giõi từng người hoặc từng cá nhân có thể đó là chuyện tất nhiên. Dẫu chúng ta có lên án đi chăng ngoài mặt họ nói đó là trách nhiệm và không có tác động gì cả. Nhưng khi một người công dân bị tấn công bằng hình thức nào đó thì chúng ta biết rằng trách nhiệm của họ không có đáng tin cậy thì cơ bản của tự do dân chủ trở thành mối đe dọa ảnh hưởng trên tinh thần sống yên bình hài hòa. Nghỉ xa hơn, sẽ là không còn cứu cánh cho niềm tin và nguyện vọng dãn dị nữa thì đó là một sự tình thật không khách quan cho tâm hồn chút nào.

  2. NgườiViễnXứ says:

    Ban Kỹ Thuật UBTTTADCSVN lên tiếng về một số điểm trong thông cáo báo chí của ông Võ Văn Ái ngày 22/7/2013.

    Kính quý vị quan tâm, để tường,

    Ngay sau khi hàng loạt cơ sở chính của Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) tại hải ngoại bị lột mặt nạ và đông đảo đồng bào hải ngoại đã nhận diện ra bộ mặt thật “tu không chánh nên danh không thuận” của họ, thì Võ Văn Ái và đồng bọn lập tức quay sang sử dụng số cơ sở trong quốc nội để thay thế các cơ sở hải ngoại và đối đầu với người quốc gia chống cộng trên mặt trận tuyên truyền.

    Trong thông cáo của Võ Văn Ái vừa phổ biến lên cộng đồng Internet vào ngày hôm nay, 22/7/2013, có một số điểm đáng chú ý. Anh em trong Ban Kỹ Thuật xin nhận định như sau:

    1- Võ Văn Ái và đồng bọn đang nhắm đến tên của các nhân vật quốc nội, vốn đang được công luận chú ý, để sử dụng hoặc lợi dụng như đưa ra hai cha con blogger nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn (đang sống tại Tam Kỳ Quảng Nam, rất sùng bái GHPGVNTN và thỉnh thoảng viết bài ca ngợi GHPGVNTN đăng trên Dân Làm Báo) và blogger Huỳnh Thục Vy để tô son cho PGVNTN.

    Trích đoạn: “Để thêm phần hiểu biết về sức mạnh nầy, Chủ Tọa đã mời nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, một bloger nổi tiếng trong công cuộc tranh đấu cho tự do và nhân quyền, và đã cùng con gái là Huỳnh Thục Vy được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) trao giải Hellman-Hammett năm 2012. Bạn Huỳnh Ngọc Tuấn chia sẻ kinh nghiệm với các hội thảo viên như sau :

    trích – Gần đây, một cá nhân tên Liên Thành mà chúng ta không ngại ngùng xem là con cờ của nghị quyết 36 của Đảng Cọng Sản Việt Nam, viết bài đưa lên Mạng vu cáo bà Ỷ Lan với ban Giám Đốc Đài hòng đánh bật bà ra khỏi cơ quan truyền thông nầy, để triệt tiêu tiếng nói của Nhân quyền quốc tế và Nhân quyền Việt Nam thông qua những cuộc phỏng vấn các nhân vật quốc tế cũng như chư vị lãnh đạo của GHPGVNTN của bà Ỷ Lan“.

    Rất mong cha con ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Cô Thục Vy, và Trọng Hiếu hãy cảnh giác, đừng để cho kẻ khác lợi dụng.

  3. LeQuocTrinh says:

    Vài cảm nghĩ cá nhân về vụ Snowden

    Tôi vừa đọc được bản tin thế giới về vụ khám phá chiếc tàu Bắc Hàn lén lút chở vũ khí chiến tranh (hoả tiền, tên lửa, thiết bị máy bay hiện đại) từ Cuba bị chận bắt trên kênh đào Panama. Đài BBC còn tường thuật rõ hơn là toàn thể thuỷ thủ tàu tìm cách ngăn chận cản trở không cho cảnh sát Panama lên khám tàu. Vị thuyền trưởng còn đe doạ đòi tự tử và …tất cả vũ khí hiện đại đều được che dấu nguỵ trang nằm dưới 10,000 tấn đường trắng do Cuba sản xuất. Xa hơn nữa là chiếc tàu này không chịu bật hệ thống định vị GPS quốc tế để tránh né theo dõi, một hành động đáng nghi ngờ.

    Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại chuyện chiếc tàu VinaQueen của VN (tối tân, lớn nhất, do Nhật Bản đóng) đã bị chìm ngoài khơi gần Nam Hàn năm 2011, trong một tình huống khó hiểu, sau khi một chiếc tàu của TQ bị khám phá chuyên chở vũ khí đạn dược lậu từ Trung Đông về TQ trước đó.

    Kết luận:

    Hoá ra các nước XHCN hãy còn lén lút chơi trò “đi đêm” chuyên chở vũ khí hạng nặng để toa rập nhau bảo vệ chế độ CS. Xem ra nếu không có mật vụ CIA theo dõi, truy tìm thì làm sao chính quyền Panama biết được số hàng nguỵ trang nguy hiểm ẩn tàng dưới hàng chuc ngàn bao đường “ngọt ngào, trắng tinh”. Vậy thì hệ thống CIA theo dõi những âm mưu đen tối của khủng bố, của “các nước CS cuồng tín” đâu có vô ích. Anh chàng Snowden này xem ra hết đất sống rồi, anh ta quên những lời tuyên thệ khi vào làm việc cho CIA rồi sao ? Nếu vì lương tâm anh có thể đệ đơn từ chức sớm ra khỏi cơ quan này, giống như bà Clinton quyết định từ chức. Không ai trách cứ anh được.

    Le Quoc Trinh, Canada

Phản hồi