WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam dưới cái nhìn Xã Hội Chủ Nghĩa

Văn chương há phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu.

(Tú Xương)

Nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam

Chúng tôi nhận được cuốn Thạch Lam, về tác giả và tác phẩm do một người bạn về thăm quê hương tặng, sách dầy 500 trang, khổ lớn, nhà xuất bản Giáo dục, sách gồm trên 70  bài viết về Thạch Lam. Khoảng một phần tư là những bài viết từ thập niên 39, 40 tại Hà Nội và tại Sài Gòn trước 1975, ba phần tư là những bài viết trong nước đa số ở thập niên 90. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên Thạch Lam có thể được dư luận chú ý và ca ngợi nhiều đến thế, nhất là dư luận trong nước.

Ngày nay trong nước người ta đã đánh giá lại Tự Lực văn đoàn trong bài Thạch Lam Với Quê Hương Sáng Tác của Đinh Quang Tốn (Thạch Lam, Văn Chương Và Cái Đẹp, NXB Hội Văn Hà Nội, 1994)

“Gần đây kỷ niệm 82 năm sinh và 50 năm mất của Thạch Lam, chúng tôi lại về phố huyện Cẩm Giàng. Phần nhiều những người chúng tôi hỏi chuyện đều có biết nhà văn Thạch Lam quê ở đây. Những mặc cảm về giòng họ Nguyễn Tường cũng không còn nặng nề. Nhìn chung mọi người kể chuyện với thái độ khách quan, kể cả những cán bộ kháng chiến cũ. Họ đã “bước qua lời nguyền”để nhìn lịch sử một cách công bằng với tư duy đổi mới, đánh giá đúng con người với những đóng góp và những hạn chế của họ với lịch sử. Riêng đối với Thạch Lam, được họ nhắc đến với thái độ cảm tình”.

Như vậy theo tinh thần tư duy đổi mới, họ được nhìn lịch sử một cách công bằng hơn và đánh giá lại một giai đoạn đã qua của nền văn chương Việt Nam. Nhưng trên thực tế chúng tôi thấy nhiều nhà phê bình trong nước có khuynh hướng đánh giá rất cao Thạch Lam, coi ông như một ngôi sao sáng chói nhất của Tự Lực văn đoàn thí dụ như Lê Dục Tú nhận xét dưới đây.

“Nhưng về phía độc giả Thạch Lam cũng hiểu một tình trạng có thực: đó là sự tồn tại của hai hạng người: một hạng chỉ cốt xem truyện để giải trí và hạng thứ hai thực sự là biết thưởng thức. Khác với một số  nhà văn đương thời, Thạch Lam đã dũng cảm phục vụ hạng độc giả thứ hai để rồi phải chịu một thiệt thòi là sách của ông đã không tránh khỏi bị quên lãng trong một thời điểm nào đó. Song chỉ một thời gian sau đó, bạn đọc đã nhận ra được vẻ đẹp đích thực của văn chương ông và thừa nhận ông là “người có tài” và “viết hay hơn cả” trong Tự Lực văn đoàn”.

(Thạch Lam, Người Đi Tìm Cái Đẹp Trong Cuộc Đời Và Trong Văn Chương).

Hoăc như Nguyễn Phúc trong Quan Niệm Văn Chương Của Thạch Lam, Vị Nghệ Thuật Hay Vị Nhân Sinh (Thạch Lam,Văn Chương Và Cái Đẹp, NXB Hội văn Hà Nội 1994)

“Nét đặc trưng của văn tài Thạch Lam trước hết thể hiện ở chỗ: Là thành viên chủ chốt của một văn đoàn vẫn được nhất trí coi là “lãng mạn”nhưng toàn bộ sáng tác của ông lại không chịu nằm gọn trong cái tên gọi đó, các nhà nghiên cứu văn học đã dụng công đi tìm những khái quát thích hợp, như “khuynh hướng nghiêng về bình dân với sự đồng cảm chân thành” “bút pháp tả thực tỉnh táo”… song xem ra vẫn chưa tìm được danh xưng nào vừa ý. Quả là một đời văn tuy ngắn ngủi nhưng lại có một tầm vóc “ngoại cỡ”.

Ông này lại đánh giá văn nghiệp Thạch lam cao hơn ông kia một bậc: ngoại hạng, quá cỡ. Chúng tôi lại xin dẫn chứng một số nhận xét khác.

Hà Văn Đức (Thế Giới Nhân Vật Thạch Lam, Văn Học Việt Nam 1900-1945, NXB Giáo dục 1997). Cho thấy lối viết Khái Hưng, Nhất Linh không thực như Thạch Lam khi so sánh các nhà văn đồng nghiệp với nhau ấy dưới đây.

“Ngòi bút của Thạch Lam tỏ ra trân trọng khi viết về những mặt tốt đẹp ớ người lao động. Trong tác phẩm của những nhà văn lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng, dân quê hiện ra như một đám người ngờ nghệch dốt nát, bản năng (Vọi, Trống Mái). Thạch Lam không chấp nhận cách gán cho nhân vật của mình “những đức tính và tật xấu mà người dân quê không thực có”. Ông nhìn thấy những niềm vui bình dị, những ước mơ nho nhỏ, những đức tính đẹp tiềm ẩn trong họ”.

Theo chúng tôi nghĩ cá nhân anh Vọi không thể coi là đại diện cho đám dân quê, cái ngờ nghệch của anh Vọi chỉ là trường hợp cá biệt không có tính cách biểu tượng, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

Chúng tôi xin trích dẫn tiếp vài nhận định khác, dưới đây Phong Lê trong bài Thạch Lam Trong Tự Lực văn đoàn (cuốn Văn Chương Và Cái Đẹp).

“Sự sống lại những giá trị văn học tiền chiến trong đó Tự Lực văn đoàn là hiện tượng ta đang chứng kiến, nhưng tôi không tin tất cả những gì thuộc Tự Lực văn đoàn sản sinh ra đều cần được khôi phục lại. Nhiều giá trị mà Tự Lực văn đoàn xây dựng được đã bị thời đại vượt qua, có bộ phận đã bị vượt qua ngay từ trước 1945. Còn Thạch Lam thì tôi vững tin ở sự tồn tại. Nếu không là tất cả thì cũng là phần lớn những gì ông đã viết”.

Nghĩa là theo Lê Phong toàn bộ văn nghiệp của Tự Lực văn đoàn chỉ riêng có Thạch Lam là có giá trị vượt thời gian còn lại đều lỗi thời và bị đào thải.

Dưới đây là nhận xét của Trần Ngọc Dung trong bài Phong Cách Truyện Ngắn Thạch Lam (cuốn Văn Chương Và Cái Đẹp).

“Các nhà tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, cũng tỏ ra quan tâm đến nhân dân lao động. Qua các trang viết không phải họ không hiểu được những nỗi thống khổ của người dân nghèo thành thị hay nông dân lao động, nhưng tình cảm không sâu sắc, nhiều khi không tránh được thái độ  khinh bạc của những trí thức trưởng giả đối với những đám người “vô học” “dốt nát”, “hủ lậu”, “bẩn thỉu”(Trống Mái, Dưới Ánh Trăng . . . của Khái Hưng. Tối Tăm, Một Kiếp Người, Chàng Nông Phu, Đầu Đường Xó Chợ… của Nhất Linh, Bùn Lầy Nước Đọng của Hoàng Đạo), nhân vật chủ yếu và lý tưởng của họ nói chung thuộc tầng lớp giầu sang, có học thức cao trong xã hội cũ (Hiền trong Trống Mái, Hạc, Bảo trong Gia Đình của Khái Hưng, Duy, Thơ trong Con Đường Sáng của Hoàng Đạo, Dũng, Loan trong Đôi Bạn của Nhất Linh). Còn Thạch Lam lại xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn thương xót chân thành”.

Trần Ngọc Dung chỉ công nhận Thạch Lam là người thực sự tôn thờ nhân bản trong Tự Lực văn đoàn, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

Một cách tổng quát chúng tôi xin thu gọn những ý kiến đánh giá cao Thạch Lam của các nhà phê bình trên đây như sau:

-Thạch Lam là người viết hay hơn cả trong Tự Lực văn đoàn.

-Thạch Lam là nhà văn ngoại cỡ, ngoại hạng.

-Thạch Lam là người mô tả dân quê bằng những nét chân thực nhất, các nhà văn khác của văn đoàn như Khái Hưng gán cho dân quê những cá tính mà họ không có.

-Chỉ có văn chương Thạch Lam là tồn tại, giá trị văn chương của các tác giả khác  trong văn đoàn đều đã lỗi thời, đã bị thời đại vượt qua.

-Chỉ có Thạch Lam là thực sự tôn thờ nhân bản, các cây bút khác của văn đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo… nhìn người nghèo bằng cặp mắt khinh bạc.

Như quí vị độc giả đều đã biết theo dư luận của các nhà phê bình và dư luận độc giả, Khái Hưng và Nhất Linh đã và đang được coi như có sự nghiệp văn chương lớn nhất trong Tự Lực văn đoàn. Theo dư luận chung, Thạch Lam đã được coi như nhân vật số ba của văn đoàn. Nay theo các nhà phê bình trong nước, thứ tự ấy cần phải được định giá lại nghĩa là Thạch Lam phải là cây viết sáng giá nhất của Tự Lực văn đoàn và Khái Hưng, Nhất Linh đương nhiên phải bị hạ bệ đưa xuống dưới chưa biết xếp vào đâu!

Các nhà phê bình có quyền đánh giá, khen chê một tác phẩm hoặc cả một công trình văn học, họ cũng có quyền định giá lại toàn bộ văn chương của một văn đoàn song không có nghĩa là ý kiến chung, dư luận chung của độc giả bị loại bỏ bởi vì người đọc cũng là một lực lượng phê bình đáng kể mà ta không thể phủ nhận hay loại bỏ một cách dễ dàng. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là các nhà phê bình không thể bắt đám đông độc giả phải tuân theo sự lượng giá của họ trên thực tế, độc giả vẫn là độc giả, nhà phê bình vẫn là nhà phê bình.

Các nhà phê bình Tây phương từ hơn nửa thế kỷ nay đã không ngớt lời ca ngợi ngọn bút thần sầu quỉ khốc của Dostoievsky, nhà văn hào Nga thế kỷ 19, nổi tiếng về kỹ thuật mô tả tâm lý nhân vật. Người ta bảo ông ấy là nhà văn hào vĩ đại nhất của nhân loại từ trước tới nay, văn chương của ông ấy cho đến nay vẫn còn mới không bị rơi vào cổ điển, có người cho ông là triết gia sâu sắc, kẻ nói ông là nhà phân tâm học đại tài… thậm chí có người còn so sánh tư tưởng của ông với thuyết tương đối của nhà bác học Einstein nữa… Nhưng trên thực tế số độc giả của Dostoievsky tương đối ít thôi, nhiều người lại bảo đọc sách của ông họ không hiểu ông ấy nói cái gì, cũng có nhiều người thích và khen lấy khen để văn Dostoievsky tuyệt diệu nhưng trong số này nhiều người không biết nó hay ở chỗ nào cả.

Và như vậy phải chăng các nhà phê bình chuyên nghiệp không thể lái độc giả theo ý mình vì độc giả cũng là một lực lượng phê bình đáng kể. Trở lại vị trí của Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn chúng tôi xin được đánh giá theo dư luận chung như sau.

Theo dư luận chung Khái Hưng vẫn được coi là  một trong số các tác giả lớn nhất của Tự Lực văn đoàn. Theo  Phạm Thế Ngũ (Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, cuốn 3), Khái Hưng là cột trụ của Tự Lực văn đoàn, sáng tác của ông trong văn đoàn dồi dào cả về phẩm lẫn lượng. Theo  Nguyễn Vỹ, người đã gặp Nhất Linh ở Sài Gòn 1952 (Kỷ Vật Cuối Cùng, Phượng Hoàng, Cali 1997) Nhất Linh cho biết trong thời kỳ sáng tác cho Tự Lực văn đoàn ông thường đưa bản thảo cho Khái Hưng sửa, cuốn nào Khái Hưng sửa nhiều thì lấy tên cả hai người, cũng có cuốn do Khái Hưng sửa nhiều nhưng vẫn để tên Nhất Linh.

Chúng tôi đã được tiếp xúc với cụ Nguyễn Thạch Kiên trước đây, nhà văn, đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng, cụ cho biết Khái Hưng là người đã khuyến khích và nâng đỡ Thạch Lam. Tiểu thuyềt luận đề của Nhất Linh bị Phạm Thế Ngũ chỉ trích trong khi Khái Hưng không thấy bị chỉ trích, người ta thường coi Khái Hưng như cây viết suất sắc nhất của văn đoàn. Nhất Linh là người đóng góp nhiều nhất cho công cuộc cải cách xã hội, vì công lao của ông với cách mạng xã hội quá lớn nên trên thực tế người ta vẫn thường xếp ông ngang hàng với Khái Hưng.

Và như vậy dư luận chung từ trước đến nay đã xếp hạng Nhất Linh, Khái Hưng như ngôi sao sáng của văn đoàn dĩ nhiên Thạch Lam, Hoàng Đạo sẽ đứng hạng ba, hạng tư . Ta thử so sánh toàn bộ văn nghiệp của Thạch Lam với Khái Hưng, Nhất Linh để có một kết luận khách quan công bằng hơn.

Về mặt số lượng, văn nghiệp của Thạch Lam so với Khái Hưng, Nhất linh thật là quá khiêm tốn: một truyện dài khoảng  200 trang, ba tập truyện ngắn được độ 200 trang, một tùy bút khoảng 60 trang, một lý luận văn chương khoảng 70 trang, toàn bộ chỉ hơn 500 trang, dài bằng Xóm Cầu Mới của Nhất Linh hay cuốn Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng. Như vậy nếu muốn xếp hạng Thạch Lam như một ngôi sao sáng chói đứng đầu Tự Lực văn đoàn thì phẩm chất các truyện của ông phải xuất sắc gấp bội Khái Hưng, Nhất linh vì số lượng quá ít oi.

Trên thực tế các tài liệu cho thấy truyện của Thạch Lam khó bán, hoặc bán rất chậm, ngược lại truyện của Khái Hưng, Nhất Linh như Hồn Bướm Mơ Tiên, Gánh Hàng Hoa, Đoạn Tuyệt… bán chạy như tôm tươi. Lý do gì tác phẩm của Thạch Lam không được hoan nghênh? một điều chắc chắn là nó thiếu khả năng lôi cuốn vì tác giả của nó quá chú trọng vào hiện thực và mô tả nội tâm khiến cho câu chuyện trở nên buồn tẻ. Trong bài nói về cuốn Theo Giòng chúng tôi đã phân tích về tiêu chuẩn nghệ thuật của Thạch Lam, về cái chủ quan của ông trong việc đi tìm cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn chương.

Ông đã nói nhiều lần rằng người nghệ sĩ phải chăm chú vào sự thực, bề trong của con người, hầu như ông đã cho hiện thực, diễn tả tâm lý hướng nội là tiêu chuẩn duy nhất của nghệ thuật và không để ý đến những tiêu chuẩn khác. Thạch Lam chỉ trích những hạng độc giả chỉ chú ý đến cốt truyện mà không màng đến tâm lý nhân vật có đúng hay không, hời hợt hay sâu sắc, nhưng trên thực tế tiêu chuẩn nghệ thuật của một tác phẩm văn chương rất phức tạp chứ không đơn giản như tác giả đã quan niệm.

-Đa số người đọc chú trọng về cốt truyện, những cuốn được coi như có giá trị lâu dài vượt thời gian là những cuốn có cốt truyện hay có khả năng lôi cuốn người đọc như Tam Quốc Chí, Nghìn Lẻ Một Đêm, Hồn Bướm Mơ Tiên chẳng hạn.

-Những tác phẩm có giá trị về lịch sử như Khói Lửa Kinh Thành (LâmNgữ Đường) Chiến Tranh Và Hoà Bình, Sông Don Thanh Bình (Sholokhov)… đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử.

-Những tác phẩm có giá trị về xã hội như Godfather có thể coi như một tài liệu đầy đủ về xã hội đen.

-Những tác phẩm lãng mạn bay bướm như Anna Karénine, Đôi Bạn, Cuốn Theo Chiều Gió…

-Những tác phẩm diễn tả được những ý nghĩa, luận đề như Lão Ngư Ông Và Biển Cả của Hemingway ca ngợi tinh thần phấn đấu với số mệnh đến cùng.

Một tác phẩm văn chương hay phải là một tác phẩm cân đối và hoàn chỉnh rung cảm được người thưởng thức qua nhiều tiêu chuẩn nghệ thuật chứ không quá đơn giản như dưới cái nhìn của Thạch Lam. Sách của ông không bán được phần lớn vì buồn nản, tiếng pháp gọi là monotone mặc dù tâm lý nhân vật sâu sắc, hiện thực, tâm lý và hiện thực cũng không cứu vãn được tình thế.

Không đủ khả năng lôi cuốn người đọc mặc nhiên về nghệ thuật cốt truyện phải thua kém Nhất Linh, Khái Hưng và nhất là tính chất lãng mạn, một yếu tố quan trọng để khiến nó đủ khả năng lôi cuốn thì truyện của Thạch Lam cũng không được phong phú cho lắm như ở Khái Hưng, Nhất Linh. Không khí yêu đương lãng mạn trong văn chương Thạch Lam so vói Nhất Linh, Khái Hưng còn thua kém nhiều. Nghệ thuật phải có tính chất đại chúng, phục vụ đám đông chứ không phải làm theo cái ý thích của mình.

Tiểu thuyết, truyện ngắn của Thạch Lam hiện thực được cả những nền nếp phong tục xã hội, những cảnh bần cùng đói khổ của giới người nghèo cùng mạt xã hội nhưng lại không mang những ý nghĩa cách mạng, cải cách xã hội như Đôi Bạn, Nửa Chừng Xuân, hoặc không nói lên được nhiều về những mặt trái tàn nhẫn của nền luân lý cổ như Lạnh Lùng của Nhất Linh. Thế giới giầu cũng có những cái hay riêng như trong Băn Khoăn của Khái Hưng, không phải chỉ nói về giới nghèo mới là có giá trị cao.

Một tác giả muốn được xếp vào hàng ngoại cỡ chúng tôi nghĩ cần phải có sự toàn diện về nghệ thuật bởi vì một vài tiêu chuẩn riêng thực không đủ để xếp hạng như vậy, tiêu chuẩn nghệ thuật đa dạng và toàn diện, cái mà văn chương của Thạch Lam còn thiếu mặc dù có xuất sắc ở một vài bình diện nào đó.

Ở đây chúng tôi không lạc đề, không chỉ trích những yếu điểm của Thạch Lam để dìm ông xuống và đề cao Khái Hưng, Nhất Linh nhưng vấn đề là chúng ta phải nhìn nghệ thuật bằng cặp mắt khách quan đứng ngoài ảnh hưởng của thành kiến. Chúng tôi đồng ý nhìn nhận Thạch Lam là một nhà văn chuyên về đoản thiên có những nét sâu sắc, độc đáo, người đã đóng góp rất nhiều cho Tự Lực văn đoàn cũng như đã tô điểm những nét đẹp cho nền văn chương Việt Nam nhưng ông vẫn chỉ là một nhân vật số ba của Tự Lực văn đoàn không hơn không kém và địa vị của Khái Hưng, Nhất Linh mà người ta thường gọi là cột trụ của Tự Lực văn đoàn là một sự kiện dĩ nhiên  không thể đảo ngược bởi những lý do mà chúng tôi đã diễn đạt ở trên.

Chúng tôi xin trở lại nhận xét của những nhà phê bình trong nuớc về việc thẩm định lại giá trị văn chương của Tự Lực văn đoàn. Theo như nhận xét của Trần Ngọc Dung, Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo chỉ chú trọng tới xã hội trưởng giả, giầu có, ông ngụ ý chỉ trích họ không thực sự quan tâm đến giới bình dân, nhưng đề tài văn chương đâu có thể hạn hẹp vào một khuôn khổ nhất định được. Thiên chức của nhà văn không phải chỉ để ca tụng giới bần cố nông khố rách áo ôm mà nghệ thuật của họ phải được mở rộng ra cho tới tận chân trời đến tất cả mọi khía cạnh của xã hội, con người. Chiến Tranh và Hòa Bình, Anna Karénine… của Léon Tolstoi chỉ diễn tả thế giới của giai cấp quí tộc, ông hoàng bà chúa  không ca ngợi nông dân nhưng đã chẳng được dư luận chung xếp vào hàng những công trình văn hóa nhân loại là gì?

Các nhà phê bình khen lấy khen để Thạch Lam như một ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời Tự Lực văn đoàn nhưng họ lại quên chú ý đến một điểm là sách của ông bán không được, chúng ta thử tìm hiểu tại sao? Thạch Lam ca ngợi Dostoievsky như một nhà viết tiểu thuyết có giátrị nhất của thế kỷ và trên hoàn cầu, ông đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của Dostoievsky. Chủ đề chính trong các tác phẩm của nhà văn hào này là sự tranh đấu giằng co giữa thiện và ác để làm chủ tâm hồn và đã ảnh hưởng tới Hồn Bướm Mơ Tiên (Khái Hưng), Tháng Ngày Qua, Bắn Vịt Trời (Nhất Linh), Sợi Tóc, Một Cơn Giận (Thạch Lam). Thạch Lam chịu ảnh hưởng Dostoievsky nhiều nhất về thuật tả tâm trạng con người, đó chính là một trong những lý do khiến cho tác phẩm của ông khó bán vì thiếu khả năng lôi cuốn không đáp ứng được sự đòi hỏi của người thưởng thức. Người đọc có nhu cầu của họ, nhà văn viết theo sở thích của mình tức là tự mình tách rời đám đông và dĩ nhiên sẽ bị họ lơ là bỏ rơi không thương không tiếc.

Các nhà phê bình văn học trong nước ca ngợi Thạch Lam là người yêu thương và đi sát với những người nghèo cùng khổ, nhưng sự đi sát của ông có giá trị hơn công cuộc tranh đấu cải cách xã hội của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo hay không? Điều mà họ nói nhìn lại lịch sử một cách công bằng phải chăng chỉ là trò GIAN MANH VĂN NGHỆ?  nhìn lại lịch sử một cách khách quan như thế phải chăng chỉ là đưa chính trị vào văn chương một cách vô cùng khôn khéo.

Phải chăng việc các ông lên án Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo vì họ là những người quốc gia chân chính đã can đảm đứng lên chống lại một tập đoàn bịp bợm gian ác trước kia? Phải chăng việc kết án Khái Hưng là khinh bạc dân nghèo để bào chữa cho việc thủ tiêu nhà văn lớn này một cách tàn nhẫn tại bến đò Cựa Gà Nam Định 1947 mà chứng cớ còn rành rành qua lời tường thuật của các nhân chứng hiện còn sống sót trong cuốn Kỷ Vật Cuối Cùng. Nhìn lịch sử một cách khách quan như các ông chỉ là trò mập mờ đánh lận con đen, giả mù sa mưa hoặc trò tuyên truyền xảo quyệt.

Những ý kiến lệch lạc và sai lầm tận gốc rễ ấy thực không đáng được gọi là phê bình, được viết lên bởi những kẻ đã cố tình bóp méo văn chương, bóp méo sự thật để loại bỏ những tác giả mà họ không đồng quan điểm.

Phê bình văn học đã đóng một vai trò quan trọng không những trong văn học sử mà còn có thể ảnh hưởng tới nền văn hoá lâu dài của cả một dân tộc. Chẳng thế mà người xưa đã quan niệm: làm thầy thuốc mà sai lầm thì giết một người, làm chính trị mà sai lầm thì hại một đời, làm văn hoá mà sai lầm thì hại muôn đời.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

 

 

36 Phản hồi cho “Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam dưới cái nhìn Xã Hội Chủ Nghĩa”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Phải chăng việc các ông lên án Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo vì họ là những người quốc gia chân chính đã can đảm đứng lên chống lại một tập đoàn bịp bợm gian ác trước kia?”

    Trong các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh và Hoàng Đạo có các đề tài liên quan đến văn hóa, đời sống. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn dùng văn chương để thay đổi phong hóa, thay đổi cách suy nghĩ, cách sống. Vì thế tờ báo của họ có tên là báo Phong Hóa. Các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, văn hóa Tây Phương. Họ viết tiểu thuyết, vẽ tranh trào phúng, viết truyện trào phúng để chế nhạo hủ tục xã hội. Hủ tục xã hội có thể là nếp sống gò bó của xã hội phong kiến, có thể là thái độ không hay, tập tục xấu ở nông thôn. Thay vào các tập cũ là tư tưởng phóng khoáng của Tây phương. Ba tác giả kể trên là ba tác giả nói đụng đến vấn đề xã hội nhiều nhất vì thế được giới trẻ lúc đó hưởng ứng nhiều. Còn Thạch Lam thì viết về vấn đề xem ra vô thưởng vô phạt, không dính đến xã hội và chính trị. Trước đây, Tự Lực Văn Đoàn bị đảng CSVN xem là phản động vì đề cao tự do cá nhân, mà chế độ CS gọi là đề cao cá nhân chủ nghĩa. Ngày nay tư tưởng cá nhân không còn là điều cấm kỵ trong văn học của chế độ CS. Cá nhân cũng được quyền có tư tưởng chút ít miễn là trong vòng nhà nước cho phép nên Tự Lực Văn Đoàn không bị xem là xấu như trước. Nhưng các truyện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn chế diễu hủ tục nông thôn thì đi ngược với đường lối đề cao giai cấp công nông của đảng CSVN. Đảng CSVN bị chạm nọc với việc chế diễu hủ tục nông thôn của Tự Lực Văn Đoàn thảo nào ngày nay, giai cấp cường hào mới sinh ra tại nông thôn .

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Ban Mai says:
    16/07/2013 at 07:15

    Tuần trước, anh PPM (Trưởng ban Tổ chức hội thảo về TLVĐ) phán: Cuộc hội thảo vừa rồi là thành công nhất tại hải ngoại, sau 38 năm tị nạn! Và đang tìm hiểu nguyên nhân của thành công nầy! Nghe rứa, tôi đã có câu trả lời ngay trước mũi! Hehe

    Các bác đang 6, 7 bó trở lên (như bác, hổng phải như tôi, mới đôi tám), cái thời Trung học tại miền Nam, thì đố bác nào “thoát” được ảnh hưởng của TLVĐ! Cho nên cuộc Hội thảo thành công là nhờ các “đệ tử muốn tìm về chùa xưa” đồng thời họ hiện diện để chứng minh chống cộng, khi VC vưỡn còn ra sức đánh tiếp Nhất Linh! Di chúc: “Đời tôi để lịch sử xử… nước mất về tay cộng sản”! “Nước mất về tay CS” là đúng i chang, là tiên tri!

    Dear Ban Mai,

    Góp ý trên làm “bứt dây động rừng”, bởi có tôi hiện diện ở trong cái bó 60-70 và qủa thực bị ám bởi TLVĐ suốt thời học sinh sinh viên, chê cái mới kiểu Sáng Tạo. Đơn giản làm sao mà kẻ bình thường như tôi hiểu thấu đáo được những quan niệm mới lạ về làm nghệ thuật như các bậc đàn anh đàn chú như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên …
    [Mở ngoặc đơn Thi Vũ Võ Văn Ái và một số người đã cho hay, TTY là một kiện tướng của Sáng Tạo, và TTT mới chính là chủ soái đích thực của dòng văn nghệ mới, muốn tách biệt riêng ra khỏi ảnh hưởng TLVĐ thời tiền chiến. Lý do cũng nhiều, trong đó đáng kể là họ là những người trẻ muốn có một chỗ đứng riêng trong chiếc chiếu văn nghệ vốn chất hẹp ở ta. Họ cần phải thoát ly với cái lãng mạng tiểu tư sản của TLVĐ, bởi họ đang tiếp nhận những cái hiện đại nhất của thi ca, trong đó không thể chối bỏ ảnh hưởng của phong trào Hiện sinh, đang sống hùng sống mạnh ở thập niên 50 và 60]

    Riêng cá nhân tôi (và số đông bạn bè cùng thế hệ) lúc ấy trẻ người non dạ, thuộc loại vọng ngoại, chê văn chương nội địa từ đầu, ít chịu chú ý đến và chỉ ngưỡng mộ văn chương ngoại quốc thôi (dù đa phần là đọc sách dịch).
    Cũng dễ hiểu thôi, bởi các tác phẩm lớn văn chương quồc tế được người ta điện ảnh hóa tài tình, such as Chiến tranh và hòa bình, Dr Zhivago, Giã từ vũ khí, Mặt trời vẫn mọc (Le soleil se lève aussi), Một chút mặt trời trong ly nước lạnh, Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh, Chùm nho uất hận, Giờ thứ 25, Vô Gia Đình, Những kẻ khốn cùng, Ba chàng ngự lâm pháo thủ …
    Mình dễ tính, lại ko có thì giờ vì lo học, ko tiền mua sách bản gốc, trong lúc ko hay chưa có sách dịch, nên dễ dàng chịu ảnh hưởng thật mạnh qua điện ảnh hơn là qua văn chương đich thực.
    Thực ra tuổi trẻ hiếu động, thích cái mới, ham của lạ, chẳng cứ gì văn chương, mà cả âm nhạc, thời trang áo quần, tóc tai, nhân dạng, xe cộ, phong cách sống (bụi đời kiểu beatnik, rồi hyppy) …

    Nhưng điều ko kém quan trọng là, chúng tôi chỉ đọc tác phẩm của các nhà văn VN đăng trên nhật báo, tuần báo. Ai cũng biết là các nhà văn ta thời đó thường phải “lấy ngắn nuôi dài”. Viết tiểu thuyết feuilleton như một thứ bản nháp, nhất là để nuôi sống bản thân trước tiên (dĩ nhiên có người phải đi dậy học trường tư thêm, như Thanh Tâm Tuyền chẳng hạn, dạy văn chương ở trường tư thục Nguyễn Trãi ở Bình Dương; Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sỹ Tế dậy ở tư thục Nguyễn Khuyến trên đường Lê Văn Duyệt …)

    Chưa kể loại văn chương kiếm hiệp tiểu thuyết diễm ảo kỳ tình, như của dại văn hào Kim Dung, đã lấn áp mọi khuynh hướng khác. Rồi hiện tượng Quỳnh Giao, ban đầu bằng truyện dịch Thố Ty hoa (Cánh hoa chùm gởi) thu hút không nhỏ số người yêu mến bà này. Giới bình dân sau đó bị cuốn hút theo qua phim Mùa Thu Lá Bay, một loại phim Love Story made in Hongkong, do Chân Trân và Đặng Quang Vinh trong vai chính.

    Khi ra hải ngoại, có thì giờ đọc lại văn chương cũ, nhất là tôi nhờ ông Võ Phiến viết sách Tổng quan Văn học Miền Nam, rồi Nguyễn Hưng Quốc viết sách phê bình văn học miên Bắc, cụ Hoàng Văn Chí với Trăm Hoa Đua Nở Trên Quê Hương… mình đã ngâm kíu có hệ thống hơn, để có cái nhìn thật tổng quát và thật khách quan (nhiều chừng nào tốt chừng đó).
    Đồng thời mình cũng bớt cái tính hướng ngoại, bởi ngay bây giờ mình đang bơi lội trong môi trường hải ngoại, để càng khách quan nhìn về quá khứ. Một quá khứ u buồn, với nhiều hạn chế cho người làm văn nghệ chân chính. Để thấy công lao trời biển của các đột phá như TLVĐ, Sáng Tạo !

    Cũng nói thêm sống lưu vong, mình có cơ hội tốt nhất để có cái gọi là “tổ quốc nhìn từ xa”. Đó là so sánh văn nghệ miền Nam thời kỳ 54-75, với văn nghệ miền Bắc thời CS thống trị ở thập niên 40-trước 1975; rồi thời kỳ thống nhất đất nước 1975 đến cái gọi là đổi mới lần đầu kéo dài vài năm 1986-1989, để rồi thình lình đóng sập cửa lại do thế giới CS xụp đổ ở Đông Âu.
    Tuy nhiên ĐM kiểu Liên Xô ấy đã tạo được cái hải ngoại gọi là Phong trào Phản tỉnh Phản kháng (PTPK) khá sôi nổi, gây cấn, đích thực là thăng hoa nghệ thuật sáng tác văn chương lối “hiện thực xã hội chủ nghĩa”, thay thế cho lối viết văn kiểu “chủ nghĩa anh hùng” rất phổ biến đến nhàm chán, mà Phạm Thị Hoài sau này phải kêu to lên trong bài “Hư cấu thật, hiện thực giả” !
    Rồi lại so sánh văn chương trong nước thời kỳ ĐM theo Tàu, trong chiếu hướng “kinh tế thị trường theo định hướng xã nghĩa” còn hấp dẫn hơn bao giờ hết.

    Tóm lại, tôi cho rằng, hai mấu chốt BM gán ghép, “trái táo không lăn xa khỏi gốc táo”, và nhuốm (nặng) mùi chống Cộng trong cái gọi là “về nguồn” TLVĐ lần này, xem ra rất chủ quan. Những kẻ quá nửa đời người phiêu bạt nơi xứ văn minh nhất nhì thế giới, lại thêm nay đầu hai thứ tóc, muối nhiều hơn tiêu, kô lẽ lại chỉ biết giam hãm mình ở cái ghetto chống Cộng trong tuyệt vọng, để rồi “thủ dâm chính trị” rằng phía thua cuộc vẫn hay hơn phe thắng trận, it ra ở mặt văn chương.

    • Ban Mai says:

      Kính bác LMC,

      Bác làm tôi bối rối quá, cứ như là lần đầu tiên bị/được ai đó cầm tay mân mê! Chỉ lỗi tại tôi cà khịa với bác hàng xóm Lờ Vờ, ai ngờ lọt đôi mắt hấp him của bác! Lần sau bác nên dùng Deer BM thay vì Dear, cũng cùng âm nhưng nghe nó vui tai và chính xác hơn.. là cái ngu ngơ của một chú nai lạc giữa rừng í mà! Hehe…

      Tôi đã thưa trong còm trước với bác LV là chỉ “lướt qua” Sáng Tạo, vì đó không phải là chủ đề của bài viết, mà chủ đích chính là TLVĐ. Bi chừ cũng thế, tôi “lướt lại” ST chút chút cho đúng lễ với bác.

      Chắc nhiều người đồng ý là ST cố gắng thoát ly ra khỏi ảnh hưởng bao trùm của TLVĐ lúc bấy giờ, còn nguyên nhân, trào lưu, ảnh hưởng, hiện sinh chi đó.. là thuộc về độc giả khen/chê… Đọc thơ Thanh Tâm Tuyền (3Tê) thì tôi bù trớt cho dù thiên hạ khen ầm ầm! Chắc có bác LV? Một ông quen, nhóm Đào Hiếu, viết Hồi ký mà cứ mở giọng là trích thơ 3Tê, như người ta trích Kiều hổng bằng! Nhưng đó là quyền riêng và phải được tôn trọng. Còn chuyện viết feuilleton để kiếm sống hay phê bình là khác! Thuộc thiên hạ sự!

      Tôi tạm kết nuận như ri:

      Chủ đích Sáng Tạo: Viết là phải Tạo Sáng! Còn tạo sáng ra răng là chuyện khác! Hehe..

      Bi chừ quay về nội dung còm tôi, hay tôi còm, cũng được! Bác phán “tôi chủ quan” thì tôi đâu dám cãi “khách quan” mô? Bộ mỗi người còm trên diễn đàn là “khách quan”, kể cả bác? Theo tôi, ý kiến cá nhân là chủ quan! Những ai muốn đúc kết ý kiến của nhiều người để nàm ý kiến riêng thì, may đâu, mới có thể tạm gọi nà khách quan! Mà, cũng chỉ khách quan của diễn đàn nầy chứ chưa hẳn là khách quan của diễn đàn khác! Phải vậy không ạ?

      Tôi, cô đọng yếu tố chính trị của cá nhân Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người thành lập ra TLVĐ, vì muốn nhấn mạnh đến tính chống cộng triệt để của ông và vì thế VC mới loại hẳn TLVĐ ra khỏi văn hóa văn chương VN trong thời gian đằng đẵng! Không thể tách rời Nhất Linh và Nguyễn Tường Tam vì tuy hai mà một! Sự tích con voi là cột nhà, quạt mo hay cây chổi… cũng thế thôi. Ấy thế mà VC chủ tâm khen người nầy, chê người khác (ngoại trừ thuần về văn phong thì có thể chấp nhận) trong nhóm TLVĐ coi có đúng không? Khen Thạch Lam với dân quê, chê người khác tạch tạch sè (tiểu tư sản) Vì thế, tôi nhấn mạnh yếu tố chống cộng trong NTT! Mà tình thực, cũng tại tôi “chỏ mỏ” vào bài trước về NL nên mới lan qua bài nầy! :(

      Bình thường tôi chỉ ghé đây để update thời sự và kiến thức chớ ít khi dám “chỏ mỏ” riêng chuyện gì! Cũng nhờ thế nên không mắc bẫy vào chuyện chửi bới, lên án, gây chia rẽ nầy nọ.. đang xảy ra hà rầm theo chủ trương nhất quán của VC! Tôi dùng “chủ trương nhất quán” cho nó văn vẻ VC chính hiệu!

      Tán dóc vui thôi nghe bác. Cám ơn bác. Chúc bác có khám bệnh đàn bà con gái người ta thì cũng tự giới hạn việc bắt họ cỡi đồ nghen! Hehe..

      • vybui says:

        Cứ để cho bác ấy khoe…hâm, miễn là đừng…gian!

        Tôi cứ bị cảnh giác với cái tên Lão Ngoan Đồng, cũng y như thầy của bác ấy, bài nào viết với bút danh Chánh Đạo là y như …có mùi.

        Thầy nào trò ấy!

    • Củ Lẫn says:

      LNĐ: “… cụ Hoàng Văn Chí với Trăm Hoa Đua Nở Trên Quê Hương

      Khách quan quá (?) hóa… vô tư!

  3. TRĂNG NGÀN says:

    NỔI TIẾNG

    Việt Nam từng nổi ba người
    Một thời nức tiếng để đời mai sau
    Đầu tiên đệ nhất thông minh
    Là Trần Đức Thảo không ai sánh bằng
    Tưởng nhà tư tưởng Việt Nam
    Sau này để tiếng danh thơm muôn đời
    Ai ngờ toàn Mác Lênin
    Nhai đi nhai lại, ai tin không nào ?
    Thứ hai danh tiếng tột trời
    Cũng vào thời ấy, ai người hơn ông
    Thần đồng nức tiếng thông minh
    Người người hi vọng, danh mong rạng ngời
    Nào ngờ chỉ cũng qua rồi
    Hồ Hữu Tường đó, ai người chẳng quên
    Thứ ba lại nói một người
    Nhà thơ Tố Hữu thi tài tầm vơ
    Thơ ơi toàn tụng “Bác Hồ”
    Thương vay khóc mướn, một thời Stalin
    Khác nào công cụ thông tin
    Tuyên truyền dốt nát, tài năng nỗi gì
    Than ôi, nghĩ tới Nguyễn Du
    Nguyễn Bỉnh Khiêm ấy, dễ nào bì sao
    Hay là Nguyễn Trãi thuở nào
    Đã từng nói trắng về bao nhân tài
    Lá thu lác đác không ngoài
    Nói chi hào kiệt nhạt nhòa sao mai
    Nghĩ càng thêm chỉ xót xa
    Bao giờ tỏa rạng vòm trời Việt Nam !

    NẮNG NGÀN
    (16/7/13)

  4. MÂY NGÀN says:

    HOA SEN

    Tháp Mười đẹp nhất bông sen
    Việt Nam đẹp nhất chẳng ngoài Tố Như
    Thi hào tên tuổi nào phai
    “Truyện Kiều” vốn quả tinh hoa ở đời
    Dặm xa tít tận mù khơi
    Tên Người nổi tiếng muôn đời khác chi
    Hoa nào nức tiếng bằng sen
    Việt Nam đệ nhất thi hào Nguyễn Du !

    NON NGÀN
    (16/7/13)

  5. Tự Lực Văn Đoàn says:

    Mở điểm tham quan Dinh Ông Lớn

    TP – Di tích nhà thờ tộc Nguyễn Tường, số 18/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai (cạnh Chùa Cầu) chính thức trở thành một điểm tham quan mới trong quần thể kiến trúc Đô thị cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12/7.

    Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, dòng họ phát tích ra dòng văn chương Tự Lực Văn Đoàn được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn, một di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 10/1/2008.

    Di tích được xây dựng đầu thế kỷ 19, gắn với tên tuổi các cụ Nguyễn Tường Vân – Binh bộ Thượng thư triều Minh Mạng; cụ Nguyễn Tường Vĩnh – Phó bảng; cụ Tuần vũ Định Tường, Nguyễn Tường Phổ – Tiến sĩ, Đốc học Quảng Nam, Hải Dương thời Thiệu Trị.

    Đây còn là một di tích gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với các tên tuổi nhà văn nổi tiếng như Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo.

    Nhà thờ được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ 3 (1909) và được Nhà nước tu bổ vào năm 2005. Ông Nguyễn Tường Hưng – đại diện gia tộc, cho biết nhà thờ đang được các hậu duệ đời thứ 9, thứ 10 trông coi, bảo quản.

    Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm VH-TT Hội An, con cháu đã chỉnh trang, bài trí lại các không gian thờ tự, sưu tầm, trưng bày một số tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn.

    Quốc Hải

    • TRĂNG NGÀN says:

      GIÒNG NÀO GIỐNG ĐÓ

      Con nhà nên phải vậy mà
      Không lông cũng cánh, tất là giống nhau
      Nguyến Tường giòng họ khác đâu
      Văn chương nổi tiếng, đất này Quảng Nam
      Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam …
      Ai hay gốc gác Hội An thời nào
      Lập nên “Tự Lực Văn Đoàn”
      Nét son tô điểm rạng nòi văn khôi
      Nguyễn Tường Vân, Binh bộ Thượng Thư
      Nguyễn Tường Vĩnh đó, vẫn là đại khoa
      Từng là Phó Bảng đâu xa
      Kể thêm người nữa, hóa ra Định Tường
      Đã làm Tuần Vũ một phương
      Rồi ông Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ kia
      Cũng từng Đốc học Quảng Nam
      Dưới thời Thiệu trị, quả danh không thừa
      Thế nên mới biết trên đời
      Giòng nào giống ấy, có thời khác chi
      Con công, sinh vẫn con công
      Con gà, sinh vẫn chỉ ra bầy gà
      Rồng Vàng giòng giống Việt Nam
      Mong rằng con cháu đều toàn Rồng thay
      Quý gì Vô sản trên đời
      Chỉ thuần bắt chước, đẻ đầy Mác Lê …

      NẮNG NGÀN
      (16/7/13)

  6. Hồ Nguyễn says:

    Không ai phủ nhận Truyện Kiều là một áng văn chương mà nghệ thuật xử dụng ngôn từ không ai sánh kịp. Từ lúc nhỏ tôi rất thán phục những câu sau đây:
    Phong trần mài một lưỡi gươm
    những phường giá áo túi cơm xá gì,
    Cảnh nào cảng chẳng đeo sầu
    người buồn cảnh có vui đâu bao giờ,
    Nợ tình chưa trả cho ai,
    khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan,
    Kiều là một áng văn chương tuyệt tác của Việt Nam. Nhưng về tư tưởng trong truyện Kiều thì sao? Trước năm 1975, khoảng 1966 học giả Hồ Hữu Tường trong một bài diển thuyết tại Huế sau nầy xuất bản thàng một quyển sách “ Nói Tại Phú Xuân “. Trong một bài thuyết trình có tên Văn Chương Có Tác Dụng Gì ? Theo trí nhớ của tôi xin tóm tắc ý tưởng của học giả Hồ Hữu Tường như sau: Theo ông tường văn chương có ba loại:
    1. Văn chương du hí : để mô tả tác dụng của loại văn chương nầy ông dùng hai câu trong kiều là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ thí dụ một truyện dịch Cô Gái Đồ Long kim Dung chỉ là để giải trí mua vui vô thưởng vô phạt.
    2. Văn Chương Ca Tụng – hay Theo Chỉ Thị loại văn chương nầy là để phục vụ chính trị nó tồn tại hay không tùy theo chế độ chính trị mà nó phục vụ có tồn tại hay không. Thử hỏi hiện nay còn có ai hát bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và rồi sau nầy CS xụp đổ còn ai là người hát bài Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người. Chế độ CS hiện nay có bao tác phẩm viết theo loại nầy như câu sau đây Tố Hữu viết sau cái chết của Stalin:
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình, thương một, thương ông thương mười
    Ông Stalin, Ông Stalin ơi !
    3. Văn Chương Sáng Giá: Sáng là sáng tạo. Giá là Giá trị. Ông Tường nói trong thời đại hiện nay thời đại nguyên tử ( 1966 chưa có máy vi tính ) chúng ta cần có những giá mới để thay thế những giá trị cũ thí dụ thuyết Cộng Sản. Những ví dụ vế văn chương sáng giá là những bài ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Tôi xin kể tóm tắc câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng Trong KT: Có một người con kia xin cha chia gia tài cho mình một số tiền lớn rồi lấy hết tiền lên thành thị tiêu pha đàng điếm chẳng bao hết tiền. Rồi trong nước có nạn đói, đói quá mới đi chăn heo cho người ta muốn ăn cám heo mà cũng không được. Anh muốn trở về nhà nhưng sợ cha không chấp nhận nhưng vì đói quá nên anh bạo gan trở về nhà. Khi trở về nhà thấy anh từ xa, cha anh thay vì trách mắng chưởi rủa anh lại dang tay rộng mừng rở đón anh sai làm bò mập bài tiệc ăn mừng. Câu chuyện nầy có hai giá trị sự yêu thương. Người cha yêu thương con dù anh có tội. Sự tha thứ : người cha tha hết tội người con khi anh trở về dang tay đón mừng.
    Về tư tưởng trong truyện Kiều Ông Tường cho rằng Kiều mang tâm trạng của một kẻ Đầu Hàng: Kiều bị chế độ dùi dập phải bán mình chuộc cha, bị lường gạt phải vào thanh lâu gặp Từ Hải là tay Đội trời đạp đất lại nghe lời khuyên của Kiều mà đầu hàng Hồ Tôn Hiến đến nỗi chết đứng tại trận tiền. Vì vậy câu kết của truyện Kiều là Mua vui cũng được một vài trống canh. Tôi Viết theo trí nhớ về Ông Hồ Hữu Tường.

    • NON NGÀN says:

      TƯ TƯỞNG TRUYỆN KIỀU

      Nguyễn Du đâu phải triết gia
      Nhưng người vốn chỉ thi tài mà thôi
      Vậy nhưng tư tưởng của Người
      Vẫn là tiêu chí cho người Việt Nam
      Tinh thần chống lại bất công
      Nhân văn chân chính luôn không sợ gì
      Đội trời đạp đất ở đời
      Anh hùng nghĩa khí mới người hay ho
      Tuy rằng thiên mệnh trời cho
      Phải luôn phấn đấu làm người thế gian
      Khiêm cung nhưng vẫn lạc quan
      Con người nửa gánh giang san một chèo
      Mua vui chuyện viết cho đời
      Nhưng là để dạy cho đời tư duy
      Làm người nào dễ mấy khi
      Rõ điều thiên mệnh hiểu điều nhân gian
      Kiều nhi thân phận đa đoan
      Chẳng qua là số hồng nhan đấy mà
      Có tài chớ cậy chi tài
      Chữ tài đừng cột chữ tai một vần
      Cuộc đời cần phải thong dong
      Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo
      Quý hồ là biết làm người
      Con người cao quý ở đời mới hay !

      NGÀN KHƠI
      (16/7/13)

    • Dao Cong Khai says:

      Tôi không rành chế độ TT Diệm, nhưng tôi thích nghe bài hát Suy Tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích. Lý do đơn giản là vì tôi thường nghe các ông thầy tôi ca ngợi thời kỳ yên bình và thoải mái của đất nước thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Hồi học ở tiểu học tôi được nghe hát bài đó lúc đầu rồi tới 1963 thì lúc chào cờ hết hát bài đó; và vì không hát bài đó nữa nên cuộc sống kinh tế ở miền Nam càng ngày càng khó khăn, giá gạo, xăng càng ngày càng tăng, chiến tranh càng ngày càng leo thang và trong xóm càng ngày càng nhiều thanh niên đi lính rồi người ta khiêng hòm về nhà…

      Tôi rất nuối tiếc cái thời thơ ấu mỗi thứ 2 tới trường tiểu học nghe hát bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống đó. Còn bàn về TT Diệm thì các ông thầy tôi ai cũng thương tiếc TT Diệm (họ là phật tử cả chứ không phải công giáo đâu: GS, thi sĩ Bàng Bá Lân, phụ trách chương trình Văn Học trên đài TV SG trước 75; sau 75 ông ta bị bắt giam và chết trong tù). Bà con vào đây cứ hùa nhau chê bai những bài hát hay cũ, cho có vẻ ta đây rất trí thức (có lẽ cái loại “trí thức XHCN”).

  7. Vân Nam says:

    Thưa ông Lâm Vũ,

    Tôi vốn là người theo chủ nghĩa lạc quan, nhân đọc phần góp ý của ông, tôi mừng!
    Mừng vì sự thật rồi trước sau sẽ được ‘công nhận”. Tôi cũng bỏ qua những nhận định “tiêu cực” cuả ông về những người chống chế độ trong nước ở ngoài này mà tiêu biểu là họ đối với những người làm việc trong mảng nghiên cứu văn học hay những người trong giới giảng dạy. Dù phật ý với những nhận định cuả ông, tôi đã đi tìm và…”đã gặp”!

    So với hơn 100 nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn và một số tác giả trong nhóm này cuả giới nghiên cứu ở miền Nam trước 1975, thì hơn 40 bài viết sau năm 1975 ở trong nước kể cũng đã được gọi là…nhiều. Nhưng vấn đề là phẩm chất cuả những bài viết chứ không phải là số lượng. Một số bài chỉ “đá sáo” qua loa, một số khác chỉ tìm cách thoả mãn tò mò cuả độc giả về con người cá nhân cuả nhóm hay về vùng đất nơi những tác giả cuả nhóm TLVĐ được sinh ra và lớn lên thay vì nói thuần túy về chuyện văn chương hay đánh giá ảnh hưởng cuả TLVĐ trong một giai đoạn cuả lịch sử văn học nước nhà.
    Ông có thể đọc bài về ‘các giải thưởng cuả TLVĐ” cuả ông Nguyên Ngọc hay bài viết của Nguyễn Thu Hằng đăng trong Văn vn.net ngày 5/12/2012 với tưa đề:” Về Cẩm Giàng thăm cố trạch của TLVĐ” ở đây ông sẽ được thấy cái gọi là “Khu tuởng niệm TLVĐ” nó ra sao, để thấy người ta quan tâm đến TLVĐ cỡ nào.
    Rồi có dịp ông sẽ đọc bài viết của Hoàng Văn Quang:” Phong Hoá và những ước vọng xa vời”(báo Phong Hoá cuả nhóm TL). Nhất là những tiếng nói “chính thống” cuả những người cầm trịch cho bộ môn Phê Bình Văn Học như ông GS Viện Sĩ Phong Lê cuả Viện Văn học nói về TLVĐ.

    Cũng may, trong đám đó còn có một số người như ông Nguyễn Huệ Chi “mô tả” về cái ưu việt cuả một trào lưu văn chương (TLVĐ) qua bài viết : ” Thử Định Vị TLVĐ” đăng ngày 8/12/2009 trên báo Văn Hoá Nghệ An.
    Tất cả các bài viết về TLVĐ, theo thiển ý,chỉ có bài này tương đối vẽ nên được bộ mặt đích thực cuả TLVĐ, nếu người đọc không đặt dấu hỏi về “thâm ý” những “ngôn từ chính trị” như,” Dân Chủ hoá đời sống xã hội”, “Vẻ đẹp cuả tinh thần Dân Chủ”, hay “khát vọng Dân Chủ trong đời sống văn học…”.

    Cuối cùng, để miêu tả cái gọi là nhà cầm quyền, các viện nghiên cứu, các nhà “làm” văn học “quan tâm” hay trả lại vị trí đích thực cho TLVĐ ra sao, tôi xin dẫn chứng một sự kiện gần đây( 2012), cuộc hội thảo ” Phong Trào Thơ Mới và Văn Xuôi TLVĐ- 80 năm nhìn lại” do Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và Tạp Chí Thế Giới Mới tổ chức. Trong cuộc hội thảo này nhiều điểm tích cực được nêu ra, những thành tựu cuả TLVĐ được phần nào công nhận, nhưng theo như cuộc trao đổi giữa hai ông Phó GS. TS Trần Hữu Tá và Nguyễn Thành Thi thì chưa có gì là lạc quan (như nhận định cuả ông Lâm Vũ). Ông Trần Hữu Tá phát biểu:

    ” Hơn 20 năm qua, hầu hết các nhà xuất bản trong nước đều có xuất bản các tác phẩm văn xuôi TLVĐ, nhưng VẪN CÒN KHÔNG ÍT những bài viết, những công trình nghiên cứu, nếu kể cả những SÁCH DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG vẫn còn những khái niệm: “CẢI LƯƠNG TƯ SẢN”, “LÃNG MẠN SUY ĐỒI”, ” CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỰC ĐOAN”…

    Ông Lâm Vũ, ông nghĩ sao?

    • Lâm Vũ says:

      Rất cám ơn “phản biện” của bác Vân Nam. Quả thật, tôi cũng thích “chủ nghĩa lạc quan”, nhưng những điều tôi viết không thuộc về chủ nghĩa đó, mà là cái nhìn thật (dù chủ quan) về hiện trạng “văn hóa xã hội” bây giờ. Cái nhìn khác biệt giữa chúng ta có lẽ phần lớn chỉ vì mỗi người nhìn vào một nơi khác. Bác quan sát qua báo chí, mà báo chí thì vẫn hoàn toàn của nhà nước thì dĩ nhiên nó vẫn “tiêu cực”, không thể khác được. Nhưng nếu bác chỉ nhìn “chệch” sang những “platform” khác, như FB, nhưng blogs – vốn tự do hơn – bác sẽ có cái nhìn khác hẳn. Chẳng hạn FB (Facebook) tôi thấy 10 người, thì 9 người rưỡi là “liberal” – không phò chế độ. Trên các blogs thì còn rõ rệt hơn nữa, nhưng chắc chắn không tiêu biểu bằng (đa số làm blogs có học hơn mức trung bình).

      Lấy một thì dụ “mới toanh” của một blogger (sinh năm 1980), mới viết cách đây khoảng nửa giờ: “Lỡ 19, 20 tuổi ở Việt Nam vào cuối thập niên 1990 mà lại thêm lỡ dính chân vào vòng văn chương thì sẽ không chỉ ở vào cái trạng thái mà Paul Nizan từng nói một cách rất đầu gấu, “Hồi ấy tôi hai mươi tuổi. Tôi sẽ không để ai nói đó là tuổi đẹp nhất của đời người”, mà còn đồng nghĩa với chuyện thuộc về một “thế hệ không có đàn anh”. Người ta có thể đặt tên cho thế hệ ấy là đặc biệt, vứt đi, hoang mang gì gì đi nữa, thì tôi vẫn nghĩ nó rất giản dị, nó là một thế hệ không trông chờ được vào đâu, không có điểm tựa mà bấu víu, không có những Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương ở bên cạnh để mà tôn sùng rồi tìm cách lật đổ.”

      Có lẽ cần nói thêm blogger này, 33 tuổi, sống ở Hà Nội, tốt nghiệp thạc sĩ Văn ở một trường nổi tiếng nhất của Pháp, Ecole Notmal Superieur) – rất không phải là tiêu biểu, nhưng chắc chắn được nhiều người trẻ trong nưóc noi theo.

      TB. Những PGS, TS… thì vẫn chỉ là công bộc của nhà nước và phải bảo vệ cái ghế và nồi cơm của mình nên vẫn hô khẩu hiệu – nếu không sẽ có triệu thằng khác nó “mách bu” là về vườn ngay! Chỉ có thể làm khi họ đã tư ý rời bỏ guồng máy hay bị khai trừ, họ mới dám nói lên điều thực sự họ nghĩ. Rất tiếc đó là thực tế.

      • Lâm Vũ says:

        Errata. Vì quá vội nên tên trường đó tôi viết sai, xin chữa lại là “École normale supérieure” (ENS). Giống như Ecole Polytechnique (Paris), ENS là một trong số Trường Lớn (Grande Ecole) lâu đời của Pháp, được lập ra từ thời Napoleon, để đào tạo những người lãnh đạo trong những ngành nghề khác nhau và cả quốc gia.

    • Ban Mai says:

      1) Tác giả TĐ dẫn chứng một số người “phê bình văn học” trong nước, ca ngợi Thạch Lam, thì điều đầu tiên phải nghĩ đến ngay là: Số người đó có đúng là loại “phê bình văn học” hay không? Còn trích dẫn “phê bình văn học” loại nầy là ông còn tin tưởng vào đám văn nô VC. Tiếc thay! Qua cách phân tích của họ, chỉ rặt một luận điệu khen TL hiểu tâm lý giai cấp “người lao động”, mà giai cấp nầy được đảng “ta” cho ăn đủ loại bánh vẽ, đến khi cướp được cả nước, họ biến thành dân oan đi khiếu kiện! Cho nên đám “phê bình văn học” nầy ca ngợi độc nhất TL chỉ là một cách đánh khác về số nổi trội hơn, tầm vóc hơn trong TLVĐ đang có ảnh hưởng lớn trong xã hội, cũng là hình thức họ lấy điểm với “đảng ta” là … chúng tôi vẫn chuyên chính vô sản… í chứ! Và, đây cũng là chủ đích vuốt đuôi giới nông dân, lao động đang căm phẫn chế độ!

      2) Mục đích dùng Văn chương để cách mạng xã hội (cụ thể như Nhà Ánh Sáng) của TLVĐ được đem vào chương trình giáo dục tại miền Nam, vì nhóm nầy đã thuộc vào tinh túy văn hóa cho nên tự nó tỏa sáng và tồn tại! Còn khả năng hiểu biết về TLVĐ của văn nô VC thì hẵn nhiều người còn nhớ trong một cuộc thi, đại loại như đố vui để học, có một nữ giáo sư đại học là thí sinh dự thi(?), tên Trâm thì phải, đã trả lời là… cái tên TLVĐ thì hình như là… tên của một đoàn hát cải lương!

      Cái gì tinh túy, vàng ròng đã được đông đảo người VN trân trọng thì có đầu gấu cỡ nào cũng không thể vùi dập được! Tự nó sẽ tồn tại và phát sáng. Vì thế, tôi tin là TLVĐ sẽ “tái sinh” trong một tương lai gần.

      Cái ni thì chắc bác Lu Vẫm đang cười hìhì… :))

      • Lâm Vũ says:

        Bác Ban Mai đoán trúng phóc, tôi đang cười hì hì…

        Nghiêm túc. “Vấn đề” cũng không phải là TLVĐ của thời Tiền Chiến xa tít, mà đáng nói hơn có một giới trí thức trẻ VN miến Bắc hiện nay đang khám phá nền văn học miền Nam 1954-75, như một kho tàng mà những nguời đi trước họ vì lý do nào đã dấu kín đồng thời chối bỏ là nó hiện hữu.

        Xin giới thiệu một đoạn văn thú vị của một cây bút trẻ miền Bắc nhận xét về nhóm Sáng Tạo, tạm làm bằng chứng cho nhận định ở trên của tôi:
        “[...] Càng đọc thì càng thấy Mai Thảo là một bậc thầy về cốt truyện, sắp xếp chi tiết, pha độc thoại nội tâm rất đủ liều lượng, những ái ân nồng nực đều diễn ra theo lối một bộ phim thời kỳ xa xưa, nghĩa là cứ sắp gay cấn thì chuyển cảnh :)

        Nhưng Mai Thảo không phải là một giọng văn quá mới mẻ, quá cách mạng. Con người cách mạng của Sáng Tạo phải là Thanh Tâm Tuyền. Một bài điểm sách ngay sau khi Thanh Tâm Tuyền in Tôi không còn cô độc đã rất chính xác khi nói số kiếp của Thanh Tâm Tuyền là phải cách mạng, ngừng cách mạng là thôi không còn Thanh Tâm Tuyền nữa. Còn Mai Thảo (“văn chương viễn mơ” như sau này sẽ bị nhiều người, nhất là nhóm Đất Nước (*) xách mé) rất gần Tự lực Văn đoàn. “Để tưởng nhớ mùi hương” là trích từ Thạch Lam, và các nhân vật luôn bị giằng xé bởi tâm trạng muốn đoạn tuyệt, muốn thoát ly, lên đường, tuy rằng có pha thêm mùi phấn son đậm đặc và mùi của buông thả.

        Cái mới duy nhất của Mai Thảo mà tôi nhìn thấy là một vài cách dùng từ. [...]”

        Tôi không biết có bao nhiêu người lớn lên ở miền Nam vào thời 1954-75 có cái nhìn rạch ròi về hai nhà văn nổi nhất của “nhóm” Sáng Tạo như thế? Tôi nghĩ là không nhiều lắm…

        Nhưng nếu ta không biết giá trị của chính mình, cũng không hiểu “bên kia”, vậy cứ đòi “thắng”, thì thắng làm sao?!

        (*) Tờ “Đất Nước” – cũng như “Đối Diện” – là tên một tạp chí văn học của những cây bút “thiên tả” và “thiên cộng” ở miền Nam vào những năm cuối của VNCH. Theo nhận xét của tôi vào thời đó, đa số những người cộng tác với hai tạp chí tự nhận là “đối lập” đó đều ít nhiều là những kẻ “xu thời” (opportunists) – họ chọn chỗ đứng”đốị lập”, vì vừa được tiếng là “trí thức độc lập” với chính quyền miền Nam đương thời, mà nếu chẳng may CS miền Bắc thắng thì họ cũng có tí “vốn”, vì ít nhiều có công với cách mạng. Nhưng sau 75, họ đã nhận ra tất cả chỉ là mơ hão cả. Họ chính là cô bán sữa Bê-rét trong truyện ngu ngôn Lafontaine… (LV)

      • Ban Mai says:

        Bớ bác Lăn Vê,

        Bác lôi chuyện Sáng Tạo ra đây là lôi thôi ngay! Tôi chỉ lướt qua tí chút.., rồi trở lại với TLVĐ, kẻo không thì bác với tôi bị chủ nhà hất vô thùng rác, ngồi bụm mũi đuổi ruồi, mà hổng chừng.. đến lúc vừa chui ra cùng lúc với bác, đang đầu bù tóc rối, son phấn tèm lem lại gặp lúc ông xã đi ngang…! huhu.. :(

        Tôi không ưa giọng văn Mai Thảo! (viết tắt là mt.. cũng để gợi bác nhớ người xưa… của bác!) Văn mt cứ nhừa nhựa, như cái thời văn chương á phiện, phải chăng vì mùi rượu? Thí dụ Hết Một Tuần Trăng (hình như thế) bắt chước theo Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng, đọc chẳng ra ren! Còn thơ của 3 tê (Thanh Tâm Tuyền) thuở đăng trên ST, tôi đố bác hiểu ra cái chi chi! Nhưng về sau.. Ta Về.. đầu sương điểm.., dễ hiểu hơn, mới thấm!

        Miền Bắc đâu có văn chương, chỉ có văn nô! Chợt 1975, giống như người tù ngồi trong bóng tối, đùng một cái quản giáo mở cửa, ánh sáng chói lọi ập vào làm lóa mắt! Hóa ra sáng quá cũng làm.. đui.. hihi.. nhưng dần dà, và mãi đến bây giờ, nhóm Văn hóa TLVĐ mới trên đà phục hồi! Tuần trước, anh PPM (Trưởng ban Tổ chức hội thảo về TLVĐ) phán: Cuộc hội thảo vừa rồi là thành công nhất tại hải ngoại, sau 38 năm tị nạn! Và đang tìm hiểu nguyên nhân của thành công nầy! Nghe rứa, tôi đã có câu trả lời ngay trước mũi! Hehe

        Các bác đang 6, 7 bó trở lên (như bác, hổng phải như tôi, mới đôi tám), cái thời Trung học tại miền Nam, thì đố bác nào “thoát” được ảnh hưởng của TLVĐ! Cho nên cuộc Hội thảo thành công là nhờ các “đệ tử muốn tìm về chùa xưa” đồng thời họ hiện diện để chứng minh chống cộng, khi VC vưỡn còn ra sức đánh tiếp Nhất Linh! Di chúc: “Đời tôi để lịch sử xử… nước mất về tay cộng sản”! “Nước mất về tay CS” là đúng i chang, là tiên tri!

        Một bên ngu ngốc, đào tận gốc, trốc tận rễ di sản văn hóa ngàn năm của dân tộc mà hậu quả đang sờ sờ trước mắt, một bên vừa là vừa cách mạng văn học, vừa cách mạng xã hội (Nhà Ánh Sáng) thì hai năm đã rõ mười!

        Dẫn chứng của bác về cây bút trẻ nào đó phân tích ST.. thì, với tôi, không có gì lạ! Trước ánh sáng chói lòa đột ngột.. chỉ cần chịu khó dụi mắt một chặp là phải thấy rõ mọi thứ chớ. Ánh sáng mà!

        Nên, đến lượt tôi phán: Thúng VC đâu có thể úp nổi voi văn hóa TLVĐ! Hehe. Thân.

      • danluan13 says:

        Chào các bác,

        Tôi có nghe hình như ở Việt Nam có phát hành 2 bộ sách “Tuyển Tập Tự Lực Văn Đoàn” và bộ “Văn Chương Tự Lực Văn Đoàn“.

        Nếu bác nào có dịp đọc qua xin cho ý kiến. Tôi tìm mua nhưng không thấy bán ở hải ngoại.
        Xin đa tạ.

        kbc

      • Lâm Vũ says:

        @ Ban Mai. Mình nói ngăn ngắn chắc không sao đâu!
        1. Bác dùng “thúng úp voi” vô tình phạm húy. Số là khi Nhất Linh trở về.. thành làm báo Văn Hóa Ngày Nay, được đời tặng cho biệt hiệu là “Voi sở thú” – ý nói là hết thời, chỉ để trưng bày… cho con nít coi. Đúng hết ý lun! Mà coi bộ cụ NL lúc đó cũng không giận dỗi mới là hay chứ. Phục cụ NL là ở chỗ đó… đúng là cụ Tượng trong cả văn chương lẫn chính trị. Một nhân tài hiếm có (tuy không hoàn hảo)!

        TB. Về Ba Tê phải để dịp khác chung ta sẽ bù khú. Nhưng meanwhile bác có thể đọc nhận định của Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc… đỡ!

        2. Mai Thảo (hổng phải “mt” gì đó đâu :) tôi cho là “một khó hiểu” bậc nhất của nên dzăng nghệ VNCH. Số người chê ông thời đó không phải là ít. Nhưng ổng vẫn nổi tiếng, nhất là được văn giới nể vì. Khó giải thích lắm chứ không phải chơi. Có một điều – rõ rệt – tôi khám phá ra sau này là Mai Thảo không để ý cho lắm đến việc o bé sự nghiệp của chính mình, mà lại chú tâm đến sự nghiệp của cả nhóm bạn văn nghệ và của VNCH nói chung… (vài chuyện nữa, nhưng tôi không dám nói ra vì không chắc chắn lắm).

        Sau cùng, chuyện CS vẩn ra sức “đánh” Nhất Linh, thì chắc nhiều người đều thấy. Nhưng chủ yếu vì lý do chính trị, cũng như CS vẫn ra sức “đánh” TT NĐD, VNQDĐ, Đại Việt v.v. Nói chung là những “biểu tượng” của “kẻ thù” (“đối thủ” thì đúng nghĩa hơn, nhưng CS không dùng “đối thủ”, vì no co nghĩa là ngang hàng, mà CS không chấp nhận ai ngang hàng với chúng. Mất “độc quyền”!).

        Một trong những cái “ma le” của chúng là biết rõ giá trị của “biểu tượng” trong đấu tranh chính trị. Phe ta ít người hiểu điều đó…

  8. Tien says:

    Lâm Vũ nói
    “Thực tế là không chỉ những tác phẩm của TLVĐ, của thời “tiền chiến”, đã được công khai ra mắt lại, mà giới “làm văn học” trong nước đã sứu tầm, nghiên cứu và bàn tán về toàn bộ nền văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, không xót một tác giả nào.”

    Xin ngài mần ơn cho biết cái tin tức này lấy ở đâu ra chứ chúng tôi ở hải ngoại chưa hề nghe nói tới, có nổ thì cũng nổ vừa thôi cho bà con nhờ

    • Lâm Vũ says:

      Nhiều lắm ạ, bác Tien thử vào xem “hàng họ” ở bolg có tên Nhị Linh (http://nhilinhblog.blogspot.com.au/) sẽ thấy anh chàng người Hà Nội – còn rất trẻ – này trưng bày sách của thời VNCH sẽ bị ngợp, chuau kể những bài phê bình nghiên cứu nghiêm túc.

  9. Hồ Nguyễn says:

    Trước năm 1975, khoảng 1966 học giả Hồ Hữu Tường trong một bài diển thuyết tại Huế sau nầy xuất bản thàng một quyển sách “ Nói Tại Phú Xuân “. Trong một bài thuyết trình có tên Văn Chương Có Tác Dụng Gì ? Theo trí nhớ của tôi xin tóm tắc ý tưởng của học giả Hồ Hữu Tường như sau: Theo ông tường văn chương có ba loại:
    1. Văn chương du hí : để mô tả tác dụng của loại văn chương nầy ông dùng hai câu trong kiều là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ thí dụ một truyện dịch Cô Gái Đồ Long kim Dung chỉ là để giải trí mua vui vô thưởng vô phạt.
    2. Văn Chương Ca Tụng – hay Theo Chỉ Thị loại văn chương nầy là để phục vụ chính trị nó tồn tại hay không tùy theo chế độ chính trị mà nó phục vụ có tồn tại hay không. Thử hỏi hiện nay còn có ai hát bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và rồi sau nầy CS xụp đổ còn ai là người hát bài Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người. Chế độ CS hiện nay có bao tác phẩm viết theo loại nầy như câu sau đây Tố Hữu viết sau cái chết của Stalin:
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình, thương một, thương ông thương mười
    Ông Stalin, Ông Stalin ơi !
    3. Văn Chương Sáng Giá: Sáng là sáng tạo. Giá là Giá trị. Ông Tường nói trong thời đại hiện nay thời đại nguyên tử ( 1966 chưa có máy vi tính ) chúng ta cần có những giá mới để thay thế những giá trị cũ thí dụ thuyết Cộng Sản. Những ví dụ vế văn chương sáng giá là những bài ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Tôi xin kể tóm tắc câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng Trong KT: Có một người con kia xin cha chia gia tài cho mình một số tiền lớn rồi lấy hết tiền lên thành thị tiêu pha đàng điếm chẳng bao hết tiền. Rồi trong nước có nạn đói, đói quá mới đi chăn heo cho người ta muốn ăn cám heo mà cũng không được. Anh muốn trở về nhà nhưng sợ cha không chấp nhận nhưng vì đói quá nên anh bạo gan trở về nhà. Khi trở về nhà thấy anh từ xa, cha anh thay vì trách mắng chưởi rủa anh lại dang tay rộng mừng rở đón anh sai làm bò mập bài tiệc ăn mừng. Câu chuyện nầy có hai giá trị sự yêu thương. Người cha yêu thương con dù anh có tội. Sự tha thứ : người cha tha hết tội người con khi anh trở về dang tay đón mừng.
    Bạn nghĩ sao về Văn Chương Sáng Giá?

  10. Bolsa says:

    Lâm Vũ nói

    ”Đặc biết TL chết sớm (1942, lúc mới 32 tuổi đời), nhưng hầu như tất cả các tác phẩm của ông đều được xếp vào loại “kinh điển”… Nếu ông không chết sớm thì gia sản văn chương của ông chắc chắn sẽ vĩ đại nhất nhì thời đại…

    Nếu nói tác phẩm TL được xếp vào loại “kinh điển” thì “thổi” quá đáng, ngay các văn hào lớn như Heminway, Gheorghiu, Lâm Ngữ Đường.. cũng chưa ai được thế. Vả lại không phải tất cả truyện của TL đều hay tuyệt, có một số nào thôi, nhiều truyện TL chỉ vào loại trung bình

    Truyện ngăn Thạch Lam chỉ hay trong văn chương VN và trong giai đoạn đó,thôi chứ không phài hay nhất mọi thời đại, nay cũng có nhiều cây viết rất cừ khôi như Pham tín an Ninh chẳng hạn

    • Lâm Vũ says:

      Tôi để chữ “kinh điển” trong ngoặc kép ý nói tương đối, nghĩa là được lưu truyền qua nhiều thế hệ sau. Dĩ nhiên, tôi cũng chỉ nói giới hạn trong khuôn khổ văn chương Việt thôi…

      Nhưng tôi không hề “thổi”. Thời VNCH, văn Thạch Lam đã đi vào sách giáo khoa Việt ngữ, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Khái Hưng… Quan trọng hơn, tác phẩm của ông, nhất là cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường” được mọi thế hệ người Việt sau ông đều biết đến. (Điều ít ai biết, là cái tựa đề của cuốn sách cũng do TL nghĩ ra và trở thành tên gọi mới của Hà Nội).

      Cùng thời “Tiến chiến” với TL, nhờ tiếng Quốc ngữ phát trển, nhà văn nổi tiếng khá đông, một số nhỏ trở thành “kinh điển”, vì văn chương của họ đã trở thành vốn liếng ngôn ngữ của đại chúng (Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển…). Thơ còn nhiều hơn nữa…

      TB. Dĩ nhiên, thời nào cũng có những người viết văn hay. Tôi biết nhiều người rất thích đọc PTAN, nhưng, theo tôi, phải cần ít nhất 20-30 năm nữa mới biết các tác phẩm của ông là “kinh điển” hay không.

Phản hồi