WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam

 

 

Hiệp Định Genève chia đôi đất nước được ký ngày 20-7-1954 và liền sau đó là cuộc di cư chưa từng có của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Tính tới tháng 7 năm nay, 58 năm trời đã trôi qua. Trẻ thơ ngày ấy nay đã thành người già. Cả dân tộc vẫn trông ngóng an bình và hạnh phúc trên nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ của chết chóc, tàn phá, chia ly. Nhân dịp này, chúng tôi xin kể hầu độc giả về Hiệp Định Genève và ký ức về cuộc hành trình tìm tự do của dân miền Bắc, trong đó có chúng tôi, để gọi là “ôn cố tri tân”.

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20-7-1954

Cuộc chiến tranh giữa Pháp (với quân đội Quốc Gia VN tiếp tay) và Việt Minh đã bước sang năm thứ 9 vào năm 1954. Lực lượng Việt Minh càng ngày càng lớn mạnh từ khi Mao Trạch Đông chiếm trọn Hoa Lục năm 1949. Mao đã giúp Hồ Chí Minh tổ chức và trang bị các đơn vị lớn đến cấp sư đoàn và đại đoàn. Trong khi đó tướng Henri Navarre, tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương, lại phạm lỗi lầm lớn về chiến lược. Ông đưa quân đến đóng tại lòng chảo Điện Biên Phủ với ý định chặn đường quân Việt Minh tiến sang Lào và nhử quân Việt Minh đến để tiêu diệt. Navarre không ngờ Trung Cộng đã tiếp tế cho Việt Minh hàng ngàn đại bác và cao xạ phòng không, đồng thời gửi nhiều tướng lãnh của Hồng Quân sang giúp việc tham mưu và chỉ huy. Đường tiếp tế cho Điện Biên Phủ bị cắt, chỉ còn trông vào không vận, trong khi không vận bị hạn chế khả năng hoạt động vì thời tiết và hệ thống phòng không của địch. Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954 là chuyện đương nhiên phải xảy ra.

Trước áp lực quân sự của Việt Minh, Pháp muốn điều đình để tìm lối thoát. Việt Minh cũng sẵn sàng nói chuyện vì qúa mệt mỏi, bị tổn thất nặng về nhân sự và hy vọng có thể chiếm được nhiều lợi thế trên bàn điều đình. Các nước lớn cũng muốn giải quyết vấn đề Đông Dương cho xong sau khi đã dàn xếp chấm dứt chiến tranh Cao Ly. Vì thế, một hội nghị quốc tế về Đông Dương, trong đó vấn đề Việt Nam là chính, được triệu tập tại Genève, Thụy Sĩ, ngày 8-5-1954. Đồng Chủ tịch hội nghị là Anh và Liên Xô. Chu Ân Lai đại diện Trung Cộng. Phạm Văn Đồng đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Sau ngày 7-7-1954, Bác Sĩ Trần Văn Đỗ, tân Ngoại Trưởng, được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cử sang thay. Lào và Cao Miên cũng có đại diện tham dự.

Về phiá chính phủ Pháp, vài ngày sau khi hội nghị khai diễn, Thủ Tướng Laniel bị lật đổ. Tân Thủ Tướng Mendès France thuộc đảng Xã Hội lên cầm quyền. Khi nhận chức, ông hứa với dân Pháp là ông sẽ đạt giải pháp cho vấn đề VN trong 100 ngày. Nếu không, ông sẽ từ chức. Đích thân Thủ Tướng Mendès France đi phó hội vì ông kiêm luôn chức bộ trưởng ngoại giao. Điều này chứng tỏ quyết tâm tìm hòa bình của ông, nhưng cũng cho thấy thế yếu của ông khiến đối phương gia tăng đòi hỏi, gây thiệt hại cho quyền lợi của Pháp và của phe Quốc Gia VN.

Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Ngưng Chiến Tại Việt Nam được ký kết giữa Thiếu Tướng Delteil, đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Thứ Trưởng Quốc Phòng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hiệp Ước Ngưng Chiến có 47 điều với nội dung chính như sau:

- Giới tuyến quân sự được ấn định từ cửa sông Bến Hải theo lòng sông đến biên giới Lào-Việt (gần vỹ tuyến 17). Thiết lập khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên. Phiá Bắc giới tuyến do VNDCCH kiểm soát. Phiá Nam do Pháp và chính phủ Quốc Gia VN.
- Việc rút quân, chuyển quân, vật liệu và dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời hạn 300 ngày.
- Trong thời hạn này, dân chúng được tự do chọn và chuyển đến vùng kiểm soát của bên này hay bên kia theo ý muốn.
- Trao trả tù binh và thường nhân bị giam giữ.
- Không được đem quân đội, nhân viên quân sự, võ khí vào VN. Có thể đổi hay thay thế không qúa 50 người mỗi tháng. Không cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự.
- Thành lập Ủy Ban Liên Hợp hai bên để thi hành Hiệp Ước và Ủy Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế gồm đại diện 3 nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan.

Kèm theo Hiệp Ước Ngưng Chiến còn có Bản Tuyên Cáo Chung Kết không có chữ ký của phái đoàn nào, nhưng được coi như tất cả các phái đoàn đều thỏa thuận, trừ hai phái đoàn Quốc Gia VN và Hoa Kỳ. Hai phái đoàn này công bố tuyên ngôn riêng.
Bản Tuyên Cáo Chung Kết có 14 điều. Quan trọng nhất là Điều 7 dự trù tổng tuyển cử tự do tại VN vào tháng 7-1956, tức 2 năm sau ngày ký Hiệp Định.

Điều 9 của Tuyên Cáo nói tới việc không chấp nhận những sự phục thù cá nhân hay đoàn thể đã tham gia tranh đấu ở bên này hay bên kia.

Hiệp Ước ấn định như thế nhưng chẳng bên nào áp dụng nghiêm chỉnh, ngoài các điều khoản liên quan tới ngưng bắn và phân vùng.

Hiệp Định Genève 1954 là kết qủa của một sự dàn xếp giữa các đại cường Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng. Mỹ giữ thái độ không chống không ủng hộ. Việt Minh và phe Quốc Gia đã ngậm đắng nuốt cay, bất lực nhìn những kẻ khác quyết định số phận của mình. Không một phe VN nào muốn đất nước bị chia đôi. Việt Minh nghĩ rằng họ đang kiểm soát được đa số lãnh thổ, trừ các thành phố lớn. Nếu có một cuộc ngưng bắn tại chỗ, họ sẽ có nhiều lợi thế. Phe Quốc Gia đề nghị quân hai bên rút về những vùng tập trung tạm thời, dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp quốc, trong khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do. Phe Quốc Gia có lợi thế riêng trong việc đang kiểm soát những thành phố lớn, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, tất cả các thành phố khác ở miền Trung và miền Nam, trừ Quy Nhơn nằm trong Liên Khu 5 của Việt Minh. Ngoài ra, phe Quốc Gia cũng rất quan tâm tới sự an toàn của giáo khu Phát Diệm. Khu này được Giám Mục Lê Hữu Từ thành lập từ những năm 1946, 1947, được bảo vệ bằng một lực lượng quân sự riêng, không cho Việt Minh đến quấy phá, cũng không cộng tác với Pháp. Nhiều lãnh tụ Quốc Gia, trong đó có Ngô Đình Nhu, Lê Quang Luật… bị Việt Minh truy bức và không muốn sống trong vùng Pháp kiểm soát, đã đến nương náu tại khu tự trị Phát Diệm. Đến năm 1949, khu tự trị mới cộng tác với chính quyền Quốc Gia vừa được thành lập.

Vì vậy, việc chia đôi đất nước khiến phe VN nào cũng bị thiệt hại. Hai bên đều cố tranh đấu nhưng không thể thay đổi ý định của các đại cường. Khi biết việc chia đôi đất nước là điều không thể tránh, đại diện Việt Minh Tạ Quang Bửu đưa đề nghị lập giới tuyến ở vỹ tuyến 13 với ý định đặt Huế và Đà Nẵng vào nửa phía Bắc. Dĩ nhiên Pháp và Anh không chịu. Phạm Văn Đồng đề nghị nhích lên vỹ tuyến 16. Chu Ân Lai thỏa thuận với Mendès France và Molotov phân vùng ở vỹ tuyến 17 để khai thông hội nghị và áp lực Việt Minh phải chấp thuận. Dù phải nhận một giải pháp bất như ý, trái với tham vọng của họ, Việt Minh phải làm bộ hân hoan ca ngợi chiến thắng và hòa bình, trong khi bắt đầu sửa soạn đường lối hành động cho tương lai: chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được dự trù 2 năm sau, và khi cần, sẽ phát động một cuộc đấu tranh võ trang mới để chiếm miền Nam.

Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước là đòi hỏi và hy vọng của phe cộng sản. Họ tính toán rằng tại miền Bắc họ có thể kiểm soát dân chúng hầu như 100%. Ở miền Nam cũng vẫn có người ủng hộ họ, chưa kể những cán bộ nằm vùng do họ gài lại sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, phá rối và cả tổ chức gian lận cục bộ trong cuộc bầu cử. Như vậy chắc chắn họ sẽ có đa số phiếu và họ sẽ thống nhất đất nước dưới sự thống trị của họ. Họ đã sốt sắng liên lạc với chính quyền miền Nam từ 1955 để hối thúc thi hành tổng tuyển cử, kêu gọi các chính phủ đã tham dự hội nghị Genève làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (danh xưng chính thức của miền Nam từ 26-10-1955) để chính phủ này phải tôn trọng hiệp định, nhất là điều khoản tổng tuyển cử. Khi VNCH quyết liệt từ chối, cộng sản mở chiến dịch trên khắp thế giới tố cáo VNCH và Mỹ vi phạm hiệp định, có tình kéo dài tình trạng chia đôi đất nước.

VNCH công bố chỉ chấp nhận tổng tuyển cử khi nào dân chúng cả hai miền có tự do như nhau, có sự thông thương và tự do bỏ phiếu không sợ một áp lực nào, dưới sự kiểm soát hữu hiệu của Liên Hiệp Quốc. Xét về thực tế, lời biện minh này có cơ sở. Nhưng cũng cần xét thêm về mặt pháp lý để xem việc từ chối tổng tuyển cử có vi phạm Hiệp Định Genève hay không.

Trước hết, Hiệp Định Ngưng Bắn chỉ do đại diện của Pháp và Việt Minh ký, đại diện chính phủ Quốc Gia VN không ký. Phe Quốc Gia chỉ bị ràng buộc về những gì liên quan tới quân sự, vì Quân Đội Quốc Gia được Quốc Trưởng Bảo Đại tạm thời cho đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương (các thỏa ước quân sự 30-12-1949 và 30-12-1950). Pháp không có quyền quyết định nhân danh Quốc Gia VN về các vấn đề có tính cách chính trị. Hành động trái nguyên tắc này phải được coi là lạm dụng lòng tin (abuse de confiance).

Thứ đến, việc tổng tuyển cử được nói trong Điều 7 của Bản Tuyên Cáo Chung Kết. Bản Tuyên Cáo này coi như được đương nhiên chấp thuận (tacitement consentie) nhưng không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào. Riêng hai phái đoàn Quốc Gia VN và Hoa Kỳ đã ra tuyên ngôn bầy tỏ sự không đồng ý. Tuyên Ngôn do Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ công bố nói rõ: “Việt Nam long trọng phản đối việc ký kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng Chính Phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống Nhất, Độc lập và Tự Do cho xứ sở” (1). Khi một chính phủ không ký văn kiện chung và công khai tuyên bố chống lại nội dung của văn kiện đó, tại sao lại có thể bị kết án vi phạm hiệp định, không tôn trọng cam kết?

CUỘC DI CƯ TỪ BẮC VÀO NAM

Chiếu điều 14, khoản d của Hiệp Ước Ngưng Chiến, dân chúng có quyền tự do chọn vùng sinh sống trong thời hạn 300 ngày, dân miền Bắc đã lũ lượt tìm cách vào Nam ngay sau khi Hiệp Định được ký kết. Dân các thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng may mắn nhất, vì nếu muốn đi Nam, họ có thể đi ngay từ thành phố của họ, không gặp trở ngại gì, lại có thể bán đồ đạc, xe cộ, nhà cửa trước khi đi, dĩ nhiên với giá vừa bán vừa cho. Trong khi đó dân ở các thành phố cộng sản đã tiếp thu, nhất là ở các miền quê xa xôi, việc đi Hà Nội hay Hải Phòng để từ đó vào Nam không phải là chuyện dễ dàng. Trước hết, họ phải bỏ lại tài sản, nhà cửa, ruộng vườn. Kế đó, phải thoát được những ngăn chặn trá hình hay công khai của Việt Minh. Dù vậy, khắp nơi, đặc biệt vùng đồng bằng Bắc Việt, dân chúng vẫn kéo nhau đi Nam từng đoàn từng lũ, bất kể những khó khăn và nguy hiểm.

Bỏ phiếu bằng tầu (bay) tại phi trường Gia Lâm

Bỏ phiếu bằng tầu (bay) tại phi trường Gia Lâm

Tôi đã được chứng kiến cảnh dân quê, đặc biệt từ Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình, lũ lượt kéo nhau đến thành phố Nam Định, trên đường đi Hà Nội để xuống Hải Phòng vào Nam. Theo Hiệp Định, Hải Phòng được chính quyền Quốc Gia và Pháp cai trị thêm 300 ngày trước khi trao lại cho Việt Minh. Mỗi ngày có hàng ngàn người đến tạm trú trong nhà chơi có mái của trường Lê Bảo Tịnh, chung quanh nhà thờ, nhà xứ và nhà người quen. Họ không tạo ra những vấn đề ăn ở, vệ sinh, trật tự. Họ ngừng ở Nam Định như chỗ nghỉ chân hoặc đợi người nhà. Mỗi đợt chỉ tạm trú một hai đêm rồi kéo nhau đi, nhường chỗ cho đợt khác. Họ tự lo việc ăn uống và dọn dẹp. Chính quyền gửi đến nhiều cán bộ nam nữ gọi là giúp dân, nhưng thật ra là để thuyết phục những người này quay về, đừng đi Nam nữa. Cán bộ tỉ tê là tại sao lại bỏ cửa bỏ nhà, bỏ mồ mả ông bà tổ tiên để đi đến nơi xa lạ, không biết tương lai sẽ ra sao. Họ còn dọa rằng chính quyền tay sai của Pháp Mỹ trong đó rất hung ác, chuyên môn hứa láo và bóc lột dân lành, rằng nay nước nhà đã độc lập rồi, chỉ hai năm nữa là tổng tuyển cử thống nhất Nam Bắc, chẳng lẽ lúc đó lại bồng bế nhau về có phải là phí phạm thời giờ, của cải và khó ăn khó nói với bà con ở lại. Nhưng những người đã quyết đi không nao núng vì những lời tuyên truyền, dụ dỗ. Có vài trường hợp dành giật, níu kéo giữa cán bộ và dân ra đi, khiến Ủy Hội Quốc Tế có văn phòng ở Nam Định phải đến can thiệp. Nói chung, những người đi sớm đều đi được vì cộng sản không dám làm mạnh lúc đó để tỏ ra tôn trọng Hiệp Định. Ngoài ra, họ cũng chưa có kế hoạch ngăn cản vì việc dân ùn ùn bỏ đi xảy ra qúa bất ngờ, ngoài sự ước tính của họ. Thời gian sau, việc ngăn cản người đi Nam được thực hiện có bài bản. Ai đi trễ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cũng khó đi lọt.
Sau ngày việt Minh tiếp thu Hà Nội, 9-10-1954, Hải Phòng trở thành nơi duy nhất phải đến trên đường đi Nam. Vào thời gian cao điểm, tháng 4-1955, mỗi ngày Hải Phòng đón nhận khoảng 2,000 người đến từ các nơi. Trong khi đó có trên 70,000 người đang đợi các chuyến tàu và máy bay. Tàu của hải quân Pháp và Hoa Kỳ mỗi ngày chở hàng chục ngàn người vào bến Sài Gòn. Khoảng 70 phi cơ quân sự Pháp, không kể máy bay của Air Vietnam, được trưng dụng, lập cầu không vận chở dân di cư vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Ngày 26-5-1955, tàu Gascogne của Pháp là chuyến tàu cuối cùng chở 888 người di cư tới Sài Gòn. Dân di cư từ Bắc vào Nam có 533,868 người đi đường biển, 243,657 người đi bằng máy bay. Nếu tính luôn công chức, quân nhân và gia đình, thêm những người vượt tuyến bằng phương tiện riêng, tổng số dân di cư lên tới trên 800,000 người.

Cuộc ra đi bằng tầu hỏa tại Hải Phòng

Cuộc ra đi bằng tầu hỏa tại Hải Phòng

Cuộc di cư 1954-1955 là cuộc bỏ phiếu bằng chân của trên 800,000 người dân miền Bắc cương quyết rời bỏ chế độ cộng sản để đi đến vùng do chính phủ Quốc Gia kiểm soát. Nếu dân được đi tự do, con số này sẽ cao hơn nhiều. Nên nhớ rằng dân số miền Bắc lúc đó, tính từ vỹ tuyến 17 trở ra, chỉ có khoảng 13 triệu người. Khi gần một triệu người bỏ đi, cộng sản VN mới thấy dân không yêu họ như họ tưởng. Miền Bắc mất đi một tiềm lực nhân sự lớn. Đa số dân có học và có khả năng cao về doanh thương và công nghệ ở các thành phố lớn đều đi vào Nam. Ngoài ra, cộng sản còn bị mất mặt về phương diện tuyên truyền. Vì thế họ phải ngụy biện rêu rao rằng đa số người di cư là giáo dân Công Giáo, bị các cha cố tuyên truyền, dụ dỗ đi Nam, số khác là những kẻ có quyền lợi gắn bó với Pháp và những kẻ phản quốc theo gót thực dân đế quốc Pháp Mỹ. Lý do tôn giáo đúng một phần nhưng vì đức tin, không phải vì dụ dỗ mê hoặc. Ngoài ra, giáo dân dù chiếm phần đông cũng không phải là tất cả. Sự thực, dân miền Bắc đã thấy tận mắt cách cai trị độc tài, tàn bạo, dối trá của Việt Minh, đã nếm mùi tiền cải cách ruộng đất qua những cuộc đấu tố, dù mới chỉ là những bước dạo đầu nhẹ nhàng nhưng đã đủ làm dân khiếp sợ. Họ đã thấy chủ nghiã cộng sản vô thần đang được từ từ áp dụng, giết dần giết mòn truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là lý do khiến người ta bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Bỏ hết để đi vào một miền đất chỉ hứa có tự do, không hứa thiên đàng hạ giới. Số người di cư đã vượt qúa mọi dự đoán. Người Pháp dự trù có 60,000 người. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ hy vọng 100,000. Thực tế đã có 860,000 người chạy cộng sản vào Nam (2).
Ngày 11-5-1955, Việt Minh tiếp thu thành phố Hải Phòng. Luật Sư Lê Quang Luật, Đại Biểu Chính Phủ Quốc Gia tại Bắc Việt, rước một hộp đất miền Bắc vào trong Nam, chấm dứt sự hiện diện của chính quyền Quốc Gia Việt Nam tại miền Bắc.

Cuộc di cư 1954-1955 của gần một triệu người từ Bắc vào Nam vừa là một gánh nặng vừa là một chiến thắng đầu tiên cho miền Nam. Số người đông đảo này, tuy mới chỉ là một tảng băng nổi, đã chứng tỏ sự oán ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Nó cung cấp nhiều bộ óc, nhiều bàn tay để cùng đồng bào miền Nam xây dựng một xã hội tiến bộ vượt xa xã hội miền Bắc. Nó đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam. Nó tạo sự thông cảm, hòa đồng Bắc Nam qua tiếng nói, tập tục, hôn nhân, thức ăn thức uống. Nói tóm lại, con người và văn hóa đồng bằng sông Hồng đã được đem vào đồng bằng Cửu Long để hòa hợp thành một văn hóa mới: văn hóa Việt Nam thống nhất. Không cần sự áp đặt bằng súng đạn như năm 1975.

CUỘC TRỐN CHẠY CỦA GIA ĐÌNH TÔI

Là dân thành phố ở lại sau khi Việt Minh đã tiếp quản Nam Định từ tháng 6-1954, gia đình tôi chưa có quyết định dứt khoát đi hay ở. Chúng tôi nhiều lần sững sờ vì những vụ ra đi bất ngờ của những người thân quen. Việc đi Nam được giữ bí mật, không ai nói với ai, đôi khi được giữ kín với cả anh chị em ruột. Buổi sáng khi thức dậy, nếu thấy nhà hàng xóm đóng kín cửa, không một tiếng động, không một bóng người, là biết nhà đó đã đi rồi, đi rất sớm, bằng xe hàng hay bằng phương tiện nào khác lúc trời chưa sáng hẳn. Lúc đó người ở lại vừa buồn vừa phân vân. Đi hay ở? Đi thì phải bỏ lại hết và làm cách nào để có thể sống nơi xa lạ? Lịch sử tái diễn với những cuộc vượt biên 20 năm sau.

Đến tháng 11-1954, bố mẹ tôi mới mới sửa soạn đưa gia đình di cư vào Nam. Yếu tố quyết định là việc cán bộ kinh tế đòi xát nhâp xưởng tiểu công nghệ của bố mẹ tôi vào công ty hợp doanh với nhà nước. Bố tôi biết đây là thủ đoạn nhà nước kiểm soát trước rồi chiếm hữu sau. Sưu cao thuế nặng đã bắt đầu đè trên tư nhân. Tôi có chiếc xe đạp “demi course” rất nhẹ bằng duras do Đức sản xuất, chiếc xe tôi dùng đi học và đã đạp tới tận Thái Bình để thu tiền hàng. Khi sửa soạn di cư, tôi đem chiếc xe thân yêu ra bán ở chợ trời. Khi vừa ngã giá 800,000 tiền cụ Hồ với người mua thì một cán bộ mặc sơ-mi nâu, đeo sắc cốt, xuất hiện ngay sau lưng và đòi tôi đóng thuế 400,000. Tôi không bán nữa, đưa xe về để lại cho một người bà con với giá thấp hơn, nhưng không bị mất tiền thuế cao đến vô lý như vậy. Ngay lúc đó, tuy mới chỉ là một đứa con nít 14 tuổi, tôi đã nhận ra thật khó sống với mấy ông Việt Minh này.

Gia đình tôi phải đi Hải Phòng làm hai đợt. Đợt đầu bố tôi dẫn tôi và hai em trai đi theo. Mẹ tôi, chị họ tôi và hai em nhỏ phải đợi đi đợt sau. Chúng tôi đi xe hàng lên Hà Nội rồi từ đó đi xe hỏa xuống Hải Phòng. Hà Nội đã được Việt Minh tiếp thu từ tháng 10. Muốn đi Hải Phòng phải có giấy phép vì là đi vào vùng địch còn kiểm soát. Rất may bố tôi đã dự liệu và có giấy phép đi mua hàng. Địa điểm ranh giới giữa hai vùng kiểm soát là ga Đỗ Xá thuộc tỉnh Hải Dương trên quốc lộ số 5. Tại ga này, trước khi sang vùng địch kiểm soát, mọi hành khách đều bị lục xét tỉ mỉ. Nhiều phụ nữ và trẻ em bị lột quần áo để khám xem có dấu vàng và tiền Đông Dương Ngân Hàng trong người hay không. Vàng và tiền Đông Dương bị tịch thu hết. Nhiều người khi bị lột hết vàng và tiền đã khóc lóc quay về, không dám đi Nam khi chỉ có hai bàn tay trắng.

Bố tôi biết trước chuyện này nên đã nghĩ ra cách dấu vàng rất hiệu qủa. Ông cho ba anh em chúng tôi đi guốc mộc. Mỗi chiếc guốc được dùi hai lỗ xuyên chỗ đóng quai. Mỗi lỗ có một lượng vàng lá Kim Thành được cuộn lại và luồn vào. Sau đó quai guốc được đóng lại bằng đinh và che lỗ. Bố tôi còn lấy nước muối xoa trên đinh để làm cho đinh dỉ xét trông như đinh cũ. Thế là ba anh em tôi với ba đôi guốc có thể mang theo 12 lượng vàng. Chỉ khổ cho tôi phải canh chừng các em, một đứa 10 tuổi, một đứ 7 tuổi, để chúng đừng tiết lộ bí mật và đừng đánh rơi guốc từ trên xe lửa. Riêng bố tôi, ông còn đánh lừa cán bộ bằng một mánh khác. Ông cuốn giấy bạc 100 đồng Đông Dương trong những điếu thuốc lá được rút ruột, rồi ấn lại chút thuốc ở hai đầu. Ông bỏ 15 điếu thuốc có tiền vào vào phiá trong bao thuốc thơm Du Kích hay Điện Biên, 5 điếu phiá ngoài là thuốc thật. Ông tỉnh bơ rút thuốc hút trước mặt cán bộ, đôi khi còn mời cán bộ hút một điếu cho vui. Nhờ có chút vốn liếng nhỏ mang theo, gia đình tôi mới dễ xoay sở trong những ngày đầu đặt chân đế Sài Gòn.

Đến Hải Phòng, bố tôi giao chúng tôi cho một người anh họ của ông đang ở trại tạm trú để nhờ bác trông coi chúng tôi trong khi bố tôi trở lại Nam Định đón mẹ, chị và hai em tôi. Chúng tôi ở với bác và anh Thanh con bác tại căng (camp) Hạ Lý nằm giáp ranh thành phố Hải Phòng. Đây là một khu trại được dựng với hàng trăm lều vải lớn của quân đội, có thể cung cấp nơi tạm trú cho hàng ngàn dân di cư trong thời gian làm giấy tờ và chờ tàu hay máy bay chở vào Nam. Trong thời gian ở trại, chúng tôi được phát gạo nhưng phải tự túc mua thức ăn. Bên cạnh trại, mỗi buổi sáng có những người buôn thúng bán bưng đến bán rau, thịt cá và gia vị. Việc ăn ở kể như tạm ổn. Đối với tôi chỉ có hai nỗi khổ. Một là lều vải nhà binh tỏa hơi nóng, mùi vải bố rất ngột ngạt khi trời nắng và nền đất lầy lội sũng nước khi trời mưa. Hai là sự mong ngóng từng giờ từng phút bố mẹ tôi từ Nam Định đến đoàn tụ với chúng tôi. Tôi đã nghĩ nếu có chuyện gì xảy ra khiến bố mẹ tôi không đi được, tôi sẽ dẫn các em trở về, không thể đi Nam khi không có bố mẹ.

May mắn thay, chỉ một tuần sau, bố mẹ, chị và các em tôi đã đi lọt và có mặt ở Hải Phòng. Bố tôi hú hồn vì thoát được bàn tay công an. Tối hôm trước ngày bố tôi về lại Nam Định để đưa nốt gia đình đi đợt hai, loa phát thanh của khu phố đã gọi rõ tên bố tôi và tố cáo bố tôi đi vào vùng địch để nhận công tác gián điệp cho địch. Nghe tin này, bố tôi cùng gia đình rời khỏi nhà ngay trong đêm. Sáng sớm hôm sau lấy xe đi Hà Nội ngay. Công an không trở tay kịp nên bố tôi đã thoát và gia đình tôi mới được đoàn tụ.

Ở Hải Phòng, bố tôi đưa mẹ con tôi đến ở nhờ nhà một người quen tại phố Dinh. Trong thời gian lo giấy tờ và chờ đi Sài Gòn, chúng tôi có dịp thăm viếng Hải Phòng, thành phố lớn thứ nhì của miền Bắc. Chúng tôi đi thăm chợ Sắt, phố Khách, nhà hát lớn, đi lễ nhà thờ phố Dinh…, nhìn cảnh thành phố đìu hiu chờ ngày đổi chủ.

Ngày 8-12-1954, chúng tôi được xe nhà binh chở từ điểm hẹn tại nhà hát lớn Hải Phòng tới phi trường Cát Bi. Từ đó chúng tôi được máy bay cánh quạt của Air Vietnam chở vào Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi được đi máy bay, được một cô chiêu đãi viên mời nước ngọt miễn phí. Nhưng vì ly nước có “gaz”, tôi đã ói ra mật xanh mật vàng, quên cả nhìn xuống quê hương miền Bắc để nói lời giã biệt.

59 năm đã trôi qua. Tôi vẫn chưa về thăm lại quê hương miền Bắc. Nếu Trời cho có ngày tôi về được, thì chắc cây đa bến cũ con đò đã khác xưa! Và người cũ sẽ còn lại ai?

Mặc Giao

———————————————————

Ghi chú:
(1) Tài liệu trích từ “Hiệp Định Genève 1954” của Nguyễn Anh Tuấn. Loại sách Tìm Hiểu Chính Trị. Sài Gòn 1964.
(2) Những con số ghi theo Huỳnh Văn Lang trong bài nói chuyện tại Westminster, Hoa Kỳ, 8/11/2008

91 Phản hồi cho “59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam”

  1. CIA says:

    Ngay sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, trung tá tình báo Mỹ, Ét-uốt Len-xơ-đên, đang làm cố vấn cho Tổng thống Phi-líp-pin thì nhận được lệnh của A-len Đa-lét, giám đốc CIA, phải đáp máy bay đi ngay Sài Gòn nhận nhiệm vụ. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, Len-xơ-đên đã rời Ma-ni-la bằng chiếc thủy phi cơ của đại đội không quân số 31 thuộc căn cứ không quân Cờ-lác. Đó là ngày 1-6-1954. Mệnh lệnh ghi:  Giao cho Len-xơ-đên làm trợ lý tùy viên không quân làm việc tại sứ quán của Mỹ ở Sài Gòn. Nhưng đó chỉ là vỏ bọc, còn nhiệm vụ thực của Ét-uốt Len-xơ-đên là nặn ra một Chính phủ có thể tranh đua và chống lại Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh. Len-xơ-đên đã tổ chức ra một nhóm giúp việc được biết đến với tên gọi là phái bộ quân sự của Mỹ tại Sài Gòn và hoạt động dưới sự chỉ đạo của CIA. Nhiệm vụ của các nhân viên CIA ở đây là giúp người miền Nam chống lại mạng lưới cơ sở hạ tầng và các du kích vũ trang của Việt Minh còn cài lại. Người Mỹ đã hy vọng Len-xơ-đên có thể tổ chức ra và kiểm soát được một chính phủ cai quản vùng nam vĩ tuyến 17.
     
    Hà Nội đã phản ứng một cách gay gắt trước những đề án của Len-xơ-đên. Một tài liệu lịch sử chính thức của Việt Nam lúc đó đã tố cáo rằng: “Dưới sự bảo trợ của Mỹ, một âm mưu nhằm chia cắt đất nước ViệtNam đã được hình thành… Bằng mọi thủ đoạn lừa dối và tha hoá con người, Mỹ đã dựng lên một chính phủ bù nhìn (ở miền Nam) bao gồm các phần tử phản động bị nhân dân Việt Nam căm ghét nhất.. ông chủ thực sự của nước này là các cố vấn Mỹ, như Len-xơ-đên, người phụ trách lực lượng cảnh sát mật.”
     
    Len-xơ-đên khuyến khích càng nhiều người miền Bắc di cư vào miền Nam càng tốt, không để cho Chính phủ Hồ Chí Minh mạnh thế hơn về so sánh dân số trong cuộc bầu cử theo kế hoạch sẽ diễn ra vào mùa hè năm 1956. Len-xơ-đên hết sức bực mình vì cả Diệm và những người xung quanh đều không biết phải làm gì. Diệm cho là sẽ có khoảng hơn 10 ngàn người rời miền Bắc. Các nhân viên của cơ quan viện trợ phát triển Mỹ (USAID) cũng dự tính khoảng chừng ấy người. Hội Hồng Thập tự chuẩn bị lượng bông băng chỉ đủ dùng cho vài ngàn người. Các nhà chức trách Pháp chỉ lên kế hoạch chuyên chở cho hơn 30 ngàn người, hầu hết là địa chủ và doanh nhân… Len-xơ-đên cho rằng cần phải thuyết phục khoảng hai triệu người di cư vào Nam để cân bằng số dân giữa hai miền Nam-Bắc.
     
    Len-xơ-đên chia đội của mình thành hai bộ phận, một do thiếu tá Coóc-nên (Conein) phụ trách công việc người tỵ nạn ở miền Bắc, bộ phận còn lại do Len-xơ-đên phụ trách giải quyết những công việc khác… Công việc giám sát dòng người tỵ nạn ở miền Bắc chỉ là bình phong cho Coóc-nên và nhân viên dưới quyền của ông ta. Công việc chính gồm hai phần: phát triển một tổ chức bán vũ trang ở miền Bắc, ém sẵn và sẵn sàng hành động khi quân Pháp rút hết và Việt Minh lên nắm chính quyền, thực hiện nhiệm vụ phá hoại. Coóc-nên đã thiết lập một sở chỉ huy ở Hà Nội và một chi nhánh ở Hải Phòng.
     
    Để thuyết phục được mọi  người di cư vào Nam, trước hết phải làm cho họ tin rằng điều  kiện sống ở miền Bắc sẽ nhanh chóng xấu đi và họ sẽ không thể chịu đựng nổi. Len-xơ-đên đã cùng với Gioóc Hen-lơ, giám đốc cơ quan thông tin Mỹ, tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý bằng tung tin đồn nhảm. Họ đưa các binh sĩ làm việc ở cơ quan chiến tranh tâm lý (G5) của quân đội quốc gia (miền Nam) cho mặc quần áo dân sự rồi đưa ra miền Bắc tung tin thất thiệt tại các chợ ở vùng thôn quê. Có tin đồn nói rằng Việt Minh đã cho phép một đơn vị quân đội Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam. Đội quân này cư xử không đứng đắn, hãm hiếp phụ nữ và chuyên trộm cắp. Tin truyền từ người này sang người khác đã làm cho số  quân Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên từ quân số cỡ hai trung đội lên tới hai sư đoàn. Tin này bằng con đường khác đã được báo cáo về Oa-sinh-tơn, làm cho Oa-sinh-tơn phải điện sang kiểm tra lại là có phải hai sư đoàn quân Trung Quốc đã tràn sang Bắc Việt Nam. Len-xơ-đên đã phải trả lời bằng vô tuyến điện là: “Không phải là vậy mà do tôi đã bịa ra. Xin nhận lỗi.”
     
    Len-xơ-đên rất hài lòng với những kết quả này, lại tiếp tục tung ra nhiều tin đồn khác.  Ông ta giao cho A-răm-đen (Arumdel) và một người Việt Nam tên là Triệu Dinh làm tờ thông tri giả, thông báo cho bà con ở Bắc Bộ cách thức cư xử khi Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội vào đầu tháng 10. Truyền đơn bao gồm cả các mục về tài sản, đổi tiền và cho công nhân nghỉ lễ ba ngày để kỷ niệm sự kiện này. Các chủ cửa hiệu được hướng dẫn kiểm kê toàn bộ hàng hóa để khi chính phủ mới vào tiếp quản sẽ nắm được những thứ cần tịch thu. Chỉ một ngày sau khi tờ truyền đơn được tung ra, số người đăng ký di cư đã tăng lên gấp ba và sau hai ngày thì giá trị đồng tiền của Việt Minh bị giảm mất một nửa. Các nhà chức trách của Việt Minh đã kịch liệt tố cáo âm mưu sử dụng những tờ truyền đơn này. Đối với những người theo Thiên chúa giáo, đặc biệt đối với hai giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu, cách Hà Nội 50 dặm, thì tung tin là “Đức mẹ Ma-ri-a đồng trinh di cư vào Nam” để giáo dân đi theo.
               
                Len-xơ-đên giao cho Triệu Dinh nhiệm vụ xuất bản một cuốn niên giám và cho bán rộng rãi trong dân chúng. Y trả tiền rất hậu cho các nhà chiêm tinh học để họ phán rằng sẽ có thảm họa giáng xuống đầu các lãnh tụ của Việt Minh và một thời kỳ phồn vinh dài cho những người  tới sống ở miền Nam. Len-xơ-đên còn tiến hành chiến dịch xuyên tạc bằng truyền đơn thúc giục những người kháng chiến đang chuẩn bị tập kết ra miền Bắc mang theo các loại tư trang như giày, quần áo ấm để không chỉ chống chọi với cái rét ở Bắc Bộ mà còn có lợi cho những ai xung phong đi xây dựng đường sắt bên Trung Quốc! Một lời chú giải phía dưới còn thẳng thừng bác bỏ những thông tin cho rằng những người tập kết ra Bắc bằng đường biển không được an toàn vì các thuyền trưởng sẽ giấu họ ở sâu nơi hầm tàu để đối phương không bắn trúng họ và các thuyền trưởng cũng sẽ hết sức chú ý quan sát để tàu ngầm của đối phương không bắn chìm được tầu chở họ!
     
    Cuối tháng 9-1954, biết được nhà in lớn nhất ở miền Bắc có ý định ở lại Hà Nội làm việc cho Việt Minh, Len-xơ-đên đã chỉ thị cho  Coóc-nên cử người đi phá hoại nhà máy. Nhưng người của Len-xơ-đên tới muộn, kế hoạch phải hủy bỏ.
     
    Từ mùa hè 1954 đến mùa xuân 1955, gần một triệu người đã di cư vào Nam, gồm hai trăm ngàn người là thân nhân của binh lính, 679 ngàn người Thiên chúa giáo, chiếm 60% trong số một triệu rưởi người theo đạo Thiên chúa.

    • Trực Ngôn Chính Chủ says:

      Nói đúng phoóc như vậy sẽ bị Dâm Tiên, Dâm Tặc, Dâm Thủ … “phản loạn rầm trời” rằng CIA này “giả mèo” chứ không phải “Chính Hiệu Con (của) Mẽo”.

      Chờ xem dân Kitô 54 “phản loạn” đến đâu.

      Hee…Hee….

    • LamSon72 says:

      Đọc bài của CIA qua tức cười quá . CIA mà viết Ét-uốt Len-xơ-đên . Rồi thiếu tá Coóc-nên , thêm A-răm-đen, rồi lại A-len Đa-lét, Gioóc Hen-lơ … Ở đây đâu có ai học lớp 3 trường làng hay xuất thân từ y tá , từ hoạn lợn, từ phu đồn điền . Mẹ!!! lấy nick là CIA mà viết kiểu nầy thì đúng là đỉnh cao trí tệ khỉ Trường Sơn . Diễu vừa thôi . Dốt cũng chừa cho thiên hạ một tí chứ ôm hết một mình thì … .kỳ quá cha . Nên lấy nick CIB, CIC, CID … cho nó hoành tráng chứ CIA thì xoàng quá .

      Thương cưng quá xá

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        “Ở đây đâu có ai học lớp 3 trường làng hay xuất thân từ y tá , từ hoạn lợn, từ phu đồn điền . Mẹ!!! lấy nick là CIA mà viết kiểu nầy thì đúng là đỉnh cao trí tệ khỉ Trường Sơn . Diễu vừa thôi . Dốt cũng chừa cho thiên hạ một tí chứ ôm hết một mình thì … .kỳ quá cha”

        Hahaha…

        Bà chủ , cho ông anh qua một chai bia nha….”my treat”

      • Nong Thi Xuan says:

        Bớ thầy Năm Son ơi, thế anh ruột của thầy nà…Ba Son gọi tên của em nà…Lông Thì Sung rồi sao nhỉ? Cứ kệ mẹ chúng ló thầy ạ. Ăn thua gì với nũ ấy, đám sọc dưa chuyên phơi cà…dzem gần năng “bác”.

    • t.lan says:

      Bài viết vơi nhũng luân điêu tuyen truyên có hữu cúa VC vơi những ten Mỹ phiên âm nghe chói lỗ tai ,chằng ai hiễu. Nhu bài hoc trong trại cai tao mà nhưng quân nhân vnch đa từng nghe những tên nhu da.lát,áisenhovo,vét mỡ lợn .hay landeo.chi giên fôngđa,giơneovơ….nghe bất mệt. !
      Thằng cán bộ này coi bộ già ,it học,nhưng muốn tỏ kiến thức nên bưng nguyen bài chính tri củ mèm lên
      đây làm trò cuơi cho người TN kể cã bbt DCV.
      Hề vưa toi cha !
      Thật tức cười són đái !
      (tl)

    • Củ Lẫn says:

      Thế anh Xịa có biết tại sao đồng bào CG lại bỏ đi đông thế không? Không phải vì “thằng” Mỹ dụ dỗ đi, mà chủ yếu là nghe các ông linh mục giảng giải thế nào là CS.

      Vấn đề là các linh mục nói đúng về CS, bởi các ông đều được học về nó, nên không bị lừa như những người khác. Giản dị có vậy thôi!

    • Hồ Bác Cụ says:

      Theo cùng lối viết tên ngoại quốc dịch âm theo lối V+, chúng ta có thêm những bản tin sau: Các đồng chí lãnh đạo của nhiều nước như chủ tịt Hồ chí Minh, Móc Cu Ra Đớp, Đớp Xong Thum Thủm Hẻn, Sờ Mông Cô Xong Ủn, Cu Ba, tất cả cùng vào ô-ten Ba Lác để tham dự hội nghị. Xin đọc liền tù tì một hơi không nghỉ.

  2. noileo says:

    “Bắc Kỳ 9 nút” là gì ? Có một lần kẻ này thấy câu hỏi trên, nay xin phép đuọc trả lời như sau.

    Bắc Kỳ 9 nút là gì? Để cho gọn, thì xin thưa, đó là những người Bắc chưa bị nhiễm độc Cộng sản, với tổng số khoảng gần một triệu người, di cư vào Nam trong thời gian 300 ngày theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.

    Dài dòng một chút thì…

    Trước năm 1954, Việt nam, quốc hiệu “Quốc gia Việt nam”, là một quốc gia có một lãnh thổ liền lạc từ Ải nam Quan đến mũi Cà Mau, trải dài trên một diện tích 333000 km vuông.

    Năm 1954, tại hội nghị Giơ ne vơ, bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh & Võ NGuyên Giáp & Phạm Văn Đồng [chuyên gia ký văn tự bán nước]tuân lệnh Tàu cộng Mao Trạch Đông, đồng lõa với thực dân Pháp, chia cắt VN làm 2 tại vỹ tuyến 17 (*).

    Vùng lãnh thổ VN phía bắc của VN, từ Ải Nam Quan đến vĩ tuyến 17, bị cộng sản chiếm đoạt, bọn cộng sản Việt Nam Dân chủ Cộng hòa & HỒ chí Minh đuọc Tàu cộng chống lưng, cho thay thế quân thực dân Pháp cai trị miền Bắc Việt Nam.

    Hồ chí Minh đuọc Tàu cộng cho làm Lê Chiêu Thống Đệ NHị, được theo gót các tướng tàu cộng tiến vào hà nội, dựa vào súng đạn tàu cộng lấy lại chức Vua cộng sản, aka “chủ tịch”, cũng như 166 năm trước đó, Lê chiêu Thống Đệ Nhất đuọc theo gót Tôn Sĩ nghị tiến vào Thăng Long, dựa vào gươm giáo quân Thanh, lấy lại ngôi Vua.

    Chỉ khác một điều là Hồ chí minh đã đuọc huấn luyện kỹ càng tại Nga cộng trong vị trí một đảng viên cộng sản Nga & gián điệp Nga, về chuyên nghiệp khủng bố để “giữ chính quyền”, sẵn càng bán nước cứu đảng, sẵn sàng làm nô lệ tàu cộng sản để giữ chính quyền chứ không để chính quyền rơi vào tay nhân dân vốn không ua thích gì bọn cộng sản

    Tại miền Bắc VN, dựa vào súng đạn Tàu cộng, dựa vào sự chống lưng của “đoàn cố vấn Trung quốc vĩ đại” tràn ngập Hà nội kể từ tháng 10-1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, khủng bố người dân miền Bắc, đàn áp & bắt giam & bỏ đói trí thức mở miệng, dựng nên chế độ độc tài cộng sản VNDCCH chuyên chính vô sản giết dân không gớm tay, ép buộc toàn dân miền bắc theo kinh tế xã hội chủ nghĩa, con đường kinh tế Nga cộng & Tàu cộng nghèo đói ô nhục.

    Những hành động tội ác kể trên của HỒ chí Minh hoàn trái với lời tuyên truyền bịp bợm của Hồ Chí Minh, rằng thì là mà “dân chủ là để cho dân đuọc mở miệng”, cho thấy Hồ chí Minh chỉ là một thứ “nói một đằng làm một nẻo”, hoàn toàn trái với luận điệu bịp bợm “dân chủ Hồ chí Minh” của bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ,

    Tại miền Nam vĩ tuyến 17, “Quốc gia Việt Nam”, vốn có lãnh thổ thông nhất từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, kẻ từ 1954 đã bị bọn Cộng sản Hồ Chí Minh nô lệ Tàu cộng và Tàu cộng cướp mất phần đất phía Bắc vỹ tuyến 17, nên “Quốc gia Việt Nam” trên thực tế chỉ còn thẩm quyền tài phán trên phạm vi lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống phía nam.

    Sau đó, từ 1956, “Quốc gia Việt Nam” thay đổi chế độ chính trị, từ chế độ quân chủ không tuyệt đối [có thủ tướng cầm quyền], sang chế độ “Tổng Thống”, đổi tên nước thành “Việt Nam Cộng Hòa”.

    Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục con đường “kinh tế thị trường”, con đường kinh tế tự nhiên của con người, tự phát triển & hoàn thiện dần theo sự tiến hóa của con người, con đường của thịnh vương trù phú mà miền Bắc khi còn trong phạm vi một nước Việt Nam không cộng sản, có lãnh thổ liền lạc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, cũng đã từng đi theo,

    Về chính trị, Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục con đường & lý tưởng của cuộc kháng chiến chống Pháp, lý tưởng của thế hệ vàng Hà Nội trước 1954, là khuynh hướng dân chủ tự do Tây phương, như tại Anh & Pháp & Mỹ, là liên minh với Mỹ…. (**)

    Để tùy người dân chọn lựa nơi sinh sống của mình, lấy sông Bến hải làm ranh giới, hoặc ở với Cộng sản ở miền Bắc sông Bến hải, hoặc ở với nguời Việt tự do ở miền Nam sông Bến Hải, Hiệp định Giơ ne vơ 1954 có quy định một khoảng thời gian là 300 ngày để mọi người dân ở 2 bên vĩ tuyến 17 có thể tự do đi lại từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc.

    Vô cùng sợ hãi ách cai trị Cộng Sản, hàng triệu người dân miền Bắc đã phải bỏ cả nhà cửa ruộng đất ở lại miền Bắc, tay trắng di cư vào miền Nam tự do.

    Có rất nhiều người miền Bắc muốn di cư vào Nam, nhưng những người dân ở những vùng xa xôi, đã bị Cộng Sản đe dọa, ngăn chặn, thậm chí cả bắn giết, như hàng ngàn người dân Quỳnh Lưu đã bị bộ đội Cộng Sản Hồ chí Minh, do Đồng Sĩ Nguyên [lúc ấy mang tên Nguyễn Sĩ Đồng] chỉ huy, càn quét, thảm sát, không cho họ di cư vào Nam.

    Nếu khộng có những đe dọa, bắn giết của Cộng Sản, ngăn cản người dân miền bắc di cư vào Nam, hẳn là con số người di cư vào Nam sẽ còn lớn hơn nhiều lần con số gần 1 triệu, là con số được kết toán sau khi chấm dứt 300 ngày tự do di cư.

    Những người Bắc di cư như trên được gọi là “Bắc Kỳ 9 nút”, số 9 là do 2 con số 4 và 5 cộng lại, nên số 9 đuọc dùng để nói tắt, thay cho số “54″,

    trong khi “Bắc Kỳ 75″ là nhóm từ để gọi những người Bắc sau này, di cư vào Nam sau cuộc xâm lăng của cộng sản chiếm đóng VNVCH.

    Tuy 2 con số “54″ và “75″ là 2 con số khác biệt nhau rõ ràng, để chỉ 2 nhóm người Bắc, 2 đợt người Bắc di cư vào Nam, nhưng sự khác biệt giữa 2 nhóm trên không thuần túy vì thời điểm di cư, mà sự khác biệt chủ yếu giữa 2 nhóm người ấy là:

    Nhóm người trước, “Bắc Kỳ 9 nút” là những người Bắc không bị nhiễm độc cộng sản, không những thế, họ còn là “tỵ nạn cộng sản”.

    Nhóm người sau, “Bắc Kỳ 75″ là những người miền Bắc mà đa số đã bị nhiễm độc Cộng Sản. Suốt trên 20 năm ròng họ bị bọn Cộng Sản Hồ Chí Minh & bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, kích động hận thù “giai cấp”, kích động hận thù người miền Nam, với những luận điệu bịp bợm bôi nhọ người miền nam là “tay sai đế quốc Mỹ” & “liếm bơ thừa sữ cặn của đế quốc Mỹ”,

    và trong khi nhóm bắc kỳ 9 nút là “tỵ nạn cộng sản”, thì nhóm bắc kỳ 75 thuộc về “bên thắng cuộc”, ít nhiều gì đó cũng là cùng phe với bọn cộng sản VNDCCH & HỒ chí Minh xâm lăng chiếm đoạt VNCH.

    Trong nhóm người Bắc trước, “Bắc Kỳ 9 nút”, bên cạnh những nông dân miền Bắc cần cù nhẫn nại, có một số trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc, mà đa số thuộc vào “thế hệ vàng Hà Nội”, nói chung là không bị nhiễm độc Cộng Sản. Khi vào Nam, hòa mình với người dân miền Nam, “thế hệ vàng Hà Nội”, trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc đã góp phần đáng kể về mọi mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, vào công cuộc xây dựng Việt Nam Cộng Hòa, đưa Việt Nam đang từ một quốc gia vừa mới ra khỏi chiến tranh, chẳng bao lâu sau đã trở nên một quốc gia hàng đầu trong khu vực về mọi mặt kinh tế chính trị.

    Ở thời điểm của nó, trước 1975, VNCH là một quốc gia dân chủ tự do hơn hẳn nhiều quốc gia trong khu vực.
    Ở thời điểm của nó, trước 1975, VNCH là một quốc gia dân chủ tự do [***].

    Nhóm người Bắc sau này, “Bắc Kỳ 75″ cũng là những người thông minh cần cù chăm chỉ.

    Người Việt Nam, Bắc hay Nam, thì cũng là người Việt Nam. Cũng một nền dân trí, một trình thông minh, cũng chăm chỉ cần cù như nhau.

    Nên, sau khi vào nam, phần lớn nhóm bắc kỳ 75 cũng đã ăn nên làm ra, khá giả [ngoại trừ một thành phần đã làm giàu, xây dựng nên những tài sản kếch sù là do cậy vào vị trí đảng viên cộng sản có chức có quyền, ăn cắp & ăn cướp tài sản & quốc khố của miền Nam, trong đó có 16 tấn vàng của miền Nam đã bị bọn bộ chính trị cộng sản Hà Nội Bắc Kỳ của Lê Duẩn chiếm đoạt chia nhau làm tài sản riêng].

    Tuy nhiên, trong khi những người Bắc Kỳ 9 nút đã rất yêu quý miền Nam, yêu quý VNCH như người mọi người miền Nam yêu quý VNCH, thì, khác với những người Bắc Kỳ 9 nút, trong nhóm bắc kỳ 75 lại có một bộ phận không nhỏ, còn nhiễm nhiều độc chất Cộng Sản, tiếp tục bị bọn trí thức Cộng Sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ bắc kỳ chuyên nghề làm chứng gian nhồi sọ thông tin bịp bợm,

    khiến cho nhóm bắc kỳ 75 này đã, thay vì cám ơn sông nước và con người miền Nam tạo cơ hội cho họ trở nên giàu có, tốt đẹp,

    lại vênh váo trở mặt với người miền nam, lại “cám ơn Bác và Đảng” đã cướp đoạt miền Nam cho họ, [mà bọn trí thức cộng sản bắc kỳ gọi là "thống nhất & giải phóng miền nam], trong khi bọn cộng sản VNDCCH & đảng viên cộng sản Hồ Chí Minh là tai họa của nhân dân đất nước miền Nam, là tai họa của nhân dân đất nước Việt Nam.

    Bọn cộng sản VNDCCH & HỒ chí Minh, suốt trên 20 năm ròng cầm súng đạn tàu cộng, xâm nhập vào VNCH, phá hoại VNCH, khủng bố thảm sát hàng triệu người dân miền nam, bành trướng chủ thuyết Mác Lê tội ác vào miền nam, áp đặt chế độ cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện gian ác lên người dân miền nam.

    Thậm chí có một số tên trí thức cộng sản, trường phái bắc kỳ, vô cùng tán tận lương tâm, đã là “bên thắng cuộc”, hưởng lạc nhờ chiếm đoạt miền nam, mà đến nay, trước biết bao sự thật đã bạch hóa, trước hàng triệu thân xác ở 2 bên chiến tuyến của cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, chỉ gồm những mái tóc đen, da vàng, mũi tẹt, dòng máu Lạc Hồng,

    mà bọn trí thức cộng sản bắc kỳ vẫn giả mù sa mưa, nhục mạ tổ quốc Việt nam, nhục mạ người dân VN, nhục mạ người miền nam, gọi cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, cuộc chiến tranh 20 năm người Việt ta miền bắc thảm sát, giết hại hàng triệu người Việt mình trong nam, là “chiến tranh chống Mỹ”

    Nhờ vào sông nước, con người miền nam mà từ 1975 đến nay, mấy người Bắc Kỳ 75 có thể đã khấm khá hơn nhiều so với thời kỳ còn phải sống theo bản năng súc vật dưới chế độ cộng sản Hồ Chí Minh & Lê Duẩn ở miền Bắc trước 1975.

    Nhưng, nhìn vào thành quả đóng góp cho Quốc gia, cho miền Nam, phải thấy là nhóm Bắc Kỳ 75 thua xa nhóm Bắc kỳ 9 nút.

    Trong khi nhóm Bắc Kỳ 9 nút góp phần nâng cao VNCH về mọi mặt, khiến VNCH hơn hẳn lân bang Thái lan, Mãlai, Singapore hồi ấy chỉ mong sao cho đuọc bằng như Sài Gòn của VNCH,

    thì từ khi có Bắc Kỳ 75 tràn vào, Việt Nam Cộng Hòa bị bọn cộng sản VNDCCH bó chung vào một bó với VNDCCH thành cái “CHXHCNVN”, bị đẩy “lên” chủ nghĩa xã hội, đã trở nên càng ngày càng tụt hậu, thua kém lân bang Thái Lan, Mã lai, Singapore từ hàng chục năm đến hàng thế kỷ về mọi mặt kinh tế, giáo dục, xã hội…

    Về mặt chính trị, từ khi có bắc kỳ 75 với bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ bắc kỳ tràn vào, thì, từ một quốc gia dân chủ tự do, VNCH bị cộng sản trói vào với VNDCCH, bị rơi xuống thể chế độc tài toàn trị cộng sản, bị áp đặt dưới chế độ độc tài Cộng Sản Hồ Chí Minh tội ác, đần độn, khiến cho miền Nam, cùng với miền Bắc, dưới cái tên “CHXHCNVN” bị cả thế giới khinh khi. Bị khinh khi vì đến hôm nay Việt Nam vẫn còn là môt quốc gia dưới chế độ độc tài, hơn thế nữa, còn là một chế độ độc tài Cộng Sản, còn là đàn em Tàu cộng, còn là nô lệ Tàu cộng, đang bên bờ vực nội thuộc Tàu cộng.

    Đó là một vài khác biệt giữa “bắc kỳ 9 nút” và “bắc kỳ 75″

    (*)Xin phép đuọc ôn lại một chút lịch sử.

    • @ Thầy Kường đầu tôm says:

      Thầy Kường có đồng ý với tui là ý kiến trên của ông Nóileo mạch lạc, trong sáng. Đáng đồng tiền bát gạo không?

      “Học, học nữa, học mãi…” nghen, thầy Kường!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        “Học, học nữa, học mãi…” nghen, thầy Kường!

        Xin cám ơn thật nhiều lời khuyên VÀNG NGỌC này :-) !

        Công nhận là “ông Nóileo mạch lạc, trong sáng”,
        nhưng KHÔNG đồng ý đánh giá “Đáng đồng tiền bát gạo” !

        Chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất là THỜI ĐIỂM bỏ chạy khỏi thiên đường mặt đất của CS, mà dám hùng hổ tuyên bố:

        [trích]
        Nhóm người trước, “Bắc Kỳ 9 nút” là những người Bắc không bị nhiễm độc cộng sản, không những thế, họ còn là “tỵ nạn cộng sản”.
        Nhóm người sau, “Bắc Kỳ 75″ là những người miền Bắc mà đa số đã bị nhiễm độc Cộng Sản. bla bla bla
        [hết trích]

        Sợ quá tôi không dám bình … loạn, e rằng bị tiếp tục nghe những giải thích thật “ác” như trên.
        Chỉ xin than thở đôi câu chữ dưới đây:

        Ôi ông Nguyễn Chí Thiện và những người đồng cảnh ngộ kẹt lại ở miền Bắc sau 1954, mà đọc được lời vàng ngọc của còm sĩ Nói leo, chắc phải xin Diêm Vương cho chết thêm một lần nữa.
        Còn những người gọi là di tản ngay sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 sướng rên mé đìu hiu, vì được vinh danh nơi đây, bởi qua diễn dịch này họ được xem là không bị nhiễm độc CS chút nào cả, nếu có cũng chỉ “qua-loa-rơ-măng” thôi.
        Thiệt là tủi cho thân phận những thuyền chân, với những ai chậm chân, nhất là các vị đi theo diện HO !
        Các vị này, trong đó có tôi, bị coi như một thứ công dân Việt chống Cộng “hạng hai, hạng ba”, theo kiểu lý luận hồ đồ nói trên !
        Thương nhất là các dissidents trong nước, bị nhiễm độc CS rất nặng nề theo thời gian, bởi sự tuyên truyền tảy não có hệ thống khoa học của CS.

        Rồi tôi tự hỏi, theo nguyên tắc y khoa (chủng thuốc) phòng ngừa, để cho nhiễm bệnh (giả tạo bằng thuốc chủng), nhằm tạo sức đề kháng cao sau này có phải là thượng sách ở các nước như VN chăng ?
        Bởi làm sao ở ta có thể có đời sống cao, hệ thống y tế thượng thừa như ở Âu Mỹ, có thể ngăn ngừa và chữa trị khỏi các bệnh truyền nhiễm.

        [Mở ngoặc đơn ở dây. Cũng cần bàn thêm cách chữa bệnh CS khác, là cho nhiễm bệnh để tạo đề kháng thật MẠNH, có khi VĨNH VIỄN luôn. Chẳng hạn khi nhiễm bệnh Đậu Mùa là thí dụ điển hình.
        Chính ông tướng Do Thái độc nhãn Moshe Dayan sau khi quan sát tình hình VN đã từng tuyên bố một câu bất hủ đại khái là: "Muốn chiến thắng CSBV, thì hãy để cho chúng vào chiếm miền Nam..." ]

        Tóm tắt, có cần phải phân biệt Chín Nút với Hai Nút bla bla bla chăng !
        Rõ ràng là không cần thiết, nếu không muốn nói chỉ là đổ vỡ tình tự dân tộc !

        Tất cả đều có một mẫu số chung: NẠN NHÂN ĐỘC TÀI !
        Việc cần làm ngay: CHỐNG ĐỘC TÀI BẰNG MỌI GIÁ !

        Chià khóa vàng hiện nay: DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN !
        Muốn thế, trước tiên tôn trọng sự khác biệt,
        ngôn từ xử dụng trong biên hạn cho phép.

        Chấm hết :-) !

      • noileo says:

        @Lão Ngoan Đồng,

        Ông trẻ con 64 tuổi ơi, ông cứ chày cối đi, nhưng chày cối sao cho ra hồn một người 64 tuổi đi, chứ chày cối kiểu con nít 3 tuổi thế này thì e rằng mất cả cối lẫn chày, rồi làm sao, còn cái gì mà lên chùa diễn tuồng giã gạo với thị mầu nữa?!

        - “VIệt nam chậm tiến, tụt hậu về mọi mặt, giáo dục u tối” điều này hoàn toàn đúng, vì VN đã đang bị áp đặt dưới ách cai trị cộng sản độc tài ngu tối, giáo dục một chiều.

        Nhưng điều ấy không có nghĩa là ở trong nước VN không có nhân tài, không có người giỏi,

        Lão Ngoan Đồng hiểu chưa!

        Trong tiếng Việt, và hình như trong tiếng Hòa lan, trong mọi thứ ngôn ngữ đều có chữ & nghĩa gọi là “nói chung”, “tổng quát”. Không có ai lại đem cái “tuyệt đối chăm phần chăm” gán cho một điều có tính cách “tổng quát”, có tính cách “nói chung”, Lão Ngoan Đồng có hiểu không?

        - “VN đang ở dưới ách cai trị cộng sản, người dân bị bưng bít thông tin, bị nhồi sọ thông tin, người dân sơ hãi”, điều này rất đúng.

        Nhưng điều như vậy không có nghĩa là trong nước không có người biết rõ tội ác cộng sản, không có nghĩa là trong nước không có người chống cộng.

        Lão Ngoan Đồng có biết Nguyễn Phương Uyên không? Có biết Đinh Nguyên Kha không?

        Lão Ngoan Đồng có biết ai, đứng giữa tòa án kăng gu ru cộng sản, giữa bọn nha trảo công an Hồ chí Minh tàn ác, vẫn cao dọng “chống cộng không phải là cái tội”, không?

        - “VN đang ở dưới ách cai trị cộng sản, người dân bị bưng bít thông tin, bị nhồi sọ thông tin, người dân sơ hãi”, điều này hoàn toàn đúng.

        Nhưng như vậy không có nghĩa là không có người biết rõ tội ác cộng sản, không có nghĩa là không có người dám tố cáo tội ác cộng sản!

        Lão Ngoan Đồng có biết Nguyễn Văn Hải & Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Minh Hạnh, Huy Chương, Quốc HÙng, Vi Đức Hồi không?

        hay Lão Ngoan Đồng chỉ biết có “con của khai quốc công thần” (sic) thôi ?

        - “VN ngày nay là một nước nghèo”, điều ấy hoàn toàn đúng, nhưng điều ấy không có nghĩa là mọi người VN trong nước đều nghèo,

        mà rõ ràng, trong nước VN vẫn đang có những kẻ mà người ta gọi là “đại gia”, tiền ở đâu “không biết”, mà họ tiêu xài, phung phí thật kinh khủng…

        Lão NGoan Đồng hiểu chưa?

        - “Sau 1954 cả miền bắc VN bị nhiễm độc cộng sản”, điều ấy rất đúng, nhưng điều ấy không có nghĩa là không có người miễn nhiễm.

        Sau 1954 cả miền bắc VN bị nhiễm độc cộng sản, nhưng vẫn có người như Phan Khôi, như những người tù ở trại giam “cổng trời” tàn ác của cộng sản, trong đó có NGuyễn Chí Thiện, và còn nhiều người khác nữa, không bị nhiễm độc cộng sản,

        - Mặt khác, sau 1954, trong khi ở miền bắc vẫn có Nguyễn Chí thiện & Phan Khôi, vẫn có những người như những người bị bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh giam cầm & đầy đọa đến chết ở trại tù “cổng trời” tàn ác, là những người không bị nhiễm độc cộng sản, nhưng điều ấy không có nghĩa là miền bắc không bị nhiễm độc cộng sản,

        Sau 1954 ở miền bắc vẫn có người như Phan Khôi, như Nguyễn Chí thiện, như những người tù ở trại giam “cổng trời” tàn ác, và nhiều người khác nữa, không bị nhiễm độc cộng sản.

        Nhưng bên cạnh đó, ở miền bắc cộng sản, vẫn có những tên trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, như Trần huy Liệu-Lê Văn tám, hoặc như Phạm văn Đồng “trí thức hàng đầu” & “trí thức đầu đàn” của bắc kỳ cộng sản, chuyên nghề ký văn tự bán nước ….

        Một điều rõ ràng, nếu miền bắc không bị nhiễm độc cộng sản, chắc chắn không có cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác.

        Nếu miền bắc không bị nhiễm độc cộng sản, không có bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian hùa với bọn cộng sản VNDCCH lừa dối người dân,

        Nếu miền bắc không bị nhiễm độc cộng sản, người dân không bị bưng bít thông tin, không bị nhồi sọ thông tin, do đó người dân không sợ cộng sản, không bị bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh lừa gạt cưỡng bức làm công cụ chiến tranh tiến hành cuộc bạo lực bành trướng chủ thuyết Mác Lê tội ác vào VNCH, thì có nhiều phần chắc là không có cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác .

        Hiểu chưa Lão Ngoan Đồng!

        “Ôi ông Nguyễn Chí Thiện và những người đồng cảnh ngộ kẹt lại ở miền Bắc sau 1954, mà đọc được lời vàng ngọc của còm sĩ Nói leo, chắc phải xin Diêm Vương cho chết thêm một lần nữa.” (Lão Ngoan Đồng)

        Ngớ nga ngớ ngẩn!

        - Có cần thêm vài thí dụ up to date không?

        Này Lão Ngoan Đồng, có phải tất cả người Việt nam ở Hòa lan, tất cả người Hòa lan gốc Việt 64 tuổi đều như là con nít 3 tuổi, chỉ vì ở Hòa lan có đứa con nít 64 tuổi như Lão Ngoan đồng không?

        Tất nhiên là không rồi, hoặc, chỉ có với cái “biện chứng Lão Ngoan Đồng” mới có thể diễn giải: “vì ở Hòa lan có một đứa con nít 64 tuổi như Lão Ngoan Đồng, nên tất cả người Việt ở Hòa lan, tất cả người Hòa lan gốc Việt 64 tuổi đều là trẻ con, vì ở Hòa lan có một đứa con nít 64 tuổi như Lão Ngoan Đồng!

        Có cần thêm vài “thí dụ” nữa không?

        - “Người Hòa lan da trắng”, điều này đúng, nhưng điều đúng này không đương nhiên có nghĩa là Hòa lan không có người da màu!

        Ít nhất thì Hòa lan cũng có một người 64 tuổi rồi mà cứ như con nít lên 3 ấy, có màu da vàng!

        Dĩ nhiên, nói “da trắng” không có nghĩa là “trắng như bông”, cũng như nói “da vàng” không có nghĩa là màu vàng hoa cúc, càng không phải “vàng như nghệ”,

        Hiểu chưa Lão Ngoan Đồng?

        - Chán ông quá, ông trẻ con 64 tuổi Lão Ngoan Đồng ơi, chừng nào ông mới lớn lên đuọc, mới làm người 64 tuổi bình thường đuọc?

        Tưởng ông là bạn ông bác sĩ Lại Mạnh Cường, có cái khôn ngoan của bác sĩ Lại mạnh Cường, thì thế nào chứ, hóa ra, vớ vẩn quá chừng!

        Ông đọc cái còm của miềng mấy lần rồi, thuộc lòng chưa, mà sao vẫn không thông, mà sao vẫn chỉ có thể chày cối thở ra những phê phán ngớ nga ngớ ngẩn vậy?

        Nếu không tìm ra đuọc điều gì sai sót, thì cứ im lặng chờ thời, chứ phê kiểu này mắc cười quá!

        Hãy cố gắng chờ cơ hội khác, thế nào rồi miềng cũng có sơ hở, nói hớ, khi ấy tha hồ mà phê, nhá!

        Ông cứ chày cối đi, nhưng chày cối sao cho ra hồn một người 64 tuổi đi, chứ chày cối kiểu này thì mất cả cối lẫn chày, rồi làm sao, còn cái gì mà lên chùa diễn tuồng giã gạo với thị mầu nữa?!

  3. Tào Lao says:

    Ảnh minh hoạ trong bài là hình chiếc Tầu Há Mồm đậu ở Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải phòng chở dân du cư, không phải là Tầu Hỏa.

    Chắc “lỗi tại thằng đánh máy”!!!!

  4. lethan says:

    Rất may họ hàng hai bên ngoại, nội của tôi đều xuôi Nam, không ai ăn phải bã tuyên truyền bịp bợm của tên Hán gian Hồ chí Minh; chứ nếu không, biết đâu chẳng đã tan xương nát thịt vì bom B-52 trên đường xâm lăng Miền Nam.

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Gửi những kẻ tự ti mặc cảm cho mình là thân phận nhược tiểu, muốn chống Tàu phải dựa hơi Mỹ.

    Hãy xem kỹ video clip một buổi giao lưu giữa một VIP Mỹ với học sinh trường phổ thông chuyên Việt Nam – Amsterdam, để thấy giám đốc NASA khuyên nhủ học sinh Việt ra sao ?

    Buổi giao lưu của Tổng Giám đốc NASA – Charles Bolden (hay)
    http://www.youtube.com/watch?v=JIRATOGCS48

    Cha ông ta ngày xưa có nhờ cậy vào thế lực ngoại bang nào mà vẫn đứng vững trên đôi chân của mình trước họa xâm lăng phương Bắc chứ !
    Biết bao lần do bất ổn nội bộ, để Bắc phương tạo cơ hội xâm lấn trái phép, nhưng cuối cùng chúng vẫn bị đuổi lui khỏi bờ cõi ta.
    Ngoại nhân, nhất là Mỹ nổi tiếng qua Realpolitik, đều “thò tay mặt đặt tay trái” hết.
    Chơi với bọn nó trước tiên mình phải có thực lực, tức cái vốn liếng riêng.
    Không thể chơi trò đánh bạc giả với bọn nó, để rồi bị tháu cáy thua đau như trong quá khứ.
    Do Thái dựa vào Mỹ rất nhiều, nhưng có thực lực nên Mỹ nể vì, lắm khi kiềng mặt, phải chiều chuộng.
    Nhật là một cường quốc nhất nhì ở Đông Á và trong top 10 thế giới, cho nên Mỹ cố gắng bảo vệ. Giờ đây Nam Hàn cũng thế. Mỹ muốn bỏ Taiwan để mua lòng Tàu cộng, nhưng rồi bỏ không nổi, bởi Taiwan giờ đây không thua kém Nhật và Nam Hàn.

    • nguenha says:

      Thưa LND,những điều Ông nói đều đúng.Ngày nay có những nước nhỏ,các nước BẮc Âu
      chẳng hạn,được mọi người kính nể,một phần vì tài năng và nhân cách của họ.Nhưng VN là khác.HCM đả” triệt tiêu” sĩ-khí của người dân Việt qua những thời kỳ ,gọi là “kháng chiến”,nhưng thực chất là theo Tàu,theo Nga;”Ai cũng có thể sai,nhưng Mao và Staline là
      không bao giờ sai” hoặc “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao..”Trên danh nghĩa VN không còn là Vn của 4000 năm nửa,mà VN đả” hòa tan”vào thế giới Vô-sản do HCM là “cai-đầu-dài”.
      Vì thế,với Tư-duy”Vọng ngoại” tiềm ẩn trong đầu óc của bao thế hệ cầm quyền CS, do HCM đào tạo,thì cái chuyện “bợ đít” Mỹ không có chi là lạ.Chúng nó cho kế kọach nầy là “đu dây”.Mít-đặt mà đòi “đu dây”!!Đằng nào cũng chết cả,bọn
      cầm quyền CS theo Mỹ để chon” cái chết”êm ả hơn. Còn nói về lòng Tự trọng Dân-tộc,nhục nhả..thì bọn CS làm gì có những thứ ấy. Thân chào.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear nguenha,

        Theo tôi nghĩ, chúng ta nên nhận rõ LỖI MÌNH đã kém tài thua đức người ta, cho nên bọn phong kiến, thực dân, độc tài mọi dạng thức mới có cơ hội sống sót và tung hoành như chốn không người.

        1/
        Bảo Đại, Hồ, Diệm, Thiệu, Kỳ … tất cả đều là người Việt cả đó chứ.
        Các đàng phái quốc gia, các chính khách, học giả học thật … đều là người Việt.
        Thế tại sao đến nay Việt Nam vẫn nghèo, tụt hậu, độc tài ngự trị quá lâu trên quyền lực !
        CS đâu phải là con khỉ Tôn Ngộ Không chui ra từ hòn đá nào đó trên hành tinh này, phải ko?
        Chưa kể CS ta là bản sao mờ nhạt của CS Tàu, như ai cũng biết. Theo Tàu sát nút, nhưng làm ăn còn tệ lậu hơn thằng Tàu cộng, cho nên đất nước mới ra nông nỗi ngày nay.

        Truy nguyên cho kỹ, các cụ ta ngày xưa cũng bắt chước theo Tàu y chang, nhưng không bao giờ bằng được thằng Tàu phong kiến cả.
        Thời Pháp thuộc, VN Quốc dân đảng cũng là bắt chước mô hình chính trị của Tàu.
        Còn CS thời đó bắt chước mô hình của bọn CS Tàu, chứ ko phải của Nga chính hiệu con nai vàng ngơ ngác.
        Cụ Phan Bội Châu cũng chủ trương duy tân là bắt chước theo các nhà cách mạng Tàu như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu …
        Bởi các nhà trí thức, cách mạng ta đọc sách dịch từ trí thức Tàu ra cả, cho nên chịu ảnh hưởng kiểu Tàu. Rồi CS sau này lại ngả theo khuynh hướng của Mao

        Mở ngoặc đơn, tại Nam Hàn sau khi lật đổ tổng thống dân cử Lý Thừa Vãn thối nát, là bọn quân phiệt mưu đồ độc tài nắm quyền dài lâu, tìm mọi cách thủ tiêu chính quyền dân sự thay thế. Rất may có khuôn mặt lớn KIM ĐẠI TRỌNG đã cứu dân cứu nước khỏi đại nạn trên, mở đường cho dân chủ thẳng tiến tới đích như ngày hôm nay.
        Dĩ nhiên Kim Đại Trọng chưa là con người toàn hảo, không kiểm soát được người thân và thủ hạ, nên mang tai tiếng. Tuy nhiên điều đó cũng không làm lu mờ ánh hào quang sáng chói bao quanh ông.
        Tương tự ở Taiwan có tổng thống TRẦN THỦY BIỂN cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, tuy không chói sáng bằng.
        Lân bang ta thấy có cựu tổng thống CORAZON AQUINO ở Phi Luật Tân, AUNG SAN SUU KYI ở Miến Điện; xa hơn là Tibet có Đạt Lai Lạt Ma; xa hơn nữa có Nelson Mandela của Nam Phi …

        wikipedia
        Maria Corazon “Cory” Cojuangco Aquino (25 tháng 1, 1933 – 1 tháng 8, 2009) là Tổng thống thứ 11 của Philippines và là một nhà hoạt động dân chủ, hòa bình, nữ quyền, và mộ đạo nổi tiếng thế giới. Bà giữ chức vụ tổng thống từ năm 1986 đến 1992. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của Philippines nói riêng và của cả châu Á nói chung.

        Tự nhận là một “nhà nội trợ giản dị”,[1] Aquino kết hôn với Nghị sĩ Benigno Aquino, Jr. (1932–1983), một nhân vật hàng đầu hoạt động chống đối chế độ chuyên quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos. Sau khi chồng bà bị ám sát vào ngày 21 tháng 8 năm 1983, Aquino, trước đó chưa có kinh nghiệm chính trị, trở thành một tâm điểm và sức mạnh đoàn kết trong phong trào chống Marcos. Bà được mời ứng cử tranh đua với Marcos trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1986. Sau khi Marcos được tuyên bố là người thắng cử mặc dù có nhiều cáo buộc gian lận bầu cử, Aquino được đưa vào chức vụ tổng thống trong cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân không đổ máu.

        2/
        Còn ngay tại võ đài tập luyện tranh đấu cho dân chủ tự do Đàn Chim Việt này chúng ta thấy được gì qua các thảo luận !
        Chắc chắn là dân trong nước rất thất vọng, bởi trình độ kiến thức, phong cách “thi đấu” … nơi cái lò võ gọi là siển dương dân chủ tự do qua không gian ảo này.
        Chỉ cần so sánh một chút các “còm” ở các blog “lề trái” (blogger Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Trọng Tạo, Phương Bích …), ta thấy rõ trình độ cùng tư cách của các “còm sĩ” ra sao.

        Xin mượn lời Bernard Fall để kết luận: NGƯỜI VIỆT RẤT YÊU NƯỚC, NHƯNG KÉM HIỂU BIẾT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, CHUYỆN VIỆT NAM CÒN DÀI DÀI.

  6. THƯỢNG NGÀN says:

    NGU HAY KHÔN ?

    Người mình khó nói lắm thay
    Ngu thì mới đúng hay là toàn khôn ?
    Tại sao Hiệp nghị Năm Tư
    Triệu người bỏ Bắc vào Nam là gì ?

    Rồi thì mãi tới Bảy Lăm
    Nước nhà thống nhất hỏi còn gì hơn
    Vậy mà lìa nước ra đi
    Trong ba triệu ấy có toàn ngu, khôn ?

    Hỏi thêm một chút vẫn hơn
    Chuyện đời là thế, ai làm ra kia ?
    Mình khôn dân lại bỏ đi
    Dân khôn sao lại chẳng theo với mình ?

    Đấy đời thật đáng giật mình
    Cái khôn, cái dại thật tình là đâu ?
    Phải chăng chỉ ở con người
    Ở lòng nhân ái ở tài thông minh ?

    Nhân thì có bụng thương người
    Thông minh thì chẳng lụy người làm chi
    Quý hồ độc lập tự do
    Trước sau cho nước và cho chính mình !

    Hai điều ấy chẳng giữ mình
    Hỏi dân có thể thương mình được sao ?
    Dân ngu là hỏi bởi đâu
    Bởi người lãnh đạo chớ nào chối chi !

    ĐẠI NGÀN
    (21/7/13)

    • Trực Ngôn Chính Chủ says:

      Đại Ngàn ở trong hang
      Gió Ngàn nhảy khỏi hang
      Ngàn Ngàn ngồi im đó
      Non Ngàn lại nhảy đi….

      • Ấy Sĩ says:

        Đại Ngàn thay áo như điên
        Giống tên đĩ đực Non Ngàn tiền heo
        Trăng Ngàn thấy thích đem về
        Chui ngay vào áo hóa thân Đại Ngàn

    • Trọc Phú Thời Gian says:

      Điều tối thiểu về âm luật “bằng bằng, trắc trắc….” của thể thơ lục bát (chứ chưa nói đến thể thơ tứ tuyệt, đường luật…) cũng không biết ấy thế mà … Ngàn Ngàn, Gió Ngàn, Đại Ngàn…. bất cứ phản loạn nào cũng toàn…”phọt ra thơ con cóc”, thối um cả diễn đàn, thế mới lạ!
      Nhân đây Trọc Phú Thời Gian chép lại bài thơ của cụ Tú Xương để mọi người thấy “Tôm Tép Văng Mình” trên ĐCV mặc dù ĐCV không hề bị “nạn vỡ đê”.

      Than nuớc lụt năm Bính Ngọ

      Thử xem một tháng mấy lần mưa
      Ruộng Hóa ra sông, nước trắng bờ.
      Bát gạo Đồng-nai kinh chuyện cũ
      Con thuyền Quý Tỵ nhớ năm xưa.
      Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ
      Tôm tép văng mình đã sướng chưa?
      Nghe nói miền Nam trời đại hạn
      Sao không san sẻ nước cho vừa.

      Trần Tế Xương – 陳濟昌,

      • BIỂN NGÀN says:

        THƯƠNG THAY

        Thương thay đất nước non sông
        Dân tình giờ thế thì mong còn gì
        Diễn đàn bao kẻ ngu si
        Quả là hết thuốc lấy gì chữa sao
        Như thằng “Trọc Phú Thời Gian”
        Những quân cỡ ấy thật càng xót xa
        Mọi người biết tỏng cả rồi
        Thứ đồ mạt hạng gốc đều từ đâu !

        SÓNG NGÀN

    • BẠT NGÀN says:

      HAI THẰNG

      Hai tên Ấy Sĩ, Trực Ngôn
      Thứ đồ mạt hạng thật còn ra chi
      Người khôn hiểu biết trên đời
      Còn hai thằng dại này như cẩu tàn
      Muốn khôn chính đáng mới sang
      Còn như bất chính chỉ oan cho đời !

      TRĂNG NGÀN

  7. DâM TiêN says:

    Việt Nam TO thế Việt Nam Mẹ Sề, Việt Nam nghĩ mình oai lắm, thì cũng thua
    hai thằng Tàu, thằng Pháp, ( có Sam xúi bảy phía sau) vào lúc nửa đên giờ Tý
    trống canh ba, hai cu cậu thủ tướng Pháp và Hoa, nó nhìn xuống cái bản đồ
    minh châu trời đông chữ S, nó cắt ngang Vĩ tuyến 17 cái rụp! ngoài ý chí của
    dân mình…

    Thì nay, này ơi, hai cu Cận Bình và Khe Sanh Ô Bá Mờ hai họ cũng rắp ranh
    mần cái chi chi về VN và Đông Dương cho tiện bề sổ sách, rối mần ăn…

    Cho nên ý à. mềnh không…vọng ngoại, nhưng mềnh biết rõ mình vẫn là
    thân phận bé nhỏ trong Thế chiến quốc tân thời,

    nên mềnh có….thỉnh nguyện thư, có phong trào, có Việt Tân, có Cù Vú,
    Quốc Quân có toubib Lưu Manh Kườm, Thông Lụm, cu Võ É…

    thì trong giai đoạn kỷ ngươn này, VN cũng hoàn toàn do quyết định Mỹ Hoa.

    ( Hai tên Mỹ Hoa giằng co nhau, nên phải nhường nhau tì, thì mình mới
    thoát nạn, anh em ơi… lúc đó may ra mới VietNam to the Vietnamese…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Này này Dâm Ô ui,

      Chê Phật giáo, chê Võ Văn Ái túi bụi, nhưng có bỏ công bỏ sức ngâm kíu cho kỹ hay ăn ốc nói mò và chụp mũ vu không như phương vô học, hay bóp méo sự thật như bọn độc tài tàn ác CS và các con tương cận (gia đình trị, quân phiệt …)

      Xin mạn phép Ban Biên Tập DCV cho tôi trích dẫn một đoạn ngắn phỏng vấn Võ Văn Ái, để chứng minh cho thấy người cư sĩ Phật giáo VN kô mù quáng chỉ bênh vực đạo mình mà kô biết tự phê để rút kinh nghiệm quá khứ, cũng như không thông thạo tình hình quốc tế đâu nhé.

      [trích]
      [trích]
      6. Lê Thị Huệ: Ông nghi gì về vai trò Phật Giáo trong cuộc đảo chính 1.11.1963

      Võ Văn Ái : Vai trò Phật giáo huớng dẫn con đuờng dân tộc vuợt thoát luồng tu tuởng nhị nguyên Tây phuong nổ ra qua cuộc tranh chấp ý thức hệ phân đôi thế giới giữa Cộng sản và Tu bản.
      Giới tuớng lãnh quân nhân làm cuộc đảo chính 1.11.1063 theo chỉ thị của Hoa Kỳ để thực hiện chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam.
      Đáng tiếc vai trò Phật giáo tuy thành công trên phuong diện tín nguỡng, nhung thất bại trên phuong diện xã hội. Một phần vì giới trí thức Phật giáo không đuợc chuẩn bị, phần khác lực luợng quần chúng Phật giáo không đuợc tổ chức để đối ứng với tình hình thế sự. Nên đa bị các thế lực chính trị khuynh loát.

      7. Lê Thị Huệ: Theo ông thì cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam còn cần những yếu tố nào để đua đến thành công ?

      Võ Văn Ái : Cần hai yếu tố : Yếu tố Cu si và Yếu tố Quốc tế. Cần liên kết khối Phật giáo tại Á châu và trên thế giới thành lực luợng Hòa bình. Nếu ta muờng tuợng lại những năm đầu thế kỷ XX và so với ngày nay thì Phật giáo đa phát triển mạnh và phổ biến tại các nuớc Âu Mỹ nhu một giải pháp tuong lai chận đứng cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng ngày nay ở phuong Tây. Công lao ngài Thái Hu Đại su, nguời Trung quốc, mở ra những Hội Học Phật Âu Mỹ đầu thế kỷ XX, rồi tiếp đến ba bộ Essays in Zen Buddhism /Thiền luận của ngài Linh Mộc Đại Chuyết (Daisetz Teitaro Suzuki), nguời Nhật bản, khai thị tri thức Tây phuong. Đó là nói phía Á châu. Còn phải kể công đầu của rất nhiều học giả phuong Tây uu tú trong công trình dịch thuật kinh Phật nhu Edward Conze, Étienne Lamotte, G. Tucci, v.v… So việc dịch thuật và thấm nhuần kinh sách Phật giáo của các học giả Âu Mỹ từ thế kỷ XIX trở đi, học giả nguời Việt kể cả một số vị Tăng si có học còn ngắn hoi, so sài, chẳng thấm vào đâu.

      Trên đây là phuong diện học thuật, tu tuởng. Nay cần kết tinh qua hành động nhu một lực luợng Hòa bình thế giới truớc nạn độc tài, quân phiệt và khủng bố. Pháp môn Cư sĩ của Phật giáo Việt Nam rất có tuong lai, trên mặt hành động chính trị, văn hóa, xã hội, tại các quốc gia Âu Mỹ, nếu đuợc giới thiệu và phát huy. Cho tới nay tại phuong Tây mới đuợc phổ biến các Pháp môn Thiền và Nhật Liên tông (Sokagakai) đến từ Nhật Bản, và Phật giáo Tây Tạng.

      Do giáo luật Phật chế, Tăng si không đuợc làm chính trị, không đuợc tham gia thế sự. Hiện nay một số Tăng si trong Giáo hội Nhà nuớc tham gia làm đại biểu Quốc hội cộng sản là họ đa phạm trọng giới chiếu theo giới luật Phật chế.
      Tăng si chỉ lo việc truyền pháp và phát triển đời sống tâm linh cho tín đồ. Cho nên đối diện với thế sự chỉ còn giới Cu si là những nguời tu tại gia, thế học cao, không bị gò bó, không bị ảnh huởng giới luật cấm tham chính nên có khả năng chuyển vận giáo lý vào đời. Mặt khác, có chung đụng và đối diện với việc đời mới giải quyết cuộc nhân sinh trên bình diện xã hội. Cần nhớ Cu si là trữ luợng cho Tăng si, đồng thời cung là trữ luợng cho những nhà chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân văn, bác học, khoa học. Cu si là bánh xe chở Đạo, chớ coi thuờng nhu xua nay.

      (…) Cho nên cần có sự phân công hợp tác giữa Tăng si và Cu si để giải quyết thế sự và nhân sinh. Giới Tăng si ngày nay phải xem đây nhu Công án(2) để phát huy đạo Phật vào thời đại. Cần phân biệt thấu đáo hai vị trí, là Tăng si nhu một vị thầy dạy đạo và huớng dẫn tâm linh tín đồ, và vị trí Tăng đoàn nhu một trong ba pháp bảo (Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng). Nguời ta hay hiểu lầm và đánh lộn sòng một vị Tăng / Tăng si với tập thể Tăng là Tăng đoàn tức Tăng bảo trong Tam bảo. (…)

      Năm muời thế kỷ truớc do trình độ giáo dục và kiến thức của quần chúng Phật tử còn mông muội, nên Tăng si vừa là thầy dạy đạo, còn là thầy học, thầy thuốc, cố vấn chỉ đạo trên mọi linh vực của đời sống. Ngôi chùa thời Lý Trần là một trung tâm giáo dục, một đại học. Nguời cu si thuở ấy cần một vị Thầy toàn diện, và thuở xa xua ấy, ngoài nội điển (kinh sách Phật giáo), trình độ Ngu minh của Tăng si cung rất cao.

      Ngày nay trình độ tiến hóa của khoa học và các bộ môn kiến thức xã hội, nhân văn tiến những buớc hài nghìn dặm và thay thế vai trò Tăng si trên các linh vực này. Đời sống văn minh, dân chủ, hệ thống giáo dục, y khoa, ngôn ngữ đem lại những kiến thức rốt ráo cho đa số Cu si. Họ không còn dốt nhu xua. Vì vậy sự trông chờ của nguời cu si ở một Tăng si cung đa khác lắm. Họ trông chờ ở nguời Tăng si nhu một nhà bác học tâm linh, hon là một ông thầy chỉ giỏi cúng kiến, xem xăm, chấm tử vi. Dân quê nuớc ta đầu thế kỷ XX tin và chỉ có phuong thức chữa bệnh duy nhất là đốt bùa lấy tro hòa nuớc uống. Nhung khi y học Pháp đem lại viên thuốc Quinine, rồi lâu sau Penicilline, thì tín nguỡng đồng bóng bị đẩy lùi vào bóng tối quá khứ.

      Chính trị là một khoa học, chứ không là muu đồ. Chính trị tại nuớc ta 64 năm qua (1945-2009) còn quanh quẩn trong những muu đồ; chua đuợc khoa học hóa để phục vụ xã hội con nguời. Sự vắng mặt của giới Cu si Phật giáo trên ba linh vực chính trị, văn hóa và xã hội là một trong những nguyên do gây pháp nạn cho Phật giáo nói riêng, và quốc nạn cho dân tộc nói chung.

      Hiển nhiên nguời Cu si Phật giáo có mặt khắp noi, trong các hội đoàn, đảng phái, phía cộng sản cung nhu phía quốc gia. Thế nhung họ có mặt trong vai vế thừa sai. Chứ không ở vị trí chủ động của một nhà văn hóa chống chủ nghia ngu dân, một nhà chính trị phát huy chính sách khoan dung và hòa bình.

      8. Lê Thị Huệ: Ông phát biểu nhu thế nào về vai trò Phật giáo trong sinh mệnh của Việt Nam ? Phật giáo phải sửa đổi nhu thế nào để không sống làng nhàng, mà làm cho Việt Nam phát triển lên ?

      Võ Văn Ái : Chị dùng chữ “sống làng nhàng” là khoan hồng đấy. Đúng với thực tại phải nói là “sống nhập nhằng” – ba phải. Chẳng những ba phải mà nghìn phải !

      Trong hoàn cảnh lịch sử 2000 năm Việt Nam, sinh mệnh Phật giáo và sinh mệnh Việt Nam gắn liền nhau. Ở thời kỳ lập quốc, yếu tố Phật giáo đa hòa hài để hoàn chỉnh nền văn hiến Việt. Hiển nhiên còn hai yếu tố Khổng giáo và Lão giáo. Nhung Khổng giáo hoạt động ở bộ máy nhà nuớc, lại đại biểu cho nền văn hóa nô dịch của Bắc phuong nên có phần hạn chế trên mặt dân tộc. Lão giáo bị bỏ roi khía cạnh triết lý hành xử, trở thành nhánh tu tiên, uu tu thuật truờng sinh, cuối cùng trở thành dạng hoạt động bùa phép, phù thủy. Mối uu tu truờng sinh qua việc luyện đan và tu duỡng của Lão giáo chỉ tích cực ở mặt phát triển hóa học và y học cổ đại tuy còn thô so.

      (…)
      Ngoài việc huớng dẫn và phát triển đời sống tâm linh, đạo Phật Việt là tu tuởng chỉ đạo văn hóa chống các luồng ý thức hệ ngoại lai suy đồi hoặc phi nhân, và chỉ đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân, mà sử sách còn luu dấu .

      Cách “sống làng nhàng” làm cho “Việt Nam không phát triển” nhu chị nói không đến riêng từ Phật giáo, mà còn đến từ bộ máy cầm quyền, từ các triều chính theo quan niệm Tống Nho, rồi hai chính quyền đến từ Tây phuong, là thực dân Pháp và Cộng sản.

      Đồng ý là dù muốn dù không, giới trí thức Cu si Phật giáo cung phải chịu trách nhiệm trong sự phát triển cách “sống làng nhàng” này. Vì giới Cu si Phật giáo đa không sử dụng tối đa biệt nghiệp (karma của mỗi cá nhân) họ để giải vây cộng nghiệp (karma của tập thể, cộng đồng) quốc gia.

      Đây là hậu quả cuộc khủng hoảng văn hóa trầm trọng của Việt Nam từ hon ba thế kỷ. Nghia là từ cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn cho đến cuộc phân tranh Quốc Cộng. Sông Gianh hay sông Bến Hải vẫn là nhát kiếm vô hình cắt đôi tâm thức Việt.

      Hệ lụy ngày nay của nguời Phật tử Việt là đánh mất truyền thống “tầm su học đạo” của hành giả đông phuong. Tầm su học đạo mang ý nghia mở mang trí tuệ trong cuộc truy tìm kiến thức và chân lý do tự thân chọn lựa và điều huớng. Nguời học cần Thầy nên đi tìm thầy giúp họ giải phóng khỏi vô minh, mê vọng. Tìm Thầy nói lên tính cách chủ động chọn lựa có trí tuệ độc lập, đồng thời với ý chí cầu thị. Thầy không ngang tầm với kiến thức, với chân lý, thì hành giả tiếp tục đi tìm thầy khác. Thế là có phê phán và biết đánh giá khách quan, mà mục tiêu nhắm khai mở kiến thức giác ngộ. Nhờ vậy không trở thành cố tín, giáo điều, bè phái, cục bộ. Nguời sinh viên Âu Mỹ chọn đại học ngày nay vô hình trung thể hiện tinh thần “tầm su học đạo” của phuong Đông ? Tôi ít thấy các sinh viên Âu Mỹ bảo vệ đến chết “ông Thầy của mình” hoặc bảo vệ đến phun nuớc bọt rồi thuợng cẳng tay hạ cẳng chân với những ai không quỳ lạy “ông Thầy của mình” nhu nguời Việt Nam. Đặc biệt nguời Phật tử Việt Nam cuồng tín tin theo các vị Thầy của họ nên chẳng cần lý tới kiến thức hạn chế của Thầy mình.

      Ngày nay “tầm su học đạo” sa sút thành “y su chối đạo”. Nguời ta tin thầy hon chân lý, hon đạo. Cho nên gần đây có hiện tuợng phân hóa, chia rẽ đến gây thành tranh chấp trong cộng đồng Phật giáo trong, ngoài nuớc. Ai cung hiểu là có bàn tay lông lá của Cộng sản áp dụng thủ thuật “chia để trị”, lấy “gậy ông đập lung ông”, rõ ra là “dùng Su đánh Su, dùng Phật tử nện Phật tử”. Kiểu trai cò mổ nhau, ngu ông cộng sản đắc lợi. Nhung chuyện đau lòng là họ không chịu thâm nhập Ba tạng Kinh điển cao siêu kia, khiến mắc muu kẻ tà giáo ?

      (…)
      Bi kịch của giới Tăng si hay Phật tử ngày nay là chối bỏ Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) để tôn thờ Nhất bảo là “ông Thầy của mình”.

      9. Lê Thị Huệ: Nguời ta nói 4 dân tộc cùng một nền văn hóa là Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn , thì ba nuớc kia tiến hết rồi, trừ Việt Nam. Cùng một nét Khổng Học, thì cái gì khác giữa VN với 3 nuớc kia ? Việt Nam nên rút bài học nào ?

      Võ Văn Ái : Phê bình chung về Khổng giáo tại Việt Nam và vài nuớc Á châu, tôi đa biểu thị trong sách “Nguyễn Trãi, Sinh thức và Hành động” do Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris ấn hành năm 1981.

      Theo tôi nghi, Nhật Bản không áp dụng cứng nhắc cái học hủ Nho Chu – Trình thời Tống nhu Việt Nam, mà dựa vào Khổng học thực dụng của Vuong Duong Minh. Hai yếu tố quan trọng làm cho nuớc Nhật tân tiến nhất Á châu và đứng ngang hàng Tây phuong ngày nay. Một là yếu tố Phật giáo, hai là sự sáng suốt cầu học của giới si phu, đại biểu là Minh Trị Thiên hoàng. Ông dám thoát ly tu tuởng “ao nhà” so với chính sách đa điểu, bế môn tỏa cảng của các ông vua Tàu và Tự Đức cùng thời.
      Trung quốc tuy theo Cộng sản nhu Hà Nội, nhung do bản chất thực dụng cố hữu của nguời Tàu nên sớm biết phải bắt tay với “Con Cọp Giấy” Hoa Kỳ mà Mao Trạch Đông phỉ nhổ truớc đó, rồi chuyển đổi sang nền kinh tế thị truờng. Không nhu Việt Nam “Chống Mỹ mút mùa” nay đanh đổi sang lạy lục cúc bái Mỹ một cách trễ tràng lại thiếu thông minh. Nhất là không biết kết liên các thành phần dân tộc làm lá chắn chiến luợc tại Đông Nam Á và hội nhập vào công cuộc phát triển toàn cầu.

      Sau ngày Saigon thất thủ, năm 1977 và 1978 Hoa Kỳ muốn bình thuờng hóa quan hệ không điều kiện với Hà Nội. Nhung nguời Cộng sản kiêu binh đa khuớc từ theo chủ truong “có ba trăm lạng việc này mới xong”, ý ra điều kiện muốn thuong thảo thì Hoa Kỳ phải trả 7 tỷ Mỹ kim tái thiết Bắc Việt nhu Tổng thống Nixon đa hứa trong thời gian hòa hội Paris. Cái ngu về xử thế chính trị và dốt nát về kiến thức thế giới của Hà Nội khiến Hoa Kỳ bỏ roi[1]. Sau này lạy lục cúc bái bao năm mới thiết lập đuợc quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1995. Việt Nam mất co hội kiến thiết 19 năm ! Đến nỗi những năm 80, Nguyễn Khắc Viện la trời “có nguy co mất nuớc”.

      Đa số thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thất học, dù chua phải lỗi họ. Duới thời Pháp thuộc, vì lòng yêu nuớc họ tham gia đấu tranh rất sớm khi mới qua nguỡng cửa tiểu học hay trung học, rồi bị bắt vào tù. Kiến thức học đuờng ngừng lại từ đó, không phát triển thêm. Ý chí đấu tranh cao, lòng căm thù lớn, nhung kiến thức nông cạn, khiếm khuyết. Kịp đến khi đảm đuong việc nuớc năm 1945, sở học khiếm khuyết chẳng khác chi anh chột trong đám nguời mù. Quá tự đắc nên không biết nguyên tắc cầu nguời hiền, cầu nguời tài của những ông vua thời truớc để xây dựng bộ máy nhà nuớc theo tác phong “trắc tịch cầu hiền”. Vua chỉ ngồi nửa ghế (trắc tịch), nửa ghế kia giành chờ nguời tài đến ngồi. Ngày nay duới chế độ Xã hội chủ nghia, lãnh đạo Cộng sản chẳng những giành trọn ghế mà còn giành hết các dãy ghế trong rạp hát chính trị. Là nguời học trò ngoan ngoãn của Trung Cộng, nhung các điều hay bên Trung quốc lại không biết, không học. Thử nhìn vào chính sách kinh tế và đối ngoại của Bắc Kinh hiện nay thì rõ.

      Chị ở Hoa Kỳ ắt biết thế giới thầm lặng của giới trí thức và chuyên viên tu vấn thông qua hệ thống đại học và các Sáng hội think-tank quan trọng chừng nào. Chính họ hoạch định chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong hai vấn đề nội chính và đối ngoại, chứ không riêng Tổng thống và các bộ truởng. Số luợng chuyên viên tu vấn ở Hoa Kỳ có khoảng muời nghìn nguời. Tại Anh chỉ là số trăm, còn toàn Châu Âu là số ngàn. Trong khi ấy Trung quốc lên tới số trăm nghìn. Không phải Bộ Chính trị hay chính phủ ông Hồ Cẩm Đao hoạch định chính sách bành truớng của Trung quốc đâu, mà là một tập thể mênh mông những trí thức và chuyên viên tu vấn hoạch định. Viện Khoa học Xã hội Trung quốc ở Bắc kinh bao gồm 50 trung tâm nghiên cứu quốc sách với 260 bộ môn do 4000 nhà nghiên cứu điều hành, mà Trung quốc có hàng chục viện nhu thế.

      Khác với các thể chế dân chủ y cứ vào trung cầu dân ý hoặc sự góp ý của toàn dân theo chủ nghia dân túy. Trái lại, chủ truong độc tài đảng trị của Trung quốc đang dựa vào yếu tố trung tâm của sự hoạch định chính sách thông qua khảo cứu ở cấp chuyên viên tu vấn. Tôi gọi đây là hiện tuợng Gia Cát Luợng hiện đại. Đọc Tam quốc chí ta biết Luu Bị muốn dấy nghiệp lớn đa phải kiên nhẫn, khiêm cung tam cố thảo lu, ba lần chờ chực gặp xin Gia Cát Luợng làm quân su. Hiện tuợng Gia Cát Luợng ngày nay là hàng trăm nghìn chuyên viên tu vấn đang giải quyết tại Trung quốc sự dằn co giữa Chủ nghia Xã hội lỗi thời, sai lạc, với chủ nghia Tu bản rừng rú. Để làm chi ? – Để xây dựng một trật tự thế giới theo mô hình Trung quốc nhằm đánh đổ Hoa Kỳ, tức giấc mộng đại cuờng quốc xua cu của Hán tộc. Chúng ta sẽ chứng kiến việc này chừng 20 năm tới. Trong khi ấy Việt Nam không hề có viễn kiến thế giới. Tệ hon, không đao tạo nổi giới trí thức và chuyên gia tu vấn trong nuớc, lại còn xài xạc, tự thị với khoảng nửa triệu chất xám Việt Nam ở hải ngoại.

      (…)

      Kể từ năm 2007 ta thấy rõ Trung quốc đang xuất cảng mô thức Đặc khu kinh tế sang Phi châu. Họ đa hay đang thực hiện tại Zambia, Mauritania và Tanzania. Một số nuớc Nam Mỹ cung đang học đoi mô thức phát triển Trung quốc. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì đang có 3000 dự án Trung quốc phát triển tại 120 quốc gia. Chua ai quên giai thoại Quy Tiền tệ Quốc tế (IMF) thuong thuyết nhiều năm với chính quyền Angola về một hiệp uớc chống tham nhung thì mới cho vay lãi nhẹ. Thế nhung vài giờ truớc khi ký kết (năm 2004) Angola tuyên bố chẳng cần tiền của Quy Tiền tệ Quốc tế nữa, vì Trung quốc vừa cho vay 2 tỉ Mỹ kim với chế độ uu đai.

      Tu tuởng quyền lực nhuyễn (Soft power) là phát kiến của nhà khoa học chính trị Mỹ Joseph Nye năm 1990, đang đuợc Bắc kinh áp dụng triệt để hon tại các nuớc Âu Mỹ. Mặt khác giới trí thức Tàu kể cả những nguời bảo thủ trong đảng Cộng sản cung đang quy mô nghiên cứu lại tu tuởng cổ đại Trung quốc.

      Khắp noi, Trung quốc đang rao hàng “chính sách hòa bình” của họ, và đa thiết lập Tổ chức “Hợp tác Thuợng Hải” nhằm đánh bật Hoa Kỳ ra khỏi các cộng đồng Châu Á. Ảnh huởng Trung quốc ngay tại LHQ không phải nhỏ, mà chúng ta thấy rõ sau cuộc chiến Iraq, qua việc xúi giục các nuớc Phi châu cản ngăn Nhật bản vào ngồi ghế Ủy viên thuờng trực Hội đồng Bảo An, hay đẩy các quốc gia Hồi giáo làm suy yếu và biến tuớng vai trò nhân quyền thực hữu của Hội đồng Nhân quyền LHQ thay thế Ủy hội Nhân quyền LHQ truớc kia. Tất cả đó nhằm suy yếu ảnh huởng Hoa Kỳ tại diễn đan quốc tế này. Tại Đại hội đồng LHQ phiếu bầu cho Hoa Kỳ tụt từ 50,6% năm 1995 xuống 23,6% năm 2006. Về nhân quyền tại LHQ, Trung quốc tăng vọt từ 43% lên 82%, trong khi Hoa Kỳ từ 53% tụt xuống 22% !
      Hẳn nhiên chế độ độc tôn độc đảng tại Trung quốc chóng chầy sẽ sụp đổ. Nhung hiện tại Bắc Kinh vận dụng tất cả mọi phuong tiện tinh vi cổ kim để kéo dài mạng sống và chận đứng sự nổi loạn của quần chúng.

      Đem chủ nghia Duy vật vô thần và phi tôn giáo xích hóa nuớc Tàu từ năm 1949, nhung nay tiên kiến buớc đi của lịch sử cùng tiềm năng châu Á, nên ngày 16.4.2006 Bắc kinh tổ chức “Đại hội Phật giáo Thế giới” mời 36 nuớc đến tham dự.

      Từ thập niên 90, Trung quốc đa có trào luu phục hồi Nho giáo do giới học giả nghiên cứu Quốc học đề xuớng. Rút bài học từ sự kiện thập niên 90 Cộng sản quốc tế sụp đổ, mẫu quốc Liên xô tan vỡ, khoảng trống ý thức hằn sâu tại các quốc gia theo Cộng gây thành cuộc khủng hoảng ý thức hệ không tiền khoáng hậu. Một số trong giới trí thức Trung quốc nhận định không thể phủ nhận nội dung chính của hiện đại hóa và toàn cầu hóa đang do văn minh phuong Tây lãnh đạo. Với tâm thức nuớc lớn, Trung quốc tự biết không thể khu khu trình làng ý thức hệ lỗi thời Mác – Lê – Mao nữa. Họ quay về cầu cứu Quốc học, đem ông Khổng Tử ra chào hàng. Hiện đang có trào luu đoi đem Tứ thu, Ngu kinh vào dạy ở các bậc tiểu học và trung học tại Hoa lục. Đối ngoại thì Bắc Kinh đa bỏ hang tỉ bạc mở 100 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới dạy chữ Hán và văn hóa cổ Trung quốc cho nguời nuớc ngoài. Minh thị cho trào luu này là hiện tuợng Vu Đan xẩy ra hồi tháng 10.2006. Bà Vu Đan, 41 tuổi, giáo su Triết tại Đại học Su phạm Bắc kinh lên Đai Truyền hình Trung uong thuyết giảng 7 buổi về đề tài “Thu hoạch đọc sách Luận Ngữ” thu hút hàng triệu nguời nghe nhìn. Sau in thành sách đợt đầu bán một triệu cuốn, vài tháng sau tái bản bán 3 triệu cuốn. Một kỷ lục trong ngành xuất bản sách, mà lại là cổ thu bị Mao đốt bỏ mấy muoi năm truớc.

      Trong khi ấy phục hồi quốc học ở Việt Nam là gì ? – Đua một tay hành động nhu Hồ Chí Minh lên thành nhà “tu tuởng” (sic), cho ra vài cuốn viết về Khổng học so sài, không phát kiến. Còn Phật giáo là nền tảng từ cổ đại, trung đại đến hiện đại trên mặt tu tuởng và hành động thì bị đan áp không nuong tay. Ngoại trừ thứ Phật giáo công cụ do đảng nặn ra làm bình phong. Còn lại chỉ thấy toàn những nghìn luợt lễ hội đánh trống khua chuông, ăn mặt áo mão cải luong, hát bộ, nói là của thời “Hùng vuong”, “Nguyễn Huệ” cốt thu hút khách du lịch làm tiền ! Đua đoi cái mã lòe loẹt bên ngoài nhung nội dung và thực chất vắng bóng. Mới đây, tôi đọc trên Gió O bài trả lời của nhà văn Cộng sản Nguyên Ngọc công tâm nói về văn hóa Việt. Tôi xin trích vài lời của ông Nguyên Ngọc :

      “Nỗi lo lớn bây giờ là dù kinh tế có đang khá lên, nhung văn hóa đa không khá theo, thậm chí còn sa sút. Đang có hiện tuợng cả xã hội lao đi làm kinh tế, nhung kể cả trong tầng lớp “khá giả” nhất của xã hội cung rất ít nguời quan tâm đến văn hóa, quan tâm tới cách ứng xử có văn hóa. Văn hóa trọc phú đang tràn ngập trong xã hội. (…) Đặc trung của chùa miền Bắc là sự thâm u, trầm tu, yên tinh. Kể cả những ngôi chùa nằm giữa phố, buớc vào chùa là một không gian khác hẳn, khiến con nguời ta lắng lại. Nhung giờ thì đâu đâu cung thi đua trùng tu, mở rộng chùa. (…) Hình thái kiến trúc đa “hỏng”, cách ứng xử trong các không gian tôn nghiêm ấy cung có quá nhiều chuyện đáng buồn. Đa có lần tôi cùng nhạc si Duong Thụ đến chùa Tháp Bút, thấy tình trạng “hát kinh” có nhạc đệm, giống nhu trong nhà thờ. Cách tụng kinh Phật chậm rãi, nhấn nhá ê, a không có chút gì giống với nhạc đệm nhà thờ ở phuong Tây cả. Tết năm ngoái tôi lên chùa Phật Tích, đi từ ngoài vào tới sân trong toàn thấy mùi… mực nuớng !”.

      Truờng hợp Đại Hàn cung nhu Nhật Bản là hai quốc gia dân chủ. Chúng ta có thể thẩm kết mà không sợ sai lạc, là các quốc gia theo thể chế dân chủ, tự do mới có hoàn cảnh phát triển. Các nuớc độc tài toàn trị, quân phiệt, phát xít, thì thiểu số lãnh đạo trở thành triệu phú bên cạnh khối đại đa dân chúng ngày càng bần hàn, thất học. Ví dụ quá rõ khi ta so sánh một dân tộc Triều Tiên, mà Nam Hàn dân chủ phát triển mù trời, Bắc Hàn theo Cộng sản dân chúng đói meo.

      (…)
      Chị hỏi Việt Nam nên rút bài học nào để phát triển ?
      Câu trả lời dứt khoát là vứt hệ thống nhà nuớc và ý thức hệ Cộng sản vào hố rác, nhu thế giới đa vứt chủ nghia Cộng sản vào hố rác lịch sử đầu thập niên 90. Trời đa cho Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh 73 năm thí nghiệm Cộng sản nhu một giải pháp phát triển dân sinh (1917 – 1990). Nhung 73 năm ấy các ông chỉ làm hai động tác vô sản hóa dân nghèo và thảm sát giới trí thức. Thế thì đeo đuổi làm chi sự hủ bại lão suy ?
      [hết trích]

      Tóm lại, TỰ MÌNH CỐ GẮNG TRƯỚC, RỒI TRỜI GIÚP MÌNH SAU.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y Trị :-)

      • Bút Thép VN says:

        Lão DâM thì ương ương
        Thầy Kường thì xả rác
        Hơi bị mệt!

  8. @ Thầy Kường đầu tôm says:

    Cũng nhờ nền Đệ I Cộng Hòa cưu mang, mà cả nhà thầy Kường còn có chút đất của miền Nam VN để mà cắm dùi nhẩy?
    Mẹ kiếp, thế sao thầy vẫn cứ hả họng, chổng khu chửi bới VNCH hà rầm??

    • Lại Mạnh Cường says:

      Rất tiếc bạn NGỘ NHẬN thật tệ hại, như một số diễn đàn viên, ở chỗ cố tình ĐỒNG HÓA đám lãnh đạo vô tài bất tướng với quốc gia và dân tộc.

      Tôi chống độc tài gia đình trị của triều đại nhà Ngô Đình thời Đệ Nhất Cộng hoà, đồng thời bọn quân phiệt thời Đệ Nhị Cộng hòa, cũng như trước đó chống đám tay sai cho thực dân Tây và hiện nay là Việt Cộng.

      Như gần một triệu người Bắc Di cư 54 từ Bắc vào Nam, gia đình tôi chống Cộng, nên bỏ lại mọi thứ nơi chôn nhau cắt rốn đằng sau lưng, để di cư vào Nam theo đúng như hiệp định đình chiến Genève 1954 qui định, chứ không phải vì ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm, hay bất cứ ai.
      Nói thẳng ông nào cũng đặng, no care gốc gác địa phương, tôn giáo, tình trạng độc thân hay vợ nọ con kia …, miễn chống Cộng cho hăng là OK Salem.

      Thực ra dân di cư lúc đó đại đa số chả biết ông Diệm là ai, bởi thông tín hạn chế không như ngày nay, thứ nữa ông làm thượng thư bộ Lại có mấy tháng hồi thập niên 30; rồi ông được bổ nhiệm làm thủ tướng ngay trước hiệp định Genève 54 có ít lâu. Người ta biết rõ quốc trưởng Bảo Đại là phe quốc gia, chứ no care ông thủ tướng Diệm vào lúc đó. Ông chống Tây và ở phe Cường Để thân Nhật, nên không popular, nếu ko muốn nói là bị đối phương dìm (thực ra ông xui xẻo, chính bọn Nhật cũng “ghìm” không cho ngóc đầu lên từ ông minh chủ Cường Để đến thủ hạ thân tín là Ngô Đình Diệm lúc đảo chánh Tây năm 1954, khiến CĐ chết già ở Nhật, còn ông Diệm phải bôn ba qua Mỹ ăn nhờ ở đậu vào giáo hội Catho Mỹ như ai cũng rõ)

      Di cư vào Nam hoàn toàn nhờ vào một tay Pháp và Mỹ; vào Nam yên vị dần dần cũng nhờ họ và có sự tiếp tay tích cực của sinh viên học sinh di cư vào trước. Dĩ nhiên có nơi nhờ cậy các tu si Kitô giáo, bởi họ lo cho giáo dân di cư của họ và được chính quyền tín nhiệm giao cho người bên lương ỡ lẫn lộn chung với người bên đạo Kitô.

      Lực lượng dân di cư này, cùng thân hào nhân sĩ trong Nam (như Nguyễn Ngọc Thơ chẳng hạn), các đảng phái chính trị quốc gia, đã tiếp tay thật đắc lực cùng đồng minh, để củng cố địa vị phòng tuyến chống Cộng vững chắc trong Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào.
      Gia đình tôi có nhiều người tham gia mạnh mẽ vào phòng tuyến chống Cộng của chính quyền cả hai thời Cộng hòa và có những người ở địa vị khá to, trong chính quyền và quân đội. Bản thân tôi cũng tham gia không ngần ngại từ xưa tới nay.

      Nói ngắn gọn, chúng tôi không chống dân và đất nước mình, chỉ kiên quyết chống độc tài dưới mọi hình thức, nhất là cộng sản và bọn sâu dân mọt nước, khai thác tối đa lòng yêu nước của dân để thủ lợi cho riêng cá nhân và gia đình mình.
      Di cư để đi tìm tự do lại bị phản bội bởi bọn câm đầu, thì mình phải vùng vẫy chống lại chúng chứ. Phãi thanh lý nội bộ trước, mới chống kẻ địch hữu hiệu được. Để chúng đâm sau lưng chiến sĩ làm sao sống nổi. Khổng Tử từng khuyên: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ! Giờ phải chống Vixi trước khi chống Tàu cộng.

      Cứ thử nhìn xem, con cháu nhà Diệm Nhu với Thiệu Kỳ Kiêm … có đứa nào ra mặt chống Cộng, hay muối mặt bắt tay với Cộng, hoặc nằm im hơi lặng tiếng từ sau biến cố 1975 đến nay.

      Lưu ý một điều then chốt, chúng ta chống Việt Cộng, rồi Vixi để mất nước vào tay ngoại bang, chẳng hạn Tàu cộng, liệu có thể kết tội chúng ta tiếp tay cho ngoại bang để làm mất nước chăng ?
      Và tốt nhât đừng nên để cho lũ tay sai nằm vùng CS tuyên truyền, bây giờ nên chống Tàu cộng hơn chống Việt cộng; thậm chí chúng còn rủ rê nên tiếp tay Vixi chống Tàu.

      Bọn độc tài chỉ muốn dân làm bia đỡ đạn cho chúng, làm nô lệ phục vụ chế độ, để chúng ăn trên ngồi chốc, xiết ốc ngồi lâu trên quyền lực.
      Muốn học hành tử tế thành đạt trước tiên do công sức chình mình, sau đó gia đình mình. Không thể bảo nhờ bọn lãnh tụ độc tài mà minh học thành tài được.

      Cứ xem như Nguyễn Tiến Trung không học giỏi để được xuất ngoại đỗ đạt tới thạc sĩ, thì còn lâu CS mới tạo điều kiện cho học hành tới nơi tới chốn, hiểu biêt ra mọi sự mà chống chúng.
      Chúng chỉ mong mình học đủ biết chữ, đọc thuộc các nghị quyết của đảng và nhà nước CS, hay cao lắm là đủ kiến thức làm công bộc cho chúng; xem ra chả khác gì thời thực dân, chứ không phải học để hiểu biết chống lai chúng.

      Thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà học lèm bèm là khó đậu, rớt là đi lính ngay tức thì. Đi lính không thân thế cổ cánh thì ra tác chiến mất mạng như chơi. Chưa kể nạn đôn quân và tổng động viên bắt lính tưng bừng. Cái giấy hoãn dịch vì lý do học vấn lúc nào cũng thủ trong bóp, bỏi thế mới có câu: thân thể người ta chia ra làm bốn phần: đầu, mình, chân tay và .. cái ví !

      Xem ra cái đầu của anh bạn có vấn đề lớn, theo tôi định bệnh là bạn bị chập mạch cho nên dùng nick và còm vô tổ chức.

      Đúng như bài viết của mới nhất của Huỳnh Thục Vy, có DANH CHÍNH THÌ NGÔN MỚI THUẬN.
      Còn ném đá dấu tay là nghề ruột của bọn cực đoan và độc tài, nếu không thì đó là kẻ thông manh thiển cận, hay thần kinh có vấn đề đến độ hết thuốc chữa !

      • nguenha says:

        Thưa thầy Kuong: “cũng nhờ nền De nhất CH cưu mang…” cái quan niệm Chế độ
        nuôi Dân,là quá lổi thời.Chế độ hay nói khác hơn Nhà nước gắn lien với người dân
        băng Hợp đồng Lá phiếu.Khi người Dân bầu chon ra Nhà nước,thì Nha nước phải có bổn phận thực hiện những điều đã cam kết.Ở đây không có chuyện:” ai nuôi ai cả.”
        Dước chế độ Dân chủ là thế. Còn chế độ Độc tài coi Dân là một thứ “hang hóa’,khi đó mới nói đến “mua-cho”.Khi Ông nói “nền Đệ nhất CH cưu mang” là vô hình dung Ông gán cho chính quyền TT Diệm “độc tài”. Chúng ta phải “bình tỉnh”,không nên xử dùng những từ ngử như Cs:” Đảng nuôi,Đảng cho”,những ngôn từ đó chỉ có dưới chế độ Độc tài mà thôi. Thân chào.

      • @ Thầy Kường đầu tôm says:

        Thú thật, tui chỉ dám đọc được vài hàng, trong mớ chữ mà thầy Kường thường…mượn đỡ – cắt dán, cọp, chôm chỉa…Là tui vọt! Thầy viết tùm lum, tào lao … như kẻ tâm thần phân liệt; thiệt là không ra con giáp gì cả!

        Có lần bạn đọc NKD nhận xét rất chuẩn:
        “Đầu óc Kụ Kường kặc dái lộn xộn rồi…”

      • noileo says:

        “Xem ra cái đầu của anh bạn có vấn đề lớn, theo tôi định bệnh là bạn bị chập mạch” (bác sĩ Lại Mạnh Cường)

        Khi đọc đuọc phát biểu trên người ta rất mừng vì đã tìm ra một cách đánh giá, do chính bác sĩ Cường nêu ra, để đánh giá những phát biểu như phát biểu dưới đây của bác sĩ Cường:

        “Lưu ý một điều then chốt, chúng ta chống Việt Cộng, rồi Vixi để mất nước vào tay ngoại bang, chẳng hạn Tàu cộng, liệu có thể kết tội chúng ta tiếp tay cho ngoại bang để làm mất nước chăng ?” (bác sĩ Lại Mạnh Cường)

        Với phát biểu trên bác sĩ Cường cho thấy bác sĩ Cường đúng là một dứa trẻ con có cái đầu bị chập mạch.

        - Việt cộng, từ thời Hồ chí Minh & Việt nam dân chủ Cộng hòa, từ 1954, từ 1950, đã đón Tàu cộng vào VN, cùng với tàu cộng gây cuộc bạo lực chính trị cộng sản, bành trướng chủ thuyết Mác lê tội ác vào VN.

        Nhờ Tàu cộng chống lưng, dựa vào súng đạn tàu cộng, bọn cộng sản Việt nam dân chủ Cộng hòa & Hồ chí Minh mới chiếm đuọc miền bắc của VN, dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện ở miền bắc.
        Từ đó, đến nay, Việt cộng để mất VN vào tay ngoại bang tàu cộng.

        Nhắc lại, chính là Việt cộng & Hồ chí Minh đã rước giặc tàu vào VN, cắt xẻ lãnh thổ VN dâng cho tàu cộng, để mất VN vào tay Tàu cộng.

        VNCH hoàn toàn không dính dáng gì vào hành động của Hồ chí Minh và bọn cộng sản VNDCCH Võ Nguyên Giáp & Phạm văn Đồng…, rước giặc tàu vào VN từ 1954, từ 1950.

        Sau này, sau 1954, khi VNCH tiến hành chiến tranh chống lại Việt cộng, thì đó chỉ là cuộc chiến tranh tự vệ chống lại Viẹt cộng từ miền bắc đem chiến tranh vào miền nam, xâm lăng VNCH.

        Nhắc lại, cuộc chiến tranh Hồ chí Minh là do Việt cộng gây ra, xâm lăng VNCH, diễn ra trên lãnh thổ VNCH.

        Cuộc chiến tranh do VNCH tiến hành chỉ là chiến tranh tự vệ, diễn ra ngay trên lãnh thổ VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của Việt cộng & tàu cộng từ bắc vĩ tuyến 17 tràn xuống.

        - Ngô Đình Diệm, Tổng thống VNCH, theo con đường chống cộng. Chống cộng không chỉ là một hành vi chính trị, chống cộng còn là một hành vi đạo đức, cái đạo đức bình thường của một người bình thường tháy cái gì là sai, là phi nhân bất nghĩa, thì muốn chống lại, thấy bọn cộng sản VN Hồ chí Minh là bọn ác quỷ phi nhân bất nghĩa, phản dân tộc, thì muốn chống lại, thì chống lại cộng sản.

        Riêng đối với VN, “chống cộng” còn là để bảo vệ VN không bị rơi vào sự lệ thuộc Tàu cộng.

        - Xong có một số người, như bác sĩ Cường (*) kêu gọi các quân nhân bất mãn lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, một chính phủ dân sự, vì thế, có một số đánh giá, cho rằng cuộc đảo chánh ấy là nguyên nhân sâu xa làm hỏng cuộc chống cộng, vì thế có người đánh giá hành động ấy là vô tình tiếp tay Việt cộng chiếm đoạt VNCH …

        Nhìn lại những sự việc & những diễn tiến như trên, phải thấy bác sĩ Cường đúng là một đứa trẻ con có cái đầu bị chập mạch khi bác sĩ Cường gọi cuộc chiến tranh của VNCH, cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của quân cộng sản bắc việt, chống lại cuộc xâm lăng của quân cộng sản VNDCCH là “chúng ta tiếp tay cho ngoại bang để làm mất nước chăng”!

        *****

        (*)như bác sĩ Cường, có cái tư duy chống lung tung xà bần của một đứa bé, của một cô gái tuổi tin, 13, 15, cái gì cũng chống, chống cha mẹ, chống thầy cô, chống bạn bè…

        chỉ có một điều hơi khác: khi qua khỏi tuổi tin, khi đến tuổi 20, 21 trở lên, đã trưởng thành, các cô gái trở nên bình tĩnh hơn, biết mình muốn gì, yêu gì, ghét gì…,

        còn bác sĩ Cường của chúng mình thì cho đến 60, 70 tuổi, “tâm hồn” vẫn tiếp tục “hồn nhiên” như một đứa bé ngớ ngẩn, vẫn cứ như một cô gái tuổi tin, chống lung tung xà bần, chống ngay cả chính mình, câu sau dấu tố câu trước loạn cào cào..

        Nay bác sĩ Cường còn thêm một căn bệnh chập mạch nữa: bác sĩ Cường đang cố gắng để đuọc quý các nhà trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà xã hội chủ nghĩa, và bọn chuyên gia làm chứng gian [chuyên nghề nhục mạ người VN, gọi cuộc chiến tranh Hồ chí Minh thảm sát hàng triệu người miền nam, là "chiến tranh chống Mỹ"] cấp cho cái chứng chỉ “người đứng giữa hai hàng”.

        Nhưng, “bảo hoàng hơn vua”, bác sĩ Cường, để cố gắng ra cái điều “lý tưởng”, bác sĩ Cường lại cố gắng ra cái điều “trung dung” bằng cách “ai cũng chửi”, chửi bới lung tung, vì thế bác sĩ Cường đang trở thành “người đứng giữa hai chân”, người đứng giữa háng…

      • noileo says:

        “Cứ thử nhìn xem, con cháu nhà Diệm Nhu với Thiệu Kỳ Kiêm … có đứa nào ra mặt chống Cộng, hay muối mặt bắt tay với Cộng, hoặc nằm im hơi lặng tiếng từ sau biến cố 1975 đến nay.” (bác sĩ Lại Mạnh Cường xổm tọa chi ngôn)

        Lại một phát biểu chập mạch của bác sĩ chập mạch!

        Con cháu Lại Mạnh Cường đi làm luật sư, hoặc nghề gì đó, không theo nghề bác sĩ, là một bằng chứng cho thấy Lại Mạnh Cường không phải là bác sĩ, cho thấy Lại mạnh Cường chỉ là một tên lang băm?

        Con cháu Lại Mạnh Cường, có tư cách hơn Lại Mạnh Cường, không theo nghề đứng giữa háng của lại Mạnh Cường, đó là một điều rất tốt đẹp.

        Tuy nhiên , điều tốt đẹp đó của con cháu LMC không thể phủ nhận đuọc sự việc Lại mạnh Cường là một chuyên gia đứng giữa háng!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear nguenha,

        Xin cám ơn bạn đã làm sáng tỏ quan niệm khác biệt căn bản giữa (hai chế độ) dân chủ và độc tài khi đối xử với dân.

        Ở đây tôi cực lực phản bác lại một số không nhỏ diễn đàn viên đã nhiều lần đặt vấn đề và cho rằng, tôi sống nhờ chế độ (độc tài) nên mới yên ổn ăn học thành người như hôm nay !

        Nhân đây tôi trả lời dứt khoát một lần là, muốn thành công thật sự trên đường đời, trước tiên là dựa vào chính sức mình, với sự hổ trợ kế đó là của gia đình và sau hết của môi trường mình đang sống. Có khi không gặp môi trường thuận lợi thì chính mình và cả gia đình mình phải cố hết sức dù trong nghịch cảnh.

        Thậm chí không nhận được hổ trợ của gia đình, mình là kẻ duy nhất tự cứu mình. Chẳng hạn khi đơn thân độc mã sống ở hải ngoại, chính tôi phãi tự cứu mình qua sự giúp đỡ chính quyền sở tại, để tôi có một cuộc sống tối thiểu nhất nơi đất lạ quê người; và tôi vẫn tiếp tục thiên chức của kẻ sĩ là liên tục không ngừng tranh đấu cho tự do dân chủ.

        Nên nhớ tôi không hề viết chế độ cưu mang tôi, mà ngược lại sống trong các chế độ độc tài, bản thân tôi đã phải liên tục chiến đấu, trước là để đat mục đích trong học hành và sinh sống, kế đó là tranh đấu cho dân chủ tự do. “Tu thân tề gia trị quốc …” là tiêu chí tôi cho là còn có giá trị cao đến giờ.

        Tôi nói thẳng luôn là, không việc gì mà phải chịu ở các lãnh tụ, được một số không nhỏ cho là “anh minh” như cụ Diệm, hay đám quân phiệt “chó nhảy bàn độc” nối tiếp tiếm quyền là Thiệu Kỳ Khiêm … Đó là những thủ phạm đã a tòng nhau bóp chết những mầm mống dân chủ non trẻ ở nước ta trong hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa.

        Về cụ Diệm tôi đã phân tích rõ tại đây nhiều lầm về cái sai cơ bản của cụ. Đó là quan niệm “DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC” ! Dùng độc tài gia đình trị để chống độc tài CS. Từ đó ta thấy đẻ ra thuyết Cần Lao Nhân vị để chống lại thuyết CS; đảng Cần Lao vs đàng CS; Phong trào Cách mạng Quốc gia vs Mặt trận Tổ quốc; các tổ chức ngoại vi như Thanh niên Thanh nữ Cộng hòa, Hội Phụ nữ Liên đới, chiến dịch Tố Cộng … vs cơ câu ba Đê (Đội, Đoàn, Đảng); suy tôn lãnh tụ thành thần thánh v.v….

        Không thể biện minh là thời cuộc bắt buộc phải thế thế ! Nói thế là ngụy biện, chả khác gì CS cả. Nói thực với nhau, đó là MỊ DÂN (démagogie) trắng trợn. Chưa kể nó thể hiện sự NGU DỐT về dân chủ tự do, còn nghi ngờ giá trị đích thực của dân chủ tự do, cho nên cho rằng dân ta và đất nước ta phải lệ thuộc vào ngoại bang, phải chọn con đường lòng vòng đó để đến cái đích sau cùng là tự do dân chủ.

        Với quân đội VNCH, mà anh em là những thành viên trong đó, tôi thấy cũng chả việc gì mình lại đi vinh danh lung tung xoè như thiên hạ vẫn làm hiện nay. Đi lính là nghĩa vụ, dầu anh có thích hay không, của mọi người dân sống trong thời chiến. Chúng tôi xét ra đã làm tròn bổn phận đó, nên chả thấy cần ai vinh danh hay phải vinh danh ai đó cả.

        Hy sinh cho quê hương đất nước để có được tự do dân chủ, hoà bình thịnh vượng … là điều vinh dự, cũng như nghĩa vụ cao đẹp của mọi công dân. Hãy hãnh diện và tập thành thói quen rất tốt đó. Mình tự biết mình là ai và giá trị của mình thế nào là đủ sung sướng rồi, đừng show off quá đàng như hiện nay.

        Ciao,
        LMC

  9. Vũ duy Giang says:

    Vui mừng đọc bài viết về cuộc di cư lịch sử(gần 60 năm,hơn nửa cuộc đời!)của nhà văn,nhà báo Mặc Giao, cùng dân Thái”lọ”(như Lại Mạnh Cường”),mất dạng từ khi ông”tái” di cư từ Pháp qua Canada!

    Có điều thắc mắc về”khu tự trị Phát Diệm”của GM Lê hữu Từ:”thành lập từ 1946-1947 được bảo vệ bằng 1 lực lượng quân sự riêng,không cho VM đến quấy phá,cũng không cộng tác với Pháp”.Nhưng trong thời gian ấy,Bố tôi dậy ở 1 trường trung học(di chuyển từ tỉnh Thái Bình,về vùng quê liên khu 3 kháng chiến chống Pháp)có khi đi chấm thi tại Pháp Diệm,và được gặp cả LM.Lê hữu Từ(cũng di tản vào miền nam sau 1954?).Như vậy vùng”tự trị”này có liên hệ giáo dục với VM?

    Cuộc”chốn chạy”vào Nam của gia đình tác giả MG giống như của nhiều gia đình”Bắc kỳ”khác,và đã được Pháp,Mỹ tổ chức chu đáo các phưong tiện chuyên trở bằng đường hàng không,và tầu biển, khiến gần 1 triệu dân”di cư”không bị nạn”cướp biển”,chết đuối vì tầu lật,như cuộc”di tản”1975 của hơn triệu “Boat peoples” do riêng Mỹ tổ chức.Phải chăng Mỹ không đủ phương tiện như năm 1954?

    • Lại Mạnh Cường says:

      Hình như Vũ Duy Giang giả cả lẫn lộn quên mất Việt sử rồi.
      Thời 1954 các phía lâm chiến ký kết hiệp ước đình chiến, với diều khoản rõ ràng cho di cư và tập kết quân đội trong thời han hình như 300 ngày.

      Còn biến cố Mùa Xuân năm 1975 là miền Nam thua đau CS, bởi những tính toán sai lầm về chiến lược chiến thuật của Nguyễn Văn Thiệu. Thua thật nhanh, chắc kỷ lục thua bằng với sư mât bán đảo Sinai của Ai Cập vào tay Do Thái. Chưa đánh đã chạy, có nơi chạy trước khi địch tới cả mấy ngày trước, như Nha Trang chẳng hạn.

      • DâM TiêN says:

        Cườm ui xa vắng minh mông (đít) là Cườm,
        Nghe nghe “chị ” bảo cho tường:

        MIỀN NAM THUA ĐỂ THẮNG; MIỀN BẮC THẮNG ĐỂ THUA.
        (Tư Tưởng Tô Mã Ý)

        Chỉ có 10 chữ vàng đó mà giải thích được chuyện Việt Nam.

      • Vũ duy Giang says:

        @LMC

        “Càng già,càng rẻo,càng dai
        Trẻ hơn,chỉ viết lai rai,dài dòng” …như…

        …. kiểu”hành”(hạ)văn của cu”Lại”,mà còm sỉ”thầy Cường đầu tôm”(đúng không?!)phê bình khác ở trên!

        Ngoài ra,thì”Kính lảo.đắc thọ”,mà nếu”biết đúng,thì hãy”sửa sai”,như:

        “Thua thật nhanh,chắc kỷ lục thua BẰNG với sự mất bán đảo Sinai của Ai Cập vào tay Do Thái”. Bán đảo này đã bị Do Thái”chiếm đóng,sau trận chiến 6 ngày(6 days War)giữa các nước A Rạp vào Do Thái năm 1956. Còn VNCH đã bị thôn tính trong vòng 1,hay 2 tháng(tùy theo nơi nào chạy trước?!).Như vậy không BẰNG được!

        Nhưng chủ đề tranh luận là vào năm 1954″Pháp và Mỹ tổ chức chu đáo các phương tiện chuyên trở…”cho 860.000 Bắc kỳ di cư(mà Pháp dự trù có 60.000!).
        Vào năm 1975,hình như Mỹ cũng dự trù cỡ 100.000 người VN(cùng gia đình) làm việc với quân đội Mỹ,với các cơ sở,tổ chức của Mỹ,hoặc lấy Mỹ,v…v…Cuối cùng Mỹ đã phải đón tiếp hơn 10 lần số dự trù,nhưng còn thấp hơn số lượng của 1954: gấp hơn 14 lần số dự trù.

        Đúng là VM đã tôn trọng”Hiệp định đình chiến” 1954(về thời gian di tản) với Pháp(dù Pháp thua trận Điện Biên Phủ),và 1975,VC đã không tôn trọng Hiệp định Paris 1973 với Mỹ.Phải chăng Do Thái Pierre Mendes France khôn hơn Do Thái Henry Kissinger?

        Hay là Pháp cũng đã có nhiều thiện chí tổ chức di chuyển(với trợ giúp của Mỹ)dân di cư vào…miền nam VN,hơn là Mỹ đã chậm tổ chức nhanh(?!)cuộc di tản người VN vào …nước Mỹ? That’s the difference, and that’s the question!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Vũ Duy Giang,

        1/
        Ở đây trong thê giới ảo, tất cả BÌNH ĐẲNG trong thảo luận. Kô có chuyện kính lão đắc thọ, hay dựa vào tiêu chuẩn khác. Cái chính là Ý & CÂU CHỮ sao cho sáng sủa và mạch lạc, quan trọng hơn cả là phải hợp lý (nhất).

        Vả lại xưa nay tôi chưa biết anh tuổi tác ra sao mà để kính lão đắc thọ !
        Thực ra đa thọ đa nhục anh ạ. Sống lâu mà như ông bình vôi ruột óc teo tóp lại, như Võ đại tướng, thà chết còn hơn.

        2/
        Viết dài ngắn tuỳ người, cũng như có người thích văn vần hơn văn xuôi.
        Chính yếu là phải dẫn chứng cụ thể để minh chứng, không nên ăn nói hồ đồ.
        Còn lối viêt chửi, bôi lọ người khơi khơi, quả thực chỉ cần vài chữ vài câu.
        Điều này thấy rõ ở một số còm sĩ, mà nick thể hiện liền ra sự hạ cấp đó.
        Anh đòi hỏi nơi tôi một sự kính trọng tối thiểu, tốt nhất không nên bắt chước hạng đó.

        3/

        Dear Vũ Duy Giang,

        1/
        Ở đây trong thê giới ảo, tất cả BÌNH ĐẲNG trong thảo luận. Kô có chuyện kính lão đắc thọ, hay dựa vào tiêu chuẩn khác. Cái chính là Ý & CÂU CHỮ sao cho sáng sủa mạch lạc.
        Vả lại xưa nay tôi chưa biết anh tuổi tác ra sao mà để kính lão đắc thọ !
        Thực ra đa thọ đa nhục anh ạ. Sống lâu mà như ông bình vôi ruột óc teo tóp lại, như Võ đại tướng, thà chết còn hơn.

        2/
        Viết dài ngắn tuỳ người, cũng như có người thích văn vần hơn văn xuôi.
        Chính yếu là phải dẫn chứng cụ thể để minh chứng, không nên ăn nói hồ đồ.
        Còn lối viêt chửi, bôi lọ người khơi khơi, quả thực chỉ cần vài chữ vài câu.
        Điều này thấy rõ ở một số còm sĩ, mà nick thể hiện liền ra sự hạ cấp đó.
        Anh đòi hỏi nơi tôi một sự kính trọng tối thiểu, tốt nhất không nên bắt chước hạng đó.

        3/
        The BIG difference như tôi đã thưa, hồi năm 1954 các bên tham chiến trực hay gián tiếp, đã ngồi vào bàn hội nghị qui ước rõ ràng chuyện chia cắt vùng chiếm đóng, việc thu quân và thu phục nhân tâm về mình. Thời hạn 300 ngày thiệt là quá đã phải không nào ! Bởi thể phía Việt quốc gia, Pháp và Mỹ có đủ thời giờ chuẩn bị đủ thứ để di tản dân và quân, cho dù bon CS tung người tuyên truyền và làm khó dễ tối đa.
        Ngắn gọn, phía Pháp và Mỹ đã hết sức NỖ LỰC cứu người thật sự và QUYẾT TÂM HỔ TRỢ CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA non trẻ ở miền Nam, với những mục đích riêng tư. Pháp không thể bỏ rơi miếng mồi ngon mà họ đã nổ lực đầu tư bao thập niên qua; còn Mỹ một tiến đồn chống Cộng.

        Còn năm 1975, phía Việt quốc gia bị bọn Mỹ BÁN ĐỨNG cho Việt Cộng và Tàu cộng. Tôi đã từng thưa ở đây nhiều lần, cái gọi là Hiệp định Hòa bình 1973 chỉ là “bản án tử hình” cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và cái gọi là Đại thắng mùa Xuân của Vixi đúng là “phát súng ân huệ” (coup de grâce) cho tử tù VNCH mà thôi.

        Nhiều người đã trách tại sao tôi gọi Mỹ là Mọi, thực ra tôi nửa đùa nửa thật khi viết thế (như ngày xưa các đàn anh đàn chị trước 1975 và sau này khi phiếm đàm cũng thế) , bởi bọn nó “lòng lang dạ thú” trong vụ bỏ rơi không thương tiếc hải quân VNCH lúc Tàu cộng đánh chiếm Hoàng Sa, để lấy lòng bọn Tàu cộng, hay chính bọn chúng đã mật ước với nhau như rứa (nhưng bọn Mọi bên dưới chưa hay điều này nên vẫn cử cố vấn đi theo khi hải quân VNCH quyết tái chiếm Hoàng Sa, và tên này bị Tàu bắt thì phải cùng với tù binh VNCH).

        Lỗi lầm tai hại trọng đại nhất của dân, quân, cán chính VNCH là, chúng ta QUÁ TIN vào bọn Mọi, nhất là khi thăm dò thềm lục dịa ở miền Nam có dầu hỏa, rồi các đại công ty Mỹ như Esso nhào ngay dô đặt trụ sở to đùng ở trung tâm thủ đô Sài Gòn (nếu tôi không lầm ở đường Thống Nhất, nay là Lê Dzởm).
        Lúc đó thế giới đã có kinh nghiệm khủng hoảng năng lượng do bởi các nước sản xuất dầu hòa cho tăng giá dầu, khiến tổng Kim Ngọc bị báo giới gọi là “Đường Săng đại huynh” kh cho tăng giá các nhu yếu phẩm và chất đốt liên tục; nhất là khi bị chất vấn ông này bực bổi bảo: “Ra Hà Nội mà hỏi Lê Dzuẫn tại sao như thế ! Báo giới chửi thái độ “đánh bùn sang ao” của tổng Kinh tế Ngọc.
        Lẽ ra phải thấy rõ rằng, chính giới Mỹ cần rút quân trong “danh dự” bằng mọi giá, nên bán đứng cả Taiwan lẫn VNCH. Taiwan còn đau như hoạn khi bị Mọi đồng ý đá băng ra khỏi Liên Hiệp Quốc, trong khi họ thành công ngăn chặn bước tiến của Tàu cộng. Đến như quần đảo Kim Môn và Mã Tổ ở sát nát Tàu cộng nơi tỉnh Phúc Kiến, mà Tàu cộng vẫn chưa thể đặt chân lên đó để chiếm đóng, nên chúng đã ngày đêm nã đại pháo sang và kéo dài nhiều năm dài.

        Chúng ta đã quá ngây thơ ko hề tiên liệu, bọn Mọi có thể NHẪN TÂM bỏ rơi tiền đồn chống Cộng ở Viễn Đông, như miền Nam then chốt của vùng Đông Nam Á, sau khi dã đi đêm được với Tàu cộng. Vâng không ai ngờ là chúng có thể phản bội thật TRẮNG TRỢN lý tưởng tự do dân chủ, phản bội lại các người lính Mỹ đã buộc phải tham chiến ở Đông Dương, chỉ vì cái ghế ngồi ở thượng tầng cấu trúc chính trị của Mỹ.
        Hệ qủa là cái MẶC CẢM VIỆT NAM (The Vietnam Syndrome) đã đè nặng lên chính giới và dân Mỹ trong nhiều thập niên thòi Hậu chiến, làm chia cắt dân Mỹ thành hai phe gọi là Bồ Câu và Diều Hâu. Sự chia cắt này xem ra chả khác nào như thời Nội chiến cách đó khoảng 100 năm trước.

        4/
        Nói tóm tắt, có hai điểm chính yếu mà người Việt chúng ta cần chú ý:

        - một là MỸ KHÔNG CÓ THIỆN CHÍ DI TẢN cho người Việt quốc gia, cho nên để mặc họ tự xoay sở và Mỹ chỉ can dự cứu người khi họ đã rời khỏi lãnh thổ VN.
        Một vài cuộc hành quân (rescue operations) được thực hiện chu đáo, nhưng thực chất là ưu tiên cứu trợ nhân viên người Việt của họ, với một số yếu nhân trong đám quân cán chính VNCH; cũng như một số trẻ em mồ côi, [chắn hẳn để làm trò "ươm mầm" sau này, Nhưng như sau này thấy ko cần phải "triển khai" đám này, do bởi phong trào Thuyền Nhân dâng cao, Mỹ có quá dư thừa nhân lực để xử dụng chống CS khi cần. Lê Bá Hùng, Dương Nguyệt Ánh ... là thí dụ điển hình]

        - hai là MỸ BỎ RƠI VNCH, nói khác đi Mỹ đã “chân thành” hợp tác với kẻ thù, để BỨC TỬ đồng mình chí cốt của mình là VNCH.

        Chuyện này kô có gì ngạc nhiên như tôi từng thưa mãi, Mỹ theo chính sách THỰC DỤNG (ông luật sự Trần Thanh Hiệp gọi là DUY LỢI) REALPOLITIK nổi tiếng xưa nay ! Cần thì nhào dzô bằng mọi giá, khi hết lợi, nhất là bị sa lầy, sẽ bỏ rơi nếu cần bỏ của chạy lấy người như ở miền Nam VN.

        Đấy là các nét đại thể, ta cần thấy rõ, hơn là quay quắt trong các con số thống kê báo cáo như anh nêu ra. Chính các vị học giả hay viết bài như Trọng Đạt, Trần Gia Phụng, Nguyễn Văn Lục …, cũng hay lúng túng trong các con số, các bình loạn của bọn học giả ngoại quốc .. thich căn cứ vào thống kê báo cáo, cho nên bỏ qua các nét lớn (đại thể). Dùng kính lúp kính hiển vi mà rị mọ những chi tiết, trong khi mắt trần cho ta thấy thật rõ các chỉ dấu tim ra ngay căn nguyên của căn bệnh trầm kha.

        Chính vì thế mà gần bốn thập niên sau vẫn có các ông đúng là học giả (ko là học thật) đòi thi hành lại cái gọi là Hiệp định Hòa bình Paris 1973, tổ chức các buổi hội thảo sôi nổi khắp nơi … Rồi còn mà mắt thiên hạ rằng, để nêu cao khí thế thuyết DÂN TỘC TỰ QUYẾT bla bla bla
        Cũng như nhất định cho đó không phải là NỘI CHIẾN, mà là chiến tranh ý thức hệ bla bla bla.

        Trần Bình Nam gần đây đã luận bàn rất chính xác (thực ra ông này cũng tham khảo ở đâu đó), cho đó thực chất ban đầu là một cuộc đánh đuổi quân xâm lược của dân Việt, tức giữa thực dân Pháp với phe nổi dậy (rebel; oprising) bao gồm các phe phái quốc gia lẫn CS, đã bị quốc tế hoá, một khi người Mỹ tung ra thuyết Domino, chủ đích nhằm be bờ từ xa, ngăn chặn làm sóng đỏ tràn ngập khắp nơi. Lý do then chốt là, ngay sau khi Tàu cộng chiến thắng vẻ vang, chiếm hết lục địa Tàu vào năm 1949 và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949, là tiếp liền ngay sau đó vào năm bản lề 1950, Tàu cộng cho xuất cảng cái gọi là “cách mạng” thật mạnh mẽ sang Tibet, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Đông Dương.

        Nói riêng với anh, chuyện quốc gia đại sự không ai lại có thể bàn vớ vẫn vài câu vài hàng, hay thu tóm bằng vài câu thai, cứ như Sấm Trạng Trình, mà thực chất chỉ để mua vui một chút, tha hồ cho các thày dùi thày … cui bàn tới bàn lui. Người có trí và yêu nước thật sự chẳng ai làm thế cả.

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Chia xẻ một chút kỷ niệm với tác giả. Tôi rời miền Bắc lúc năm tuổi và từ đó cũng chưa một lần trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, dù đã hai lần về lại Sài Gòn, nơi tôi lớn lên và bỏ quê hương ra đi lần thứ hai đến nay gần tròn 30 năm.

    Nhờ mẹ tôi rất tháo vát, nên ba anh chị em tôi đã lên được Hà Nội ở trước cả mấy tháng, để mẹ tôi thu xếp chuyện nhà cửa lên sau. Chúng tôi thuê nhà ở gần hồ Ha-Le (mãi gần đây mới biết tên Việt là hồ Thiền Quang). Có những tối nằm trong nhà nghe cán bộ Việt Minh tuyên truyền trẻ con đánh trống tụ tập nhau ca hát những bài ca vùng kháng chiến. Và điều lý thú nhất là được xem lần đấu tiên Tây tổ chức diễn binh và nhảy dù biểu diên ở trên bầu trời Hà Nội ở khu hồ Hoàn Kiếm. Mình thấy những người lính dù bé tí và bộ dạng như con ếch phóng ra khỏi thân phi cơ vận tải, rồi ít giây sau thấy chiếc hoa dù tròn xoe bung ra dưới bụng phi cơ như những cánh bướm trắng nhởn nhơ trong gió nắng.
    Hơn mười năm sau lại thấy hình ảnh nhảy dù tương tự ở miền Nam, khi đang là học sinh đệ nhị cấp ở trường Chu Văn An, đứng ở lầu cao ba từng chợt thấy những màn biểu diễn nhảy dù rất ngoạn mục ở phía sân vận động Cộng Hòa, cách đó theo đường chim bay chưa tới nửa cây số. Độc dáo ở chỗ là lính dù Việt Nam không thấy nhảy từ phi cơ ra như lính dù Pháp lần trước, mà họ bất thình lình xuất hiện trên trời cao, từ nơi xa xôi nào đó, phi tới nhắm hướng bãi đáp, và chân mỗi người có mang trái khói, trông họ như các phi cơ phản lực đang bay vậy.

    Một buổi sáng tinh mơ tối đen, bọn tôi đang ngủ được đánh thức dậy, leo lên xe nhà binh trong cơn mưa nhỏ, chạy ngang qua cầu Long Biên, để ra phi trường Gia Lâm. Từ đó đi máy bay quân sự Dakota bay thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Đồ đạc chất thành đống to ở ngay giữa phi cơ, còn người ngồi dọc theo thân phi cơ, và trẻ em đươc ràng kỹ lại với nhau. Tôi còn bé quá, bị “say sóng” ói mửa, còn anh tôi khoẻ khoắn nhìn qua cửa sổ phi cơ quan sát, và liếng thoắng nói bịa linh tinh mọi thứ nhìn thấy trên mặt đất từ cao độ,
    Đến nơi vào lúc giữa trưa nắng, gặp cơn mưa to mùa hạ, cả nhà đụt mưa ngay dưới cánh phi cơ. Lúc ấy sao thấy phi cơ to ơi là to.
    Từ phi trường được đưa thẳng về trại tạm cư, sau này mới biết đó là trường tiểu học Chí Hòa ở Hòa Hưng. Sau này tôi theo học lớp nhì (4) và lớp nhất (5) ở đó; cũng như có lần thi tú tài bán phần (65-66) ở đó.

    Ghi chú:
    Tìm trong googgle phi trường Gia Lâm không thấy, chỉ có một bài của một ông sĩ quan cao cấp “Ngụy”, nhưng nếu gõ sân bay Gia Lâm thì tìm đúng ngay ra tổ “con tò vò” !

    wikimapia
    Sân bay Gia Lâm là sân bay cấp II, thuộc phường Phúc Đồng, Quận Long Biên (HN), cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km.
    Đặc tính kỹ thuật
    Chiều dài đường cất hạ cánh: chính 2.000 m; phụ: 1.200 m.
    Chiều rộng đường cất hạ cánh: chính 45 m, phụ 20 m;
    Kích thước đường lăn chính: 1.450×20 (m);
    Kết cấu đường cất hạ cánh: bê tông xi măng – bê tông nhựa;
    Sân đỗ máy bay: 2 chiếc;
    Sân chứa máy bay: 20 chiếc;
    Đặc điểm khai thác
    Đây là sân bay chính của Hà Nội trước năm 1970. Sau giải phóng , sân bay này đã được thay thế bằng Sân bay Quốc tế Nội Bài. Hiện nay, sân bay Gia Lâm dành cho hoạt động bay huấn luyện và bay taxi phục vụ các chuyến du lịch bằng máy bay trực thăng.
    Định hướng phát triển
    Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho biết, đang quy hoạch sân bay Gia Lâm. Đến năm 2015 , sân bay này sẽ thành ga hàng không giá rẻ để đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường.

    • NKD says:

      Lần này kụ Kường kể chuyện hay.

      Sở trường của kụ Kường là kể chuyện, nhất là chuyện riêng của kụ liên quan đến vận nước. Kụ kể chuyện trời ơi lại càng hay nữa (chẳng hạn như chuyện ca sĩ Z có người anh là X cháu cụ Y nhà ở phố hàng Kèn hát bài ABC này hay quá…vân vân…)
      Kụ bỏ sở trường, nhảy vào những lãnh vực kụ không chuyên, cho nên nhiều bạn đọc (trong đó có tôi) … ngán ngẩm.

      (còn chuyện kụ phê bình nước Mỹ với nhãn quan … sinh viên Ấn Quang đấu tranh, đọc càng thấy ngán ngẩm hơn nữa. Nói thật, cụ chẳng biết mẹ gì về Mỹ)

      Lòng thành….

      • Củ Lẫn says:

        Hì hì… bác sĩ phân tâm học tài giỏi cách mấy mà gặp “ca” thầy Cường thì chỉ tự phát bệnh… điên!

Leave a Reply to NKD