WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam

 

 

Hiệp Định Genève chia đôi đất nước được ký ngày 20-7-1954 và liền sau đó là cuộc di cư chưa từng có của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Tính tới tháng 7 năm nay, 58 năm trời đã trôi qua. Trẻ thơ ngày ấy nay đã thành người già. Cả dân tộc vẫn trông ngóng an bình và hạnh phúc trên nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ của chết chóc, tàn phá, chia ly. Nhân dịp này, chúng tôi xin kể hầu độc giả về Hiệp Định Genève và ký ức về cuộc hành trình tìm tự do của dân miền Bắc, trong đó có chúng tôi, để gọi là “ôn cố tri tân”.

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20-7-1954

Cuộc chiến tranh giữa Pháp (với quân đội Quốc Gia VN tiếp tay) và Việt Minh đã bước sang năm thứ 9 vào năm 1954. Lực lượng Việt Minh càng ngày càng lớn mạnh từ khi Mao Trạch Đông chiếm trọn Hoa Lục năm 1949. Mao đã giúp Hồ Chí Minh tổ chức và trang bị các đơn vị lớn đến cấp sư đoàn và đại đoàn. Trong khi đó tướng Henri Navarre, tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương, lại phạm lỗi lầm lớn về chiến lược. Ông đưa quân đến đóng tại lòng chảo Điện Biên Phủ với ý định chặn đường quân Việt Minh tiến sang Lào và nhử quân Việt Minh đến để tiêu diệt. Navarre không ngờ Trung Cộng đã tiếp tế cho Việt Minh hàng ngàn đại bác và cao xạ phòng không, đồng thời gửi nhiều tướng lãnh của Hồng Quân sang giúp việc tham mưu và chỉ huy. Đường tiếp tế cho Điện Biên Phủ bị cắt, chỉ còn trông vào không vận, trong khi không vận bị hạn chế khả năng hoạt động vì thời tiết và hệ thống phòng không của địch. Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954 là chuyện đương nhiên phải xảy ra.

Trước áp lực quân sự của Việt Minh, Pháp muốn điều đình để tìm lối thoát. Việt Minh cũng sẵn sàng nói chuyện vì qúa mệt mỏi, bị tổn thất nặng về nhân sự và hy vọng có thể chiếm được nhiều lợi thế trên bàn điều đình. Các nước lớn cũng muốn giải quyết vấn đề Đông Dương cho xong sau khi đã dàn xếp chấm dứt chiến tranh Cao Ly. Vì thế, một hội nghị quốc tế về Đông Dương, trong đó vấn đề Việt Nam là chính, được triệu tập tại Genève, Thụy Sĩ, ngày 8-5-1954. Đồng Chủ tịch hội nghị là Anh và Liên Xô. Chu Ân Lai đại diện Trung Cộng. Phạm Văn Đồng đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Sau ngày 7-7-1954, Bác Sĩ Trần Văn Đỗ, tân Ngoại Trưởng, được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cử sang thay. Lào và Cao Miên cũng có đại diện tham dự.

Về phiá chính phủ Pháp, vài ngày sau khi hội nghị khai diễn, Thủ Tướng Laniel bị lật đổ. Tân Thủ Tướng Mendès France thuộc đảng Xã Hội lên cầm quyền. Khi nhận chức, ông hứa với dân Pháp là ông sẽ đạt giải pháp cho vấn đề VN trong 100 ngày. Nếu không, ông sẽ từ chức. Đích thân Thủ Tướng Mendès France đi phó hội vì ông kiêm luôn chức bộ trưởng ngoại giao. Điều này chứng tỏ quyết tâm tìm hòa bình của ông, nhưng cũng cho thấy thế yếu của ông khiến đối phương gia tăng đòi hỏi, gây thiệt hại cho quyền lợi của Pháp và của phe Quốc Gia VN.

Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Ngưng Chiến Tại Việt Nam được ký kết giữa Thiếu Tướng Delteil, đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Thứ Trưởng Quốc Phòng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hiệp Ước Ngưng Chiến có 47 điều với nội dung chính như sau:

- Giới tuyến quân sự được ấn định từ cửa sông Bến Hải theo lòng sông đến biên giới Lào-Việt (gần vỹ tuyến 17). Thiết lập khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên. Phiá Bắc giới tuyến do VNDCCH kiểm soát. Phiá Nam do Pháp và chính phủ Quốc Gia VN.
- Việc rút quân, chuyển quân, vật liệu và dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời hạn 300 ngày.
- Trong thời hạn này, dân chúng được tự do chọn và chuyển đến vùng kiểm soát của bên này hay bên kia theo ý muốn.
- Trao trả tù binh và thường nhân bị giam giữ.
- Không được đem quân đội, nhân viên quân sự, võ khí vào VN. Có thể đổi hay thay thế không qúa 50 người mỗi tháng. Không cho ngoại quốc lập căn cứ quân sự.
- Thành lập Ủy Ban Liên Hợp hai bên để thi hành Hiệp Ước và Ủy Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế gồm đại diện 3 nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan.

Kèm theo Hiệp Ước Ngưng Chiến còn có Bản Tuyên Cáo Chung Kết không có chữ ký của phái đoàn nào, nhưng được coi như tất cả các phái đoàn đều thỏa thuận, trừ hai phái đoàn Quốc Gia VN và Hoa Kỳ. Hai phái đoàn này công bố tuyên ngôn riêng.
Bản Tuyên Cáo Chung Kết có 14 điều. Quan trọng nhất là Điều 7 dự trù tổng tuyển cử tự do tại VN vào tháng 7-1956, tức 2 năm sau ngày ký Hiệp Định.

Điều 9 của Tuyên Cáo nói tới việc không chấp nhận những sự phục thù cá nhân hay đoàn thể đã tham gia tranh đấu ở bên này hay bên kia.

Hiệp Ước ấn định như thế nhưng chẳng bên nào áp dụng nghiêm chỉnh, ngoài các điều khoản liên quan tới ngưng bắn và phân vùng.

Hiệp Định Genève 1954 là kết qủa của một sự dàn xếp giữa các đại cường Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng. Mỹ giữ thái độ không chống không ủng hộ. Việt Minh và phe Quốc Gia đã ngậm đắng nuốt cay, bất lực nhìn những kẻ khác quyết định số phận của mình. Không một phe VN nào muốn đất nước bị chia đôi. Việt Minh nghĩ rằng họ đang kiểm soát được đa số lãnh thổ, trừ các thành phố lớn. Nếu có một cuộc ngưng bắn tại chỗ, họ sẽ có nhiều lợi thế. Phe Quốc Gia đề nghị quân hai bên rút về những vùng tập trung tạm thời, dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp quốc, trong khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do. Phe Quốc Gia có lợi thế riêng trong việc đang kiểm soát những thành phố lớn, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, tất cả các thành phố khác ở miền Trung và miền Nam, trừ Quy Nhơn nằm trong Liên Khu 5 của Việt Minh. Ngoài ra, phe Quốc Gia cũng rất quan tâm tới sự an toàn của giáo khu Phát Diệm. Khu này được Giám Mục Lê Hữu Từ thành lập từ những năm 1946, 1947, được bảo vệ bằng một lực lượng quân sự riêng, không cho Việt Minh đến quấy phá, cũng không cộng tác với Pháp. Nhiều lãnh tụ Quốc Gia, trong đó có Ngô Đình Nhu, Lê Quang Luật… bị Việt Minh truy bức và không muốn sống trong vùng Pháp kiểm soát, đã đến nương náu tại khu tự trị Phát Diệm. Đến năm 1949, khu tự trị mới cộng tác với chính quyền Quốc Gia vừa được thành lập.

Vì vậy, việc chia đôi đất nước khiến phe VN nào cũng bị thiệt hại. Hai bên đều cố tranh đấu nhưng không thể thay đổi ý định của các đại cường. Khi biết việc chia đôi đất nước là điều không thể tránh, đại diện Việt Minh Tạ Quang Bửu đưa đề nghị lập giới tuyến ở vỹ tuyến 13 với ý định đặt Huế và Đà Nẵng vào nửa phía Bắc. Dĩ nhiên Pháp và Anh không chịu. Phạm Văn Đồng đề nghị nhích lên vỹ tuyến 16. Chu Ân Lai thỏa thuận với Mendès France và Molotov phân vùng ở vỹ tuyến 17 để khai thông hội nghị và áp lực Việt Minh phải chấp thuận. Dù phải nhận một giải pháp bất như ý, trái với tham vọng của họ, Việt Minh phải làm bộ hân hoan ca ngợi chiến thắng và hòa bình, trong khi bắt đầu sửa soạn đường lối hành động cho tương lai: chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được dự trù 2 năm sau, và khi cần, sẽ phát động một cuộc đấu tranh võ trang mới để chiếm miền Nam.

Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước là đòi hỏi và hy vọng của phe cộng sản. Họ tính toán rằng tại miền Bắc họ có thể kiểm soát dân chúng hầu như 100%. Ở miền Nam cũng vẫn có người ủng hộ họ, chưa kể những cán bộ nằm vùng do họ gài lại sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, phá rối và cả tổ chức gian lận cục bộ trong cuộc bầu cử. Như vậy chắc chắn họ sẽ có đa số phiếu và họ sẽ thống nhất đất nước dưới sự thống trị của họ. Họ đã sốt sắng liên lạc với chính quyền miền Nam từ 1955 để hối thúc thi hành tổng tuyển cử, kêu gọi các chính phủ đã tham dự hội nghị Genève làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (danh xưng chính thức của miền Nam từ 26-10-1955) để chính phủ này phải tôn trọng hiệp định, nhất là điều khoản tổng tuyển cử. Khi VNCH quyết liệt từ chối, cộng sản mở chiến dịch trên khắp thế giới tố cáo VNCH và Mỹ vi phạm hiệp định, có tình kéo dài tình trạng chia đôi đất nước.

VNCH công bố chỉ chấp nhận tổng tuyển cử khi nào dân chúng cả hai miền có tự do như nhau, có sự thông thương và tự do bỏ phiếu không sợ một áp lực nào, dưới sự kiểm soát hữu hiệu của Liên Hiệp Quốc. Xét về thực tế, lời biện minh này có cơ sở. Nhưng cũng cần xét thêm về mặt pháp lý để xem việc từ chối tổng tuyển cử có vi phạm Hiệp Định Genève hay không.

Trước hết, Hiệp Định Ngưng Bắn chỉ do đại diện của Pháp và Việt Minh ký, đại diện chính phủ Quốc Gia VN không ký. Phe Quốc Gia chỉ bị ràng buộc về những gì liên quan tới quân sự, vì Quân Đội Quốc Gia được Quốc Trưởng Bảo Đại tạm thời cho đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương (các thỏa ước quân sự 30-12-1949 và 30-12-1950). Pháp không có quyền quyết định nhân danh Quốc Gia VN về các vấn đề có tính cách chính trị. Hành động trái nguyên tắc này phải được coi là lạm dụng lòng tin (abuse de confiance).

Thứ đến, việc tổng tuyển cử được nói trong Điều 7 của Bản Tuyên Cáo Chung Kết. Bản Tuyên Cáo này coi như được đương nhiên chấp thuận (tacitement consentie) nhưng không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào. Riêng hai phái đoàn Quốc Gia VN và Hoa Kỳ đã ra tuyên ngôn bầy tỏ sự không đồng ý. Tuyên Ngôn do Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ công bố nói rõ: “Việt Nam long trọng phản đối việc ký kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng Chính Phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống Nhất, Độc lập và Tự Do cho xứ sở” (1). Khi một chính phủ không ký văn kiện chung và công khai tuyên bố chống lại nội dung của văn kiện đó, tại sao lại có thể bị kết án vi phạm hiệp định, không tôn trọng cam kết?

CUỘC DI CƯ TỪ BẮC VÀO NAM

Chiếu điều 14, khoản d của Hiệp Ước Ngưng Chiến, dân chúng có quyền tự do chọn vùng sinh sống trong thời hạn 300 ngày, dân miền Bắc đã lũ lượt tìm cách vào Nam ngay sau khi Hiệp Định được ký kết. Dân các thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng may mắn nhất, vì nếu muốn đi Nam, họ có thể đi ngay từ thành phố của họ, không gặp trở ngại gì, lại có thể bán đồ đạc, xe cộ, nhà cửa trước khi đi, dĩ nhiên với giá vừa bán vừa cho. Trong khi đó dân ở các thành phố cộng sản đã tiếp thu, nhất là ở các miền quê xa xôi, việc đi Hà Nội hay Hải Phòng để từ đó vào Nam không phải là chuyện dễ dàng. Trước hết, họ phải bỏ lại tài sản, nhà cửa, ruộng vườn. Kế đó, phải thoát được những ngăn chặn trá hình hay công khai của Việt Minh. Dù vậy, khắp nơi, đặc biệt vùng đồng bằng Bắc Việt, dân chúng vẫn kéo nhau đi Nam từng đoàn từng lũ, bất kể những khó khăn và nguy hiểm.

Bỏ phiếu bằng tầu (bay) tại phi trường Gia Lâm

Bỏ phiếu bằng tầu (bay) tại phi trường Gia Lâm

Tôi đã được chứng kiến cảnh dân quê, đặc biệt từ Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình, lũ lượt kéo nhau đến thành phố Nam Định, trên đường đi Hà Nội để xuống Hải Phòng vào Nam. Theo Hiệp Định, Hải Phòng được chính quyền Quốc Gia và Pháp cai trị thêm 300 ngày trước khi trao lại cho Việt Minh. Mỗi ngày có hàng ngàn người đến tạm trú trong nhà chơi có mái của trường Lê Bảo Tịnh, chung quanh nhà thờ, nhà xứ và nhà người quen. Họ không tạo ra những vấn đề ăn ở, vệ sinh, trật tự. Họ ngừng ở Nam Định như chỗ nghỉ chân hoặc đợi người nhà. Mỗi đợt chỉ tạm trú một hai đêm rồi kéo nhau đi, nhường chỗ cho đợt khác. Họ tự lo việc ăn uống và dọn dẹp. Chính quyền gửi đến nhiều cán bộ nam nữ gọi là giúp dân, nhưng thật ra là để thuyết phục những người này quay về, đừng đi Nam nữa. Cán bộ tỉ tê là tại sao lại bỏ cửa bỏ nhà, bỏ mồ mả ông bà tổ tiên để đi đến nơi xa lạ, không biết tương lai sẽ ra sao. Họ còn dọa rằng chính quyền tay sai của Pháp Mỹ trong đó rất hung ác, chuyên môn hứa láo và bóc lột dân lành, rằng nay nước nhà đã độc lập rồi, chỉ hai năm nữa là tổng tuyển cử thống nhất Nam Bắc, chẳng lẽ lúc đó lại bồng bế nhau về có phải là phí phạm thời giờ, của cải và khó ăn khó nói với bà con ở lại. Nhưng những người đã quyết đi không nao núng vì những lời tuyên truyền, dụ dỗ. Có vài trường hợp dành giật, níu kéo giữa cán bộ và dân ra đi, khiến Ủy Hội Quốc Tế có văn phòng ở Nam Định phải đến can thiệp. Nói chung, những người đi sớm đều đi được vì cộng sản không dám làm mạnh lúc đó để tỏ ra tôn trọng Hiệp Định. Ngoài ra, họ cũng chưa có kế hoạch ngăn cản vì việc dân ùn ùn bỏ đi xảy ra qúa bất ngờ, ngoài sự ước tính của họ. Thời gian sau, việc ngăn cản người đi Nam được thực hiện có bài bản. Ai đi trễ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cũng khó đi lọt.
Sau ngày việt Minh tiếp thu Hà Nội, 9-10-1954, Hải Phòng trở thành nơi duy nhất phải đến trên đường đi Nam. Vào thời gian cao điểm, tháng 4-1955, mỗi ngày Hải Phòng đón nhận khoảng 2,000 người đến từ các nơi. Trong khi đó có trên 70,000 người đang đợi các chuyến tàu và máy bay. Tàu của hải quân Pháp và Hoa Kỳ mỗi ngày chở hàng chục ngàn người vào bến Sài Gòn. Khoảng 70 phi cơ quân sự Pháp, không kể máy bay của Air Vietnam, được trưng dụng, lập cầu không vận chở dân di cư vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Ngày 26-5-1955, tàu Gascogne của Pháp là chuyến tàu cuối cùng chở 888 người di cư tới Sài Gòn. Dân di cư từ Bắc vào Nam có 533,868 người đi đường biển, 243,657 người đi bằng máy bay. Nếu tính luôn công chức, quân nhân và gia đình, thêm những người vượt tuyến bằng phương tiện riêng, tổng số dân di cư lên tới trên 800,000 người.

Cuộc ra đi bằng tầu hỏa tại Hải Phòng

Cuộc ra đi bằng tầu hỏa tại Hải Phòng

Cuộc di cư 1954-1955 là cuộc bỏ phiếu bằng chân của trên 800,000 người dân miền Bắc cương quyết rời bỏ chế độ cộng sản để đi đến vùng do chính phủ Quốc Gia kiểm soát. Nếu dân được đi tự do, con số này sẽ cao hơn nhiều. Nên nhớ rằng dân số miền Bắc lúc đó, tính từ vỹ tuyến 17 trở ra, chỉ có khoảng 13 triệu người. Khi gần một triệu người bỏ đi, cộng sản VN mới thấy dân không yêu họ như họ tưởng. Miền Bắc mất đi một tiềm lực nhân sự lớn. Đa số dân có học và có khả năng cao về doanh thương và công nghệ ở các thành phố lớn đều đi vào Nam. Ngoài ra, cộng sản còn bị mất mặt về phương diện tuyên truyền. Vì thế họ phải ngụy biện rêu rao rằng đa số người di cư là giáo dân Công Giáo, bị các cha cố tuyên truyền, dụ dỗ đi Nam, số khác là những kẻ có quyền lợi gắn bó với Pháp và những kẻ phản quốc theo gót thực dân đế quốc Pháp Mỹ. Lý do tôn giáo đúng một phần nhưng vì đức tin, không phải vì dụ dỗ mê hoặc. Ngoài ra, giáo dân dù chiếm phần đông cũng không phải là tất cả. Sự thực, dân miền Bắc đã thấy tận mắt cách cai trị độc tài, tàn bạo, dối trá của Việt Minh, đã nếm mùi tiền cải cách ruộng đất qua những cuộc đấu tố, dù mới chỉ là những bước dạo đầu nhẹ nhàng nhưng đã đủ làm dân khiếp sợ. Họ đã thấy chủ nghiã cộng sản vô thần đang được từ từ áp dụng, giết dần giết mòn truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là lý do khiến người ta bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Bỏ hết để đi vào một miền đất chỉ hứa có tự do, không hứa thiên đàng hạ giới. Số người di cư đã vượt qúa mọi dự đoán. Người Pháp dự trù có 60,000 người. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ hy vọng 100,000. Thực tế đã có 860,000 người chạy cộng sản vào Nam (2).
Ngày 11-5-1955, Việt Minh tiếp thu thành phố Hải Phòng. Luật Sư Lê Quang Luật, Đại Biểu Chính Phủ Quốc Gia tại Bắc Việt, rước một hộp đất miền Bắc vào trong Nam, chấm dứt sự hiện diện của chính quyền Quốc Gia Việt Nam tại miền Bắc.

Cuộc di cư 1954-1955 của gần một triệu người từ Bắc vào Nam vừa là một gánh nặng vừa là một chiến thắng đầu tiên cho miền Nam. Số người đông đảo này, tuy mới chỉ là một tảng băng nổi, đã chứng tỏ sự oán ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Nó cung cấp nhiều bộ óc, nhiều bàn tay để cùng đồng bào miền Nam xây dựng một xã hội tiến bộ vượt xa xã hội miền Bắc. Nó đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam. Nó tạo sự thông cảm, hòa đồng Bắc Nam qua tiếng nói, tập tục, hôn nhân, thức ăn thức uống. Nói tóm lại, con người và văn hóa đồng bằng sông Hồng đã được đem vào đồng bằng Cửu Long để hòa hợp thành một văn hóa mới: văn hóa Việt Nam thống nhất. Không cần sự áp đặt bằng súng đạn như năm 1975.

CUỘC TRỐN CHẠY CỦA GIA ĐÌNH TÔI

Là dân thành phố ở lại sau khi Việt Minh đã tiếp quản Nam Định từ tháng 6-1954, gia đình tôi chưa có quyết định dứt khoát đi hay ở. Chúng tôi nhiều lần sững sờ vì những vụ ra đi bất ngờ của những người thân quen. Việc đi Nam được giữ bí mật, không ai nói với ai, đôi khi được giữ kín với cả anh chị em ruột. Buổi sáng khi thức dậy, nếu thấy nhà hàng xóm đóng kín cửa, không một tiếng động, không một bóng người, là biết nhà đó đã đi rồi, đi rất sớm, bằng xe hàng hay bằng phương tiện nào khác lúc trời chưa sáng hẳn. Lúc đó người ở lại vừa buồn vừa phân vân. Đi hay ở? Đi thì phải bỏ lại hết và làm cách nào để có thể sống nơi xa lạ? Lịch sử tái diễn với những cuộc vượt biên 20 năm sau.

Đến tháng 11-1954, bố mẹ tôi mới mới sửa soạn đưa gia đình di cư vào Nam. Yếu tố quyết định là việc cán bộ kinh tế đòi xát nhâp xưởng tiểu công nghệ của bố mẹ tôi vào công ty hợp doanh với nhà nước. Bố tôi biết đây là thủ đoạn nhà nước kiểm soát trước rồi chiếm hữu sau. Sưu cao thuế nặng đã bắt đầu đè trên tư nhân. Tôi có chiếc xe đạp “demi course” rất nhẹ bằng duras do Đức sản xuất, chiếc xe tôi dùng đi học và đã đạp tới tận Thái Bình để thu tiền hàng. Khi sửa soạn di cư, tôi đem chiếc xe thân yêu ra bán ở chợ trời. Khi vừa ngã giá 800,000 tiền cụ Hồ với người mua thì một cán bộ mặc sơ-mi nâu, đeo sắc cốt, xuất hiện ngay sau lưng và đòi tôi đóng thuế 400,000. Tôi không bán nữa, đưa xe về để lại cho một người bà con với giá thấp hơn, nhưng không bị mất tiền thuế cao đến vô lý như vậy. Ngay lúc đó, tuy mới chỉ là một đứa con nít 14 tuổi, tôi đã nhận ra thật khó sống với mấy ông Việt Minh này.

Gia đình tôi phải đi Hải Phòng làm hai đợt. Đợt đầu bố tôi dẫn tôi và hai em trai đi theo. Mẹ tôi, chị họ tôi và hai em nhỏ phải đợi đi đợt sau. Chúng tôi đi xe hàng lên Hà Nội rồi từ đó đi xe hỏa xuống Hải Phòng. Hà Nội đã được Việt Minh tiếp thu từ tháng 10. Muốn đi Hải Phòng phải có giấy phép vì là đi vào vùng địch còn kiểm soát. Rất may bố tôi đã dự liệu và có giấy phép đi mua hàng. Địa điểm ranh giới giữa hai vùng kiểm soát là ga Đỗ Xá thuộc tỉnh Hải Dương trên quốc lộ số 5. Tại ga này, trước khi sang vùng địch kiểm soát, mọi hành khách đều bị lục xét tỉ mỉ. Nhiều phụ nữ và trẻ em bị lột quần áo để khám xem có dấu vàng và tiền Đông Dương Ngân Hàng trong người hay không. Vàng và tiền Đông Dương bị tịch thu hết. Nhiều người khi bị lột hết vàng và tiền đã khóc lóc quay về, không dám đi Nam khi chỉ có hai bàn tay trắng.

Bố tôi biết trước chuyện này nên đã nghĩ ra cách dấu vàng rất hiệu qủa. Ông cho ba anh em chúng tôi đi guốc mộc. Mỗi chiếc guốc được dùi hai lỗ xuyên chỗ đóng quai. Mỗi lỗ có một lượng vàng lá Kim Thành được cuộn lại và luồn vào. Sau đó quai guốc được đóng lại bằng đinh và che lỗ. Bố tôi còn lấy nước muối xoa trên đinh để làm cho đinh dỉ xét trông như đinh cũ. Thế là ba anh em tôi với ba đôi guốc có thể mang theo 12 lượng vàng. Chỉ khổ cho tôi phải canh chừng các em, một đứa 10 tuổi, một đứ 7 tuổi, để chúng đừng tiết lộ bí mật và đừng đánh rơi guốc từ trên xe lửa. Riêng bố tôi, ông còn đánh lừa cán bộ bằng một mánh khác. Ông cuốn giấy bạc 100 đồng Đông Dương trong những điếu thuốc lá được rút ruột, rồi ấn lại chút thuốc ở hai đầu. Ông bỏ 15 điếu thuốc có tiền vào vào phiá trong bao thuốc thơm Du Kích hay Điện Biên, 5 điếu phiá ngoài là thuốc thật. Ông tỉnh bơ rút thuốc hút trước mặt cán bộ, đôi khi còn mời cán bộ hút một điếu cho vui. Nhờ có chút vốn liếng nhỏ mang theo, gia đình tôi mới dễ xoay sở trong những ngày đầu đặt chân đế Sài Gòn.

Đến Hải Phòng, bố tôi giao chúng tôi cho một người anh họ của ông đang ở trại tạm trú để nhờ bác trông coi chúng tôi trong khi bố tôi trở lại Nam Định đón mẹ, chị và hai em tôi. Chúng tôi ở với bác và anh Thanh con bác tại căng (camp) Hạ Lý nằm giáp ranh thành phố Hải Phòng. Đây là một khu trại được dựng với hàng trăm lều vải lớn của quân đội, có thể cung cấp nơi tạm trú cho hàng ngàn dân di cư trong thời gian làm giấy tờ và chờ tàu hay máy bay chở vào Nam. Trong thời gian ở trại, chúng tôi được phát gạo nhưng phải tự túc mua thức ăn. Bên cạnh trại, mỗi buổi sáng có những người buôn thúng bán bưng đến bán rau, thịt cá và gia vị. Việc ăn ở kể như tạm ổn. Đối với tôi chỉ có hai nỗi khổ. Một là lều vải nhà binh tỏa hơi nóng, mùi vải bố rất ngột ngạt khi trời nắng và nền đất lầy lội sũng nước khi trời mưa. Hai là sự mong ngóng từng giờ từng phút bố mẹ tôi từ Nam Định đến đoàn tụ với chúng tôi. Tôi đã nghĩ nếu có chuyện gì xảy ra khiến bố mẹ tôi không đi được, tôi sẽ dẫn các em trở về, không thể đi Nam khi không có bố mẹ.

May mắn thay, chỉ một tuần sau, bố mẹ, chị và các em tôi đã đi lọt và có mặt ở Hải Phòng. Bố tôi hú hồn vì thoát được bàn tay công an. Tối hôm trước ngày bố tôi về lại Nam Định để đưa nốt gia đình đi đợt hai, loa phát thanh của khu phố đã gọi rõ tên bố tôi và tố cáo bố tôi đi vào vùng địch để nhận công tác gián điệp cho địch. Nghe tin này, bố tôi cùng gia đình rời khỏi nhà ngay trong đêm. Sáng sớm hôm sau lấy xe đi Hà Nội ngay. Công an không trở tay kịp nên bố tôi đã thoát và gia đình tôi mới được đoàn tụ.

Ở Hải Phòng, bố tôi đưa mẹ con tôi đến ở nhờ nhà một người quen tại phố Dinh. Trong thời gian lo giấy tờ và chờ đi Sài Gòn, chúng tôi có dịp thăm viếng Hải Phòng, thành phố lớn thứ nhì của miền Bắc. Chúng tôi đi thăm chợ Sắt, phố Khách, nhà hát lớn, đi lễ nhà thờ phố Dinh…, nhìn cảnh thành phố đìu hiu chờ ngày đổi chủ.

Ngày 8-12-1954, chúng tôi được xe nhà binh chở từ điểm hẹn tại nhà hát lớn Hải Phòng tới phi trường Cát Bi. Từ đó chúng tôi được máy bay cánh quạt của Air Vietnam chở vào Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi được đi máy bay, được một cô chiêu đãi viên mời nước ngọt miễn phí. Nhưng vì ly nước có “gaz”, tôi đã ói ra mật xanh mật vàng, quên cả nhìn xuống quê hương miền Bắc để nói lời giã biệt.

59 năm đã trôi qua. Tôi vẫn chưa về thăm lại quê hương miền Bắc. Nếu Trời cho có ngày tôi về được, thì chắc cây đa bến cũ con đò đã khác xưa! Và người cũ sẽ còn lại ai?

Mặc Giao

———————————————————

Ghi chú:
(1) Tài liệu trích từ “Hiệp Định Genève 1954” của Nguyễn Anh Tuấn. Loại sách Tìm Hiểu Chính Trị. Sài Gòn 1964.
(2) Những con số ghi theo Huỳnh Văn Lang trong bài nói chuyện tại Westminster, Hoa Kỳ, 8/11/2008

91 Phản hồi cho “59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam”

  1. Minh Đức says:

    Trích: ” Chu Ân Lai thỏa thuận với Mendès France và Molotov phân vùng ở vỹ tuyến 17 để khai thông hội nghị và áp lực Việt Minh phải chấp thuận”

    Vì sao Mao Trạch Đông muốn CSVN ngừng đánh nhau vào năm 1954 rồi sau đó năm 1959 lại viện trợ cho CSVN đánh chiếm miền Nam?

    Vì năm 1953, Trung Quốc vừa phải ngưng chiến tranh Triều Tiên nên Mao không muốn phải lao vào một cuộc chiến tranh khác? Hay là vào 1959, Mao thấy rằng có thể viện trợ cho miền Bắc súng đạn để đánh du kích ở miền Nam mà không phải đem người của Trung Quốc vào đánh ồ ạt như ở Triều Tiên nên Mao thấy cái giá đó Trung Quốc có thể kham được?

  2. Kẻ Giác Ngộ says:

    Mấy lúc gần đây các bác “CCCĐ” phản ứng mạnh quá làm cho đám DLV đuối lý, co cụm lại như đám hoa mắc cở (hoa xấu hổ), chỉ còn “bắn sẻ” rồi vội vã biến mất giống như đám du kích trước 1975!

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Sưu cao thuế nặng đã bắt đầu đè trên tư nhân… Khi sửa soạn di cư, tôi đem chiếc xe thân yêu ra bán ở chợ trời. Khi vừa ngã giá 800,000 tiền cụ Hồ với người mua thì một cán bộ mặc sơ-mi nâu, đeo sắc cốt, xuất hiện ngay sau lưng và đòi tôi đóng thuế 400,000″

    Bài này cho thấy chính sách đánh thuế nặng vào những người buôn bán đã làm nhiều doanh nhân bỏ vào miền Nam. Đâu cần phải ông CIA Lên Xơ Đên giả vờ làm bản hướng dẫn khi nhà nước tịch thu tài sản để làm cho các doanh nhân sợ mà bỏ đi. Nếu ông Lên Xơ Đên làm như vậy là may cho những ai thấy sợ mà bỏ vào Nam. Sau này tại miền Bắc, trong chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, những người có cơ sở kinh doanh, sản xuất bị đánh thuế thật nặng, nặng đến mức họ không thể làm ăn nổi. Họ xin với nhà nước cho họ đóng cửa, hiến hết cơ sở sản xuất cho nhà nước nhưng nhà nước vẫn không cho họ đóng cửa mà bắt họ tiếp tục mở cửa và tiếp tục đòi phải đánh thuế thật nặng. Lối đánh thuế gì quái gở như vậy? Mục đích của nhà nước Cộng Sản thật ra không phải là thâu thuế lợi tức mà muốn tịch thu tài sản của họ và vét sạch tất cả những của cải mà họ để dành dụm được trong bao nhiêu năm qua. Đó là chính sách vô sản hóa toàn dân. Làm cho toàn dân không ai có tiền để dành, hoàn toàn phải lệ thuộc vào việc đi làm cho nhà nước. Tại miền Nam, sau 1975, tuy chiến dịch đánh tư sản bắt đầu vào 1979 nhưng từ 1976 nhiều nhà buôn cũng bị đánh thuế thật nặng và không cho phép đóng cửa, giống y như là CS đã làm ở miền Bắc. Ý đồ muốn vét sạch hết của cải của dân thấy rõ trong việc đổi tiền lần đầu, mỗi nhà chỉ được đổi một số tiền đủ sống trong vòng chừng một tháng mà thôi. Dù cho ai có tiền nhiều cũng không được đổi nhiều hơn. Cách đổi tiền như vậy là đương nhiên xóa sạch tiền để dành của tất cả mọi gia đình. Đồng thời với lối đổi tiền bóc lột là lệnh nói rằng vàng và đô la là do nhà nước quản lý. Điều đó có nghĩa là các gia đình để dành tiền thì bị xóa sạch qua việc đổi tiền, còn giữ đô la và vàng thì xem như đó là tài sản của nhà nước. Bất cứ khi nào nhà nước cũng có thể vào nhà dân mà khám, nếu có vàng đô la là tịch thu hết. Chính sách vô sản hóa toàn dân là như vậy. Nhìn theo qui luật kinh tế thị trường thì làm cho dân hết sạch tiền có nghĩa là không ai còn tiền để tiêu xài thì những người bán hàng cũng lao đao vì không bán được hàng. Chỉ số tiêu dùng xem như là sụt giảm thê thảm. Nhưng đảng Cộng Sản lúc đó không quan tâm để chỈ số tiêu dùng, mà chỉ muốn nhà nước thu tóm tất cả của cải trong nước vào tay mình. Biện pháp đó, xét theo kinh tế thị trường là bóp cổ nền kinh tế cho nó chết ngắc. Chính vì vậy mà hàng triệu người phải vượt biên.

    • Kẻ Giác Ngộ says:

      Chính vì chính sách sưu cao thuế nặng của VC mà thời VNCH có vẽ cảnh: 7 tên VC đeo 1 cành đu đủ. Có nghiã là bị nhà nước VC bóc lột quá nên dân miền Bắc bị nghèo đói, đến nỗi 7 người đu một cành đu đủ cũng không gẫy.

      Mặc dù vậy, VC vẫn cứ huyênh hoang tuyên truyền là nhân dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy” bóc lột.

      Sang thời CSVN hiện nay, cũng cái kiểu bóc lột với tất cả các thứ thuế, người dân đã truyền khẩu nhau; “Mỹ-Ngụy” bóc lột nên dân còn có miếng mà ăn, nhà nước CSVN thì không bóc mà cũng chẳng lột, họ nuốt luôn cả vỏ, vì thế mà cán bộ càng ngày càng giàu còn dân thì cứ nghèo đi, và khối dân oan cứ mỗi ngày thêm đông!

  4. nvtncs says:

    Vì trình độ học vấn của người CSVN quá thấp, kể từ ông thủ tướng Dũng, nguyên cựu y tá, nên tôi phải giảng cho họ hiểu những khái niệm tiểu học sau đây ( thật ra, xét theo lời bàn của họ, những người CS trên diễn đàn ĐCV, không thể đỗ tú tài thời đệ nhất VNCH, và chỉ có thể bén mảng đến đại học đường với tư cách là những người quét sân trường ):

    - Ta hãy đặt vấn đề tôn giáo sang một bên vì vấn đề này quá cao siêu, nên họ sẽ không hiểu, dù giảng đến đâu chăng nữa.
    Ta hãy chỉ nói đến cách cư xử của chính nhân, hiền nhân VN, hoặc người dân bình thường của một nước tự do dân chủ bên Âu, Mỹ.
    Đối với những người kể trên, có những giá trị tinh thần còn cao quý hơn, quan trọng hơn cả quan niệm tổ quốc và lòng yêu nước. Những giá trị đó là sự thật, luân lý, và đạo đức.
    Nhiều người VN, cả CS lẫn quốc gia, khen phục Nhật Bản trước 1945. Trái lại, tôi thấy dân Nhật sai lầm thậm tệ. Họ gửi con em sang Anh, Đức, học kỹ thuật và chiến thuật hải quân Anh, bộ binh Đức, nhưng họ không học được nền dân chủ căn bản của Anh. Điều sai lầm của người Nhật là họ đã đặt tổ quốc trên hết, và họ coi hoàng đế như một thần sống, trên cả lẽ phải, trên cả luân lý, trên cả chủ nghiã nhân bản. Phải lĩnh hai quả bom nguyên tử, họ mới sáng dạ ra. Cái lũ yêu nước kiểu “my country, right or wrong”, là lũ mù quáng. Mà CSVN thì lúc nào cũng rêu rao rằng mình yêu nước, và có độc quyền yêu nước.
    Trái lại, khi VN đem quân sang đánh Cao Miên, một chính nhân ( honnête homme ) VN, đặt lẽ phải trên cái ngang trái của tổ quốc, phản đối sự xâm chiếm, mới là người yêu nước thật sự, vì chính nhân đó, chính là lương tâm của tổ quốc đó.

  5. Cá TRích says:

    Tại Sao 01 says: 23/07/2013 at 03:06
    Tại sao CS Việt nam ko “tiện tay” dắt dê luôn năm 1975 cho hết sạch bóng Công giáo VN đi cho nước trong nhỉ? lúc đó Mỹ đang lủi như chó bị đập/ Pháp – bồ – Vatican thì im re, nhóm con chien VN như vật vô chủ, nếu CS VN xử ngọn luôn lúc đó thì đất nước bây giờ vừa rộng đất, Dân tộc VN lại vừa thuần chủng, cả nước 1 lòng xây dựng tổ quốc bây giờ đã thành cường quốc. Nước Nhật là 1 bài học, các vua Minh trị đã quyết liệt tiêu diệt tà giáo thẳng thừng, từ khi Tây – bồ nhăm nhe truyền vào nước họ tk 16-17, kết quả là nước Nhật rất thuần chủng, Phật giáo là Quốc giáo, khong hề có 1 thế lực nào bị bên ngoài điều khiển. Toàn dân cùng 1 tư tưởng…thế mới có 1 nước nhật cường thịnh. Ko như VN bây giờ, tây ko ra tây, đông chả ra đông … dở lai/ dở người dở vật; các ông CS không ra tay dứt khoát ngay từ đầu, đến bây giờ mầm bệnh lại lây lan; các ông đừng trách ai nữa nha. Ông cha tôi đã đánh pháp/ Mỹ mệt rồi, các ông bây giờ tự xử lý đống rác các ông để lại đi, CS ơi là Cộng sản!!!

    • lethan says:

      …để cho bè lũ Việt cộng phản quốc chúng bay dâng đất nước cho bọn Tàu cộng cho được dễ dàng, nhanh hơn hả ?

      • Binh Phuoc says:

        @ Lethan, các anh nói nhảm, vu khống VC!! ko có công giáo “yêu nước” thì việc đập giặc Tàu đã thành thói quen thành gen di truyền, là chuyện thường của người Việt rồi nha! hỏi: từ Bà trưng bà TRiệu đến vua Quang trung khi công giáo vẫn đang lởn vởn quang âu châu thì khi Tàu qua bờ cõi VN có trở về đc toàn thây ko??? Hỏi khi năm ’79, quân chính quy VN đang bận việc khác..Tàu xua gần 1triệu quân qua biên giớ phía bắc, chỉ với dân quân và tự vệ địa phương của VN, lũ giặc đó có trở về tòan thây ko? Bu Mỹ nhà các vị ko ủng hộ tàu về vũ khí thì trận Lão sơn năm ’83/ 1984 Lũ tàu có phải chạy lên tận Vân nam rồi ko? Các vị bám váy tây bồ – Vatican mãi rồi, máu Việt trong người các anh loãng hẳn rồi sao???!??!

      • quang phan says:

        Gửi những tên xung kích của bè lũ Việt cộng phản quốc:

        Trong các thời đại của các vị anh hùng Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đại Đế Quang Trung…chống giặc Tàu, chủ nghĩa Cộng sản rác rưởi chưa du nhập vào Việt nam.

        Nhưng từ khi có cái đảng Việt cộng ra đời ” bập bẹ hai tiếng Staline” cho đến nay, những trang lịch sử Đen của tộc Việt ghi lại rằng:

        Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Tàu cộng Chu Ân Lai ngày 14/9/1958: “Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc” .

        Ngày17 tháng 2, 1979, để dạy bọn Việt cộng “Ăn cháo đái bát”, trở mặt theo hẳn Liên xô, Tàu cộng Đặng tiểu Bình xua quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt nam, san bằng nhiều làng mạc . Nhà báo Quân Đội Nhân Dân Huy Đức viết :

        “Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn…bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân TQ phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như ở Ba Xát, Lào Cai, hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân TQ tiến sang.
        “Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.
        “Tất cả bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối ”.

        Tháng 9-19901990, thấy Liên xô và Đông Âu xụp đổ, Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư đảng CSVN), Đỗ Mười (thủ tướng CSVN), Phạm Văn Đồng (cố vấn đảng CSVN) phải “xuống nước” sang Tàu xin cầu hoà với Giang Trạch Dân (tổng bí thư Tàu cộng) và Lý Bằng (thủ tướng Tàu cộng) tại Thành Đô (Cheng Du), thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Si Chuan).

        Ngày 30/12/1999, Lê Khả Phiêu- tổng bí thư đảng CSVN- ký Hiệp Ước dâng 789 cây số vuông dọc biên giới – bao gồm Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm – cho Tàu cộng .

        Ngày 25/12/200, Trần Đức Lương đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký Hiệp Ước cắt 11.362 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt cho Tàu cộng.

        Ngày nay, bè lũ đế quốc Tàu cộng tung hoành ở Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bắt bớ, bắn giết hàng trăm ngư phủ Việt nam.

        Năm 2007, bè lũ đế quốc Tàu cộng ngang nhiên sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào huyện Tam Sa của chúng.

        Trong khi đó thì bọn Việt cộng cầm quyền hèn nhát, đốn mạt đánh đập, bỏ tù những người dân biểu tình hay lên tiếng phản đối đế quốc Tàu cộng xâm lược. Lần lượt vào tù là những người dân yêu nước Nguyễn Văn Lý,Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Hồ Thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Đổ Thị Minh Hạnh, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, 15 sinh viên Công Giáo gốc Vinh ,Phương Uyên, , Nguyên Khang, v…v…

        Không như Phi luật Tân, bè lũ Việt cộng còn run sợ không dám cả đưa vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa ra Toà Án Quốc Tế.

        Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê- : “…quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…“Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…” .

    • Dao Cong Khai says:

      Đúng vậy, xin đừng hỏi tại sao và cũng đừng nhắc đến những chữ “nếu”. Nếu không có thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,… thì ngày nay không còn nước Miên và Lào trên bản đồ thế giới nữa. Nếu cứ vậy thì chỉ có VN và Tàu tồn tại hiện nay ở vùng đó và cũng hữu nghị với nhau thắm thiết … như ngày nay. Và có thể Thái Lan cũng bị VN cho xóa tên trên bản đồ thế giới luôn. Nghe sướng chưa. Vua chúa mình sẽ giầu sang lắm, xây vô sô cung điện bự gấp trăm lần cung điện ngoài Huế nữa. Còn dân VN thì cũng ở nhà tranh vách đất, và đóng khố; càng thuận tiện khi muốn tán gái; giống dân mọi Ra-Đê ở Lâm Đồng hiện nay đó.

      Một cái sướng nữa là nếu không có thực dân Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các giáo sĩ của Vatican thì VN ngày nay cũng có lẽ giống như Ấn Độ hay Miến Điện đó. Nghĩa là rất độc lập không quan hệ với ai, chỉ có tình hữu nghị Việt-Trung muôn đời thôi. Chúng ta sẽ có chữ viết là chữ Nôm, viết giống chữ Tàu và rất độc lập với chữ La-Tinh. Chúng ta sẽ chỉ cần làm thơ nghe hát chèo và nghe cải lương, Hồ Quảng… hoặc thưởng thức nhạc Ấn Độ… Rất là hãnh diện, tượng Khổng Tử sẽ được dựng khắp nơi, và tất nhiên chúng ta vẫn có đảng CSVN, chủ tịch Hồ Chí Minh và chúng ta cũng… “phát triển” giống như bên Trung Quốc đó.

      VN mà đòi giống Nhật thì hơi khó, vì VN khác biệt với Nhật bản ở cái ngã rẽ hồi cuối thế kỷ 18, đầu 19. Khi vua Gia Long vừa mới lên ngôi thì có vẻ chính quyền VN muốn giao thiệp với Tây Phương, chủ yếu để mua vũ khí của họ để xây dựng quân sự. Nhưng tới khi vua Gia Long chết, Nguyễn Phúc Đảm lên thay thì vua Minh Mạng này đã lèo lái VN rẽ sang con đường trái ngược với nước Nhật rồi. VN giống Tàu thì dễ chứ giống Nhật thì thấy khó lắm. Gia đình nào cũng luyện một đống phim Tàu trong nhà thì làm sao mà khác Tàu được? Bên Tàu nó cũng có cách mạng văn hoá thời Tôn Văn và Mao Trạch Đông nên mới có đầu óc gọn gàng như ngày nay; chứ nếu Tàu và VN cứ độc lập vững bền giống như thời trung cổ thì ngày nay cán bộ nhân dân ta vẫn cứ búi tó củ hành, áo dài khăn đống nghe hát chèo… và ngồi uống trà, ngâm thơ, sướng lắm!!!!

    • nvtncs says:

      Không có những con chiên của Vatican thì “Cá Trích” và hầu hết dân VN mù chữ, và số rất nhỏ còn lại viết chữ Tầu. Trước Alexandre de Rhodes, tỷ lệ người VN biết viết chữ nho trong dân gian, là bao nhiêu?

      Dưới thời đệ nhất VNCH, trẻ em được hát:
      “Ăn trái, nhớ tới người vun, uống nước xin trông tới nguồn.”
      Ở ngoải ngoài bắc, trẻ em hát gì?
      “Không ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng…”.

    • Trả lời Cá trích says:

      Suy nghĩ của anh mạnh như Tần Thủy Hoàng và khét như Hiltler …nếu như vậy thì VN khó tránh khỏi tiếng diệt chủng chưa cần biết lý do sao! làm cỏ công giáo lúc đó cũng ko khó dù có đến gần 2 tr người nhưng dù Mỹ/ Phương tây và Thế giới ko làm gì đc VN lúc đó nhưng VN sẽ bị tiếng xấu. VN dù ở chế độ nào vẫn có đạo lý con người… làm vậy cũng khó coi. Tuy rằng đúng là VN sẽ thuần chủng thật nhưng …1 suy nghĩ khủng khiếp quá!!!

      • nvtncs says:

        “VN dù ở chế độ nào vẫn có đạo lý con người…”

        Giết mười bẩy vạn người trong cuộc CCRĐ, chôn sống thường dân trong Tết Mậu Thân, là đạo lý con người?
        Nhà tù cải tạo là đạo lý con người?
        “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ…”
        là đạo lý con người?
        Hitler giết Do Thái chứ không giết 6 triệu người Đức. Cá Trích “hay” hơn cả Hitler.

        Vâng, những hành động kể trên thuộc đạo lý con người, con người CỘNG SẢN VN, và con người có tên “Trả lời Cá trích”

    • Minh Đức says:

      Trích: “Tại sao CS Việt nam ko “tiện tay” dắt dê luôn năm 1975 cho hết sạch bóng Công giáo VN đi cho nước trong nhỉ?”

      Cái lối của Cộng Sản là vừa giết người vừa lên mặt đạo đức giả nên CS không lùa hàng triệu người vào trại tập trung rồi giết như Đức Quốc Xã mà dùng kế hoạch dài hạn để tiêu diệt tôn giáo. Kế hoạch dài hạn là không cho người trẻ theo tôn giáo nào cả, lâu dần lớp người cũ chết đi thì sẽ không còn ai biết gì về tôn giáo nữa, nghĩa là hoàn toàn tiêu diệt tôn giáo. Như vậy là có thể tiêu diệt tôn giáo mà không mang tiếng là đàn áp tôn giáo. Nhưng tôn giáo không dẽ tiêu diệt như Cộng Sản tưởng. Người già chết đi nhưng người trẻ lớn lên có người vẫn tin vào tôn giáo.

      Tôn giáo không dễ bị tiêu diệt như Cộng Sản tưởng vì dù tại Việt Nam có tiêu diệt hết cả các tôn giáo mà loài người đã từng có thì vẫn có tôn giáo mới sinh ra. Thí dụ Pháp Luân Công, là một loại tập dưỡng sinh nhưng mang màu sắc tôn giáo sinh ra ở Trung Quốc. Thí dụ bà Nguyễn Thị Điền ở Nghệ An, tự xưng là Nữ Thần Giao Liên sáng lập ra đạo Tâm Linh Hồ Chí Minh và chữa bệnh bằng nước lạnh và tư tưởng Hồ Chí Minh.

  6. DâM TiêN says:

    Trong cái rủi, có tí tí cái may.

    Cuộc di cư 1954 sớm mang hòa đồng thăng hoa về đú các sinh hoạt
    xã hội tại miến Nam đất lành. Chỉ khoàng thời gian ngắn, không ai
    nhận ra đâu là Bắc đâu là Nam…; chàng là từ phương bắc đã qua…

    Ấy a, thế mà… sau cuộc chiếm đóng miền Nam của Cộng phỉ
    Bắc Kỳ, tới nay, sự chia rẽ và…khinh bĩ cũa người Nam với lù Bắc
    kỳ vẫn càng ngày càng gay gắt thêm lên. Lạ quá đi thôi là lạ quá…

    Và , đồng bào ơi, cuộc di cư vượt biển thứ hai, hên trong xui,
    sẽ mang về cho VN tương lai một hệ thống Intelligentia chuyên viên
    trí thức ưu việt, tái dựng Việt Nam.

    Có đồng chí nào dám phản đối lại ý tường vàng ròng này không ?

    • BUILAN says:

      Bac TONYDO mà bắt gặp caí com nầy thi, mới hy vọng những lời THẦM THÌ cuả tôi với bác áy, có thêm chút giá trị ! Có thể TIN được – tôi rất là KHÁCH QUAN ! hehehehe
      Chứng tỏ là anh DÂM đang ở trạng thái bình thường,
      Chúc anh thâm tâm THƯỜNG an lạc !

  7. gold price says:

    Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo. Đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái Hòa Hảo là ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ cai quản, quản lý. Khi yêu sách phi lí này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám”

      Cái gọi là chính sách đại đoàn kết là chủ trương tiêu diệt tất cả các lực lượng nào không thuộc về đảng Cộng Sản. Đại đoàn kết là danh từ giả nhân giả nghĩa của đường lối Stalinist, đường lối độc tài phát xít. Các đảng phát xít ở Ý, đảng Đức Quốc Xã cũng gọi mình theo đường lối đại đoàn kết dân tộc mà tiêu diệt các tổ chức khác, ai chống lại họ là phá hoại đoàn kết. Chính vì thấy chính sách tiêu diệt các phe chống Pháp khác của Việt Minh mà nhiều người miền Nam trước đây tham gia kháng chiến chống Pháp, sau này đi theo phe quốc gia, làm việc với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa để thiết lập một quốc gia mà họ cũng được bình đẳng tham gia làm chính trị cùng với những người khác chứ không chịu theo chế độ do đảng Cộng Sản tự cho mình được độc quyền làm chính trị.

      • lethan says:

        (” 30 Năm Giáo Nạn”) Đạo Hòa Hảo với truyền thống chống Cộng cao độ, sau năm 75 đã bị trả thù tàn nhẫn. Gần như bị CS đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngoài những bậc lãnh đạo cao cấp như cụ Phan Bá Cầm, Tướng Lâm Thành Nguyên, các ông Trịnh Quốc Khánh, Nguyễn Văn Lầu.. còn có hàng ngàn người bị bắt, nhiều người mất tích.

        Phía Tòa Thánh Tây Ninh, cụ Hồ Tấn Khoa bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Cộng và Nhật Bản. Các hàng chức sắc như cụ Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Thành Danh, Lê Văn Mạng.. đều bị cầm tù, có người bị tra tấn đến chết như ông Trương Lương Thiện. Năm 1976, một con số lớn nhân vật Cao Đài tại Tây Ninh bị CS ráp bắt, sau gần 2 năm giam giữ, năm 1978 đưa ra tóa án nhân dân Tây Ninh xét xử, buộc tội phản động, chống phá cách mạng . Qua cái gọi là tóa án nhân dân này, CS xử tử 3 người, 4 người chung thân và sau đó 20 năm tù. Trong năm này, chính quyền CS địa phương cũng ra lệnh đóng cửa các thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, đóng cửa Tòa Thánh Tây Ninh. Tháng 3 năm 1979, CS ép buộc một số giới chức Cao Đài ký đạo lệnh giải tán các ban trị sự Cao Đài mọi cấp trên toàn quốc. Năm này, tòa án nhân dân tại SaiGòn cũng đã đưa ra tòa một số lớn giới chức Cao Đài khác về tội âm mưu lật đổ xử tử 8 người, chung thân 5 người. Vào đầu tháng 8, 1985, ông Hồ Thái Bạch, con cụ Hồ Đắc Khoa, cũng bị CS đưa ra tòa với những tội danh tương tự.

  8. Minh Đức says:

    Trích: “Tôi đã được chứng kiến cảnh dân quê, đặc biệt từ Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình, lũ lượt kéo nhau đến thành phố Nam Định, trên đường đi Hà Nội để xuống Hải Phòng vào Nam”

    Những người Công Giáo bỏ đi vào Nam được thấy rõ vì họ là người Công Giáo. Còn nhiều người khác cũng bỏ đi nhưng không phải Công Giáo nên nhìn vào người ta không để ý. Luận điệu của Cộng Sản là ông CIA Lên Xơ Đên phao tin là “Chúa đã bỏ vào Nam rồi” nên dân Công Giáo thấy vậy bỏ đi vào Nam. Thật ra những người Công Giáo gốc Bắc bao nhiêu năm sống ở miền Nam chẳng thấy họ nói lý do họ đi vào Nam là vì nghe nói rằng “Chúa đã bỏ đi vào Nam”. Nhìn vào thực tế, ngay từ khi Việt Minh nắm chính quyền thì người Công Giáo họ đã biết Việt Minh là Cộng Sản và họ chống Việt Minh ra mặt. Các làng Công Giáo Việt Minh không cài người vào được và có nơi họ lập đội tự vệ để chống lại Việt Minh. Người Công Giáo có tổ chức nên họ được các ông cha biết chuyện ở Liên Xô cho biết Cộng Sản đã đối xử với tôn giáo ra sao ở đó nên họ không hồ nghi gì về việc Cộng Sản xem họ là kẻ thù. Chỉ có một số người quốc gia còn tưởng là Cộng Sản cũng chống Pháp tức là yêu nước thì có thể cộng tác được với Cộng Sản. Người Công Giáo đã biết từ trước thái độ thù địch của Cộng Sản với họ thì họ đâu cần đợi đến ông Lên Xơ Đên nói là “Chúa đã bỏ vào Nam” thì họ mới quyết định đi. Họ biết mấy năm qua họ lập đội tự vệ chống lại Cộng Sản thì sau 1954, Cộng hoàn toàn kiểm soát miền Bắc thì họ khó mà sống với Cộng Sản, thế nào cũng bị Cộng Sản đàn áp, trả thù. Lịch sử diễn ra đúng như thế.

    • lethan says:

      Dầu và nước không thể quyện chung
      Người Việt quốc gia không thể sống chung với bè lũ Việt cộng phản quốc
      Người Việt vốn bản tính hiền hoà không thể sống chung với bọn Việt cộng bạo lực, khủng bố
      Người Việt có tín ngưỡng không thể sống chung với bọn Việt cộng vô thần

  9. nvtncs says:

    Bắc kỳ 75 là một dân tộc vô ơn bạc nghiã:
    Nhờ Tầu cộng nuôi dưỡng, dậy dỗ, huấn luyện, cung cấp đạn dược, vũ khí, xăng dầu, quần áo, cơm nước, từ năm 1950 đến năm 1975, để vào ăn cướp miền Nam, mới được sung túc như ngày hôm nay; thế mà đã không biết ơn Tầu, còn chạy sang Mỹ, ngo ngoe tính đánh đu với Mỹ.

    • DâM TiêN says:

      Thưa NVTNCS:

      Tụi Bắc Kỳ còn vô ơn bạc nghĩ chi thậm hơn thế nữa…

      Được chú Chệt Cộng nuôi dưỡng, dạy dỗ manh quần cái áo.
      lại dạy cho cách Đấu tố ông bà cha mẹ, dạy cho cách đánh
      cướp miền Nam…

      Thế mà từ sau 1968 Mậu Thân kinh hoàng, thằng chó đẻ
      Cs Bắc kỳ lại vùng vằng chạy sang theo ông Nga Sô,

      bởi Nga Sô có ống dẫn dầu,Mig 21,,, Tăng 54, và những dàn
      SAM to mà rài… Tụi Bắc Kỳ,loài chó đểu, vô ơn…

      Nay đang theo Mỹ/ Mỹ cho…mày theo cho…mày…chết !

  10. nvtncs says:

    @người khách quan ( tiếp ),
    Xin nhấn mạnh rằng bố mẹ tôi không theo đạo Thiên Chúa.

Phản hồi