WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài cảm nghĩ về cuộc thi thơ trên Facebook

tho

Sáng nay, 18/7/2013 tại khách sạn Continental (Quận 1, TP .HCM), đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thơ đầu tiên trên Facebook chủ để: “Lời tỏ tình đầu tiên” theo sáng kiến độc đáo của ông Phạm Thanh Long – một người yêu thơ.

Cuộc thi này do ông Phạm Thanh Long đề xuất ý tưởng kiêm nhà tổ chức và nhà tài trợ. Mọi chi phí tổ chức đều do cá nhân ông Phạm Thanh Long lo liệu, không hề nhận bất cứ tài trợ nào khác. BTC nhận thấy hiện người yêu thơ và làm thơ rất nhiều, song ít có nơi để họ thể hiện mình và trình làng tác phẩm, do vậy cuộc thi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của nhiều người dù diễn ra chỉ trong một tháng.

Ban giám khảo gồm các nhà thơ uy tín: Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt.”

Theo báo mạng “Thể thao Văn hóa”:

“Trạng nguyên thơ facebook (kèm hiện vật và tiền thưởng khoảng 20 triệu đồng) thuộc về tác giả Sâm Cầm với hai bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn, Nấc cụt; giải Nhì (khoảng 15 triệu đồng) – Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy; giải Ba (khoảng 10 triệu đồng) – Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể; và 15 giải Khuyến khích. BTC cũng trao giải Bài thơ được nhiều người yêu thích nhất với hơn “4.600 like” cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và giải Thí sinh cao tuổi nhất cho tác giả Phạm Như Lương.”

SÀI GÒN, SÀI GÒN

Thơ Sâm Cầm

Sài Gòn là những buổi sang đầy gió
Dẫu ngọn gió ko ướt
Em vẫn nghĩ về anh
Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông
Rồi hân hoan bung cánh
Sài Gòn là những ban trưa nắng sánh
Em nhìn tán cây lòa xòa, hấp háy mặt đường
Và nghĩ về anh
Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ
Lấp ló vài chiếc dép xinh
Sài Gòn là những chiều mưa xập xình
Có thể là cơn mưa ngân ngấn hay ào ạt đến, rầm rập đi
Nhưng ý nghĩ của em lại vòng vèo hơn một mê cung
Mải miết về anh như dấu ba chấm(…)
Chờ kí tự
Em định dạng Sài Gòn cho riêng em
Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt
Tất nhiên, những buổi đêm anh biến mất
Sài Gòn sẽ cuống cuồng tìm anh…
Trong giấc mơ em

NẤC CỤT

Thơ Sâm Cầm

Em ngồi nín thở
Em uống nước rồi
Cơn nấc lì lợm
Anh ơi anh ơi

Em ngồi bẻ bút
Ráp chữ làm thơ
Đêm cũng bơ phờ
Theo từng cơn nấc

Cái gối dửng dưng
Cái chăn buồn bực
Cái chữ đành hanh
Cơn nấc lanh chanh

Cơn ngủ đoạn đành
Bỏ em đi mất
Nó hờn em thật
Anh ơi anh ơi

Em chạy hụt hơi
Nói trăm từ nhớ
Cơn nấc mắc cỡ
Nó trốn đi rồi

Hóa ra nấc đứng nấc ngồi
Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung
Sâm Cầm

MÙA PHƠI VÁY

Thơ Hoàng Anh Tuấn

Qua giêng hai rẽ sang mùa phơi váy
Khi màu khèn đã phai nhạt hội xuân
Bên cọn nước tay em vò vạt nắng
Váy vén cao suối lượn bắp nõn ngần

Đầu vách nứa anh gọi lời thương mến
Khẽ thôi anh, nả trở giấc tan sương
Bắt đền đấy, xà cạp em lấm cỏ
Cái đêm tình thức trắng giữa lều nương

Vai lù cở em địu mùa xuống chợ
Bước xuân đi khó cản cuốn như mê
Mùi thắng cố,rượu ngô, và phân ngựa
Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về

Váy hoa nở trên bờ rào vẫy gió
Lũ bướm non hau háu mắt khát thèm
Đám trai bản muốn hóa thành lũ bướm
Bay lạc vào miền thổ cẩm trong em

Chúng đâu biết anh đã thành con bướm
Của riêng em giữ nhịp váy đong đưa
Em chẻ củi, se lanh hay cõng nước
Nhớ canh chừng cất váy kẻo trời mưa

Anh xuống huyện theo bạn bè làm thợ
Nợ áo cơm ít có dịp thăm nhà
Chiều nay tắt đường rừng qua bản Phố
Váy em kìa, phơi trước cửa người ta?
Hoàng Anh Tuấn
Chỉ cần đọc qua hai bài thơ đạt giải nhất mà báo “Thể thao Văn hóa” gọi là trạng nguyên thơ và bài thơ giải nhì trên, chúng tôi rất buồn vì chất lượng thơ được giải cuộc thi thơ trên Facebook do một vị thương gia yêu thơ đứng ra tổ chức và mời các nhà thơ nổi tiếng kể trên chấm giải phải nói là quá kém.

Thơ muốn được giải phải là thơ hay; nhưng thơ không hay, thơ nhạt nhẽo, cũ kỹ như ba bài thơ trên sao lại được giải ?

Chúng tôi xin chứng minh.

Bài : “Sài Gòn, Sài gòn” của Sâm Cầm không có tứ, tác giả chỉ kể lể : Sài Gòn là cái này, Sài Gòn là cái khác…một cách rất dễ dãi. Cứ viết như vậy, có thể viết đến mai cũng không kể hết Sài Gòn là…hàng tỉ tỉ chi tiết đời sống…Bài thơ này cũng không có câu thơ hay; nó toàn là những câu nói tầm thường năng xuống dòng. Bài thơ do vậy không hề có cảm xúc, không có ý tưởng chứ chưa nói đến tư tưởng…Một bài thơ như thế này mà các ông gọi là hay, là trạng nguyên thơ thì than ôi, không còn trời đất gì nữa ?

Bài “Nấc cụt” của Sâm Cầm cũng chỉ thấy nấc là nấc, không có tứ, không có câu thơ hay, cứ viết dễ dãi như thế này :

Em ngồi nín thở
Em uống nước rồi
Cơn nấc lì lợm
Anh ơi anh ơi

Em ngồi bẻ bút
Ráp chữ làm thơ
Đêm cũng bơ phờ
Theo từng cơn nấc

Viết như thế này, người ta gọi là nói có vần, kiểu như tấu mà thôi. Xin đọc câu kết của bài này, rất mari sến, cũ ơi là cũ, sáo ơi là sáo:

Hóa ra nấc đứng nấc ngồi
Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung

Chao ôi dòng thơ lưu bút mang tên NHỚ NHUNG này đã kết thúc trước cả thời Thơ Mới ( 1930-1945), sao hôm nay các ông lục lại mang ra cho giải nhất và còn gọi là trạng nguyên thơ ? Nhớ nhung ơi, trạng nguyên ơi, ta xin chào mi, vì mi rất sến!

Bài “ Mùa phơi váy” của Hoàng Anh Tuấn” gợi ta nhớ đến tên tập truyện của nữ văn sĩ Võ Thị Hảo : “ Ngồi hong váy ướt”. Bài thơ này đỡ dở hơn hai bài thơ trên của trạng nguyên thơ. Tuy nhiên, bài thơ chưa vượt qua sự kể lể tầm thường, rằng anh đi qua rẫy, qua suối thấy em giặt váy, rồi phơi váy hoa làm bướm non khát thèm. Rằng anh muốn làm con bướm lượn mãi theo váy em. Nhưng hôm nay, váy em phơi trên cửa nhà người ta, tức em đã lấy chồng. Bài thơ chưa có câu thơ hay; nó cũng không có tầm khái quát gì về tình yêu đôi lứa. Đây là bài thơ làng nhàng, không hay…

Qua cuộc thi này, chúng tôi thấy rất lo về tương lai không chỉ của nền thơ mà cả tương lai của lớp trẻ, hơn nữa là tương lai đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu từng tuyên bố con đường thơ của ông :

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao

(Những đêm hành quân)

Trong các cuộc thi thơ trước đây, cũng như cuộc thi thơ trên Facebook này, hình như lớp trẻ của chúng ta (qua thơ) đã tách hoàn toàn mình ra khỏi đất nước và dân tộc, không hề quan tâm đến vận mệnh sống còn của Tổ Quốc nhân dân. Thơ kiểu này, phải chăng là đang thực hiện ý đồ của ai đó, muốn tách lớp trẻ ra khỏi vận mệnh của Tổ Quốc Việt Nam đang bị lâm nguy, dân tộc đang có cơ mất nước về tay giặc Phương Bắc ? Tất cả các bài thơ được giải của cuộc thi này không thấy đâu hình ảnh quê hương giống nòi đang bị giặc ngoai xâm cướp đất, cướp biển, giặc nội xâm cướp đất dân oan , xã hội bất công vô cùng, người dân sống đói khổ, vật giá leo thang, người ăn mày ăn xin quá nhiều, người lũ lượt đi làm thuê khắp thế giới, người dân phải sống trong bầu không khí thiếu tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do được yêu nước mình…

Than ôi, khi thơ và người không còn gắn với nước với dân, không còn gắn với giống nòi tiên tổ, không còn gắn với sự tồn vong của Tổ Quốc, thơ ấy, tuổi trẻ ấy còn xứng đáng được hãnh diện chăng, huống hồ là một thứ thơ làng nhàng, ngõ cụt, dở và sến đến phát ngấy như loài thơ trên ?

Sài Gòn ngày 20 – 7- 2013

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

19 Phản hồi cho “Vài cảm nghĩ về cuộc thi thơ trên Facebook”

  1. Đinh Ngọc Minh says:

    Gớm thay cái mũi vô duyên
    Câu thơ facebook con thuyền Nghệ An !

  2. nguyễn duy ân says:

    Dù sao đi nữa loại thơ nầy cũng khá hơn thơ của “Đại Thi Hào” Hồ Chí Min : “Hòn đá to hòn đá nặng…”

  3. Thầy Rùa says:

    … huống hồ là một thứ thơ làng nhàng, ngõ cụt, dở và sến đến phát ngấy như loài thơ trên ? (TMH)

    Sến là gì?

    Danh từ Sến từ danh từ Ma-ri Sến rất quen thuộc trong ngôn ngữ báo chí trào lộng trước 75 tại Sài Gòn. Ma-ri Sến và Phi-líp Nhỏ ám chỉ các cô gái và chàng trai quê mùa, ít học, lên thành phố kiếm việc làm chân tay để sinh sống. Khi có chút tiền trong túi thì họ cũng tiêu xài ăn chơi. Dĩ nhiên, bằng một cách bình dân. Ăn hủ tiếu bò dziên, uống nước mía, bận áo xanh xanh đỏ, nghe vọng cổ cải lương, hát nhạc tình của Đỗ Lễ, Duy Khánh, Chế Linh v.v…

    Em ngồi nín thở
    Em uống nước rồi
    Cơn nấc lì lợm
    Anh ơi anh ơi

    Em ngồi bẻ bút
    Ráp chữ làm thơ
    Đêm cũng bơ phờ
    Theo từng cơn nấc

    Mấy câu thơ này dở chứ không phải sến. Sến nghĩa là lời thơ bình dị, ướt át, tình cảm. Mấy câu thơ trên lời gượng gạo lấc cấc và khô khan. Dưới đây là lời một ca khúc sến:

    Anh đi lính em cũng vừa lên mười
    Anh dzìa phép em thường sang nhà chơi
    Em bá cổ đòi quà anh xin lỗi
    Lỡ quên rồi xin khất nhé bé ơi

    Trăng non khuyết cũng đến ngày trăng rằm
    Em càng lớn trông càng xinh đẹp hơn
    Không bá cổ đòi qua anh xin lỗi
    Lỡ mang quà anh chẳng biết cho ai

    Thơ dở là tại nhà thơ … tồi. Tồi ngữ pháp, nghèo từ vựng, hẻo Việt Ngữ. Chứ mắc mớ gì mấy cô gái tên Sến bình dân ít học ngày xưa? Chẳng lẽ ngày nay VN không chế ra được chiếc xe đạp cũng bởi tại “chất độc màu da cam” hay sao?

  4. Austin Pham says:

    Thơ thiệt là được mùa nghen. Tui chịu nhất là giai đoạn chuyển tiếp của lưỡi lê làm ngòi bút đó à. Văn học vô nôi, văn thơ lên…bàn thờ. Tuyệt cú mèo là đây: ” Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông
    Rồi hân hoan bung cánh”. Chưa hết, chỉ cần ngửi thơ là không còn nỗi đau thương của B52 mà sung sướng với nỗi lòng của B…75 có hộ khẩu ở hòn ngọc viễn đông nên vì thế rất miên man với Saigon thân thiết như lá nghĩ về cỏ và…đôi dép:
    ” Và nghĩ về anh
    Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ
    Lấp ló vài chiếc dép xinh
    Sài Gòn là những chiều mưa xập xình..”
    Kế tiếp là chữ nghĩa của miền thượng…tầng tám, dẫn đến kết quả ểnh ương…trúng luôn:
    ” Em định dạng Sài Gòn cho riêng em
    Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt”.
    Có ai ở đây dám thi bắn súng với các dũng sĩ nhà thơ của thời đại Hồ Chí Minh không? Dám,…chết liền!

  5. Vũ Đình Kh. says:

    Ông Hảo quả có con mắt tinh tường khi phê bình những bài thơ được giải. Ở ông (Hảo), tôi mến mộ tình yêu nước lẫn trăn trở cho dân tộc VN. Cám ơn tấm lòng của ông Hảo. Kh./

  6. Đinh Ngọc Minh says:

    Than ôi! Tứ thơ của các nhà thơ giờ đây không còn đến từ con tim hay khối óc nữa mà nó chỉ là tiếng thổn thức của cái gì đó nằm ẩn bên trong cái…quần lót!!!
    Sang năm nếu giải thơ này được tổ chức lần nữa tôi sẽ tham gia bài thơ với đề tựa rất ướt át là ‘’Mùa phơi quần lót’’- hy vọng sẽ được giải cao!

  7. Trần Góp Ý says:

    Tôi cho rằng Ban Giám Khảo có vấn đề. Nếu để cho Đỗ Trung Quân làm giám khảo có lẽ tốt hơn các anh: Quốc, Tạo, Quang, Lê, Việt. Mạnh Hảo nói đúng: Thơ lãng nhách, rất sến. Quốc, Tạo, Quang, Lê, Việt phải chịu trách nhiệm vì các anh đã chấm thi thơ, và đã chọn ra những bài thơ dở nhất trên đời, rẻ tiền. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? Và “nhìn vào thơ không khỏi ghìm cơn mửa” . Thế mới biết Quốc, Tạo, Quang, Lê, Việt là những nhà thơ trên cả tuyệt vời.

  8. Trần Nam Định says:

    Anh Hảo thân mến
    Tôi đã đọc kỹ bài anh viết. Tôi thấy lời góp ý của anh rất đúng. Tôi không hề có ý phản đối điều gì.

    Tuy vậy, Anh thông cảm. Đây chỉ là một cá nhân đúng ra tổ chức, không nhân danh ai cả. Uy tín của giải cũng chưa có. Thời gian chỉ có một tháng, nên số bài dự thi ít. Kinh phí có lẽ cũng giới hạn. Làm được như vậy là qúy lắm rồi chớ anh. Tốt hơn nhiều là không làm gì với thơ ca cả.

    Mấy dòng gởi anh
    Trần Nam Định.

    • Nông dân says:

      Cuộc thi với hơn 10.000 bài thơ dự thi. Đã được xác lập kỷ lục về số bài dự thi mà sao gọi là ít được hả anh?

      • TRĂNG NGÀN says:

        NHẰM NHÒ

        10.000 bài chẳng nhằm nhò
        Dự thi thơ phú thò lò mũi thôi !
        Chuyện đời ai dỏm hơn ai
        Hai năm ta viết 35.000 câu thơ !
        1.000 bài chỉ ghẹo đời
        Cóc thi lảm nhảm trên đời hay chi
        Thơ chơi kiểu thế mới hay
        Còn thơ hủ nút liệu hay nỗi gì
        Thơ cần bao quát việc đời
        Thời gian do vậy tràn đầy thơ ta
        Chút thôi chẳng phải ba hoa
        Ai yêu thơ vốn biết ta lâu rồi
        Mỗi lần vào mạng mà chơi
        It ra cũng đọc vài bài mới hay
        Thời gian giống bát nước đầy
        Thơ ta cũng tựa tháng ngày dần trôi
        Trôi hoài cóc tính đến đâu
        Biển Đông lai láng ắt nhiều thơ ta !

        SUỐI NGÀN
        (24/7/13)

    • Thanh Sơn says:

      Cá nhân hay ai tổ chức cũng thế, đã không làm thì thôi, còn đã làm thì phải cho ra hồn, đừng bôi bác sẽ chỉ “giết” thơ!

      Cũng đừng nên quên rằng Ban giám khảo gồm các nhà thơ uy tín: Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt.

      Cám ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo.

  9. Builan says:

    Nghĩ sao viết vậy người ơi
    Ai mà hiểu được, đất trời lặng câm
    Quả là vừa ĐỘC vừa THÂM
    SAIGON nhớ KHÁCH TRI ÂM – SAI GÒN

    _ Vô cùng khâm phục Ban Giám Khảo và người tổ chức !
    Qúi vị thật TÀI TÌNH ! (nhưng qua được dôi mắt hí cuả tôi)
    TUYỆT VỜI trên cả TUYỆT VỜI !
    Tuyễn chon, trao giải NHẤT cho một bài thơ TUYỆT VỜI !

    Đâu rồi HỒ Chí Minh ???? ( Xin dẫn chứng, bỏ trong ngoặc kép dàng hoàng, minh bạch ) Khakhakha

    ” SÀI GÒN, SÀI GÒN
    Thơ Sâm Cầm

    Sài Gòn là những buổi sang đầy gió
    Dẫu ngọn gió ko ướt
    Em vẫn nghĩ về anh
    Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông
    Rồi hân hoan bung cánh
    Sài Gòn là những ban trưa nắng sánh
    Em nhìn tán cây lòa xòa, hấp háy mặt đường
    Và nghĩ về anh
    Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ
    Lấp ló vài chiếc dép xinh
    Sài Gòn là những chiều mưa xập xình
    Có thể là cơn mưa ngân ngấn hay ào ạt đến, rầm rập đi
    Nhưng ý nghĩ của em lại vòng vèo hơn một mê cung
    Mải miết về anh như dấu ba chấm(…)
    Chờ kí tự
    Em định dạng Sài Gòn cho riêng em
    Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt
    Tất nhiên, những buổi đêm anh biến mất
    Sài Gòn sẽ cuống cuồng tìm anh…
    Trong giấc mơ em “

    • Builan says:

      (nhưng qua được dôi mắt hí cuả tôi) thiếu sót !!

      Thêm vào cho đủ nghĩa :

      “QUA được văn hoá ‘ tư tửng’, Tuyêndáo tuyên huấn, HUYNH- RỨA….( nhưng KHÔNG (0) qua được đôi mắt hí cuả tôi) “

      Kính

  10. TRĂNG NGÀN says:

    THƠ

    Thơ là ý tứ trên đời
    Thơ toàn lãng nhách quả thời vô duyên

    Thơ là nghệ thuật văn chương
    Thơ như con cóc văn chương bùn sình

    Làm thơ phải óc thông minh
    Óc ngu như chó thật tình ra sao

    Làm thơ thi pháp phải cao
    Thơ như trẻ nít ối giào là thơ

    Thế ban giám khảo là ai
    Tại sao chưng mặt để thành dở hơi

    Ai người tổ chức thi thơ
    Có tiền là chính còn thời có chi

    Ối ôi đời quả ngu si
    Làm thơ như thế còn gì là thơ

    Quả là bôi bát cuộc đời
    Sao giờ tuổi trẻ như bầy lu la

    Phải chăng giáo dục ranh ma
    Hay là xã hội quả là vô phương

    Thơ sao giống chó ỉa đường
    Hoan hô Mạnh Hảo đã trương lên giùm !

    NẮNG NGÀN
    (21/7/13)

Leave a Reply to Austin Pham