WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kinh Dương Vương- ông là ai?

Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, được biết tỉnh Bắc Ninh đã triển khai một dự án khôi phục và tăng quy mô xây dựng khu di tích thờ “Thủy tổ Kinh Dương Vương – ông nội của Vua Hùng”, với vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Thật là hãi hùng về con số chi phí khổng lồ này, trong khi tình hình kinh tế đang hồi bấn loạn, ngân khố cạn kiệt, nhân tâm đang xáo động.

“Ông nội của Vua Hùng” – chính điều này đã thôi thúc một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lại cất công truy tìm nguồn gốc của Kinh Dương Vương. Và thật bàng hoàng: Kinh Dương Vương phải chăng chỉ là một sự cóp nhặt của Ngô Sĩ Liên từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa? Phải chăng, chúng ta đã và đang, và còn mãi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc của Tàu? – Lâm Khang.

———————————————————————————————

Như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã chứng minh rằng Đại Việt sử ký toàn thư- bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập đến những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII- là một tư liệu được biên soạn trên tư duy đa nguyên “văn- sử- triết” của thời Trung Đại. Trong đó, bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những cứ liệu để làm rõ hơn vấn đề tai hại trên. Đối tượng được đề cập đến ở đây chính là Kinh Dương Vương- một nhân vật được coi là thủy tổ của Việt Nam- phải chăng chỉ là một ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc?

 

Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi THỦY TỔ ĐÀI MÔN,  ảnh: Thọ Bình, Bá Kiên, theo tienphong.vn

Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi THỦY TỔ ĐÀI MÔN,
ảnh: Thọ Bình, Bá Kiên, theo tienphong.vn

Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương

Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương này được Ngô Sĩ Liên coi như là là vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ- con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV đã bình luận đoạn này như sau: “Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”[1]. Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:
.
“1- Tượng mảng xưa sách trời đã định,
Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,
Nước Nam từ chúa Kinh Dương,
Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.

5- Tới Lạc Long nối vì cửu ngũ,
Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,
Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,
Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.
Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,

10- Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc xởn xơ,
Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn.“[2]

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá “Kinh Dương Vương lăng”. Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự “Nam Tổ miếu” và “Thần truyền thánh kế”. Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc[3]. Năm 2012, các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm đã xuất bản cuốn sách “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Sách tập hợp các tư liệu từ “Đại Việt Sử ký toàn thư”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thủy Kinh chú”… từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả, nhà sử học. Ngày 25 tháng 2 năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành.

 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương. Ảnh: dangcongsan.vn -


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương. Ảnh: dangcongsan.vn -

Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng[4]. Như vậy, sau nhiều trăm năm tồn tại, tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương đến nay đã chính thức được sự đồng thuận của nhà nước.

Kinh Dương Vương- từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa

Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn rằng, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là một nhân vật lịch sử có thật, mà có thể đó chỉ là một sự nhầm lẫn của Ngô Sĩ Liên khi ông đã sưu tầm một câu chuyện văn học để mở đầu cho một công trình sử học của nước nhà. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?

Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”[5]. Nhưng chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái (một tác phẩm văn học sưu tầm những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam) của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)[6], rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang[7].

Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu sau này. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc có chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường[8]. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên[9].

“Liễu Nghị truyện” được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống trở đi, truyện Liễu Nghị được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”[10]. Liễu Nghị đã trở thành một tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, như nhà Tống có Liễu Nghị đại thánh nhạc, nhà Kim có Liễu Nghị truyền thư của Gia Cùng Điệu, triều Nguyên có Liễu Nghị Động Đình long nữ (Nam hí), thời Minh Thanh có Quất bồ ký của Hứa Tự Xương, Long tiêu ký của Hoàng Thuyết, Long cao ký của Dương Ban, Thẩn trung lâu của Lý Ngư, Thừa long giai thoại của Hà Phủ[11].

Cho đến nay, Liễu Nghị truyền thư (còn có tên Thủy tinh cung, Liễu Nghị kỳ duyên) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch này đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn có lẽ là khá nhiều, hiện chưa thể thống kê hết được[12]. Không những thế, tích truyện này đang có xu hướng được áp dụng sang các hoạt động văn hóa khác hiện nay ở Trung Quốc. Ví dụ, người ta lấy đề tài này làm tranh khắc ván, thư họa truyền thống (thủy mặc).
Ngày 17 tháng 7 năm 2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành seri tem “Dân gian truyền thuyết- Liễu Nghị truyền thư”, gồm 4 con tem với 4 hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”[13].

Và những nhận định của sử gia đời sau

Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân- Âu Cơ, và coi đó như là nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương- cái triều đại mà người Việt ngày nay coi như là lịch sử đích thực của mình. Nhưng, với một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như vậy, các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn cũng phải biết đến. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ Liễu Nghị truyền thư. Nhưng đó là chuyện của văn học.

Còn với tư cách là những người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy là tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”[14]

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 – 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”[15] . Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”[16].

Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định. Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi[17].

Trần Trọng Dương

Blog Tễu

—————————————————————–
[1] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.
[2] Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh , ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). Nxb Văn học. Hà Nội.
[3] Thọ Bình – Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương ( ông nội vua Hùng ). Theo tienphong.vn

[4] Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn
[5] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. sdd. tr.133.
[6] Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện NC Hán Nôm), tr.4a-4b.
[7] Nguyễn Thanh Tùng. 2010. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung – Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại. Hội thảo Quốc tế giao lưu Văn hóa Việt Nam Trung Hoa. Tp Hồ Chí Minh.
M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam.(Tập 1) Nxb Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.
[8] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.
[9] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr.409.
Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo : Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). – Tr.90-109.
[10] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.
[11] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.
[12] Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com
[13] http://www.fhstamp.com/bbs/read.php?tid=784
[14] Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). Nxb KHXH.H.1997. tr.40.
[15] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 – 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.
[16] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 – 1883), sdd. R.591, tờ 9b-10a.
[17] Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.

21 Phản hồi cho “Kinh Dương Vương- ông là ai?”

  1. Great gooods from you, man. I have understand your stuff prrevious to aand you are just extremely fantastic.
    I really like what you have acquired here, really like what you’re saying and the way in which you sayy it.
    You male it entertaining and yyou still take care
    of to keep it smart. I can not wait to read much more from you.
    This is really a tremendous site.

    Visit my web age deborah dolen

  2. Bùi lễ says:

    Theo tôi biết thì “Kinh Dương Vương” là ông nội của “bác” Hồ mà việt cộng là con cháu của
    “bác” Hồ . Mà tổ tiên của “bác” Hồ là Các-Mác và Le^Nin . Suy ra Kinh Dương Vương là
    con của Các Mác & LêNin mà Các Mác & LêNin là cháu mấy đời của Mr. đô la (550 tỉ):-))))))))))

  3. nguyễn trần says:

    thôi thờ chúa dê su đi và bà maria để bọn công giáo vui vẻ
    chứ kinh dương vương la ai xa quá bọn con chiên nó đâu có biết
    nó chỉ thuộc lòng bà maria đẻ con mà vẫn còn đồng trinh
    chúa dê su bị đóng đinh mà vẫn còn phục sinh
    a men
    hôm kia có ông con chiên đánh chết con rể nó bảo được hưởng nhan chúa
    hưởng nhan chúa mà bị đnáh chết , bỏ vợ bỏ con
    a men
    chúa ơi là chúa

    • lethan says:

      Nghe như giọng điệu của tên chưng sơn cuồng điên đã bị đá đít một cách nhục nhã ra khỏi mục Ý Kiến của bài chủ ” Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức “. Thời gian qua, tên chưng sơn này xuất hiện dưới các nick khác nhau như việt quốc, quốc khách, v…v… chuyên phun nọc đôc bẩn thỉu mạ lỵ tôn giáo , nên đã bị mọi người tẩy chay và yêu cầu diễn đàn khoá mõm .

      Chưng Sơn says:
      25/08/2013 at 16:22
      Tôi trở về nhà từ một miền không có sóng, lên diễn đàn DCV thì được biết DCV đã “Ban” tôi như một vi phạm vào quy định tiêu chuẩn của riêng BBT,

      ***lethan says:
      26/08/2013
      LeThan says: Hoan hô ban biên tập DCV.info .
      Nhưng tên ChungSon này khiếp lắm, ma lanh cứ như “Bác” Hồ ngày trước ấy, gã lại đổi nick thành Quốc Khách, Việt Quốc,… để tiếp tục phun nọc độc.

      *** Bút Thép VN says: 21/08/2013

      “Quốc Khách” là con cắc kè đổi mầu, cũng chỉ thuộc loài bò sát như; kỳ nhông, rắn mối, thằn lằn, cắc ké đấy thôi!

      ***QuangPhan says: Ha ha. Nói láo nói lếu, bá la bá láp, nói bịp nói bợm những tưởng ” mưa lâu thấm đất”, chẳng dè chẳng thuyết phục được người Việt quốc gia nào, trái lại còn bị mời ra khỏi diễn đàn . Nhục quá! Bây giờ còn giở trò đổi tên khác lò mò trở lại đặng tiếp tục nói phét nói lác .

      ***Lethan says: Xem ra Đoàn Hiếu nếu không là Chung Sơn thì cũng là Quốc Khánh hoặc là Việt Quốc, mà cả 4 tên thì cũng là một Chung Sơn. Đúng quá đi chứ.

      Trực Ngôn says:
      28/08/2013
      Tôi không hiểu nổi, tại sao BBT vẫn để cho Chưng Sơn vào ĐànChimViệt này với những ngôn từ như trên?
      Những gì Chưng Sơn và Việt Quốc viết, không phải là góp ý tranh luận, mà chỉ là những ngôn ngữ luận điệu kỳ thị và bôi bác, xuyên tạc TCG, sỉ nhục và mạ lị những bạn đọc công giáo mà thôi!
      Đề nghị BBT ĐànChimViệt hãy xem xét lại việc này, để cho họ tiếp tục viết lách như thế là “vô tình” cổ xúy cho hành động của họ!

      Tu do Dan chu says:
      26/08/2013
      Tôi xin đề nghị các ông Chưng Sơn, Việt Quốc thôi viết và các ông Dao Cong Khai, nvtncs, Bui Lan…. thôi phản hồi góp ý

    • T. says:

      Đã dốt nát mà còn viết tầm bậy tầm bạ lại còn lấy tên là “nguyễn trần” nữa, đúng là “con người XHCN “!

  4. Minh Đức says:

    Người Việt có thể xem xét truyền thuyết của các dân tộc khác thuộc Bách Việt hiện nay ở miền Nam Trung Hoa để so sánh thêm với truyền thuyết của mình. Chẳng hạn, dân tộc Tráng còn sót lại ở Quảng Tây nói rằng mình sinh ra là từ dòng giống Rồng ở dưới biển và Chim ở trên núi. Sao giống như người Việt nói là từ dòng giống Rồng ở dưới biển và Tiên ở trên núi.

  5. Buá Tạ says:

    Tôi la` dân nghèo, không đủ cơm mà ăn, không có tiền trả nợ do mấy bố “đại diện” ngang nhiên tiêu xài đâu .
    Còn như mấy bố cứ chơi theo “kiểu súc vật” đó thi` dân đen này tạm thời thua … Tức lên không chịu nổi thi` “gọi Đổ Mưòi” giúp cho đở tức.
    Nhưng mấy bố phaỉ hiểu đó là nợ mấy bố mượn cuả dân. Có cơ hội thi` dân đen không ngượng ngùng gi` mà không đi tìm mấy bố đòi nợ.
    Mấy bố cứ làm tới thi`liệu mà giử mấy cái “đại diện” cuả mấy bố cho chắc đi, chứ mấy con d… Thái Lan không có cùn lắm đâu. Còn súng tự chế thì mấy bố cũng biết rồi …

  6. Nam says:

    Dù cho Kinh Dương Vương có xuất xứ từ người nước nào đi chăng nữa thì sự hiện diên của ông ta cũng là một phần của lịch sử hình thành nên người Việt chúng ta ngày nay. Còn việc mở rộng hay nâng cấp cái đền thờ hiện hữu thiết nghĩ là không cần thiết vì nó sẽ làm biến dạng đi cái ý nghĩa cổ xưa của nó giống như việc chúng ta đã làm đối với chùa ngàn năm tuổi vậy.

  7. Vì Sao says:

    Vì sao ta ko hỏi ngược lại là tất cả các truyền thuyết trên đều đúng là về Kinh DV nhưng của người Việt vì dân tộc Bách việt rộng lớn trước đây sống từ Nam sông Dương tử xuống bắc VN cơ mà; và vì Ngày nay chỉ còn 1 DT Việt đúng nghĩa duy nhất ko bị khuất phục từ thời Tần thủy Hoàng, đó là VN vẫn mãi là người Việt vẫn đang dữ lửa cho người Việt nói chung, và thờ thủy tổ của mình!!! Ai ăn cắp truyền thuyết của ai?

  8. Xem Lại Khái Niệm says:

    tôi thì ko hiểu về lịch sử 1 cách uyên thâm nhưng chúng ta đều biết rằng nước Việt ta ngày xưa cũng chỉ là 1 trong nhiều nước Việt xưa kia (nằm trong Bách Việt – 1 cộng đồng rộng lớn phía nam sông Dương Tử) tồn tại song song với các dân tộc khác phía bắc sông D/tử mà thôi. và như vậy khoảng gần 5000 năm trước, thậm chí trước thời Xuân Thu – Chiến Quốc ko thể tồn tại khái niệm nào gọi là Trung Quốc cả, địa giới ko hề giống hiện tại. Trở lại với cộng đồng Bách Việt (bây giờ bị đồng hóa hết chính là vùng phía nam TQ ngày nay) vì cùng là người Việt nên chắc chắn phải có nhưung điểm chung, 1 trong nhưng điểm chung đó là người Việt và dưới sự cai trị của KD Vương. KDV cai trị 1 vùng rộng lớn từ hồ Động đình đến hết phía bắc VN nên các dân tộc Việt đều thờ KDV, nhưng KDV sống và từ trần đều trên đất Việt Nam nên VN thờ ông như vị thỉ Tổ là đúng. Ko thể có sự nhập nhằng nào ở đây; nếu chúng ta thờ Chúa dê-xu hay đức mẹ ma-ri-a trên đất Việt này mới là có vấn đề!!!

    • hoàng says:

      ̣Đúng là ngôn-ngữ của bọn csvn.

      • quang phan says:

        Eo ôi,” bọn” cs,qk, vq nay thì ” NÓ” đang tràn lan tùm lum trong các mục trên diễn đàn này rồi .

    • Builan says:

      “…nếu chúng ta thờ Chúa dê-xu hay đức mẹ ma-ri-a trên đất Việt này mới là có vấn đề!!!

      Xem ra không cần thiết , phaỉ lồng câu trên vào COM cuả bạn !
      Nếu là chủ đích thì nhận xét cuả bạn Hoàng là một CÁI TÁT TAI đáng kính phục !

      • quang phan says:

        Eo ôi,” bọn” cs,qk, vq nay thì ” NÓ” đang tràn lan tùm lum trong các mục trên diễn đàn này rồi .

      • Builan says:

        Cảm ơn quang phan
        Thừa biết là thế !
        Nhưng thiết nghĩ cũng cần noí lên cái gì đó ( như một lời nhắn nhũ nhẹ nhàng) chứ huynh !
        Kính

      • quang phan says:

        Gửi bác Bùi Lan: Trước kia khi trang mạng Cánh Thép- của không quân- còn hoạt động, đã bị tống cổ rồi thì đừng hòng trở lại, cho dù có tráo trở thay đổi nick .

        Bác thấy nó có hỗn láo không ? Tên của các Đấng Trên Trời mà nó cố tình không viết hoa .

  9. Công Nhận says:

    hay là chúng ta hãy bỏ hết nguồn gốc (các Vua Hùng; các anh Hùng lập và gữa nước) đi, và thờ “chúa” và “đ mẹ” cho nhanh, chúng ta có rất nhiều hình ảnh bằng chứng (tranh vẽ cổ động của Vatican, các tượng bán ngoài lề đường …) nên để thờ những vị này là có thật ..hơn nữa việc thờ (theo “đạo” ) này đang đc 1 số “đồng bào” hưởng ứng cuồng nhiệt như ở gx Thái hà, gx Vinh …. nên việc này dễ làm hơn !!!

  10. DẶM NGÀN says:

    HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ

    Lịch sử là yếu tố khảo chứng được. Huyền thoại là yếu tố không thể khảo chứng được. Tất nhiên huyền thoại có thể cũng bắt nguồn từ một lịch sử cụ thể nào đó, nhưng lịch sử cụ thể này nay không thể kiểm chứng được nên nó thành thật thật hư hư, có thể là đúng thật mà cũng có thể là không đúng thật. Do vậy việc khảo sát lịch sử luôn luôn cần thiết, vì lịch sử càng để lâu càng đi gần với quá khứ hơn, tách xa với hiện thực hơn, tức khả năng nhiều cái lại có thể trở nên huyền thoại. Nhưng huyền thoại là cái đã lẫn lộn quá nhiều vào quá khứ nên sự khảo sát lại cũng quan trọng không kém. Bởi huyền thoại càng không bảo đảm được tính khả tín về mặt lịch sử lại càng khó xác quyết và càng mông lung nên giá trị và ý nghĩa khách quan cũng chẳng có gì tuyệt đối cả.
    Bởi vậy bài viết khá công phu và nhiệt tình của tác giả Trần Trọng Dương ở đây về huyền thoại Kinh Dương Vương thật rất đáng trân trọng và đáng khuyến khích cho dầu nó vẫn chưa nêu lên được một định hướng nào rõ rệt hay cụ thể cả.

    NON NGÀN

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trường phái Văn Chương ” HUỀ VỐN ”
      **************************************************

      Tóm tắt đại Ý bình phê của Non Ngàn:

      Huyền thoại là “yếu tố không thể nào khảo chứng được ” nên chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Chấm hết !

      Ai mà chả biết ! Đúng là “huề vốn” cả làng !

      Ki’nh

      • NẮNG NGÀN says:

        HUỀ VỐN HAY GÂY VỐN

        Ý của Non Ngàn là thế này : huyền thoại từ xa xưa của lịch sử, có thể nó bị che lấp một phần do bụi thời gian nên vẫn phải cần làm cho được tiếp tục sáng tỏ ra thêm.
        Những điều gì còn trong tầm hiểu biết của lịch sử mà lại bị huyền thoại hóa đi đó lại là điều tội lỗi.
        Đất nước VN từ bốn ngàn năm với biết bao thăng trầm, hiểm nghèo của thời cuộc, mà vẫn đứng vững đến ngày nay, đó chính là thực tế hào hùng nhất.
        Nhưng trong cận đại và hiện đại, từ một nước thuộc địa trở nên một nước vẫn tiếp tục nằm trong nhóm cầm đèn đỏ của lịch sử thế giới, còn bị xuyên tạc là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Đó mới thật là thứ huyền thoại tự phịa một cách ngu xuẩn, giả dối và hiểm nguy nhất trong thời hiện đại.
        Đấy sự khác nhau giữa lịch sử thật và huyền thoại dỏm chính là như thế. Có nghĩa chỉ lịch sử mới luôn là điều căn cơ nhất, còn huyền thoại đôi khi chỉ là những sự ru ngủ vô nghĩa hay ảo mộng nếu nó bị thêu dệt quá đáng hay bị đưa đi quá xa đối với lịch sử thực tế và đích thực nhất.
        Những điều như thế mà huề vốn hay gây vốn cũng còn tùy nơi nhận thức của người đánh giá, nhận xét.

        Mưa Ngàn

Phản hồi