WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ và đôi chuyện cần bàn

oplr
                                                                 Tổng thống W. Bush tiếp Nguyễn Tấn Dũng tại Nhà Trắng năm 2008 – Ảnh: OnTheNet

Như vậy là kể từ chuyến thăm Mỹ chính thức cuối tháng 6/2008, và chuyến đi làm việc tháng 4/2010, ông Nguyễn Tấn Dũng lại qua Mỹ.

Theo nguồn tin của BBC, ông Dũng sẽ tới New York để dự kỳ họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9, cụ thể là từ 26/9 đến 28/9.

Lịch trình làm việc của ông thủ tướng hiện vẫn còn đang được thảo luận và lên kế hoạch, đặc biệt là các cuộc gặp mặt song phương Việt-Mỹ.

Rất có thể ngày 28/9 ông Dũng sẽ có mặt ở thủ đô Washington DC và có cuộc tiếp xúc với các giới hữu trách Mỹ.

Đước biết, quan tâm của ông Dũng trong chuyến đi này là giành được chân thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014- 2016 và thoả thuận với Hoa Kỳ về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mặc dù là chuyến đi làm việc, không phải thăm chính thức, nhưng tầm mức của chuyến đi này có thể còn  quan trọng hơn và thực tế hơn các sứ mệnh trong chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi cuối tháng 6/2013. Trước hết ông Dũng là người đứng đầu chính phủ, người sẽ thực thi các hiệu quả của các thương thuyết. Nhưng trên hết, ông Dũng là người nắm thực quyền, nếu không nói là thực quyền nhất, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hiện nay.

Tham gia  Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Tổ chức này được ra đời ngày 15/03/2006 sau khi Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết nghị quyết A/RES/60/251 thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ quan đã từng soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế lịch sử năm 1948, chấm dứt hoạt động năm 2006.

Nghị quyết được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên LHQ, trừ Mỹ, Israel, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống, Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng.

Ngày 19/06, UNHRC đã họp phiên đầu tiên tại Genève (Thụy Sĩ) với sự tham gia của trên 100 quốc gia. Ông Luis Alfonso de Alba (người Mexico) được bầu là Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền. 47 thành viên đầu tiên của Hội đồng Nhân quyền được bầu chọn vào ngày 9/05/2006.

Nhiệm kỳ của các thành viên là 3 năm, nhưng để đảm bảo sự hoạt động liên tục, từng phần số ghế thành viên sẽ được bầu lại, phân bổ theo các châu lục. Các quốc gia thành viên LHQ có thể ứng cử vào một trong các ghế dành cho châu lục của mình.

Trong cuộc họp cấp cao UNHRC 29/2/2012, ông Lê Lương Minh, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam,  tuyên bố Việt Nam là “ứng cử viên của ASEAN vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016″.

Muốn trúng cử, mỗi ứng viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên LHQ, nghĩa là phải có từ 97 phiếu thuận. Trong quá khứ, các châu lục thường dùng thủ thuật để bảo đảm cho ghế cho mình là đưa ra số ứng viên khít với số bầu. Thí dụ Á Châu đưa ra 5 ứng cử viên cho 5 ghế khuyết lần này. Đại hội đồng LHQ rất khó xử, nếu bỏ phiếu thuận thì mang tiếng là bỏ cho có, nếu bỏ phiếu chống, thì sẽ phải bầu đi bầu lại hoặc chất vấn lại các ứng viên.

Tuy nhiên, gần đây các thành viên của Đại Hội đồng LHQ đã thực tế hơn. Nếu thấy một ứng cử viên quá bất xứng thì họ nhất định không bầu cho và bắt khối khu vực liên hệ phải đưa ra ứng cử viên mới. Ví dụ,  Tây Âu và các Quốc gia khác đưa ra 5 ứng viên Đức, Hy Lạp, Irland, Thụy Điển, Hoa Kỳ cho 3 ghế bầu. Thế nhưng đến nay chỉ có khối này làm như vậy còn các châu lục khác vẫn bám vào cách thức cũ.

Nghị quyết thành lập UNHRC ngày 15/3/2006 có nêu rõ các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền phải đạt tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền căn bản của con người.

Trong khi đó, Việt Nam là nước vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. Bắt giữ các bloggers có ý kiên ôn hoà, kiểm duyệt thông tin, xuất bản chặt chẽ; ban hành các nghị định không đúng với các cam kết quôc tế và vi hiến về tụ tập đông người, kiểm soát mạng xã hội, đàn áp giáo dân, v.v… là những ví dụ rõ ràng nhất.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói:

“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc”.

Việt Nam tuyên bố Hội đồng Nhân quyền phải dựa trên các nguyên tắc “minh bạch, khách quan, không thiên vị, không chính trị hóa, không chọn lọc, không áp dụng tiêu chuẩn kép trong việc giải quyết các vấn đề về quyền con người”. Nhưng họ quên rằng, không phân biệt màu da, lãnh thổ, quyền cơ bản của con nguời là phổ quát, không có đơn hay kép và nó liên quan mật thiết đến hệ thống chính trị.

Đợt vận động nhân quyền “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” của đài truyền hình SBTN, các đợt vận động khác của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Hành động Chung Cho Nhân quyền, Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS.., hay Mạng Bloggers Việt Nam với Tuyên bố 258, khẳng định Việt Nam “chà đạp nhân quyền trầm trọng, không đủ tư cách của một thành viên hiểu và tôn trọng đầy đủ các quyền con người để phân xử sự vi phạm nhân quyền của các nước khác”.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ khó ăn nói, bao biện khi mà các cáo buộc của các tổ chức đã được chuyển đến Hội đông Nhân quyền LHQ và các cơ quan hữu quan với những chứng cứ rõ ràng. Chắc chắn ông ta sẽ lặp lại những ý kiến của đoàn Việt Nam trước đó:

“Giống như nhiều quốc gia khác, luật pháp tại Việt Nam được  bảo vệ và hành xử mà chẳng có biệt lệ nào. Nhân quyền và các tự do cơ bản được luật pháp bảo đảm, nhưng mọi sự lạm quyền hay tìm cách phá bỏ hoặc vi phạm luật pháp, đặc biệt nhằm gây rối xã hội, kích động phân biệt chủng tộc, tôn giáo, căm thù và bạo động, đều bị ngăn ngừa và trừng phạt”.

Tuy gặp khó khăn hơn, nhưng với cách phân bổ khu vực và bầu bán như đã trình bày, rất có thể Việt Nam vẫn sẽ giành được phiếu, vì là đại diện duy nhất cho khối Asean. Trong quá khứ, một số nước có hồ sơ nhân quyền kém như Cuba, Ai Cập dưới thời Mubarak hay Libya của Gaddafi đều đã có lúc là thành viên Hội đồng.

Tham gia TPP

Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất của Việt Nam, bởi vì cán cân thương mại hai chiều so với Trung Quốc tuy kém hơn, nhưng xuất khẩu qua Mỹ có thặng dư lớn, trong khi với Trung Cộng bị nhập siêu khoảng 20 tỷ USD. Trong năm 2012 tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều lên tới 24,4 tỷ đô la. Việt Nam xuất khẩu 19,6 tỷ USD sang Mỹ và nhập lại chưa đầy 5 tỷ USD hàng hóa. Trao đổi thương mại song phương có khuynh hướng tăng lên trong quý đầu năm 2013.

Dự tính nếu Việt Nam tham gia TPP, một khu vực thị trường thương mại chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, có thể tạo cú hích mạnh, giúp GDP tăng thêm 26,2 tỉ USD.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Mỹ Peter Petri (Ðại học Brandeis) với tư cách là cố vấn cao cấp của Dự án Hỗ trợ Thi hành Pháp luật về Hội nhập Kinh tế (Usaid/Star Project), thì khi TPP đi vào hiện thực, Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP, sẽ tăng thu GDP thêm khoảng 26,2 tỷ USD nếu chưa tính Nhật Bản.

Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP thì mới được hưởng ưu đãi. Ðây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc (36%), Hàn Quốc (18%), Ðài Loan (15%) để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, qua Mỹ (hiện tại 4%), Nhật bản (hiện tại 5%), hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế 0%. Tuy nhiên Mỹ đã du di cho Việt Nam thời gian 3 năm để thực hiện.

Thế nhưng, Việt Nam còn những vấn đề hóc buá khác. Với bài “Vietnam’s Need for the TPP“, ngày  2/09/2013 trên Asiasentinel, tác giả David Brown liệt kê một số rào cản chủ yếu gồm: Sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài; Áp đặt mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ; Quyền tự chủ cho các nghiệp đoàn; Bảo vệ môi trường; Tôn trọng nhân quyền.

Trong những vấn đề trên, “Sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài”, “Quyền tự chủ cho các nghiệp đoàn” và “Tôn trọng nhân quyền”  là những bài toán khó nhất cho chế độ CSVN.

Vấn đề bình đẳng sân chơi bị vướng các doanh nghiệp nhà nước gồm những tập đoàn, tổng công ty được đặc quyền, đặc lợi, được ưu đãi về vốn, nhưng đồng thời cũng là nhũng hang ổ khổng lồ của tham nhũng và rút ruột công trình trong các dự án lớn.

Quyền tự chủ cho các nghiệp đoàn đặt ra cho hệ thống một điều khó có thể chấp nhận. Đó là công nhân được thành lập công đoàn độc lập để tranh đấu bảo vệ quyền lợi trước giới chủ. Điều này đe doạ quyền lực của ĐCSVN. Cho đến này, Liên đoàn Lao động là công cụ của Đảng và là tổ chức công đoàn duy nhất. Quyền đình công và thương lượng của công nhân bị giới hạn. TPP đòi hỏi các thành viên phải đáp ứng các chuẩn mực của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Vấn đề nhân quyền, như đã trình bày ở phần trên, Việt Nam thuộc diện đội sổ. Nhiều dân biểu quốc hội Hoa Kỳ có cái nhìn tiêu cực về cách thức Hà Nội đối xử với những người bất đồng chính kiến và có thể nêu những hạn chế về tự do ngôn luận như một lý do để phản đối việc phê chuẩn TPP.

Vòng đàm phán 19 tại Brunei kết thúc hôm 30/8 cho thấy vòng chót vào tháng 10 tới sẽ khó đi đến thoả thuận chung.

Như vậy, Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải đương đầu với những thách thức về mặt cải tổ chính trị, nhân quyền và  ”còn cả sự hoài nghi rằng TPP sẽ không đáp ứng được những kỳ vọng mà người ta đã quảng bá”. Được nhiều, nhưng buộc phải thay đổi, như thế sẽ mất những đi đặc quyền mà hệ thống chính trị đang tạo ra.

Nhưng dường như Hà Nội đã quyết tâm hướng về phía trước, nỗ lực để tham dự TPP. Các rào cản khác có thể sẽ được Nguyễn Tấn Dũng năn nỉ xin trì hoãn thời gian thực hiện. Tình hình xem ra rất có khả năng như thế. Nếu như vậy, thì chỉ có thể là chiến thuật câu giờ, lừa gạt.

Người Việt hải ngoại

Trong ngày 26/06/2008, khoảng 1.000 Người Việt hải ngoại đã tập trung trước khách sạn The Westin Oaks trong khu thương mại Galleria tại Washingtonn DC, nơi Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn đến để ký kết thương mại với các công ty Mỹ, phản đối chuyến thăm, đòi Nguyễn Tấn Dũng thực thi dân chủ, trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến và cải thiện nhân quyền.

Lần này, được biết đông đảo người Việt, cũng có chương trình “đón tiếp” Nguyễn Tấn Dũng tại New York hoặc Washington DC. Tất cả báo hiệu một chuyến đi Mỹ chẳng lấy gì vui vẻ.

© Lê Diễn ĐứcRFA Blog

9 Phản hồi cho “Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ và đôi chuyện cần bàn”

  1. Lê Thị Chung says:

    Nguyễn Tấn Dũng bắt giam cả cô con gái Đỗ Thị Minh Hạnh đáng tuổi con mình trả thù thì hèn lắm, người tử tế không ai làm vậy… nếu nói cấp dưới bắt bậy không hay biết thì cũng hèn luôn vì để cấp dưới lộng quyền qua mặt mà không hay.

  2. tonydo says:

    Bà xã mình cho là mình hơi điên điên vì toàn mua đồ Made in Viet-Nam, lại còn khoe với bà con thiên hạ nữa chứ.
    Từ quần áo mặc trên người mua ở Sears, JC Penney, Ross tới chậu trồng cây cảnh mua tại Costco, Winco, rồi tôm cá đông lạnh khuân về từ Costco, nói chung là mình sính đồ VN.
    Không phải là ham rẻ, vì cùng một giá nhưng mình chọn cái sản xuất tại VN.
    Đành rằng một phần lợi nhuận sẽ vô tay tập đoàn lợi ích, phần vào túi bọn tham nhũng khốn nạn nhưng dù gì cũng còn mang lại miếng cơm cho người lao động, nghĩ như thế nên mình vẫn tiếp tục mua hàng VN.
    Vấn đề được gia nhập TPP và sang năm sẽ vô UNHRC là khỏi phải bàn, tuy nhiên liệu đảng CS có vực dậy được nền kinh tế èo uột hiện nay hay không, vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
    Chỉ cần nhà nước tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, du lịch cho ra hồn, và công nghiệp nhẹ, như IT, điện thoại di động, các sản phẩm liên hệ tới điện toán.v.v. thì đời sống dân chúng sẽ được nâng cao.
    Còn cái công nghiệp nặng như đóng tàu, đóng bè do mấy công ty quốc doanh cầm chịch thì chỉ có thua lỗ dài dài vì dân ta không địch lại dân Hàn Quốc được.v.v.
    Hội nhập vào thị trường thế giới là một việc làm hết sức đúng đắn, tuy nhiên những nhà lãnh đạo VN có sử dụng thành quả ( phúc lợi ) đều khắp cho mọi người dân hay không thì vẫn là việc đảng CS phải chịu trách nhiệm.

    • Choi Song Djong says:

      Yêu quê hương dân tộc là việc trường kỳ,sính hàng made in Vn chưa chắc đã là một điều tốt trong hiện tại bởi vì ví dụ như đồ ăn Vn được ướp bằng gia vị độc hại của bọn chệt thì mộ phần cũng sớm ngày xanh cỏ thôi ông ạ.Hơn nữa lũ con cháu Boác,bọn chó má chúng nó không từ mọi thủ đoạn gian manh,lột nhãn Tàu dán nhãn ta,chúng lợi dụng lòng ái quốc của người Việt để kiếm lời.

      • tonydo says:

        Những điều bạn Choi Song Djong nói đều có cơ sở và thú thật mình cũng có cân nhắc về chuyện an toàn sức khoẻ cuả hàng hóa VN.
        Thứ nhất, khi thực phẩm được nhập vô Mỹ thì cơ quan kiểm soát gọi là USFDA ( Food and Drug Administration) kiểm tra rất kỹ, thứ hai là tụi này chỉ mua ở những Siêu Thị Lớn ( có thương hiệu tốt) như Costco, Winco ( như Big C, Metro VN) thường họ phải giữ tiếng, nên tương đối an toàn, hơn nữa nếu có (đau bụng.v.v.) thì họ còn có tóc để nắm “đền”.
        Chuyện thứ hai là đồ dùng, quần áo thì VN đều sản xuất cho một công ty Mỹ nên các công ty đó phải lo giữ thương hiệu của họ ( dù sao cũng vẫn là đồ chất lượng thấp ) nên có lần mình mua về hai chậu để trồng cây cảnh, mới có ít ngày phơi nắng mà đã bạc mầu, phải đổ đất mang chậu đi trả.
        Mình hiểu ý bạn về chuyện nhãn hiệu. Số là mình có anh bạn người Tầu Cà Mau kinh doanh một công ty thực phẩm lớn có nhiều chi nhánh. Thời gian bà con ta chống không mua hàng Made in China vì TQ hại ngư phủ VN, nên anh ta đã phải chuyển hết qua bên Thái Lan, sản xuất rồi nhập thẳng vào Mỹ.
        Còn vấn đề không thể hiểu nổi là thu nhập đầu người của VN thấp hơn TQ, vậy mà hàng hoá của ta không thể cạnh tranh được với họ.
        Nó lú thì có chú nó khôn. Dân ta có dốt đi chăng nữa thì các bố lãnh đạo để làm gì? 10 ngàn ông, bà Tiến Sĩ đâu? Kính.

  3. NGÀN KHƠI says:

    THÔNG MINH

    Việt Nam thật rất thông minh
    “Đỉnh cao trí tuệ” quả mình thua ai
    Bao năm “Cách mạng” dông dài
    Đánh thằng “Đế quốc” xạc xài ghê chưa
    Bây giờ đã hết Liên Xô
    Hết luôn Trung Quốc lẽ nào mình ta
    Thôi thì tìm cách thoát ra
    Bắt tay “Đế quốc” xem ra thể nào
    Mới hay “Nó” vẫn dồi dào
    Đành xem như chuyện nghẹn ngào vậy thôi
    Mác, Lê giờ đã chết rồi
    Lấy ai còn để đôi co việc này
    Bác Hồ cũng thác từ xưa
    Thôi mình tự liệu giữa trời bơ vơ !

    NON NGÀN
    (11/9/13)

  4. Làm sao quên hận thù?
    “Ôi lũ con cùng cha, quên hận thù!”

    Nhưng,
    Làm sao quên hận thù
    Khi công hàm bán nước
    Vẫn trong tay Tàu phù?

    Làm sao quên hận thù
    Khi những tên thái thú
    Chúng đến đất nước ta
    Dử dằn hơn dả thú?

    Làm sao quên hận thù
    Khi hàng ngày chúng vẫn
    Ngợi ca thiên đường mù?

    Làm sao quên hận thù
    Khi Đỗ Thị Minh Hạnh
    Vẫn rên siết trong tù?

    Làm sao quên hận thù
    Khi Việt Khang Võ Minh Trí
    Vẫn oằn oại rên la
    Việt Nam tôi đâu?

    Làm sao quên hận thù
    Khi hằng triệu dân oan
    Lang thang như loài thú?

    Tôi làm sao kể hết
    Những lầm than thảm thiết
    Mà dân tôi gánh chịu
    Làm sao quên hận thù?

    T.Phạm

    http://phaxiengnole.weebly.com/

  5. DâM TiêN says:

    Đường Sang đi trước, Ytá vườn mạnh bước theo sau ngài Tony Blair…

    Đường Sang đi trước nhận chỉ thị tổng quát, coi như một Concept.
    Đồng chí X là Hành Pháp, tức như Phòng Ba Tổng Tham Mưu QLVNCH !
    sẽ ” vẽ ” ra kế hoạch chi tiết thi hành vào ngày D, on order — đèn xanh.

    Trong khi đó, thì Trọng Lú bắt đầu ăn năn… nhún nhường khẩn khoản
    mời ngài Tony Blair Anh Quốc sang làm cố vấn Kinh tế cho.. ta !

    ( Trong khi đó thì nhà viết kịch là chú Sam dấu mặt… cho những ai kia
    cứ thế mà làm, nhá). (Thiền Sư Hennessy DâM)

  6. Phan Huy says:

    Nguyễn Tấn Dũng Tự Thú

    Sáu mươi năm nay ta chưa hề sống 
    Mà chính là đảng đã sống thay ta
    Thân xác này cựa quậy tựa thây ma
    Tay múa máy, miệng ba hoa đồng bóng.

    Ta bị hớp hồn lúc nào chẳng biết
    Con quỷ nào đỏ chót máu nhân dân
    Đeo bùa ma liềm búa hái tử thần
    Nhập vào ta ngay từ thời niên thiếu.

    Ta đã nói những gì ta chẳng hiểu
    Chủ nghĩa Mác Lê Nin, thế giới đại đồng
    Bác vĩ đại và đảng vô sản tiền phong
    Ta lải nhải như là con chim vẹt.

    Ta đã giết mà không hề thắc mắc
    Thắc mắc làm gì đảng đã nghỉ thay ta:
    ‘Dân Miền Nam là một lũ nguỵ tà’
    Ta đâm chém điên cuồng như cái máy.

    Ta cướp bóc và không ngừng phá hoại
    Cả quê hương giờ hoá bãi tha ma
    Ta vẫn say vàng bạc với đô la 
    Vẫn chiếm đất đoạt nhà dân khốn khổ.

    Ta may mắn hanh thông đường hoạn lộ
    Du kích làng lên lãnh chúa miền nam
    Y tá vườn lên trị quốc an dân
    Tướng cướp rừng xanh giờ kinh bang tế thế.

    Ta có một đám đàn em thân tín
    Phò trợ ta cùng hưởng bã vinh hoa
    Chia chác tài nguyên của cải quốc gia
    Hoạn nạn cùng chia, phúc lộc cùng hưởng.

    Phụ thân ta trước theo hầu hoàng thượng
    Nên bây giờ ta hưởng phước ông cha
    Dù con rơi con rớt cũng hơn là
    Thằng Trọng thằng Sang con nhà bần cố.

    Đứa con gái cưng cứng đầu cứng cổ
    Ưng thằng chồng cốt nguỵ khiến ta lo
    Cũng may là thằng rễ quý mặt mo
    Ta mua chuộc bằng tiền tài danh vọng.

    Ta chỉ ngán lũ dân đen làm loạn
    Cứ mỗi ngày một liều lĩnh ngông càn
    Ta đàn áp bằng du đảng công an
    Và nếu cần ta xài luôn bộ đội.

    Ta chỉ sợ bọn quan thầy bốn tốt
    Lừa phỉnh ta mà ủng hộ thằng Sang
    Nên ta đi dây hát xiệc giữa hai hàng
    Nị hảo, hâu a du, ta tuỳ cơ ứng biến.

    http://fdfvn.wordpress.com

    • Hennessy DâM says:

      Đại K Hennessy Dâm rất là mong mong
      vè sĩ Noon Ngoàm
      mang xôi gà mà nhập môn nhà thơ
      Phú Quốc – Hồng Hà. (Hennessy Dâm)

Phản hồi