Đọc “Bên Thắng Cuộc”, nghĩ về những người CS
Trong một lần gặp gỡ chuyện trò với chúng tôi – những người hoạt động ủng hộ tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam – ông Mirek Chojecki, một người hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan (C Đ Đ K – SOLIDARNOSC) trước đây đã nói: ”Những người cộng sản là những người không bình thường. Những người đấu tranh cho tự do dân chủ của Ba Lan chúng tôi đã phải mất gần nửa thế kỷ để đấu tranh, thuyết phục họ từ bỏ chế độ độc tài cộng sản. Nhưng chỉ đến khi họ đã đưa Ba Lan đến thảm kịch về kinh tế và chính trị, với sức ép của C Đ Đ K, họ mới chịu ngồi vào bàn thương lượng”.
Câu nói của ông đã gây một ấn tượng rất mạnh đối với chúng tôi, nhất là một vài người đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đ C S V N), sau thức tỉnh đã dời bỏ đảng.
„Những người cộng sản là những người không bình thường”. Liệu những người cộng sản Việt Nam có là những người không bình thường? Câu hỏi này cứ đeo đẳng, ám ảnh tôi . Tôi chưa tìm được câu trả lời , chưa tìm ra những minh chứng rõ ràng.
Cho đến khi tôi đọc „Bên Thắng Cuộc”( BTC) của nhà báo Huy Đức. Hai tập sách là một kho tư liệu khá đầy đủ, tin cậy về những hoạt động chính trị, quân sự, về cuộc sống riêng tư, về quan hệ đồng chí… của những người cộng sản Việt Nam. Nó đã giải đáp cho tôi, nó như lời khẳng định, rằng „Những người cộng sản Việt Nam là những người không bình thường”.
Chúng ta thường nghe những người cộng sản ca ngợi về tình đồng chí của họ. Theo họ, chỉ những người cộng sản mới có tình đồng chí thiêng liêng cao cả. Trong hoạt động cách mạng, trong chiến đấu, họ sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng chí, trong đời thường, họ yêu thương nhau hết mực, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo. Những người cộng sản giữ các chức vụ càng cao, thì tình đồng chí của họ càng trong sáng, tin cậy, đầy tình nghĩa, là mẫu mực về quan hệ giữa người với người.
BTC đã cho chúng ta biết khá đầy đủ về mối quan hệ giữa hai người lãnh đạo quan trọng của ĐCSVN : Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Cả hai đã cùng „nằm gai, nếm mật”trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam. Sau khi „thắng cuộc” cùng trở về Sài Gòn nắm các chức vụ quan trọng. Ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh kể :”Vừa nghe ông Linh nói chọn ông Mười tôi thắc mắc ngay sao không chọn ông Kiệt. Ông Linh kể một loạt cái xấu của ông Kiệt rồi nói: Khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”. Còn nhiều những nhân chứng gần gũi với cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt kể về quan hệ giữa hai người, nhưng đây có lẽ là lời kể lột tả đầy đủ mối quan hệ giữa họ. „Từ khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”, nghĩa là Sáu Dân chỉ gặp Mười Cúc khi Mười Cúc còn là ủy viên bộ chính trị, còn là cấp cao hơn và còn giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chính trị tiếp theo của mình. Chắc lúc đó, Sáu Dân đã không nghĩ rằng, sau này Mười Cúc không những quay lại bộ chính trị, mà còn trở thành tổng bí thư, quyết định con đường thăng tiến của mình. Nếu dự đoán được, chắc ông đã đến thăm và an ủi Mười Cúc dài dài!
Chúng ta thật kinh ngac về những lý do Nguyễn Văn Linh đưa ra tại sao lại chọn Đỗ Mười làm thủ tướng. Chắc chắn Nguyền Văn Linh đã biết quá rõ về Đỗ Mười qua cuộc đánh tư sản tại Sài Gòn sau 30-04-1975, lúc đó ông là bí thư thành ủy . Đó là một con người kém hiểu biết về mọi mặt, giáo điều và có triệu chứng bệnh thần kinh như ông đã từng thừa nhận. Xuất thân từ một người không được học hành, ông không có khả năng tiếp thu những kiến thức về xã hội, về kinh tế, về chính trị. „Thành tích” nổi bật nhất của Đỗ Mười là „phá”và „đánh”. Sau năm 1954, ông đã phá tan các cơ sở sản xuất, thương mại tư nhân trong cuộc cải tạo tư sản ở miền Bắc bằng các chính sách trưng thu (tịch thu), trưng mua (mua chịu không bao giờ trả), công tư hợp doanh. Ông đã đánh các tư sản miền Nam không còn „mảnh áo”, đưa kinh tế miền Nam „tiến kịp” miền Bắc sau năm 1975, cùng nhau ăn bo bo thay gạo.
Anh bạn tôi, một kỹ sư đã làm việc tại Công Ty Điện Lực Miền Nam kể lại, thời ông Đỗ Mười làm thủ tướng, trong một lần vào miền Nam công tác, lúc đó điện đang là vấn đề „nước xôi, lửa bỏng”, cắt điện trở thành „quốc sách”. Cũng là nhân dịp cuối năm âm lịch, một cuộc họp mặt của các cán bộ chủ chốt của công ty với thủ tướng được tổ chức. Diễn giả – thủ tướng – nói không ngừng nghỉ. Một tiếng, hai tiếng…bốn tiếng…Giờ làm việc buổi chiều đã hết, mọi người đang rất bận rộn vì chỉ còn mấy ngày nữa là tết âm lịch, trong hội trường đã nhiều người ngủ gật, nhiều người ngồi ở cuối hội trường đã lẳng lặng bỏ về, trên hàng ghế đầu, các cán bộ lãnh đạo công ty cũng ngán ngẩm nhưng vẫn phải yên vị. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ „hùng biện”, chắc người đứng đầu chính phủ cũng mệt, buổi gặp gỡ đã kết thúc. Hàng trăm cán bộ, kỹ sư bỏ làm việc để nghe một bài nói chuyện nhạt nhẽo, lộn xộn , chẳng giúp gì cho những khó khăn của ngành điện đang gặp phải, thật là uổng phí! Chỉ có một ông thủ tướng không bình thường mới nói dông dài như vậy.
Trở lại lý do mà Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười vào chức thủ tướng. Vẫn ông Bùi Văn Giao kể: „Sau khi ông Phạm Hùng chết, anh Linh lên Hồ Tây họp bàn trước với hai ông cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Họp xong, ông Linh kêu tôi qua nói: Giao à, bọn tôi bàn để Đỗ Mười thay Phạm Hùng. Tôi kêu lên: Trời ơi, sao lại Đỗ Mười. Ông Linh: Tôi biết, nhưng từ khi làm tổng bí thư tôi nói Đỗ Mười nghe rồi” . Thật là ngoài sức tưởng tượng, Chọn một người đứng đầu một chính phủ, nắm vận mệnh của một quốc gia với 80 triệu dân, đâu phải chọn một người giúp việc trong nhà mà chỉ cần người biết nghe lời. Cũng qua đây, chúng ta hiểu được, vì sao ĐCSVN lại có những tổng bí thư chỉ có trình độ cấp huyện như Nông Đức Mạnh, đi về tỉnh nào cũng chỉ biết „giao giảng”: „ Nuôi con gì, trồng cây gì?”.
Nhưng câu hỏi được đặt ra, tại sao Nguyễn Văn Linh lại không chọn Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Những lý do ông đưa ra đều là sự ngụy biện. Ông biết rất rõ là Võ Văn Kiệt làm thủ tướng sẽ hơn hẳn Đỗ Mười. Nếu ông nghĩ đến lợi ích của đất nước, đến những đòi hỏi của tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam lúc đó, thì lựa chọn Võ Văn Kiệt như là việc đương nhiên. Với các nhà chính trị bình thường ở mọi quốc gia, việc lựa chọn người vào các vị trí trong bộ máy nhà nước phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là năng lực làm viêc. Nguyễn Văn Linh đã chọn Đỗ Mười vì hiềm khích cá nhân với Võ Văn Kiệt. Đây là con người thực của Nguyên Văn Linh, với bản tính chấp nhặt, thiển cận, thiếu hiểu biết, giáo điều, không có tầm nhìn của một người lãnh đạo, đã mang họa đến cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại tội lỗi đối với đất nườc, đối với dân tộc của Nguyễn Văn Linh qua Hội nghị Thành Đô ngày 02-09-1991. Vì muốn „cứu CNXH”, mà thực chất là muốn cứu Đảng, Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận mọi yêu sách của chính quyền Bắc Kinh, mở đầu thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong quan hệ với người láng giềng phương bắc. Từ đây, những chính quyền „hèn với giặc, ác với dân” kế tiếp nhau nhượng đất, nhượng biển, ra tay đàn áp những người yêu nước, những người dám đứng lên phản đối các hành động xâm lược của những kẻ theo chủ nghĩa „Đại Hán”.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của nhà văn Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày: „Người đầu tiên muốn thức tỉnh tôi là cô ruột tôi lấy chồng ở phủ Xuân Trường. Chồng bà, một ông chưởng bạ, là một người yêu nước không cộng sản. Ông ủng hộ cách mạng từ hồi bí mật, tham gia tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp vừa làm trong ban hội tề để giữ thế công khai vừa làm chủ nhiệm Việt Minh xã. Trong Cải cách ruộng đất, ông bị đưa ra đấu, bị vu là phản động, nhà cửa bị tịch thu, gia đình bị khủng bố. Đến khi Đảng sửa sai, ông chỉ còn kịp lết về đến nhà để tắt thở trong vòng tay vợ con. Những việc xẩy ra với cô tôi tôi không biết. Tôi đang học ở Liên Xô. Trở về Việt Nam, năm 1957, làm phim Ánh Sáng Tháng Mười nhân dịp kỷ niệm 40 năm cách mạng Nga, tôi mới gặp cô. Cô tôi khuyên tôi : – Cháu phải tỉnh trí, chớ có nghe cộng sản. Cộng sản bất nhân lắm. Mình là người tử tế, phải biết chọn bạn mà chơi. Nghe ngon ngọt lắm vào rồi đi theo họ, hối không kịp!”.
Lời khuyên nhủ thốt ra từ tâm can của người phụ nữ nông dân chân thật, là lời cảnh tỉnh đối với những trí thức, những người tử tế đi theo cộng sản. Nó cũng là lời kết tội xác thực nhất đối với những người cộng sản Việt Nam.
Trong BTC, chúng ta còn gặp nhiều những hành động bất nhân của những người cộng sản. Bà Nguyễn Thị Năm là người trước cách mạng tháng 8 đã che giấu, nuôi dưỡng các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhà như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…. Trong tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ Việt Nam mới thành lập sau Cách mạng 08-1945, gia đình bà đã ủng hộ 100 lạng vàng. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con là trung đoàn trưởng. Nhưng trong cải cách ruộng đất, bà đã bị quy là địa chủ cường hào gian ác, bị đoàn cải cách kết án tử hình. Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất đã bắn vào đầu người phụ nữ yêu nước. Một người Việt Nam bình thường, đều cư xử theo lời dậy của ông cha ta „uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ đối xử tệ bạc với những người đã giúp đỡ, cưu mang mình. Nhưng những người cộng sản kể trên, trong đó có Trường Chinh, lúc đó là trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất , người đã phê duyệt bản án bà Nguyễn Thị Năm, như những đứa con bất hiếu, đã giết người phụ nữ lương thiện, người mẹ đã yêu thương và hết lòng vì mình.
Những người cộng sản không chỉ đối xử bất nhân với những người ngoài đảng, với những đống chí của họ, họ cũng đối xử tệ bạc. Ông Trần Xuân Bách là ủy viên bộ chính trị. Nhiều năm hoạt động trong đảng ông đã thấy rõ vai trò lịch sử của đảng cộng sản đã đến giai đoạn cuối. Nếu đảng không muốn sụp đổ, nếu đảng còn mong muốn mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đảng phải thay đổi. Phải chấp nhân thể chế tự do dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng . Ông đã công khai phát biểu quan điểm của mình, ông đã bị đảng tước hết mọi chức vụ. Bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông kể lại: „Năm ngày sau Hội nghị trung ương 8, tiêu chuẩn sữa tươi cho ủy viên bộ chính trị 2 lít/ngày, mà Ban Tài chính Quản trị Trung ương vẫn cung cấp cho ông bị cắt. Tôi không để anh ấy biết, tôi không muốn anh ấy bị hẫng. Tôi tự đi mua sữa tươi, vẫn ngày 2 lít. Anh tưởng tôi vẫn lấy sữa của Trung ương, kiên quyết bảo tôi phải từ chối. Suốt 3 năm người ta không trả lương cho anh, còn tôi thì cả năm không được giao việc”.
Trung tướng, nhà văn Trần Độ là một trong những lão tướng của quân đội Việt Nam, ông đã cống hiến gần như trọn cuộc đời cho ĐCSVN. Bạn bè, đồng chí, những người đã cùng làm việc với ông đều thừa nhận, rằng ông là một trong những người lãnh đạo hiếm hoi, vừa có tài, vừa là người đức độ. Cuối đời, ông đã nhận ra những sai lầm, những suy thoái của cái Đảng mà ông đã phụng sự. Ông đã viết, đã cảnh báo các đồng chí của mình, với mong muốn họ thay đổi, tỉnh ngộ để tránh mang đến những tai họa cho đất nước. Các đồng chí của ông đã bỏ ngoài tai. Họ cho người theo dõi, quấy nhiễu ông, chặn đường, cướp các bản thảo, các tài liệu của ông. Đám tang của ông, họ bắt những người đến viếng phải bỏ các dòng chữ „Vô cùng thương tiếc”và „trung tướng” trên vòng hoa, họ còn kể tội ông trong điếu văn. Đây là cách cư xử „cạn tầu giáo máng”, bất chấp đạo lý „nghĩa tử là nghĩa tận” mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng không hành xử như vậy.
Những người cộng sản thuộc thế hệ lão thành là những người không có khả năng và không muốn tiếp thu những cái mới. Bản thân họ là những người cứng rắn, tuy có lòng yêu nước nhưng do tiếp thu một học thuyết sai lệch Mark-Lenin, học thuyết lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực, lấy chiến tranh làm phương tiện để giải quyết mọi mâu thuẫn . Chủ nghĩa tôn thờ bạo lực, cùng những năm tháng chiến tranh đã biến họ thành những những con người kiêu ngạo, công thần, chủ quan, độc quyền, duy ý chí và cạn kiệt lòng nhân đạo. Họ tin tưởng không có cơ sở rằng,”cách mạng thành công hết khổ, hết nghèo”. Nhưng xã hội dưới quyền cai trị của họ, được xây dựng trái với quy luật phát triển tự nhiên. Nền kinh tế tập trung bao cấp giống như chiếc thuyền buồm không có gió, chính trị thì bị cả thế giới xa lánh, cô lập, họ buộc phải „đổi mới”. Các thế hệ đảng viên kế tiếp thế hệ lão thành họ vào Đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, họ vào Đảng vì mục đích riêng, để được thăng quan, tiến chức. Họ biết rất rõ sẽ chẳng có tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ chẳng có CNXH, sẽ chẳng có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chỉ có chế độ đảng trị với kinh tế tư bản rừng rú giúp họ vơ vét tài nguyên đất nước, trở thành các tư bản đỏ.
Đọc BTC, chúng ta không thể bỏ qua những bi hài kịch về sức khỏe của các quan chức cộng sản trên sân khấu chính trị trước mỗi kỳ đại hội. Với tất cả những người bình thường, sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để tồn tại, sống, học hành, làm việc, hoạt động văn hóa, khoa học,chính trị…. Bệnh tật, ốm đau cũng có thể đến với bất cứ ai, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ, nơi cư trú…Vì vậy khám, chữa bệnh là việc thường xuyên, công khai của mỗi con người. Nhưng đối với những người cộng sản, quan trọng nhất đối với họ là quyền lực và địa vị. Họ giấu giếm tình trạng sức khỏe của mình, trước hết vì đó là những lý do dễ bị những cán bộ tổ chức gạt họ ra khỏi danh sách dự kiến, cơ cấu cho mỗi kỳ đại hội, mỗi đợt quy hoạch, đề bạt cán bộ. Lý do thứ hai họ phải giấu giếm vì các đối thủ của họ luôn nhăm nhe tìm các điểm yếu của họ để loại họ, dành lấy cái địa vị mà họ đang theo đuổi, đang mơ ước.
Trong „ Sức khỏe Trung ương”, tác giả thuật lại: ”Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm các hồ sơ các nhà lãnh đạo, cả hồ sơ về sức khỏe, trong bộ chính trị xuất hiện một số „ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng, sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đừờng nặng. Ông Đoàn Khuê giấu ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn Bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện của đại hội”.
„Ứng cử viên Tổng bí thư” Đào Duy Tung , ngồi nghe dự thảo báo cáo đại hội, mắt lim dim chẳng hiểu gì, lẽ ra phải đi chữa bệnh, vẫn xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố, đang phát biểu thì đột quỵ, hôn mê cho đến lúc qua đời. Không biết sang thế giới bên kia ông có thực hiện được mơ ước làm tổng bí thư (!)
Ông Nguyễn Văn An kể: „ Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, Ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mưới nói : Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo : thưa anh, theo chuyên môn thì đó là khối u nó chạy chứ không phải nó tan đâu ạ.”
Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y viện 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương kể : „Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch, tôi đích thân trên dưới mười lần đến nằn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông : nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng bảo vệ sức khỏe trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.
Bác sỹ Đình và các đồng nghiệp Nguyễn Thế Khánh đã phải bí mật báo cao lên Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Văn An kể: „Sau khi anh em đưa bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn 3, chỉ kéo dài được cuộc sống không quá một năm, họp thường vụ bộ chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: „ Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”.
Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: „ Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ „lỡ cơ hội”trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán, Ngày 16-01-1998, tướng Đoàn Khuê chết.
Những câu truyện kể trên giống như đã xẩy ra trong triều đại phong kiến nào đó, cách đây nhiều thế kỷ. Đức vua thì bạc nhược, bất tài, không cai quản nổi triều chính. Trong triều đình, các quan tham, quan gian mặc sức lộng hành, dối trá, lừa gạt nhau, bức hại cả những ngự y , những bầy tôi trung thành, coi xóc sức khỏe cho mình.
Xã hội tại Việt Nam hôm nay là một xã hội không bình thường:
-Đạo đức xã hội suy đồi. Một xã hội vô cảm, cái ác, cái giả dối xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Văn hóa, giáo dục, y tế…đều xuống cấp nghiêm trọng.
Khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng xa, ”kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
-Nền kinh tế „đầu Ngô mình Sở”, kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực chất là nền kinh tế tư bản rừng rú, bóc lột nhân công, khai thác tối đa tài nguyên, phá hủy môi trường.
-Những người dân yêu nước thì bị đàn áp, bị tù đầy. Kẻ xâm lược thì được vinh danh bằng „bốn tốt” và „mười sáu chữ vàng”.
-Quan chức với những kẻ „cùng hội, cùng thuyền” tham nhũng, vơ vét, chiếm dụng tài sản quốc gia, trở thành những tư bản đỏ.
-Luật đất đai quy định đất đai là sở hữu toàn dân, đã tiếp tay cho những quan chức bất lương cướp đất, cướp nhà của người dân lương thiện.
-Những người đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ, bảo vệ quyền con người bị đàn áp, bị nền luật pháp vô liêm sỉ bỏ tù với những bản án mà thế giới văn minh phải ghê tởm.
-…..
Ai chịu trách nhiêm về một xã hội Việt Nam không bình thừơng kể trên?
Câu trả lời thật rõ ràng: những người cộng sản – những người không bình thường – đã cai quản xã hội hơn nửa thế kỷ nay.
Để có một xã hội bình thường như xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới, phải thay những người quản lý xã hội hiện tại bằng những người bình thường do người dân lựa chọn. Những người cộng sản muốn được người dân lựa chọn, họ phải trở lại làm con người bình thường.
Nếu những người cộng sản không còn khả năng để thức tỉnh, trở về làm một con người bình thường, chẳng sớm thì muộn, xã hội sẽ đào thải họ khỏi những cương vị hiện nay họ đang nắm giữ.
Ngày ấy, chắc chắn sẽ đến!
Warszawa 09-2013
© Đàn Chim Việt
Đinh Minh Đạo bảo là đất nước ta không bình thường vì được cầm chịch bởi đảng CS không bình thường.
Rồi qúi ngài hô, nếu muốn được dân chọn thì CS phải trở lại thành người bình thường. Còn không thì dân sẽ kiếm người bình thường để lãnh đạo Quốc Gia.
Xin qúi ngài đừng buồn em, và cũng đừng bảo em ngang cành bứa, chứ cư ngụ ở Mỹ cả 40 mùa cá Hồi về đẻ trứng, nhưng ngoài những người dân lành, hay lam, hay làm, không ham chính trị thì còn lại toàn là “hơi tưng tửng cả”.
Về nước nhiều lần thì ngoại trừ những người lao động, hai tay vơ lỗ miệng, số còn lại thấy cũng hơi “tốc kê”.
Vậy là cả ngoài và trong nước, những tay có máu chính trị, và muốn nhảy ra “cứu nước” thì Tony tôi thấy không được bình thường.
Ít nhất đó là nhận xét riêng của em, xin các đàn anh miễn thứ và cố gắng bỏ công, bỏ của đi tìm người bình thường để lãnh đạo QG. Còn không thì ráng chờ tới thế hệ sanh sau 75 thì các cháu này dù ở đâu đi chăng nữa, cũng không nhiễm cái máu không bình thường. Kính.
CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
Thực tế một xã hội bị chi phối bởi thực tế của những cá nhân tạo nên xã hội đó. Chất lượng một xã hội tạo nên bởi chất lượng những cá nhân hợp thành xã hội đó, nhất là chất lượng của những người đang nắm quyền.
Xã hội và lịch sử luôn vận động khách quan, cho nên bất cứ lý thuyết nào không khách quan, lại đem áp đặt cho xã hội theo kiểu chủ quan, tất yếu nó phải bị đào thải không sớm thì muộn, bởi vì đó là điều tất yếu.
Một xã hội linh hoạt hay sinh động là một xã hội không tạo thành một kết cấu, một quy chế cứng nhắc. Một xã hội sinh động, linh hoạt là một xã hội đúng hướng đi lên phát triển nên nó cũng mang lại những kết quả chung tốt đẹp và hạnh phúc riêng của mỗi người. Đó không ngoài là xã hội có nền tảng dân chủ tự do khách quan thật sự. Trái lại, một xã hội kết cấu cứng nhắc, là một xã hội được tổ chức chặt chẽ theo kiểu toàn trị, kiểu những xã hội được định hướng theo cách giáo điều, hay theo kiểu quán tính đã có, thực chất nó luôn là hay luôn rơi vào kiểu xã hội quan liêu phong kiến, đó là một hình thức quân chủ phong kiến theo kiểu mới, vì bản chất xã hội nói chung, bản chất con người nói chung trong đó đều luôn phù hợp theo cách đó, không thể khác đi được, cho dù có mệnh danh hay có nói theo kiểu gì cũng vậy.
Bất cứ một cá nhân nào về mặt phẩm tính hay chất lượng của nó đều có nền tảng hay được tạo nên bởi bản chất, cá tính, trình độ hiểu biết của nó. Nói chung đạo đức, học thức, ý thức cao quý vẫn luôn thực chất là ý nghĩa cơ bản nhất. Cho dù về hình thức bề ngoài, về ngôn ngữ có giả tạo, đóng kịch tới đâu, cũng không vượt qua được chính các chân giá trị đó.
Một xã hội tự do dân chủ thật sự, luôn không có chuyện một cá nhân nào có thể áp đảo được cá nhân nào về mặt pháp luật, do đó mọi thành phần tinh hoa, phát triển của xã hội luôn được giải phóng, được phát huy, được thi thố một cách chính đáng mang lại mọi ích lợi chung cho xã hội.
Trái lại trong những xã hội quan liêu phong kiến quân chủ, những xã hội kiểu toàn trị, chính cá nhân có thể áp đảo cá nhân khác về mặt pháp luật, do đó cũng áp đảo cá nhân khác được mọi mặt về thực tế đời sống, tạo nên một xã hội có giai cấp giả tạo, một xã hội bị bóp ngặt nhiều phương diện, tạo nên xã hội trì trệ, mất hạnh phúc và khó phát triển đúng mức theo cách khách quan thật sự.
Cho nên cái gì tạo nên sự phân chia giai cấp theo kiểu giả tạo, theo kiểu bất bình đẳng trong xã hội, đó chính là cơ chế cứng nhắc, chặt chẽ do chính xã hội đó tạo thành. Bởi khi đã tạo thành như thế, nó sẽ mang tính chất quán tính, xã hội tự nhiên khó bề mà thoát ra được trừ phi xảy ra những cuộc cách mạng, chuyển đổi theo cách nào đó.
Do đó bất kỳ một lý thuyết khôn ngoan, lành mạnh nào không thể đặt nền móng cho một xã hội phản khách quan, phản tự do dân chủ ngay từ đầu. Bởi vì khi đặt rồi, xã hội đó rất khó tự giải phóng. Như vậy cũng có nghĩa đó là lý thuyết phản xã hội, phản khoa học hay chỉ là lý thuyết ma đầu.
Ngược lại cũng thế, sự vận động xã hội hay cá nhân nào mà ngay từ đầu đã nhằm thiết lập một xã hội chuyên chính, độc đoán, ý nghĩa của xã hội hay cá nhân đó cũng cơ bản đã không có tính chân chính ngay từ khi xuất phát, bởi vì đó là sự nghịch lý của mọi ý nghĩa hạnh phúc hay giải phóng.
Do thế, quyền lực riêng tư hay độc đoán của một cá nhân hay của một số cá nhân đối với xã hội là gì nếu không phải chính do cơ chế cứng nhắc, chặt chẽ của xã hội đó tạo thành. Bởi khi đã có quyền riêng tư kiểu độc đoán, khó ai tự nguyện từ bỏ nó nếu chính bản thân cá nhân đó không phải là kiểu mẫu con người cao đẹp hoặc lý tưởng. Đấy cái nguy hiểm của những cơ chế xã hội được tổ chức theo cách chuyên đoán chính là như vậy.
Cho nên sự phân chia giai cấp xã hội theo kiểu khách quan là điều hoàn toàn tự nhiên, và nó cũng không bao giờ vĩnh viễn, cứng nhắc, mà luôn thay đổi, linh hoạt tùy theo hoàn cảnh hay điều kiện phát triển xã hội trong lịch sử nói chung. Có nghĩa những quan điểm về xã hội không giai cấp chỉ là sự mù quáng, dốt nát, phỉnh gạt.
Trái lại sự phân chia giai cấp xã hội giả tạo mới là điều hết sức phản tự nhiên, vô nhân đạo, phản xã hội không thể chấp nhận được. Bởi nó chính là điều kiện của sự bóc lột người khác, bóc lột xã hội, làm xã hội phân hóa, trì trệ, lụn bại. Vì nền tảng cuối cùng của nó chỉ là kiểu cơ chế xã hội được tổ chức theo cách cứng nhắc, cách toàn trị.
Đấy sự khác nhau giữa bản chất các lý thuyết dân chủ tự do đích thực và các lý thuyết phản tự do dân chủ đích thực, sự khác nhau giữa cơ chế xã hội tự do dân chủ đích thực và cơ chế xã hội kết cấu cứng nhắc, chặt chẽ kiểu toàn trị, hay phản tự do dân chủ đích thực cũng chỉ là vậy.
Do đó mọi ngôn ngữ hào nhoáng, giả tạo, mọi tuyên truyền không chính đáng, phản sự thật đều không thể làm thay đổi được bản chất khách quan, hay giá trị và ý nghĩa đích thực của mọi sự vật, cũng chính là như thế. Mọi sự giải phóng hay mọi hạnh phúc chỉ đi đôi với thực chất của nó, nếu không chỉ hoàn toàn là điều ngược lại. Đây tất là điều mà mọi người đều biết.
BIỂN NGÀN
(16/9/13)
Ông Nguyễn Văn Linh chọn ông Đỗ Mười làm thủ tướng vì ông Linh thấy ông Đỗ Mười không có vấn đề gì. Việc ông Đỗ Mười làm đánh tư sản, tập thể hóa nông nghiệp là chủ trương của đảng CSVN. Ông Đỗ Mười làm đúng chỉ thị của đảng, đúng theo chủ nghĩa Mác Lê. Còn làm cho kinh tế phá sản, nông nghiệp thất thu thì tại miền Bắc trước đây cũng đã làm như vậy, Trung Quốc cũng đã làm, Liên Xô cũng đã làm. Thế mà miền Bắc đã thắng trận, Liên Xô trở thành cường quốc thứ nhì về quân sự trên thế giới, ảnh hưởng của phe XHCN lan rộng trên thế giới, Mỹ phải co cụm lại. Những thắng lợi của phe XHCN như vậy khiến cho ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh thấy rằng các biện pháp kinh tế theo lối XHCN dù có làm lụn bại kinh tế chỉ là nhất thời, rồi thì Việt Nam cũng sẽ hùng mạnh như Liên Xô.
Chỉ có một điều ông Nguyễn Văn Linh, ông Đỗ Mười và các đảng viên khác không thấy là sức mạnh của Liên Xô không xây dựng trên nền kinh tế hữu hiệu của XHCN, vì nền kinh tế XHCH không hề hữu hiệu, mà xây dựng trên sự xuất cảng dầu hỏa, vàng, kim cương, khoáng sản. Đến khi giá dầu hỏa xuống, Liên Xô phải cắt viện trợ cho Việt Nam rồi sụp đổ làm các ông này phải chuyển sang kinh tế thị trường. Nhưng không biết có nhìn ra cái thiếu sót trong cách nhìn của mình hay không hay vẫn đổ cho thế lực thù địch làm Liên Xô sụp đổ.
Đến bây giờ lại có người bám chân Trung Quốc vì thấy Trung Quốc là cường quốc kinh tế, có hàng ngàn tỉ đô la dự trữ trong khi Mỹ thì mắc nợ. Họ có nhìn thấy chính quyền Trung Quốc cũng đang mang nợ hàng ngàn tỉ đô la hay không?
Bài viết nêu câu chuyện Đoàn-Khuê,gần chết mà cứ tưởng “ta đây!” cho rang BS dựng chuyện. Giống như DCS bây giờ “gần chết”,mà cũng nghỉ “ta đây”: (DCS quang Vinh).,Nhìn đâu chỉ thấy “muốn lật đổ Chế độ”,bắt giam bât cứ ai thấy “nghi ngờ’.Nhưng tất cả đó chỉ là Ảo Vọng.Rồi Đoàn Khuê vẩn Chết,cho dù có bải chức BS.DCS sẽ phải Chết, cho dù bắt giam mọi người.
40 năm lầm lạc theo Việt cộng, gần cuối đời tự tìm cái chết để giải thoát cuộc đời :
Nhạc sĩ Tô Hoài viết : “ Danh họa Dương Bích Liên (từng được trao tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật ) quyết định rời khỏi đảng Cộng Sản mà ông tham gia từ 40 năm trước, rồi đốt tất cả tác phẩm và tuyệt thực cho đến chết. Bên cạnh xác của ông chỉ còn duy nhất một bức chân dung tự họa chưa hoàn tất với cái tên Ngõ Cụt.
Chọn lựa của Dương Bích Liên là chọn lựa của hàng loạt người Nga vào thời điểm 1991-1992, sau khi chế độ Cộng Sản Nga sụp đổ từng được nữ ký giả Svetlana Alexievitch ghi lại trong tác phẩm Ensorcelés par la mort. Chứng tích từ những người tự tử sưu tập được cho thấy tất cả đều không chịu đựng nổi nỗi dằn vặt đã vì ngu hèn tự biến thành công cụ bị lường gạt, bị sai phái và bị hành hạ. Một sinh viên vừa hoàn thành bản luận án tiến sĩ về chủ nghĩa Marx đã lao khỏi cửa sổ từ tầng lầu 11. Bản luận án còn lưu lại cho thấy mỗi trang đều bị gạch chéo với những chữ lớn viết bằng mực đỏ: Lừa gạt, khoác lác, xảo trá…
Tuy cùng chọn cái chết nhưng nỗi đau của những người này không nặng nề như nỗi đau của Dương Bích Liên. Bởi Dương Bích Liên không chỉ đối diện riêng với cảm giác hổ nhục vì ngu hèn của bản thân mà còn đối diện với tương lai mù mịt của đất nước “.
(Trích )
”Những người cộng sản là những người không bình thường”- ông Mirek Chojecki
Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1949- 1956 do Hồ chí Minh phát động, Việt cộng cưỡng bức con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, họ hàng đấu tố lẫn nhau…
Tết Mậu Thân 1968- 26 ngày thành phố Huế trong tay Việt cộng: Nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn ” Giải Khăn Sô Cho Huế”, là diễn giả trong buổi lễ kỷ niệm Tết Mậu Thân 1968 tháng 2 năm 2008 có kể rằng:
” Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc.
Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ. Mười mấy em trong đám thiếu niên đó sau này bị giết chết, chỉ có 3 em trốn thoát. Một trong ba thiếu nhiên này tên là Tuấn, năm nay 56 tuổi, đang sống tại Úc”.
“Trong BTC, chúng ta còn gặp nhiều những hành động bất nhân của những người cộng sản. Bà Nguyễn Thị Năm là người trước cách mạng tháng 8 đã che giấu, nuôi dưỡng các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhà như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…. Trong tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ Việt Nam mới thành lập sau Cách mạng 08-1945, gia đình bà đã ủng hộ 100 lạng vàng. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con là trung đoàn trưởng. Nhưng trong cải cách ruộng đất, bà đã bị quy là địa chủ cường hào gian ác, bị đoàn cải cách kết án tử hình. Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất đã bắn vào đầu người phụ nữ yêu nước. Một người Việt Nam bình thường, đều cư xử theo lời dậy của ông cha ta „uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ đối xử tệ bạc với những người đã giúp đỡ, cưu mang mình. Nhưng những người cộng sản kể trên, trong đó có Trường Chinh, lúc đó là trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất , người đã phê duyệt bản án bà Nguyễn Thị Năm, như những đứa con bất hiếu, đã giết người phụ nữ lương thiện, người mẹ đã yêu thương và hết lòng vì mình.”
Baì viết đã HAY
Com cuả bạn T, says lại càng HAY hơn !
HƠN ở chỗ vừa HAY lại vừa TẾU !!
“nên đổi tên hai cuốn sách này thành “Bên muốn làm nô lệ” cho Tàu Chệt!!!!
LÀM SAO TRẢ LỜI !!!
” AI chiụ trách nhiêm về một xã hội Việt Nam không bình thừơng kể trên?
Câu trả lời thật rõ ràng: những người cộng sản – những người không bình thường – đã cai quản xã hội hơn nửa thế kỷ nay.
Để có một xã hội bình thường như xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới, phải thay những người quản lý xã hội hiện tại bằng những người bình thường do người dân lựa chọn. Những người cộng sản muốn được người dân lựa chọn, họ phải trở lại làm con người bình thường.
Nếu những người cộng sản không còn khả năng để thức tỉnh, trở về làm một con người bình thường, chẳng sớm thì muộn, xã hội sẽ đào thải họ khỏi những cương vị hiện nay họ đang nắm giữ.
Ngày ấy, chắc chắn sẽ đến!
Xin thưa :
_ ĐNV nã đạn vào đầu CS là phát pháo lệnh !
“Tình đồng chí” giữa những người CS với nhau? Láo toét! Thứ “tình” ấy là tình hữu nghị của mấy thằng ăn cướp với nhau chứ tình nghĩa cái đ… gì chúng nó ? Đối với bọn này, quyền lợi càng nhiều chừng nào thì tình “đồng chí” càng “thắm thiết” chừng nấy, và càng có âm mưu thanh toán nhau độc địa chừng nào thì chúng càng to mồm rêu rao “tình hữu nghị” của chúng sẽ “đời đời bền vững” chừng nấy, ai còn lạ gì chúng nó?
Bên Thua Cuộc
Bên thua cuộc này chẳng phải ta?
Thì còn ai nửa ở đâu ra?
Quê hương tan nát dân đồ thán
Và đảng bạo quyền phá quốc gia.
Bên thua cuộc này, chính là anh!
Người dân Miền Bắc vốn chân thành
Bị loài Cộng sản như ma quỷ
Phỉnh gạt xua vào lửa chiến tranh.
Bên thua cuộc này, chính là tôi!
Người dân Miền Nam vốn thảnh thơi
Tự do dân chủ và no ấm
Không biết, còn mơ cuộc đổi đời.
Bên thua cuộc này, là chúng ta!
Người dân Nước Việt vốn hiền hoà
Nhà tan, cửa mất, đời u tối
Dân chủ, nhân quyền, chuyện đã qua.
Bên thua cuộc này, là dân tộc!
Con cùng một mẹ lại tương tranh
Triệu người gục chết trong vô ích
Triệu kẻ bỏ mình dưới biển xanh.
Bên thua cuộc này, là quê hương!
Mất từ hải đảo đến biên cương
Cao nguyên bô xít hoen rừng núi
Châu thổ giặc tràn đến Bình dương.
Bên thua cuộc này, là tổ quốc!
Khí hùng sông núi đã tiêu hao
Sức lực giống nòi gần cạn kiệt
Mồi ngon cho đại Hán triều Mao.
Thua cuộc nhưng không hề chiến bại
Lời nguyền Như Nguyệt hãy còn soi:
“Sông núi Nước Nam dân Nam ở
Cộng sẽ tan tành chết sạch toi.”
http://fdfvn.wordpress.com
Bên thua nay đã thành ma
Không quê, không tổ, không nhà trú thân
Một đời phiêu bạt nhân gian
Chìa tay xin chút cơm thừa, sữa dư
Nghĩ lắm hôm bầm gan tím ruột
Giận THẦY ta sáng suốt bỏ ta
Một cơn bĩ cực can qua
Vứt cha, vứt mẹ chạy qua chốn này
Nỗi nhục này có ai
Dù rằng THẦY cũng dang tay đỡ đần
Nhưng đời vẫn lắm gian truân
THẦY cho chút đỉnh, đừng hòng cho không
Việt nam – nỗi hận không cùng
Quay về viết tiếp giấc mơ ngông cuồng
Nay một nhóm, mai một bầy
Lại súng lại đạn, lại mơ ông hoàng
Ôm giấc mộng, nuôi hãi hùng
Từng tên, từng đứa cúi đầu vào lao
An ninh lưới thấp lưới cao
Quét luôn một mẻ, giữ yên biển trời
Những kẻ còn bên kia thế giới
Vẫn ung dung ta là con cưng
Quan thầy vẫn tận giúp ta
Rồi đây ta vẫn hô to tưng bừng
Nào ngờ vật đổi sao dời
Khi thầy nhắm đến những điều THẦY mong
Bất ngờ bị hất sang bên
Nhường ghế cho khách để THẦY NỐI DUYÊN
Việt Nam- Mỹ quốc song hành
Đối tác- hợp tác cùng nhau luận bàn
Giữa trời nước Mỹ thênh thang
Cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay
Con đâu một đám bầy hầy
Chạy đâu cho thoát bảo rằng không thua?
Đọc xong hai cuốn sách của ông Huy Đức, rồi nhìn vào thực trạng ngày nay của Việt Nam tôi thiết nghĩ nên đổi tên hai cuốn sách này thành “Bên muốn làm nô lệ” cho Tàu Chệt!!!!